THIỀN SƯ – ZEN MASTERS
THIỆN PHÚC
Tổ Đình Minh Đăng Quang Santa Ana Hoa Kỳ 2007
Thiền Sư Việt Nam
Vietnamese Zen Masters
Sanghapala
Khương Tăng Hội, người nước Khương Cư, cha mẹ sang đất Giao Châu làm ăn buôn bán kiếm sống. Ngài mồ côi cha từ lúc mới lên mười. Sau đó ngài xuất gia và trở thành một nhà sư nổi tiếng thời bấy giờ. Ngài thông hiểu Tam Tạng kinh điển. Ngài sang Đông Ngô (bây giờ là miền Trung nước Tàu) để hoằng dương Phật Pháp. Ngài dịch nhiều kinh điển từ chữ Phạn ra chữ Hán như Kinh Vô Lượng Thọ và Kinh An Ban Thủ Ý, vân vân. Ngài thị tịch khoảng năm 280 sau Tây Lịch—Sanghapala, a native of Sogdiane, now belongs to China. His parents came to North Vietnam to do business to earn a living. His father passed away when he was only ten years old. After that he left home and became a very famous monk at that time. He thoroughly understood the Tripitaka. He went to Tung-Wu (now Central China) to expand the Buddha Dharma. He also translated many sutras from Sanskrit into Chinese such as the Infinite Life Sutra, the Anapanasati Sutra, etc. He passed away in around 280 A.D.
2. Huệ Thắng (?-519)
Thiền Sư Thích Huệ Thắng (?-519), một trong những thiền sư người Giao Chỉ nổi tiếng vào thế kỷ thứ năm, xuất gia từ thuở nhỏ ở chùa núi Tiên Châu, theo Thiền sư Đạt Ma Đề Bà tu tập. Sau được Thái Thú Lưu Tích vời về kinh đô Bành Thành. Sư thị tịch khoảng năm 519, lúc đó sư được 70 tuổi—Zen Master Thích Huệ Thắng, one of the most outstanding Vietnamese Zen Master in the fifth century AD. He left home in his young age at Mount Tiên Châu Temple. He then practiced meditation with Zen Master Dharmadeva. Later, he was invited to Bing-Sheng by Liu-Ch’ih. He passed away in around 519, at the age of 70.
3. Tỳ Ni Đa Lưu Chi
Vinitaruci (?-594)
Ngài gốc người nam Ấn, sanh trưởng trong một gia đình Bà La Môn. Sau khi xuất gia, ngài du hành khắp các miền tây và nam Ấn Độ để học thiền. Ngài đến Trường An năm 574. Theo Hòa Thượng Thích Thanh Từ trong Thiền Sư Việt Nam, sau khi gặp và được Tổ Tăng Xán khuyến tấn, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã sang Việt Nam, ngài là vị sơ tổ đã sáng lập ra dòng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi tại Việt Nam. Ngài đã hoằng hóa tại Việt Nam gần hai mươi năm cho đến khi thị tịch vào năm 594—He was from South India, from a Brhamin family. After he joined the Sangha, he travelled all over the west and south India to study meditation. He came to Chang-An in 574 A.D. According to the Most Venerable Thích Thanh Từ in the Vietnamese Zen Masters, after meeting the Third Patriarch in China, Seng-Ts’an, Vinitaruci went to Vietnam to establish a Zen Sect there. Vinitaruci was the first patriarch of the Vinitaruci Zen Sect in Vietnam. He spent almost twenty years to expand Buddhism in Vietnam until he passed away in 594.
4. Pháp Hiền
Fa-Hsien (?-626)
Sư quê ở Chu Diên tỉnh Sơn Tây. Khi mới xuất gia, sư theo học thiền và thọ giới với Đại Sư Quán Duyên ở chùa Pháp Vân. Đến lúc Tổ Tỳ Ni Đa Lưu Chi sang Việt Nam, sư theo Tổ học thiền và tôn Tổ làm Thầy. Khi Tổ thị tịch, sư vào núi tiếp tục tu thiền định. Sau đó người đến tu học với sư ngày càng đông. Sau đó ít lâu sư mới lập chùa và nhận đồ đệ. Sư thị tịch năm 626 sau Tây Lịch—He was a native of Sơn Tây Province. When he left home, he studied meditation and received precepts with Great Master Quán Duyên at Pháp Vân Temple. When Patriarch Vinituraci came to Vietname, he joined Vinituraci Zen Sect and honored Vinitaruci as his master. When the Patriarch passed away, he went to the montain to continue to practice meditation. Later his reputation spread and more and more people came to study meditation with him. Sometime later, he built temple and received disciples. He passed away in 626 AD.
5. Thiền Sư Định Không
(730-808)
Zen Master Định Không (730-808)—Thiền sư Việt Nam, quê tại Cổ Pháp, Bắc Việt. Sư con nhà danh giá, xuất gia khi đã lớn tuổi, nhưng tu hành thiền định rất tinh chuyên tịnh hạnh. Lúc đầu sư khai sơn chùa Quỳnh Lâm ở Cổ Pháp. Ít lâu sau đó, sư dời về trụ tại chùa Thiền Chúng ở Thiên Đức. Sư thị tịch khoảng năm 808—A Vietnamese Zen master from Cổ Pháp, North Vietnam. He was from a noble family, left home in his old age; however, he focused on practicing meditation vigorously. First, he built Quỳnh Lâm Temple in Cổ Pháp. Sometime later, he moved to stay at Thiền Chúng Temple in Thiên Đức. He passed away in 808 AD.
6. Vô Ngôn Thông (?-826)
Zen Master Vô Ngôn Thông
Sư là một trong những thiền sư người Trung Hoa, nhưng nổi tiếng tại Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ tám. Sư là sơ tổ của phái thiền Vô Ngôn Thông ở Việt Nam. Trước khi đến Việt Nam, có người khuyên sư nên đến tìm gặp Mã Tổ, nhưng khi đến nơi thì Mã Tổ đã viên tịch. Sư tìm gặp Bách Trượng Hoài Hải xin làm đệ tử. Sau sư về trụ trì chùa Hòa An. Sau đó sư sang Việt Nam vào khoảng năm 820, trụ tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh. Tại đây sư diện bích suốt mấy năm mà không ai hay biết, duy chỉ có Thiền sư Cảm Thành, vị trụ trì của chùa Kiến Sơ biết được nên rất cảm phục và tôn thờ làm Thầy.
Trước khi thị tịch, ngài gọi Cảm Thành lại căn dặn: “Xưa Đức Phật xuất hiện vì một đại sự nhân duyên là khai thị cho chúng sanh ngộ nhập tri kiến Phật. Trước khi nhập Niết Bàn, Ngài đã đem Chánh Pháp Nhãn truyền trao lại cho một trong những đại đệ tử của ngài là Tôn giả Ma Ha Ca Diếp. Tổ tổ truyền nhau từ đời nầy sang đời khác. Đến Tổ Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa truyền tâm ấn cho Tổ Huệ Khả, rồi Tổ Huệ Khả truyền cho Tổ Tăng Xán, Tổ Tăng Xán truyền cho Tổ Đạo Tín, Tổ Đạo Tín truyền cho Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, rồi Lục Tổ Huệ Năng, Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng, Mã Tổ, Bách Trượng. Tổ Bách Trượng đã truyền tâm ấn cho ta. Nay ông phải vì đời sau mà hoằng dương Chánh Pháp cho thế hệ nối tiếp.” Sư thị tịch năm 826 sau Tây Lịch—
He was one of the most outstanding Chinese monks; however, he was famous in Vietnam in the end of the eightth century. He was the founder of the Vô Ngôn Thông Zen Sect in Vietnam. Before going to Vietnam, someone recommended him to go to see Ma-Tsu; however, when he arrived at Ma-Tsu’s Temple, Ma-Tsu already passed away. He came to see Pai-Chang and insisted to be his disciple. Sometime later, he moved to stay at Hòa An temple in Kuang-Chou. In 820, he came to Vietnam and stayed at Kien So Temple. There he sat in meditation with face to a wall for several years, but nobody knew his practice except Cảm Thành, the abbot of Kiến Sơ Temple. Cảm Thành respected and honored him to be his master. Before passing away, he called Cảm Thành to his side and advised: “For the sake of a great cause, the Buddha appeared, for the changing beings from illusion into enlightenment.
Before entering into Nirvana, he transmitted the right Dharma eye treasury (something that contains and preserves the right experience of reality) to one of his great disciples, Maha-Kasyapa. Patriarchs continued to transmit generation after generation. When Patriarch Bodhidharma came to China from India, he transmitted the Mind-seal to Hui-K’o, from Hui-K’o to Seng-Ts’an, from Seng-Ts’an to T’ao-Hsin, from T’ao-Hsin to Hung-Jung, from Hung-Jung to Hui-Neng, from Hui-Neng to Nan-Yueh-Huai-Jang, from Nan-Yueh-Huai-Jang to Ma-Tsu, from Ma-Tsu to Pai-Chang. I received the mind-seal from Pai-Chang, and now I just want to transmit it to you. Please keep expanding the Correct Dharma to the next generation.” Zen Master Vô Ngôn Thông passed away in 826 AD.
7. Cảm Thành (?-860)
Zen Master Cảm Thành
Sư quê ở huyện Tiên Du, trước tu ở chùa Phật Tích. Thiền Sư Cảm Thành, đời thứ nhất của dòng Vô Ngôn Thông. Khi mới xuất gia, sư lấy hiệu là Lập Đức, chuyên trì tụng kinh điển. Lúc ấy có người họ Nguyễn ở hương Phù Đổng hiến đất lập chùa. Thoạt tiên, ông e ngại không nhận vì ông không muốn vướng mắc vào bất cứ thứ gì; tuy nhiên, sau đó ông nằm mộng có người mách bảo nên nhận vì lợi ích của nhiều người khác. Quả thật, sau khi xây chùa Kiến Sơ chẳng bao lâu, vào năm 820, dưới thời nhà Đường, có Thiền Sư Vô Ngôn Thông, nguyên trụ trì chùa Hòa An từ bên Tàu qua, ghé lại chùa và thiền diện bích tại đây trong nhiều năm. Sư Cảm Thành rất kính mộ và tôn Thiền Sư làm Thầy. Sau khi Thiền Sư Vô Ngôn Thông thị tịch thì Sư Cảm Thành trở thành nhị tổ của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Vào năm 860, Sư an nhiên thị tịch—
Zen Master Cảm Thành, a Vietnamese monk from Tiên Du, North Vietnam. He previously practiced Buddhism at Phật Tích Temple. He was the first lineage of the Wu-Yun-T’ung Sect. When he left home to become a monk, he focused in reciting sutras. There was a patron of Buddhism, whose last name was Nguyễn, a rich landlord from Phù Đổng hamlet, donated his land for him to build a temple. First, he was reluctant to accept it because he did not want to be attached to anything; however, later in his dream, he met someone who recommended him to accept the land to build a temple for the benefits of other people.
In fact, not long after the Kiến Sơ Temple was built, in 820, under the T’ang dynasty in China, Zen Master Vô Ngôn Thông, used to be Head of Hòa An Temple in China, arrived in Vietnam and stayed at Kiến Sơ to practice “face-to-a-wall” meditation for several years. Later he founded the Wu-Yun-T’ung (Vô Ngôn Thông) Zen Sect right at the Kiến Sơ Temple and became the First Patriarch, and Cảm Thành became his disciple. When he passed away, Zen Master Cảm Thành became the second Patriarch. In 860, Zen master Cảm Thành passed away quietly—See Kiến Sơ.
8. Thiền sư Pháp Thuận
Zen Master Pháp Thuận (914-990)
Thiền sư Việt Nam, sanh năm 914 tại Bắc Việt. Sư xuất gia từ thuở còn rất nhỏ, sau thọ giới với Thiền sư Long Thọ Phù Trì và sau đó trở thành Pháp tử, đời thứ mười của dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Vua Lê thường mời sư vào triều bàn việc chánh trị và ngoại giao và xem sư như là Quốc Sư. Sư thị tịch năm 990, thọ 76 tuổi—Zen master Pháp Thuận, a Vietnamese Zen master, born in 914 in North Vietnam. He left home since he was very young. Later he received precepts from Zen Master Long Thọ Phù Trì and became the Dharma heir of the tenth lineage of the Vinitaruci Sect. He was always invited to the Royal Palace by King Lê to discuss the national political and foreign affairs. King Lê always considered him as the National Teacher. He passed away in 990 A.D. at the age of 76.
9. Zen Master Khuông Việt
(933-1011)
Thiền sư Khuông Việt, đời thứ tư dòng Vô Ngôn Thông, quê ở Cát Lợi, quận Thường Lạc. Ông là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Thiền sư Vân Phong. Khi ông được 40 tuổi thì danh tiếng ông đã truyền đi khắp nơi. Vua Đinh Tiên Hoàng thường mời ông vào triều bàn việc chính trị và ngoại giao. Vua còn phong cho ông tước vị “Khuông Việt Đại Sư.” Về già, sư dời về núi Du Hý cất chùa Phật Đà để chấn hưng và hoằng dương Phật pháp; tuy nhiên, ngài vẫn tiếp tục phục vụ nhà Đinh cho đến khi thị tịch vào năm 1011, lúc ấy sư đã 79 tuổi—
Zen Master Khuông Việt, the fourth dharma heir lineage of the Wu-Yun-T’ung Sect, a Vietnamese Zen master from Cát Lợi, Thường Lạc district. He was one of the most outstanding disciples of Zen Master Vân Phong. When he was 40 years old, his reputation spread all over the place. King Đinh Tiên Hoàng always invited him to the Royal Palace to discuss the national political and foreign affairs. King Đinh Tiên Hoàng honoured him with the title of “Khuông Việt Great Master.” When he was old, he moved to Mount Du Hý to build Phật Đà Temple and stayed there to revive and expand Buddhism; however, he continued to help the Đinh Dynasty until he died in 1011, at the age of 79.
10. Zen Master Vạn Hạnh
(?-1018)
Tên của một Thiền sư Việt Nam, quê ở Cổ Pháp, Bắc Việt Nam. Ngày sanh của Thiền Sư không ai biết. Lúc thiếu thời ông đã tỏ ra thông minh đĩnh ngộ phi thường. Ngài xuất gia năm 21 tuổi và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc của Thiền Sư Thiền Ông. Khi Thiền Ông thị tịch, ngài tiếp tục trụ trì tại chùa Lục Tổ để hoằng dương Phật Pháp. Ngài rất được vua Lê Đại Hành kính trọng và tôn vinh. Ngài thị tịch vào đêm trăng tròn năm 1018. Ngài là tác giả của bài thơ nổi tiếng sau đây—Name of a Vietnamese Zen master from Cổ Pháp, North Vietnam. Zen Master Vạn Hạnh’s date of birth was unknown. At the young age, he was extraordinarily intelligent. He left home at the age of 21 and became one of the most outstanding disciples of Zen Master Thiền Ông at Lục Tổ Temple in Thiên Đức. He was always admired and honored by king Lê Đại Hành. He died on the full moon night of 1018—He was also the author of this poem below:
Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô!
Our life is a simple lightning which
Comes and goes (appears then disappears).
As springtime offers blossoms,
Only to fade (wither) in the fall.
Earthly flourish and decline,
O friends, do not fear at all.
They are nothing, but
A drop of dew on the grass of morning!
Định Huệ Thiền Sư: Thiền sư Việt Nam ở Cẩm Điền Phong Châu, Bắc Việt. Cùng với Vạn Hạnh, ngài đã tôn Thiền Ông Thiền Sư làm sư phụ và đã trở thành Pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ít lâu sau đó sư về trụ tại chùa Quang Hưng, trong phủ Thiên Đức. Ngày thị tịch của sư không ai biết—A Vietnamese Zen master from Cẩm Điền, Phong Châu, North Vietnam. Together with Vạn Hạnh, Định Huệ honored Zen Master Thiền Ông as their master. He became the Dharma heir of the twelfth lineage of the Vinitaruci Zen Sect. Sometime later he moved and stayed at Quang Hưng Temple in Thiên Đức to expand the Buddha Dharma. When he passed away was unknown.
11. Zen Master Đa Bảo
Một vị sư Việt Nam nổi tiếng vào thế kỷ thứ mười một, pháp tử đời thứ 11 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Không ai biết quê ngài ở đâu. Khi ngài gặp Thiền sư Khuông Việt và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc của Thiền Sư Khuông Việt. Sau khi đắc pháp, ngài trở thành du Tăng khất sĩ. Sau đó vua Lý Thái Tổ cho trùng tu chùa Kiến Sơ và thỉnh ngài về trụ, nhưng ít lâu sau đó ngài lại đi du phương hoằng hóa và không ai biết ngài đi đâu và thị tịch hồi nào—A famous Vietnamese monk in the eleventh century, dharma heir of the fifth lineage of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. His origin was unknown. He met Zen Master Khuông Việt at Khai Quốc Temple and became one of his most outstanding disciples. After he became the Dharma heir of Khuông Việt, he became a wandering monk for several years. Later, King Lý Thái Tổ ordered his mandarin to rebuild Kiến Sơ Temple and invited him to stay there, but a short time later he became a wandering monk again. His whereabout and when he died were unknown.
12. Zen Master Định Hương
(?-1051)
Tên của một Thiền sư Việt Nam, quê ở Chu Minh, Bắc Việt. Ngài xuất gia vào lúc hãy còn rất trẻ và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc của Thiền Sư Đa Bảo. Sau khi Thiền sư Đa Bảo thị tịch, ngài trở thành pháp tử đời thứ sáu của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau đó ngài dời về trụ tại chùa Cảm Ứng ở Thiên Đức để tiếp tục hoằng dương Phật pháp cho đến khi thị tịch vào năm 1051—Name of a Vietnamese monk from Chu Minh, North Vietnam. He left home when he was very young and became one of the most outstanding disciples of Zen Master Đa Bảo. After the latter’s death, he became the Dharma heir of the sixth lineage of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later he went to Thiên Đức and stayed at Cảm Thành Temple to expand the Buddha Dharma until he passed away in 1051.
13. Zen Master Thiền Lão
Tên của một nhà sư Việt Nam, có lẽ quê ở miền Bắc Việt Nam; tuy nhiên, quê quán của ngài không ai biết ở đâu. Sư đến chùa Kiến Sơ gặp và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Thiền sư Đa Bảo. Thiền sư Thiền Lão là pháp tử đời thứ sáu của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau khi Thiền sư Đa Bảo thị tịch, ngài dời về núi Thiên Phúc tại quận Tiên Du và trụ tại chùa Trùng Minh. Lúc ấy tiếng tăm của ngài trải khắp tứ phương. Vua Lý Thái Tông chiếu sắc chỉ triệu ngài về kinh đô làm cố vấn, nhưng khi sắc chỉ vừa đến thì ngài đã thị tịch. Để tôn vinh ngài vua đã cho trùng tu lại ngôi chùa sư ở, xây tháp thờ sư tại phía trước chùa—
Name of a Vietnamese monk, probably from North Vietnam; however, his origin was unknown. He went to Kiến Sơ Temple to meet and become one of the most outstanding disciples of Zen Master Đa Bảo. He was the dharma heir of the sixth lineage of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. After Zen master Đa Bảo passed away he moved to Mount Thiên Phúc in Tiên Du district to stay at Trung Minh Temple. His reputation spread all over the place. Later King Lý Thái Tổ sent an Imperial Order to recall him to the capital to be the king’s advisor, but when the Imperial Order arrived he had already passed away. To honour him, the king ordered his local mandarin to build a stupa right at the foot of the mountain and to rebuild the temple where he used to stay.
14. Zen Master Viên Chiếu Thiền Sư
Thiền Sư Viên Chiếu là một trong những thiền sư nổi tiếng của Việt Nam thời nhà Lý, quê ở Long Đàm, Bắc Việt. Ngài xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Định Hương tại ấp Tiêu Sơn. Ngài ở lại ấp nầy phục vụ Thầy trong nhiều năm. Sau đó ngài đi Thăng Long khai sơn chùa Cát Tường. Ngài trụ tại Cát Tường để chấn hưng và hoằng dương Phật giáo trong nhiều năm. Ngài đã soạn quyển “Dược Sư Thập Nhị Nguyện.” Ngài cũng là tác giả của bài thơ nổi tiếng sau—
Zen master Yien-Zhao was one of the most famous Vietnamese Zen masters during the Ly dynasty. He was from Long Đàm, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen Master Định Hương in Tiêu Sơn hamlet. He stayed there to serve his master for several years. Later he went to Thăng Long Citadel to build a temple named Cát Tường. He stayed there to expand the Buddha Dharma for many years. He composed “Bhaishajya-Guru’s Twelve Vows.” He was also the author of this famous poem:
“Thân như tường bích dĩ đồi thì,
Cử thế thông thông thục bất bi.
Nhược đạt tâm không vô sắc tướng,
Sắc không ẩn hiện nhậm suy vi.”
(Our body is like a shaking old wall,
Pitiful people worried about it days in and days out.
If they could hold a mindless atitude of no form and no sign.
They would no longer worry about form and no form, appearance and disappearance).
Ngài dành hầu hết đời mình chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt, Ngài thị tịch năm 1090, thọ 92 tuổi—He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1090, at the age of 92.
15. Zen Master Cứu Chỉ
Thiền sư Việt Nam, quê ở Chu Minh, Bắc Việt. Khi hãy còn nhỏ, ngài đã làu thông Khổng Lão, nhưng ngài than phiền rằng Khổng chấp “hữu,” Lão chấp “vô,” chỉ cò đạo Phật là không chấp vào đâu cả. Từ đó ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Định Hương tại chùa Cảm Ứng, và trở thành Pháp tử đời thứ 7 dòng Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài dời về chùa Từ Quang trên núi Tiên Du để tu khổ hạnh. Vào thời đó, Tể Tướng Dương Đạo xây chùa Diên Linh và thỉnh ngài về trụ. Không thể từ chối, ngài về trụ trì tại đây và viên tịch ba năm sau đó—
A Vietnamese Zen Master from Chu Minh, North Vietnam. When he was still young, he was good in both Tao and Confucian, but complaining that Confucian attached to the “existing” and Tao attached to the “non-existing.” Only Buddhism attached to none. He left home and became a disciple of Định Hương at Cảm Ứng Temple, and became the Dharma heir of the seventh generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he moved to Từ Quang Temple on Mount Tiên Du to practise ascetics. At that time, prime minister Dương Đạo built Diên Linh Temple on Mount Long Đội and invited him to stay there. He could not refuse the order. He stayed there for thee years and passed away.
16. Zen Master Đạo Hạnh (?-1115)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Bắc Việt. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Kiều Trí Huyền, nhưng không thể khế ngộ được. Về sau ngài đến pháp hội của Thiền sư Sùng Phạm và trở thành một trong những đệ tử nổi tiếng nhất của Sùng Phạm tại chùa Pháp Vân. Ngài là Pháp tử đời thứ 12 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau ngài trụ tại chùa Thiên Phúc để hoằng pháp cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1115. Ngài đã để lại toàn thân xá lợi. Đến khi triều đại nhà Minh xăm lăng nước Việt, thì họ đem toàn thân xá lợi của ngài mà đốt đi—
A Vietnamese Zen master from North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen Master Kiều Trí Huyền, but could not achieve his enlightenment. Later, he came to the Dharma assembly of Zen Master Sùng Phạm at Pháp Vân Temple and became one of the latter’s one of the most outstanding disciples. He was the Dharma heir of the twelfth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he stayed at Thiên Phúc Temple to expand Buddhism until he passed away in 1115. He left his whole body relics. Later, when the Ming Dynasty invaded Vietnam, they burnt his body relics.
17. Zen Master Bảo Tánh (?-1034)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Chu Minh, Bắc Viêt. Ngài xuất gia làm đệ tử Thiền sư Định Hương lúc tuổi còn rất trẻ. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ bảy dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau khi Thầy mình thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Cảm Ứng để hoằng pháp. Ngài cùng Thiền sư Minh Tâm cùng nhau tụng kinh Pháp Hoa trong 15 năm liền. Vào năm 1034, ngài muốn nhập hỏa quang tam muội. Khi nghe tin nầy, Vua Lý Thái Tông gửi sắc dụ triệu hồi ngài về kinh thuyết pháp cho hoàng gia lần cuối. Sau khi thuyết pháp xong, ngài bèn nhập vào hỏa quang tam muội—
A Vietnamese Zen master from Chu Minh, North Vietnam. He left home and became a disciple of Định Hương when he was very young. He became the Dharma heir of the seventh generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. After the letter’s death, he stayed at Cảm Ứng Temple to expand Buddhism. He and Zen master Minh Tâm recited the Lotus Sutra for 15 years. In 1034, he wanted to self-immolate his body with the flame of samadhi to enter Nirvana. Upon hearing the news, King Lý Thái Tông sent an Imperial Order to summon him to the capital to preach the Buddha Dharma to the royal family the last time. Right after the surmon, he self-immolated his body by the flame of samadhi.
18. Zen master Quảng Trí
Thiền sư Việt Nam, quê ở Thăng Long, Băc Việt. Năm 1059, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Thiền Lão tại núi Tiên Du. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ bảy dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Chẳng bao lâu sau tiếng tăm của ngài lan rộng và nhiều đệ tử đến với ngài. Về sau ngài trụ tại chùa Quán Đảnh trên núi Không Lộ. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1091—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, North Vietnam. He left home in 1059 to become a disciple of Zen master Thiền Lão in Tiên Du. He became the Dharma heir of the seventh generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. His reputation soon spread all over North Vietnam and he had a lot of followers. Later, he stayed at Quán Đỉnh Temple on Mount Không Lộ. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1091.
19. Zen Master Thuần Chân
(?-1101)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Cửu Ông, huyện Tế Giang, Bắc Việt. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Pháp Bảo tại chùa Quang Tịnh, và trở thành Pháp tử đời thứ 12 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau, ngài trụ tại chùa Hoa Quang để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo. Ngài thị tịch năm 1101—A Vietnamese Zen master from Cửu Ông, Tế Giang district, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen master Pháp Bảo at Quang Tịnh Temple, and became the Dharma heir of the twelfth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later he stayed at Hoa Quang Temple to revive and expand Buddhism. He passed away in 1101.
20. Zen Master Trì Bát
(1049-1117)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Luy Lâu. Ngài thích Phật giáo từ khi còn nhỏ. Lúc 20 tuổi, ngài xuất gia và trở thành đệ tử , và thọ giới cụ túc với Thiền sư Sùng Phạm tại chùa Pháp Vân. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ 12 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau khi Thầy thị tịch, ngài trở thành du Tăng khất sĩ để tầm cầu chân lý. Về sau, ngài trụ tại chùa Tổ Phong trên núi Thạch Thất. Lý Thường Kiệt là một trong những đệ tử tại gia nổi tiếng của ngài. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1117—A Vietnamese Zen master from Luy Lâu, North Vietnam. He favored Buddhism when he was very young. At the age of 20, he left home, became a disciple and received complete precepts with Zen Master Sùng Phạm at Pháp Vân Temple. He became the Dharma heir of the Vinitaruci Zen Sect. After the latter’s death, he became a wandering monk in search of the truth. Later, he stayed at Tổ Phong Temple on Mount Thạch Thất. Lý Thường Kiệt was one of his most outstanding lay disciples. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1117.
21. Zen Master Huệ Sinh
(?-1063)
Thiền sư Việt Nam, quê ở làng Đông Phù Liệt, quận Trà Sơn, Hà Nội, Bắc Việt Nam. Năm 19 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Định Huệ. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau khi Thầy ngài thị tịch, ngài trở thành du Tăng khất sĩ đi khắp đó đây để hoằng hóa Phật giáo. Năm 1028, vua Lý Thái Tông gửi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô để thuyết pháp cho hoàng gia. Nhà vua luôn luôn tôn kính ngài như Quốc Sư, và thỉnh ngài trụ tại chùa Vạn Tuế ở Thăng Long. Hầu hết đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1063—
A Vietnamese Zen master from Đông Phù Liệt, Trà Sơn district, Hanoi, North Vietnam. When he was 19, he left home and became a disciple of Zen Master Định Huệ. He became the Dharma heir of the thirteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he wandered all over the place to expand Buddhism. In 1028, King Lý Thái Tông sent an Imperial order to summon him to the capital to preach Buddha Dharma to the royal family. The king always respected and honored him as the National Teacher, and invited him to stay at Vạn Tuế Temple in Thăng Long Citadel. He spent most of his life to revive and expand Budhhism in North Vietnam. He passed away in 1063.
22. Zen Master Ngộ Ấn
(1019-1088)
Người ta nói rằng mẹ ngài bỏ ngài từ khi còn là một đứa trẻ. Một nhà sư Chiêm Thành lượm ngài đem về nuôi. Năm 19 tuổi ngài thọ cụ túc giới. Về sau ngài học thiền với Thiền sư Quảng Trí và trở thành Pháp tử đời thứ tám dòng Vô Ngôn Thông. Rồi ngài tới Thiên Ứng dựng thảo am tu thiền. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo ở Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1088, thọ 69 tuổi—It is said that he was abandoned by his mother when he was child. A Champa monk picked him up and raised him in his temple. He received complete precepts at the age of 19. Later he studied meditation with Zen master Quảng Trí at Quán Đảnh Temple. The latter transmitted Dharma to him to be the Dharma heir of the eighth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to Thiên Ứng to build a thatch hut and stayed there to practice meditation. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in the North. He passed away in 1088, at the age of 69.
23. Zen Master Mãn Giác
(1052-1096)
Thiền sư nổi tiếng Việt Nam, quê ở Thăng Long, Hà Nội, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Quảng Trí và là Pháp tử đời thứ tám dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa tại Thăng Long. Ngài thị tịch năm 1096, vào tuổi 45—A Famous Vietnamese Zen master from Thăng Long, Hanoi, North Vietnam. He was a disciple of Quảng Trí. He became the Dharma heir of the eighth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He spent most of his life to expand Buddhism in Thăng Long. He passed away in 1096, at the age of 45.
24. Zen Master Thông Biện
(?-1134)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Viên Chiếu, và là Pháp tử đời thứ tám dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài tới Thăng Long và trụ tại chùa Quốc Tự với tên Trí Không. Lúc về già, ngài trở về Từ Liêm và trụ tại chùa Phổ Minh thuyết pháp. Ngài thường khuyến tấn đệ tử tụng kinh Pháp Hoa. Hầu hết cuộc đời, ngài chấn hưng và hoằng hóa tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1134—A Vietnamese Zen master from North Vietnam. He was a disciple of Zen master Viên Chiếu. He became the Dharma heir of the eighth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to Thăng Long and stayed at Quốc Tự Temple with the name Trí Không. When he was old, he returned to Từ Liêm to stay at Phổ Minh Temple to preach Buddha Dharma. He always encouraged his disciples to recite the Lotus Sutra. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1134.
25. Zen Master Bổn Tịch
(?-1140)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Tây Kết, Bắc Việt. Lúc còn rất nhỏ ngài đã thông minh một cách lạ thường. Ngài xuất gia làm đệ tử và thọ cụ túc giới với Thiền sư Thuần Chân. Ngài trở thành Pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau đó ngài dời về chùa Chúc Thành để hoằng pháp. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1140—A Vietnamese Zen master from Tây Kết, North Vietnam. He was extraordinarily intelligent when he was very young. He left home and became one of the most outstanding disciples of Zen master Thuần Chân. After he received complete precepts and became the Dharma heir of the thirteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect, he went to stay at Chúc Thành Temple to expand Buddhism. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1140.
26. Zen Master Thiền Nham
(1093-1163)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Bắc Việt. Sau khi thi đỗ Giáp Khoa của triều đình, ngài đến chùa Thành Đạo để tham vấn với Thiền sư Pháp Y. Chỉ sau một câu của thầy, ngài liền lãnh hội, nên xin làm đệ tử. Ngài là Pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ban đầu, ngài trụ tại chùa Thiên Phúc trên núi Tiên Du. Về sau ngài trở về quê trùng tu chùa Trí Quả ở Cổ Châu, Long Biên. Trong khoảng niên hiệu Thiên Thuận, triều đình gửi chiếu chỉ triệu hồi ngài về kinh đô cầu mưa. Ngài đã thành công trong việc cầu mưa và tiếng tăm vang vội. Một ngày năm 1163, ngài đốt nến, từ biệt đệ tử, rồi thị tịch, lúc ấy ngài 71 tuổi—
A Vietnamese Zen master from North Vietnam. After passing the National First Laureate, he came to Thành Đạo Temple to discuss with Zen master Pháp Y. Only after one sentence from the master, he awakened and insisted to be his disciple. He was the Dharma heir of the thirteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. At first, he stayed at Thiên Phúc Temple on Mount Tiên Du. Later, he returned to his home town to rebuild Trí Quả Temple in Cổ Châu, Long Biên. During the reign of King Thiên Thuận, the Royal Court sent an Imperial Order to summon him to the capital for rain-making praying. He was successful and became famous after this event. One day in 1163, he lit an incense, said good-bye to his disciples, then passed away, at the age of 71.
27. Zen Master Minh Không
(1076-1141)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Nam Định, Bắc Việt. Ngài là Pháp tử đời thứ 13 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 29 tuổi, ngài theo Giác Hải và Đạo Hạnh du hành sang Thiên Trúc. Khi trở về quê hương ngài xây chùa Diên Phước và tinh chuyên tụng chú Đại Bi. Ngài được vua Lý Nhân Tông tôn làm Quốc Sư. Ngài thị tịch năm 1141—A Vietnamese Zen master from Nam Định, North Vietnam. He was the Dharma heir of the thirteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. At the age of 29, he accompanied Giác Hải and Đạo Hạnh to travel to India. When he returned he built Diên Phước Temple and focused in reciting Great Compassion Mantra. He was honored by King lý Nhân Tông as the National Teacher. He passed away in 1141.
28. Zen Master Khánh Hỷ
(1066-1142)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Long Biên, Bắc Việt. Ngài xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Bổn Tịch tại chùa Chúc Thánh. Ngài là Pháp tử đời thứ 14 dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Vua Lý Thần Tông thỉnh ngài về triều và ban cho ngài chức vị cao nhất. Hầu hết đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1142, thọ 76 tuổi—A Vietnamese Zen master from Long Biên, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen master Bổn Tịch at Chúc Thánh Temple. He was the Dharma heir of the fourteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. King Lý Thần Tông invited him to the capital to offer him the highest position. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1142, at the age of 76.
29. Zen Master Giới Không
Thiền sư Việt Nam, quê ở Mãn Đẩu, Bắc Việt. Khi hãy còn nhỏ ngài rất thích Phật pháp. Khi xuất gia, ngài đến chùa Nguyên Hòa trên núi Chân Ma là đệ tử của Thiền sư Quảng Phước. Ngài là pháp tử đời thứ 15 của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau đó, ngài dời về núi Lịch Sơn cất am tu thiền trong năm hay sáu năm mới xuống núi làm du Tăng đi hoằng hóa Phật pháp. Vua Lý Thần Tông nhiều lần gửi chiếu chỉ triệu hồi ngài về kinh, nhưng ngài đều từ chối. Về sau, bất đắc dĩ ngài phải vâng mệnh về trụ tại chùa Gia Lâm để giảng pháp. Về già, ngài trở về cố hươngvà trụ tại chùa làng Tháp Bát. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài hoằng hóa và trùng tu trên 95 ngôi chùa—
A Vietnamese zen master from Mãn Đẩu, North Vietnam. When he was very young, he was so much interested in the Buddha Dharma. He left home to become a monk and received complete precepts with zen master Quảng Phước at Nguyên Hòa Temple on Mount Chân Ma. He was the dharma heir of the fifteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he moved to Mount Lịch Sơn to build a small temple to practise meditation for five or six years. Then he left the mountain to become a wandering monk to expand Buddhism along the countryside. He stopped by Thánh Chúc Cave and stayed there to practise ascetics for six years. He refused so many summons from King Lý Thần Tông. Later, he unwillingly obeyed the king’s last summon to go to the capital and stayed at Gia Lâm Temple to preach the Buddha Dharma. When he was old, he returned to his home village and stayed at a temple in Tháp Bát village. He spent most of his life to expand Buddhism and rebuild more than 95 temples.
30. Zen Master Pháp Dung
(?-1174)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Bối Lý, Bắc Việt. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Khánh Hỷ. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 15 của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ngài làm du Tăng đi hoằng hóa. Sau đó ngài trụ lại tại chùa Khai Giác trên núi Thứu Phong, rồi dời về núi Ma Ni ở Thanh Hóa khai sơn chùa Hương Nghiêm và trụ tại đây để hoằng pháp cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1174—A Vietnamese Zen master from Bối Lý, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen master Khánh Hỷ. After becoming the dharma heir of the fifteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect, he became a wandering monk to travel along the country to expand Buddhism. Later he stayed at Khai Giác Temple on Mount Thứu Phong, then moved to Mount Ma Ni in Thanh Hóa to build Hương Nghiêm temple and stayed there to revive and expand Buddhism until he passed away in 1174.
31. Zen Master Không Lộ
(?-1119)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Hải Thanh, Bắc Việt. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Hà Trạch. Ngài là pháp tử đời thứ 9 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài thị tịch năm 1119—A Vietnamese Zen master from Hải Thanh, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen master Hà Trạch. He was the dharma heir of the ninth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He passed away in 1119.
32. Zen Master Đạo Huệ
(?-1172)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Như Nguyệt, Bắc Việt. Năm 25 tuổi ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Thông Biện. Ngài là pháp tử đời thứ 9 cùa dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Năm 1159, vua Lý Anh Tông gửi chiếu chỉ triệu ngài về kinh trị bệnh cho Hoàng Cô Thụy Minh. Khi ngài vừa đến nơi thì Hoàng Cô Thụy Minh cũng vừa lành bệnh. Từ đó danh tiếng ngài lan rộng đến nổi rất nhiều người tìm tới cầu pháp với ngài. Nhân đó ngài quyết định không trở về núi, mà làm du Tăng độ người. Ngài thị tịch năm 1172—A Vietnamese Zen master from Như Nguyệt, North Vietnam. He left home at the age of 25 and became a disciple of Zen master Thông Biện. He was the dharma heir of the ninth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. In 1159, king Lý Anh Tông sent an Imperial Order to summon him to the royal palace to treat a disease of Hoàng Cô Thụy Minh. When he just arrived at the great citadel, Hoàng Cô Thụy Minh was just cured too. Since then, his reputation spread so quickly that so many people arrived to study Dharma with him. At that time, he decided not to return to the mountain any more. He became a wandering monk traveling along the country to save people. He passed away in 1172.
33. Zen Master Bảo Giám
(?-1173)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Trung Thụy, Bắc Việt. Ngài làm quan dưới triều vua Lý Anh Tông tới chức “Cung Hậu Xá.” Năm 30 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Đa Vân tại chùa Bảo Phước. Ngài trở thành pháp tử đời thứ 9 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Tại chùa Bảo Phước ngài đã sao chép tất cả kinh điển cho chùa. Khi thầy thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Bảo Phước để hoằng pháp cho đến khi thị tịch vào năm 1173—A Vietnamese Zen master from Trung Thụy, North Vietnam. He was an official in the royal palace with the rank of “Cung Hậu Xá” during the reign of king Lý Anh Tông. When he was 30 years old, he lwft home and became a disciple of Zen master Đa Vân at Bảo Phước Temple. He spent time to copy all sutras for this temple. After his master passed away, he continued to stay at Bảo Phước temple to expand Buddhism until he passed away in 1173.
34. Zen Master Bổn Tịnh
(1100-1176)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Vĩnh Khương, Bắc Việt. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Mãn Giác tại chùa Giáo Nguyện. Ngài là pháp tử đời thứ 9 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Thoạt tiên, ngài lên núi Chí Linh và trụ tại am Bình Dương để tu thiền. Về sau, ngài nhận lời thỉnh cầu của Thành Dương Công về trụ tại chùa Kiền An để tiếp tục chấn hưng và hoằng pháp cho đến khi ngài thị tịch năm 1176, thọ 77 tuổi—A Vietnamese Zen master from Vĩnh Khương, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen master Mãn Giác at Giáo Nguyên Temple. He was the dharma heir of the ninth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. First, he went to Mount Chí Linh to stay at a small temple named Bình Dương to practise meditation. Later, he accepted the invitation of Thành Dương Công to stay at Kiền An Temple to revive and expand Buddhism until he passed away in 1176, at the age of 77.
35. Zen Master Trí
Thiền sư Việt Nam, quê ở Phong Châu, Bắc Việt. Ngài là dòng dõi của vua Lê Đại Hành. Ông nội ngài là Lê Thuận Tông, là một quan chức lớn của triều Lý. Ngài thi đậu Tiến Sĩ và được bổ làm Cung Hầu Thư Gia trong triều. Năm 27 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Giới Không. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 16 của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ngài đi đến núi Từ Sơn và trụ trong rừng sâu để tu tập khổ hạnh và thiền định trong sáu năm liền. Sau đó ngài xuống chân núi cất am Phù Môn giảng pháp cho đến khi ngài thị tịch. Cả hai ông Tô Hiến Thành và Ngô Hòa Nghĩa dều là đệ tử tại gia của ngài—
A Vietnamese zen master from Phong Châu, North Vietnam. He was a descendant of King Lê Đại Hành. His grandfather named Lê Thuận Tông, a high official in the royal court during the Lý Dynasty. He passed the Doctorate Degree in Philosophy and was assigned as a royal official with the rank of “Cung Hầu Thư Gia.” At the age of 27, he left home and became a disciple of Zen master Giới Không. After becoming the dharma heir of the sixteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect, he went to Mount Từ Sơn and stayed in the deep jungle to practice ascetics and meditation for six years. Then he went to the mountain foot to build a small temple named Phù Môn and stayed there to preach Buddha Dharma until he passed away. It should be noted that both Tô Hiến Thành and Ngô Hòa Nghĩa were his lay disciples.
36. Zen Master Chân Không
(1045-1100)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Việt. Năm 20 tuổi sư xuất gia tại chùa Tĩnh Lự trên núi Đông Cứu. Ngài là pháp tử đời thứ 16 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau, ngài dời đến núi Từ Sơn và trụ tại đây vài năm. Vua Lý Nhân Tông gửi chiếu chỉ triệu hồi ngài về triều đình thuyết pháp. Sư vào trong Đại nội và thuyết kinh Pháp Hoa làm thức tỉnh nhiều người. Sau đó sư về trụ tại chùa Chúc Thánh trên núi Phả Lại. Một ngày nọ có vị sư tới hỏi: “Thế nào là diệu đạo?” Sư đáp: “Hãy ngộ đi rồi sẽ biết!” Khi về già, sư trở về quê hương trùng tu chùa Bảo Cảm và trụ tại đây tiếp tục hoằng hóa Phật giáo cho đến khi thị tịch vào năm 1100, thọ 55 tuổi—
A Vietnamese Zen master from Phù Đổng, Tiên Du, North Vietnam. He left home at the age of 20. First, he went to Tĩnh Lự Temple on Mount Đông Cứu to stay there to practice meditation. He was the dharma heir of the sixteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he moved to Mount Từ Sơn and stayed there for several years. King Lý Nhân Tông sent an Imperial Order to summon him to the capital to preach Buddha Dharma to the royal family. He went to the Great Citadel to preach the Lotus sutra to awaken many people. Later, he stayed at Chúc Thánh Temple on Mount Phả Lại. One day, a monk caem to ask him: “What is the wonderful way?” He replied: “When you obtain enlightenment, you will know it by yourself.” When he was old, he returned to his home district to rebuild Bảo Cảm Temple and stayed there to revive and expand Buddhism until he passed away in 1100, at the age of 55.
37. Zen Master Đạo Lâm
(?-1203)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Chu Diên, Bắc Việt. Ngài xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Pháp Dung tại chùa Hương Nghiêm. Ngài là pháp tử đời thứ 16 của dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau ngài trụ tại chùa Long Vân ở Long Phúc để tiếp tục hoằng pháp cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1203—A Vietnamese Zen master from Chu Diên, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen master Pháp Dung at Hương Nghiêm Temple. He was the dharma heir of the sixteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he stayed at Long Vân Temple at Long Phúc to expand Buddhism until he passed away in 1203.
38. Nun Diệu Nhân
(1041-1113)
Một Ni sư nổi tiếng đất Thăng Long, Bắc Việt. Theo sách Thiền Uyển Tập Anh, Ni sư tên là Ngọc Kiều, là trưởng nữ của Phùng Loát Vương, được vua Lý Thánh Tông nuôi nấng trong cung từ lúc còn nhỏ, sau gả cho cho người họ Lê, một viên quan Châu Mục ở Chân Đằng. Khi chồng chết, bà xuất gia làm đệ tử của Thiền Sư Chân Không ở Phù Đổng, pháp tử đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Bà trụ tại Ni viện Hương Hải ở Tiên Du để hoằng hóa cho đến khi thị tịch vào năm 1113, thọ 72 tuổi. Ni viện Hương Hải là Ni viện Phật Giáo đầu tiên ở Việt Nam vào thời nhà Lý, Ni sư Diệu Nhân đã từng trụ trì và hoằng hóa tại đây—
A Vietnamese famous nun from Thăng Long, North Vietnam. According to “Thiền Uyển Tập Anh,” her worldly name was Ngọc Kiều. She was the eldest daughter of Phùng Loát Vương. King Lý Thánh Tông adopted and raised her in the royal court since she was young. When growing up she got married to a man whose last name was Le, an official of Châu Mục rank in Chân Đằng. After her husband’s death, she left home and became a disciple of Zen Master Chân Không in Phù Đổng. She became the Dharma heir of the seventeenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. She stayed at nunnery Hương Hải in Tiên Du to expand Buddhism until she passed away in 1113, at the age of 72. It should be noted that Hương Hải nunnery was considered the first Buddhist Institute for nuns in the Lý Dynasty. Bhikkhuni Diệu Nhân was once Head of the nunnery.
39. Zen Master Viên Học
(1073-1136)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Tế Giang, Bắc Việt. Năm 20 tuổi, ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Chân Không. Ngài là Pháp tử đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Về sau, ngài trùng tu chùa Quốc Thanh ở Phù Cầm. Hầu hết cuộc đời ngắn ngủi của ngài, ngài hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1136 lúc mới 36 tuổi—A Vietnamese Zen master from Tế Giang, North Vietnam. He left home and became a disciple of Zen Master Chân Không at the age of 20. He was the Dharma heir of the seventeenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. Later, he rebuilt Quốc Thanh Temple in Phù Cầm. He spent most of his short life to expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1136, at the age of 36.
40. Zen Master Tịnh Thiền
(1121-1193)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Long Biên, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Đạo Lâm ở chùa Long Vân. Ngài là Pháp tử đời thứ 17 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sau khi Thầy thị tịch, ngài trở thành du Tăng khất sĩ. Về sau, ngài trở về trùng tu chùa Long Vân và trụ tại đây hoằng hóa Phật giáo cho đến khi thị tịch vào năm 1193, thọ 73 tuổi—A Vietnamese Zen master from Long Biên, North Vietnam. He was a disciple of Zen master Đạo Lâm at Long Vân Temple. He was the Dharma heir of the seventeenth generation of Vinitaruci Zen Sect. After his master passed away, he became a wandering monk. Later, he rebuilt Long Hoa Temple and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1193, at the age of 73.
41. Zen Master Viên Thông
(1085-1151)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Thăng Long, Bắc Việt. Từ nhỏ tư chất rất thông minh. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Viên Học ở chùa An Quốc. Ngài là pháp tử đời thứ 18 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Năm 1112, sau khi trùng tu chùa Diên Thọ, vua nhà Lý triệu hồi ngài về trụ trì. Đến năm 1130, vua Lý Thần Tông triệu ngài vào cung để bàn chuyện chính trị và ngoại giao. Về sau, ngài dời đến Cổ Hiền, thuộc tỉnh Nam Định để xây chùa Quốc Ân. Ngài thị tịch tịch năm 1151, thọ 72 tuổi—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, North Vietnam. He was very intelligent since his young age. He left home at young age and became a disciple of Zen master Viên Học at An Quốc Temple. He was the Dharma heir of the eighteenth generation of Vinitaruci Zen Sect. In 1112, after rebuilding Diên Thọ Temple, King Lý sent an Imperial Order to summon him to stay there. In 1130, King Lý Thần Tông summoned him to the Royal Palace to discuss with him political and foreign affairs. Later, he moved to Cổ Hiền, Nam Định to build Quốc Ân Temple. He passed away in 1151, at the age of 72.
42. Zen master Giác Hải
Thiền sư Việt Nam, quê tại Bắc Việt. Ngài xuất gia năm 25 tuổi, cùng với Không Lộ trở thành đệ tử của Thiền sư Hà Trạch tại chùa Diên Phước. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài cũng tiếp tục dạy thiền và kế thừa dòng Thiền Không Lộ, do Thiền sư Không Lộ sáng lập. Vua Lý Thần Tông nhiều lần thỉnh ngài vào cung, nhưng ngài đều từ chối—A Vietnamese Zen master from North Vietnam. He left home at the age of 25. First, he and Không Lộ became disciples of Zen master Hà Trạch at Diên Phước Temple. He was the Dharma heir of the tenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he continued to teach Zen of the Không Lộ Zen Sect, which was founded by Zen master Không Lộ. King Lý Thần Tông invited him to the Royal Palace so many times, but he refused to go.
43. Zen Master Tịnh Không
(?-1170)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Phúc Xuyên, Bắc Việt. Đầu tiên ngài tới chùa Sùng Phước thọ cụ túc giới. Ngài là Pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Đến năm 30 tuổi ngài du phương về Nam và ghé lại chùa Khai Quốc ở Thiên Đức tu tập khổ hạnh vài năm. Về sau, ngài trở về chùa Sùng Phước và trụ tại đây hoằng hóa cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1170—A Vietnamese Zen master from Phúc Xuyên, North Vietnam. First, he came to Sùng Phước Temple to receive complete precepts. He was the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. When he was thirty years old, he wandered to the South and stopped by Khai Quốc Temple in Thiên Đức and stayed there to practice ascetics for several years. Later, he went back to Sùng Phước Temple and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1170.
44. Zen Master Đại Xả
(1120-1180)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Hà Đông, Bắc Việt. Ngài xuất gia lúc tuổi hãy còn rất trẻ và trở thành đệ tử của Thiền sư Đạo Huệ. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài thường ở Tuyên Minh Hỗ Nham lập chùa giáo hóa. Một hôm vua Lý Anh Tông cho triệu sư vào triều để hỏi xem sư có pháp nào trị được chứng phiền muộn của vua hay không. Sư bảo vua nên thực tập quán “Thập Nhị Nhân Duyên.” Hầu hết cuộc đời của ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1180, thọ 61 tuổi—A Vietnamese Zen master from Hà Đông, North Vietnam. He left home and became a disciple of Đạo Huệ since he was very young. He was the Dharma heir of the tenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He always stayed at Tuyên Minh Hỗ Nham to build temples to save people. One day, king Lý Anh Tông summoned him to the capital to ask if he had any Dharma to control the king’s depression. He told the king that he should practice the contemplation of the twelve conditions of cause-and-effect (nidana). He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away in 1180, at the age of 61.
45. Zen Master Tín Học
(?-1190)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Thiên Đức, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Thành Giới. Năm 32 tuổi, ngài viếng Thiền sư Đạo Huệ và trở thành Pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài thị tịch năm 1190—A Vietnamese Zen master from Thiên Đức, North Vietnam. He was a disciple of Zen Master Thành Giới. When he was thirty-two years old, he visited Zen Master Đạo Huệ and became the latter’s one of the most outstanding disciples. He was the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He passed away in 1190.
46. Zen Master Trường Nguyên
(1110-1165)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Tiên Du, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Đạo Huệ. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau ngài đi vào rừng sâu tu thiền. Ngài thị tịch năm 1165, thọ 56 tuổi—A Vietnamese Zen master from Tiên Du, North Vietnam. He was a disciple of Zen master Đạo Huệ. He was the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to deep forests to practice meditation. He passed away in 1165, at the age of 56.
47. Zen Master Tịnh Lực
(1112-1175)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Cát Lăng, Vũ Bình, Bắc Việt. Ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Đạo Huệ. Ngài là Pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Lúc đầu, ngài thường trụ trong rừng sâu tu hành khổ hạnh và thiền định. Về sau, ngài lên núi Vũ Ninh cất am tu hành. Ngài thị tịch năm 1175—A Vietnamese Zen master from Cát Lăng, Vũ Bình, North Vietnam. He left home and became a disciple of Đạo Huệ. He was the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. First, he always stayed in the deep forest to practise ascetics and meditation. Later, he went to Mount Vũ Ninh to build a thatched small temple named Vương Trì. He passed away in 1175.
48. Zen Master Trí Bảo
(?-1190)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Ô Diên, Bắc Việt. Ngài xuất gia tại chùa Thanh Tước trên núi Du Hý ở Thường Lạc. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài chuyên tu phước bằng cách bắc cầu bồi lộ ở những vùng thôn dã. Ngài thị tịch năm 1190—A Vietnamese Zen master from Ô Diên, North Vietnam. He left home to become a monk at Thanh Tước Temple on Mount Du Hý in Thường Lạc. He was the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he focused in cultivating merits by building bridges, fixing roads in rural areas. He passed away in 1190.
49. Zen master Nguyện Học
Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Cầm, Bắc Việt. Lúc còn rất trẻ, ngài xuất gia làm đệ tử Thiền sư Viên Trí tại chùa Mật Nghiêm, và trở thành pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài trụ tại núi Vệ Linh tu tập khổ hạnh và thiền định. Về sau vua Lý Anh Tông truyền chiếu chỉ triệu hồi ngài về kinh đô giảng pháp cho hoàng gia. Rồi sau đó ngài dời về chùa Quảng Báo ở Như Nguyệt để tiếp tục hoằng hóa cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1174—A Vietnamese Zen master from Phù Cầm, North Vietnam. When he was very young, he was a disciple of Zen master Viên Trí at Mật Nghiêm Temple, and became the tenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He stayed at Mount Vệ Linh to practice ascetics and meditation for two years. Later, king Lý Anh Tông sent an Imperial Order to summon him to the royal palace to preach Dharma to the royal family. Then he moved to Quảng Báo Temple in Như Nguyệt and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1174.
50. Zen Master Minh Trí
(?-1196)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Cầm, Bắc Việt. Lúc hãy còn trẻ, ngài gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Đạo Huệ. Ngài là pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài trụ tại chùa Phúc Thánh để hoằng hóa cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1196—A Vietnamese Zen master from Phù Cầm, North Vietnam. When he was young, he met and became a disciple of Zen master Đạo Huệ. He was the dharma heir of the tenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he stayed at Phúc Thánh Temple to expand Buddhism until he passed away in 1196.
(?-1207)Thiền sư Việt Nam, quê ở Giang Mão, Bắc Việt. Ngài xuất gia năm 26 tuổi. Lúc đầu ngài học Luật. Về sau, ngài trở thành đệ tử của Thiền sư Bảo Giác ở chùa Viên Minh. Ngài là Pháp tử đời thứ 10 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau khi Thầy ngài thị tịch, ngài trở về làng trùng tu chùa Quảng Thánh và trụ tại đây hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch năm 1207—A Vietnamese Zen master from Giang Mão, North Vietnam. He left home to become a monk at the age of 26 after a serious illness. First, he studied Vinaya. Later, he became a disciple of Zen master Bảo Giác at Viên Minh Temple. He became the Dharma heir of the tenth generation of Wu-Yun-T’ung Zen Sect. After his master passed away, he returned to his home village to rebuild Quảng Thánh Temple and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1207).
52. Zen Master Quảng Nghiêm
(1121-1190)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Đan Phượng, Bắc Việt. Ngài mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ. Sau khi cha mẹ mất, ngài theo học Phật pháp với cậu là thầy Bảo Nhạc. Khi thầy Bảo Nhạc thị tịch, ngài gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Trí Thiền. Ngài là pháp tử đời thứ 11 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài thị tịch năm 1190, thọ 69 tuổi— A Vietnamese Zen master from Đan Phượng, North Vietnam. He lost his parents when he was very young. After his parents passed away, he studied Buddha Dharma with master Bảo Nhạc, his uncle on the mother side. After his master passed away, he met and became a disciple of Zen master Trí Thiền. He was the dharma heir of the eleventh generation of the Wu-Yun- T’ung Zen Sect. He passed away in 1190, at the age of 69.
53. Zen Master Thường Chiếu
(?-1203)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Phù Ninh, Bắc Việt. Ngài là một viên quan của triều đình, nhưng xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Quảng Nghiêm tại chùa Tịnh Quả. Ngài là pháp tử đời thứ 12 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Về sau, ngài đến làng Ông Mạc và trụ tại một ngôi chùa cổ. Phần đời còn lại của ngài, ngài dời về chùa Lục Tổ trong vùng Thiên Đức để hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1203—A Vietnamese Zen master from Phù Ninh, North Vietnam. He was a mandarin of the royal court before he left home and became a disicple of Zen master Quảng Nghiêm at Tịnh Quả Temple. He was the dharma heir of the twelfth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. Later, he went to Ông Mạc village and stayed at an old temple for some years. He spent the rest of his life to expand Buddhism at Lục Tổ Temple in Thiên Đức. He passed away in 1203.
54. Zen Master Y Sơn
(?-1213)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Nghệ An, Bắc Trung Việt. Lúc 30 tuổi, ngài xuất gia với một vị sư già trong làng. Sau đó, ngài đến Thăng Long học thiền với Quốc Sư Viên Thông. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 19 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ngài trụ tại chùa Đại Bi. Lúc cao tuổi, ngài dời về làng Yên Lãng để tiếp tục hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1213—A Vietnamese Zen master from Nghệ An, North of Central Vietnam. At the age of thirty, he left home and became a disciple of an old monk in the village. Later, he arrived at Thăng Long to study Zen with the National Teacher Viên Thông. After he beame the dharma heir of the nineteenth generation of Vinitaruci Zen Sect, he stayed at Đại Bi Temple. When he was old, he moved to Yên Lãng village to preach Dharma until he passed away in 1213.
55. Zen Master Thông Thiền
(?-1228)
Thiền sư Việt Nam, quê ở An La, Bắc Việt. Ngài là đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu tại chùa Lục Tổ. Sau khi trở thành pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Vô Ngôn Thông, ngài trở về làng cũ để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch vào năm 1228—A Vietnamese Zen master from An La, North Vietnam. He was a disciple of Zen master Thường Chiếu at Lục Tổ Temple. After he became the dharma heir of the thirteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect, he returned to his home town to revive and expand Buddhism there. He passed away in 1228.
56. Zen Master Hiện Quang
(?-1221)
Thiền sư Việt Nam, quê ờ Thăng Long, Bắc Việt. Lúc 11 tuổi ngài xuất gia và trở thành đệ tử của Thiền sư Thường Chiếu. Sau khi thầy thị tịch, ngài gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Trí Thông. Ngài là pháp tử đời thứ 14 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Ngài thị tịch năm 1221—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, North Vietnam. At the age of 11, he left home and became a disciple of Zen master Thường Chiếu. After his master passed away, he met and became a disciple of Zen master Trí Thông. He was the dharma heir of the fourteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. He passed away in 1221.
57. Zen Master Ứng Thuận Vương
Thiền sư Việt Nam, quê ở Thăng Long, Bắc Việt. Ngài là một quan chức trong triều đình dưới thời vua Trần Thái Tông. Ngài là một trong những đệ tử tại gia xuất sắc của Thiền sư Túc Lự, và là pháp tử đời thứ 15 dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Nơi và khi nào ngài thị tịch vẫn chưa ai rõ—A Vietnamese Zen master from Thăng Long, Hanoi, North Vietnam. He was an official in the royal court during the reign of king Trần Thái Tông. He was one of the most outstanding lay disciples of Zen master Túc Lự, and became the dharma heir of the fifteenth generation of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. His whereabout and when he passed away were unknown.
58. Zen Master Trần Thái Tông
(1218-1277)
Ông sanh năm 1218, là vị vua đầu đời nhà Trần. Ông lớn lên trong truyền thống văn hóa Phật Giáo. Lúc còn là ấu chúa, tâm ông vô cùng sầu thảm vì đã từng chứng kiến cảnh Quân Sư Trần Thủ Độ, để củng cố chế độ mới, đã thẳng tay tàn sát không gớm tay những đối thủ chính trị, kể cả những người bà con bên phía vợ của vua (nhà họ Lý). Vào năm hai mươi tuổi, một lần nữa Trần Thủ Độ bắt ép ông phế bỏ Lý Chiêu Hoàng vì bà nầy không sanh đẻ được, rồi bắt ông lấy chị dâu (vợ của Trần Liễu). Một ngày năm 1238, ông rời bỏ cung điện để đến chùa Hoa Yên trên núi Yên Tử xin tu. Thiền Sư Viên Chứng, đang trụ trì tại đây bèn nói: “Lão Tăng ở lâu nơi sơn dã, chỉ còn da bọc xương, cuộc sống giản đơn và tâm hồn tự tại như chòm mây nổi. Còn Bệ Hạ là một đấng quân vương, chẳng hay Ngài bỏ ngôi nhân chủ, đến tệ am nơi hoang dã nầy để làm gì?”
Vua đáp: “Trẫm còn thơ ấu đã vội mất song thân, bơ vơ đứng trên sĩ dân, không chỗ nương tựa. Lại nghĩ sự nghiệp các bậc đế vương đời trước thịnh suy không thường, cho nên Trẫm đến núi nầy chỉ cầu làm Phật, chớ không cầu gì khác.” Vì lòng từ bi mà Thầy nói: “Nếu tâm mình tỉnh lặng, không bị dính mắc, thì tức khắc thành Phật, không nhọc tìm cầu bên ngoài. Ngày hôm sau, Thủ Độ và đoàn tùy tùng đến thỉnh nhà vua hồi cung. Vua lại quay sang Thiền Sư Viên Chứng khẩn khoản khuyên lơn. Sư đáp: “Phàm làm đấng quân vương, phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình; lấy tâm của thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón Bệ Hạ trở về, bệ hạ không về sao được? Ta chỉ mong sao Bệ hạ đừng quên lãng việc nghiên cứu kinh điển.” Vua không còn cách nào khác hơn là quay về tiếp tục trị dân.
Năm 1257, khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta lần thứ nhất, đích thân nhà vua thân chinh dẹp giặc. Tuy nhiên, sau khi đuổi xong quân Mông Cổ, ông nhận thấy hàng vạn người đã bị sát hại, ông bèn tu tập sám hối lục thời (mỗi ngày sáu thời sám hối). Ông cũng viết nên quyển “Nghi Thức Lục Thời Sám Hối” cho người tu tập. Đến năm 1258, ông nhường ngôi lại cho con là vua Thánh Tông. Trong Khóa Hư Lục, vua Trần Thái Tông đã dạy rằng mọi người đều phải nên hành trì ngũ giới và sám hối tội chướng. Trong Khóa Hư Lục, ông đã viết: “Muốn di chuyển thoải mái trên đường bộ hay đường sông, người ta phải dùng toa xe hay thuyền đò. Muốn rửa sạch thân tâm, người ta phải luôn tu hành sám hối như Kinh đã dạy, dù mặc áo dơ đến cả trăm năm, mà chỉ cần giặt một ngày là áo sạch. Cũng như vậy, dù người ta chịu khổ vì ác nghiệp chồng chất hàng trăm ngàn kiếp, chỉ với một lần thực dạ sám hối, tội chướng có thể được rửa sạch trong một giờ hay một ngày.” Ông mất năm 1277—
He was born in 1218, was enthroned as the first king of the Trần Dynasty. He grew up in the Buddhist culture. As the child-king, he was deeply sorrow when he witnessed his uncle as well as his chief political advisor, Trần Thủ Độ, conducted a total massacre towards all political opponents, including the king’s in-law, in order to consolidate the new dynasty. When he was twenty years old, his uncle, Thủ Độ, once again ordered him to degrade Lý Chiêu Hoàng because she could not conceive, to remarry his sister-in-law Thuận Thiên who was marrying and pregnant with his elder brother Trần Liễu. He was so disappointed. On night in 1238, he fled the palace to the Hoa Yên temple on Mount Yên Tử. Zen Master Viên Chứng, the abbot of the temple, asked the king of what he was loking for by saying: “As an old monk living too long in this wild mountain, I am bony and skinny, my life is simple and my mind is peaceful as a piece of cloud floating with the wind.
And Your Majesty, as a king deserting the throne and coming to this poor temple in the wilderness, what is your expectation?” The king replied: “As young age, my both parents were passed away. I’m now so lonely of being above of the people, without places for refuge. Also thinking of the past that no kingdom remains as long as expected. I’d like to come here and practice to become a Buddha rather than anything else.” With compassion, the master advised: “There is no Buddha in this mountain. Buddha is only existed in one’s mind.” If the mind is calm and free of bondage, wisdom will display, and that is the true Buddha. Whe Your Majesty realizes it, you’re a Buddha immediately. Don’t waste your time and energy of looking for it from the outside world.” The next day, Thủ Độ and his entourage came up and requested that the Majesty return to the throne. The king again turned to the master for advise. The master replied: “Generally, being a sovereign, one must consider people’s wishes as his, as well people’s mind as his. Now the people request Your Majesty return, you can’t repsonde negatively. My only wish that Your Majesty continue to study the Buddha teaching.” The King had no choice but returned to his throne.
In 1257, the king led his armed forces to fight against and defeated the invasive Mongolian. After the war, he realized that tens of thousands of lives of the enemy had been annihilated, thus he consistently practiced “Repentance six times a day.” He also wrote a “Guide to Six Times of Repentance” with all rituals for everyone to practice. In 1258, the king stepped down and reliquished the throne to his son Thánh Tông. In the Book of Emptiness, the king explained why one should observe five precepts and cultivation of repentance. He emphasized the importance of repentance in His Book of Emptiness as follows: “To move conveniently on the road or along the river, one needs utilize a wagon or a boat. To effectively cleanse the body and mind, one must exercise repentance. As said the sutra, ‘Though a dress be dirty for hundreds of years, if cleansed, it would be clean within one day. Similarly, if one suffers a bad karma accumulated over a hundred or thousand lifetimes, with earnest repentance one could clear up within an hour or a day.” He passed away in 1277.
59. Zen Master Tuệ Trung Thượng Sĩ
(1230-1297)
Tuệ Trung Thượng Sĩ Trần Tung, tên thật là Trần Tung, sanh năm 1230, là con cả của Trần Liễu. Ông là cháu kêu vua Trần Thái Tông bằng chú—Thuở thiếu thời ông bẩm chất thông minh thuần hậu. Trong thời chiến đấu với quân Mông Cổ, ông đã hai lần làm tướng cầm quân dẹp giặc. Khi thái bình, ông lui về ẩn tu tại Phong ấp Vạn Niên. Tại đây ông tu thiền với Thiền sư Tiêu Dao. Ông sống đời đơn giản, không chạy theo thế lực chánh trị. Ông sống an nhàn tự tại trong thế giới nhiễu nhương và không bị dính mắc vào bất cứ thứ gì. Theo ông thì nếu không tham thì không làm tội. Chính vì thế mà cả Tăng lẫn tục đều đến học Thiền với ông. Vua Trần Thánh Tông tôn ông là Tuệ Trung Thượng Sĩ và gửi Thái Tử Trần Khâm (sau nầy là vua Trần Nhân Tông) đến học Thiền với ông—
His real name was Trần Tung, he was born in 1230, the eldest son of Trần Liễu. He was a nephew of King Trần Thái Tông. He was intelligent and well-behaved when he was very young. During the war time with the Mongolian, he had been a general twice, leading his troops against the invasive Mongolian army to the victory. During the peace time, he retired to Van Nien hamlet, the land rewarded by the king. He practiced meditation under the instruction of Zen Master Tiêu Dao and was enlightened. He led a simple life, not engaging in any competition for political power. He lived freely in his world and did not have any idea of clinging to anything. To him, no greed involved, no sins committed. Thus, laity and monks from all over came to study Zen with him. King Trần Thánh Tông honored him with the respected title “Tuệ Trung Thượng Sĩ” (a highest intellect who always lives within his wisdom). The king also sent his young prince Trần Khâm (later became King Trần Nhân Tông) to come to study Zen with him.
60. Zen Master Trần Nhân Tông
(1258-1308)
Theo Thiền Sư Việt Nam của Thiền sư Thích Thanh Từ, Ngài sanh năm 1258, con Vua Trần Thái Tông. Lúc thiếu thời Ngài được vua cha cho theo học thiền với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Ngày nọ Ngài hỏi Thầy về bổn phận của một người tu thiền. Tuệ Trung đáp: “Phản quang tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” Có nghĩa là hãy soi lại chính mình là phận sự gốc, chứ không từ bên ngoài mà được. Từ đó Ngài thông suốt và tôn Tuệ Trung Thượng Sĩ làm thầy. Năm hai mươi mốt tuổi, Ngài lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Trần Nhân Tông. Khi quân Mông Cổ xâm lăng nước ta, ngài đích thân cầm quân diệt giặc, đến khi thái bình Ngài nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, rồi lui về thực tập thiền với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Tuy nhiên, lúc ấy Ngài vẫn còn làm cố vấn cho con là vua Trần Anh Tông. Đến năm 1299, Ngài rời bỏ cung điện để đi vào ẩn tu như một nhà tu khổ hạnh trong núi Yên Tử. Nơi đây Ngài thành lập Tăng đoàn và khuyên họ nên lấy câu dạy của Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ mà tu hành. Ngài được tôn làm Sơ Tổ của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử—
According to the Vietnamese Zen Masters written by Zen Master Thích Thanh Từ, he was born in 1258 A.D., son of King Trần Thánh Tông. When he was young, his father sent him to practice Zen with Zen Master Tuệ Trung Thượng Sĩ. One day he asked his Master about the obligation of a Zen practitioner. Tuệ Trung responded: “Looking inward to shine up oneself is the main duty, not following anything outward.” Since then, he thoroughly understood his duty as a Zen practitioner and honored Tuệ Trung as his master. He became King when he was twenty-years of age. When the Mongolian invaded Vietnam in 1283 and 1287, he led his armed forces to bravely defeat the Mongolian aggressors. When the peace restored, he relinquished the throne to his son in 1293, and spent more time to practice Zen with Tuệ Trung Thượng Sĩ. However, he still tutored his son, the young king Trần Anh Tông. In 1299 he left the royal palace to go to Yên Tử Mountain, living and practicing as an ascetic monk. Here he organized the Sangha and advised them to follow the advice of Tuệ Trung Thượng Sĩ to lead their life of cultivation. He was honored as the First Patriarch of Trúc Lâm Yên Tử Zen Sect.
61. Zen Master Đạo Chân
(1579-1638)
Thiền sư Việt Nam vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17, quê ở Phúc Khê, Bắc Việt. Tục danh là Vũ Khắc Minh. Ngài là đệ tử của Thiền sư Đạo Long. Sau khi Thầy của ngài thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Pháp Vũ tu hành và thị tịch khoảng năm 1638. Lúc trước khi viên tịch, ngài đã cho biết nhục thân sẽ không bị hư thối. Sự việc quả đúng như thế, nhưng về sau nầy, người ta cũng ướp vào nhục thân của ngài một số chất liệu để hạn chế sức tàn phá của thời gian—A Vietnamese Zen master from Phúc Khê, Bắc Việt, in the early and middle of the seventeenth century. His secular name was Vũ Khắc Minh. He was a disciple of Zen Master Đạo Long. After his master passed away, he stayed at Pháp Vũ Temple to cultivate. He passed away in about 1638. Before his death, he told his disciples that his body would not be decayed. It happened as he said. However, recently, some new techniques have been applied to reduce the decomposition to the body.
62. Zen Master Đạo Tâm
Thiền sư Việt Nam vào đầu và giữa thế kỷ thứ 17, quê ở Phúc Khê, Bắc Việt. Tục danh là Vũ Khắc Trường (cháu kêu bằng chú của Thiền Sư Đạo Chân Vũ Khắc Minh). Ngài là đệ tử của Thiền sư Đạo Chân. Sau khi Thầy của ngài thị tịch, ngài tiếp tục trụ tại chùa Pháp Vũ tu hành cho đến khi thị tịch, không rõ năm nào. Lúc trước khi viên tịch, ngài đã cho biết nhục thân sẽ không bị hư thối. Sự việc quả đúng như thế, nhưng về sau nầy, người ta cũng ướp vào nhục thân của ngài một số chất liệu để hạn chế sức tàn phá của thời gian—A Vietnamese Zen master from Phúc Khê, Bắc Việt, in the early and middle of the seventeenth century. His secular name was Vũ Khắc Trường. He was a disciple of Zen Master Đạo Chân (his uncle). After his master passed away, he stayed at Pháp Vũ Temple to cultivate until he passed away, the year of his passing away was unknown. Before his death, he told his disciples that his body would not be decayed. It happened as he said. However, recently, some new techniques have been applied to reduce the decomposition to the body.
63. Zen Master Thủy Nguyệt Thông Giác
(1637-1704)
Thủy Nguyệt Thông Giác, thiền sư Việt Nam, quê ở quận Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng, đạo Sơn Nam, Bắc Việt. Ngài xuất gia lúc 20 tuổi. Sau đó ngài sang Trung Quốc tầm sư học đạo và trở thành đệ tử của Thiền sư Thượng Đức. Trở về nước, sư trụ tại Hạ Long, thuộc quận Đông Triều để hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Một ngày vào khoảng đầu năm 1704, sư lên Thượng Long gặp sư Thiện Hữu, bảo rằng: “Nay tôi tuổi đã cao, và tôi cũng đã trụ thế đủ rồi, tôi muốn cùng Thầy lên núi nhập Niết Bàn.” Sư Thiện Hữu thưa: “Đạo quả của huynh nay đã chín muồi, còn tôi chưa tròn nên cần ở lại độ đời.” Hôm ấy sư trở về chùa bảo đồ chúng, nay ta lên chơi núi Nhẫm Dương, nếu bảy ngày mà không thấy ta về. Các ông lên ấy tìm chỗ nào có mùi thơm là kiếm được ta. Đến bảy ngày sau, đồ chúng không thấy ngài về, bèn lên núi tìm. Nghe mùi thơm, đi theo và tìm thấy ngài ngồi kiết già thị tịch trong một hang núi—
A Vietnamese Zen Master from Ngự Thiên village, Tiên Hưng district, Sơn Nam province, North Vietnam. He left home and became a monk at the age of 20. In 1664, he went to China to seek a good master. He met Zen Master Thượng Đức and became the latter’s disciple. He was the Dharma heir of the thirty-sixth generation of the T’ao-T’ung Zen Sect. When he returned home, he went to Hạ Long area, Đông Triều district to built a temple to expand Buddhism. One day in the beginning of 1704, he went to Thượng Long Temple and said to Zen Master Thiện Hữu: “Now I am old and I have been in the world long enough, let’s go to the mountain to enter Nirvana.” Zen master Thiện Hữu said: “You, senior monk, have already completed your cultivation, but I have not. I must stay here longer to save more people.” He returned to Hạ Long Temple and told his disciples that he wanted to go wandering on Mount Nhẫm Dương. If after seven days, he would not return, they should go to Mount Nhẫm Dương and follow a fragrant smell in the mountain, then they could find him. After seven days, his disciples went to Mount Nhẫm Dương, followed a strangely fragrant smell, and found his body sitting in lotus posture.
64. Zen Master Tông Diễn Chân Dung
(1640-1711)
Tông Diễn Chân Dung, thiền sư Việt Nam, quê ở Phú Quân, Cẩm Giang, Bắc Việt. Ngài mồ côi cha từ thời thơ ấu. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia. Về sau ngài trở về độ bà mẹ già bằng cách cho bà mẹ ở chùa công phu tu tập đến khi qua đời. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa tại Bắc Việt. Ngài thị tịch năm 1711—A Vietnamese Zen Master from Phú Quân, Cẩm Giang, North Vietnam. He lost his father when he was very young. When he was twelve years old, he left home and became a monk. Later, he returned to his home town to save his mother by allowing her to stay in the temple to cultivate until the day she passed away. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam.
65. Zen Master Như Như
Thiền sư Việt Nam, quê ở Hà Nội. Ngài là Pháp tử đời thứ 45 dòng Thiền Tào Động. Ngài khai sơn chùa Thiên Trúc ở Mễ Trì, Hà Nội. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo ở Bắc Việt. Ngài thị tịch ngày 20 tháng bảy, nhưng không rõ năm nào—A Vietnamese Zen Master from Hanoi. He was the Dharma heir of the forty-fifth generation of the T’ao-T’ung Zen Sect. He built Thiên Trúc Temple in Mễ Trì, Hanoi. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away on the twentieth of July, but the year was unknown.
66. Zen Master An Thiền
Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 19. Ngài là tác giả bộ “Tam Giáo Thông Khải” được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ 19, có lẽ được in vào khoảng năm 1845. Hầu hết cuộc đời hoằng pháp của ngài, ngài trụ tại chùa Đại Giác ở Đồ Sơn, Bắc Ninh—A Vietnamese famous Zen master in the early nineteenth century. He was the author of “A Thorough Study on the Three Religions” composed in the middle of the nineteenth century. Probably printed in 1845. He spent most of his life at Đại Giác Temple in Bồ Sơn, Bắc Ninh to expand Buddhism.
Tam Giáo Thông Khảo: A Thorough Study in the Three Religions—Bộ sách được biên soạn bởi An Thiền Thiền Sư, Thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ 19. Sách được biên soạn vào giữa thế kỷ thứ 19, có lẽ được in vào khoảng năm 1845. Sách gồm ba phần—A book composed by Zen master An Thiền, A Vietnamese famous Zen master in the early nineteenth century. The book was composed in the middle of the nineteenth century. Probably printed in 1845. The bok included three divisions
I) Quyển thứ nhất—Phật Giáo: First volume—Buddhism.
1) Phụng Chiếu cầu pháp: Việc du học của Thiền sư Tính Tuyền Trạm Công—The travel in seeking the Buddha Dharma of Zen Master Tính Tuyền Trạm Công.
2) Bản Quốc Thiền Môn Kinh Bản: Các bản kinh khắc ở Việt Nam—Sutras printed in Vietnam.
3) Đại Nam Thiền Học Sơ Khởi: Khởi thủy Thiền học Việt Nam—The beginning of Zen in Vietnam.
4) Đại Nam Phật Tháp: Các tháp Phật ở Việt Nam—Buddha stupas in Vietnam.
5) Vô Ngôn Thông Truyền Pháp: Thiền phái Vô Ngôn Thông—Wu-Yun-T’ung Zen Sect.
6) Danh Trấn Triều Đình: Các cao Tăng nổi tiếng ở triều đình—Famous monks at the Royal Palace.
7) Lê Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời Tiền Lê—Famous monks during the Tiền Lê Dynasty.
8) Lý Triều Danh Đức: Các cao Tăng thời nhà Lý—Famous monks during the Lý Dynasty.
9) Trần Triều Danh Đức: Các cao Tăng đời Trần—Famous monks during the Trần Dynasty.
10) Tỳ Ni Đa Lưu Chi Truyền Pháp: Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi—Vinitaruci Zen Sect.
11) Tuyết Đậu Truyền Pháp: Thiền phái Thảo Đường—Thảo Đường Zen Sect.
12) Những việc thần bí liên quan đến các Thiền sư Việt Nam qua các triều đại: Mystic things involving Vietnamese Zen masters throughout all dynasties.
13) Danh từ Phật học và các thần thoại Phật Giáo ở Trung Hoa và Việt Nam: Buddhist terms and mythological stories about Buddhism in China and Vietnam.
II) Quyển thứ hai—Khổng Giáo: Second volume—Confucianism.
III) Quyển thứ ba—Lão Giáo: Third volume—Taoism.
67. Zen master Chuyết Công
(1590-1644)
Thiền sư Trung Hoa, quê ở Tiệm Sơn, tỉnh Phước Kiến, Trung Quốc. Ngài đã tỏ ra thông minh lúc tuổi hãy còn rất nhỏ. Thoạt đầu ngài theo học thiền với Thiền sư Tiệm Sơn. Về sau, ngài theo học với Thiền sư Tăng Đà Đà ở Nam Sơn và trở thành pháp tử đời thứ 34 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1633, ngài đến Thăng Long, Bắc Việt. Ngài được cả Chúa Trịnh và vua Lê Huyền Tông kính trọng và tôn sùng. Sau khi trùng tu chùa Ninh Phúc, Chúa Trịnh mời ngài về trụ trì tại đây để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo cho đến khi ngài thị tịch năm 1644—A Chinese Zen master from Tiệm Sơn, Phước Kiến, China. Since his young age, he was very intelligent. First, he studied Zen with Zen master Tiệm Sơn. Later, he studied with Zen master Tăng Đà Đà in Nam Sơn. He was the Dharma heir of the thirty-fourth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1633, he arrived at Thăng Long, North Vietnam. He was respected and honored by both Lord Trịnh and King Lê Huyền Tông. After rebuilding Ninh Phúc Temple, Lord Trịnh invited him to stay there to revive and expand Buddhism until he passed away in 1644.
68. Zen Master Minh Hành
(1596-1659)
Thiền Sư Trung Quốc, quê ở Kiến Xương, Tỉnh Giang Tây. Ngài theo sư phụ là Hòa Thượng Chuyết Chuyết qua Việt Nam và đến Thăng Long vào năm 1633. Họ trụ tại chùa Ninh Phúc (Bút Tháp) hơn 11 năm. Sau khi Hòa Thượng Chuyết Chuyết thị tịch năm 1644, Thiền sư Minh Hành trở thành Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Cùng năm ấy, Thiền Sư Minh Hành và bà Hoàng Thái Hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc dựng lại chùa Bút Tháp thành ngôi chùa có quy mô to lớn hơn. Thiền sư Minh Hành tiếp tục trụ tại chùa Ninh Phúc để hoằng dương Phật pháp đến khi ngài thị tịch năm 1659—Zen Master Minh Hành, a Chinese monk from Kiến Xương, Giang Tây. He followed his master, Most Venerable Chuyết Chuyết to go to Vietnam. They arrived at Thăng Long in 1633. They stayed at Ninh Phúc (Bút Tháp) Temple for more than 11 years. After Zen Master Chuyết Chuyết passed away in 1644, Zen Master Minh Hành became the Dharma heir of the thirty-fifth lineage of the Linn-Chih Zen Sect. On the same year, the temple was rebuilt on a larger scale by Zen Master Minh Hành and the Queen Mother Trịnh Thị Ngọc Trúc. He continued to stay at Ninh Phúc Temple to expand the Buddha Dharma until he passed away in 1659.
69. Zen Master Minh Lương
Thiền sư Minh Lương, một vị cao Tăng người Việt Nam, quê ở Phù Lãng. Ngài gặp Hòa Thượng Chuyết Công và trở thành đệ tử khi Hòa Thượng từ bên Tàu sang Việt Nam. Sau đó ngài trở thành Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Sau khi Thầy thị tịch vào năm 1644, ngài dời về chùa Vĩnh Phúc trên núi Côn Cương, Phù Lãng để hoằng dương Phật pháp. Trước khi thị tịch ngài truyền pháp lại cho Thiền Sư Chân Nguyên—A Vietnamese famous monk from Mount Phù Lãng. He met and became a disciple of Most Venerable Chuyết Công when the latter arrived in Vietnam. Later he became the Dharma heir of the 35th generation of the Linn Chih Zen Sect. After his master passed away in 1644, he moved and stayed at Vĩnh Phúc Temple on Mount Côn Cương in Phù Lãng to expand the Buddha Dharma. Before he passed away, he transmitted the Dharma to Zen Master Chân Nguyên.
70. Zen Master Chân Nguyên
(1647-1726)
Một nhà sư nổi tiếng Việt Nam, quê ở Hải Dương. Thuở nhỏ ngài rất thông minh. Ngài xuất gia năm 16 tuổi. Năm 19 tuổi ngài đến chùa Hoa Yên và trở hành đệ tử của Thiền sư Tuệ Nguyệt với pháp hiệu là Tuệ Đăng. Khi thầy thị tịch, ngài trở thành du Tăng khất sĩ, thực hành hạnh tu khổ hạnh. Sau đó ngài trụ lại tại chùa Cô Tiên để hoằng dương Phật pháp. Ngày nọ, ngài viếng chùa Vĩnh Phúc gặp và trở thành đệ tử của Thiền sư Minh Lương. Ngài thị tịch năm 1726—A Vietnamese famous monk from Hải Dương. When he was young, he was very intelligent. He left home and became a monk at the age of 16. When he was 19, he went to Hoa Yên Temple to meet Zen Master Tuệ Nguyệt and became his disciple with the Dharma name Tuệ Đăng. After his master passed away, he became a wandering monk who practised ascetics. Later, he stayed at Cô Tiên Temple to expand the Buddha Dharma. One day he visited Vĩnh Phúc Temple, there he met and became the disciple of Zen Master Minh Lương with the Dharma name Chân Nguyên. He passed away in 1726, at the age of 80.
71. Zen Master Như Hiện
(?-1765)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Hải Dương, đệ tử của ngài Chân Nguyên. Ngài xuất gia lúc 16 tuổi và tu tại chùa Long Động trên núi Yên Tử. Ngài là Pháp tử đời thứ 37 của Thiền phái Lâm Tế. Sau khi thầy thị tịch ngài đến Động Khê ở Hải Phòng và khai sơn ngôi chùa Nguyệt Quang. Ngài được vua Lê Hy Tông ban chức Tăng Cang, và ban đạo hiệu là Thuần Giác Hòa Thượng. Theo Thiền Sư Việt Nam của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, năm 1748, Thiền sư Như Hiện được vua Lê Hiến Tông ban chức Tăng Cang, và năm 1757, được sắc phong là Tăng Thống Thuần Giác Hòa Thượng. Ngài thị tịch năm 1765—A Vietnamese monk from Hải Dương, a disciple of Zen Master Chân Nguyên. He left home at the age of 16 and became a monk at Long Động Temple on Mount Yên Tử. He was the Dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. After his master passed away, he went to Động Khê, Hải Phòng and founded Nguyệt Quang Temple. According to the Vietnamese Zen Masters, written by Most Venerable Thích Từ, Zen Master Như Hiện was appointed as the Chief Monk in 1748, and given the religious name Great Master Thuần Giác by King Lê Hiến Tông in 1757. He passed away in 1765.
72. Zen Master Như Trừng Lân Giác
(1696-1733)
Thiền sư Việt Nam, quê tại Thăng Long. Ngài sanh năm 1696, tên là Trịnh Thập, con trai Tần Quang Vương, là cháu nội Chúa Trịnh Căn, lấy con gái thứ tư của vua Lê Hy Tông. Một hôm, ngài sai đào gò phía sau nhà để xây bể cạn thì thấy trong lòng đất có cái ngó sen. Phò mã cho mình có duyên với đạo Phật nên có ý muốn đi tu. Sau đó ngài đến chùa Long Động trên núi Yên Tử và trở thành đệ tử của Thiền Sư Chân Nguyên. Sau khi thọ cụ túc giới, và trở thành Pháp tử đời thứ 37 dòng Thiền Lâm Tế, ngài trở về và trụ tại chùa Liên Tông, chùa nầy đến đời vua Tự Đức chùa đổi tên Liên Phái để tránh “húy” của nhà vua. Tại đây ngài đã thành lập Thiền Phái Liên Tông. Ngài thị tịch năm 1733, vào tuổi 37—
A Vietnamese monk from Thăng Long Citadel. He was born in 1696, named Trịnh Thập, Tần Quang Vương’s son and Lord Trịnh Căn’s grandson. He married to the fourth daughter of King Lê Hy Tông. When he had the earth mound in his back yard, he saw a lotus shoot underground. The Prince Consort thought that he had a fate with Buddhism, so he decided to enter the monkhood. Later he went to Long Động Temple on Mount Yên Tử to become a disciple of Chân Nguyên. After receiving the complete precepts with Zen Master Chân Nguyên, he became the dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. Then he returned to stay at Liên Tông Temple. There he established Liên Tông Zen Sect. He passed away in 1733, at the age of 37.73. Zen Master Tính Tĩnh
(1692-1773)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Động Khê. Sau đó ngài đến chùa Nguyệt Quang xin làm đệ tử của Thiền sư Như Hiện. Sau khi thầy ngài thị tịch, ngài trở thành Pháp tử đời thứ 38 dòng Thiền Lâm Tế. Ngài tiếp tục ở lại chùa hoằng pháp. Ngoài ra, ngài còn trùng tu các ngôi già lam Long Động, Phước Quang, và Quỳnh Lâm. Ngài thị tịch năm 1773, thọ 82 tuổi—A Vietnamese monk from Động Khê. He became a disciple of Zen Master Như Hiện at Nguyệt Quang Temple. After his master passed away, he became the Dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. He continued to stay at Nguyệt Quang Temple to expand the Buddha Dharma. Besides, he also rebuilt Long Động, Phước Quang, and Quỳnh Lâm Temples. He passed away in 1773, at the age of 82.
74. Zen Master Tính Tuyền
(1674-1744)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Nam Định. Vào tuổi 12, ngài đi đến chùa Liên Tông để bái kiến Như Trừng Lân Giác Thượng Sĩ và trở thành đệ tử của Thượng Sĩ,. Ngài thọ cụ túc giới và trở thành Pháp tử đời thứ 39 của dòng Thiền Lâm Tế. Ngài ở lại đây sáu năm. Sau đó ngài sang Tàu và cũng ở lại đó sáu năm. Khi ngài trở về Việt Nam thì Thượng Sĩ đã qua đời được ba năm rồi. Ngài mang tất cả những kinh thỉnh được từ bên Tàu về chùa Càn An cho chư Tăng Ni trong nước đến sao chép. Ngài thị tịch năm 1774, thọ 70 tuổi—A Vietnamese monk from Nam Định. At the age of 12, he came to Lien Tông Temple to pay homage to Thượng Sĩ and to become the latter’s disciple. He received complete precepts and became the Dharma heir of the thirty-ninth generation of the Linn-Chih Zen Sect. He stayed there for six years. Later, he went to China and stayed there for another six years. When he came back to Vietnam, his master Thượng Sĩ had already passed away for three years. He transported all the sutras and sacret books of vinaya to Càn An Temple for other monks and nuns in the country to come to copy. He passed away in 1744, at the age of 70.
75. Zen Master Hải Quýnh Từ Phong
(1728-1811)
Vị sư Việt Nam, quê ở Bắc Ninh. Vào lúc 16 tuơåi, ngài đến chùa Liên Tông, đảnh lễ Thiền Sư Bảo Sơn Dược Tính. Ngài trở thành đệ tử của Bảo Sơn và Pháp tử đời thứ 40 dòng Lâm Tế. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng pháp ở miền Bắc Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1811, thọ 84 tuổi—A Vietnamese monk from Bắc Ninh. At the age of 16, he came to Liên Tông Temple to pay homage to Zen Master Bảo Sơn Dược Tính and became the latter’s disciple. He was the 40th generation of the Linn Chih Zen Sect. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. He passed away in 1811, at the age of 84.
76. Zen Master Kim Liên Tịch Truyền
(1745-1816)
Thiền sư Kim Liên, người Việt Nam, quê ở Thượng Phước, Bắc Việt. Ngài xuất gia từ thuở bé tại chùa Vân Trai. Sau đó ngài đến chùa Liên Tông và trở thành đệ tử của ngài Từ Phong Hải Quýnh. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1816, thọ 70 tuổi—A Vietnamese Zen master from Thượng Phước, North Vietnam. He left home and stayed at Vân Trai Temple when he was very young. Later he went to Liên Tông Temple and became a disciple of Zen Master Từ Phong Hải Quýnh. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. He passed away in 1816, at the age of 70.
77. Zen Master Tường Quang
Chiếu Khoan (1741-1830)
Thiền sư Tường Quang, người Việt Nam, quê ở Hà Nội. Lúc thiếu thời, ngài xuất gia với Hòa Thượng Kim Liên ở chùa Vân Trai. Ngày ngày ngài dụng công tu hành khổ hạnh. Ngài lấy Lục độ làm tiêu chuẩn tu hành cho chư Tăng Ni. Ngài khuyến tấn Tăng Ni giảng kinh nói pháp và bố thí độ đời. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1830, thọ 70 tuổi—A Vietnamese Zen master from Hanoi. At young age, he left home and became a disciple of Most Venerable Kim Liên at Vân Trai Temple in Hanoi. Everyday, he focused on ascetic practicing. He considered the six paramitas as cultivation standards for monks and nuns. He always encouraged monks and nuns to practice dharma preaching and almsgiving to save sentient beings. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. He passed away in 1830, at the age of 70.
78. Zen Master Phúc Điền
Thiền sư Phúc Điền, quê ở Hà Đông. Ngài là người có công trong việc bảo tồn sử liệu Phật Giáo Việt Nam. Ngài thường trụ tại chùa Liên Tông để hoằng pháp. Ngài cũng là người khai sơn chùa Thiên Quang trên núi Đại Hưng ở Hà Nội. Sau đó, không ai biết ngài đi đâu và thị tịch hồi nào—A Vietnamese Zen master from Hà Đông, North Vietnam. He had the credit of preserving a lot of Vietnamese Buddhist history materials. He stayed most of his life at Liên Tông Temple in Hanoi to expand the Buddha Dharma. He was also the founder of Thiên Quang Temple at Mount Đại Hưng in Hanoi. Where and when he passed away were unknown.
79. Zen Master Phổ Tịnh
Thiền sư Phổ Tịnh, quê ở Thượng Phước, Bắc Việt. Khi còn rất nhỏ, ngài xuất gia với Thiền sư Phúc Điền, nhưng về sau thọ giới với Thiền sư Tường Quang và trở thành Pháp tử đời thứ 43 dòng Lâm Tế. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài hoằng pháp tại miền Bắc Việt Nam. Ngài đi đâu và thị tịch hồi nào không ai biết—Zen Master Phổ Tịnh, a Vietnamese monk from Thượng Phước, North Vietnam. He left home to follow Most Venerable Phúc Điền when he was very young. Later, he received precepts with Zen Master Tường Quang and became the Dharma heir of the forty-third generation of the Linn Chih Zen Sect. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in North Vietnam. His whereabout and when he passed away were unknown.
80. Zen Master Thông Vinh
Thiền sư Việt Nam, quê ở Hải Dương. Thuở nhỏ ngài xuất gia tại chùa Hàm Long. Về sau, ngài theo làm đệ tử Hòa Thượng Phúc Điền và trở thành Pháp tử đời 44 dòng Lâm Tế. Phần lớn cuộc đời ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Bắc Việt. Ngài thị tịch hồi nào và ở đâu không ai biết—A Vietnamese Zen master from Hải Dương. He left home at his young age to go to Hàm Long Temple to become a monk. Later, he became a disciple of Most Venerable Phúc Điền. He was the Dharma heir of the 44th generation of the Linn-Chih Zen Sect. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. His whereabout and when he passed away were unknown.
81. Zen Master Nguyên Thiều
(1648-1728)
Thiền Sư Trung Hoa, quê ở Quảng Đông. Ngài sinh năm 1648, xuất gia vào tuổi 19 và trở thành đệ tử của Thiền sư Bổn Khao Khoáng Viên tại chùa Báo Tư, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Ngài là Pháp tử đời thứ 33 dòng Thiền Lâm Tế. Vào năm 1665, ngài sang Trung Việt và trụ tại Qui Ninh, tỉnh Bình Định, nơi mà ngài đã xây chùa Thập Tháp Di Đà. Thập Tháp Di Đà tọa lạc trên đồi Long Bích, cách Qui Nhơn khoảng 25 cây số, qua khỏi thị trấn Đập Đá, thuộc thôn Vạn Xuân, xã Nhơn Thành, quận An Nhơn. Về sau, ngài đi Thuận Hóa xây chùa Hà Trung, và Phú Xuân xây chùa Quốc Ân và tháp Phổ Đồng. Ngài đã từng phụng mạng chúa Nguyễn Phước Thái trở lại Quảng Đông để thỉnh các bậc cao Tăng, tượng Phật và pháp khí về tổ chức giới đàn Thiên Mụ. Sau đó ngài vâng sắc chỉ làm trụ trì chùa Hà Trung. Khoảng cuối đời, ngài trở lại chùa Quốc Ân. Năm 1728, ngài hơi có bệnh, đến ngày 19 tháng 10, ngài triệu tập đồ chúng lại và thuyết về lẽ huyền vi. Xong ngài dặn dò đệ tử bằng bài kệ thị tịch:
Thị tịch kính vô ảnh
Minh minh châu bất dung
Đường đường vật phi vật
Liêu liêu không vật không.
(Lặng lẽ gương không bóng,
Sáng trong ngọc chẳng hình
Rõ ràng vật không vật
Mênh mông không chẳng không.)
Viết xong bài kệ, ngài an nhiên thị tịch, thọ 81 tuổi. Đồ chúng dựng tháp ngài ở thôn Thuận Hòa, làng Dương Xuân Thượng. Chúa Nguyễn Phước Châu thân làm bia ký và ban thụy hiệu là Hạnh Đoan Thiền Sư.” Nay bia vẫn còn trước chùa Quốc Ân—A Chinese Zen Master from Kuang-Tung. He was born in 1648, left home at the age of nineteen and became a disciple of Zen Master Bổn Khao Khoáng Viên at Báo Tư temple in Kuang-T’ung, China. He was the Dharma heir of the thirty-third generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1665, he went to Cental Vietnam and stayed in Qui Ninh, Bình Định, where he established Thập Tháp Di Đà Temple. The temple is situated on Long Bích hill, about 25 kilometers from Qui Nhơn City, across Đập Đá town, in Vạn Xuân hamlet, Nhơn Thành village, An Nhơn district. Later, he went to Thuận Hóa to build Hà Trung Temple, then to Phú Xuân to build Quốc Ân Temple and Phổ Đồng Stupa. At one time, he obeyed order from Lord Nguyễn Phước Thái to return to Kuang-Chou to invite more high-rank Chinese monks to Vietnam, and to obtain more statues of Buddhas as well as religious ritual instruments in preparation for a great Vinaya-affirming ceremony at Thiên Mụ temple. Later on he received an edict to be headmonk of Hà Trung temple. At the end of his life, he moved to Quốc Ân temple. In 1728, after being slightly ill, he summoned all his disciples and delivered a discourse on the wonderful truths of Buddhism. After giving his instructions to the disciples, he wrote his last poem:
The image in the mirror,
The latter tranquil in itself,
Should not be considered as real.
The reflection from a gem,
The latter perfectly clear in itself,
Should not be taken as true.
Things existing to you do not really exist.
What is non-existent to you is truly non- Existent.
Having finished this poem, he peacefully breathed his last breath, at the age of 81. His disciples built a stupa in his memory at Thuận Hóa hamlet, Dương Xuân Thượng village. Lord Nguyễn Phước Châu himself wrote the eulogy for his tomb, and honored him with postthumous title “Hạnh Đoan Thiền Sư.” The stele now remains in front of Quốc Ân temple.
82. Zen Master Tử Dung Minh Hoằng
Thiền sư Trung Hoa, quê ở Quảng Đông. Ngài là Pháp tử đời thứ 34 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1665, ngài theo Thiền sư Nguyên Thiều sang Việt Nam và trụ tại Thuận Hóa. Sau đó ít lâu, vào khoảng năm 1690, ngài đã dựng nên một ngôi thảo am tên Ấn Tôn giữa vùng đồi núi cây cối um tùm, cảnh sắc tiêu sơ trên ngọn đồi Long Sơn để tu tập. Năm 1703, chúa Nguyễn Phước Châu đã ban cho chùa biển ngạch sắc tứ Ân Tông Tự, về sau chùa nầy được vua Thiệu Trị đổi tên thành chùa Từ Đàm. Ngài truyền pháp cho Tổ Liễu Quán. Ngài thị tịch ở đâu và hồi nào không ai biết—A Chinese monk from Kuang-Tung. He was the Dharma heir of the thirty-fourth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1665, he followed Most Venerable Nguyên Thiều to arrive in Vietnam and stayed in Thuận Hóa. Sometime later, maybe in 1690, he built a thatched house in a desolate area in deep forest on Hill Long Sơn. In 1703, Lord Nguyễn Phước Châu officially recognized the temple with the Ấn Tông. Later, king Thiệu Trị gave an edict for the temple name to change to Từ Đàm. He transmitted his Dharma to Zen Master Liễu Quán. His whereabout and when he passed away were unknown.
83. Zen Master Liễu Quán
(?-1743)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Song Cầu, Phú Yên. He was born in Song Cầu town, Phú Yên province. He moved to Thuận Hóa vào cuối thế kỷ thứ 17. Vào lúc sáu tuổi ngài đã mồ côi mẹ, cha ngài đem ngài đến chùa Hội Tôn làm đệ tử của Hòa Thượng Tế Viên. Bảy năm sau, Hòa Thượng Tế Viên thị tịch, ngài đến chùa Bảo Quốc xin làm đệ tử Hòa Thượng Giác Phong Lão Tổ. Vào năm 1691, ngài trở về nhà để phụng dưỡng cha già. Năm 1695, ngài đi Thuận Hóa thọ giới Sa Di với Thiền Sư Thạch Liêm. Năm 1697, ngài thọ giới cụ túc với Hòa Thượng Từ Lâm tại chùa Từ Lâm. Năm 1699 ngài học thiền với Thiền sư Tử Dung. Ngài là Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế. Chúa Nguyễn rất mến trọng đạo đức của ngài nên thường thỉnh ngài vào cung giảng đạo. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Trung Việt. Ngài là vị khai sơn chùa Bảo Tịnh tại Phú Yên vào cuối thế kỷ thứ 17. Sau lần trở lại Huế lần thứ hai để cầu đạo, ngài đã khai sơn chùa Viên Thông vào khoảng năm 1697. Năm 1741, ngài đã mở đại giới đàn tại chùa Viên Thông. Ngài thị tịch năm 1743. Trước khi thị tịch, ngài để lại một bài kệ truyền thừa cho các đệ tử về sau nầy kế tiếp tuần tự theo đó mà đặt tên Pháp.
Thật tế đại đạo, tánh hải thanh trừng
Tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phong
Giới định phước huệ, thể dụng viên thông
Vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công
Truyền kỳ diệu lý, diễn sướng chánh tông
Hạnh giải tương ưng, đạt ngộ chơn không.
A Vietnamese Zen Master from Song Cầu, Phú Yên. He was born in Song Cầu town, Phú Yên province. His family moved to Thuận Hóa province in the late seventeenth century. When he lost his mother at the age of six, his father brought him to Hội Tôn Temple to become a disciple of Most Venerable Tế Viên. Seven years later, Tế Viên passed away. He went to Bảo Quốc Temple to study with Most Venerable Giác Phong Lão Tổ. In 1691 he returned home to take care of his old father. In 1695, he went to Thuận Hóa to receive Samanera’s precepts with Most Venerable Thạch Liêm. In 1697, he receive complete precepts with Most Venerable Từ Lâm at Từ Lâm Temple. In 1699, he studied meditation with Most Venerable Tử Dung. He was the Dharma heir of the thirty-fifth generation of the Linn-Chih Zen Sect. Lord Nguyễn Vương greatly appreciated his virtues and often invited him to preach Dharma in the Royal Palace. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in Central Vietnam. He was the founder of Bảo Tịnh Temple in Phú Yên in the late seventeenth century. During the time when he came to Huế for the second time to seek the truth, he built Viên Thông temple in 1697. In 1741, he held a Vinaya-affirming ceremony at Viên Thông temple. He passed away in 1743. Before his death, he left a versified text to his Dharma offsprings to give the first word of the religious name.
84. Zen Master Tánh Thông Giác Ngộ
Thiền sư Việt Nam, quê ở Gia Định. Ngài là một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Hòa Thượng Đạo Dụng Đức Quảng. Ngài là Pháp tử đời thứ 39 dòng Thiền Lâm Tế. Hầu hết đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại miền Trung và miền Đông Nam phần. Ngài thị tịch năm 1842, thọ 87 tuổi—A Vietnamese Zen Master from Gia Định. He was one of the most outstanding disicples of Most Venerable Đạo Dụng Đức Quảng. He was the Dharma heir of the thirty-ninth generation of the Linn Chih Zen Sect. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in Central and East of South Vietnam. He passed away in 1842, at the age of 87.
85. Zen Master Pháp Thông Thiện Hỷ
Thiền Sư Việt Nam, quê tại Nam Việt. Ngài là Pháp tử đời thứ 36 dòng Thiền Tào Động. Ngài khai sơn ngôi chùa Long Ẩn trên núi Long Ẩn, tỉnh Phước Long, có lẽ vào năm 1733. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại Nam Việt. Sau khi ngài thị tịch, đệ tử xây tháp và thờ ngài ngay trước chùa—A Vietnamese Zen Master from South Vietnam. He was the Dharma heir of the thirty-sixth generation of the T’ao-T’ung Zen Sect. Probably in 1733, he built Long Ẩn Temple on Mount Long Ẩn, in Phước Long province. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. After he passed away, to honor him, his disciples built his stupa at the right front of the Temple.
86. Zen Master Tịnh Giác Thiện Trì
Thiền sư người gốc Hoa, đến xã Linh Phong, quận Phù Cát, tỉnh Bình Định lập am Dũng Tuyền tu tập. Đến năm 1733, chúa Nguyễn Phước Trú ra lệnh cho quan chức địa phương trùng tu chùa và đặt tên lại là Linh Phong Thiền Tự. Năm 1741, chúa Nguyễn Phước Khoát cho triệu hồi ngài về kinh đô giảng pháp cho hoàng gia. Sau đó ngài trở về Linh Phong tự và thị tịch tại đây vào năm 1785—A Chinese Zen Master who came to Vietnam in around 1702. He went to Linh Phong, Phù Cát, Bình Định to build a thatch small temple named Dũng Tuyền. In 1733, Lord Nguyễn Phước Trú ordered his local officials to rebuild this temple and renamed it Linh Phong Temple. In 1741, Lord Nguyễn Phước Khoát sent an Imperial Order to summon him to the capital to preach Buddha Dharma to the royal family. Later, he returned to Linh Phong Temple and passed away there in 1785.
87. Zen Master Minh Vật Nhất Tri
(?-1786)
Thiền sư Việt Nam, quê tại Đồng Nai, Nam Việt. Ngài là đệ tử của Tổ Nguyên Thiều Siêu Bạch. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam. Ngài thị tịch năm 1786. Một vài đệ tử xuất sắc của ngài như Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt ở chùa Thiên Mụ, Huế; Thiền sư Thiệt Thoại Tánh Tường, khai sơn chùa Hoa Nghiêm ở Thủ Đức, Gia Định; Thiền sư Phật Chí Đức Hạnh, khai sơn chùa Long Nhiễu ở Thủ Đức, Gia Định—A Vietnamese Zen master from Đồng Nai, South Vietnam. He was a disciple of Patriarch Nguyên Thiều Siêu Bạch. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. He passed away in 1786. Some of his most outstanding disciples are: Zen master Thiệt Thành Liễu Đạt at Thiên Mụ Temple in Huế, Zen master Thiệt Thoại Tánh Tường, founder of Hoa Nghiêm temple in Thủ Đức, Gia Định, Zen master Phật Chí Đức Hạnh, founder of Long Nhiễu Temple in Thủ Đức, Gia Định.
88. Zen Master Phật Ý Linh Nhạc
(1725-1821)
Thiền sư Việt Nam, có lẽ quê ở Trấn Biên, bây giờ là Bà Rịa. Ngài thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Thành Đẳng Minh Lương tại chùa Đại Giác tại Biên Hòa. Vào năm 1752, ngài trùng tu chùa Đại Giác và đổi tên là “Từ Ân.” Người ta nói rằng Chúa Nguyễn Vương đã từng trú ngụ tại chùa nầy. Năm 1822, vua Minh Mạng ban tặng bản “Sắc Tứ Từ Ân Tự.” Ngài Phật Ý đã sống phần lớn cuộc đời ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật Giáo tại miền Nam Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1821—A Vietnamese Zen master, probably from Trấn Biên (now Bà Rịa). He received precepts with Most Venerable Thành Đẳng Minh Lương at Đại Giác Temple in Biên Hòa. In 1752, he rebuilt Đại Giác small temple and renamed it “Từ Ân.” It is said that Lord Nguyễn Vương stayed at this temple. In 1822, King Minh Mạng offered it a board entitled “Royal Recognized Từ Ân Temple.” He spent most of his life in the South to revive and expand Buddhism. He passed away in 1821.
89. Zen Master Liễu Đạt Thiệt Thành
(?-1823)
Thiền Sư Liễu Đạt Thiệt Thành (?-1823)—Vị sư Việt Nam vào thế kỷ thứ 19. Quê quán của ngài không rõ ở đâu. Ngài là Pháp tử đời thứ 35 dòng Thiền Lâm Tế, là đệ tử của Hòa Thượng Minh Vật Nhất Tri. Từ năm 1744 đến năm 1821, ngài trụ tại chùa Từ Ân. Năm 1816, vua Gia Long gửi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô Huế để thuyết pháp cho nhà vua và hoàng gia. Ngài trở về Nam năm 1823 và thị tịch trong cùng năm ấy—A Vietnamese monk in the nineteenth century. His origin was unknown. He was the dharma heir of the thirty-fifth generation of the Linn-Chih Zen Sect, a disciple of Most Venerable Minh Vật Nhất Tri. From 1744 to 1821, he stayed at Từ Ân Temple. In 1816, King Gia Long sent an Imperial Order to summon him to Huế Capital to preach to the king and the royal family. He went back to the South in 1823 and passed away in the same year.
90. Zen Master Tổ Ấn Mật Hoằng
(1735-1835)
Thiền sư Tổ Ấn Mật Hoằng, quê ở Phù Cát Bình Định, Trung Việt. Ngài xuất gia vào tuổi 15. Ngài thọ cụ túc giới với Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc tại chùa Từ Ân ở Tân Khai, phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Ngài là Pháp tử đời thứ 36 dòng Lâm Tế. Vào năm 1773, ngài trụ trì tại chùa Đại Giác. Vào năm 1802, vua Gia Long sai quan địa phương trùng tu lại chùa Đại Giác. Đến năm 1815, vua Gia Long gửi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô Huế để thuyết giảng cho nhà vua và hoàng gia. Sau đó ngài về làm tăng cang chùa Thiên Mụ. Ngài thị tịch năm 1835, thọ 101 tuổi—A Vietnamese monk from Phù Cát, Bình Định, Central Vietnam. He left home and became a monk at the age of 15. He received complete precepts with Most Venerable Phật Ý Linh Nhạc at Từ Ân Temple in Tân Khai, Tân Bình, Gia Định. He was the Dharma heir of the 36th generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1773, he stayed at Đại Giác Temple. In 1802, King Gia Long ordered his local mandarins to rebuild Đại Giác Temple. In 1815 King Gia Long sent an Imperial Order to summon him to Hue capital to preach the Buddha Dharma to the King and the royal family. Later, he became a royal-recognized monk at Thiên Mụ temple. He passed away at Quốc Ân Temple in Huế in 1835, at the age of 101.
91. Zen Master Nhất Định
(1784-1847)
Thiền sư Việt Nam, quê ở Quảng Trị. Khi hãy còn rất trẻ, ngài đã xuất gia làm đệ tử của Hòa Thượng Phổ Tịnh tại chùa Thiên Thọ. Sau đó ngài thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Mật Hoằng tại chùa Quốc Ân. Sau khi thọ giới, ngài về trụ trì tại chùa Thiên Thọ. Rồi vâng mệnh vua Tự Đức đến trụ trì chùa Linh Hựu. Đến năm 1843, ngài trở thành một du Tăng rài đây mai đó. Trên đường hoằng hóa, ngài ghé lại Hương Thủy cất “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già và trụ lại đây để hoằng trì Phật Giáo cho đến khi ngài viên tịch. Người ta nói Hòa Thượng Nhất Định xây dựng “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già đang đau yếu bệnh hoạn. Lúc ấy thầy thuốc khuyên bà nên ăn cá hay thịt cho lợi sức. Mỗi sáng Hòa Thượng Nhất Định tự mình ra chợ mua cá về nấu cho mẹ ăn. Vì thế nên có tiếng dị nghị xấu. Tuy nhiên, vua Tự Đức rất thán phục sự hiếu hạnh của ngài nên ban tặng cho chùa tấm bảng đề “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự.”—
A Vietnamese monk from Quảng Trị. When he was very young, he left home and became a disciple of Zen Master Phổ Tịnh at Thiên Thọ Temple. Later he received complete precepts with Most Venerable Mật Hoằng at Quốc Ân Temple. He stayed at Thiên Thọ Temple. Then obeyed an order from King Tự Đức, he went to Linh Hựu temple. In 8143 he became a wandering monk. He stopped by Hương Thủy and built Dưỡng Am to serve his mother and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1874. It is said that “Dưỡng Am” was first built by Most Venerable Nhất Định as a thatch hut to serve his old mother. At one time, his mother was too sick so she was advised by the doctors to eat fish and meat for health recuperation. Every morning the Most Venerable went to the market place to get some fish and meat by himself to feed his ill mother. Therefore, he received a lot of bad comments from the local people. However, King Tự Đức appreciated him as a dutiful son so he gave the temple an escutcheon named Từ Hiếu (Filial Piety).
92. Zen Master Tiên Giác Hải Tịnh
(1788-1875)
Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh, quê ở Gia Định, Nam Việt. Vào năm 1802, cha ngài cho phép ngài xuất gia làm đệ tử của Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc. Về sau nầy ngài thọ cụ túc giới với Thiền sư Tổ Tông Viên Quang, một trong những đại đệ tử của ngài Phật Ý Linh Nhạc. Sau khi Phật Ý Linh Nhạc thị tịch vào năm 1821, ngài trụ tại chùa Từ Ân. Đến năm 1825 vua Minh Mạng gửi sắc chỉ triệu hồi ngài về kinh đô. Ngài trụ tại chùa Thiên Mụ. Đến năm 1847, ngài trở về Gia Định để chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo tại phương Nam cho đến khi ngài thị tịch năm 1875—
Zen Master Tiên Giác Hải Tịnh, a monk from Gia Định, South Vietnam. In 1802, his father allowed him to leave home to become a disciple of Zen Master Phật Ý Linh Nhạc. Later, he received complete precepts with Zen Master Tổ Tông Viên Quang, one of the great disciples of Phật Ý. He became the Dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. After Phật Ý Linh Nhạc passed way in 1821, he stayed at Từ Ân Temple. In 1825, king Minh Mạng sent an Imperial Order to summon him to the Capital. He stayed at Thiên Mụ Temple. He returned to Gia Định in 1847 and stayed at Viên Giác temple (used to be Quan Âm Viện, founded by Zen Master Hương Đăng in 1802 in Gia Định) to revive and expand Buddhism in the South until he passed away in 1875.
93. Zen Master Minh Vi Mật Hạnh
(1828-1898)
Thiền sư Việt Nam, đệ tử của Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh. Năm 1850, ngài trụ tại chùa Giác Lâm và là Pháp tử đời thứ 38 của dòng Thiền Lâm Tế. Sau khi sư phụ ngài thị tịch, phần lớn cuộc đời còn lại của ngài, ngài đã trùng tu và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam nước Việt. Ngài thị tịch năm 1898, thọ 72 tuổi—A Vietnamese monk, a disciple of Zen master Tiên Giác Hải Tịnh. In 1850, he stayed at Giác Lâm temple in Gia Định. He was the dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. After his master passed away, he spent most of the rest of his life to revive and expand Buddhism in the South until he passed away in 1898, at the age of 71.
94. Zen Master Minh Khiêm Hoằng Ân
(1850-1914)
Thiền sư Minh Khiêm Hoằng Ân, một trong những đệ tử nổi tiếng của Thiền sư Tiên Giác Hải Tịnh. Năm 1869 ngài trụ trì chùa Viên Giác. Ngài là Pháp tử đời thứ 38 dòng Thiền Lâm Tế. Năm 1875, ngài được cử làm giáo thọ khi mới 26 tuổi. Sau khi thầy ngài thị tịch, hầu hết cuộc đời ngài, ngài đã trùng tu và hoằng hóa Phật giáo tại miền Nam nước Việt. Ngài thị tịch năm 1914—A Vietnamese monk, one of the outstanding disciples of Zen Master Tiên Giác Hải Tịnh. In 1869 he stayed at Viên Giác Temple. He was the Dharma heir of the thirty-eighth generation of the Linn-Chih Zen Sect. In 1875, he became the Acarya (see Acarya in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section) when he was only 26 years old. When his master passed away, he spent most of his life to revive and expand Buddhism in the South. He passed away in 1914.
95. Zen Master Đạo trung Thiện Hiếu
Thiền sư Việt Nam, đời 38 dòng Lâm Tế. Không ai biết ngài quê quán ở đâu. Ngài khai sơn chùa Long Hưng tại tỉnh Sông Bé và chùa Linh Sơn tại tỉnh Tây Ninh, Nam Việt. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài hoằng hóa tại miền Nam nước Việt—A Vietnamese Zen Master. His origin was unknown. He was the Dharma heir of the 38th generation of the Linn-Chih Zen Sect. He was the founder of Long Hưng temple in Sông Bé province and Linh Sơn temple in Tây Ninh province in South Vietnam. He spent most of his life to expand and revive Buddhism in South Vietnam.
96. Zen Master Như Nhãn Từ Phong
(1864-1939)
Thiền sư Việt Nam nổi tiếng, quê ở Đức Hòa, Long An, Nam Việt. Năm 1880, khi song thân hoạch định cuộc hôn nhân cho ngài, thì ngài bỏ nhà đi xuất gia với Hòa Thượng Minh Khiêm Hoằng Ân với Pháp hiệu Như Nhãn Từ Phong và trở thành Pháp tử đời thứ 39 dòng Lâm Tế. Năm 1887, bà Trần thị Liễu xây chùa Giác Hải ở Phú Lâm và thỉnh ngài về trụ. Năm 1909, ngài được thỉnh làm Pháp Sư tại chùa Long Quang tỉnh Vĩnh Long. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa và trùng tu Phật giáo tại miền Nam Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1938, thọ 74 tuổi—
A Vietnamese famous Zen Master from Đức Hòa, Long An, South Vietnam. In 1880, his parents planned his marriage, but he left home and became a disciple of Most Venerable Minh Khiêm Hoằng Ân with the Buddha name of Như Nhãn Từ Phong, and became the Dharma heir of the thirty-ninth generation of the Linn-Chih Zen Sect. He was the secretary monk for Giác Viên Temple. In 1887, he stayed at Giác Hải Temple in Phú Lâm. The temple was built and donated to the Sangha by a lay woman named Trần Thị Liễu. In 1909 he was invited to be the Dharma Master at Long Quang Temple in Vĩnh Long. He spent most of his life to expand and to revive Buddhism in the South. He passed away in 1938, at the age of 74.
97. Zen Master Hải Bình Bảo Tạng
(1818-1862)
Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng, một thiền sư nổi tiếng của Việt Nam vào tiền bán thế kỷ thứ 19, quê ở Phú Yên. Ngài xuất gia và thọ giới cụ túc với Thiền sư Tánh Thông Sơn Nhân tại chùa Bát Nhã trên núi Long Sơn, tỉnh Phú Yên. Khi Hòa Thượng Sơn Nhân thị tịch, ngài trở thành Pháp tử đời thứ 40 dòng Lâm Tế. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa tại miền Nam Trung Việt. Ngài thị tịch năm 1862—A Vietnamese famous monk from Phú Yên, South Vietnam. He left home and received complete precepts with Zen Master Tánh Thông Sơn Nhân at Bát Nhã Temple on Mount Long Sơn in Phú Yên province. When his master passed away, he became the Dharma heir of the fortieth generation of the Linn-Chih Zen Sect and spent most of his life to expand the Buddha Dharma in the southern parts of Central Vietnam. He passed away in 1862.
98. Zen Master Ngộ Chân Long Cốc
Thiền sư Ngộ Chân Long Cốc, quê ở Nam Việt. Ngài là một thiền sư thuộc dòng Lâm Tế, nhưng không rõ đời nào. Ngài khai sơn chùa Đức Vân trên núi Chứa Chan ở Biên Hòa. Lúc cuối đời ngài đi vân du, ngài thị tịch hồi nào và ở đâu không ai biết—A Vietnamese zen master from South Vietnam. He was a monk from the the Linn Chih Zen Sect; however, his generation was unknown. He built Đức Vân Temple on Mount Chưa Chan in Biên Hòa province. Late in his life, he became a wandering monk. His whereabout and when he passed away were unknown.
99. Zen Master Hoàng Long
(?-1737)
Thiền sư Hoàng Long, quê ở Bình Định, Trung Việt. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa ở Hà Tiên, Nam Việt. Ngài thị tịch năm 1737—A Vietnamese Zen Master from Bình Định, Central Vietnam. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in Hà Tiên, South Vietnam. He passed away in 1737.
100. Zen Master Khánh Long
Thiền sư Khánh Long, quê ở Biên Hòa, Nam Việt. Ngài khai sơn chùa Hội Sơn ở Biên Hòa vào cuối thế kỷ thứ 18 và hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa ở Nam Việt Nam. Ngài đi đâu và thị tịch hồi nào không ai biết—A Vietnamese Zen Master from Biên Hòa, South Vietnam. He was the founder of Hội Sơn temple in Biên Hòa, South Vietnam in the late eighteenth century. He spent most of his life to expand the Buddha Dharma in South Vietnam. His whereabout and when he passed away were unknown.