THẬP NHẤT DIỆN THẦN CHÚ TÂM KINH NGHĨA SỚ

Đường Tuệ Chiểu soạn

 

Chí lý vắng lặng, tiêu biểu bằng lời nói, hình tướng, mà linh tri khéo ứng với căn cơ huyền cảm. Ngọn lửa hướng tình, gió bỗng động quán mầu tâm từ cùng cực, ánh chớp thân mây phát ra ánh sáng châu vương tâm bi sâu nặng. Cảm khởi cõi Đông ứng từ Tây hưng thịnh. Thường cảm sẽ ứng như tiếng vang trong hang trống. Báo đáp mà hiện hình như bóng trong gương sáng. Độ mười hai nhân duyên, nêu mười hai quán mặt. Cứu tám nạn cực khổ, nói tám thứ thần chú, cho nên nhập đạo tuy nhiều mà không ngoài người pháp. Nói người: Mười một mặt, pháp là thập nhất diện, pháp chính là tâm của thần chú. Chẳng phải người thì không thể trì chú, chẳng phải pháp thì không thể thành người, pháp và người tuy khác nhau nhưng không thể suy nghĩ, nói năng là một. Mười một mặt: thần quán suốt ba cõi chẳng nơi nào không hiện hóa, thân vào sáu đường chẳng chỗ nào không cảm ứng. Bậc công bằng đã thành, dấu vết đồng lưu xuất chưa cùng cực. Thể pháp tánh rốt ráo vắng lặng, cứu vớt suy yếu mà hưng khởi tâm bi. Trí bao trùm hư không, thân khắp pháp giới, linh đạt vô phương, chiếu soi ba nghiệp. Kính tín đức lực, khó suy nghĩ, khéo cứu khổ nạn trong năm đường. Mười một mặt: Ba mặt trước là tướng từ nhìn chúng sanh lành mà sanh từ tâm đại từ cho vui, ba mặt trái là mặt sân, nhìn chúng sanh ác mà sanh tâm từ đại bi cứu khổ, ba mặt phải trên là nanh trắng xuất diện nhìn tịnh nghiệp, phát huy ít có, khen ngợi khuyến tấn Phật đạo. Một mặt sau cùng là tươi cười nhìn chúng sanh thiện ác, lẫn lộn nhơ bẩn, mà chúng sanh lấy làm lạ cho nên bỏ ác hướng về đạo. Mặt Phật trên đảnh đối với hành cơ Đại thừa, mà nói các pháp rốt ráo Phật đạo, cho nên hiện mặt Phật đều như vậy, ba mặt ba phía là hóa ba cõi cho nên hiện ba mặt, nếu hợp với bổn diện ứng mười hai mặt. Mà mười một mặt là mặt phương tiện, mặt Bản thể thường là mặt chân thật, mặt tuy ở thân mà mặt trí là chính, mặt tiêu biểu nội hoài để bày quyền thật. Cho nên trên mặt thường hiện mười một mặt, vì thế gọi là mười một mặt. Tâm của thần chú, người đã chẳng suy nghĩ thần chú do Đại sĩ đã nói, pháp cũng khó so lường.Thần ấy khó suy lường, người nói chú ấy sắc trách. Tâm là lự tri. Kinh, tiếng Phạn là Tu-đa-la, cũng dịch là Kinh, là Thường. Theo phong tục đất Hán thì điều gì bậc Thánh nói đều gọi là Kinh. Nay lời đại Thánh cho nên gọi là Kinh. Trước Hiền nay Thánh, đã trải qua nhiều kiếp nói kinh thường. Nay giải thích kinh này trước có sáu nghĩa:

  1. Nói đại ý.
  2. Nói tông kinh.
  3. Nói về công năng.
  4.  Nói về giai vị.
  5. Nói về cảm ứng.
  6. Giải thích văn nghĩa.

Thứ nhất là nói đại y, hễ là Đại sĩ giáo hóa thế gian thì đại ý là muốn giúp cho tất cả nhập vào Phật đạo. Cho nên trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ hữu tình. Thực hành đủ ba A-tăng-kỳ mong được quả TamBồ-đề, đều vì khiến cho hữu tình nhập vào Phật đạo. Nhưng, các hữu tình từ xưa đến nay vô minh đã bao trùm trói buộc sanh tử. Cho nên Bồ-tát rũ lòng đại từ bi dùng các phương tiện, giáo hóa bằng mọi cách. Đại bi nhổ gốc khổ, đại từ là cho vui. Vì thế Bồ-tát Quán Thế Âm này hiện các thứ thân, nói các giáo pháp giáo hóa các hữu tình, việc phương tiện đối với các kinh mà nói rộng. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói Bồ-tát Quán Thế Âm trụ pháp môn Đại bi rộng độ tất cả. Kinh Pháp Hoa nói dùng các thứ thân đến các cõi nước độ thoát chúng sanh, cho nên có ba mươi ba thân hiện ra giáo hóa chúng sanh. Kinh Bất không Quyên Sách chép: Bồ-tát Quán Tự Tại nầy hiện tám tay, mặc áo da nai. Lại gọi là Bồ-tát Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Tự Tại Vương Thập Nhất Diện Quán Tự Tại. Bồ-tát này hoặc hiện ngàn thân đại tự tại cho nên hiện thân này. Cũng Bồ-tát này có vô lượng thân vô lượng mặt. Cho nên kinh Quán Thế Âm có bài kệ nói: Đầy đủ sức thần thông, rộng tu trí phương tiện. Trong cõi nước mười phương, chỗ nào cũng hiện thân.

Hỏi: Vì sao chỉ có Bồ-tát Quán Thế Âm mới có phương tiện như vậy để độ Ta-bà?

Đáp: Kinh Thiên Địa Bổn Khởi nói kiếp sơ lúc trời đất chưa có ánh sáng, bấy giờ, Phật A-di-đà ở phương Tây nghĩ rằng nên đến đó giáo hóa. Năng Nhân là bạn đồng học, ứng ở cõi ấy thành Phật, liền đánh kiền-chùy, tất cả đều nhóm họp tại giảng đường Uất-đề. Phật bảo đại chúng rằng: cách cõi nẫy tám mươi hằng hà sa cõi Phật có cõi Nhẫn, chúng sanh mất ánh sáng, rất là khốn khổ, ai kiến lập công đức? Bấy giờ Bồ-tát Ứng Thanh bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Phật mười phương đều kiến lập, khiến cho trời, người chẳng dứt. Liền bàn với Bồtát Cát Tường, làm mắt cho thế gian mà tạo mặt trời, mặt trăng. Bồ-tát Ứng Thanh làm mặt trời, Bồ-tát Cát Tường làm mặt trăng. Bồ-tát Ứng Thanh tức Bồ-tát Quán Thế Âm. Bồ-tát Cát Tường tức Bồ-tát Đại Thế Chí là hai vị Bồ-tát thần đức vô lượng, tiếng tăm vang khắp. Có nhân duyên sâu nặng với chúng sanh cõi nầy.

Hỏi: Bồ-tát này giáo hoá trong bao nhiêu kiếp?

Đáp: Bồ- tát nầy thệ nguyện sâu nặng, cho nên nếu chúng sanh chưa hết thì sự hóa hiện của Bồ-tát nầy chưa dứt. Cho nên kinh nói: xưa, có vua chuyển Luân hiệu là Biến Tịnh. Có Thái tử, cũng có Đại thần tên là Bảo Tuệ. Đại thần phát thệ nguyện rộng lớn muốn độ thế giới Ta-bà. Bấy giờ, Thái tử phát nguyện theo Đại thần cùng đến cõi này giáo hóa. Vua chuyển Luân lúc bấy giờ là Phật A-di-đà ở phương Tây. Thái tử ấy là Bồ-tát Quán Thế Âm, Đại thần là Phật Thích-ca. Cho nên kinh Quán Thế Âm có bài kệ nói: “Thệ rộng sâu như biển, nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn, hầu nhiều ngàn ức Phật, phát nguyện lớn thanh tịnh”.

Thứ hai là nói về tôn kinh.

Hỏi: kinh này lấy gì làm tông?

Đáp: Lấy sở thuyết làm tông. Ý lược có ba nghĩa: Một là lấy Bồtát Quán Thế Âm làm tông chỉ của Kinh.

Hỏi: Kinh Quán Thế Âm Tam-muội nói về hành pháp, vì sao lại nói hành pháp Quán Âm?

Đáp hành có hai thứ: một là hành tịch tĩnh, hai là hành động chuyển. Kinh ấy nương vào định lực mà nêu lên điều lành. Kinh nầy nương tác pháp mà nói lên lợi ích. Cho nên khác nhau. Hành pháp mà kinh Tam-muội nói nếu chẳng đắc định thì khó chứng đắc được, chẳng phải căn cơ ở thời đại cuối cùng. Nếu kinh này y theo hành pháp mà tác pháp thì rốt cuộc đều được lợi ích. Hai là nói thần chú Bồ-tát Quán Thế Âm làm tông. Đây có hai việc:

  1. Là hiển hiện sự.
  2. Là ẩn mật.

Thần chú mà kinh nầy nói có sự bí mật, hành giả như pháp là Bồtát đại sĩ vô hình có thể chẳng ứng với cơ cảm của hữu tình. Cho nên thần chú là tông chỉ của kinh. Ba là tất cả hữu tình muốn nêu lên chỗ quy y, cho nên dùng đức lực của Bồ-tát để làm tông chỉ của kinh, cho nên tất cả hành giả đều y theo hành pháp và thần lực Bồ-tát mà được thành đạo. Rốt cuộc thì đạo quả vô thượng là tông chỉ của kinh. Cho nên dưới đây kinh nói: trăm ngàn câu-chi na-do-tha danh xưng Phật, xưng danh Bồ-tát hai công đức này bình đẳng bình đẳng.

Hỏi: hành pháp của kinh này trong hành pháp của ba thừa thuộc về hành nào?

Đáp: Ba thừa tuy khác nhau nhưng lý là một, nhưng do tâm tự có Đại, Trung, Tiểu. Cho nên có ba hành khác nhau, nên kinh này nói đại hạnh của Bồ-tát là tông chỉ.

Hỏi: Tâm thần chú mà kinh này nói là tâm Bồ-đề nầy, hay là tâm thần chú, hay là tâm hành giả?

Đáp: Ở đây nói tâm thần chú chẳng phải tâm hữu tình, là nghĩa thần chú bí mật thay đổi khác, dường như có tâm thần tùy người niệm mà được thành tựu. Cho nên nói tâm thần chú.

Hỏi: nếu là thần chú có tâm thì đó là tâm sanh diệt, hay tâm không sanh diệt!

Đáp: thần chú ấy tương ưng với lý cho nên chẳng phải sắc, chẳng phải tâm. Mà năng sắc, năng tâm ấy đều là thần chú của Bồ-tát Quán Tự tại, dường như có tâm mà chẳng phải tâm hữu tình. Mười một mặt: Thật là mười hai mặt. Trên mặt Phật là quả, dưới mặt Bồ-tát là nhân. Nghĩa là nhân quả một đôi. Mười một mặt ở trên cũng là mặt phương tiện, một mặt dưới là mặt chân thật, nghĩa là chân thật, phương tiện một đôi. Trong mười một mặt nầy, ba mặt trước là dáng vẻ từ ba mặt trái là dáng vẻ sân. Từ là văn, sân là võ: Là văn võ một đôi. Ba mặt phải bạch nha tự tại Bồ-tát biến hiện mười một mặt. Hoặc hiện mặt Phật, hoặc hiện mặt từ, hoặc hiện mặt sân, hoặc hiện bạch nha thượng xuất, hoặc hiện mặt tươi cười. Tuy hiện mười một mà bản thể chẳng hai. Nêu các mặt biến hiện cho nên nói mười một mặt.

Hỏi: Bồ-tát nầy có vẻ mặt từ bi chẳng đáng sợ, vì sao nói Bồ-tát có mặt sân ư! Cũng có nha xuất, vẻ mặt tươi cười là nêu ba tướng ư!

Đáp: Bậc Thánh đã dứt khí tịnh nhiễm, đâu có tướng tức giận, tươi cười ư! Nhưng tùy theo thế gian nên gặp cảnh trái ý thì vẻ phát sân, gặp cảnh vừa ý thì vẻ tươi cười. Hiện nha xuất tướng mà khen ngợi tịnh. Bạch nha thượng xuất, kinh Phương Quảng nói: Thân, miệng, ý thanh tịnh cho nên nhị nha bạch tướng, vì thế mà biết khen ngợi hữu tình có ba nghiệp thanh tịnh. Cho nên có vẻ mặt bạch nha thượng xuất. Vẻ mặt tươi cười, là hóa độ hữu tình thiện ác tạp uế, cho nên hiện vẻ mặt tươi cười, sao biết như vậy? Luận rằng: Người vui thấy điều lành thì tâm vui vẻ, cho nên nói tươi cười. Thấy điều ác mà chê cười nên gọi là tươi cười. Mà nay nói vẻ mặt tươi cười thì đang cười chê bai tội ác kia, cho nên nói là cười. Cười hữu tình thiện ác tạp uế cho nên có vẻ mặt tươi cười, nghĩa là người thế gian mặt tiêu biểu cho tâm, tâm phát ra ở mặt, thấy điều lành thì sắc vui, thấy điều ác thì sắc xấu. Tùy tâm thiện, ác mà có sắc mặt đẹp, xấu. Cho nên tùy thế gian mà bậc Thánh hiện ra tướng mặt này.

Hỏi: nếu hóa độ chúng sanh lành thì dùng mặt từ, hóa độ chúng ác thì chỉ dùng mặt sân, còn hóa độ hữu tình thiện ác tạp uế thì chỉ dùng vẻ mặt tươi cười. Hóa độ hữu tình tịnh nghiệp chỉ dùng mặt bạch nha thượng xuất, để hóa độ hữu tình thiện ở ta-bà rất ít, ác ấy rất nhiều cho nên dùng mặt sân mà hóa độ, chẳng dùng mặt khác hóa độ phải không?

Đáp: trước lấy mặt sân mà hóa độ hữu tình ác, sau nếu điều tâm ác thành tâm thiện thì mới dùng mặt từ mà hóa độ. Cũng vì mặt sân có công năng trừ diệt kẻ thù. Cho nên dưới đây nói dùng tâm từ tụng đủ một trăm lẻ tám biến, trang điểm mặt sân bên trái tượng nầy, mặt hướng về kẻ thù thì kẻ thù chẳng đến.

Hỏi: như vậy tùy mỗi trường hợp mà hiện một mặt phải không? Hay là phải hiện đủ mười một mặt?

Đáp: Phương tiện hóa độ chúng sanh chẳng thể có tướng nhất định, hoặc hiện đầy đủ, hoặc chẳng đầy đủ. Ở đây hiện đầy đủ, vì nếu có duyên ác oán hại hành giả thì chí thành phát nguyện muốn lìa xa oán này, Bồ-tát Quán Thế Âm nầy liền hiện mặt sân mà trừ phục. Nếu có chúng sanh muốn cầu Phật đạo liền hiện thân Phật mà nói pháp cho họ nghe. Nếu có chúng sanh muốn độ chúng sanh siêng tu tịnh nghiệp thì hiện mặt bạch nha thượng xuất, khen ngợi khuyên tiến. Nếu có chúng sanh muốn thấy Quán Thế Âm hiện, sau hóa độ thì liền hiện mặt từ mà nói pháp. Nếu có chúng sanh hoặc thiện, hoặc ác, hoặc hành, chẳng hành, tâm hành bất định, muốn được Quán Thế Âm hóa độ, thì liền hiện vẻ mặt tươi cười mà nói pháp cho họ nghe. Nay lại giải thích mười một mặt dùng năm nghĩa để giải thích. 1. Bậc Thánh có hai hóa phương tiện, hoặc bậc Thánh im lặng mật hóa, như Duy-ma-cật im lặng tức là mặt gốc. 2. Bậc Thánh nói pháp: Nghĩa là các thứ phương tiện, các thứ nói pháp, là tướng mười một mặt. Hai bậc Thánh có hai hóa: Một là nói thật tuệ mà hóa độ hữu tình. Thân hiện ra cũng là thể chân thật, tức là ba mặt từ trước. Hai là nói quyền phương tiện mà hóa độ hữu tình, thân hiện ra cũng là thân phương tiện. Như mặt sân, mặt cuời, mặt nhe nanh. Ba bậc Thánh có hai hóa: 1. Là nhất vãng hóa, như mặt chê cười nghiệp ác. 2. Là toại hóa, như mặt sân quở trách điều ác. Mặt nhe nanh khen ngợi tịnh nghiệp. Bốn bậc Thánh có hai hóa: 1. Là tướng thuận hóa, như Kinh Hoa Nghiêm nói săn bắn, bắt cá cùng giúp mà hóa. Tức như vẻ mặt tươi cười mà hóa. 2. Là tướng đoạt hóa, như trì luân bức bách hóa, tức mặt sân quờ trách điều ác. Năm bậc Thánh có hai hóa: Một là ủy dụ hóa, như Duy-ma, ủy dụ chương, tức mặt từ khen ngợi điều lành, hai là điều phục hóa. Như Duy-ma chương điều phục, tức như mặt sân quở trách điều ác, tuy là Bồ-tát bất sanh, nhưng là mười một mặt, như pháp tu hành, nguyện khiến đạt được.

Hỏi: Vì sao mặt Phật là một. Mặt từ, mặt sân, mặt nhe nanh, mỗt mặt đều có ba mặt, sao mặt cười chỉ có một ư !

Đáp: Quả đạo không hai cho nên mặt Phật không hai. Mặt từ có ba vì từ chẳng ngoài ba cho nên ba mặt: 1. Là từ, hữu tình có khổ không vui mà khiến lìa khổ được vui. 2. Là từ hữu tình có phước không tuệ mà khiến đầy đủ phước tuệ. 3. Là từ hữu tình có tuệ không thần thông mà khiến đầy đủ thần thông, trí tuệ. Cho nên mặt từ có ba. Mặt sân nộ có ba: 1. Nộ dục lìa khổ báo nặng mê khổ nghiệp. 2. Nộ dục cầu quả vui, chẳng biết nhân vui. 3. Nộ quán lý vắng lặng, lại đắm cảnh tán loạn, cho nên mặt sân có ba. Mặt bạch nha thượng xuất có ba là khen ngợi ba nghiệp tịnh cho nên có ba mặt. Cũng là giáo hóa ba cõi cho nên có ba lần ba là chín mặt. Một mặt cười lớn chê cười hữu tình thiện ác tạp uế, cho nên có một mặt.

Hỏi: Cho đến nhân vô tướng, tướng tùy duyên hiện cho nên không thấy người thế gian mười một mặt mà chỉ có một thân, vì sao trái với thế gian mà hiện thân ư!

Đáp: Mỗi mặt lẽ ra có mà do người ấy, cho nên người hiểu biết cạn cợt thấy người có mặt sân kia chỉ biết người sân, chẳng biết Quán Thế Âm phương tiện. Cho nên nay vì người cạn cợt ấy khiến biết một thân Quán Âm biến hiện thân mười một mặt. Cho nên hiện thân mười một mặt. Nói về công năng, công năng thần chú của Bồ-tát Quán Tự Tại chẳng phải một loại, mỗi chỗ đều khác, tùy Bồ-tát ấy nói mà không giống nhau. Công năng tuy nhiều nhưng lược có ba thứ: 1. Kinh thỉnh Quán Thế Âm nói bốn thứ thần chú, chính hiện Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm, Bồ-tát Đại Thế Chí là lợi ích lớn. 2. Kinh Bất Không La-sát nói đại thần chú được hai mươi tám công đức. 3. Kinh Thập Nhất Diện này nói tám thứ thần chú, được mười bốn thứ lợi ích.

Công năng như thế tuy nhiều nhưng chẳng ngoài được lìa, lìa có ba thứ: 1. Diệt được tám nạn. 2. Nhổ được gốc ba đường khổ. 3. Diệt được bốn tội nặng, năm tội nghịch. Ba đường tám nạn là quả khổ, bốn tội nặng, năm tội nghịch là nhân khổ. Cho nên kinh Quán Thế Âm có bài kệ nói: Địa ngục quỷ súc sanh, diệt được khổ ba cõi, khổ sanh già bệnh chết, lần lần khiến dứt hết. Nếu diệt bốn tội nặng, năm tội nghịch thì tội khác có thể dễ diệt. Hoặc đều diệt tội, khổ báo dễ thoát.

Hỏi: Vì sao không nói diệt tội chê bai Đại thừa?

Đáp: Kinh Đại phẩm nói: Nếu người chê bai Đại thừa đọa địa ngục A-tỳ. Nếu kiếp hết thì lại chuyển sang địa ngục khác, trải qua vô số kiếp chẳng lúc nào ra khỏi. Được có ba thứ: 1. Được các Phật che chở. 2. Hiện đời giàu có an vui, tức hiện báo. 3. Sanh về nước An Dưỡng. Tuy có mười bốn thứ công đức và tất cả thiện báo nhưng chẳng lìa khỏi được. Hợp sáu thứ công đức, cũng chẳng ra khỏi hai thứ quả báo thế gian và xuất thế gian. Quả báo thế gian tức là quả báo giàu có vui sướng cõi trời, cõi người, còn quả báo xuất thế gian là sanh về tịnh độ, không lui sụt quả Bồ-đề.

Hỏi: Nếu hành giả dốc lòng thì có thoát khỏi được ba khổ của ba cõi không?

Đáp: tất cả khổ đều được giải thoát.

Cho nên kệ Quán Thế Âm nói: khổ sanh già bệnh chết, dần dần khiến dứt hết. Thứ tư là nói về giai vị, giai vị Bồ-tát chưa ra khỏi hai thứ: 1. Là đã thành Phật, Bồ-tát là Pháp thân Đại sĩ. 2. Là Bồ-tát chưa thành Phật, là Bồ-tát trực vãng. Bồ-tát đã thành Phật, như Bồ-tát Diệu Đức v.v… là đã thành Phật. Chưa thành Phật, Bồ-tát ấy từ khi mới phát tâm cho đến Thập Địa chưa mãn hành nghiệp, cho nên Bồ-tát chưa thành Phật. Nay Đại thừa có hai nghĩa: 1. Môn bình đạo. 2. Môn tiệm xả. Môn bình đạo là tất cả loại hữu tình từ xưa đến nay thường là một với Phật, chỉ do chúng sanh khởi hai kiến chấp cho nên có hai tướng. Nên kinh nói chẳng biết tự thân có Như-lai, trôi lăn trong sanh tử không lúc nào ra khỏi. Kinh Tịnh Độ Tam-muội chép: Chân pháp giới bình đẳng, Phật chẳng độ chúng sanh. Môn tiệm xả là nghĩa, đã thành, chưa thành. Cho nên từ lúc mới phát tâm đối với năm mươi hai giai vị, mỗi giai vị có nhập phần, trụ phần, phần thắng tiến. Cho nên mãn hạnh dứt hoặc mới được thành Phật, Bồ-tát. 1. Cho nên Kinh Quán Âm Tam-muội nói Quán Thế Âm nầy thành Phật trước ta, hiệu là Chánh Pháp Minh Nhưlai, ta là đệ tử. 2. Là nói chưa thành Phật, Bồ-tát. Cho nên Kinh Quán Âm Thọ Ký nói Bồ-tát Quán Âm ở chỗ Phật Kim Cương Sư Tử Du Hí mới phát tâm Bồ-đề, đến thời vị vua hiệu là Oai Đức, ở nước ấy quán nhập Tam-muội. Vua ấy ở hai bên có hai hoa sen từ đất mọc lên nhiều mầu trang nghiêm, hương thơm ngào ngạt, như chiên đàn cõi trời, có hai đồng tử hóa sanh ngồi kiết già trong đó, một vị tên là Bảo Ý, vị kia tên là Bảo Thượng. Bấy giờ, vua Oai Đức xuất định, thấy hai đồng tử ngồi trong Liên Hoa tạng, bèn dùng kệ hỏi rằng: người vì trời long vương, dạ-xoa, cưu-bàn-trà, vì người vì chẳng phải loài người, xin nói danh tự ấy. Bấy giờ đồng tử bên trái dùng kệ đáp rằng: tất cả các pháp không, thế nào là danh tự? Pháp quá khứ đã diệt, pháp tương lai chưa sanh, pháp hiện tại chẳng trụ. Nhân giả hỏi tên ai? Chẳng pháp cũng chẳng người, rồng chẳng phải la-sát, người và chẳng phải người thảy, tất cả không thật có. Đồng tử bên trái nói kệ rằng: các tên thảy đều không, tên tên chẳng thật có, tất cả pháp không tên, mà muốn hỏi danh tự. Ta tên là Bảo Ý, kia tên là Bảo Thượng. Sau khi Phật A-di-đà diệt độ, thế giới tiếng pháp chẳng dứt. Phật kia vào giữa đêm nhập diệt. Bồ-tát Quán Thế Âm bổ xứ làm Phật. Thế giới đổi tên thành Chúng Bảo Phổ Tập Trang nghiêm. Phật hiệu Phổ Quang Công Đức Sơn Vương, kế đến Đại Thế Chí Bổ Quán Thế Âm xứ. Phật hiệu Thiện Trụ Công Đức Bảo vương. Phật Kim Cương Sư Tử Du Hí và Phật A-di-đà đều hữu thừa, hai Phật sau chỉ là Bồ-tát thừa. Người nghe danh hiệu ba Đức Phật nầy đều được chuyển thân nữ, thoát khỏi tội sanh tử trong bốn mươi ức kiếp. Kinh Hoằng Mãnh Hải Tuệ nói: xưa, ở cõi Diêm-phù-đề này có vị vua tên là Thiện Thủ, có năm trăm Vương tử: Thái tử thứ nhất tên Thiện Quang. Ở trước Đức Phật Không Vương Quán Thế Âm bèn phát mười nguyện:

  1. Đại bi Quán Thế Âm nguyện biết tất cả pháp.
  2. Đại bi Quán Thế Âm nguyện nương sóng như thuyền.
  3. Đại bi Quán Thế Âm nguyện được gió trí tuệ.
  4. Đại bi Quán Thế Âm nguyện được phương tiện khéo léo.
  5. Đại bi Quán Thế Âm nguyện độ tất cả mọi người.
  6. Đại bi Quán Thế Âm nguyện ra khỏi biển sanh tử
  7. Đại bi Quán Thế Âm nguyện được giới định đạo.
  8. Đại bi Quán Thế Âm nguyện lên núi Niết-bàn.
  9. Đại bi Quán Thế Âm nguyện vào nhà vô vi.
  10. Đại bi Quán Thế Âm nguyện đồng thân pháp tánh.

Quán Thế Âm nầy phát nguyện, nguyện con ở đời vị lai thành Phật. Chữ Tam-muội Quán Thế Âm, xưng danh hiệu mà con chẳng đến độ thì con chẳng được thân sắc mầu nhiệm, nếu hạnh nguyện này thanh tịnh trang nghiêm một nhà, ở cõi này hành đạo Bồ-tát, cho nên biết chưa thành Phật, Bồ-tát. Nếu đã đạt được phần nhiều ấy là đã thành Phật, cũng là hóa độ hữu tình cho nên lại nêu bày thành Phật. Cho nên Pháp Hoa nói; Nếu đáng được độ bằng thân Phật thì liền hiện thân Phật mà nói pháp cho họ nghe, thứ năm là nói về cảm ứng; Hỏi: Bồ-tát Quán Âm chỗ nào hữu tình được cảm ứng tức là Quán Âm cảm ứng phải không?

Đáp: Bồ-tát Quán Thế Âm nầy đã là Pháp thân Đại sĩ chẳng chỗ nào không trùm khắp. Cho nên kinh nói trong các cõi nước ở mười phương chẳng chỗ nào không hiện thân. Nếu theo kinh Hoa Nghiêm nói phương Nam có ngọn núi tên là Quang minh, ở đó có Bồ-tát tên là Quán Thế Âm, ngươi hãy đến đó hỏi. Đồng tử Thiện Tài lên đỉnh núi kia, tìm thấy Quán Thế Âm bồ tát trụ trên núi Tây A, khắp nơi đều có suối chảy ao tắm, rừng cây sum sue tươi tốt, cây cỏ xanh tươi mềm mại, ngồi kiết già trên tòa báu Kim Cương, vô lượng Bồ-tát cung kính vây quanh, Bồtát nói pháp cho họ nghe về kinh Đại Từ Bi. Lai nữa, kinh Bất Không Quên Tác nói Phật ở đỉnh núi Bổ-đa-la, chỗ cung điện Bồ-tát Quán Thế Âm ở. Lại nữa, kinh đại Vô Lượng Thọ nói chính ở thế giới an lạc tây phương, Phật A-di-đà bổ xứ Bồ-tát.

Hỏi: thân bồ tát kia cao bao nhiêu?

Đáp: chiều cao của thân Bồ-tát này cũng tuỳ theo chỗ mà khác nhau, cho nên kinh vô lượng thọ nói: thân Phật A-di-đà cao sáu mươi hai hằng hà sa do-tuần. Thân Bồ-tát Quán Thế Âm cao tám mươi muôn ức na-do-tha do-tuần. Lại nữa, kinh Tam-muội nói thân Bồ-tát cao một trượng, phía sau lưng có vầng ánh sáng tròn. Cho nên y theo đó thì người làm tượng chẳng thể đắp được. Cho nên tùy căn cơ mà tượng nhỏ. Cho nên kinh Bất Không Quyên Tác nói cao bảy thước. Kinh này nói một khủyu tay rưỡi. Bậc Thánh hiện thân cao thấp không nhất định cho nên chiều cao thân Phật Thích-ca cũng chẳng nhất định. Như khi hiện thân trùm khắp pháp giới thì gọi là Lô-xá-na. Nếu khi hiện cung vua thì gọi Đức Thích-ca, thân cao một trượng sáu thước. Nếu đều cao theo thước-la thì dùng thước mà đo. Chân Phật từ gót chân cho đến đầu gối chăng biết, cho nên biết cơ duyên chẳng nhất định, cho nên thân bất định. Nghĩa Cảm Ưng Thường nói: Dùng điều lành ba đời mà cảm Phật cho nên ứng, lại khi dùng điều ác mà cảm ứng Phật thì Phật ứng cảm ác, sanh điều lành thì Phật ứng. Nếu người không có điều ác thì làm sao cảm ứng mà hóa độ chúng sanh ư ? Cảm là chiêu cảm, ứng là ứng hiện. Ứng có hai tướng: 1. Dùng thẳng Phật, Bồ-tát ứng hiện, như kinh Thỉnh Quán Thế Âm nói Phật A-di-đà và Bồ-tát hiện ở thành Vương-xá. 2. Thầm dùng thân phương tiện mà ứng hiện. Việc này ghi chép rất nhiều ở ký truyện

Hỏi: Tướng nào chiêu cảm mà ứng hiện chúng sanh, Phật, Bồ-tát?

Tướng nào chiêu cảm mà ứng hiện phương tiện?

Đáp: Lược có ba đôi, sáu chiếc:

1. Chúng sanh có hai thứ, một là gốc lành sâu dày chiêu cảm cho nên ứng hiện chúng sanh, Phật, Bồ-tát, hai là chúng sanh phước mỏng chiêu cảm cho nên ứng hiện thân phương tiện, chúng sanh gốc lành sâu dày gặp nhiều Đức Phật, thường cúng dường nhiều Đức Phật, thường nghe Pháp phát tâm Bồ-đề. Chúng sanh phước mỏng có mắt mà không thấy, tuy nghe mà chẳng siêng năng, siêng năng mà không lâu, cho nên thường lui sụt vì phước mỏng.

2. Có hai hạng chúng sanh: a) Là quán được tướng thật. b) Là chẳng thể quán hiện đời.

Như thật giác quán nên gọi là thành Phật. Cái gọi là tướng thật, tất cả các pháp xưa nay vắng lặng, không hề đến đi, cũng không sanh diệt. Quán được như vậy, Bồ-tát liền ứng. Cho nên kinh Hoa Nghiêm nói tất cả pháp bất sanh, tất cả pháp bất diệt, nếu quán được như vậy thì các Đức Phật thường hiện tiền. Tất cả phàm phu hữu tình đâu có khởi tâm nầy, cho nên chẳng cảm ứng với Phật, Bồ-tát.

3. Có hai hạng chúng sanh: a) Là đương thời chí thành phát nguyện, b) Là chẳng chí thành phát nguyện. Chí thành phát nguyện liền ứng hiện Phật, Bồ-tát. Vì chẳng chí thành phát nguyện cho nên chẳng ứng. Thứ sáu là giải thích văn kinh. Giải thích văn kinh có hai thứ: 1. Là Bồtát Long Thọ soạn luận Trí Độ để giải thích Ma-ha Bát-nhã chỉ là giải thích nghĩa văn kinh mà không chia đoạn. 2. Là Bồ-tát Thiên Thân soạn luận Kim Cương Bát-nhã để giải thích kinh Kim Cương. Kinh Bátnhã gồm mười hai chương. Các Kinh sư, Luận sư ở đất Hán cũng có hai thứ: 1. Là Tam tạng Cưu-ma-la thập, người đương thời gọi Vô Tướng Phật, chỉ giải thích nghĩa văn kinh Duy-ma mà thôi. 2. Là pháp sư Thích Đạo An, người đương thời gọi Ấn Thủ Bồ-tát. Giải thích Nhất Thiết kinh, mỗi kinh phải chia ra ba đoạn, có bài tự thuyết, chánh thuyết, lưu thông thuyết. Ý ngày nay, nếu muốn giải thích văn nghĩa ấy thì phải y theo ý Bồ-tát Long Thọ và ngài La-thập. Nếu chia ra chương đoạn thì cũng y theo Bồ-tát Thiên Thân và ngài Thích Đạo An giải thích văn kinh này có ba đoạn lớn: 1. Tựa thuyết: Là kinh ban đầu văn hiện. 2. Từ bạch Phật rằng Thế Tôn con có thần chú tâm trở xuống là chính thuyết. 3. Từ bấy giờ, Bồ-tát Quán Tự Tại nói lời ấy xong v.v… trở xuống là lưu thông thuyết. Ban đầu tựa thuyết có hai đoạn: 1. Là thông tựa. 2. Là từ Bồ-tát Quán tự tại trở xuống thứ hai là tựa riêng: Nghĩa là chung cho ở đầu các kinh cho nên làm lời tựa chung. Tựa riêng là tựa đối với kinh này cho nên làm tựa riêng. Ban đầu tựa chung có sáu câu: 1. Là như vầy. 2. Là tôi nghe. 3. Là một thửơ nọ. . Là Bà-già-bà. . Là tại Thấtla-phiệt đạo tràng Trúc-duẫn là trú xứ, sáu là cùng chúng đại Tỳ-kheo v.v… trở xuống là chúng đồng nghe. Như vầy: Là tin, tôi nghe là tôi của A-nan, xuất xứ từ tên của truyện văn. Một thưở nọ để phân biệt chẳng phải lúc nói các kinh khác, là lúc nói riêng pháp này. Bà-già-bà, Hán dịch là năng phá bốn ma, cũng gọi là bỏ hẳn gốc dục, vì nhiều tên gọi nên nói là Bà-già-bà. Thất-la-phiệt, cũng gọi là xá-bà-đề. Hán dịch là bất khả hại. Cũng dịch là Tiên nhân trụ xứ, là chỗ chung. Đạo tràng Trúc-duẫn, là chỗ riêng, vì Trúc-duẫn là nghiêm tu đạo tràng nên nói là đạo tràng Trúc-duẫn. Cùng các chúng đại Tỳ-kheo v.v… trở xuống là thứ sáu nói về chúng đồng nghe. Ở đây có hai: Ban đầu là nêu chúng riêng, kế là tổng kết. Trong ban đầu có bốn: 1. Nói về La-hán. 2. Là nói về chúng Bồ-tát. 3. Là nói bốn bộ chúng. . Là nói mười bộ chúng, nghĩa là tám bộ chúng thêm Cưu-bàn-trà và Tỳ-già-xá. Ban đầu có năm câu: Câu một nói, cùng là với, câu hai nói Đại có ba nghĩa: một là vì đức cao cho nên nói đại. 2. là hạnh thù thắng cho nên nói Đại. 3. Là số nhiều cho nên nói Đại. Ba là nói Tỳ-kheo, Hán dịch Khất sĩ, Bố ma, Phá ác. 4. Nói chúng nghĩa là nhiều. . Là nói số một ngàn hai trăm năm mươi vị đầy đủ, là số chúng thường theo nghe pháp với Phật. Bồtát ma-ha tát v.v… trở xuống là thứ hai nói về chúng Bồ-tát. Trong đây có ba đoạn: 1. Nêu tên: Là Bồ-tát, Hán dịch là đạo tâm chúng sanh. Maha-tát, Hán dịch là đạo tâm chúng sanh. 2. Nêu số văn hiện. Từ Từ Thị làm đầu v.v… trở xuống là thứ ba nêu tên riêng. Nước kia nói đủ là Dikhiên-lặc, Hán dịch là Từ thị, là họ. Cũng Bồ-tát này chỉ tu hạnh Từ, đồng loại với Quán Thế Âm, vì thế xếp ở đầu. Cho nên Bồ-tát Di lặc phát tâm trước Đức Thích-ca bốn mươi hai kiếp, Nhưng vì Đức Thích-ca siêng hành khổ hạnh. Di-lặc chỉ tu hạnh từ. Cho nên Đức Thích-ca vượt qua chín kiếp thành Phật trước. Từ vô lượng vô biên v.v… trở xuống là thứ ba nói về bốn bộ chúng. Trong đây có hai đoạn: Đoạn đầu nêu số văn hiện, kế là nêu tên, nghĩa là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni v.v… là bốn bộ chúng. Tỳ-kheo là chúng tăng, Tỳ-kheo-ni là chúng ni. Ni, Hán dịch là nữ, Ưu-bà-tắc, Hán dịch tịnh tín sĩ, ưu-bà-di, Hán dịch là tịnh tín nữ. Từ trời, rồng, dạ-xoa v.v… trở xuống là thứ tư nói về mười bộ chúng. 1. Là trời tự tại. 2. Là rồng, là loài có oai thế trong các loài súc sanh, có khả năng làm mưa thấm ướt đất, tăng trưởng lúa gạo, cây cỏ. Rồng có hai thứ là rồng đất và rồng hư không. 3. Là dạ-xoa, Hán dịch là khả úy, cũng có hai thứ là trời dạ-xoa và đất dạ-xoa. 4. Là Càn-thát-bà, Hán dịch là Tiệp Tật, cũng gọi là khinh nhiễu. 5. Là A-tu-la, Hán dịch là Vô tửu. Nước ấy người nữ đẹp, người nam xấu. 6. Là Ca-lâu-la, dịch là chim cánh vàng. 7. Là Khẩn-na-la, Hán dịch là lạc thần. 8. Là Ma-hầula, Hán dịch là bồ bặc hành. 9. Là Cưu-bàn-trà, Hán dịch là đông qua quỷ. 10. Là Tỳ-xá-xà, Hán dịch là xích sắc quỷ. Từ nhân, phi nhân v.v… trở xuống là thứ hai tổng kết. Như khẩn-na-la v.v… giống như người mà có sừng trên trán thuộc về phi nhân, cho nên nói nhân, phi nhân v.v… Từ lúc ấy, Bồ-tát Quán Tự Tại v.v… trở xuống là thứ hai nói về tựa riêng, trong đây có ba đoạn: Một là nhắc lại chung về chúng, là vô lượng câu-chi-na-do-tha trăm ngàn vị tiên trì chú. Câu-chi là ức. Na-dotha là cai. Vây quanh đi nhiễu theo chiều bên phải trước sau ba vòng. Thứ hai là nói về phép tắc ở tương lại, là muốn độ ba cõi cho nên nói ba vòng, nghĩa là muốn nương lý nhất đạo thanh tịnh, hạnh Nhất thừa như thật cho nên nói lui lại ngồi một phía. Từ bạch Phật rằng: Thế Tôn con có thần chú tâm v.v… trở xuống là thứ hai, là đoạn chánh thuyết, trong đây cũng có ba đoạn lớn: Thứ nhất là nêu công năng thần chú, là môn thán lạc. Ở đây có hai: 1. Nêu thần chú. 2. Phật thuật tán. Từ thiện nam tử! ta cũng vui theo thọ thần chú của ngươi v.v… trở xuống là thứ hai đoạn lớn chính nói thần chú, là môn thọ lạc. Từ Thế Tôn! thần chú ấy v.v… trở xuống là thứ ba đoạn lớn nói về phương pháp tu hành, là môn lợi ích. Ban đầu đoạn lớn cũng có ba đoạn, ban đầu chính là nói thần chú đức, từ muốn lợi ích an vui v.v… trở xuống là thứ hai nói lược tám công năng. Thứ ba từ tất cả các Đức Phật đồng sở xưng tán v.v… trở xuống là dẫn kinh khen chú, trong đây có hai: a: Ban đầu dùng ba câu lược khen chú. 1. Đồng sở xưng thán. 2. Đồng sở tùy hỉ. 3. Đồng sở hộ trì. b. Từ Thế Tôn! Con nhớ quá khứ trở xuống là nói về gặp Phật. Trong đây có hai: ban đầu gặp Phật Bách Liên Hoa Nhãn Vô Chướng Ngại Đảnh Xí Thạnh Công Đức Quang Minh Vương, đầy đủ mười hiệu, kế là Phật Mỹ Âm Hương, đầy đủ mười hiệu, trong hai Đức Phật này đều có hai đoạn: Ban đầu là nêu danh hiệu Phật, kế là nói người được hóa độ. Nói danh hiệu Phật, Bách Liên Hoa Nhãn là ví dụ tên. Nhãn căn thanh tịnh như trăm hoa sen. Vô chướng ngại đảnh; kế là khen đảnh tướng, nghĩa là vô thượng tối thắng. Kế là nói công đức quang vương, kế là khen quang minh: Nghĩa là ánh sáng trong ánh sáng. Nói hữu đảnh nầy là pháp thân, quang là sóng như âm, vì như ba điểm, đức đầy đủ như Phật. Kế là, Phật tên Mỹ Âm Hương lấy giới hương pháp âm làm tên Phật. Lợi ích sở hóa có mười thứ: 1. Là thoát tám nạn. 2. Là diệt tội nặng. 3. Là nguyệt thực hoàn sanh, nghĩa là thiên hạ có loạn tự có nguyệt thực nhật thực, mà trì chú đúng như pháp thì mặt trời, mặt trăng mọc trở lại mà không có hoạn nạn. 4. Là nói cách lượng công đức, nghĩa trăm ngàn câu-chi na-do-tha Phật đều khen ngợi danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm là bình đẳng bình đẳng, là bình đẳng trong bình đẳng cho nên lặp lại hai lần. Trong đây có hai nghĩa: Một là hư Phật phương khác có duyên với phương khác, không có duyên với cõi này. Quán Thế Âm có duyên với cõi này. Hai là công đức bình đẳng không khác. Nay nghĩa dùng chẳng hai, mà hai. Các Đức Phật có duyên với phương khác, nên công đức nhiều. Quán Thế Âm này có duyên với cõi này nên phước nhiều. Do hai, hai mà chẳng hai, các Đức Phật là Pháp thân, thể là một, chính Bồ-tát cũng là pháp thân, thể là một. Cho nên nói bình đẳng bình đẳng. 5. Là không còn lui sụt. Lui sụt có ba thứ là: hành thối, niệm thối, vị thối. Trong mười tâm, sáu tâm là hành thối, bảy tâm trở lên Lục địa trở xuống là giữa nên không có thối hạnh, mà có niệm thối, vị thối. Nên ở Thất địa là vị thối. Trong Bát địa không có hành thối, vị thối, chỉ có niệm thối. Cho đến Thập địa không có ba thối nên là nói không lui sụt. 6. Là lìa tất cả bệnh, tất cả bệnh chẳng ngoài bốn trăm lẻ bốn bệnh, tùy bốn đại sanh khởi, mỗi đại đều khởi một trăm lẻ một bệnh. 7. là giải thoát tất cả chướng, tất cả chướng chẳng ngoài ba chướng. 1. Là phiền não chướng, nghĩa là từ tâm mà khởi bốn mươi bảy tâm phiền não, cũng từ hai luân kiến, tư mà khởi chín mươi tám sử, một trăm lẻ tám phiền não. 2. là báo chướng, chẳng ngoài ba báo: Hiện báo, (là hiện đời thọ báo), sanh báo, (là sau khi chết thọ báo), và hậu báo, (là chịu báo ở đời thứ hai). 3. Là nghiệp chướng, là chướng của ba nghiệp: Nghĩa là do gây tạo nghiệp ác thường chướng ngại nghiệp lành. 8/ Là thoát tất cả sợ hãi, chẳng ngoài hai thứ: Một là hữu tình úy, như cướp bóc, quỷ nạn v. v… hai là vô tình úy: Là nước, lửa, gió v.v… 9. Là diệt ba nghiệp chướng nặng, nêu ba nghiệp thân, miệng, ý trọng chướng. 10. Là lãnh thọ Bồđề: Là thọ ký thành Phật. Thứ hai từ bấy giờ Đức Thế Tôn khen ngợi Bồ-tát Quán tự tại v.v… trở xuống là Phật thuật thán văn hiện. Từ thiện nam tử! ta cũng vui theo v.v… trở xuống thứ hai là đoạn lớn chánh nói thần chú, có tám đoạn nhỏ. Thứ nhất là chú căn bổn. Chú này là chú căn bản trong tám chú, để thành tựu chú này nên có bảy chú còn lại. Trong đây có ba đoạn, ban đầu là kính Tam bảo, kế chính là tụng thần chú, sau mới được lợi ích, bảy chú còn lại ví dụ ở đây có thể biết. Có một kinh, chú căn bản này đều tụng tam tôn. Chú trong kinh này trước là kính Tam bảo, là ly hiệp khác nhau. Trong đây là Bồ-tát Quán Tự Tại. Kinh Di-lặc Bổn Nguyện nói Bồ-tát Quán Thế Âm. Kinh Pháp Hoa nói Bồtát Quán Thế Âm. Xưng Quán Tự Tại nầy là cao nhất. Quán có hai thứ; một là biến, hai là bất biến, sở kiến của Nhị thừa có nghĩa không trùm khắp, chỉ thấy trong thế giới Tam thiên. Sở kiến của Bồ-tát chỗ nào cũng trùm khắp. Cho nên nói Quán Tự Tại. Nên kinh nói: Quán thanh tịnh vô cấu, mặt trời Phật phá tối, tiêu phục tại gió lửa, chiếu sáng khắp thế gian. Chú thứ hai là chú thủy và chú y. Chú thứ ba là chú du hương. Chú thứ tư là chú hoa hương man. Chú thứ năm là chú biến Phật cúng. Chú thứ sáu là chú tân, chú thứ bảy là chú kết giới, chú thứ tám là chú thỉnh hoàn cung. Cây hoa Xà-đề, chặt làm ba mươi mốt đoạn, Tô lạc mật thanh để tụng đốt lửa. Cây hoa Xà-để, Hán dịch là Nhất sanh, cũng gọi là Thật. Trung quốc không có cây ấy.

Hỏi: Nếu tụng chú này chú nguyện vào nước, y kia, thì chú ấy dính vào y phải không?

Đáp: Nước và y vô tâm, chú cũng vô tướng, mà chú nguyện vào vật thì tất cả theo chú. Đây là bậc Thánh thầm thuật. Cho nên dùng vô sắc sắc chú mà chú còn dính vào vật vô tâm, làm sao dùng chú này mà chú cho loài hữu tình.

Hỏi: vì sao trước lại chú nguyện vào nước ư!

Đáp: nước có công năng trừ uế, nếu chẳng trừ uế thì pháp chẳng thành. Cho nên trước chú vào nước, kế tuy chú vào nước trừ uế mà nếu không trừ y bần đang mặc thì cũng khó thành. Cho nên chú tịnh ở y, kế tuy đã chú nguyện vào nước và y nhưng dầu thơm bất tịnh thì đốt lửa sẽ bất tịnh nên chú nguyện vào dầu thơm. Kế tuy chú nguyện vào dầu thơm nhưng tràng hoa thơm bất tịnh thì trang nghiêm bất tịnh, nên chú nguyện vào tràng hoa thơm. Kế tuy chú vào hoa thơm nhưng nếu cúng Phật bất tịnh, chẳng hết lòng cung kính, cho nên phải chú Phật cúng, tuy chú Phật cúng nhưng nếu lửa củi không sạch thì lửa gió chẳng sạch. Vì sao? Vì trước chú vào nước khiến tịnh uế, lại khiến chú vào củi khiến tịnh hơi lửa. Lý của nước lửa có thể là thuốc, có thể là độc, nhờ năng lực chú cho nên thành thuốc. Có tà khí cho nên thành chất độc, vì vậy chú nguyện vào nước lửa là giúp thành năng lực của chú. Đã chú vào hơi lửa mà không kiết giới thì quỷ thần loạn nhau, cho nên chú kiết giới khiến trấn chú bờ cõi, khiến chế phục ác quỷ. Chú thứ tám là thỉnh trở về cung, nhờ chú khiến biết lễ tiết, là tùy lễ nghi thế gian. Chú ban đầu là căn bổn, bảy chú sau là tùy theo. Kế là từ Thế Tôn! thần chú ấy v.v… trở xuống là thứ ba nêu lại phương pháp tu hành. Trong đây có ba đoạn lớn: Đầu tiên là tụng chú được lợi ích, kế là từ Thế Tôn! Nếu muốn thành lập v.v… trở xuống là nói về cách tạo tượng. Từ lại nữa hành giả hoặc đối với nhật nguyệt v.v… trở xuống là thứ ba, chính khuyên hành pháp. Trong phần đầu có ba đoạn nhỏ: Một là nêu chung, từ nếu bị bào bịnh v.v… trở xuống là thứ hai, nói về được lợi ích. Trà-kì-ny, Hán dịch là mạc thắng. Tất-già-xá, Hán dịch cuồng quỷ, cũng là xích sắc quỷ. Yết-tra-bố-đán-na, Hán dịch là hỏa nhiệt bịnh quỷ, còn dịch là nhất đại xú Quỷ. Bịnh lại là băng bịnh. Bịnh này có hai thứ: một là bịnh tà phong, hai là bị tà quỷ dựa. Bịnh lại là trẻ nhỏ bị bệnh động kinh, bịnh hủi là giản bịnh. Hoa bì là vỏ quế.

Từ cực khổ có các thứ tật bệnh khác v.v… trở xuống là thứ ba tổng kết. Kế là từ nếu muốn thành lập v.v… trở xuống là nói về cách tạo tượng. Trong đây có hai đoạn: Đầu tiên là nói cách tạo tượng, kế là nói lược pháp tu hành. Trong ban đầu có ba đoạn: Một là nói về hình dạng gỗ chiên đàn để tạo tượng, hai là nói dài ngắn lớn nhỏ, nghĩa là dài một khuỷu tay rưỡi, kế là thứ ba nói về dung thể, là tay trái cầm hoa sen hồng, tay phải mang xâu chuỗi và làm cánh tay thí vô úy, có mười một mặt. Sở dĩ ném hoa, là vì tay trái là tay không tiện, để dụ cho hành giả mới phát tín tâm. Tay phải mang xâu chuỗi, vì tay phải là tay tiện lợi, tức dụ cho hành giả tu hành tăng tiến lanh lợi thuần thục. Xâu chuỗi là châu báu hai thứ phước tuệ, trang nghiêm. Và làm cánh tay thí vô úy: Tu hành cầu nguyện chắc chắn được sở nguyện, cho nên tiêu biểu cánh tay thí vô úy: Nghĩa là hai báu phước tuệ có công năng thí cho tất cả, phá nghèo cùng khốn khổ, cho nên làm cánh tay thí vô úy. Làm mười một mặt: Một mặt trên đảnh là mặt Phật. Ba mặt trước là mặt từ, ba mặt trái là mặt sân, ba mặt phải là mặt bạch nha thượng xuất diện, mặt thứ mười một là mặt chê cười: Là bản thể của một mặt một thân. Hoặc làm mặt Phật mà vì chúng sanh nói Bồ-đề rốt ráo. Hoặc làm mặt từ; đại từ cho vui, hoặc hiện mặt sân, là khiến ngăn ác, đại bi cứu giúp khổ, hoặc làm mặt chê cười khiến an trú trong nhà lợi suy ly loạn dẫn vào Phật đạo. Cho nên dùng mười một mặt sở hóa Thập làm danh hiệu Quán Thế Âm. Cho nên nói mười một mặt. Kế là từ tạo tượng nầy rồi v.v… trở xuống là thứ hai, nói về lược pháp hành, có chín đoạn; ban đầu nói thời gian, bạch nguyệt từ ngày mùng một đến ngày mùng tám là dương thời, là muôn vật thuận khí mà thành, cho nên nói thuận nhật nguyệt. Nếu muốn phá trừ nên dùng âm thời, nghĩa là hắc nguyệt là âm thời, từ ngày mười sáu đến ngày ba mươi.

Hỏi: Trong đây Phật nói về âm dương là việc thế tục ư?

Đáp: Phật pháp là Chân-đế nhưng chẳng lìa pháp thế tục. Y theo thế tục này cho nên có Chân-đế, vì vậy Phật vì Trưởng giả Đề-vị Ba-lợi mà nói âm dương, là giáo pháp của trời người cho nên nay tuy nói hành pháp Đại thừa đều trợ giáo. Kế tụng chú số: là mỗi ngày ba thời tụng một trăm lẻ tám biến, vì đối trị một trăm lẻ tám phiền não cho nên tụng một trăm lẻ tám biến. Mỗi ngày ba thời, cầu nguyện tam tôn. Kế từ nay về sau ở chỗ yên tĩnh v.v… trở xuống là thứ ba nêu nơi chốn, chỗ yên tĩnh là chỗ núi hang yên tĩnh, chẳng phải núi hang ở chỗ rộng rãi yên tĩnh. Ngoài nước trì chú pháp, hướng đông nước chảy, phòng bôi phân trâu, chẳng để hơi thông, cho nên là chỗ yên tĩnh. Kế là mặt hướng về phương tây trở xuống là thứ tư, nói về phương hướng.

Phương Tây là chỗ Bồ-tát ở, cũng là chỗ thầy của Quán Thế Âm là Phật A-di-đà ở, cho nên hướng về phương Tây. Kế là từ tùy theo năng lực mà sắp bày v.v… trở xuống là thứ năm, nói về hiến cúng Phật, cũng có hai đoạn: Một là nói cúng Phật, hai là nói thức ăn của hành giả. Cúng Phật là trầm hương, tô hợp, thức ăn của hành giả là sữa đại mạch, vì nuôi dưỡng trong bụng, nên chẳng bị sình trướng.

Từ đến mười ba ngày v.v… trở xuống là thứ sáu, nói về hiến cúng càng tốt đẹp. Lại nữa, hành giả ăn ba thứ sữa, lạc, bơ sẽ trừ bệnh nóng, điều hòa an ổn bên trong. Từ lấy cây Bồ-đề v.v… trở xuống là thứ bảy nói về gỗ thơm được đốt. Bồ-đề, Hán dịch là đạo. Luận Bát-nhã Vấn chép thành đạo trong rừng Ưu-lâu-tần-loa, tức là cây Bồ-đề. Ưu-lâutần-loa, Hán dịch là mộc cô. Từ lại chặt cây ấy thành một ngàn lẻ tám đoạn v.v… trở xuống là thứ tám, tụng chú số, nghĩa là phải lấy điềm lành mong tín tâm càng thêm, cho nên tụng chú gấp bội trước, một trăm lẻ tám lại tăng một ngàn lẻ tám. Cây Bồ-đề này dùng dầu thơm đô-lỗsắc-ca để làm thanh tịnh. Kinh Pháp Hoa nói hương-đâu lư-ba, dịch là cỏ thơm, âm vận hơi khác với hương đô-lỗ-sắc-ca nhưng đại ý tương tợ. Nghĩa là dầu thơm kia dùng hương luyện dầu nên gọi là dầu thơm Đô-lỗ-sắc-ca. Một đoạn gỗ chú để trong lửa. Từ lúc ấy mặt đất và núi rung chuyển v.v… trở xuống là thứ chín nói về ứng nghiệm điềm lành. Trong đây có hai: ban đầu nói hiện tượng rung chuyển, hai là nói phát ra tiếng.

Hỏi: Cây là vô tâm, làm sao rung chuyển mà phát ra tiếng?

Đáp: Ở đây có ba nghĩa cho nên rung chuyển mà phát ra tiếng, một là hành nhân tâm thành, hai là nguyện mạnh mẽ, ba là Bồ-tát nguyện sâu nặng. Người đời đều thuộc về sự. Như cây mẹ đinh lan còn hiện tướng sanh tăng cảm họa nữ còn ứng hiện hình tướng buồn bã, huống chi là Bồ-tát mà chẳng ứng ư! Kinh nói Phật từ tượng gỗ trong thiên hạ mà đứng ngồi. Phật trước khiến ngồi sau trụ chỗ khác. Phật dạy nếu người lễ tượng Phật được phước như lễ Phật thật.

Hỏi: Trong hành pháp này vì sao mầu trắng là pháp như mặt trời, mặt trăng, thiết lễ bạch đàn làm voi ngà trắng trên xuất ra vị trắng làm vật cúng, mặt hướng về phương Tây ư?

Đáp: Mầu trắng là mầu gốc của các mầu, Quán Âm là nền tảng của hành nhân. Như trong kinh Pháp Hoa, nói sợi lông trắng phát ra ánh sáng, xe trâu trắng, tòa hoa sen cánh trắng v.v… Để tiêu biểu cho gốc của các giáo Nhất thừa. Mặt hướng về phương Tây: Có năm nghĩa nên mặt xoay về phương Tây: 1. Là y theo ngũ hành: Tây là kim, Đông là mộc, Nam là hỏa, trung ương là thổ, Bắc là thủy: Là dùng vàng khắc lên gỗ mà thành vật. Bồ-tát hướng về Tây đầy đủ nghĩa kim. Hành giả hướng về Đông lấy nghĩa mộc, nghĩa là nguyện Bồ-tát thành Thánh, công đức chính là lấy trí tuệ làm kim binh, mà đao là khắc hành nhân cây chất phát, khiến trừ ngu si tối tăm, tướng thành hình Chánh giác. 2. Là y theo ngũ thời: Đông là xuân, Tây là thu, Nam là hạ, Bắc là đông, bốn duy là bốn mùa. Bồ-tát hướng về Tây là mùa thu thời muôn vật đã thành quả. Hành nhân hướng về Đông, là vào mùa xuân muôn vật động dương, hoa tươi tốt. Bồ-tát hướng về Tây, hướng Tây có hai nghĩa: Một là Bồ-tát đã thành Phật đạo, pháp thân đại sĩ như mùa thu thành quả, hai là thành đạo cho nên nguyện thí đạo quả. Như mùa thu được nương nhờ. Hành nhân hướng về Đông, phương Đông có hai nghĩa: Một là hành nhân bắt đầu hướng về đạo như xuân động dương, hai là đã hướng về đạo, xuân nguyện được thu quả. 3. Là y theo ngũ sắc: Đông xanh, Tây trắng, Nam đỏ, Bắc đen, trung ương mầu vàng. Bồ-tát hướng về phương mầu trắng, trắng là gốc của các mầu, là nền tảng của các pháp trong hành pháp. Hành nhân hướng về phương Đông, là chưa có sở mãn. Xanh là tướng sanh của muôn vật. Có vật hướng hành như mầu xanh. . Là y theo ngũ thường: Đông nhân Bắc nghĩa, Tây lễ, Nam tín, trung ương trí. Bồ-tát hướng về phương Tây là Bồ-tát Quán Thế Âm chẳng thọ vật khác, chỉ thọ phương Tây, kính hướng phương Tây. Như Pháp Hoa chỉ thọ xưng lễ, chẳng thọ châu báu. Hành giả hướng về nhân phương, hành nhân  tức nương nhờ nhân từ mà đắc đạo cho nên hướng về phương Đông. . Là y theo năm giới: Đông không sát sanh, Bắc không trộm, Tây không dâm, Nam không nói dối, trung ương không uống rượu, Bồ-tát hướng về phương bất dâm, dâm là căn bản của cõi Dục, trước độ khổ cõi dục nên hướng về phương bất dâm. Hành nhân vì sao hướng về phương bất sát? sát là căn bản của các tội, nghĩa là muốn gặp từ bi của Quán Âm cho nên hướng về không sát sanh.

Hỏi: Nếu trong nước không có bạch đàn thì dùng gỗ nào làm tượng?

Đáp: Nếu theo đúng phương pháp, thì phải tìm cho được gỗ bạch đàn để làm tượng. Nêu theo nghĩa môn mà tìm, tìm không được thì cũng được dùng cây bách làm tượng. Vì sao? Vì như Quán Thế Âm phải nương vào tượng làm bằng cây bạch đàn mà hiện điều lành, vì sao Kinh bất không Quyên Tác dùng vải làm tượng ư? Như cách mà kinh ấy nói thì khác với cách mà kinh này nói. Trong kinh này dùng mộc, vì sao hoặc dùng cây hoa xà-để, hoặc dùng cây nhậm-bà, hoặc dùng gỗ cây Bồ-đề, hoặc dùng gỗ thơm tô-mạt. Cho nên biết nước kia có nhiều gỗ thơm, vì thế dùng các thứ gỗ thơm, nếu tìm bạch đàn chẳng được thì nên dùng gỗ khác. Hoặc đốt gỗ thơm mà trong nước không có bốn thứ gỗ thì hễ tìm được thứ gỗ nào thì làm tượng bằng thứ gỗ ấy. Ở Thiên-trúc có nhiều gỗ trầm hương, ở Trung Quốc không có nên không dịch tên gỗ mà dùng âm Thiên-trúc. Cho nên có các tên gỗ xà-để, tô-mạt, nhậmbà v.v… trên mặt phát ra tiếng: Tức là mặt Phật phát ra tiếng khen ngợi hành giả. Trong đây có hai, ban đầu xuất thanh, sau khen ngợi hành nhân.

Văn khen ngợi có năm:

  1. Được khen.
  2. Bay lên hư không mà đi: Nghĩa là được phần sở hành của Bồ-tát cho nên được một ít phần thần thông của Bồ-tát.
  3. Du hóa vô ngại: nghĩa là Bồ-tát một phen đi khắp mười phương, chẳng có chỗ nào không đến.
  4. Được làm tiên trì chú. Tiên có hai thứ, một là nội tiên nhân, hai là ngoại tiên nhân. Nội tiên nhân là Phật, Bồ-tát cho nên Bồ-tát Long Thọ có văn khen rằng: khể thủ thiên nhân sở phụng tôn, A-di-đà tiên lưỡng túc tôn.
  5. Ngoại tiên nhân: Là có tiên ngoại đạo tu khổ hạnh. Nay nói tiên nhân trì chú tức là Bồ-tát tiên. Như ta tự tại vô ngại chướng: Sở tu của hành nhân như sở đắc của Quán Thế Âm, công đức tự tại vô ngại.

Vì sao mặt Phật phát ra tiếng? Phật là cực quả tương chứng đã đủ, cũng thực hành hạnh này cho nên cũng đắc quả Phật. Cho nên mặt Phật phát ra tiếng mà khen ngợi. Kế từ lại nữa hành giả hoặc vào lúc bạch nguyệt v.v… trở xuống là thứ ba, nói về phương pháp tu hành. trong đây có ba đoạn, một là nói hành tướng, kế là nói hiện điều lành, thứ ba là nói về hành ích. Trong phần một có tám đoạn, một là nói thời: Là bạch nguyệt mười lăm ngày, vì sao lại nêu lúc viên nguyệt? Nếu bạch nguyệt tròn đầy thì sở hành đầy đủ. Lại nữa, vào thời gian bạch nguyệt thì đêm ngày sáng sủa, sở hành chắc chắn thanh tịnh sáng sủa vô ngại. Lại, các Đức Phật, Bồ-tát sẽ dùng Trung đạo: Muốn học hạnh Phật cho nên dùng trung đạo, là mười lăm ngày ấy là Trung đạo của tháng. Vì sao? 1. Như Bồ-tát bổ xứ sanh lên các tầng trời cõi Dục, tức là Đâu-suất sanh xuống nước Ca-tỳ-la, nửa đêm sanh ra, nửa đêm Niết-bàn, cho nên dùng trung đạo. 2. Lấy lấy Bồ-tát Quán Thế Âm mười một mặt là nói về tượng làm ra. 3. Là từ trí có đặt tháp Phật-đà là nêu chỗ ấn trí. Phật-đà, Hán dịch là Giác giả. Đô-chế-đa, Hán dịch là tháp, có chỗ nói tháp có hai thứ: Một là có xá-lợi tức chân tháp, hai là không xá-lợi, chỉ để kinh và tượng Phật, tức đâu-bà. Nay là đô-bà tháp, hoặc gọi là đô-chế-đa. . Là từ mặc y mới giặt sạch. Là nói ngoại tịnh đầy đủ, nghĩa là nội tịnh ý nghiệp, ngoại tịnh thân, miệng, cho nên thanh tịnh cả ba mới được hành đạo. . Từ thọ trì trái giới v.v… trở xuống nói về nội tịnh ý. . Là hoặc một ngày một đêm ấy nói thời gian tu hành, thời gian tu hành có ba: Thời gian ngắn là một ngày một đêm, trung là bảy ngày trở lên, hai mươi mốt ngày trở xuống, dài là một tháng trở lên. Người có ba căn: Một là thượng căn phước đức, lại là một ngày đêm, trung căn là bảy ngày trở lên, hạ phẩm hạ căn là một tháng trở lên chắc chắn sẽ hiện điềm lành. 7. Là từ không uống không ăn v.v… là nói về sự khổ hạnh. Không uống không ăn là hạnh của người tu tiên. Uống ăn là hoạ lớn. Nếu học đạo tiên trì chú, một ngày một đêm còn chẳng ăn uống, huống gì không ăn uống trong thời gian dài.

Hỏi: Không ăn là Đạo ư ?

Đáp: Nếu hành theo tà đạo ăn hay không ăn đều tà. Nếu hành theo chánh đạo thì ăn, không ăn đều là chánh hạnh. Cho nên Thái tử Tất-đạt lúc đầu thực hành không ăn, chỉ ăn một hạt mè, sau đó mới ăn. 8. Từ lấy hoa tô-mạt, Hán dịch là hảo ý, nên tụng chú số. Hoa này có một ngàn lẻ tám cánh, mỗi hoa tụng chú mới để trên tượng. Ở Thiêntrúc có hoa này, Trung quốc không có.

1. Hỏi: Nếu không có hoa ấy, có được dùng hoa khác hay không?

Đáp: Pháp yếu của kinh hành phải dùng hoa này mới được. Nếu không có hoa này thì nên dùng hoa khác. 2. là từ bấy giờ tượng ấy v.v… trở xuống là hiện điềm lành, có ba đoạn: Một là nói chánh hiện điềm lành, nghĩa là ngay một mặt trước phát ra tiếng như sấm. Vì sao trong hành pháp này từ mặt từ bi phát ra tiếng? trước tiêu biểu cực quả khiến hành giả nương đại bi khiến được đại lực. Hai là từ do đó bèn khiến v.v… trở xuống là nói mặt đất rung chuyển, đoạn trước là động tượng, sau là phát ra tiếng. Đoạn này trước phát ra tiếng, sau mặt đất rung chuyển. Đoạn trước phát động hành nhân tâm, nhưng sau khuyến dụ tâm ấy. Nay ở trong đây trước khiến khuyến dụ sau phát động tín tâm. Ba là từ hành giả bấy giờ nên tự an tâm trở xuống là hành nhân được lợi ích.

Trong đây có tám đoạn nhỏ:

  1. Là nói về hành tướng.
  2. Là nói về lễ niệm.
  3. Là nói về nguyện thệ.
  4. Là nói về toại nguyện.
  5. Là trừ diệt quốc tai.
  6. Là trị được bịnh lâu ngày.
  7. Là tiêu trừ kết oán.
  8. Là trừ chướng được điều lành.

Ban đầu nói hành tướng có bốn đoạn nhỏ: 1. Là nói cầu nguyện. 2. là tự kính Bồ-tát Quán Tự Tại v.v… trở xuống là nói về lễ niệm. 3. Tự mình đối với a-nậu-đa-la. v.v… trở xuống là nói lượcvề thệ nguyện. A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ-đề: là đạo chánh biến tri vô thượng, là đạo Kim Cương sau chứng cực quả. . bèn cùng nguyện ấy v.v… trở xuống là nói về toại nguyện.

Trong đây có bốn đoạn: 1. Nói về toại nguyện. 2. Là từ lại nữa hành giả khi nguyệt thực v.v… trở xuống là nguyệt thực lại sanh. Trời tiêu biểu cho cánh tương thần chú khiến trừ, nghĩa là lấy một hai cái đồ đựng bằng bạc để đựng, đặt trước tượng này, niệm tụng chú này thì nguyệt sanh trở lại. 3. Là từ lại nữa hành giả nên lấy phần bằng nhau v.v… trở xuống là nói về ác mộng, bịnh cực nặng đều trừ hết, nghĩa là trang trí hùng hoàng trước tượng này, niệm tụng chú này một ngàn lẻ tám biến, hòa nước nhỏ vào giữa hai đầu chân mày ba việc thành tựu, như trước đã nói. Nếu tắm gội thân ấy bằng nước ấm thì trừ chướng, ác mộng ấy, giúp thần, khiến tụng thần chú. Vì là thần chú cho nên phản ác khiến tốt lành. Bịnh cực nặng là bốn đại chống trái nhau, năm thể bất thuận đều khiến hòa v.v… . Là từ lại nữa nếu phương khác trở xuống là phần thứ bốn đuổi được địch ấy, nghĩa là nên tụng chú vào một hạt yến chi một trăm lẻ tám biến. Trang điểm mặt sân bên trái tượng này, mặt hướng về phía kẻ thù, kẻ thù không đến. Vì có kẻ thù cho nên thỉnh mặt sân phương tiện của Quán Âm đại bi nhổ gốc khổ. Hai mặt khác dùng pháp mà không nói. Theo kinh Kim Quang minh nói nếu có đế vương muốn giữ gìn đất nước tự giáng thân, tay cầm lư hương cúng dường tam tôn, kính nghe kinh vương nên thọ trì tụng đọc. Phạm Thích tám bộ quỷ thần hộ quốc. Nay thực hành pháp chú này đuổi được kẻ thù ở phương khác. . Là từ lại nữa, nếu trong cõi nước v.v… trở xuống là nói về trừ tai nạn đất nước. Nước có tai nạn sợ hãi có bốn nhân duyên:

  1. Chính lệnh chẳng thuận kính,
  2. Tâm không có a dua,
  3. Chẳng tu hạnh từ tâm,
  4. Chẳng tu phước nghiệp.

Trong nước thường dồi dào có bốn nhân duyên:

  1. Là chính lệnh thuận chánh.
  2. Là tâm thể bình đẳng.
  3. Là thường hành từ tâm.
  4. Đối tu phước nghiệp.

Gỗ Nhậm-bà: kinh Niết-bàn chép: hoa Chiêm-bà, người dịch kinh dịch là hoa mộc miên. Ở Trung quốc không có, chổ chặt gỗ ấy thành một ngàn lẻ tám đoạn, mỗi đoạn được bôi dầu hạt cải. Chú một biến rồi bỏ vào lửa. . Là từ nếu có tốt vi v.v… trở xuống là nói trừ được bịnh lâu ngày. Bệnh có hai thứ: a) Là bệnh định nghiệp, tuy là bệnh định nghiệp nhưng cũng lần lần được khỏi. b) Là bịnh ngang trái. Kinh Thiên Hạ Vạn Bịnh chép: dùng vật của Tam bảo mười năm bị bệnh. Kim Cương Mật Tích quở trách. Tuy là bịnh ngang trái nhưng dùng chú được khỏi. Cưu-bàn-trà như trên đã giải thích. Bộ-đa quỷ: quỷ thần này bộ đảng nhiều quỷ. 7. Là từ lại nữa nếu là v.v… trở xuống là nói trừ được kết oán, nghĩa là nếu kết oán nghiệp nối tiếp chẳng dứt thì tuy có oán, nhưng nhờ năng lực cũng dứt được oán. Thước-ca tượng, tên là gỗ, nghĩa là tên của gỗ chiêu-đàn, Hán dịch là kiên cố mộc. Cho nên văn trên nói bạch đàn cứng chắc không có vết nứt. 8. Là từ lại như biết trong thân v.v… trở xuống là nói trừ hết chướng, được quả báo tốt đẹp. Tỳ-nại-da-ca tượng, Hán dịch là Luật, cũng dịch là pháp, nghĩa là đúng như pháp làm tượng. Kế là từ bấy giờ Bồ-tát Quán tự tại nói lời ấy rồi v.v… trở xuống là phần thứ ba đoạn lớn lưu thông thuyết. Đây là kinh do Bồ-tát Quán Tự Tại nói nhưng được miệng vàng ấn khả nên thuộc về kinh Phật. Cho nên Phật và Bồ-tát nhân quả tuy khác nhau, nhưng tôn chỉ hóa độ giống nhau, vì thế nghe lời Bồ-tát nói mà Phật lại vui mừng.

Thập Nhất Diện Thần Chú Tâm Kinh Nghĩa Sớ. Viết xong tại chùa Nhân Hòa vào ngày năm tháng tám mùa thu niên hiệu Khoan Văn thứ bảy.

Bản chép tay là kinh tạng được chép ở viện Thạch Thủy chùa Cao sơn.

Sa-môn Cầu Pháp Thừa Chân.