TÂN KHẮC LƯỢNG XỨ NẶNG NHẸ NGHI
SỐ 1895
Đời Đường – Năm Trinh Quán mười một Lý Thần Châu Di Tăng Thích-ca Đạo Tuyên, soạn Tự
LỜI TỰA
Đồ dùng y phục của vị tăng qua đời xử đoán rất khó, vì Thánh giáo rộng lớn mà các bộ chấp khác nhau. Thuở xưa Tông Sư còn chẳng thể không sanh nghi, huống chi là kẻ ít học làm sao hiểu hết. Cho nên Cao Tổ của ta là Nam Sơn Đại sư Pháp Tuệ bao gồm nghĩa lớn của bộ lập ra một nhà Hồng phạm, soạn Lượng Xử Nặng Nhẹ Nghi để lại cho đời sau. Lời văn rõ ràng như ánh sáng mặt trời mặt trăng, nặng nhẹ phán ra mà không tích chứa. Do đó nhiều đời rất xem nặng làm phép tắc. Người khen có luật sư Cưu Phong Thừa Xuân là cá kình của biển luật có sách rất sâu truyền đời mà không hoằng hóa, đem đối chiếu, khắc in lưu thông. Tôi mùa thu đều ở Hội Tràng Quang Minh Chân Ngôn chùa Tây Đại thuộc Nam Kinh bỗng gặp thành chữ kính cẩn huân khai than rằng: Tư Điển do Hòa thượng Dã Nẳng Chiêu Đề Chân mới truyền sang nước nầy đến nay khoảng một ngàn năm chưa nghe in ra. Nay thời mạt pháp một lần nêu lên há chẳng nói là may mắn lớn cho chúng ta ư? Xuân Công nhờ tôi soạn lời tựa. Tôi chẳng thể chối từ được bèn vội dùng lời thô vụng góp phần tùy hỷ, làm vui người học giới xoay vần lưu hành đến hội Long Hoa, đồng lấy văn nầy mà đoán nặng nhẹ đều vâng theo một đạo tịnh hạnh.
Niên hiệu Trinh Thuần thứ năm, Tiết Trọng thu ngày rằm năm 230
Mậu thìn. Núi Chung Nam Viên luật Tông Hậu Duệ, Bí-sô Từ Quang Tuệ Môn kính ghi lời tựa.
Một buổi sáng tại Sơn Phương Trượng Hoa Nghiêm ở Kinh Bắc.
LƯỢNG XỬ NẶNG NHẸ NGHI
Của Thích Đạo Tuyên – biên tập
PHẦN ĐẦU
Thuở xưa tôi ở Đế Kinh các Hội giảng ở khắp nơi, các văn sâu xa nghĩa kín đáo hết lòng tìm cầu chưa hề trình bày chỉ có nặng nhẹ làm chỗ cốt yếu. Phụ vào sự hợp cơ, phần nhiều tùy theo tình ý. Rộng tìm chỗ y cứ, văn nghĩa không có chỗ nương theo, trước là chỗ y cứ của luật sư Thừa Thủ, riêng tĩnh bặt chiếu, soi xưa đoạt nay, sớ sao chất cao như núi, người học nhóm họp như mây, đều nhảy theo dòng sáng của năm bộ, mở rộng nghi biểu của mọi người, theo sự mà hành dụng mênh mông khó phân, người học chỉ có thể nhìn lên núi mà tìm đường đi, chưa thông chỗ phải dùi mài. Tôi có thưa thỉnh chỉ dứt trừ thẳng nầy, không còn nghi ngờ, bèn bảo tôi rằng: Người giảng nói phải hiểu rộng nhiều phương, đâu chỉ thấy có một điều mà giảng thành được. Giống như chấp thân, cõi nước mưu thành, không thể theo cả hai. Lại vì thọ chúng các bộ, tùy theo tướng mà mở riêng. Nếu hạn cuộc một văn thì không thể lưu thông các thuyết. Tôi bèn vỗ ngực than thở, học gốc tự nhiếp gồm tha, nay tùy theo duyên nhỏ nhặt mà mở rộng chỗ dính mắc, há gọi là rộng chiêm ngưỡng cơ giáo mà giúp cho phong tục đương thời. Cho nên các luật trì phạm, nói phải quấy lẫn nhau, loại vật nặng nhẹ y cứ suy lường rất nhiều, chỉ y theo thể của thọ tranh chấp tự dứt. Nay ở Thần Châu lưu hành luật Tứ Phần rất rộng, dùng luật nầy làm gốc, bao gồm các bộ thành văn thì việc gì mà không rõ ràng, nghĩa gì mà không giải quyết được. Tôi bèn san bổ chương cũ, soạn thuật sự sao, tuy thể hài hòa nhau nhưng sung văn y cứ rõ ràng, vẫn còn sợ ý dụng chưa hoàn hảo, sự cần phải lưu thông rộng và đích thân nghe. Đến đời Đường niên hiệu Trinh Quán năm thứ tư, tôi quyết chí tìm cầu sự kỳ lạ, khắp người truyền thấy rất nhiều, đều bộ tụng lời giữ văn. Hà Dương y theo sớ y cứ đoán, lời lẽ phiền toái, tiếp nối liền nhau. Có Luận sư ở quận Nguỵ, cũng nổi tiếng một phương, soạn thuật văn sớ, riêng đến núi đông, nhân qua theo Ngài thưa hỏi chỗ nghi ngờ mà phong văn cách nghĩa, lời kín rộng sâu, không học giữ câu mà đội tiêu, ngoài nghe mở chương mà dứt nghĩ, cũng do nặng nhẹ khó đoán riêng chép văn sớ, nhưng trước sau lộn xộn phiền nhiều, sự nghĩa lẫn lộn, đó là một góc tuệ còn chưa thông phương cùng làm.
Nay trước y cứ Sao Xưa, lại dẫn chỗ nghe, khoa y cứ sự loại chép thành kiện riêng, gọi là Nghi thức “Lượng Xử Nặng Nhẹ”. Vốn vật nhẹ vật nặng đều mong giúp đạo, đạo ở hư không thông nghĩa chẳng hạn cuộc ở y cứ, đều là do nhân, tăng lợi mà được vật nầy. Sau khi chết trở lại nhập vào vật của tăng, khiến hai tăng hoại vật thọ dụng (tức thường trụ tăng và hiện tiền tăng, đều gánh vật lợi nặng nhẹ).
Hai thí có sự thấm nhuần của dòng nước (nghĩa là bảy chúng đạo tục đều thực hành bố thí cho tăng chúng). Cho nên đều xếp vào tăng, không thuộc Phật và Pháp, chấp nhận đều vào tăng, lý cũng thông suốt, vật cũng có nặng nhẹ hai thứ khác nhau, cho nên trong luật Phật xếp vào vật đều xếp vào tăng, đến luận phụ việc mới chia hai thứ riêng. Do nầy y theo nghĩa xử đoán phải rõ. Cho nên đối với nặng nhẹ sâu thêm gấp bội, vì nói ngược với nặng nhẹ thì hoại hai kiến. Văn luật chánh đoán không chấp nhận năm chúng cho nên thiếu suy nghĩ tìm tòi. Nhưng vì vật loại khó thâu, lời bộ xen thiếu, các giáo hiện có không ghi chép đủ, y cứ văn phụ việc lạm cong buông suy nghĩ. Vật đã hiện tiền, nghĩa phải quyết dứt, tự xưa truyền trao đại khái, nương nhau chỉ việc lẫn lộn như sông Hán mù mịt xa tít.
Tôi thường đối với con đường nầy do dự chưa dẫn, thường lúc rảnh rang nghiệp chánh, cố ý suy nghĩ, y cứ giáo mà gởi tình, ít biết phép tắc, nhưng các sư hành sự người thông ngộ ít có, tùy chỗ thấy mà lập nghĩa.
Sáu, đoán nặng nhẹ đều có y cứ rõ ràng, lại cũng khó tìm, nay chỉ lấy một phán chung cho các thuyết, tức lấy ngay luật làm chánh văn cầu trên dưới, văn hoặc ẩn hiện chẳng rõ đoán, thì liên quan cả các bộ, lệ quyết thành nhau, ngỏ hầu nay thâu giềng mỗi chủng loại, khoa điều có đầu mối, dụng đủ không buồn giúp cả nhân duyên cần ý để nhiếp khắp tài vật nuôi sống, gồm thâu các đồ vật, nương vào sự quyết chậm lỗi nghi, đến khi định nghi nặng nhẹ, chấp vật xét văn không xem mặt người, tùy cơ chọn lọc, thí như đồng tay, mong lo kẻ đạo, khi lại mở tìm chân khiến phạm lỗi, cực hình trừ chân vì rất đỗi lầm. Nhưng tình người kỵ hẹp ưng, kết chẳng là không, biết sự thì riêng tự lợi dẫn nặng. Việc tăng thì riêng tự lối, dẫn nặng theo nhẹ, đảo lộn hôn tình cần xem cuối cùng (nương nghe, sáu trăm đoạn lụa vào nặng, che gió ngăn người vào loại nhẹ). Người xuất gia y theo đạo càng phải gắng tâm, tập tục xấu lòng cạn lâu dứt bỏ.
Lại liên tục Hoa Di, nghi hình đỗ đạt phong tục đã riêng, gọi vật cũng khác, điều chỉnh thí dụ để giải quyết. Biết nhẹ, nặng tự riêng ban đầu chưa gồm xem đủ phép tắc thí dụ. Tội soạn San Bổ Hành Sự Sao, ba quyển, thiên chia ra thượng, trung, hạ, có ba mươi môn khác nhau, lời có hơn hai mươi vạn, như phép tắc tăng pháp giữ gìn cương yếu thì thiên thượng quyển thượng, thủ lãnh vẫn còn. Nếu thọ giới chủng tướng trừ phạm nghi sám thì thiên trung quyển trung.
Nếu là áo, thuốc, thọ tịnh, các hạnh vụ cơ thì thiên hạ quyển hạ hiển bày. Cho nên liền lược, dẫn cả thô biết đại khái. Nay nương quyển hạ, trong phép y riêng giải sáu vật, lược chia ra mười môn:
1- Môn chế nhập tăng ý: tài nhăn tăng lợi Phật pháp chưa thấm, há vua kia chính thân liền vội vàng thâu nhận.
2- Môn chia pháp khác nhau: y cứ duyên ngộ sự mười lời khác nhau, chỉ thứ mười là đồng trụ chết, bèn gia thêm pháp.
3- Môn đồng sống chung tài vật: tài sinh không cạn, phần nhiều hoại tình xấu, còn mất một thời kỳ mời xứng dứt nầy.
4- Môn dặn dò thành không: quyết định xả thí lại phải giao người. Nếu nghi lo chưa phân thì một tăng quyết nhiếp.
5- Môn thiếu nợ lại chống cự: nợ dứt đưa y cứ tùy gốc nặng nhẹ, quyết chẳng phải nghĩa minh chứng cần xem xét kỹ.
6- Môn đoán chia nặng nhẹ: vật nặng nhẹ tướng sâu rất khó phân, hễ có trái nghịch thì chiêu vời hai lỗi.
7- Môn thời chỗ chia vật: đưa người chết trở về mới được y cứ lượng, phải có duyên đến, khác chỗ lựa chọn.
8- Môn xét đức thưởng công khó nhọc: công khó nhọc không thưởng, dứt sự lo tranh, không có đức may mắn, nghĩa phải xem xét.
9- Môn chánh chia nặng nhẹ: người và vật cả hai đều nhóm, pháp Phật cần tôn nặng, y theo giáo pháp mà chia không nên mua bán đổi chác.
10- Môn sở thuộc vật: phải được theo chăng, hoàn toàn vì tăng, dẫu ngoài khen lý, xa cần hậu hạ. Mười món nầy dứt tướng thọ lại khai, mà đầu mối trong môn thứ mười chẳng phải một. Trong luật thông nếu các vật, lệ đều vào tăng, sau hợp riêng năm ba, để chia tướng nhẹ. Nầy là vật loại cũng có hai đoạn, nặng nhẹ tùy nghĩa rất dễ biết, tương truyền tùy nghĩa y cứ phán cũng là một đường phò giúp, mà đến văn luật rốt lại xét gá vào một bên, văn xem thêm ở sau. Trước vẫn còn ôm lo lắng chìm ở chỗ mới học, nghi ngại là khó trọn chưa đồng thời, cho nên lại cắt gọt quyết thông hiểu, duyên cứ như sau đã rỏ, thì mê ngộ đều khai, trước sau hai chiếu. Cho nên trước nương bổn luật như Phật xét đoán, y theo bị chấp loại đưa ra chỗ thấy, tùy việc y cứ lượng đủ làm gương soi.
Chỗ xử lường mặc tình cắt xẻ vô hình, trước đánh khánh nhóm Tăng, kế gồm thâu hiện vật, đã ngoài món đồ nặng lớn nêu bày cụ điều, đối chúng đợi đọc cho biết hiển dạy. Trước hỏi chung về tài lợi cùng sống, tuy tin phán đoán, kế hỏi dặn trao có không, cũng tùy cơ sắp xếp. Sau hỏi thiếu nợ là ai, lại tùy xét giao. Làm ba cách trên rồi mới định hiện tài, còn bao nhiêu như Bổn Sao. Bổn luật nói: bấy giờ nước Xá-vệ có Tỳ-kheo mọi người đều quen biết qua đời, có nhiều tăng-già-lam, nhiều phòng ốc, nhiều đồ vật, nhiều các vật nặng, có nhiều giường dây, giường nằm, giường cây, mền nằm, nệm ngồi, chứa để rất nhiều, có nhiều người giữa tăng-già-lam, có nhiều xe kiệu, có nhiều đồ tắm gội, gậy, quạt, có nhiều đồ bằng thiếc, bằng gốm, bằng da, bằng tre trúc và dao cạo, có nhiều y, bát, toạ cụ, ống đựng kim v.v…các Tỳ-kheo không biết làm sao, bèn bạch Phật, Phật dạy: “có nhiều người quen biết hay không có người quen biết, tất cả đều thuộc về Tăng”. (Văn luật như thế, y theo tướng y cứ đoán mười ba thứ khác nhau. Nay nương theo điều trên, tùy điều giải đủ, đều như ở sau nêu).
– Thứ nhất, có nhiều tăng-già-lam: luật xếp vào vật nặng, y theo sau chủng loại cùng phán như trên (cho đến vật thuộc già-lam, như sau gồm xếp vào vật nặng), nghĩa là có chùa nhỏ, nhà, quán riêng …).
– Thứ hai, có nhiều cây, trái, vườn, ruộng thuộc tăng-già-lam: luật xếp vào vật nặng, y cứ sau chủng loại lệ đều theo đó, nghĩa là trong ngoài chùa viện có vườn ruộng, cây trái, rau cải, lúa gạo, các đồ dùng nuôi sống, loại ấy có bảy:
1/ Rau cải trồng trong vườn (loại ấy có bốn): Ban đầu khiến chiêu vời hai lỗi.
2/ Môn thời chỗ chia vật: đưa người chết trở về mới được y cứ lượng, phải có duyên đến, khác chỗ lựa chọn.
3/ Môn xét đức thưởng công khó nhọc: Công lớn khó nhọc không thưởng, sự dứt lo tranh, không có đức may mắn, nghĩa phải xem xét.
4/ Môn chánh chia nặng nhẹ: người và vật cả hai đều nhóm, pháp Phật phải tôn nặng, y theo giáo pháp mà chia không nên mua bán đổi chác.
5/ Môn sở thuộc của vật: Có được theo hay chăng, hoàn toàn vì tăng, dù ngoài khen lý, xa cần hầu hạ.
Thứ hai là trồng giống cây ngũ quả (lệ ấy có ba)
1. Hiện cây ngũ quả: đó là trái cốc (tức hồ đào, cây dẻ) phu quả (tức lê, nại lâm, cầm mộc, dưa v.v…) cai quả (tức là đào, me, táo, thị v.v…) giác quả (các đậu núi đầm) cối quả (như thông, bách).
2. Hột quả lìa đất: đó là táo khổ, lô, lý, mơ, thị, cam, quýt, ngột, đắng, dẻ, bưởi v.v…(và cỏ bò sinh ra dưa, bầu, các loài dưa)
3. Cây, nhánh, da, hột: đó là các trái cây, cành, lá, tạp tướng.
– Thứ ba, trồng trên ruộng nông (loại nầy có bốn)
1. Đồ ruộng nước đất: đó là cày, lưỡi cày, nông cụ, bừa, gieo, đào, cào cái rìu, phất, chìu, sảy.
2. Hiện gieo ngũ cốc: đó là phòng cốc (tức là hạt dẻ, cao lương)
3. Ngũ cốc lìa đất: đó là gồm thâu hạt dẻ, rau, mè, các loại đậu, lúa mạch v.v… (như trong tăng-kỳ có mười bảy loại cốc, cũng chung cho tất cả loại).
4. Cỏ, hào v.v…, nghĩa là tất cả ngải, đậu, cỏ đậu dây, mè, cỏ lúa, nép, lúa, đậu v.v…
– Thứ tư kho lẫm cất chứa (có trái): Ban đầu chỗ cất chứa nghĩa là kho vựa, hôm, rượng, nhà, đấu, hộc, chảo, bồn v.v…. hai là đồ đo lường, nghĩa là đấu, thăng, hòm, hộc, thước, tấc, cân.
– Thứ năm là các thứ tạo đồ ăn (có ba): Ban đầu là chuyển sinh thực cụ, nghĩa là các đồ xay, giả, mài, quạt, xe, lưới v.v…và nhà che. Hai là đồ nấu chín, nghĩa là đảnh, vạc, chảo, bồn, bình v.v…và bàn, ghế, giá, các đồ làm bánh. Ba là đồ đựng thức ăn, nghĩa là bình sành, bình xứ, mâm, bát, oàn, mâm gỗ, hộp bảy đao v.v…
– Thứ sáu, hiện thành năm món chín: 1. Chưng chín, 2. Nấu chín; 3. Rang chín; 4. Hầm chín; . Sao chín (nghĩa là các món cơm, bánh, các loại đồ cần năm món thành).
– Thứ bảy, bốn thứ thuộc hiện tại: là thuốc phải lắc (gạo, bún, tương, miến, rau). Hai là thuốc phi thời ( là nước các trái cây). Ba là thuốc bảy ngày (là bơ, mật, dầu, mỡ). Bốn là thuốc trọn đời (muối, me chua, ớt và ngũ thạch tam dẫn v.v…
Bảy điều kiện ở trước, chánh bồn tùy sinh, theo luật y cứ nghĩa xếp vào của thường trụ, và do cất chứa, tính dày chê bai, trong ngoài nhiễm trần dấu vết lỗi lầm không gì hơn ở nầy. Cho nên luận Tỳ-ni Mẫu chép:
Có chùa nhỏ, vườn, trái, phòng, nhà, bình, chậu v.v… riêng thuộc đồ nuôi sống, nầy hiện tiền tăng không được chia mà thuộc về bốn phương tăng, còn đồ làm các món ăn kia rất nhiều, chỉ được thông thâu mà hạn cuộc, tướng lớn nhỏ của nó như Thập Tụng đã nêu, các luật khác không xếp chung. Nếu nói về đồ bằng cây, như luật Tăng-kỳ nói rằng: “Bát cây, chậu cây, sọt che, giỏ che, đều là vật nặng”. Lại y cứ các bộ khác, liền nương lượng nặng, như trong luật Thập tụng tất cả đồ hai đấu trở lên là vật nặng dự như việc có gánh vác. Các văn như sau có nói rõ. Chiếu hiện ăn nuốt, như luận Ma-đắc-lặc-già nói: Nếu trong tăng thỉnh ăn rồi qua đời, đồng phân y (y cứ vào vật nặng). Nếu sau khi chết đựơc đồ ăn thì trả về chỗ cũ, nhận người thì y cũng vậy. Còn ba thứ thuốc khác quyết có chứa dư, như ở sau có chia. Luận có chia ra toàn giường, bộ riêng có khai, nầy chẳng phải cô giáo như ở sau có giải thích rộng.
Thứ ba có nhiều phòng riêng: luật xếp vào thường trụ tăng, hoặc có cây, đã làm nhà, như ở sau có sắp xếp.
Từ trước cho là thôn xóm, rừng, đồng trống trong ngoài già-lam, nếu có tự mình xin người khác làm các phòng lớn nhỏ, thuộc riêng của mình, Phật khai cho thọ dụng. Nếu chủ cây chết thì nhập vào của thường trụ, mà phép chùa nương thời, tùy giáo chùa phòng, mặc tình giữ lại cũng được. Hoặc cây gỗ tươc khô, ngói đất, đá cỏ, các đồ phòng và dự định vật làm phòng (lụa, vài, tiền), đều tùy hiện vật nặng nhẹ phân xử. Do khi còn sống, vật có chủ, có thể tùy lời hạn cuộc, nếu đến lúc chết lại có chủ khác thì không được như xưa.
Thứ tư, nhiều vật phòng riêng, luật xếp vào vật nặng, chủng loại y cứ như sau mà riêng. Nghĩa là màn che cửa sổ, mành, trúc, hình phòng lầu, vách, răng rồng, màn nhà, màn che giường, ghế, giường nương trần vách v.v…các loại
Trước y cứ phán nghĩa đều là vật nặng, đều gọi là vốn định phát thảo, không cho giữa chủng sửa đổi, cho nên xếp vào của thường trụ. Nếu là vách đất sụp nứt, mở cửa sổ che sương, tạm dùng vải lụa, tướng che, sau cầm tùy chỗ che mà trừ, không xếp vào loại nầy.
Thứ năm, có nhiều bình đồng, chậu đồng, búa rìu, đèn đài v.v… văn luật đều là vật nặng, nhưng bình chậu lớn nhỏ cỡ nào chưa rõ (như trước hai bài phán).
Các vật trước là do đồng, thiếc, gỗ, ngói v.v… làm ra, y theo luật Thập Tụng thì tất cả đồ đồng không nên chia, trừ bình bồn hai đấu trở xuống thì nên chia, cho đến thiền trấn v.v… nên chia, còn bao nhiêu không chia. Luật nầy xếp bình bồn vào vật nặng, không nêu ra lượng đấu, đến nay truyền học đều xếp vào vật nặng. Tôi cho là phần chừng của bình bồn cốt cất chứa. Tăng thì mặc tình cất bỏ, nếu thông từ nhẹ nhiếp, sự thì gồm nên theo Thập Tụng mà rõ, thì kia nầy đều trước lượng kia đều dùng bổn chế của Cơ Chu, do thông giữa hay bên đồng dùng, trăm vua không sửa cách thức kia. Cho nên Tạp Lịnh đời Đại Đường nói: “Thước là dùng hai tất làm thước đấu, cân hai sắc ba v.v…thành đó”, cho đến luật luận cả hai rõ khí lượng lớn nhỏ, đều chỉ ba đấu của nhà Tần làm định, cho nên biết pháp xưa khó đổi, do cách thức thường.
Xưa Đông Tấn sao nương nầy trời khéo rõ năm, rộng chia tuần tháng, cùng Pháp Sư Tuệ Nghiêm chung bàn thiên trung, luật lịch chia bóng chỗ kế. Pháp sư Nghiêm nói: “Trung tâm châu Diệm ở Trung quốc bốn bên cách biển đều hơn muôn dặm, kia ngày hạ chí ở ngày không có bóng, phương nầy men theo góc biển đâu đồng có ngày mà nói. Cho nên giữa huyện Xích ở Lạc Dương, đến kỳ còn có bóng dư, cho nên Hà Đồ nói: “Mé Đông nam núi Côn Lôn khoảng năm ngàn dặm cũng gọi là Thầnchâu, lại gọi là Xích Châu, đã nói là Đông Nam, thì rõ ràng chẳng phải chặng giữa. Lại thước tấc chia thứ kia nầy dùng chung, bóng mặt trời lậu khắc mảy may không sai, đến như tuần thứ độ lượng chung cho cõi và hạnh.
Nếu tùy phương thước chia thì tượng đem giao loạn, v.v… nương trời không cho chống cự, cho nên xét các ghi chép các sự thật để phát hoạ hạnh nầy. Lại như luận Tát-bà-đà nói: “Phật cao sáu trượng, người thường ba trượng”. Cõi nầy chép rằng: Thân tám thước, cho nên giới Phật, rộng sáu ngón tay Phật”. luật Ngũ Phần nói rằng: “Một ngón tay Như Lai thì cõi nầy là hai thước, cho nên lấy ở đầu làm tiêu y theo, theo đó thì dài một trượng hai thước. Áo người ngày nay dài sáu thước. Thước đời Đường thì năm thước, nếu ở nầy chấp nhận biểu ngón tay có thể bằng. Xưa Tùy Dượng Đế xét kinh chế lập đấu cân, một là y cứ thời Châu, tôi đích thân từng thấy đốt cháy hộp thẻ, cho nên xưa tục truyền thuật, sáu thước là trước, ruộng chỗ khởi, Khuê Sao ở ban đầu, độ đó đầu tiên thì tơ là đầu, chia ngang ở trước, dẫn kéo đầu tiên, đều có y cứ rõ không nên buông lung.
Thứ sáu, nhiều các vật nặng, luật xếp vào vật nặng (ý dùng tên cuộc hạn việc xong, kia lệ nhiều món, trên dưới các môn tùy tướng dễ thấy. Trong nầy lộn xộn khó rõ, tùy việc quan nặng lại có nhẹ thâu, cho nên dùng các môn nói rộng, loại ấy có tâm), ý nghĩa có thêm đồ thế tục.
Ban đầu, các đồ làm thành ý (có năm), đó là y, vải giường, y quang và đất son, thư hoàng, y, giống độ dây thừng v.v…. thứ hai, là các đồ cắt vải, đó là ván cắt, dao, kéo, đá mài, và đập vải, chày v.v….Thứ ba, là đồ làm thành vải, đó là lụa, lưới, gấm, tơ dệt, lụa đẹp, dây vải, dây đai v.v…thuộc về xe cộ. Thứ tư, các đồ xe đánh: đó là xe sợi, đánh sọt, túi kinh, giá mắc áo, sợi dọc, guồng quay tơ v.v… điều độ. Thứ năm là đồ trục tơ, đó là xe quay tơ, túi nhẹ, và nuôi tằm quách mõng v.v…
Năm điều trên nầy tuy chỗ làm là nhẹ mà sự tướng phiền nặng khó gánh vác nỗi, lại đạo chia duyên sơ chẳng phải thân thích, đều thuộc về vật nặng. Trong điều thứ hai chứng có tướng nhẹ, như dao, kéo Phật cho chứa, gồm cả lớn nhỏ có thể y theo kinh mà xếp. Dao bốn tấc, bất luận là thiếc, cây, sừng hay xương, xếp vào vật nhẹ. Nếu y theo lượng, các dao ở trên hoặc dùng vàng báu trang sức, tuy lượng là dao một tấc, từ báu nên xếp vào vật nặng. Thể lượng đá mài luật không có văn, nếu dùng dao động bằng tướng theo người thì xếp vào vật nhẹ.
1. Đồ chơi đùa, nghĩa là ghế cong, gối hẹp, bàn dưa như ý ngữ, các đồ bằng lông lau chùi phủi quét.
2. Trước một điều vật gồm thắng giáng, sự thật xem xét, xếp thẳng phải đồ nhẹ đạo, nên xếp vào vật nặng, tuy đồ hộp rương đựng y đều chung.
3. Cần để trị bệnh (lệ có ba): Đầu tiên gọi là y thuật châm đốt, dao, giác các đồ trị bệnh. Thứ hai là các loại cây cỏ, sách thuốc Minh Đường Lưu Chú coi mạch. Thứ ba là nêu tên bốn thứ thuốc trị bệnh, và xếp thứ thuốc khác như trên vào vật nặng, trong thuốc trọn đời như ở sau chánh đoán.
Ba điều ở trên giúp thân là chánh yếu, chẳng phải thường có, là bệnh liền cần có. Thứ nhất dao sắt cứu trị, văn luật xếp chung như luật Thập Tụng xếp mũi v.v…vào vật nhẹ, còn có ống thuốc, hòm thuốc các đồ theo mà chia nhau. Thứ hai là các phương thuốc cây cỏ đã là tập tục, nên xếp vào vật nặng. Trong thuốc trọn đời chưa giả thì xếp vào vật nặng nếu đã giả hòa hợp thành thang, thành hoàn, thành cao, chưng khác tướng thuốc cây, đều uống trị các phần khác. Nầy thật chẳng phải chỗ may mắn nên y cứ Tăng-kỳ xếp vào phần nhẹ.
4. Trong ngoài rương kinh (lệ có năm): Ban đầu trong pháp kinh bộ, nghĩa là hễ có truyền thuật là để trừ tâm bệnh. Tâm tuy hai thông y cứ tướng, y cứ duyên chỉ ở trong, cho nên chỉ cứu gọi là nội pháp, nghĩa là hễ có thuật sự ban đầu thì không khiến cho tâm nhọc. Trong ban đầu, cõi kinh bộ, nghĩa là trong cõi Đa-la Diệp kinh, xứ nầy (Trung quốc) dịch là Thỉ Tỗ, có sáu món khác nhau: 1. Đan phiên; 2. Trùng phiên; 3. Thất dịch; . Tạp lục; . Nghi kinh; 6. Nguỵ dẫn. Thứ hai xứ nầy tập lục nghĩa là Phật pháp đông lưu đến nay, đạo tục các giới đều tuyên dương giáo hóa chung, hoặc soạn luận lục, hoặc truyền tán, đều chẳng phải ý chỉ đều xếp vào kinh, Trí luận giải thích như vậy. Như Ý Thọ, Tân Tương Tăng Hựu, Pháp Uyển, Văn Tuyên, Vương Tịnh Trụ Tử, Lương Giản, Văn Pháp, Bảo Liên Đài v.v… Thứ ba, hai phương tạp kỹ (nghĩa là hai phương đạo tục thông kinh giải luận, đều thật ý suốt giải thích kinh nghĩa tất cả Sớ Sao v.v… hoặc truyền thuật dấu vết các vị cao tăng thạc đức, ghi chép trụ trì có không, thời suy hạnh thạnh). Thứ tư đồ biên chép kinh (là giấy, bút, mực, nghiên, bàn, ghế, gối, thì trị chỉ giới, đồ đóng sách, trụ v.v…) . Thứ năm là đồ đựng kinh (là nhà, rương, hòm, hộp, giá, lầu, khăn, túi).
Năm điều trên cái gọi là rương kinh, chính là bến đường vào đạo, nêu cốt yếu cùng tột sự việc. Nếu không có thói quen xem chung trước sau, thống lãnh then chốt kia, ngộ thú nhập kia, thì ghe, xe tranh chở chưa lên, chẳng hề bằng khí. Giềng mối đạo giáo tuy giả sữ không hiểu, nhưng luống mất thời gian cho nên thường phải đọc, tìm xem nghĩa lý kia, đáng thường các tâm đầu không theo kỳ hạn. Cho nên luận Tỳ-ni Mẫu nói: “Kinh luật trước có chỗ phó chúc liền giao cho người kia. Nếu không có người phó chúc, thì y theo người coi giữ”. Tức nương theo giáo tiến tu, chẳng gọi là thủ hộ mà thông. Cho nên Luận nói: “Phật pháp quý ở việc đúng như lời nói tu hành, không quý đọc nhiều tụng nhiều”. Người đời nay phần nhiều tham cất chứa, không có tâm dâng hiến thì không đáng gửi gắm, phải trao cho người có đức. Nếu chết có bút, mực, giấy v.v…và đồ đựng kinh vốn không người chuyên dùng, nương theo chỗ cũ dùng theo chỗ nương rương kinh, quyết đều dâng cúng, chẳng nhất định thuộc, tùy việc nặng nhẹ, nặng nhẹ xếp vào hai tăng, hoặc chứa nhiều giấy mực, nhưng dự định trị sống vốn chẳng phải chép kinh, dùng nên theo vật xếp vào nặng.
Thứ hai, ngoại tục ghi chép (kể có ghi truyền đều còn ngoài trên thì thuận trời vâng đất, giúp nước, giáo hóa dân, giữa thì hiếu thảo với cha mẹ, lập thân hành đạo, dưới thì nêu bày sáu phủ năm hạnh nương tựa, y cứ sự để cầu chẳng phải nuôi sống, nên gọi là sách ngoài. Ban đầu là sách sử cửu lưu (cửu lưu: 1. Đạo; 2. Nho; 3. Danh; . Pháp; . Mực; 6. Buông thả; . Âm dương; 8. Mủ chảy; . Tạp lưu ), tức là vĩ hầu chư tử, bảo truyền văn kỹ tạp thuyết v.v…
Hai nghĩa là sách ba chữ xưa (là văn Thượng Tổ) đều là chữ chân chữ thảo các dấu vết. Ba là đồ đựng sách (tức là trong kinh đã nêu: Giấy bút nghiên mực)
Ba điều ở trước đều xếp vào vật nặng, tuy không tạm học vì ngăn tục mỹ, nhưng chẳng hề đùa lâu, cho nên xả cho tăng. Giấy, mực có dư bèn gồm việc đạo, mà bổn ý giúp tục không giống điều trước đều từ nặng mà nêu, kinh luật chánh chế là để trang nghiêm văn tụng, vui với thế pháp.
Thứ ba là các đồ tính đếm (lệ có hai): 1. Đồ hiện có số (nghĩa là bàn tính, phương thuật so lường tính đếm, thẻ tre v.v…) 2. Cách đếm tạp châu (là thuỷ tinh, lưu ly, nhiều mầu làm hạt châu).
Hai điều trước là lúc cần tính đếm. Tuy thể là vật nặng mà kham tùy việc đạo. Trong luật vẫn không giải thích sự đếm, tụng giới có sự quên lầm khai chứa tính toán v.v…, còn như cây gỗ, châu xỏ nhiều màu, báu quả làm thành. Y cứ theo Tăng-kỳ tất cả sự duyên tìm ở cơ chánh yếu, chớ quá số đếm, chìm tiếp hạ căn, dẫn khóa tu nghiệp, có thể y cứ Đa luận. Giống như của báu, báu giả, châu nhiều màu, khai hành trăm lẻ một vật được dùng đúng như pháp, nên xếp vào vật nhẹ, còn bao nhiêu tre, gỗ v.v…y theo nầy mà chia.
5. Các tạp nhạc cụ (lệ có bốn): Bàn đầu là nhạc tám âm (1. Nhạc kim: là chuông, linh v.v…2. Nhạc đá: là khánh v.v…; 3. Nhạc tơ: là cầm bầu, là không, hầu v.v…; . Nhạc trúc là sáo, địch; . Nhạc bầu không, là trống; 6. Nhạc đất, tức vận v.v…. Nhạc cách, là trống v.v… 8. Nhạc cây, tức âm chúc ở trên). Hai là đồ chơi (nghĩa là quỷ, xí diện v.v… bày hình sư tử, ngựa trắng, lo lắng, truyền thuật các hình ảnh biến hiện. Ba là đồ trang sức ( là hoa, mũ, dây tơ, quần, bao nhiều mầu, các báu, thêu võ, v.v…). bốn là đồ hí kịch (kéo đạo sáu giáp làm thành và cần con súc sắc, mã đồng).
6. Đồ tạp trang sức (lệ có hai): Trước là đồ họa võ (là trang sức thế tục lấy màu đơn thanh, chu lục, nhiều màu, và giây tơ thẳng thước, vật chuyên dùng để vẽ). Sau là các đồ chơi đẹp (là bình phong, núi sông, nhân vật du tiên, các sách chép Cổ Hiền truyện kỹ và các sách lạ khác).
Hai điều ở trước cũng đồng với nghi trên, nhưng có thể phù hợp chỗ tình ưa mến, hoàn toàn chẳng phải cương yếu, nên xếp vào thường trụ, đồ trang sức của tăng.
7. Vách báu, các hàng hóa (lệ có bốn): Ban đầu là nặng báu (là vàng, bạc, chân châu, ma ni, san ho, xà cừ, mã não, hỷ báu, và các ngọc bích), hai là nhẹ báu (là thâu thạch, đồng, thiếc, chỉ, kẽm, bạch lạp và các châu giả), ba là tiền báu (là tiền vàng, bạc, đồng, thiếc, cho đến da làm tám món, trên có lằn vẽ). Bốn là các vật dư (là các vật cần của lò luyện đúc và các vật nấu chảy).
Bốn điều trước là chánh nặng, nghiêm cấm tiền tài thế tục. Điều đầu tiên và ba, bốn, chẳng cho tự chứa, cho có giúp đạo nói giao cho người tại gia, thân mất xếp vào vật nặng, cho nên của thường trụ. Thứ hai là báu nhẹ, tuỳ duyên ba đường, nhưng là bổn thể hôn đoạn đồng thau, người đến xem thí không nghĩ hình dụng, thì tùy bổn nặng nói giao cho tịnh chủ. Nếu là trăm lẻ một oản, bát, y, câu theo luật khai thọ dụng, cho nên xếp vào hạn nhẹ, đồng giả nghĩ dụng lệ theo nầy là có thể chia. Nếu đã thành vật vào trăm lẻ một vật số vào vật nặng nhẹ, nầy chẳng phải chánh báu.
Cho nên luật Tăng-kỳ nói: “Tiền, vàng, bạc không được chạm, nếu báu nhẹ khác được chạm, thì không được chứa, được làm trăm lẻ vật dụng”. Như luận đã rõ, không cần thuyết tịnh, y theo làm các món đồ lý chẳng phải vật nặng.
Trong luật Tứ Phần chỉ cho rõ ba món tiền, vàng, bạc, còn các món khác không bàn, biết rõ thông hạn nhẹ, thuộc thiếc, lạp, văn tuy không nêu. Luật khiến dùng để đầy bát chẳng phải vật nặng tùy bát vào vật nhẹ không nghi ngờ. Nay có người giỏi làm luật giáo, nương luận chia vàng và tiền vàng, giường v.v…các vật. Nầy chẳng phải là thành giáo, tùy văn mà dùng, cùng mình tham hoặc giống nhau, không chỉ văn giáo sáng mờ. Phật sinh tử không rảnh, nghe tiếng liền dứt, lại đồng đạo nghe nay là nặng sơ chia vàng. Duyên nêu bày văn nầy trong luận Mađắc-lặc-già, nầy là bổn luật của bộ Ca-diếp-di, không đến ở nầy chẳng phải sở cơ kia.
Nói chia vàng, giường, ban đầu có Tỳ-kheo từ cõi trời sinh xuống, đồ vật trong người nầy chẳng phải chỗ an kia, tình loạn không an, thường suy nghĩ các đồ có được ở cõi trời. Phật sai A-nan cấp cho đồ cần thiết, trong một đêm liền chứng quả Vô học. Do duyên này mà khai, chẳng chung bộ nay. Trong luận Phân Biệt Công đức có nói đủ việc này.
Cho nên các kinh Trì Thế Phật Tạng, Phật dạy đệ tử tu đạo, vì nhớ các đồ vật có thiếu sót không thể hiểu đạo, đều quyền khai cho, quyết không tu đạo, người ưa thế pháp, nước không cho uống, đất không cho đi, các đại quỷ thần ngăn trước quét sau. Nầy há là người nói mà đại thành (Phật chánh nói, học trò chia vàng đều vọng làm không rõ giáo, thuận bổn tham chứa, lại trái học trò thanh tín, đều có Cao tăng xuất tục chánh ngăn chế không làm, tình còn tiền tài, sự chưa đủ tính. Đại bát Niết-bàn là cực giáo đều trọn, văn một bộ rõ mười tám vật bất tịnh, Phật nói, ma nói, dùng này chia đường. Cho nên văn nói rằng: Nếu có người nói Phật khai cho Tỳ-kheo chứa vàng báu tám vật rắn độc bất tịnh, này là ma nói chẳng phải đệ tử tăng-già-lam. Trái lại là do Phật nói. Cho đến văn nói rằng: Tỳ-kheo Kỳ Hoàn chia vàng, Phật cũng chánh đoán, chia uống nước sông, cho đến trong luật Tứ Phần, Ca-chiên-diên không nhận báu thí của vua, do đây Như lai chế kiền-độ trì giới lớn nhỏ.
Đệ tử tăng-già-lam khác nhau các Sa Môn ngoại đạo nhận chứa vàng báu v.v….lại sau khi Như lai nhập diệt hai trăm năm, Tỳ-kheo Bạtxà ở nước Tỳ-xá-ly, khéo làm mười việc, ngày thuyết giới khi xướng lời chia vàng, Tỳ-kheo Da Xá nhóm bảy trăm người ở Diêm-phù-đề, lại càng đoán rõ không chấp nhận chia. Phật ở Kỳ-hoàn chỗ lần thứ nhất sau khi Phật nhập diệt đoán rõ không chấp nhận chia. Nay hoặc có ba phạm, chia vàng phạm tội đoa, chết vào trong lửa hai mươi mốt ức bốn bốn mươi ngàn năm, nầy là tội nhỏ. Không tin thì vị lai bị lửa đốt, hiện tại chỉ hoàn lửa ở thân, sẽ tin khổ mà bỏ.
Nay có người phạm bốn giới cấm, kinh luật đều gọi là là Đoạnđầu, người phạm an nhiên không sợ mà làm vị pháp sư chủ, không tin chín trăm hai mươi mốt ức sáu ngàn năm đọa trong ngục Vô gián, huống chỉ ở nầy chia vàng không đáng làm quái lạ. Người học giáo, đều là há ý ở ngày nay tệ phong lại nêu. Vàng là vật quý nặng của thế tục, nghe tên liền mừng nhìn ngó đâu luống, nêu của cải, thế tục còn vậy, huống chi xuất đạo gì ư? Dẫu có chia ấy, hằng hà dài chìm người không đáng quái lạ, chỉ quở phiền não người không đáng bàn.
Đến như chế giới của một phen giáo hóa đều dứt tục trước. Chỉ có bốn giới đối tục lại chế; 1. Dâm; 2. Rượu; 3. Báu; . Tà mạng. Dâm là gốc sinh tử say mê, bốn nghịch do đó mà có. Báu là duyên khởi tham, các hoặc phiền căn của nhân. Tà mạng là nhân hại tăng-già-lam, đường ác là tường mở. Niết-bàn các luật hiểu rõ nghĩa đó, sao không mở đọc sách Phật mà làm giáo bãi bỏ? Cho nên văn nói rằng: “Mặt trời mặt trăng không được sáng bỏ là do khói, mây, bụi mù che lấp, pháp tănggià-lam không sạch là do Tỳ-kheo gây ra bốn việc. Nếu có đệ tử tôn là thầy mà làm bốn việc trước thì tăng-già-lam chẳng phải thầy họ, kia chẳng phải đệ tử tăng-giàlam, do không tin pháp luật của tăng-giàlam. Đây cái gọi là Tứ Thiền, Thập Tụng, luật luận, v.v…đều có văn răn nhắc, đâu được nương theo luật nầy thọ giới mà dùng bộ kia chia vàng, bỏ chế mà lấy khai, chưa biết thông bít của cơ giáo rõ mà cầm, có thể không cẩn thận ư? Sống thì bụi, mồ hôi mê luống, chết thì tự phải khổ sở, tin nặng dục một thời là hoạn hung muôn kiếp, rất đáng buồn.
8. Các vật tạp nặng (lại có tám, nghĩa là tất cả đá, tất cả thuỷ tinh, tất cả ngói, tất cả đồ, tất cả răng, tất cả sừng, tất cả đồng, tất cả sắc đất, nghĩa thêm trong tục các đồ săn, đồ ăn.
Ban đầu như kinh Thập Tụng nói tất cả vật đá không nên chia, trừ bình nước, bồn nước, vật đậy nước cạo mồ hôi, ống nhỏ mũi, đấu uất, hương, câu bát các vật đá khác không nên chia (như cối báu, cối tạp chùy và dùng chày, đồ hương nếu chưa đủ thì chẳng phải hạnh nhẹ, bao nhiêu lệ thì mà biết). Nghĩa thêm tục vào đồ vật, như mâm bàn muỗng đưa, đều xếp vào vật nặng, rộng như ở sau nêu ra.
Một đoạn ở trước, vật đá y cứ trên để đoán. Luật có thông bít, Tứ Phần không có văn, nghĩa phải y cứ theo chánh, kia đồ lê hương cúng dường hoặc hoa hương loại riêng, hoặc thiếc, đá, đồng, thau làm thành. Nếu thường nghĩ cúng dường trước Phật, bất luận trang sức vàng bạc có hay không đều tùy bổn xứ mà dùng. Nếu bổn tâm không nhất định, nghĩ sau chuyển đổi, tự giúp tùy điều kiện trước, xếp vào vật nhẹ, hỏi có vàng bạc trang sức vào vật nặng. Nếu có lòng cúng dường thì Tam bảo gồm chung, tùy người hay thọ dụng mà dùng, vốn chưa đưa ra vật làm việc cúng dường, không cho tự giúp, nên vào cửa Tam bảo. Nếu xếp vào vật nhẹ chia liền thành nghiệp trộm có thể không cẩn thận hay sao?
Cho nên trong luật Tăng-kỳ, tiền vàng bạc không được cầm, chứa cất. Nếu chân châu, lưu ly, kha bối, san hô, pha-lê, xa cừ, mã não, được chạm, không được cất dùng, biết rõ trăm lẻ một vật, được thọ dùng. Dầu trong luận tùy khả nặng cúng dường cho, nghĩa là xếp riêng vào Phật pháp. Phải có túi báu, hãy như kinh luận cúng dường không xếp vào vật nặng, kia các lò hương, đồ cúng không nhất định thuộc, tức như luật chánh đoán chia ra, kia có lửa, muỗng khăn, túi, bàn, hộp …. các món đồ vật, đều tùy theo tất cả lò hương nặng nhẹ. Quyết khăn gồm thêu dệt, tùy vào vật nhẹ, do sự ở nuôi dưỡng chẳng phải lượng chỗ khai, hoặc thường không theo hạnh, hoặc vàng báu trang sức, riêng trích vật nặng (không tùy là hương nhẹ).
Thứ hai, tất cả vật thuỷ tinh không nên chia, trừ chảo, bình, huân bát câu, lò hương, đấu lửa còn bao nhiêu như trên đã nói.
Thứ ba, tất cả vật ngói không nên chia, trừ chảo, bình hai đầu trở xuống nên chia, nắp bồn nước, bát lớn, bát nhỏ, bát nửa, chốt cửa, dao cạo mồ hôi, thuốc nhỏ mũi, bàn ủi v.v… không nên chia.
Trong các vật ngói ở trước văn luật đoán tự hai món riêng. Phật khai cho chứa hai chảo, hai bình bốn nắp, bốn muỗng, y theo đấu lượng là định nặng nhẹ, đồ tắm giặt hoặc làm bằng đồng, bằng thau, bện bằng vải, cây, da, vỏ bầu, đã thường rửa bát đồ cốt yếu, y theo lượng của vật nhẹ, nếu nặng lớn khó giữ và vật nhỏ thì tùy theo vật nhẹ, tuy khai chảo bình chỉ là cung cấp việc thiết yếu, hoặc gồm các đồ tục, chưa nhất định đối với vật nhẹ.
Thứ tư, tất cả đồ vật không nên trừ dao cạo mồ hôi, thuốc nhỏ mũi, bàn ủi, lò hương, thiền trấn, xông, bát câu, thuốc nhỏ mắt, hòm, bảy nét, cành, nên chia, còn bao nhiêu không chia.
Thứ năm, tất cả đồ bằng ngà cũng như vậy. Xỉ là các đồ vật bằng ngà.
Thứ sáu, tất cả đồ đồng hai đầu trở xuống nên chia. Như trên, kềm, nhiếp cắt móng, dao cắt vải, dao cửa hiệu, khúc cửa câu v.v…cũng vậy.
Đồ đồng ở trước chung rõ đấu lượng, còn bao nhiêu tuy không nêu ra, y theo đây mà khai, tức thau, thiếc, chì, sắt, bạch lạp v.v. Lại ngay luật khai chia dao cạo, do nầy là đồ dùng thiết yếu, thì tùy có đá mài, túi, hộp theo nhau vào vật nhẹ, có bao nhiêu dao con, dùi, kìm v.v… văn tuy không nêu mà luật Thập Tụng lại nói: Chánh xếp vào vật nhẹ như trong kinh Lăng-già, khai cho chứa dao bốn tấc, đầu dao như hình mặt trăng vì cắt may Ca Sa. Trong Tỳ-ni Mẫu cũng khai cho con dao sáu trượng, đều có chỗ làm, nầy thì có thể y cứ nêu, bất luận đầu dao vuông, nhọn, lớn, nhỏ, số bao nhiêu, đoán chung vào vật nhẹ, quá lượng là xếp vào vật nặng. Đã ngoài phi pháp, tuy vật nhỏ mà xếp vào vật nặng (nghĩa là bẻ giáp, cạo da, bỏ lông v.v…các loại dao).
Thứ bảy, tất cả vật bằng sừng không nên chia, trừ nửa đầu trở xuống thì nên chia, trừ cán y, câu tường, trên dao cạo mồ hôi, thuốc nhỏ mũi, ống đựng kim, hòm thuốc, muỗng, bát, cành, tất cả vật như vậy được chia, còn bao nhiêu không nên chia.
Thứ tám, tất cả đất đỏ không nên chia. Tất cả nhuộm sắc, hoặc nấu hay chưa nấu đều không nên chia, từng ấy có tất cả nhiễm sắc, cả tía, chồi vàng, chi tử, càn đà v.v…
Tám món các việc như trước khác nhau, luật Thập tụng y cứ thể mà xét, cho nên có chia không chia khác nhau. Nay vật chứa để đồng khác rất nhiều không cần như luật, có thể so dáng vẻ lớn nhỏ của nó, lường độ hai nghi nặng nhẹ (như bát sành xếp vào vật nhẹ, bát vàng xếp vào vật nặng, bát huân câu xếp vào vật nhẹ, bát huân xếp vào vật nặng, những loại nầy tùy việc sâu mà suy nghĩ) nghĩa là vật tục đồ sơn, trong thế tục có mâm, oản, nắp hộp, cầm bát, đồ để ăn như muỗng, ăn kiêng, bất luận lớn nhỏ nhiều ít, đều xếp vào vật nặng, do toàn là thế tục có khi chẳng phải là kẻ đạo dùng, sự đồng áo tục, cực chế không cho chứa.
Y bát người xuất gia khác với thế tục, nếu nay cho chia, tâm tục không trừ cho thì khiến xếp vào vật nặng, dứt hẳn dòng đời.
Thứ bảy, là có nhiều giường dây, giường cây, nệm nằm nệm ngồi.
luật xếp vào vật nhẹ, các loại khác như riêng. Nghĩa là giường chỏng, bàn ghế, giường hẹp, đồ che lợp, nệm sàng, gối, mền v.v… tùy dùng trúc, cây, lụa, tạp vật làm thành.
Trước y cứ vào vật nặng. Nói hai mền, tùy kia lớn nhỏ nhiều ít, đều cho là trong nỉ dạ làm cốt, lụa bao ở ngoài, đều dùng vải trải, nếu chỉ một lần dạ vải là xếp vào vật nhẹ, cho đến nệm ngồi, ghế và các vật bằng dạ tướng thuộc về vật nặng.
Thứ tám, có nhiều y-lê-diện-đà-kỳ-la-kỳ-la. Đây là ba điều ở trước đều là văn luật chung đoán đối với vật nặng khác. Phật pháp Đông Độ cho đến nay giảng giải lớn nhỏ trướng bước đi chướng? Ban đầu thì ylê-diênđà có thể chẳng chướng, kế thì kỳ-kỳ-các-la há chẳng là trướng lớn nhỏ. Trướng giống như màn, cho nên nói là kỳ-la, dùng ngay từng chưa thảo luận nguồn gốc chữ kia, tùy tiếng liền dịch, tức âm định thể vật kia, nầy thì mạnh ở thâu loại, cong nơi sự thật. Vả lại y-lê-diệu-đà gọi là lộc, trong kinh chỗ cái gọi là tướng đi của Như lai như bước đi nai đầu đàn y-lêdiên-đà. Nầy thì chứa nhiều da nai sống (chưa thuộc). Kỳla-kỳ-kỳ-la đều là tên thú, hình dáng như con hổ thuộc loại báo mạch, da dày lông mịn, có thể ngồi được. Tôi có đem việc nầy hỏi các vị tăng Ấn-độ, da hai thú nầy ở các nước mé Tây có, Trần Châu không có vật này tùy tâm bổn độ kia há có thể tức âm định thể lại nói vật che chướng. Người xưa có nói “mê tên sinh pháp si” thật đáng dè dặt.
Xưa có người mở kinh Lăng-già xem, người ngoài hỏi: “Các kinh hoặc dùng nhân pháp đặt tên. Vì sao kinh nầy dùng khổ cụ đặt tên?”. Toàn cao mờ mịt biết đâu giải cứu bèn hỏi ngược lại rằng: “Lăng-già há chẳng phải là gông lớn tám gỗ ư? Đại chúng đạo tục cùng lúc cười òa, cái gọi là hổ thẹn với một người bẻ cong trên ngàn muôn người. Da nai-y-lê, xứ nầy có mà hơi khác, xứ nầy thì da mỏng lông cứng, kia thì da dày lông mềm, nếu da dễ thường có thể dùng để ngồi, có mà không giống cho nên tên là cư. Cả ba đều là vật da cho nên xếp vào vật nặng, da và lông dê nhẹ hay nặng khác nhau mà thật cù dâu. Xứ này vốn không có, vật kia đều từ Tây Bắc truyền đến, nếu tu tập lông, biên, mà ra đầu lông gồm có bằng tượng người thú v.v…các hình trạng, gọi là Phùng kinh vì lớp lông như lụa, dùng để trải đất che vách.
Luận bổn nói: Thảm trải đất lông dài ba ngón tay, tấm thảm dài năm khuỷu tay rộng ba khuỷu nên chia. Xưa tôi cho là lượng đồng ba y nên xếp vào vật nhẹ, thuộc dạ đắp dụ phân lượng nầy, mà khai nhẹ trong văn luật không rõ, theo văn thì lỗi, gần lấy càn phong hai năm, mùa xuân thầm cảm trời người, người thục thiếu tánh bỏ họ. Thời Hạ Trụ sinh ở thời Nam Thiên vương, làm sứ giả, thâm ư tướng luật, thêm nhận lời Phật dặn, rộng hộ làm bổn hoại, nghĩa là từ chỗ soạn Sao Sớ Nghi Lục lỗi kia càng nhỏ, nhưng ở nặng nhẹ tùy lạm thì có tuy theo luật đoán nhưng văn chẳng rõ ràng, nầy là lỗi phiên dịch, đâu phải của người học, đáng sửa mê trước nên theo ngộ sau. Trung quốc không chỉ bày cho, riêng giúp đất lạnh (nghĩa là Tây Bắc gần biển, mùa đông thì rất lạnh, gió đông cắt trúc áo mặc phải dày, có các Tỳ-kheo ở xứ nầy mặc ba y không thể hết lạnh. Phật thương xót khai trong giáo bổn, nếu ở các nước lạnh nầy phần nhiều dùng vải đôi may chồng lại. Nếu không có vải đầy, thì được cỏ khô dệt thành y mà mặc. Lại không có cỏ thì được lấy da cây, đập giả cho mềm mà mặc. Lại không có nữa thì được dùng lông dột, như cách cắt thành ba y, lông đắp ở trong. Lại không có nữa thi được dùng các da cũng đồng làm ba y mà mặc. Như vậy thứ lớp lần lượt mà khai cho, nếu đến giữa nước tự có áo đúng pháp, thì đâu được khai? Trong thế tục sửa lại mà mặc, thì không thể có việc nầy. Luật đâu không nói rằng biên địa khai cho năm việc: các thứ da dê v.v… làm ngoạ cụ cất chứa, ngoạ cụ tức là ba y. Luận Tát-bàđa không có, y theo ngoạ cụ phương Tây liền thể hội kia, cho nên trong luật ở nước bị lạnh quá, Tỳ-kheo hạ an cư xong qua phương Nam chỗ Phật ra núi Tuyết đất bằng trời nóng, y phục dày nặng mạng gánh khốn khổ. Tôi hỏi “ Nặng bao nhiêu” đáp: “Có thể nặng ba thạch”. Xứ ấy mọi người đều cao một trượng trở xuống cho nên hơn, y nầy Phật khai vì là tu đạo chứ không khai vì đạo, khai cho một tháng hoặc năm tháng được lìa y nầy. Tôi xem trong luật Thập tụng, Tăng-già-lê của Ca-diếp nặng ba trăm cân.
Lụa gấm thêu thùa, (phương Tây có, lằn thêu hết dệt y, hoặc vải có ban mấy, phủ các màu, bất luận nam nữ dùng làm thành y, lệ y cứ là vật nặng).
Trước nói một điều y theo luật như thảm trải vào vật nặng, thuần thì xếp vào vật nhẹ, tạp thì xếp vào vật nặng. Như trước tướng ba y ở vật nhẹ, khác thì bất luận lớn nhỏ dày mỏng đều là vật nặng. Tứ Phần không cho chứa vải gấm vải thêu (thông nhiều ít rộng hẹp). Ngũ Phần. Lụa thêu, lông, lông câu chấp, quá ba ngón tay đều không thể chia, nếu thuần sắc thì nên chia, (cũng y cứ trên giải thích như tướng lượng ba y, thảm có dày mỏng, dày thì quá lượng ba y là xếp vào vật nặng, mỏng thì được có tùy đạo xếp vào vật nhẹ, chăn thì không phải vậy, toàn là vật thế tục chẳng phải là vật để người xuất gia dùng, nếu khai cho thì không khác thế tục. Cho nên các y phục thế tục, người tại gia ngoại đạo đều không cho chứa là rất có ý, vì sợ hoại đạo. Bất luận dày mỏng lớn nhỏ hay y phục người tại gia, ngoại đạo đều xếp vào vật nặng.
Có Tỳ-kheo đắp hai thứ y phục nầy đến chỗ Phật bạch rằng: “Đây là pháp đầu-đà trang nghiêm, xin Phật cho phép”, Phật nói: “Các thầy là người ngu si, tránh điều Tăng-già-lam cấm, hãy làm việc khác. Từ nay về sau, tất cả y phục của người tại gia, ngoại đạo không được chứa mặc”, nghiêm giáo như vậy nào dám bỏ. Cho nên dứt nghĩa phù, thảm nầy có nặng nhẹ mỏng cần điều chỉnh, dày quá ba y như trên xếp vào vật nặng, mềm mỏng rất đáng cắt may, bất luận lớn nhỏ, nhiều ít đều là vật nhẹ. Cho nên trong luật Tỳ-kheo già bệnh mặc Tăng già lê bằng da, cho đến ngoạ cụ sáu năm, ngoạ cụ nhiều màu đều ba y bằng da, để tìm sự không giống, kia thì toàn là thế tục hoại, da nầy chung cho người tu đạo, còn bao nhiêu có mềm đơn, đồ ngồi sơn dã khác với tướng mền, đồng mạn bố ba y có thể theo hạn nhẹ. Cho nên Ngũ Phần nói y che thân, tức che thân mà đắp ba y. Luật Tứ Phần nói y là che đậy. Đơn phu y là đồ trải trên giường, rủ bồn mặt đều xếp vào vật nhẹ đâu thể y theo dưới chẳng cho là nặng, che trên chẳng phải là nhẹ, cho nên có thể rõ biết, phần chừng kia.
Thứ chín, nhiều người giữ Tăng-già-lam, luật xếp vào vật nặng, kia nêu đã nhiều, như sau phán nhiều phần lớn là sáu:
1. Thí sức cung cấp.
2. Bộ khúc khách nữ. Hai điều trước tuy tốt xấu mà chia, có phiền và không phiền khác nhau. Điều trước thí sức có hai hạng người. Nếu có thể cung cấp trọn đời thì tùy tăng xử phận. Nếu chỗ cấp trọn đời thì trước tăng đã trọn, sau tình tự sửa, mặc ý xả bỏ. Nếu người khác sai đến cung cấp thì trả về chủ cũ. Nếu vốn là tự mình có tính vui vẻ che mát, nương bổn vào tăng. Nếu tạm đến chẳng phải lâu, lúc nào đem đi cũng được. Thứ hai bộ khúc, nghĩa là vốn đồ xấu (nên) cho tánh họ, mà chưa lìa chủ cũ, chủ cũ chết, thì nhập vào thường trụ. Áo, đồ vật, súc vật, tùy chỗ thân thuộc, không nên tranh đoạt. Nếu vốn nghĩ trọn đời cung cấp tay sẽ chia rẽ, theo luận Tỳ-ni-mẫu thì xả bỏ.
3- Nô tỳ tôi tớ có con dứt nuôi xếp vào thường trụ. Nếu thân chết không có bà con thì thường trụ thâu nhận. Một điều trước xếp như Mẫu-luận nói: Nếu có nô tỳ riêng nên thả cho đi (như trong điều trước), nếu không thả, làm tịnh nhân như luật Tăng-kỳ.
4- Chứa các gia súc, tức lạc đà, ngựa, lừa, trâu, dê v.v… và yên ngựa, dây cương, dàm ngựa, lan can, chuồng, máng ngựa v.v…
5- Chứa các súc đồng trống, tức vượn, nai, gấu, heo, khỉ, thỏ, gà rừng, vịt, ngỗng, chim ưng… và dùng lồng, giá v.v…
6- Chứa các luận nghi, tức mèo, chó, cú vọ, ưng, diều hâu, chuột, chuột độc, nỏ, cung, củi v.v… và cung, tên cỏ lưới đồ giết hại của ngũ binh, v.v…
Sáu điều trước, ba thứ trước tùy sự đã rõ. Trong thứ tư chứa gia súc, là đầu mối của phiền lự, nên xếp vào nặng. Cho nên Mẫu-luận nói lạc đà, ngựa, lừa.. có thể cho tăng thường trụ trong chùa để vận chuyển, ngoài ra các đồ chở tùy chỗ được chứa, như có roi gậy đều nên đốt, do sống bị chê trách. Thứ năm, súc vật hoang càng là chướng đạo, cho nên trong luật Tăng-kỳ nói “Nếu đem đến cho thì không nhận, sai cung cấp nước, đủ thì thả đi, vì chứa là ngăn đạo. Trong đời phần nhiều thả gà, heo, ngỗng, vịt, cũng tự trần nhiễm sự trong sạch, có nuôi chim anh vũ, ngỗng, bồ cầu, đạo tục đấng xấu hổ, hẳn có chim thú nầy, thì hãy thả nó vào rừng, sông ao, lồng, giá đồ ràng buộc đều nhóm lại là đốt. Thứ sáu, đồ ác lậu nghi, sự loại vẫn mong, thời đến duyên bên cỏ trong đầu, nêu không biết, hoặc thêm chứa dùng, đã sự ở tội Tăng, đều có thể đốt thì đồng nhà ngói phi pháp. Cho nên luật Thiện Kiến nói: “Nếu có bố thí gậy, thì tăng nên bẻ gẫy, không được bán, nếu bán cho người thì họ sẽ làm việc giết hại. Người bán đồng nghiệp kia. Trong luận ấy có chứa vật phi pháp, chúng chủ phá không có lỗi tổn tiến tài. Chánh luận đoán rõ y cứ dùng đâu nghi? Cũng có nuôi mèo chó chuyên làm việc giết hại, Kinh luận đoán ở ác nghi, đồng chứa liền mất giới lành, đưa ra bán thì là loại sống, nghiệp chướng lại sâu, thí cho người trở lại tiếp tục tâm hại, trở thành ràng buộc, nên thả nó vào chỗ sâu mặc tính nó trốn đi, hẳn phiền nó hiển trụ lại thêm phiền nhọc, nhưng nương trước kia càng rõ, lại dứt kẻ thù sinh sát, cây mới nhà Thánh từ bi (bao nhiêu chim nên thả lên hư không).
Thứ mười có nhiều xe kiệu, luật xếp vào vật nặng, y cứ nêu đoán sau (lệ có ba).
1- Thường chuyên chở (nghĩa là các thứ xe kiệu trên bờ dưới nước như ghe thuyền, xe trâu, xe dê, đi bộ, kéo xe v.v… và cung cấp giây thừng cho ghe, xe v.v…
2- Đưa cho hung khí (nghĩa là tạp sức xe kiệu cùng đồ xe cần nhân, minh khí, quan, dựng đàn hương, áo, vải tạp phục, giá cò, hòn đá, thông, bá, các cây, bia đá trở ngại… các vật.
3- Đồ cúng tế (nghĩa là đồ cùng tế tỷ tổ, tắm gội, quỳ gối, oản, muỗng, mâm, hợp, bàn, ghế…).
Ba đều trước điều là vật nặng, hai thứ sau là đồ hung tế, nếu dự làm cho người sau, khi chết thì nhập vào của thường trụ. Nếu vì bà con thân nhân bảy chúng đọa tục, thật táng vì tương lai mà làm, do quyết nguồn gốc, xả riêng thuộc.
Thứ mười một: bình nước, bình tắm, gậy, quạt, luật đều xếp vào vật nặng, nay do vằn giữa sáng nhau xen làm nặng nhẹ.
Trước một đoạn, nếu y cứ bổn luật nêu chung nặng thâu, là vì sao? Vì thể tướng đều nặng theo nhiều y cứ, như đồ bình tưới, giúp đạo yếu duyên lý xếp vào vật nhẹ, không giống gậy, quạt, do lớn nhỏ không y cứ, dùng có thời hạn gồm cả Thánh giáo nên được chứa dùng. Bình tưới không như vậy, tùy thân tắm súc miệng, rửa dơ các việc thường cần nghĩa quyết nhẹ thâu không nên xếp vào vật nặng. Lại các bộ ảnh nhau chẳng phải nặng là nhiều, cho nên luật Ngũ Phần chép: “Trừ bình tắm cho chia, còn bao nhiêu không nên chia”, đây chính là chánh xếp vào nhẹ, nếu y cứ lượng thông hội luật vốn xếp vào vật nặng là nói theo bình lớn. Cho nên luật Thập Tụng nói: “Bình tắm bằng đồng, hai đâu trở xuống là vật nhẹ”, đây thì hiển rõ con đường chung, xưa nay truyền trao đều y theo luật , ý do giúp thân tiếp đạo, việc thường nên dùng, lại chế tự tùy cho nên xếp vào nhẹ.
Lại các luật phán rõ chẳng dám tự lượng, cho nên trong luật Tăng kỳ, người mới thọ giới cụ túc đã khiến chứa đồ ứng pháp, tắm gội đem đi, biết rõ là phi pháp, không có khả năng theo đạo, có thể như bổn luật xếp vật nặng là đúng. Lại như dao ở duyên chánh yếu, đều đoán ở vật nhẹ, bình tươi là việc gấp hơn trứơc, nghĩa không phải thuộc về nặng cho nên rộng thông bộ khác, tinh luyện phải quấy, đã rộng lại tinh sự không do dự. Đã ngoài bình ngói đất nêu ở trên, lớn nhỏ và nặng nhẹ. Thứ mười hai, nhiều các đồ bằng tạp chất kia, luật tự chia lạm, đều xếp vật nặng nêu lên như sau:
1- Đồ bằng sắt (lò luyện đúc, chảo, kìm, búa, ống bể lò đúc, chất sắt, cái giũa v.v…. Các đồ và bao nhiêu than sắt v.v….
2- Đồ làm bằng gốm (vòng dây, túi bạc, xẻng, gậy, tất cả các đồ đình trực và bao nhiêu bùn đất, ngói gạch….).
3- Đồ bằng da (bồn chảo, bàn ghế, dao cạo, cắt đốt, phất tạp loạn và bao nhiêu vật da lông sống, không nên chia).
4- Đố bằng trúc ( nghĩa là thuộc dao cưa, hai là vàng trúc chẻ, bè các trúc xanh, và lau, sậy.. các thứ cỏ v.v….
5- Đồ bằng cây ( nghĩa là búa cưa chẻ tre, dụng cụ đục cắt và bao nhiêu vật bằng cây gỗ, củi v.v… Năm điều trước thuộc về chủng loại vật nặng. Người xưa đồng lời đều giải thích rằng: “Bất luận năng thành sở thành và bao nhiêu mô hình đều là nặng”, này thì lạm thông tướng nhẹ, lấy dụ khó chia. Nay lấy văn nghĩa nghiệm nhau, đều chỉ vật năng thành như trước. Cho nên trong Luật nói: “Các đồ bằng cây không có chỗ đựng, Phật dạy làm túi đựng”, cho nên biết chẳng phải do bát mà thành. Nếu có đồ sẵn có như chảo, nồi… bình bồn v.v… đều thuộc về các môn. Nếu theo người xưa nói thì các đồ không có gì lưu đây nhiếp liền vọng nêu nhiều vị luống phí công dịch, kia đồ da thuộc như trong luật Thập Tụng nói thuộc về vật nhẹ. Ba loại da y-lê kỳ-la ở trước đã là sống, Tứ Phần không xếp, chỉ y cứ thảm da, cho nên biết ba da không xếp vào phần hạn, ở biên giới áo da khai cho chúa, không tướng ba y cần gì ở vật nhẹ, nếu đến thành thị da lại xếp vào vật nặng, biên giới khai cho ngồi, cần gì ở vật nhẹ, dẫu chấp nhận đồ da thuộc đầy cả sau dùng, do tất cả áo da không cho mặc, bao nhiêu dùi, dao, tạp khí, y theo lệ cả hai dụ, nếu thường phát họa làm bằng cây, nên thuộc về nặng, nếu thường nghĩ theo thân vá chỗ rách, liền xếp vào loại nhẹ.
PHẦN CUỐI
Thứ mười ba, y, bồn, tọa, cụ, ống kim, đựng y, chứa đồ và đồ Câu dạ la (Hán dịch là tùy thạnh khí, tức đựng trong sở thành), dao cạo, luật đều xếp vào vật nhẹ (kia có ba : 1. Y; 2. Đồ; 3. Dép cỏ. Sự chung cho năm chúng).
Y phục sẳn có (ban đầu nói người xuất gia mặc, sau nói chẳng phải xuất gia mặc, nghĩa là ba y che đậy, kỳ chi ( áo lót, quần, áo choàng, toạ cụ ( đồ ngồi), các tạp y áo….( kia lệ có bốn).
Một điều trước mặc theo thân, tên tùy nhiều duyên đều che thân. Nếu luật Tăng-kỳ nói: “Áo che ghẻ, áo tắm mưa, túi lược nước, hai món dây lưng, đồ nằm vào phần”. Luật Ngũ Phần lại nói: “Áo kép, áo đơn, vải trải, áo lót thân, nếu đắp thì khác đồ nằm ( ngoạ cụ). Hoặc hạ y hoặc Xálặc (luật Tứ Phần nói là Niết-bàn-tăng, Hán dịch gọi là áo trong tức Xálặc) là được chia. Vật y cứ trên bàn làm đoán, cốt yếu là thuần sắt làm thành. Hoặc là y ngũ nạp luật bổn khai cho dùng. Năm trên sắc làm, tuy thuê vẽ rõ ràng vẫn là núi thành tự, đã là tiêu thức chánh đạo nên theo chia đó. Nếu y bằng gấm thêu thành đều như sau đoán, kia sau cổ áo, áo dài, tay áo, áo lót, thêm áo che xấu, che tay, thêm khuyết áo ngực, các thứ y nầy hình và tên khó nói đủ, cũng đều thuộc phần nhẹ, do thể tướng trái tục, sắc loại khác nhau, không gọi là đồ người tại gia mặc, liền khai theo hạn mà dùng. Lại Thiên đãn (áo che vai), quần váy lá pháp áo của Trung quốc, Kỳ chi, che tay, là Thiên trúc vốn chế. Đem kia sánh nầy dạng mạo đều trái, mà vẫn đồng xếp vào nhẹ, không hề nhiếp sợ. Nếu gồm thâu tướng nặng y phục đều chẳng đúng nghĩa gốc. Cho nên luật Tăng-kỳ nói Phú kiên, Kỳ chi đều dài bốn khuỷu, hai khuỷu. Nay lại y cứ đạo tục hai phần cho nên khai nặng nhẹ, nếu sâu lấy luật chế thì quần váy cũng sai (cho nên trong luật cách thức đắp mặc xứ nầy không dẫn). Như trong luật Thập Tụng áo tay hẹp, áo kép v.v…. Đều không cho mặc.
Tùy áo chỗ có, nghĩa là dây buộc lưng v.v… dùng đồng, trúc, gỗ, chì thiếc làm thành và túi y rương áo v.v…
Một điều ở trước đều tùy y vào vật nhẹ. Lại như luật Ngũ Phần nói kim, chỉ túi xếp vào vật nhẹ, túi y trước đến lưng sau đến cơ, cũng xếp vào vật nhẹ. Y cứ trên các túi v.v. Nếu dùng chỉ thuê làm thành, tuy không lằn tướng mà đồng loại túi trong thế tục, không xếp vào phần hạn.
Tiền vật thành y (nghĩa là khăn, lụa, lưới, dệt, vải thô, tơ tằm và gấm, chỉ lụa, tượng thuê vẽ…)
Một điều kiện trước nghĩa có cả nặng và nhẹ, nếu khăn lụa nhẫn đến tiền tài của tơ tằm, nhưng chẳng phải sắc lụa đẹp rõ ràng, là xếp vào phần. Nếu gấm thêu chăn dạ đồng một màu, tướng trạng thua y pháp, đồng phần nhẹ ở trên. Nếu lấy năm màu: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen nhuộm và xanh, hồng, lục, tía v.v… thượng sắc để nhuộm thành, bất luận nhiều ít nặng nhẹ đều theo y tài xếp vào phần, nếu có vuông mắt hổ, quả cao, xét chánh các lụa màu khoảng cách là xếp vào vật nặng. Cho nên trong luật Ngũ Phần nói gấm, lụa, lông hoặc da (nghĩa là rộng dài lượng bằng rất lớn) Văn xếp vào vật nặng. Lại không giống tài của lụa lưới, tuy thể áo giao lầm mà sắc tướng thuần đồng nên luật khai cho mặc áo lằn tướng ngỗng nhỏ, nghĩa y cứ lụa gấm xếp vào vật nhẹ, luật khai nhận áo giá trị nhiều của vua và nhiều loại áo đẹp tốt, và khai cho áo thô giá đắt, liền biết sợi vải thô lệ chia.
Chỉ lụa năng thành (nghĩa là các sợi tơ nhiều màu, bất luận tơ vải tơ thô, chỉ lụa và gai, chỉ lục v.v….)
Trước y cứ, như trong Thiện Kiến, kim chỉ là vật nhẹ thì bất luận nhiều ít đều chia. Nếu có của trùng, gai to lớn đều y theo vật nặng.
Hai là áo người tại gia ngoại đạo, luật không có xét đoán, như sau nghĩa chia ấy có hai:
Ban đầu là áo ngoại đạo, Luật bổn nói: “áo thêu, áo vỏ cây, áo lá cây, áo châu anh lạc, bát gỗ và tất cả áo ngoại đạo, áo da, áo lông chim, áo tóc người, lông ngưa, mèo, đuôi trâu v.v…, áo khâm-bạc-la, cho đến các khăn áo vàng, dòng họ với Lý Lão đời Đường, từ trứơc luật chế không được mặc, nghĩa đoán khoa nặng, do y phục nêu tướng chẳng chánh của đạo khác. Nếu có người cúng thí cũng không được nhận. Nếu đã hư mầu tướng kia, trừ áo vỏ cây, lông, tóc, còn bao nhiêu y theo sau xếp vào vật nhẹ.
Hai là tất cả áo của người tại gia, luật không chánh đoán, nghĩa phải lệ theo y cứ có năm:
Ban đầu, áo thường dùng (nghĩa là bao, túi áo, quần, khăn, mũ, mền dạ, giày da chất đống người nữ thường dùng).
Nghĩa nầy phải chia ra hai đường, nghĩa là hai phán xưa và nay. Chuẩn xưa và giải thích rằng: Đồ thường mặc của nằm bằng chất đồng với phép thế tục, nghi xếp vào vật nặng, cho nên Phật nói: “Tất cả áo của người tại gia không được cất chứa” vì dứt pháp ác thứ lớp, lý xếp vào vật nầy, nay không đồng, văn tuy dạy không mặc, nầy chẳng phải là nặng phạm, xả tài thật, sông lỗi quá nhiều, chết còn khai chia, cho nên chẳng xếp vào nặng, như sau nghĩa phán. Nếu được người đời dâng cúng, tăng được mà chưa rảnh sửa chánh là pháp y, y theo xếp vào vật nặng vì có nhiều nghĩa: 1. Phật khai thọ thí; 2. Cho thuyết tịnh; 3. Cho sửa đổi đúng như pháp nhận dùng, nếu mầu chưa đổi, tướng trạng còn áo tục đều xếp vào vật nặng, dứt tâm nhớ tục. Rộng như trong sao, không giống gấm lụa thêu, do thể tướng đồng thế tục, hẳn hoại sắc tướng thì cho chia. Ở đây tướng trái mà giúp cho đường ác, cho nên khai sửa rồi dùng. Nếu có Sa- môn tóc dài, tâm mong tiếng tăm, áo quần theo thế tục đều dứt ba y đạo ở luống thông, tục còn có ngã chấp chặt, đã suy nghĩ danh phiền lấy gì làm đạo? Bất luận chết sống đều không được chia. Tôi nghe kỹ nữ tạm đắp pháp phục, đời vui với áo đời, nghĩa quyết kiếp kiếp thường ở đường trái chân lý là rõ ràng, đâu ở hạn nhẹ? Lại các luật không xếp vào nặng, hẳn duyên chướng không cho mặc pháp phục, đều mặc áo đời không xếp vào nhẹ tuy Phật khai cho mặc mà chẳng dùng lâu, như loại cướp đoạt sợ khó, từ các dây, khăn v.v… áo định chẳng dạ hai điều kiện đồng như trên y cứ xếp vào nặng, mền dạ hai điều kiện đồng ở chỗ phán.\
Hai là áo mưa nắng (nghĩa là vải thô, túi dê, dầu, khăn, con thoi, chướng thục, cái dù…)
Ba là áo mặc mùa lạnh (nghĩa là áo da mũ lông chuột điêu lông chồn lông tám con lửng mền da, chân các nghĩ nên vậy.
Bốn là áo trang sức (nghĩa là hoa tai, vòng anh lạc, xuyến vàng…các đồ trang sức và bao, túi, hòm.Năm là đồ vua và cúng tế (nghĩa là mũ, khăn áo lớn, quần dài, đai cỏ, dép…)
Năm điều kiện ở trước đều là áo người thế tục mà khi Tỳ-kheo có được phải cắt ra. Trong điều thứ nhất, túi, áo, vải da toàn là đồ thế tục, như trên chẳng phải vật nhẹ. Thứ hai là áo da, luật cấm không khai cho họ, hẳn là tài thực, nếu dâng cúng thì cũng cho chia. Thứ ba là đồ trang sức càng là vật cấm, bổn luật có nói đủ, thái độ thế tục chưa dứt, lý phải dứt bỏ, còn không cho cầm, đâu được ở nhẹ. Thứ tư là áo triều đình tuy chẳng phải chỗ nên lấy, nhưng loại áo quần được sửa đổi, có thể xếp vào vật nhẹ, mũ da nên theo vật nặng.
Hai thí cụ giúp, cần luật đoán bát khí xếp vào vật nhẹ còn bao nhiêu tùy sự phụ thấy (lệ có bốn).
- Chánh bát, nghĩa là lượng là ba đấu trở xuống, hai đầu trở lên; thể là ngói, sắt, mầu thì xông đen là đúng pháp khí.
- Tùy bát, là bát kế, bát nửa, kiền-tư (Tỳ-nại-da nói là bát nhỏ, cạn, bằng sắt) và bồn bằng đồng, thau (lượng lớn nhỏ như trước và dùng bảy cân, v.v… đều gọi là Câu-dạ-la.
- Tùy khí chỗ thành (đồ sở thành), là hòm, túi, bao, khăn v.v…
Ba điều kiện trước nếu bát có lượng, thể và sắc y pháp, luật xếp vào vật nhẹ, hẳn thế là tre, cây, vải, gấm, sắc là sơn, dầu, gậy, gương đều xếp vào vật nặng. Cho nên luật Tăng-kỳ nói: “Quá lượng bát trắng, ngói, gạch, sắt v.v… là vật nặng do thể lượng không đúng. Không giống bình tưới v.v… chỉ khiến lượng đúng là được dùng. Nầy là đúng lượng cần phải chuyển chánh, còn bát khác luật bổn xếp vào vật nhẹ, chỉ nói rằng đồ Câudạ-la, không hiển bày tướng kia (như Ngũ Chánh Bồ-xàni, ngũ Phi Chánh Khư-xà-ni…. Mà có hai tên chung riêng). Nếu theo Thập Tụng nói: Bát nhỏ, bát vừa, kiên-tư, nhập chia, kia tùy túi chăn, luật cũng xếp thưởng công cực nhọc, lý theo hạn nhẹ. Cho nên trong luật Ngũ Phần, bát, túi, nhập kia, cũng có đồ trang sức thêu thùa, có thể xếp riêng vào vật nặng, sự đồng đồ gấm thêu.
4. Ống kim, nghĩa là do đồng, ngói, cây, sắt, lông chim làm thành, luật nói thưởng công cực nhọc, nghĩa chẳng phải chánh lượng.
Một việc trước vẫn là duyên nhẹ, người hẳn có đó, lý cần phân xử. Trung quốc phần nhiều dùng ngà, sừng được làm, luật chế đập, phá, khai chứa như trước, nên xếp vào phần nhẹ, hoặc dùng da làm, hoặc tô mầu trang sức, hoặc thêu hoặc kết hoặc làm gấm thêu (gọi là gấm kim) đều là thêu hoa đều là vật nặng. Nếu túi da thuần sắc và do bát làm thành, bất luận đồng, sắt, nhiều, ít đều chia (quyết nhóm bát, đoán giá, cũng y cứ như trên).
Ba là đồ giúp dưới nghĩa là dép da, giày da, khăn, vải, túi, vớ và tùy có túi, chăn v.v… khăn buộc bên trong.
Một điều kiện trước, chánh luật chỉ nói có một màu, còn bao nhiêu không nói. Theo Tăng-kỳ, Ngũ Phần nói dép da và túi nhập được chia, quyết hiện có da thuộc v.v… theo luật Thập tụng, thì thắt da, dép da, giày da, da nai, da thuộc vớ da… nên chia, hẳn là da sống lý xếp vào nặng, nhưng Thần Châu nầy đều không mặc dùng, thời lĩnh biểu diễn kiếm nam có mặc, hoặc các nước Nam hải, đạo tục Thiên Trúc đều thường mặc. Hình kia giống bản với giày xứ nầy gồm thí sau gót, bên tai toàn không phần nhiều làm bằng da thuộc, nếu dùng dép giày lệ y theo nghĩa cũng khai chia, giày dép thì có ba đôi, rồng phụng do gấm lụa thêu thành. Nếu chẳng phải thuần sắc nên thuộc về vật nặng, hoặc có giày bằng giày nhọn, luật không chánh đoán, nhưng trong luật Ngũ Phần dùng giày ủng quá sâu bị người đời chê cười, lý chẳng phải hoại đạo chỗ bước, giày bằng khác thế tục có thể xếp vào phần nhẹ, nhọn thì hoàn toàn trái đạo, y cứ vật trọn nhiếp. Nếu theo phúc-la ở Thiên Trúc thì hình như giày da, hẳn hai giầy bằng và nhọn dường như đây theo nhau đầu ngắn đầu cao cũng nên theo giày dép đồng xếp.
Trong đó nói rằng ở trên y cứ văn luật nêu rõ xuất xứ, mà thần giải khác nhau ý dùng khó y cứ, lý phải chia đường, do nghĩa thâu nhau. Nhưng hai vật nặng nhẹ tội tướng cần biết, hẳn trước tội uỷ định giềng mỗi kia thì tướng chủng hiểu y cứ, liền xử đoán rõ ràng, thí như gắp giày sâu rõ cạn mà sau nói kia ở nầy, nhưng vật tăng thì nhiều, hoặc một bộ hai bộ, hoặc bốn món tám món,nay chỉ y cứ vị đến người bốn khoa đều trọn, cho nên tùy khoa điều lý đến như ở sau dẫn.
Một cuộc hạn vật tăng thường trụ, nghĩa là y cứ giới hạn không chùa khác, hằng cúng biệt trụ, cho nên nói là “nhiên”. Vật tướng thế nào? Tức vườn, ruộng, phòng trà, núi rừng, ao đầm, người súc v.v… nếu trộm tổn vật nầy tội hai khoa nặng. Có người nói “trộm vật của tăng chỉ kết tội Thâu-lan-già, do thể khắp tăng bốn phương và tiền không đủ năm tiền. Như trong luật thì có Tỳ-kheo trộm vật chia cho tăng chỉ kết tội Thâu-langià, văn thành chứng vậy. Tôi cho là không phải như vậy, giả như luật y cứ tạm ngăn tăng, ban đầu vì ở thôn làm hạnh xấu làm dơ nhà thế tục, tăng chúng đuổi đi cho nên sinh kế nầy. Chia vật lại thuộc không có tổn thương vết ngoài càng lại trong sạch, do nầy ngăn tăng có thể rõ được, nhưng vốn chẳng phải lâu dài, cho nên tội sự không thành. luật cứ bốn tình, nương tình quyền kết, trả y vốn tính sơ phán không thành, cho nên khiến chúng tăng vẫn dùng lại như xưa, nếu trộm quyết kết, chánh tùy vật nhiều ít, tuy bậc tội có hai ngôi (nghĩa là đủ năm tiền là Ba-la-di, thiếu năm tiền là Thâu-lan-già) nầy chẳng phải quyến thuộc. Nếu xếp vào vật nầy trông chủ cực hình do tổn tăng-già-lam cho nên phạt người tội cuối cùng nếu không tổn thì nên trả lại tăng-già-lam, tội thì phương tiện, phương tiện cho nên có thể đoạt, kia nầy không dấu vết, rốt ráo cho nên thuộc về người, tự tha đồng phiền não, rút ra ở
Tăng-kỳ, Thánh lượng rõ ở Thiện Kiến, Ba Sà. Cho nên Luật kia nói:
“Bấy giờ có Tỳ-kheo tri sự đem vật của tăng dùng cho Phật và Pháp. Phật dạy: “Ông phạm Ba-la-di”, nầy há trông bốn phương mà chung phương tiện, quyết nếu nghi ở bốn phương tiện nầy, xen lẫn nặng nhẹ. Lại văn kia nói rằng: “Dù cho nhóm tăng mười phương cùng nhau chia vật nầy cũng không được”. Cho nên biết chung trông một tăng gồm làm mộc chủ, xong rồi không chia vật nầy, làm sao y cứ mấy lời mà có thể chia. Lời có thể chia, nghĩa là vật bốn phương hiện tiền và bốn phương thường trụ. luật bồn bèn nói rằng: “Hoặc tăng, hoặc chúng nhiều người, hoặc một người không nên chia vật nầy, bám vật nầy và tự vào mình”, ở đây y cứ biệt thời do lỗi mà nói, hoặc các bộ dụng chia bèn hiển rõ, bàn tính chuyển đổi nhà cửa, khai thì bình thản làm công, chế thì vì ngăn tâm lỗi, hẳn cần có chứng đoạt, chẳng được không chứng, đều gọi là giặc tình dự chưa quyết.
Nay riêng thuộc mình định, làm sao đoạt lại. Nếu cố đoạt trở lại đến toà đó. Cho nên Luật bổn nói: “Khi có người cướp đoạt vật, Phật nói Bala-di, nầy gọi là giặc lại đoạt giặc, chánh giáo như thế, đoạt tước càng khó, đã khiến người khác phạm tội trộm, quyết phải nhận hiện giặc đã trở lại thâu, tội liền luống kết chẳng hề tổn vật. Trộm thì không đến, nếu ở đây tuy nhậm pháp liền suy giây trậm cửu hành, trọn năm trụ lại lan rộng đến tương lại. Tôi cho hễ lời khó, nương tình Thánh để soi, có thể nương Tăngkỳ để đoán rõ tùy vật nặng nhẹ, quyết năm chúng sau khi chết, tài của vật nặng xử đoán đều trái. Như sau hiển tướng, nếu ngay biệt chủ được vọng chủ kết chung hai tội (cẩn thận ngăn nhà trong tăng kết, biếng nhác mạn che giấu thì vọng dẫn). Nếu hiện tăng cũng chia đồng bán đều vọng thường trụ mà kết, nghĩa là đủ năm tiền đều phải đuổi, thiếu thì Thâu-lan-già) đều như Đại Tùy Tướng có giải thích. Nầy thì y văn cứ như thế, thí dụ trời chia đất cắt hình tiếng lớn, người ai sai lầm. Nếu hôn mê chưa chừa, vẫn ôm tập khí xưa, bởi do loại ác xong mà khó che.
Hai là vật tăng bốn phương thường trụ là nghĩa chung nước ngoài, sự hạn trong nước, nên nói là nhiên. Vật tướng thế nào, hiện thục tăng cúng vật chia ăn. Nếu trộm vật nầy tội cũng có hai khoa, tay chủ tự lấy lại tội liền kết riêng (nghĩa là trong tăng bốn phương người không đủ). Ngũ Phần chỉ kết Thâu-lan-già, vì y cứ thể chia ba phẩm) nếu có chủ giữ gìn trông riêng kết nặng nhẹ (là đủ hay không đủ). Có người nói rằng: “Bất luận đồ ăn sống, trộm thì tội Thâu-lan-già, tôi cũng cho là như vậy, nghĩa là vật thể thông cuộc. Trước do người bị pháp bốn phương đều là phàm và Thánh, tội chia ra hai phẩm đều y cứ rốt ráo căn bản. Nay nhóm tăng chia đồ ăn, và đến đánh chuông khánh không hề đều làm gạo bột, nhưng vì bốn phương tăng trong cõi làm nhà, phép ăn nghĩa thông, đến thời dâng cơm.
Nay nếu trong cõi cho lúa, nếu lý cần đợi thành thục hạn kỳ đã qua, thì hoàn toàn chẳng phải kiếp cứu, đâu nói rằng ngay khi đó đánh vỡ dối bàn xem xét. Cho nên Phật sai gọi tám phương y thời thông che, người nhận ôm bát mà đón ngồi, người theo tâm vui mừng mà bố thí, đều được ăn, không đắt lửa thành, nếu cần nấu thêm liền nên đợi chảo rồi năm đồ nấu chín, chớ hẳn chứa đó. Nay do tâm phàm hồi cấm, Thánh chế dễ thường, cho nên trong luật Tăng-kỳ, khi có trộm đem đồ ăn của tăng về phòng Phật nói tội Thâu-lan-già, nầy y cứ bốn phương tăng không đủ năm tiền.
Trong luật Thiện Kiến, kết tội nặng là nói theo gìn. Điều này thì nặng nhẹ văn đã rõ, rất có lý do cho nên kết. Trước thông suốt nặng nhẹ, lạm giữ càng bày, nhưng giáo có khai hợp trước sau dung nhau, nếu chấp hiện văn đều phải trọng đoán, cho nên Tát-bà-đa nói: “Không đánh chuông mà ăn đồ ăn của tăng phạm tội trộm”. Luật Thiện Kiến nói: “Đến chùa không đánh khánh mà ăn trái cây cũng phạm tội trộm. Nầy lại chánh bàn rẻ chế, nương xưa càng khó mà văn chỉ nói trộm, cho nên trộm có cả lớn lẫn nhỏ. Cho nên ba luận Tát-bà-đa, Thiện Kiến, Tỳ-ni Mẫu đều nói rằng tuỳ thẳng nhiều ít mà không định tên tội, theo lệ như trên, y cứ phán tưởng không sai. Do tác pháp nhóm tăng chỉ chia đồ có thể ăn, thì gạo, bột, bắp, lúa không phải là phần tăng. Nếu vốn do vào vật nhẹ, thì vườn ruộng, lục súc, vườn cây, ngũ hành, đồ hỏa điều, cần chia, trăm đồ lương thực đều cấp cho, đã khi ăn thì không có đây. Chánh pháp chỉ chỉ ra khoa hiện ăn, hữu tình hồi hướng nên biết làm chín các đồ, sống nêu lương thực. Đã là không chia thực vật tăng nghĩa đồng với đoạn trước, vật nặng có tổn hết cực hình, vẫn như bồn sao đã nói bộ riêng soi gương, do ngài năm chúng nói là chết, hiện thành đồ ăn chín nên đồng trong luật giải thích đủ, nhìn chung bốn phương không đủ, chỉ kết một phẩm Thâu-lan-già, quyết trái với biệt trụ, nghĩa thông sự cuộc hạn, nên thực hành bạch nhị yết-ma mà chia. Hai vật trên đâu cho chùa khác Phật đã chánh khai cho.
Ba là vật bốn phương hiện tiền tăng, nghĩa là tình thông trong ngoài lập pháp ngăn chia, tức bảy chúng đạo lục thí cho tăng, còn mất năm chúng nhập chia, vật nhẹ v.v…là đây. Nếu y cứ lường tội tướng cũng kết hai đường, tay chủ tự thâu thì trông tăng nều có biệt chủ thì riêng kết nặng. Đây gọi là trước khi chưa gia pháp nên gọi là tài vật tăng, trông tam thiên thế giới một hóa thông tăng, đều được phước lợi, trái giúp thí chủ. Nếu trộm vật nầy thì trong tăng kết, mà tăng khó nhóm, nghĩa cần pháp y cứ, cho nên Phật dạy yết-ma ngăn chế ngoài đến, nếu đã bạch nhị, vật thuộc tăng hiện nhóm, mà khiến thông giao một người thì mặc tình kia lượng số chia cho. Nếu tay cầm tự trộm thì tội trông hiện tiền kết, nếu người trộm đánh người giữ gìn tội liền hai lần kết (nghĩa là chuyên coi giữ tăng pháp, dối giấu cất trông giữ gìn kết).
Cho nên kinh Thiện Sanh nói: “Vật của Tỳ-kheo qua đời, khi chưa yết-ma mà lấy thì thuộc tội nhẹ trông mười phương tăng (nghĩa là trị nghiệp nặng nhẹ) nếu đã yết-ma trông hiện tiền tăng là tội nặng (nghĩa là hiện trị tuy nặng, vị lai nghiệp nhẹ).
Bốn, vật tăng hiện tiền nên chia, nghĩa là khắp thân các món đồ hạn chia y vật, vẫn sự cuộc riêng người, chẳng trông tăng kết, tội ở hai ngôi, lớn như trên bày, đều người đồng sống, trông chung đều một khoa, còn tài vật sự đã đều cho nên tịnh xả đều nhận. Luật bổn chép: “Ai phạm Ni-tátkỳ? Hoặc tăng hoặc chúng nhiều người, hoặc một người, theo đây một người thuyết tịnh đều không phạm tội. Như luật Tăng-kỳ nói: “Nếu chúng nhiều người chia được, trong khi chia rồi, có Tỳ-kheo giỏi Tỳ-ni, làm người thuyết tịnh, tất cả không phạm. Nếu nhiều người chung tiền của, tuy phạm quá hạn mà không có tội, do vật tuy hiện tại trái tình của sự riêng quyết cần chia phá, mới gọi là vào của mình”. Cho nên Luật kia nói: “Nếu nhiều người chia chung, chia vào tay… quá ngày không phạm tội xả-đoạ, nếu trộm vật nầy, trông chủ giữ kết (tức lệ thuộc trao cơ nhọc y cứ mà đoạt).
Tôi cho nặng nhẹ khó phân, tùy đầu mối tuy là vật tên đều hiển bày, phán quyết đều sáng tỏ, còn sợ loại nhóm phiền nhiều sưu tầm khó hiểu, lại tình riêng châm chước mắc ý kẻ trừ, hồi nặng theo nhẹ liền chiêu vời cực pháp, chuyển nhẹ theo nặng cũng rơi vào hình khoa, hoặc dặn trao chưa thành, cong bút đoán cho, hoặc trước sự thật giả, hoặc tại duyên khó luyện bèn riêng nhận hối lộ ỷ thế, tùy tình thay đổi nặng nhẹ võng mạo lợi tăng và đều là tội nặng, sám thoát tội khó hẹn, cho nên uỷ cách ngôn trước sau xướng bày, đã ngôi chẳng là sơ quả, đến nọ nghĩa khó, hẳn thông lạm trước sau mới có thể tính liệu.
Thứ hai, kế dùng nghĩa môn thâu buộc, hiển khai chế sở do, xử đoán đầu mối tuy cùng môn trên làm sáng nhau, mà ý mê ngộ trước chỉ y cứ tướng dụng chia mà giải do loại gồm thâu, hiển Thánh giáo kia rõ văn, cứu lượng xử kia hoằng trí, vì có sai đường cho nên chia không sáng. Nhưng vật của năm chúng qua đời đại yếu có ba:
- Chế khiến chứa vật, nghĩa là chẳng được không có, tức y, bát, toạ cụ…đây đều vật nhẹ (nghĩa là nhẹ có thể tùy thân giúp đạo việc yếu).
- Không chế khiến chứa vật, nghĩa là chứa khiến ngăn đạo, cho nên năng, tức người chứa báu v.v… ở đây xếp vào vật nặng (nghĩa là sự giúp nhậm nặng giúp tâm tục mạnh, tuy có sơ duyên xem trước lợi sau tổn).
- Cho khai chứa vật, nghĩa là chứa không chứa đều được, tức các đồ cũng thân, ở đây chung cả nặng nhẹ (nghĩa là phù duyên và ích, vốn ôm cứ đạo, đạo ở hư không, tùy cơ khai chế).
Kế giải thứ nhất chế khiến chứa vật, ban đầu dẫn văn cấm chứa, sau dẫn văn đoán nhẹ lệ kia có ba:
- Ba y, là Tăng-già-lê (thượng y), Uất-đa-la-tăng (trung y),
An-đà-hội (Hán dịch là hạ trước y). Luật bổn nói: “Từ nay trở đi mặc ba y không được quá”, Đa Luận chép: Tất cả ngoại đạo không có ba tên nầy, Phật tự chế lập, A-hàm chép: Hán dịch là pháp y”.
- Bát khí: là Bát-đa-la (Hán dịch là Bát), Luật bổn nói :“Từ nay nên trì bát bằng sắt, bằng bùn, làm đúng lượng mà tho”. Luật Tăngkỳ nói: “Nầy là tiêu chí của Hằng sa Phật”, trong kinh gọi là ứng khí.
- Toạ cụ, nghĩa là Ni Sư-Đàn (Hán dịch là toạ cụ, như trong đời dùng để ngồi, cũng gọi là đồ ngồi, nằm. Tức là tên chung của mền da ở cõi trời). Luật bổn là thân là y là ngoạ cho nên chế quyết chứa. Luật Tăng-kỳ nói “Đây là y tùy ngồi không được dùng xấu”.
Ba điều kiện trước đều xếp vào vật nhẹ, do giúp đạo chánh yếu, Thánh chế cho chứa chỉ khiến theo thân, không để thiếu giảm, cho nên Phật nói: “Chỗ làm và y bát đều không đoái hoài dụ như chim bay”, dùng văn nầy chứng minh chỗ làm là nặng, đều đúng như pháp, cho nên xếp vào nhẹ. Vì đều là chỗ thọ trì không có duyên liền xả, phải có trái lìa đều kết chánh lỗi, cho nên áo pháp che thân ứng khí để nuôi dưỡng, Ni-sư-đàn đồ dùng ngồi an hẳn nếu trái chế đều chế có tội.
Kế giải thứ hai, cấm không cho chứa vật, ban đầu dẫn văn chứng minh cấm chế không cho, sau rõ ý đoán nặng (kia lệ có năm).
- Ruộng, vườn, gieo trồng. Trong luật, tự trồng cây, hoặc dạy người trồng mà không vì Phật pháp tăng, gọi là gây ra việc ác. Luật Thiện kiến chép; “Cư sĩ thí ruộng đất, người khác không được chấp nhận”, luật Ngũ Phần nói: “Nếu thí ruộng nhà cho tăng thì nhận, nhờ tịnh nhân trông coi”.
- Nuôi người và súc vật. Trong luật bổn, đại tiểu thừa trong kiền-độ Trì Giới nói: “Sa-môn Thích-tử không giống như các ngoại đạo chứa nhiều người và súc vật. Luật Tăng-kỳ nói: “Cúng tôi tớ và các súc sinh cho tăng, tất cả người khác không được tự nhận, vì lo liệu cho tăng, nhận rồi giao cho tăng.
- Các đồ kỹ nhạc. Luật bổn nói: “Người thọ mười giới nên xem nghe kỹ nhạc… luật Thiện Kiến nói :“Nếu cúng nhạc cụ, không được cầm mà được bán”.
- Gươm giáo ngũ binh. Trong luật bổn không cho Tỳ-kheo xem các việc đánh nhau, cho đến đánh giỡn v.v… Thiện Kiến chép: “Nếu cúng gậy, tăng nên chặt bỏ, không được bán, Tát-bà-đa chép: Nếu dùng vật tợ như báu hoặc làm đồ trang sức của người nam như mâu giáo, quân khí, nhạc khí, thì không được cầm.
- Tiền gạo bảy báu. Luật bổn nói: “Có người bố thí tiền báu, giao cho tịnh nhân cầm, nói rằng “Đây là vật bất tịnh ông nên biết”, còn bao nhiêu không khai cho. Trong luật Tăng-kỳ, tiền, báu v.v… xếp vào nặng, đã thành trăm lẻ một vật thuộc về vật nhẹ, chẳng phải đồ vật vàng báu, nghĩa là tợ báu đồng, thiếc v.v… làm ra, nếu không như vậy há có Tỳkheo cầm mà nhận dùng, có thể cầu viên mãn trên dưới. Tát-bà-đa chép: Nếu vàng, bạc, ma-ni, chân châu, san hô, xà cừ, mã não v.v… người nào cầm bảy báu nầy thì phạm tội đọa. Nếu tợ báu đồng, thiếc v.v…và châu nhiều màu, không xếp vào số trăm lẻ một vật, cầm vật lấy mắc tội Đột- cát-la không lấy, như pháp thuyết tịnh thì được, được giao cho tịnh chủ trông coi. Trong luật Tăng-kỳ nói cho đến người tri sự không được. Cầm ba vật báu như vàng, bạc, tiền v.v… và hình tượng, đều phạm tội đoạ. Luật Thiện Kiến nói: “Tu không được cầm hạt giống sống”, hẳn là có người thí, theo Đa Luận thì trong mười ngày thuyết tịnh giao cho người thế tục trông coi.
Năm điều kiện trước chung cho vật nặng nhiếp và là nguyên nhân vời lấy sự chê cười chướng đạo. Ban đầu việc ruộng vườn thế tục nho sĩ còn không ngó đến huống chi là năm chúng xuất thế, lý chẳng phải vật mà thân phải giữ, cho nên trong Luận Trí Độ chép “Người hạ tà mạng, nghĩa là cày ruộng gieo trồng lấy lợi làm chánh mạng. Nay đích thân cầm lấy, hoặc dạy người cây trồng, hạnh ác dơ nhà sinh ra lỗi ngăn đạo, nhiễm chê bai rất sâu, cho nên xếp vào vật nặng.
Thứ hai, chế cho việc đợi giúp sinh mạng người và súc sinh. Tỳkheo trong sạch nêu cao xa giúp, nay người và súc sinh đồng nhóm, dễ loạn việc sâu, sự đời còn là cúng nương, đâu thành bến bờ vào đạo, đã nhạc chốt hai dụng cho nên vào trong tăng, giữ, thả nhiều đường như các phán ở trước.
Thứ ba là đồ kỹ nhạc buông lung biếng nhác, vốn chẳng phải chỗ tâm mất nhớ đến, nghe âm còn chế có lỗi huống chi mắt xem mà không tội, chánh chế không cho thân chạm vì khiển tâm đắc trước. Nay khiến thân tự đánh gõ, lý do say đắm, có khóc lót rơi lệ, giải thể đổi thần, kể tục gọi là vai hề (diễn tuồng) bởi có lý do. Đã đạo cấm càng nhân lỗi lạm giữ sâu, lý nêu đốt huỷ, để khen ngợi răn bảo. Nhưng kẻ tục sinh vui mừng, giải thích giận, trừ rối rắm, có duyên cúng phước, mở rộng tướng quy y, quyết có nên đêm lại ba thuận chánh nói văn thông.
Thứ tư là chế mâu, gậy đồ quân khí vốn ngăn đạo từ. Có nước không được rồi mà sử dùng nghĩ chăng phải nguyện, xuất gia vốn nhàm, nay mừng càng thành lỗi gốc hoặc số ác giới, hoặc sinh kiếp binh đao, hiện tại vi lai đều tổn, nghĩa đâu dừng giữ, nên đập phá đốt trừ để xả bỏ cái ác.
Thứ năm, cấm cầm vàng bạc là báu nặng, tiền gạo là lợi sâu, có thể mở cửa bất nghĩa, chánh lấp đường giếng trong, cho nên kinh luật đều than pháp diệt, đạo tục đều biết tâm nhơ, theo luận sai người xả bỏ, nói lên nghiệp bất tịnh mạnh mẽ. Nhưng luật thông thời bàn, ý ở tuyên dưong. Sống thì thuyết tịnh giao người tục cầm giữ, chết thì thuộc về thường trụ giếng mỗi mặc tình.
Kế giải thứ ba khai cho chứa vật. Luật bổn mở rộng lệ như sau sẽ nói.
Vật một đoạn ở trước tên hẹp sự rộng, ánh sáng liền mở giáo pháp bén nhạy, sau mới khai lệ, đều do báo buồn giáng, tùy sự lui hay thêm. Thánh chế giúp cơ ý ở cứ đạo, nếu tâm nhớ chánh quán, gắng gỗ cứu giúp chúng sinh, mà sức chí mạnh mẻ, gió sương chẳng câu buộc, lòng kia chỉ ngồi gốc cây, chỉ ba y để che thân, xin cơm nuôi miệng. Nhưng bọn trung hạ tâm đồng thượng sĩ mà thân báo gầy yếu tiều tuỵ có nguyện mà không làm, tuy gắng sức cầu tiến đến trứơc mà gốc đạo lại lùi về sau, quyền khai trang sức phòng nhà, thuê y giúp các đồ dùng, cần tùy cơ thông cho, vốn vì tăng đạo chẳng phải chỉ nuôi thêm. Cho nên Trung A-hàm nói :“Ta khai cho các đệ tử chứa các y vật vì điều là pháp lành”. Kinh Trì Thế Phật Tạng chép: “Nếu không dứt ngã chấp, tùy sự sống đắm trước, cho đến không cho uống một chén nước, mặc một cái áo, huống chi việc khác”, cho nên biết ý khai rất nặng, không được khai cho, luật duyên nhân tình ý ở đạo nghiệp. Kinh ước tâm kèm sự khởi nhân, thành toàn không chứa cất, tịnh duyên tu đạo. Cho nên trong Tăng-già nói trong chùa nổi lửa, người thật tu hành không nên ăn”. 262 Luật Thập Tụng cũng nói: “Chùa viện là tịnh địa”, kinh Niết-bàn chép: “Tuy khai cho nhận chứa, vật như vậy cốt yếu phải tịnh thí cúng đàn việt có lòng tin bền chắc. Phật dạy xử đoán phải tìm người cẩn thận. Nhưng căn khí toàn yếu đuối, rất khó cứu giúp, còn phải tùy cơ giúp giáo mặc tình sự nặng nhẹ. Nếu y cứ gốc khai nghĩa thì phải chia lấy. Chỉ vì tài vật mà gánh luỵ, ở vô sự thì bớt phiền lại nhàn rỗi. Một đoạn nầy loại tụ rất nhiều, nghĩa gồm hai tăng, sự thông nặng nhẹ. Nếu y cứ luật đoán chung thì không chia, do nói theo nhiều. Nay gồm thâu các thứ cần ba ví dụ: 1- Tánh nhẹ tánh nặng, 2- Sự nhẹ sự nặng, 3- Theo dụng nặng nhẹ ( đều chia một nửa làm ba nhẹ ba nặng).
Trước định vật ba nặng, ban đầu gọi là tánh nặng (do thể tướng là vàng, đá, cây, đất làm thành, nặng vì chẳng theo đạo). Hai gọi là sự nặng (do chẳng phải cốt yếu của đạo, việc thế tục buông bỏ). Ba gọi là nặng dụng (thể là nhẹ, vật người nặng khó theo).
Ban đầu vật tánh nặng có năm: 1. Phòng nhà, nghĩa là cửa sổ, màn trướng, são, giá, cân, lầu, võng xuyến, giường ghế, mền đèn đuốc, lò bếp, v.v…
Bổn luật nói: Đàn việt xây phòng pháp cho Tỳ-kheo, tất cả đều cho, sự sự nêu ra như trước còn nhiều. A-nan được phòng riêng, khai nhận như trong tội tăng tân khai làm phòng lớn nhỏ, bạch nhị yết-ma mà làm. Lại khai cho Tỳ-kheo ở phòng có giường dây lớn nhỏ, giường cây lớn nhỏ v.v…, lại nếu đêm tối cần đèn bằng sắt, lò lửa, đèn lồng đều khai cho.
Hai là các tạp vật làm thành đồ. Luật bổn nói: Người xuất gia khi muốn lấy sắt làm bát, Phật khai cho làm, cả chùy, kiềm? Đồ mài nhọn làm túi đựng, trị bát là cho thớt cây và cây làm các món đồ khai cho được chứa. May y hoạn khác, khai dây mực, đất đỏ trị thước độ v.v… làm cuộc lại mở ra.
Ba, khi chứa đồ dùng. Luật bổn nói cho chứa chảo lớn nhỏ và bốn nắp, muỗng, hai bình, hai nắp, khai thuyết tịnh, tăng thì thuận theo, đều tùy ở nặng nhẹ, ấm siêu nấu thuốc bằng sắt bằng đồng, ba món chảo bình, khay, câu, thìa thịt cùng nấu bánh, chày cối giã thuốc; giần, sảy, quét, rưới, bình nước nóng, ống nước mưa, bồn tắm, đấu, cân…, các đồ cắt vải da, đồ giặt y, đồ cung cấp vào vật nhẹ ăn, đồ ép trái cây đều khai.
Lại cho chứa bình nước, bình tắm, bồn nước, các vật nầy đều cung cấp cho Tỳ-kheo giúp đạo yếu dụng nơi thân, chỗ nương giúp sự chẳng thể không có. Thượng sĩ đầu đà y bát như chim đâu dùng vật trên, lớn thành gánh luỵ. Còn tất cả đồ vật nhà thế tục như mâm, nắp, hộp, muỗng, đưa, khăn, rượu, nước, bàn ăn, dao thịt, cơ, đều chẳng phải là vật mà người tu đạo dùng. Bất luận lớn nhỏ nhiều ít đều xếp vào vật nặng, do dứt tục lường chuyên việc xuất đạo, còn bao nhiêu có khác với thế tục mà là cần thiết của Tỳ-kheo. Nếu y theo Thập tụng thì tất cả vật bằng đá, bằng ngói, bằng đồng, không nên chia đồ hai đấu trở lên, tất cả vật thuỷ tinh, vật bằng vỏ ốc, bằng sừng, không nên chia vật nửa đấu trở lên (văn luật như thế mà sự tạp nặng nhẹ như trước y theo trong tướng đoán, có nói rõ cách chia hay không, phải đến cơ chánh uỷ không việc nào chẳng thông).
Bốn là vật giúp thân, Luật bổn nói :“ Nếu già bệnh không đi bộ được thì cho kéo xe hoặc kiệu, hoặc xe tay kéo, tùy việc đều cho, trừ dây da, dây tóc, không được sai Tỳ-kheo gánh lôi, nếu đi đường sợ rắn rít cắn thì phải cầm gậy quơ, hoặc ống đựng đá vụn, hoặc gõ trúc thành tiếng, hoặc sợ nóng cho làm các thứ dù tự che, hoặc làm quạt lớn, hoặc chuyển quạt liên quạt nhỏ v.v… Lại không được khạc nhổ, rộng như Tứ Phần, tạp phòng hai tụ, năm miếu tự các tướng. Luật bổn nói: Chỉ bày cho năm chúng đều được xây tháp miếu, đều được kính lễ (nghĩa là nương bổn hạ thứ). Luật Tăng-kỳ chép: “luật sư, pháp sư, Tỳ-kheo doanh sự, Tỳ-kheo có đức qua đời đều nên xây tháp, tướng luân, cờ, phướn, dù, đặt ở chỗ trống, không được đặt ở chỗ kinh hành, chỗ nhiều người đi, khiến tăng hòa hợp rồi làm. Đã hứa lo tháp miếu, lý mau vâng lo, ngon tốt tuy không phàm Thánh, nêu tâm nghĩa có một. Cho nên Luật bổn chép: “Để trên tháp nhiều món đồ ăn ngon, dùng vàng báu làm đồ đựng, bày đồ ăn làm tháp, khi ăn nên sai bạch, tấu kỹ nhạc, nếu có hương bày la liệt trên nền, trên lan can, trên cọc, trước cũng được, dùng thêm bùn đất ỡ giữa, khai cho Tỳ-kheo rải hương hoa trên thây chết, trong Tăng-kỳ cũng vậy.
Vật tánh nặng về trước, thể là chìm lụy trong nguồn gốc, theo sự thì không nên, sửa làm rõ lỗi, nghĩa cần ngăn đoán. Nhưng vì người căn cơ kém yếu, tùy sự ủng tâm, chiều theo vật tình, quyền khai thông đường, sự trước phiền tạp có lụy sạch thần. Sống thì xét giúp thân kia, lại cho uống dùng. Chết thì rơi vào thường trụ, cúng tế cần có các đồ, chánh giáo mở ra để đáp ân đức tạo thuận sinh thuận tục càng tuyên dương, nên dứt nhẹ mạn. Nếu không đủ lập bóng hình thì nương đâu mà chiêm ngưỡng, nếu không rộng lòng thành cúng thì chí ân cần do đâu mà sinh. Quyết đoán nặng nhẹ như trên, đủ bày như sau.
Cho nên thứ nhất hễ có phòng nhà, luật bổn chánh đoán rằng “nếu có nhiều phòng riêng và đài đèn vật nặng”. Thứ hai là làm đồ, luật bổn nêu chung năm món là sắt, gốm, da, trúc, và cây đồ chảo nồi đều xếp vào vật nặng. Thứ ba thuộc về đồ vật, luật bổn xếp chung bồn bình tắm tưới là vật nặng, đều ở hạn nặng, chưa phân lớn nhỏ lượng đồng. Có thể y theo luật Thập tụng, hai đấu trở lên xếp vào vật nặng, đấu kia lượng là chẳng như trước nói rộng. Thứ tư, các đồ giúp thân, luật bổn chỉ có xe, kiệu, gậy, quạt xếp vào vật nặng, còn bao nhiêu không bàn, chỉ là lược không, nghĩa phải nêu rõ, đều như trên quyết. Thứ năm, các đồ đoán chùa miếu, đã có riêng thuộc, đã chẳng tự chuyên, chỗ trả y bát, nếu tự làm sau khi chết có thể xếp vào vật nặng. Tự ngoài văn không hết, nghĩa nêu tự xem trên dưới.
Kế rõ vật sự nặng, kia nêu có sáu, luật đoán không văn, y theo điều hiển.
Ban đầu trong ngoài hòm kinh (trong luật bổn nói: bấy giờ có Tỳkheo trộm quyển kinh của người, Phật dạy “Tính giấy mực xếp vào vật nặng”, cho nên biết riêng người cất chứa.
Lại khai đọc kinh sách thế tục để điều phục họ, lại vì điều phục ngoại đạo nên khai cho đọc kinh của ngoại đạo mà không nương theo hiểu biết của họ).
Có y theo đoán rằng: “Trong kinh sách kia như mẫu luận đã phán ở trên, chín dòng phái ở thế tục có truyện tập đều xếp vào vật nặng, do thói quen lâu ngày phần nhiều đắm vui pháp thế gian, nếu có giấy mực tùy dụ, xếp vào vật nặng. Nếu vốn là pháp hóa thì phải có sao chép, đồng thuộc về nhẹ.
Hai, hoạ vẽ tô chữ (luật bổn khai cho trang nghiêm trong phòng, thêu, vẽ túi, và các hình nhiều màu, vẽ người, cầm thú. Trong luật Tăngkỳ, Tỳ-kheo làm phòng muốn tô mầu lên tường trắng, Phật đều khai cho chỉ trừ hòa hợp tượng phi pháp, còn rừng, người, ngựa đều khai cho.
Có khi chuẩn theo xếp vào vật nặng, kia các đồ màu sắc, đồ tạp sự và lìa vẽ tường, đều xếp vào vật nặng do đã nắm trước quá lâu.
Ba, nặng phục da lông (luật bổn cho ở biên giới lấy da dê da nai làm ba y và ngoạ cụ, lại có khi khai cho các thứ khác, không được chứa da sư tử, cọp, báo và mười thứ da khác. Nếu đậy giường dùng da ngựa, không được ngồi lên, và tất cả áo da mũ da không được đội mặc, chan nệm lông dày quá ba ngón tay, dài ba khuỷ rộng năm khuỷ cũng xếp vào vật nặng).
Có khi chuẩn đoán lượng tướng mền nệm da thành ba y, xếp vào vật nhẹ như trước. Nếu đến giữa nước liền thành vật nặng. Ba y da y theo trên có thể biết, dày lớn xếp vào vật nặng, bao nhiêu đều không đoán. Nghĩa y cứ nói: “Đã không cho mặc dùng thì xếp vào thể lượng, nhưng do khai ở nhà tục, biết được nhận dùng, chưa là chỗ thông ngăn cho nên xếp vào sự nặng. Y lê-ba-da luật không nói, rõ ràng xếp vào nặng.
Bốn, áo người tại gia (luật bổn nói: “Các thầy là người ngu si, tránh chỗ ngăn cấm của Ta lại làm các việc khác, từ nay trở đi, tất cả y phục của người tại gia, đều không được mặc. Nếu mặc thì đúng như pháp trị, mặc đồ của người tại gia, áo kép, quần, tất chân, vớ tay v.v… Thập tụng chép: “Áo năm màu chánh, tất cả áo lông da, áo tay chật, áo kép đôi, tất cả áo da, áo bối đầu, aó hai ống tay, tất cả quần thiền đều không được mặc).
Có chỗ chuẩn đoán rằng: Trong các luật đoán không có y trên nữa, mà xếp vào vật nặng, nay dùng nghĩa y cứ như trong văn luật nói, vua cho y giá trị, Phật dạy nên ứng lượng tịnh thí, phải biết khác tục, áo vua thế tục có thể đồng áo rồng hoa núi đất trùng mặt trời mặt trăng, gạo vụn… ở cõi nầy. Tôi nghe thí nên thầm bảo rằng: “Các vua phương Tây phần nhiều tôn trọng Phật giáo, ngoài lúc lo chính trị đất nước thì mặc áo thế tục, trong khi theo pháp hạnh lai mặc áo đạo, hoặc đắp Tăng-già-lê giống với Tỳkheo, giá trị áo kia rất cao, hoặc xuất muôn lượng vàng. Cho nên một y của Phật Tỳ-bà-thi giá trị mười muôn, mà các thanh tín nam nữ và các Bồtát tại gia (sắc giới) cũng mặc áo nầy, khác nhau với vua. Vua quan nam nữ cõi nầy nương kinh cũng có người mặc, như người tục đời Lương, Trần…đều đắp dùng. Nay do sự dụng gạn đưa giáo đến, như Lương Cao Tổ đích thân nương Phật giáo, ba y tích trượng mà thọ trì, cho nên lên tòa giảng nói là cởi áo vua mà mặc pháp phục. Như trong tập Giản Văn Đế, Cao Tổ thường ban y ca-sa, nêu tạ ơn đủ rõ.
Nhẹ pháp yết-ma, gần nầy đã đắp cúng cho Pháp sư Tăng Trân ở chùa Thắng Quang, giá trị ba muôn, và sau lại còn đòi vào trong, lại lấy y bảy điều đắp cho hai Pháp sư Cung và Tuyên, khiến ai làm thể thành trước thì cho, hai vị làm xong cùng một lúc, lại sai học sĩ bình ai hơn thua, họ nói đều bằng nhau, do đó khiến ra chợ bán được sáu muôn bèn đưa cho người xuất lụa giao trăm đoạn. Lại cho Pháp sư Huyền Trang một nạp đến nay vẫn còn. Có người trả giá mười muôn vẫn không bán do các chứng cứ nầy biết vua đắp ba y giá trị lớn là không lầm.
Cho nên bà Ái Đạo ở đời, sau khi Phật xuất gia luyến mến không thôi, tự tay làm chỉ vàng dệt y da giá trị dâng lên Thế Tôn, sau khi bà 266
dâng, Phật dạy trong tăng thực hành đó, Ái Đạo không nghe theo, Phật nói: “Chỉ trong tăng hành mới đủ Tam Bảo, vì sao vậy? Vì người kia thuận theo nói Tăng-già-lam cúng Phật, vì giải thoát cúng pháp, chúng tăng nhận dùng là cúng tăng. Nếu cúng Phật là mất hai quy kia, liền y theo hành, đều không dám nhận. Kế đến Di-lặc lấy mà mặc, oai nghi đầy đủ. Nói kim lũ, chẳng dùng vàng sợi mầu giống vàng, sáng màu khác lạ, trang sức như vàng, há có Tỳ-kheo mặc vàng báu, còn tất cả áo khác của người tại gia ngoại đạo đều không cho mặc, đều xếp vào vật nặng.
Do dứt pháp ác nêu tu đạo xuất thế, đâu được vẫn ôm việc thế tục như nhà ngói, áo gấm chặt hoại đập phá, dứt lưu tục, dứt tham tranh, thuận biết đủ, khác nhau tiền tài đồ ăn bất tịnh, sau khi chết chia khắp đồ ăn phải đến chùa nấu, tiền tài liền đồng các ba y. Nay tăng phục thể trạng toàn thế tục đắp mặc liền sinh tuệ cho nên vào vật nặng. Nếu đã sửa đổi, hoặc sắc mất tướng, hoặc khác thường tục như quần áo, tên tuy gốm tục mà tướng có khác, đều có thể xếp vào nhẹ, cho nên kỳ chi hẹp hở, quần vuông, chánh trái đều chẳng phải y phục mà người Ấn-độ mặc, nhưng khác nghi tục của Đông Hoa (Trung quốc), cho nên nương theo tình sự lý nghĩa có thể thông, đều theo hạn nhẹ còn bao nhiêu đều lệ theo đó để định hai đường.
Năm, có ngoại đạo (luật bổn nói: tất cả áo ngoại đạo không được mặc, nghĩa là tất cả áo bằng cỏ, da, cây, lá, lông chim, lông trâu, ngựa v.v…nay cũng có người đắp áo giấy, nầy tức là áo ca-sa vỏ cây, cũng có vị đạo cao đức trọng mặc ca-sa vỏ cây ngàn năm sắc sinh, cũng đồng y ngoại đạo).
Có chỗ chuẩn đoán đều trong, do thể tướng đã sai, hoặc đắm hoại tâm chướng đạo, lại sinh bất tín cho người đời, quyết có áo nhẹ tướng hoại sắc mà người tại gia đắp mặc.
Sáu là áo thêu lằn vẽ tượng (luật bổn nói: “Không được mặc áo gấm chật”. Luật Ngũ Phần nói mặc áo gấm mền gấm mắc tội Đột-cátla).
Có chỗ chuẩn đoán như luật Ngũ Phần: gấm lụa là vật không thể chia. Nếu thuần sắc nên chia do tướng loại đồng áo pháp, bất luận lớn nhỏ nhiều ít đều thuộc về vật nhẹ. Kia lệ loại triều lệ, ban bố đều xếp vào vật nặng.
Sáu điều kiện trước đều do sự hợp với đời bị thế gian chê cười, vốn chẳng phải áo đạo nên đoán chung là nặng, mà sự dung lớn nhỏ quá khởi chậm mau, chứa đủ dài ngắn chưa thể bao gồm, cho nên tùy điều kiện mà đoán, đều mỗi thứ riêng, vẫn còn tướng tục, sâu lấy văn sau nên xếp theo hạn nhẹ.
Kế thứ ba giải vật theo dụng nặng (có bốn)
Ban đầu dùng các vải lụa trang sức phòng nhà (luật bổn khai cho chừa để trải đất v.v…nghĩa là khăn trải giường, đậy bụi, trải ghế…)
Có chỗ chuẩn đoán rằng: Vốn làm dự tính theo phòng nhà, tức mặc tình cho nhận dùng, cốt yếu là tùy thời chia. Phòng, mới có thể giữ, nếu tự sửa đổi quyền thí nhận dùng, hữu tình có thể tùy vật nhẹ mà nhập chia.
Hai là dùng các vải lụa trang sức xe cộ (luật bổn khai cho chứa xe cộ, lý có y vật theo xe, trước sau) đều có che chướng.
Ba là dùng các vải lụa đựng vật nặng ở trong (nghĩa là che bàn, giường, đàn Tỳ-kheo, hầu, khăn quấn đầu).
Hữu, vật của hai điều kiện trước nếu vốn làm thuộc xe cộ bàn ghế, sau khi chết, theo xe sẽ tạm để chẳng lâu, có thể theo hai phần nặng nhẹ của xe.
Bốn, dùng các vải lụa che thân (luật bổn khai chứa hòm màn. Luật Ngũ Phần nói: “Trải chỗ kinh hành che vách, che gió, áo đơn, áo kép, nghĩa là giường rõ bốn góc, hòm màn là không thể chia).
Có chỗ chuẩn đoán như chú vào vật nặng, cũng vốn tùy thân thường chướng, không cho sửa đổi. Nếu như luật Ngũ Phần thì da cũng ở vật nặng, mà không chia lớn nhỏ, nếu nói tùy giường chỗ dùng không luận dày lớn vào vật nặng, quyết không định ấy là y cứ vào lượng của thượng y, mền da lượng mặc tình kia nặng nhẹ.
Bốn điều kiện trước đều là thể chẳng phải phần nặng, lý vào vật nhẹ. Chỉ vì gánh lụy chìm nhóm phiền ràng buộc sâu cho nên theo nặng mà đoán, mà nghĩa chia câu, câu mưu độ đó, một do nặng thành nặng (tức kho cây, kho ván, vựa đất…chứa ngũ cốc, tiền, báu v.v…hai là do dùng chứa y bát). Ba, do nhẹ chứa nhẹ (từc vải lụa v.v…gói buộc mũ lụa…). Bốn là do nhẹ chứa nặng nhẹ (như bốn điều văn trên tự chia).
Ban đầu và thứ tư thuộc về vật nặng, hai là hai sự đều là nhẹ.
Đoạn lớn thứ hai, kế định ba vật nhẹ thứ:
Thứ nhất, vật tánh nhẹ (lệ có ba).
Ban đầu, là y tài mười món (trong luật bổn mỗi mỗi nêu tên):
- Tuyệt y, hoặc gọi là thất lợi -y, không đồng với xứ nầy;
- Y cướp đồ, Trung quốc nêu ra, viền hoa làm ra, như ví dụ túi trắng, kinh đô mới có, Gọi là áo gai, đã ngoài các vải áo. Ở đây không dịch đúng và đều là vật của Trung Thiên trúc xứ nầy không có 268 vải gai, vải sinh, vải đay, ….dọc ngang để thành các y tài.
Có chỗ chuẩn đoán xếp vào vật nhẹ, do thể hiện giao cần liền cắt may mặc, không khỏi nhiều ít dày mỏng.
Hoặc sắc, phi sắc, hoặc chánh bất chánh đều nhập vào chia. Có người nói “Chân đỏ chánh tía đã là đại sắc thượng nhiễm, Phật cấm không cho mặc, mắc tội đoạ cho nên xếp vào vật nặng”. Nay khác nhau vì thể là ứng pháp liền có thể sửa đổi, còn loại áo pháp như luật nhận định, hoặc do không cho liền xếp vào việc nặng. Áo năm đại thượng sắc Phật đều cấm chế, vì sao riêng ở đó tía, một khai một chế chỉ đưa ra ý ngôn y? nếu quyết vải đay không thông, tài sống, lụa mộc, bông đồn và đoạn, tạp, tài, lụa khác đều chưa nhuộm thành cũng không cho mặc làm sao có thể thành hoại sắc đồng với mầu trắng vải lụa. Lại khác nhau gấm thêu nhuộm thì có thể được đúng như pháp, chưa nhuộm có thể là lằn vẽ, thêu thùa ngoài tướng, năm màu ép lệ chia chung.
Hai, là sợi sở thành, nghĩa là sợi vải thành trước, liền dùng hệ gai, lông gấm, hiện tại ngang dọc và lụa tạp, chắp nối sợi tán đứt.
Có chỗ cho rằng đều là nhẹ, hoặc vải gai vải tơ, như trên đã phán hoặc vật tạp nặng cũng y theo đoán trước.
Bằng, là lông mịn, vướng víu (nghĩa là đã lìa thô ráp, biến thành tướng trên).
Có chỗ cho rằng: Nếu hiện thành lệ trước là xếp vào vật nhẹ. Hoặc tơ tằm sống chín thì phải hại mạng, nhân theo cái chết kia mà xếp vào vật nặng. Hoặc trùng ngông, tơ chim non tự ra, theo Đa luận là phần nhẹ. Nhưng tằm nhả ra tơ lụa, tính vốn rất phải tánh chế, cho nên xin ba y, ngoạ cụ bằng lụa. Luật đoán tạm cắt tô, ái tơ lụa kiêu sa, Niết-bàn chánh cấm không cho mặc. Ương-quật kế kia chuyển đến. Vả lại tiếp tiểu cơ, sau nói rằng: “Không thành bi chẳng phải hạnh Đại thừa”. Cho nên luật Ngũ Phần nói: “Có người đem lụa đến thí, nhận đưa vào Tăng, tức chẳng phải của mình”, luật Tứ phần chép: “Nếu được áo đã thành chặt, cắt, nhúng bùn, phán chẳng phải áo, do tổn hại sinh mạng mà được làm sao thành pháp phục từ bi. Chánh là hoại đạo đã kỵ, rất phải chê lỗi ban đầu. Tôi đích thân hỏi vị tăng từ Ấn-độ đến, các tiền tăng ở Thiên Trúc không đắp ba y bằng lụa tằm, chỉ ở nước Vu-điền nuôi nó mà không giết hại, lời nói ở trước càng sáng tỏ.
Ba điều kiện trước gọi là tánh nhẹ, nghĩa là thể khinh nhẹ, là chánh yếu giúp đạo. Lại tùy thân cơ giúp rất có sự nhọc. Nay từ gốc mà định tên nhẹ chẳng còn phần nhiều xếp vào nặng. Loại nêu đều tùy đoạn lại, đường tắt càng sáng, mà thứ lớp trong ba điều kiện tơ tằm chớ làm, ý còn nghi ngại, sao do tổn hại có chỗ lợi không nên phân chia. Sống được còn cắt hoại diệt dấu vết, khi chết rồi nên chỉ bày chia thông kế, nếu y theo nghĩa nầy thật nhận chẳng thương mà không phá giới cho nên xếp vào hạn nhẹ, quyết lại có bộ quyết cũng có thể y theo đó.
Kế là thích thứ hai vật nhẹ (lệ có bốn).
Ban đầu y phục của thân (luật khai ngoài ba y chứa phú kiên và kỳchi, Ni-đàn-tăng. Ngũ y cứ do, khăn, giây lưng, vải lót, dạ khắp, áo che ghẻ, áo tắm mưa, áo dạ, khăn lau mình, lau mặt, chùi nước mắt, chùi gót, nhiếp thục v.v…Ngũ Phần nói vì hộ bắp vế, cánh tay, đầu mắt cá, y, bát, túi lụa. Tăng-kỳ nói nếu tánh không chịu nổi hạnh khổ cho nên áo tùy ý đắp dầy.
Có luật nói ba y toạ cụ xếp vào vật nhẹ. Ngũ Phần nói xá-lặc, hạ y và mền có thể chia, nên là ba y đồng ngoạ cụ, còn bao nhiêu tuy không văn, do, liền giúp mạnh có thể xếp vào hạn nhẹ.
Hai là vật đựng y (luật bổn khai đem y để trong Ni-sư-đàn).
Hữu vật của hai điều kiện trước đều thuộc về vật nhẹ, ban đầu thì theo y nhập vào chia. Sau thì đương thể hai đoạn (nghĩa là thưởng cực nhọc vào vật nhẹ) thời có vàng, da, các châu điều giới duyên, hoặc lại góc, chữ vạn hoa sen tô điểm. Đã luật chế không cho vẽ chữ vạn trong Bát-nhã, biết rõ các đồ cũng chung, phải có duyên nầy, có thể theo thuyết tịnh, có thể xếp vào vật nhẹ, như pháp xếp vào tưởng.
Bốn là túi lược nước. Luật dạy làm túi và bình lượt nước.
Hữu, các luật xếp vào vật nhẹ cũng có thưởng cực nhọc, luật nầy không nói, có thể tức vật nhẹ thâu dự là quách rộng túi đậy cũng theo nhau chia.
Bốn điều kiện trước cũng gọi là sự nhẹ, do liền dùng yếu cỏ dại chẳng đổi chác. Phải có thêu vẽ lằn tượng có thể y cứ văn trên mà đoán, đều phải trước sau theo nhau mới có thể đoán đường lối nầy.
Kế giải thứ ba vật nhẹ từ dụng (kia có sáu):
Ban đầu một vật theo y (trong luật nếu đắp ba y giải thoát mà lột hình, có thể đặt khăn và y câu y hồ câu mịn v.v….Lại y không có chỗ đặt nên dùng giây lưng buộc cho hai đầu cột hột nút, không được làm bằng vật báu, phải làm bằng đồng, sắt, thiếc, lạp.
Có chỗ lệ theo y đồng đoán xếp vào vật nhẹ.
Hai, xét khí (luật dạy có bát như lượng bát thượng, nếu được thuốc bảy ngày nên uống, bát nhỏ bát vừa bát lớn, không làm thì phạm xả đoạ).
Có luật chỉ xếp bát nhẹ còn các đồ theo bát như mâm, nắp, tướng thì theo nhẹ.
Ba, tùy vật sở thuộc (trong luật nếu bát khó giữ, thì làm túi đựng, buộc miệng mang trên vai hoặc hòm tụng cùng vải khăn).
Có luật đoán xếp vào nhẹ, cho nên người chết thường rất nhẹ, vật chứa đồ tướng phát hoạ, nếu kia nhiều một thì thưởng cực nhọc, tùy người thọ trì, bao nhiêu thì chứa nhiếp, tự xếp vào phần nhẹ, chẳng có phục sức trang nghiêm theo gốc nhập chia, khác nhau lò hương đồ báu, do thể tự xếp vào vật nặng.
Bốn, thuộc giày dép (luật khai chứa dép cỏ, trừ đồ thêu trang nghiêm, nếu vì đủ dép cỏ, khai cho chuy, dao, đá mài, cái nhíp ? Nên dùng mười món y làm túi đựng không cho rớt mất, và khai cho khăn lót trong dép cỏ.
Có luật không có chánh văn đoán nhưng chánh yếu giúp thân y theo Tăng-kỳ mà chia, tự bao nhiêu túi tượng vẽ giày dép, cũng như nặng nhẹ ở trên.
Năm là đồ cạo tóc (luật khai chứa dao cạo và khăn, nên dùng kiếp cụ đậy che để hư, và cho để đá mài dao trong túi. Cùn thì dùng dao gọt khai cho, và đồ theo tóc.
Có chỗ y theo luật đoán nhẹ vì kéo tắm thường cần, hẳn có sợi báu trang sức thân, vỏ xếp vào vật nhẹ, tùy có hộp cây, da, lửa mà chia.
Sáu, các đồ giúp thân (luật chỉ bày kim, chỉ, dao và thước dây lường dùng để may y, khai làm kim dạ và nền đặt ống, nhíp cắt móng, dao cạo mồ hôi, tăm xỉa răng, đồ ráy tai, đồ rửa mũi, dây thiền, chùy. Luật Thập tụng thì bình bồn tưới, lò hương, bàn ủi, thiền trấn, muỗng … Hữu, đều yếu sự theo thân, lý xếp vào nhẹ, cho nên luật chế nói rằng: “Không kim, không bình tưới, không được đi du hành”, rõ biết dụng giúp thường có, lại như luật Tăng-kỳ nói rằng: “Nhận rồi chế chứa đồ tưới ứng pháp, há chẳng phải có chỗ cần ư? Cho nên nhập chia”.
Lại Tát-bà-đa nói: “Tợ báu đồng, sắt, bát nhiều màu…vào số trăm lẽ một vật được lấy, không cần thuyết tịnh, cho nên biết phần nhẹ là phiên.
Việc của sáu điều kiện trước gọi là tùy dụng xếp vào nhẹ. Do thể của vật nặng sâu chẳng phải mặc dùng, nhưng tùy sự thú yếu lại không lỗi. Cho nên từ khi dụng xếp vào nhẹ, đã được Phật khai cho, nên định ra nhiều ít. Luật khai dao, bát, và các đồ khác hiện ở phần ngoài Tăng tuy không bàn chuẩn nhưng nghĩa quyết có. Kim, chỉ, dao, thước, đủ có thể thành y, móc, khuy, nút thường là đồ thiết yếu, như lò hương bình tưới, muỗng, đưa, oản, chậu v.v… Khi có hoặc nghĩa nầy liền tạo rất nhiều lớp, dung mạo chợt phát giận dữ, hỏi tôi rằng: “Tăng-già-lam nghe chánh luật rõ đoán bình tắm rưới xếp vào vật nặng, dao cạo xếp vào vật nhẹ. Nay ngươi chống trái rõ chẳng phải Phật dạy”. Tôi đáp: “Giáo có khai hợp áo pháp, tắm gội theo nặng lớn nhỏ chưa phân, dao bát xếp vào nhẹ, thể lượng thông lộn. Nay vì tính hội các bộ, ép có văn rõ, lý sự hàm rộng liền bị lẫn lộn rối ren, y cứ lượng y cứ thể nên như hai phần. Vả lại quyết liệt với lâm cơ, sao chậm nghĩ đối với văn tướng. Ở đây nói hai ba kia đủ làm sự loại liền vách. Như dao cắt có văn nhập chia, dao cắt không văn ở nặng, bát ba đấu xếp vào vật nhẹ, bình thì nữa đấu xếp vào nặng. Hai văn hai nghĩa cả hai đều trái, tình lý trái trời, sự dụng đều hết, nào góc mở ở chánh giáo tự gánh tội tương lai. Nay do phải luật không văn chế lượng, nầy là ở nơi bổn điều. Đến dao cạo, kéo cắt, chuỳ, kim, các luật xếp vào nhẹ, tuy văn đều hai bên mà nghĩa lợi dung hội.
Từ tạp nhỏ bên ngoài nhẹ có thể theo thân, tức sự giao cần lại không hổ thẹn. Luật bổn văn sự thiếu đoán không thể dừng nhẹ nên theo các bộ rõ văn điều chẳng thuộc về nặng.
Tôi cho vật người chết, nặng nhẹ ép đoán là khó, các sư truyền trao chỉ đặt chẳng phải y cứ. Cho nên trong tám quán nêu, xa hỏi khéo do được bổn chúng đông, miệng đoán chẳng phải một. Nghiệm xét sao trình điều trước, liền thẳng bút tùy sự giết xanh, nói lặp nghĩa chồng trông sáng biên soạn.
Nghi lượng xử nặng nhẹ.
Cuối xuân năm Đinh dậu niên hiệu Trinh Quán thứ mười một đời Đại Đường, ở châu Thấp, trong cốc ích từ soạn kế. Tôi cho từ xưa đến nay các chỗ có liền nói phần nhiều chôn tên mà hiển tướng, thiếu thời đại mà khai nay, bèn nhờ mở đọc buồn ở người đời, cho nên chia sáng tối để nêu u tâm.
Nặng nhẹ tướng cạn, tình cầu dứt đường, cũng có cao trần đầy đức thường học môn luật, nghe đoán nặng nhẹ liền phải ngậm miệng, mắt thấy tình trạng nầy lại thêm trái ngược. Niên hiệu Trinh quán năm đầu liền nêu câu giải. Tấn, Ngụy, Trung Nguyên gọi là học phủ, tức thưa hỏi nặng thêm mê xưa, có luật sư ở Châu Tương, chế tướng nặng nhẹ, lời tuy quanh co còn lại vết xưa, do nầy ý lời bèn đưa ra đường nầy, đều so sánh với thành giáo dứt chậm nghi xưa nay. Ngoạ cụ bằng da lông ở biên giới đồng với phần nhẹ ở đây, còn văn nghĩa? Bày đến nay xử đoán lỗi nầy, may mắn chỗ đoán mê, cho nên chẳng trái các áo người tại gia, Phật chế nghiêm rõ, đâu được xem đồng với áo vua. Vả lại, bên 22 áo của vua vốn là ba y, tên đồng với ngoạ cụ, ngộ thì lại bày cầm sắc.
Lại nói rằng: Chư Phật đại Thánh còn có sau chế lỗi trước, hoặc lại trước khai sau thiếu, đến bàn hành sự đều do sau giáo bỏ trước, cho nên gọi người trí là đại giác. Xưa nay tuy văn nghi lớn còn so sánh, nhưng chẳng tự nghiệm, cho nên có trái nhỏ để sửa, người tại gia thấy áo thành chẳng phải vật nặng, cho nên chứa để niệm thành Phật. Ban đầu niệm dường như phải mà chẳng phải thứ hai, trở lại quán ban đầu thì hoàn toàn sai đâu đúng.
Trước sau như vậy quán đều trước muội mà sáng, ban đầu từ Tam Hiền đến Thập Trụ, cho đến Đại sĩ Di-lặc còn có quán chưa dung, và đến Long Hoa đạo thành Phương Đẳng mười phương Diệu Giác, huống chi nay trầm tục phàm tăng động thường kết nhau, đã nhiều chấp kiến thì kiết càng nhiều, thì sắc phàm chỗ giúp kham nhận ở đây, đến không tồn tại dùng gì thể bàn, cho nên biết viền ven áo vua đều là ba y, các tục thường mặc nên xếp vào nặng.
Lại nói rằng: Pháp ít muốn biết đủ của Tỳ-kheo làm bổn hoài, cho nên Phật thấy đã mở phòng cho đồng ngủ, các cõi chứa nhóm đồng hạ không giống như trước, vì ít muốn hiển rõ môn đầu vào đạo, chứa nhiều là hằng tục hổ thẹn. Cho nên cấm mặc áo thế gian, là áo thế tục mặc, sống không được mặc, chết chẳng cho chia, khiến thấy còn không cho đắp dùng, ý tồn đạo nhặt, không luống lập ra. Như ân cần dẵn dò, tôi cho đó là sai bèn dám sửa dùng sau giải thích trước, ngõ hầu thấy sự răn dạy nầy may mắn đồng khiển gởi. Lại nói rằng: Lời chẳng giúp đạo thì tuy là Phật nói cũng trái, dầu là phàm nói dù chẳng phải văn kinh cũng y cứ. Cho nên Phật nói: “Tuy chẳng phải tăng-già-lam chế mà ở chỗ khác là thanh tịnh thì phải xếp vào nhẹ, huống chi không biết tướng viền áo của vua, cho nên y cứ mà xếp vào nhẹ, trước hành mê mà sau chẳng sai, sau kết ngộ mà là phước, dung các lời dạy ở trên có thể không tin hay sao?
Mới khắc lời tựa sau của nghi nặng nhẹ. Có sự hẳn nhiên gọi là chết, độc tôn Tây Thiên, các Thánh ở Đông Vức còn dự. Nếu dự thì kia trong pháp Thích-ca nghi nặng nhẹ phán là cần yếu không thể lìa, ngã Đại sư Pháp Tuệ Sớ Sao văn rõ, tuy động còn là mở chìm văn phục nghĩa hoặc cảm linh để chia ra nghi nặng nhẹ. Tuy trong nặng nhẹ lẫn lộn, văn kia lỗi lạc như mặt trời mặt trăng sáng tỏ, các nhà đều trân nặng, ba nước dẫn lãnh vì có lý do. Mà trong Tổ tông sâu cạn chứng nghi này giấu tài cũng lâu, khách ưa học giới ôm ấp ở đây, ở chỗ đùa giỡn không mất văn này, cùng ngụ ở chùa luật Thanh Thuỷ Trần Cung tìm khe sách mà được. Nghĩa tuy không lớn văn hại thiếu kém, có thể gọi là ngụy. Trộm chỉ nghĩa chủ y lệnh đến ở Tây Minh, thờ người sau tình cờ gắp sách luật, Quốc Sư Hưng Thánh Bồ-tát vâng lệnh xây dựng chùa Vu Cung, thì nay tình cờ gặp văn này, nên biết Thánh Hiền không hề đến, tôi lại sợ giáo Tổ thời chậm có Đại sĩ phụ tín biết điều đó. Nhưng bắt càng dùng lưới câu để ứng lý do thỉnh, phân tích mổ xẻ. Khi muốn có sự hẳn nhiên, phán đoán lập được khỏi nhờ người Hồ nghiên cứu nhẹ nhìn yếu kém.
Ngày 1 tháng niên hiệu Trinh Hương thứ năm.
Luật Viện Đại thừa Thạch Thanh Thủy, tiểu Bí-sô Thật Trường Xuân kính ghi ở điện Ma-ni Bảo Châu.