TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 39

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Mười tám hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Thiện Tài nói kệ khen ngợi.
  5. Lễ tạ ra đi.

Trong đạo tràng Bồ đề: thể chơn như rộng lớn từ tâm bồ đề (Dạ thần như trước). Thần Thủ hộ nhứt thiết thành tăng trưởng oai lực: che chở chúng sanh, tăng trưởng trí lực, hiển hiện ba không, trí thế xuất thế, vượt biển sanh tử, vào đời độ sanh. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát Thậm thâm tự tại diệu âm có 10 ý:

  1. (, hàng) suy xét pháp tiến tu.
  2. (6 hàng) Dạ thần hiện vô số thân độ sanh.
  3. ( 4hàng) Thiện Tài cầu pháp
  4. (7 hàng) Dạ thần khen ngợi trí đức Thiện Tài.
  5. (1 hàng) Dạ thần thuyết pháp.
  6. (1 hàng) Dạ thần giảng 10 cách nhập cảnh giới Như Lai.
  7. (29 hàng) đạt pháp độ sanh.
  8. (3 hàng) Thời gian đạt pháp của Dạ thần.
  9. (69, hàng) sự cúng Phật của Dạ thần.
  10. Đức thăng tiến.

Về sự đạt pháp, ta đạt giải thoát khiến thế gian không còn lời thô ác: biến ngôn ngữ thế gian thành Bát-nhã Ba-la-mật. Kiếp ly cấu quang minh: thể tánh ba không của Bát-nhã. Nước Pháp giới công đức Vân: trí huệ là công đức chánh pháp trong pháp giới: Hiểu nghiệp chúng sanh: nhờ trí ba không tịch tịnh không tánh biết rõ nghiệp của chúng sanh. Như hình hoa sen: trí phân biệt rõ về thể đứng rỗng lặng không tạp nhiễm. Cõi này ở bên sườn núi Tu Di: trí huệ an trụ trong biện tài vô ngại của Như Lai. Phát ra âm thinh hạnh nguyện của Như Lai: tiếng thuyết pháp vang khắp mười phương, khai ngộ tất cả chúng sanh. Trang nghiêm bằng hoa sen: chánh pháp ấy khiến chúng sanh đạt trí không nhiễm. Vô số hoa sen khác: trí vi diệu rộng lớn hiểu rõ sáu tướng giống khác của cảnh giới và nghiệp chúng sanh. Vô số ma ni: trí sắc biết giảng thuyết năm phần hương. Vô số cõi nước: bốn biện tài trong Bát-nhã phân biệt rõ nghiệp của chúng sanh. Nước Diệu tràng:bốn biện tài vô ngại. Cung vua: trí căn bản. Cung Phổ Bảo hoa quang: trí sai biệt trong trí căn bản. Cách đây không xa có đạo tràng Phổ Hiện Pháp Vương: trí căn bản khởi tâm bồ đề, thành tựu tâm bi và trí sai biệt, độ sanh bằng chánh pháp. Vô số Như Lai: biến phiền não chúng sanh thành Bát-nhã. Nhật Pháp Hải Lôi Âm Quang Minh Vương: trí căn bản khởi trí sai biệt, sự hiểu biết vượt trên vọng tình của thế gian, giỏi giảng thuyết, đoạn trừ hoặc nghiệp của chúng sanh, nhiếp phục tà luận. Chuyển Luân Vương Thanh Tịnh Nhựt Quang Minh Diện: trí sáng chiếu soi khắp nơi. Thọ trì chánh pháp: từ trí căn bản khởi trí sai biệt học pháp. Sau khi Phật nhập Niết-bàn, vua xuất gia: địa sáu trọn vẹn trí vượt ba cõi, hộ trì pháp bằng trí ba không. Lúc chánh pháp sắp diệt, cần có người ủng hộ. Vì gần thời mạc pháp nghiệp chướng nặng nề, Tỳ kheo độc ác, không cầu phước đức: vị này chỉ tu trí, không hành bi. Vua hiện thần thông để chánh pháp tồn tại thêm sáu vạn năm ngàn năm: sáu vạn: sáu vị; năm ngàn: mỗi vị đủ pháp năm vị. Các đức Phật xuất hiện: trọn vẹn trí Bát-nhã Dạ thần cúng Phật: hạnh tu của mười địa. Vua, hoàng tộc đều xuất gia: Bát-nhã ba không là trí bi ra khỏi sanh tử. Chuyển luân vương: Phổ Hiền. Tỳ kheo ni: Dạ thần. Giải thoát thậm thâm tự tại Diệu âm: tiếng vang xa, không thể tánh, không phân biệt, độ thoát chúng sanh. Địa sáu chuyên tu Bát-nhã Ba-la-mật. Đoạn từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có sáu ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Nhắc lại pháp.
  5. Thiện Tài nói kệ khen ngợi.
  6. Lễ tạ ra đi.

Trong hội Phật: từ trí bồ đề không tạo tác, không suy xét, đủ phương tiện Ba-la-mật vào đời độ sanh. Đoạn từ bấy giờ đến Giải thoát xuất sanh quảng đại hỷ duyệt quang minh có năm ý:

  1. (7 hàng) Thiện Tài đến nơi cầu pháp.
  2. (1, hàng) Dạ thần dạy pháp.
  3. (66 hàng) Dạ thần nói về cảnh giới của pháp.
  4. (19 hàng) thời gian phát tâm.
  5. Dạy pháp.

Phần từ thiện nam tử vào kiếp… có bốn ý:

  1. Thời gian phát tâm.
  2. Cõi nước.
  3. Đức Phật.

4. Vô số Như Lai xuất hiện ở các cõi trong đó có cõi Diêm Phù. Thành kiên cố Diệu Bảo trang nghiêm Vân đăng, một vạn thành bao bọc, người sống vạn tuổi, vua tên Nhứt Thiết Pháp Âm Viên Mãn Cái, 600 đại thần, sáu vạn thể nữ, 700 người con, Bảo Quang Minh con gái của một trưởng giả và 60 đồng nữ xinh đẹp. Vua khen ngợi việc tin tu công đức của Bảo Quang nên tự tay thưởng áo báu. Vua Nhứt Thiết Pháp Âm Viên Mãn Cái chính là Phật Tỳ-lô-giá-na. Vua Quang Minh: vua Tịnh Phạn. Phu nhân Liên Hoa Quang: hoàng hậu Ma Da. Bảo Quang: dạ thần. Độ sanh bằng bốn nhiếp pháp: bồ đề. Đó là thời gian phát tâm, là hạnh từ bi rộng lớn không giới hạn của địa bảy. Cõi Phổ quang minh chơn kim ma ni sơn: từ trí sáng hành bi không trước sau. Chơn kim: pháp thân. Phật Phổ Chiếu Pháp Giới Trí Tuệ Sơn Tịch Tịnh oai đức Vương: trí sáng soi không cùng tận. Sơn: bất động, cao. Không tạo tác: tịch tịnh. Trí hiện, phiền não đoạn: uy đức. Lúc còn tu hạnh Bồtát, đức Phật luôn làm thanh tịnh cõi nước: trang nghiêm bằng trí căn bản. Vô số Phật xuất hiện: trí sáng dung nhiếp. Vua Nhứt Thiết Pháp Âm Viên Mãn Cái: hạnh tri bi. Phương tiện của năm vị: 00 đại thần; hạnh từ bi trong sáu thú: thể nữ. 700 người con: bảy phần giác. 60 đồng nữ: trí huệ trong sáu thú. Tác giả nói kệ: trí sáng chiếu soi chính là Phật, tùy thuận bổn nguyện là cha lành nuôi dưỡng chúng sanh là từ mẫu, lợi ích muôn loại là thể nữ. Vô số cõi nước: hạnh độ sanh bằng bốn nhiếp pháp. Mọi việc tu tập của vua và hoàng tộc đều là phương tiện Ba-lamật của địa bảy, là hạnh từ bi trong đời. Đại Viễn hành: từ bi vào đời độ sanh, rộng lớn khắp mười phương. Địa này chuyên tu phương tiện Ba-la-mật. Phần từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có ba ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Tên.
  3. Lễ tạ ra đi.

Trong đạo tràng: trí không dụng công hiện đủ công dụng của địa tám, không phân biệt ba đời. Dạ thần Đại nguyện tinh tấn lực cứu hộ nhứt thiết chúng sanh, Viên mãn trí bi không dụng công, tự tại độ sanh, được các đức Phật khuyên nhủ ủng hộ. Đoạn từ bấy giờ đến giải thoát có sáu ý:

  1. (1 hàng) Đến nơi, Thiện Tài thấy mọi việc sai khác của Dạ thần.
  2. Phát mười tâm.
  3. Thiện Tài đạt pháp, nói kệ khen ngợi.
  4. (66 hàng) Dạ thần nói tên pháp.
  5. (37 hàng) trí của Bồ-tát rộng lớn, vượt trên sự suy lường của thế gian.
  6. Thời gian phát tâm của Dạ thần; Dạ thần ngồi tòa sư tử trang nghiêm lưới báu: thế trí tịch tịnh không dụng công, hiển hiện tất cả cõi nước, thuyết giảng giáo pháp, tùy thuận hiện thân độ thoát.

Thiện Tài kính lễ: trọng pháp. Thiện Tài đạt lợi ích. Văn sau có câu: Thiện Tài hỏi tên pháp môn, dạ thần dạy: đó là pháp giáo hóa chúng sanh, khiến chúng sanh phát căn lành. Vì tất cả chúng sanh đều từ trí không tạo tác, nhờ trí sáng phát phát sanh pháp lành, đoạn trừ khổ não. Vì không hiểu thể trí không tạo tác nên chúng sanh tạo nghiệp. Nhờ hiểu được pháp này, căn lành sanh khởi, khổ não đoạn diệt. Thiện Tài hỏi về thời gian phát tâm, dạ thần dạy: trí của Bồ-tát rộng lớn, vượt trên sự phân biệt hiểu biết của thế gian. Vì thể tánh thanh tịnh. Sáu ví dụ tiêu biểu trí:

  1. Mặt trời trong hư không, không phân biệt đêm ngày.
  2. Mặt trời ánh hiện trong tất cả mọi hiện tượng.
  3. Thuyền sư lái con tàu giữa biển khơi.
  4. Tánh không của tất cả các cõi nước vốn thanh tịnh, không phân biệt.
  5. Hạnh nguyện như gió nâng vạn vật.
  6. Như người giả tuy đủ tay chân nhưng không tri giác buồn vui lạnh nóng.

Cách đây vô số kiếp: thể tánh không phân biệt. Kiếp Thiện Quang: thể của trí không dụng công. Cõi Bảo Quang: trí không dụng công tùy vật hiển hiện công dung. Một vạn đức Phật xuất hiện: trí ứng hiện muôn hạnh. Đức Phật Pháp Luân Âm Hư Không Đăng Vương: trí không dụng công tự tại thuyết pháp độ sanh, không vướng chấp. Cung Bảo trang nghiêm: cảnh hóa hiện của trí. (Phương đông như trước). Vườn Diệu Quang: hạnh che chở chúng sanh. Đạo tràng Bảo hoa: độ sanh bằng hạnh nguyện, nở hoa bồ đề. Đức Phật thành đạo trên tòa sư tử: trí không dụng công luôn chiếu soi các cõi nhưng không đắm nhiễm, thể của trí không thành hoại. Trải qua 100 năm: mười Ba-la-mật trong mười địa.

Vua Thắng Quang: trí, dạy dỗ thái tử là hạnh. 00 đại thần muốn hại ta: 00 đệ tử của Bo Đề Đạt Đa. Những tội nhơn ta cứu độ: 1000 Phật trong hiền kiếp. Trăm vạn A-tăng-kỳ Bồ-tát: vua Thắng Quang, luận sư Tát Giá Ni kiền Tử (ngoại đạo lõa thể, tu khổ hạnh). Hoàng tộc: Sáu vạn đệ tử của ngoại đạo. Đó là công dụng của trí. Phật tử! cứu tội nhơn xong, ta học đạo với Phật Hư Không Đăng Vương suốt 00 năm, thành tựu trăm vạn Đà-la-ni: thế trí không dụng công có trong năm vị. (Chỉ khác nhau là thành thục hay chưa thành thục thôi) ( số đức Phật tùy theo các vị như trước). 11, hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có ba ý:

  1. Nơi ở.
  2. Tên.
  3. Lễ tạ ra đi.

Vườn Lâm Tỳ ni: hạnh độ sanh rộng lớn của địa chín. Thắng lạc: độ sanh bằng pháp lạc. Đó cũng là nơi Phật đản sanh. Đại chín thọ sanh bằng trí độ sanh. Đoạn nhập pháp có 10 ý:

  1. (6 hàng) Thiện Tài đến gặp thiện tri thức.
  2. (3 hàng) Thiện Tài cầu pháp.
  3. (12, hàng) 10 cách thọ sanh.
  4. Pháp thọ sanh.
  5. (12 hàng) nhắc lại pháp, khen ngợi pháp.
  6. (2, hàng) thời gian đạt pháp của thiện tri thức.
  7. Cảnh giới của pháp.
  8. (23 hàng) nhắc lại pháp.
  9. Đức thăng tiến.
  10. Nghĩa văn.

Thọ sanh: sau khi đạt pháp vô sanh nhẫn và trí không dụng công, vị này học pháp Phật, thuyết pháp cho chúng sanh, như phần kệ: siêng năng nghe pháp vui quán sát; thông hiểu ba đời không chướng ngại; thân tâm thanh tịnh như hư không. Đó là đạt pháp thọ sanh tạng. Cảnh giới của pháp: cảnh giới thọ sanh. Thời gian đạt pháp, đối với hạng yếu kém, đức Phật ra đời từ thai mẹ; với bậc thượng căn, Phật sanh từ hoa sen hoặc từ hư không; với bậc thông tuệ, trí Phật và chúng sanh là một. Phật có trong mọi hiện tượng. Một trăm năm đạt đạo: từ địa chín lên địa 10 là 100 năm. (Kiếp số thành Phật như trước) cõi Phổ Bảo: thổ của cõi nước là hạnh nguyện Phổ Hiền. Kiếp Duyệt lạc: địa chín sanh trong nhà trí tuệ của Như Lai. 0 na do tha Phật xuất hiện: đạt trí Phật. Phật Tự Tại Công Đức Tràng… trí bi. 20 ức na do tha thể nữ: hạnh bi trí. Vườn rừng lầu gác: trí vào đời, pháp lạc của Bồ-tát. Cây Nhứt thiết thi hỷ quang: Bồ-tát dạy pháp vui lòng chúng sanh. Hoàng hậu vin cành cây, đản sanh Bồ-tát: với lòng từ Bồ-tát tạo duyên độ sanh, kỳ thật Bồ-tát không có sự thọ sanh. Cây Tát Lạc sai: (cao hiển) phước đức rộng lớn. Địa chín chuyên tu lực Ba-la-mật. Chín hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Lễ tạ ra đi.

Thành Ca-tỳ-la (như trước). Cù bà (cù di; Thủ hộ địa) giữ gìn hạnh từ bi của Bồ-tát (như trước). Đoạn Thái tử Oai Đức cưới Cù Bà có 10 ý:

  1. Thái tử dạo chơi.
  2. Thiện Hiện gặp và yêu thái tử.
  3. Thiện Hiện tự biết thân phận hạ tiện.
  4. Thiện Hiện nằm mơ gặp Phật, thiên nhơn mách bảo Phật ra đời.
  5. Thiện Hiện tự xin làm vợ thái tử.
  6. Thái tử hỏi về gia thế.
  7. Công đức sự ra đời của Thiện Hiện.
  8. Thái tử yêu cầu Thiện Hiện về việc hành hạnh Bồ-tát của mình.
  9. Thiện Hiện đồng ý.
  10. Thái tử cưới Thiện Hiện.

Phần công đức của Thiện Hiện có 10 ý:

  1. Mẹ Thiện Hiện khen ngợi đức của con gái.
  2. Thái tử và Diệu Đức và 10 ngàn thể nữ vào đọa tràng gặp Phật.
  3. Thái tử và đồng nữ gặp Phật cúng dường.
  4. Phật thuyết pháp.
  5. Thái tử và đồng nữ nghe pháp đạt định.
  6. Diệu Đức đạt định không thoái chuyển tâm bồ đề.
  7. Tư tạ Phật, thái tử về cung thưa việc cùng phụ hoàng.
  8. Nghe thế, vua triệu tập quần thần, truyền ngôi cho thái tử, rồi cùng hoàng tộc đến nơi Phật.
  9. Sau khi gặp Phật, lễ kính, vua ngồi một bên, Như Lai dùng thần thông phóng ánh sáng hóa hiện pháp ba thừa.
  10. Vua và hoàng tộc hiểu pháp, xuất gia tu học đạt định.

Phần thái tử lên ngôi 1 ngày đủ bảy báu có 10 ý:

  1. Thái tử lên ngôi, tự nhiên xuất hiện bảy báu.
  2. 40 nước nhỏ phòng hộ.
  3. Thái tử thỉnh Phật vào cung.
  4. Phật vào cung độ sanh.
  5. Thái tử chính là Phật Tỳ-lô-giá-na.
  6. Vua Thiện Chủ là Phật Bảo Hoa ở cõi phương đông.
  7. Mẹ của Thiện Hiện chính là Thiện Mục.
  8. Phu nhơn Diệu Đức chính là Cù Ba.
  9. Sự cúng dường Phật.
  10. 40 đức Phật.

Phần tiếp theo có 10 ý:

  1. Đạt pháp.
  2. Sau khi tu tập, siêng năng tu tập.
  3. Khuyên tu pháp.
  4. Tuy tu tập trong vô số kiếp nhưng chưa hiểu hết hạnh Bồ-tát.
  5. Đức thăng tiến.
  6. Khen ngợi đức của thiện tri thức sau.
  7. Hiển hiện nơi ở của thiện tri thức.
  8. Tên thiện tri thức.
  9. Nhắc lại pháp trên.
  10. Nhân tu ngày xưa.

Đó là thời gian đạt pháp của Bồ-tát. Trong ba thừa, các cổ đức nêu bốn ý về thiện tri thức này:

  1. Đạt chơn không chứng.
  2. Biết chơnh hành tục.
  3. Sống trong thế tục nhưng không đắm nhiễm.
  4. Độ sanh bằng từ bi.

Đó là hạnh Phổ Hiền của đức Tỳ-lô-giá-na. Ở đây nêu 10 ý:

  1. Tùy thiện hiện thân độ sanh bằng trí không nương tựa.
  2. Như tánh của bóng không bụi.
  3. Trí vôn không phân biệt, tùy thuận hiển hiện.
  4. Trí không kia đây như thấy tiếng vang tùy vật cản.
  5. Sự hiểu biết của chúng sanh không phải là trí.
  6. Trí không tạo tác, tùy thuận độ sanh.
  7. Như người ảo có hình nhưng không chất, không tri giác.
  8. Thể trí trống không, tùy chúng sanh hiển hiện.
  9. Độ sanh bằng tâm bi không phan duyên.
  10. Trí hiểu rõ thể tánh thanh tịnh của chúng sanh.

Đó là phương tiện đạt pháp địa mười một. Đoạn từ bấy giờ… có 6 ý:

  1. (19 hàng) Thiện Tài đến giảng đường Quang Minh, Diệu Đức và vạn thần khác ra đón, khen ngợi đức của Thiện Tài.
  2. (10 hàng) Diệu Đức khen ngợi hạnh của Thiện Tài.
  3. (2 hàng) đến nơi ở Cù Ba, Thiện tài thỉnh pháp.
  4. Cù Ba thuyết giảng hạnh nguyện bi trí của Bồ-tát và mười hạnh của thiện tri thức, nói kệ nhắc lại pháp trên.
  5. (6 hàng) Cù Ba trả lời về cảnh giới của Pháp.
  6. Thời gian đạt pháp.

Giảng đường Quang Minh: Hai trí thế xuất thế của địa 10 thanh tịnh bình đẳng, viên mãn bi trí, phá trừ u tối, dung nhiếp mọi pháp. Thần Vô Ưu Diệu Đức và một vạn thần nghinh đón khen ngợi Thiện Tài: Tiện Tài trọn vẹn bi trí. Một vạn thần trông coi cung điện: viên mãn mọi hạnh Thiện Tài lên giảng đường: nhập vị, hiểu rõ bi trí của Như Lai. Tìm kiếm khắp nơi: nhập vị dung hợp; ngồi tòa sen: không đắm nhiễm. Tám vạn bốn ngàn thể nữ: Tám vạn bốn ngàn phiền não. Từ bi độ thoát: cùng thuộc hoàng tộc. Thiện ác dung hợp: hạnh thô, lý tế: tà đạo độc ác: bất thiện; cầu học pháp lành: thiện. Ngoại đạo trời người tu pháp lành: thiện; điều phục khổ ba cõi: bất thiện. Nhị thừa và Bồ-tát cõi tịnh điều phục nghiệp ba cõi: thiện; chưa đạt trí Như Lai: bất thiện. Lại như tiền thân Cù Ba bố thí anh lạc vì lòng yêu thương và bất thiện, nhưng nhờ đó suốt 20 kiếp không vào cõi ác, sanh trong hoàng tộc, đạt mười địa là bất thiện dung hợp thiện. Ngoại đạo tà kiến không có sự hiểu biết chơn chánh nhưng vẫn cho mình là chánh, tuy phát tâm cầu đạo cứu cánh nhưng không đạt giải thoát. Vì tà kiến sanh vào cõi ác (như phần thế giới chủng trong phẩm cõi Hoa Tạng trước). Thời gian phát tâm có 10 ý:

  1. Vô số kiếp ở quá khứ.
  2. Kiếp Thắng Hạnh.
  3. Cõi vô úy.
  4. Vua cai trị bốn phương tên An ổn.
  5. Cõi Diêm Phù.
  6. Thành Cao Thắng Thọ.
  7. Thành lớn nhứt trong 40 thành.
  8. Vua Tài Chủ.
  9. Sáu vạn thể nữ.
  10. 400 đại thần 500 người con.

Kiếp Thắng Hạnh: từ bi nhập định quán sát; cõi vô úy: nhập định thoát khỏi năm nỗi sợ về sanh tử; vua cai trị bốn phương: Độ sanh bằng bốn nhiếp pháp. Thành Cao Thắng Thọ: hạnh thù thắng rộng lớn của mười địa. Thành lớn nhứt trong 0 thành: các vị đều tu học từ tám chánh đạo nhưng ở mười địa, tám chánh đạo là hạnh thù thắng. Thể nữ, đại thần, vương tử: tri bi. Các thần: hạnh độ sanh rộng lớn trong sáu đạo. Phật Thắng Nhụt Thân: trí căn bản. Vô số Phật: trí sai biệt từ trí căn bản (sáu vị đều đủ hai trí ấy như trước).