TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 38

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Phần thiện tri thức mười địa của Thiện Tài. Địa một, hạnh bi trí của địa thần An Trụ. Vì trí bi xuất thế của mười tru mười hạnh phần nhiều là chấp tịnh nên nhờ hạnh nguyện của mười hồi hướng dung hợp hai trí chơn tục, luôn sống trong đời hành hạnh từ bi nhưng không phân biệt tịnh nhiễm. Tuy sống trong đời nhưng thanh tịnh như hoa sen trong bùn. Chín thiện tri thức sau đều thuộc nữ giới, không xuất gia. Vì đó là hạnh vào đời độ sanh. Dạ thần: đem ánh sáng pháp vào chốn vô minh tăm tối. Vào đời bằng trí vi diệu vượt trên sự trói buộc, nuôi dạy chúng sanh. Những kẻ chưa đạt trí là thần. Hiện thân thế tục thông tuệ để độ ngoại đạo tài trí. Hiện thân thần linh để che chở cho chúng sanh. Với trí vi diệu, Bồ-tát hiện khắp mười phương bằng mọi hình tướng, nhưng luôn sống trong pháp Phật. 7, hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Thành.
  4. Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Thành Ca tỳ la (Hoàng Sắc): Nơi tu của một tiên nhơn tóc vàng:

sống trong trung đạo. Vàng là màu phước đức, vui vẻ, Bồ-tát thông hiểu pháp Phật, hiện tướng phước đức (nước Ma Kiệt Đề như trước). Địa thứ nhứt đạt trí Phật, vào đời độ sanh. (Bà San bà diễn để như trước). Đạo từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến thành Ca Tỳ La.
  3. Suy xét công đức của thiện tri thức bằng bốn pháp.
  4. Thấy Dạ thần an tọa tòa sen trong hư không.
  5. Thiện Tài thỉnh pháp.

Phần thấy Dạ thần có sáu ý:

  1. Thân tướng Đan chánh.
  2. Sự trang sức của dạ thần.
  3. Tướng tốt.
  4. Sự độ sanh của Dạ thần.
  5. Định tự tại của dạ thần.
  6. Thiện Tài lễ kính cầu pháp.

Thân Dạ thần chính là thân pháp giới. Đó là pháp dạy kẻ tu hành noi theo…

Phần thỉnh pháp có 17 ý:

  1. Thiện Tài đạt pháp tạng khi chiêm ngưỡng thiện tri thức.
  2. Dạ thần khen Thiện Tài và trao dạy pháp.
  3. Tên pháp.
  4. Hạnh từ bi.
  5. Dạ thần nói kệ khuyên Thiện Tài học pháp.
  6. Thời gian phát tâm của Dạ thần.
  7. Thời guan đạt pháp.
  8. Dạ thần trả lời.
  9. Thời điểm phát tâm.
  10. Tên cõi nước.
  11. Vua cai trị nước ấy.
  12. Tên thành.
  13. Đức Phật xuất hiện vào thời ấy.
  14. Thần mách bảo việc Phật xuất hiện.
  15. Hoàng hậu (tiền thân Dạ thần) cúng Phật, phát tâm bồ đề hưởng pháp lạc.
  16. Đời khác của Dạ thần (là trưởng giả Diệu Huệ Quang Minh nhờ thần mách bảo, đến nơi Phật Diệu Nhãn, học pháp đạt tam muội).
  17. Oai lực của định (luôn được gặp Phật, nghe pháp, đạt pháp giải thoát, đoạn trừ ngu tối của chúng sanh, đi khắp các cõi Phật. Vào một kiếp khác, được gặp Phật nghe pháp, đạt trí điều phục chúng sanh trong ba đời và đạt giải thoát trên).

Đó là thời gian phát tâm, biểu hiện tâm bi sâu xa. Địa thứ một chuyên tu thí Ba-la-mật, vào đời nuôi lớn tâm bi. 1, hành Văn xuôi và 10 hàng kệ từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Thiện Tài khen ngợi đức của Dạ thần.
  4. Thiện Tài đảnh lễ.
  5. Từ tạ ra đi (tiền thân Dạ thần là hoàng hậu phát tâm tu học như trước).

Đạo tràng Bồ đề: vào đời bằng tâm bi trong thể bồ đề. Vì thể tánh của sự giác ngộ và thể bồ đề là một, nhân quả hòa hợp. Thiện Tài khen: nhiều kiếp ở cõi ác, giờ gặp Thiện tri thức, vui vẻ lãnh thọ, diệt trừ phiền não: vào đời độ sanh không mỏi mệt, thành tựu hạnh từ bi, hiển hiện đạo xuất thế. Nhiều kiếp là đối với thế tục, về chơn như thì một nhiều dung hợp. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến nơi cầu pháp.
  3. Dạ thần thuyết pháp.
  4. Tên pháp.
  5. Pháp tu.

Giải thoát bồ đề tịch tịnh: giới Ba-la-mật, thể của giới là pháp thân, cũng là thể của thiền. Trí rộng lớn, đi khắp mọi nơi, hành từ bi. Vì trong pháp giới đầy đủ hạnh Bồ-tát. Đó là pháp lạc bồ đề trong sanh tử. Dạ thần Phổ đức Tịnh Quang: trí bi rộng lớn, chiếu soi đêm dài sanh tử: tịnh quang. Từ bi độ sanh: Đức. Trí độ sanh rộng lớn: thần. Thiền Thông đạt kiên cố không vọng niệm, cứu hộ tất cả chúng sanh: độ sang bằng pháp thân, trí căn bản, thành tựu tâm bi, không đắm nhiễm thế gian. Đoạn vọng nghiệp, độ thoát chúng sanh, vui tu thiền thứ hai. Đoạn vọng nghiệp: đoạn tâm bi thiên lệch; vui vẻ: niềm vui độ sanh của thiền thứ hai. Suy xét tự tánh thoát khỏi sanh tử, tu thiền thứ ba: chúng sanh đả tánh bồ đề. (Về sự thật, thiền thứ ba đoạn trừ khổ não của chúng sanh). Tu thiền thứ bốn: Bồ-tát nhứt thừa, phát tâm bồ đề, nương trí căn bản, tu hạnh đại bi, Vào đời, hiểu rõ tánh giác như Phật của chúng sanh. Vì thế luôn dùng trí sáng chiếu soi đêm dài tăm tối, cứu độ chúng sanh. Khác với ba thừa. Vì ba thừa chỉ riêng cầu pháp lạc thanh tịnh. Địa ly cấu thứ hai chuyên tu giới Ba-la-mật, đoạn chướng ngại, tự tại vào đời hành hạnh từ bi bằng tâm bồ đề. 2, hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Thiện tri thức nói kệ.
  4. Thiện Tài đảnh lễ.
  5. Từ tạ ra đi.

Cách đây không xa: bồ đề là hạnh nhẫn. Bên phải đạo tràng Bồ đề: bên phải là trí, bên trái là bi, từ bồ đề hành hạnh nhẫn bi. Nếu không có nhẫn thì không có bi. Dạ thần Hỷ Mục, quan sát chúng sanh: quán chiếu. Ở vị trước, bồ đề là thể của giới, thanh tịnh tâm dục của ba cõi. Cõi dục, tâm tán loạn; hai cõi trên, thích thiền tịch. Địa thứ chín tu tập tám thiền nhưng không đắm nhiễm. Vào cõi dục nhưng không nhiễm tánh dục: dạ thiên. Trí hợp chơn như: thần. Vào ba cõi, tự tại độ sanh: thiên. Vị này thanh tịnh dục vọng ba cõi, hiểu rõ tướng giống khác (năm vị tu tập như trước. Tất cả những pháp trên là để kẻ tu học noi theo).

Đoạn từ Thiện Tài đến giải thoát Phổ Hỷ tràng có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Thiện Tài định đến chỗ thiện tri thức.
  3. Dạ thần ủng hộ để Thiện Tài được gần gũi cầu học.
  4. Nhờ sự gia hộ, Thiện Tài hiểu rõ lợi ích gần gũi thiên tri thức.
  5. Thiện Tài đến nơi ở quán sát việc làm của thiện tri thức.

Phần Thiện Tài gặp Dạ thần ngồi tòa sen có 11 ý:

  1. (4, hàng) quán sát cảnh giới độ sanh của Hỷ Mục.
  2. (3, hàng) độ sanh bằng mười Ba-la-mật.
  3. (17, hàng) dạ thần hóa thân độ sanh.
  4. ( hàng) mười phương vang tiếng khen ngợi hạnh tu học của Dạ thần.
  5. (6, hàng) hạnh độ sanh và phụng sự Phật của Dạ thần.
  6. (, hàng) thấy sự hóa độ của dạ thần, Thiện Tài đạt pháp giải thoát.
  7. (1, hàng) Thiện Tài nói kệ khen ngợi công đức của Dạ thần.
  8. Ý kệ.
  9. (3 hàng) Thời gian đạt pháp của Dạ thần.
  10. (16 hàng) Dạ thần trả lời.
  11. (6 hàng) việc phụng sự Phật của Dạ thần; ( các đức Phật đều biểu hiện sự tu tập mười Ba-la-mật của 11 địa như trước).

Kiếp phạm quang minh: địa thứ ba tu tám thiền đoạn trừ chướng ngại, tự tại vào đời độ sanh. Cõi Liên Hoa Đăng: hạnh thanh tịnh. Trang nghiêm bằng hạnh nhẫn: cực thù diệu. Vô số Phật: nhẫn tóm thâu tất cả hạnh; cúng dường vô số Phật: nhẫn là pháp tôn quý. Phật Bảo Tu di: hạnh khiêm nhưỡng nhẫn nhục là hạnh thù thắng. Đức Phật này là thể, các đức Phật khác là dụng (vô số đức Phật kết hợp với Ba-la-mật của các vị như trước). Chuyển luân vương Thập phương chủ năng Thiệu Long Phật chủng chính là Văn Thù Sư lợi. Dạ thần chính là hóa thân của Phổ Hiền. Công chúa được Dạ thần hóa độ chính là thần Hỷ Mục này. Đó là trí sai biệt phát khởi từ trí căn bản, là hạnh từ bi vượt ngoài kiếp số. Giải thoát Đại thế lực Phổ Hỷ Tràng: địa thứ ba tự tại tu tập bốn thiền tám tịnh của hai cõi trên, vào đời hành hạnh bi nhẫn, chúng sanh luôn được vui vẻ. Mượn kiếp số để trả lời thời gian phát tâm là biểu hiện tánh rộng lớn của hạnh nhẫn, trí dung nhiếp không trước sau. Điều kiện tu thiền Ba-la-mật: 37 phẩm trợ đạo, thí, giới, nẫhn, tinh tấn, tứ niệm xứ, năm cách điều phục tâm, 1 việc, chánh giáo, mười Bala-mật, bốn nhiếp giáo, bốn tâm rộng lớn. Địa thứ ba chuyên tu nhẫn Ba-la-mật đối trị hai chướng phân biệt nhiễm tịnh, giảm nghiệp chướng của chúng sanh, không ghét bỏ chúng. 1 hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Khuyên cầu học.
  5. Từ tạ ra đi.

Dạ thần ở trong đạo tràng này: viên mãn bi trí bồ đề.

Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài… có 14 ý:

  1. (6, hàng) suy xét pháp tiến tu.
  2. ( 4hàng) Dạ thần Phổ Chiếu phóng ánh sáng.
  3. (39 hàng) nhờ ánh sáng Thiện Tài hiểu rõ pháp môn, thấy việc độ sanh của Dạ thần.
  4. ( hàng) Thiện Tài nói Kệ khen ngợi.
  5. Nhắc lại pháp trên.
  6. (3 hàng) Thiện Tài hỏi nhân tu.
  7. (9, hàng) biết pháp sâu xa, Dạ thần nương oai lực của Phật thuyết giảng.
  8. (97 hàng) cảnh giới trang nghiêm.
  9. (, hàng) nhờ đức Phổ Hiền mách bảo, vua và hoàng tộc đến chỗ Phật, nói Kệ khen ngợi Phật.
  10. (32, hàng) nhờ công đức cúng dường, công chúa phát tâm bồ đề.
  11. (16, hàng) nhân tu.
  12. Sự cúng dường.
  13. (10, hàng) sự tu tập đạt pháp, trí hạnh rộng lớn.
  14. Đức thăng tiến;.

Cách vô số kiếp về trước, vào kiếp Viên mãn thanh tịnh: thể sáng soi của trí viên mãn. Cõi Tỳ-lô-giá-na oai đức: sự tự tại trước mọi pháp, sự rộng lớn của hạnh tinh tấn. Vô số Phật xuất hiện: quả của trí sai biệt, Bảo đăng hoa tràng: tu trí sai biệt. Trăm vạn na do tha cõi nước: quả của trí nhứt thiết. Bảo hoa đăng: công dụng của trí sai biệt. Vua Tỳ-lôgiá-na Diệu Bảo Liên Hoa Kế sanh ra từ hoa sen: trí sai biệt có từ sự không sang không nhiễm. 32 tướng: quả của trí. Đủ bảy báu: bảy phần bồ đề. Vua cai trị bốn phương: bốn trí rộng lớn. Chỉ dạy mọi loài bằng chánh pháp: hạnh của trí, không tà hạnh. Ngàn người con: đủ mọi hạnh. Hoàng hậu công chúa: hạnh từ bi. Công chúa Phổ Trí Diêm Diệu Đức Nhãn: hạnh dung hợp của bi trí, tịnh uế, trí ngu, Thánh phàm. Ao nước thơm Bảo Hoa quang minh: năm phần hương. Hoa sen Phổ hiện tam thế nhứt thiết Như Lai trang nghiêm cảnh giới Vân: mười Ba-la-mật trong pháp giới hiển hiện vô số cõi Phật. Vô số Phật xuất hiện: các đức Phật ra đời từ mười Ba-la-mật, pháp thân. Hoa sen 10 lần phóng ánh sáng: thứ tự lợi sanh 10 ngàn năm trước, hoa sen phóng ánh sáng thần thông độ sanh của Phật, chúng sanh nào thấy ánh sáng này, tự hiểu rõ pháp: trí Ba-la-mật. 10 ngàn năm sau đức Phật ra đời: tất cả đều từ bi trí. Chín ngàn năm trước phóng ánh sáng nhứt thiết chúng ly cấu đăng: giới Ba-la-mật. Chín ngàn năm sau Phật ra đời: tu trí Ba-la-mật. Tám ngàn năm trước phóng ánh sáng nhứt thiết chúng sang nghiệp quả âm, chúng sanh nào thấy ánh sáng này sẽ biết được nghiệp quả: nhẫn Ba-la-mật. (Cứ thế tuần tự đến 7,6,…) cúng dường vô số Phật, viên mãn hạnh trí, tâm hạnh,sự hiểu biết như Phật, cõi nước mười phương là Phật.1mười đức Phật trong phần kệ: nhân quả của mười địa, địa mười một. Phật Trí Diêm: địa hoan hỷ chuyên tu thí Ba-la-mật. Phật Hư Không Xứ: địa ly cấu chuyên tu giới Ba-la-mật. Phật Quang tràng: hạnh nhẫn của địa thứ ba. Vị sự dung hợp của trí Phật nên mọi pháp đều là Phật. Nếu thấy khác sẽ là tà kiến. Chuyển luân Vương Tỳ-lô-giá-na tạng Diệu Bảo Liên Hoa Kế chính là Bồ-tát Di lặc: viên mãn trí Phật, hạnh Bồ-tát. Hoàng hậu xinh đẹp: trí làm vui chúng sanh. Địa năm vui với pháp lạc thiền định. Thiện nam tử! vào kiếp Đại quang, 00 Phật xuất hiện ở cõi Bảo luân trang nghiêm, ta phụng sự cúng dường Phật: sự dung hợp của mười Ba-la-mật. Hóa hiện vô số thân: hạnh tùy vị của quả Phật. Kiếp sau cùng, Bồ-tát là kỹ nữ: pháp lạc Quả Phật, hạnh Bồ-tát ngay tự thân, không có chơn như ngoài thân. Hiểu quả hạnh là tương hợp với Phật. Phật ngoài thân chỉ là sự hóa hiện. Đó là sự dung nhiếp của mười Bala-mật. Địa bốn chuyên tu tinh tấn b ala mật, đối trị bệnh lười độ sanh, siêng năng giáo hóa chúng sanh. , hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có sáu ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Số đệ tử.
  5. Khuyên Thiền Tài cầu học.
  6. Lễ tạ ra đi.

Cách đây không xa: sự thăng tiến, mọi pháp đều từ thể bồ đề, tinh tấn. Dạ thần Tịnh Tịnh Âm Hải: tịch dụng tự tại. Tịch tịnh: định; Âm Hải: dụng. Thiền định phát sanh trí huệ, công dụng rộng lớn. Tòa sen ma ni tràng trang nghiêm: thể định thanh tịnh. Trăm vạn A-tăng-kỳ thần vây quanh: thể dụng rộng lớn của định. Đoạn pháp môn của địa năm có 10 ý:

  1. (2, hàng) suy xét pháp tiến tu.
  2. ( 4 hàng) Thiện Tài thỉnh pháp.
  3. (2, hàng) Dạ thần thuyết pháp.
  4. (6 hàng) phương tiện và hạnh nghiệp của Bồ-tát.
  5. (17, hàng) cảnh giới của pháp.
  6. (32 hàng) pháp tu.
  7. (3 hàng) hạnh tu.
  8. (16 hàng) cách tu.
  9. (4, hàng) thời gian phát tâm.
  10. ( 4hàng) sự tu tập phụng sự Phật.

(Trong thể định, thời gian không thay đổi); Giải thoát trang nghiêm: độ sanh bằng pháp thiền. Tịch tịnh Âm Hải: lý tánh vô vi: tịch tịnh; lời lẽ hợp căn tánh chúng sanh: Âm hải. Âm thinh là công dụng của thể định. hàng từ như Thiện Tài đến cõi Ta bà: Dạ thần nêu việc cúng dường phụng sự Phật, nghe pháp của mình để trả lời thời gian phát tam. Tu hạnh mười địa, sanh vào cõi ta bà, gặp ba đức Phật. Về sau gặp Phật Tỳ-lô-giá-na, đạt giải thoát của mười địa và địa mười một, đạt trí thông hiểu ba đời, gặp ba đời Phật, cúng dường phụng sự: thể rộng lớn của thiền. Cúng dường vô số Phật: trí rộng lớn: dung nhiếp một nhiều, không trong ngoài, chúng sanh và Phật là một. Cõi nhứt thiết tịnh quang bảo: thể của thiền thứ năm bao hàm các vị. Thế giới chủng tên Nhứt thiết Như Lai nguyệt quang minh âm: mười tâm không thể hoại của địa hoan hỷ. Trí bi là chủng, nương nguyện thù thắng của Phật phát tâm. Cõi Thanh tịnh quang trang nghiêm từ thiền định đạt trí Kim cang. Thể của thiền là nhứt thiết hương kim cang ma ni: năm phần hương. Lầu gác: trí đan xen vô cùng của mười địa xung quanh trang trí bằng các vật quí: tu bi nguyện. Nhứt thiết anh lạc hải: tu tập các hạnh. Mây cung điện quí che mất: trí bi không tánh, rộng lớn, che chở chúng sanh. Tịnh uế tạp cư: trong pháp giới, thể bi trí của cõi Phật và cõi chúng sanh là một. Về quá khứ vào kiếp Phổ Quang tràng: trí sáng. Nước Phổ Mãn Diệu Tạng: chúng sanh đủ trí sáng. Đạo tràng Nhứt thiết Bảo tạng diệu nguyệt quang minh: thiền thanh tịnh là đạo tràng của địa năm, từ đó hiển hiện trí huệ. Phật Bất thoái chuyẩn Pháp giới âm: đạt pháp, đối trị hoặc chướng, tự tại thuyết pháp. Thành quả vô thượng bồ đề: đoạn vọng hoặc là bồ đề, không thành hoại. Thọ thần cụ túc, phước đức đăng quang minh tràng: trí vi diệu bồ đề trong lý tánh, từ trí hành bi đạt quả. Vì trí huệ quán sát độ sanh. trí không thể tánh nên không khuynh động, đoạn trừ phiền não chúng sanh. Thủ hộ đao tràng: thể định Kiên cố. (Sự cúng Phật của mười địa như trước). Địa năm chuyên tu thiền Ba-la-mật, đối tự hoặc chướng, tự tại độ sanh. Địa nam đắc: học kỹ thuật thiện xảo của thế gian.