TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 37

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Phần thiện tri thức thuộc vị hồi hướng của Thiện Tài. Từ như các Bồ-tát đến tạ từ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Khuyên Thiện Tài cầu học.
  5. Từ tạ ra đi.

Hạnh vô ngại tự tại độ sanh chính là phương tiện hạnh nguyện của vị hồi hướng. Hòa hợp hương hoa: hạnh dung hòa bi trí sanh tử Niết-bàn, không phân biệt tịnh nhiễm thành năm hương giải thoát của vị hồi hướng. Trưởng giả Thanh liên hoa: tự tại trong sanh tử-Niết-bàn. Nước Quảng đại: phát nguyện rộng lớn, hành vô số hạnh, cứu độ tất cả chúng sanh. Nguyện là gió của hạnh trí thổi tan tất cả vọng niệm, thành tựu thần thông tự tại, đạt vô số tam muội, dẫn dắt chúng sanh-những kẻ chấp tịnh nhiễm, thoát khỏi vọng chấp, sống trong sự tự tại của trí không nương tựa. Thiện tri thức đầu của hồi hướng là trưởng giả Chúc hương, biểu hiện sự dung hợp bi trí sanh tử Niết-bàn (Thanh liên hoa như trước). Đoạn từ bấy giờ đến pháp Điều hòa có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến nơi ở của trưởng gia.
  3. Lạy tạ.
  4. Thỉnh pháp.
  5. Trưởng giả dạy pháp.

Mười nguyện lớn biểu hiện cho hạnh dung hợp bi trí chơn tục của hạnh hồi hướng. Đi về phía nam: tăng tiến. Nước Quảng Đại: từ nguyện phát khởi trí hành vô số hạnh độ sanh. Câu: ta biết cách hòa hợp các hương có hai ý:

  1. Biết hương thế gian.
  2. Biểu hiện cho pháp.

Hương thế gian: tất cả các loại hương: thể chung, hương đốt, hương xoa… là tướng riêng. Nơi xuất pháp: nghiệp chúng sanh. Năm hương thế gian: trong cõi la sát có một, trong cõi trời có bốn. Hương: tánh không nương tựa, phát khởi pháp lành đoạn trừ nghiệp ác như tánh không nương tựa của đại nguyện, phát khởi vô số pháp lành, trí lớn, thuyết pháp bạch tịnh hành vô số hạnh từ bi, độ tất cả chúng sanh, đoạn khổ, phát tâm bồ đề. Nếu không có nguyện lớn thì không phát tâm bồ đề, dù tu pháp giải thoát vẫn là hàng nhị thừa. Hương tượng tạng: do loài rồng đấu nhau. Đốt một hòn hương này sẽ tạo thành đám mây lớn che khắp cung vua. Sau bảy ngày thành mưa phùn, mưa thấm vào thân, thân ánh lên. Tất cả hạnh nhẫn nhục từ bi trí định của vị hồi hướng đều là pháp thanh tịnh tự tại trong pháp giới. Nếu có gió thổi vào cung, ai ngửi được hương này bảy ngày đêm thoát khỏi khổ nạn, không lo sợ giận hờn, phát tâm từ, chí ý thanh tịnh, truyền nhau tin lành, phát nguyện tu bảy phần giác… biết thế ta thuyết pháp: khuyên chúng sanh phát tâm bồ đề, phát nguyện lớn, tâm thành kính kiên cố, học 37 phẩm trợ đạo đạt đạo chơn thật. Núi Ma la da: thuộc nước Ma lợi già da phía nam Thiên Trúc. Núi này có nhiều cây hương chiên đàn. Người xoa hương này, dù vào lửa vẫn không bị cháy. Cũng thế, nhờ nguyện lực, thành tựu giới thể pháp thân không tánh, vào hầm lửa sanh tử, lửa tham sân ái không thể thiêu đốt. Hương Vô năng thắng trong biển: nếu dùng hương này xoa vào trống trận thì ân thinh phát ra ghê sợ, kẻ địch tự rút lui. Cũng thế, hạnh này thành tựu nhẫn nhục vào sanh tử độ thoát chúng sanh. Với tâm nhẫn nhục, Bồ-tát nghe tất cả tiếng tốt xấu. Hương Liên Hoa Tạng trong dòng trầm thủy thuộc ao A nậu. Mỗi hòn hương này lớn bằng nốt rỗ, đốt một hòn hương này, mùi xông khắp cõi Diêm phù, chúng sanh ngửi được đoạn trừ độc ác, thành tựu giới thanh tịnh: thông đạt nghiệp ba cõi, sanh trong nhà Phật, thanh tịnh, dùng bốn nguyện lớn vào sông sanh tử độ chúng sanh nhưng không đắm nhiễm. Hương A lư na ở núi tuyết, (hương màu đỏ) dùng để nhuộm. Chúng sanh ngửi được hương này đoạn tâm tham đắm: thiền Ba-la-mật vào sanh tử, dạy chúng sanh đoạn tham, đạt thanh tịnh. Hương Hải tạng trong cõi la sát: (vật dùng của luân vương). Nếu đốt một hòn hương này, vua và bốn binh ngửi được đều bay lên hư không: vào sanh tử bằng trí ba không, dùng trí Bátnhã, đốt hương trí huệ, hòa hợp bi trí ( Hồi hương là hạnh chugn của sáu vị ). 10 hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Phương hướng.
  3. Nơi ở.
  4. Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Thành lâu các: hạnh dung hòa các tướng chung riêng giống khác của vị hồi hướng. Thuyền Sư Ba Thi la (tự tại): tự tại trong sanh tử. vị này vào sanh tử hành đại bi, thành tựu giới thể. Phần từ bấy giờ Thiện Tài đến nhớ rõ có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến thành lâu các.
  3. Thấy thuyền sư trên bờ biển.
  4. Kính lễ cầu pháp.
  5. Thuyền sư dạy pháp.

Thuyền sư ở trên bờ biển với trăm ngàn thương nhơn, dắt dẫn thương nhơn vào biển tìm báu vật. Biển thật nguy hiểm, nếu không phải là bậc trí thì không biết hết được. Thiện tri thức đạt pháp chơn như thoát khổ đau, nhờ hạnh nguyện vào sanh tử độ sanh. Trăm ngàn thương nhơn: vô số chúng sanh: hạnh rộng lớn. Bồ-tát hành hạnh đại thừa, không sợ sanh tử. Nhứt thiết châu: đạt nhứt thiết trí; Nhứt thiết bảo xứ: biết căn lành của chúng sanh. Nhứt thiết bảo loại: biết hạnh của tất cả cúng sanh. Nhứt thiết bảo chủng: biết căn tánh lớn nhỏ. Nhứt thiết bảo khí: biết khả năng của chúng sanh (truyền dạy giáo pháp). Nhứt thiết bảo dụng: truyền pháp hợp khả năng. Nhứt thiết bảo quang minh: trí huệ của ba thừa một thừa. Tịnh nhứt thiết bảo: dùng 37 phẩm trợ đạo, mười Ba-la-mật… làm phương tiện độ sanh. Toàn nhứt thiết bảo: chỉ, quán. Xuất nhứt thiết bảo: biết khả năgn truyền pháp để chúng sanh hiển hiện trí lớn. Tác nhứt thiết bảo: tử trí vô tướng phát khởi trí sai biệt, phát nguyện hành từ bi độ sanh . Nhứt thiết long cung nạn xứ: Bồ-tát cõi tịnh như rồng, đạt một phần thần túc thông. Dạ xoa tượng trưng cho Thanh Văn, đoạn ba độc, đạt thần thông. La sát tượng trưng cho Duyên giác, ở trong Niết-bàn đoạn vô minh và trí Phật. Bồ-tát dùng nguyện lực vào tất cả cõi nước hiểu rõ 12 duyên, tự tại trong pháp giới. Sông sâu cạn: nghiệp ái. Sóng: vọng tình. Nước trong đục: tâm thiện ác. Trời, trăng, sao, dài, ngắn..biết các pháp thế gian. Chuyển hạnh tu tập của 3 thừa vào sanh tự độ sanh (năm vị tu tập như trước). 10 hành từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Phương hướng.
  3. Thành.
  4. Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Thành khả lạc: trưởng giả thông hiểu mọi pháp thế gian, thuyết giảng pháp xuất thế, chúng sanh được an vui. Trưởng giả vô thượng thắng: trong các hạnh, nhẫn là hạnh hơn hết, tài đức hơn người. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến lực thần thông không tạo tác có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến thành khả lạc.
  3. Trưởng giả ở trong rừng vô ưu phía đông thành trăm ngàn thương nhơn vây quanh.
  4. Đảnh lễ.
  5. Cầu pháp.

Đến thành gặp trưởng giả vô thượng thắng: thăng tiến nhập vị. Trưởng giả ở phía đông thành: không an trụ pháp lạc, dùng trí độ sanh. (Phật: giác như trước). Rừng vô ưu: nhẫn Ba-la-mật, thành tựu hạnh hẫn, không lo buồn, hành mọi hạnh. Rừng: hạnh độ sanh rộng lớn của trưởng giả, chúng sanh được độ thoát, không lo buồn, trăm ngàn nhơn vây quanh: chúng được độ thoát, biến ngu thành trí, chuyển trí thành ngu, thiện thành ác, ác thành thiện: thương nhơn; luôn ở trong sanh tử, độ thoát chúng sanh bằng đức từ bi: cư sĩ. Thấy trưởng giả thuyết pháp cho đại chúng, Thiện Tài cúi lạy: mười hồi hướng chuyển chơn vào tục, từ bi nhẫn nhục như đất. Tự xưng tên: cầu pháp sâu xa, hiểu rõ ngã, vô ngã, thành tựu hạnh nhẫn. Trưởng giả dạy pháp: hạnh độ sanh rộng lớn của các đức Phật và Bồ-tát. Ba thiện tri thức đầu của vị hồi hướng đều là cư sĩ hiển hiện cho hạnh chuyển chơn vào tục của vị hồi hướng. Hồi hướng này chuyên tu nhẫn Ba-la-mật. 10, hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Cõi nước.
  3. Thành.
  4. Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Thành Ca lăng lâm: (Tương đấu tránh) Tỳ kheo này thoát khỏi ràng buộc của ba cõi, sanh trong nhà Như Lai, chuyển chơn vào tục, thành tựu lòng từ không đắm nhiễm. Song trong hạnh hồi hướng không có tánh nam nữ. Ở đây là biểu pháp. Về thật tánh, Tỳ kheo ni là pháp của hồi hướng này, dung hợp chơn tục đúng sai tịnh nhiễm, thành tựu pháp trí pháp tánh, vào đời hành từ bi nhưng không đắm nhiễm, đoạn trừ phân biệt chơn tục tốt xấu. Hành hạnh tinh tấn. Đấu tránh lâm: hạnh độ sanh rộng lớn là rừng. Nước Thâu na (dũng mãnh): tinh tấn, hạnh tinh tấn Ba-la-mật của hồi hướng này. Tỳ kheo ni tên Sư Tử Tần Thân: từ bi vui vẻ, đi khắp mười phương giáo hóa chúng sanh, không mệt chán. Như người đang vui vẻ thoải mái. Tuy vào đời đoạn trừ vọng chấp của chúng sanh nhưng tâm luôn vượt trên thế gian. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát nhứt thiết trí có năm ý:

  1. Đến nước Thâu na.
  2. Tìm Tỳ kheo ni.
  3. Mọi người chỉ nơi ở của Tỳ kheo ni.
  4. Thiện Tài cầu pháp.
  5. Tỳ kheo ni dạy pháp.

Về y báo của Tỳ kheo ni có 13 pháp:

  1. Cây báu.
  2. Ao ước, dòng suối, hoa báu.
  3. Tòa sư tử dưới cây báu.
  4. Mặt đất bằng báu.
  5. Hoa thơm.
  6. Cây cối, chuông, linh vang tiếng nhạc.
  7. Áo trời.
  8. Lầu gác, long báu.
  9. Ánh sáng.
  10. Cung điện.
  11. Quả của hạnh cúng Phật.
  12. Hạnh độ sanh bằng ba nghiệp của Tỳ kheo ni.
  13. Đại chúng vây quanh.

Tất cả đều là hạnh độ sanh rộng lớn của Tỳ kheo ni. (Năm vị tu tập đan xen như trước). Hạnh bố thí của Tỳ kheo ni: trọn vẹn ba pháp trí, từ nhẫn. Tỳ kheo ni xuất gia bỏ sự trang sức: nhẫn; ni: từ bi. Thắng quang vương: trí. Từ nguyện lực, hồi hướng bào đời, hành vô số hạnh độ sanh, dung nhiếp pháp của năm vị, đủ thể dụng của pháp giới. Sư tử tần thân: pháp lạc trong pháp giới. Ba pháp trí từ nhẫn của vị này, đến hồi hướng bảy, tám sẽ được trọn vẹn. Song năm vị đều đủ những hạnh nguyện trên. Cây Ba lợi chất đa: Hương biến. Lá cành hoa của cây này đều tỏa mùi thơm ngào ngạt, xông đến cõi Đao lợi: hạnh rộng lớn. Áo ca lân: áo bông. Bà lâu na thiên: thủy thiên, mười pháp Bát-nhã… là pháp mà tyỳ kheo ni thuyết giảng. Vườn Nhựt quang: nhẫn trí từ là thể tánh của vườn. Thiện Tài chắp tay đứng thẳng cầu pháp đi quanh bên phải, không lạy. Cây là quả của hạnh: trọn vẹn ba pháp nhẫn trí từ. Đi quanh: thể hội ba hạnh nhẫn trí từ. Tỷ kheo ni dạy pháp thành tựu nhứt thiết trí: trí sai biệt, nhẫn và từ trong trí căn bản. Từ ba pháp này độ thoát tất cả chúng sanh. Đại chúng đều đạt thần thông là trí kim cang của mười địa. Thiện Tài hỏi về cảnh giới của pháp này: từ trí sáng đạt vô số tam muội và ý sanh thân. Nghĩa là từ trí căn bản khởi từ, nhẫn, trí sai biệt hành vô số hạn, tự tại vô ngại hợp với cảnh giới của pháp giới. Và đó là hai Bồ-tát Quan Âm, chánh thú, là trí bi không dụng công. 12 hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi. Nước Hiểm Nạn: chuyên tu thiền Ba-la-mật, thân tướng đoan nghiêm, biến khắp pháp giới, từ thân hiện vô số cõin nước thiện ác, tất cả đều thuộc thiền pháp giới, hành vô số hạnh, độ thoát vô số chúng sanh. Chúng sanh thấy hạnh nhiễm ô: khó tin. Thành Bảo Trang nghiêm: thấy nghe mà không tin là Hiểm nạn. Nếu tin tưởng liễu ngộ tâm cảnh đều không, hợp chơn tánh, đoạn trừ hoặc chúng sanh tử, đạt thần thông. Nhị thừa và Bồ-tát quyền giáo tuy thoát khỏi sự ràng buộc nhưng chưa chuyển thiền thanh tịnh không đắm nhiễm vào thế gian, làm mọi việc thế gian, tạo lợi ích cho chúng sanh, dù hiện những hạnh nhiễm ô nhưng tâm không đắm nhiễm. Vì thế tuy là nữ thân nhưng trong thân thể không có nam nữ. Thể tánh của từ bi lý trí chơn như như người nữ, không phải là nam nữ của thế gian. Người phân biệt nam nữ thì không hiểu được pháp môn này. Đó là hạnh từ bi xuất phát từ trí vi diệu của Bồ-tát. Bồ-tát vào đời tùy căn tánh của chúng sanh hiện sắc thân độ thoát. Nhờ đức ấy, Bồ-tát không chứng nhập chơn như, không bị thế tục ràng buộc. Pháp vốn cùng khắp, có gì là đúng sai? Việc này vượt trên sự hiểu biết của thế gian. Nếu không có trí hợp nguồn chơn và hạnh rộng lớn như pháp giới, chỉ có trí hiểu biết của thế tục thì không hiểu được. Bà Tu mặt: thế hữu, thiên hữu là thầy bạn của trời người. Những hạnh như dùng ngọc báu đổi tiền, bán thân lấy tiền đều là những hạnh người đời không thể tin hiểu là hạnh cao cả. Hạnh đó tuy nhiễm nhưng không nhiễm, chỉ có trí Phổ Hiền mới hiểu được.

Đoạn từ bấy giờ đến giải thoát lìa tham dục có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến thành Bảo trang ngiêm nước Hiểm nạn.
  3. Tìm thiện tri thức.
  4. Gặp Thiện tri thức ở ngôi nhà phía bắc thành.
  5. Lễ tạ ra đi.

Thiện tri thức ở ngôi nhà phía bắc thành: sanh tử phiền não là thành phố. Phương bắc thuộc quẻ khảm, màu đen, ngu si: Bồ-tát ở trong nơi ngu si tham ái, làm mọi việc như thế gian để độ thoát chúng sanh. Biển sanh sư tử của chúng sanh là nhà của Bồ-tát. Với lòng từ, Bồ-tát vào sanh tử hóa độ chúng sanh thành tựu hạnh Phổ Hiền, đầy đủ vô số công dức. Nhà của trang nghiêm mà Thiện Tài thấy là y báo của thiện tri thức. Thiện tri thức dạy pháp giải thoát lìa tham dục: tùy sự ham muốn của chúng sanh hiện thân độ thoát. Chúng sanh nào thấy ta sẽ lìa tham dục, đạt định hoan hỷ của Bồ-tát: từ định phát sanh trí huệ hiểu rõ âm thanh không thể tánh. Chúng sanh được nắm tay ta là lìa tham dục, đạt định đi khắp cõi Phật: dắt dẫn chúng sanh. Thăng tòa: trí vô tướng; nhìn ta: quán chiếu; tần thân: pháp lạc. Mục thuấn: thấy thật đế, nhập cảnh trí Phật. Ôm ta: nhiếp phục chúng sanh. Hôn ta: lãnh thọ giáo pháp. Nếu chúng sanh gần gũi ta sẽ lìa tham dục, đạt nhứt thiết trí: những người gần gũi đều thích lợi ích. Nhị thừa và Bồ-tát chỉ cầu thoát khổ, không đủ tâm bi. Ở đây, Bồ-tát chỉ cầu thoát khổ, không đủ tâm bi. Ở đây, Bồ-tát tuy sống trong pháp nhiễm tịnh nhưng hiểu rõ thể tánh khôn nương tựa, viên mãn trí sáng, tự tại độ sanh không trói buộc cũng không thoát khỏi. (Đó là trí bi tự tại rộng lớn như trước.) Thiện Tài hỏi hạnh tu, Thiện tri thức kể lại nhân xưa. Ngày xưa, khi đức Phật Cao Hạnh xuất thế, ta là vợ của một trưởng giả, ta thường bố thí bạc tiền. Sau đó, nhờ Văn Thù sư lợi khuyên phát tâm bồ đề. Vì thế, ta đạt giải thoát này. Bố thí tiền bạc: không tham. Văn thù khuyên phát tâm: không dục. Tiền tuy không nhiều nhưng tâm bố thí thật quí. Đó là thiền Ba-la-mật của hồi hướng này. Sáu hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Cõi nước.
  3. Nơi ở.
  4. Hạnh của thiện tri thức.
  5. Từ tạ ra đi.

Thành Thiện Độ: khả năng độ thoát chúng sanh. Cư sĩ Bính sắc: pháp chi la, Bao nhiếp: trí đạt lớn thông mọi pháp. Nếu nói đủ là Tất hằng lủ duệ: Từ thị, trí xuất thế, vào đời hành bi tạo lợi ích cho chúng san. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát có năm ý:

  1. Đến thành Thiện Độ.
  2. Đến nhà cư sĩ, lễ kính.
  3. Thành kính cầu pháp.
  4. Thiện tri thức dạy pháp.
  5. Pháp hiện hành.

Cúng dường tòa chiên đàn nơi tháp Phật: đạt tam muội Phật chủng vô tận tạng: tâm phân biệt của chúng sanh là trí Phật (hạnh độ sanh của hồi hướng) Tòa chiên đàn trong pháp nhưng không có hình tượng: trí hiểu pháp khônh hình tướng. Cúng tà nơi tháp Phậthiện tại: trí đạt vô tướng , không phân biệt quá khứ hiện tại, vị lai. Trí huệ của các đức Phật và chúng sanh là một. Thiện tri thức dạy pháp này để chúng sanh hiểu và hướng nhập trí Phật. Cư sĩ Bính sắc: trí thổ của Phật và chúng sanh là một, không sanh diệt. Thiện tai hỏi về cảnh giới của tam muội, cư sĩ dạy: nhập định này thấy vô số Phật. Phật và chúanh san vốn là thổ tướng không sanh diệt. Cúng tà chiên đàn: dạy chúng sanh đạt trí huệ tánh tướng thân tâm không sanh diệt. 1 hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Phương hướng.
  3. Nơi ở.
  4. Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Núi Bổ hằng lạc ca: núi cây tiểu bạch hoa vì núi này có nhiều cây bạch hoa, hoa rất thơm, hương thoảng xa Bồ-tát tu hành từ bi khâm hạ. Hoa: hành muôn hạnh, hạnh độ sanh rộng lớn. Thiện tri thức tên Quán Tự Tại: Quan Thế âm: dùng ánh sáng từ bi chiếu soi thế gian, cứu khổ chúng sanh. Chúng sanh cầu cứu, Bồ-tát mới ứng hiện cứu độ: chuyển tâm chấp pháp lành để công đức ngày càng kiên cố. Bồ-tát Quán Tự Tại có từ bi sao phải dùng ánh sáng từ bi? Tên của các Bồ-tát biểu hiện cho hạnh nguyện; hạnh của Bồ-tát biểu hiện cho quả vị. Tuy các Bồ-tát đều đủ các trí bi nhưng nêu riêng trí bi để biểu hiện đức thăng tiến. Ở đây, vị hồi hướng này vào đời độ sanh bằng từ bi nên là Quan thế âm (Quan thế âm như trước). Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến từ bi có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến núi Bổ Hằng lạc ca tìm thiện tri thức.
  3. Thấy thiện tri thức an tọa nơi bảo tòa kim cang.
  4. Thiện Tài vui mừng, Bồ-tát khen ngợi Thiện Tài.
  5. Thiện Tài cầu pháp, Bồ-tát thuyết pháp.

Nham cốc: nơi hiểm ác; suối chảy quanh: từ bi rộng lớn. Cây cối um tùm: che chở. Cây cỏ thơm ngát: thuyết pháp, vui lòng chúng sanh. Hữu tuyền bố địa: chúng sanh thuận tùng. Bồ-tát Quan Thế âm ngồi tòa kim cang: hạnh từ bi xuất phát từ trí kim cang kiên cố. Kiết già phu tọa: bi trí đan xen. Vô số Bồ-tát ngồi bảo tòa: hạnh từ bi sâu rộng. Thiện

Tài định thần quan sát: chuyên tâm kính phháp quí người.Thiện Tài đến nơi, Quan Thế âm bảo: lành thay, hãy đến đây: Bồ-tát khen ngợi đức trí của Thiện Tài, lòng từ bi sâu xa kiên cố. Thiện Tài đảnh lễ cầu pháp, Quan Thế âm dạy pháp giải thoát từ bi: Bồ-tát trọn vẹn trí vào đời độ sanh. Hồi hướng này chuyên tu phương tiện Ba-la-mật. 1, hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Khen ngợi đức của Thiện Tài.
  5. Khuyên Thiện Tài cầu học.

Vì sao ở đây không có ý từ tạ ra đi? Vì Bồ-tát Quan âm gặp Bồ-tát Chánh Thú, trí bi viên mãn. Nghĩa là trọn vẹn từ bi, trí sáng tự hiện, trí bi cùng một thể tánh. Phương đông có Bồ-tát tên Chánh Thú: trí chơn tánh. Từ hư không đi đến: thể trí không nương tựa, không hình tướng, đủ thần thông, từ thể chơn không khởi thân huyễn hóa độ chúng sanh, tích tắc hiện khắp mười phương nhưng không đến đi (nghĩa bốn phương biểu pháp như trước). Bồ-tát Chánh Thú dùng ngón chân ấn vào mặt đất, sáu tướng chấn động: trí đoạn trừ mê hoặc vọng chấp. Trang nghiêm báu vật: đoạn vọng chấp, cảnh huyễn cũng không còn. Ánh sáng của Bồtát che khuất ánh sáng trời rồng tám bộ, chiếu đến địa ngục súc sanh. Công đức có từ tâm sanh diệt nên cũng thuộc sanh diệt, còn chấp mình người. Ánh sáng của nghiệp vô lậu không phân biệt mình người, pháp tánh thanh tịnh, đủ bi trí, thế gian không thể biết được, không bi chướng.

Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát tốc tật hành có năm ý:

  1. Vâng lời dạy, Thiện Tài đến nơi Bồ-tát Chánh Thú.
  2. Đảnh lễ cầu pháp.
  3. Bồ-tát chánh thú dạy pháp.
  4. Thiện Tài hỏi nhân đạt pháp.
  5. Chánh thú trả lời.

Ta học pháp này nơi Phật Phổ Thắng sanh cõi Diệu Tạng phương Đông. (Phương Đông như trước): trí căn bản khởi trí sai biệt, ứng hợp mọi mong cầu của chúng sanh. Tất cả công dụng đều từ trí căn bản. Vô số kiếp: trí căn bản vượt trên kiếp số. Cách vô số cõi nước: tánh rộng lờn cùng khắp của trí căn bản. Từ trí căn bản khởi trí sai biệt hành mọi hạnh. Vị này chuyên tu nguyện Ba-la-mật. Tám hàng kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Phương hướng.
  3. Nơi ở.
  4. Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Thành đạt la bát để: hữu môn. Vị thứ chín thuyết pháp độ sanh. vì sao thiện tri thức của vị này là thiên thần? Trí thanh tịnh vượt khỏi sự trói buộc là thiên. Trí ấy không tạo tác, không nương tựa nhưng ứng hiện cùng khắp là thần. Tất cả sông núi sao trời trăng… trong Kinh đều là thần biến của Bồ-tát, vượt trên sự hiểu biết của quỉ thần thế gian. (Thiên quẻ càn, địa quẻ không… như trước). Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát Vân Vãng có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến thành Hữu môn.
  3. Hỏi nơi ở của Thiên thần.
  4. Đến nơi cầu pháp.
  5. Thiên thần thuyết pháp.

Thiên thần dùng bốn tay lấy nước bốn biển rửa mặt: quí kính người phát tâm. rải hoa vàng cúng Thiện Tài: tôn kính người phát tâm dùng bốn tay lấy nước bốn biển: bốn tâm rộng lớn, bốn nhiếp pháp độ thoát chúng sanh. Rửa mặt: tắm mát chúng sanh bằng nước bi trí. Hoa phân đi lợi: hoa sen trắng trăm cánh xinh đẹp thnah khiết ai cũng thích ngắm. Cũng thế, tâm Bồ-tát đoan chánh thuyết giảng giáo pháp để chúng sanh đưọc giải thoát. Pháp Vân Võng: mây từ bi, mưa chánh pháp cứu độ chúng sanh. Thiện Tài hỏi về cảnh giới của pháp môn này (rõ như trong kinh). Hồi hướng này chuyên tu lực Ba-la-mật. 10 hàng kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở.
  3. Tên.
  4. Khuyên cầu học.
  5. Từ tạ ra đi.

Vì sao không nói đi về phương nam? Vì đây là hạnh chuyển giải thoát vào sanh tử, độ sanh bằng trí bi viên mãn, rộng lớn cùng khắp pháp giới. Địa thần: từ bi viên mãn, đất nuôi lớn vạn vật, cũng thế lòng bi che chở hóa độ chúng sanh thoát khổ sanh tử. Trong đạo tràng Bồ đề: dung hợp năm pháp, địa thần An Trụ này viên mãn năm pháp. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp bất khả hoại trí huệ có năm ý:

  1. Đến nơi ở của thần An trụ.
  2. Trăm vạn địa thần cùng khen ngợi Thiện Tài.
  3. Trăm vạn địa thần phóng ánh sáng chiếu soi trăm vạn cõi nước.
  4. Hiện nghiệp nhân xưa của Thiện Tài.
  5. Pháp của Thiện tri thức.

Trăm vạn địa thần: viên mãn tâm bi, phóng ánh sáng: trọn vẹn bi trí. Vô số cõi nước chấn động: Thiện Tài viên mãn bi trí, đoạn vọng chấp sanh tử Niết-bàn tịnh nhiễm. Địa thần dùng ngón chân ấn vào mặt đất, xuất hiện vô số kho báu: hạnh nguyện của Thiện Tài. Thiện Tài đạt vị này nên có quả báu như thế. Pháp Bất Khả hoại trí huệ tạng: bi có từ trí nên không thể phá hoại được. Tạng: hạnh rộng lớn độ sanh của trí. Không chấp hạnh nguyện: giải thoát. Tất cả hạnh của trí sai biệt đều là hạnh của Bồ-tát, từ trí căn bản là hạnh Phật. “Từ thời Phật Nhiên Đăng đến nay, ta luôn tùy thuận cầu học hạnh Bồ-tát”: từ trí căn bản khởi trí sai biệt học hạnh từ bi. Kinh dạy: lại nữa, thiện nam tử! cách nay vô số kiếp, vào kiếp trang nghiêm, ta đạt pháp nay nơi Phật Diệu Nhãn cõi Nguyệt Tràng, cúng dường vô số Phật: hạnh từ bi rộng lớn, không riêng hưởng pháp lạc. Đó là bi trí mỗi loài, dung nhiếp đanh xen như ảnh tượng hiện trong lưới Đế Thích. Vị này chuyên tu trí Ba-la-mật.