TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 34

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Bảy quyển tiếp theo là phần thiện tri thức của Thiện Tài. Đầu tiên là mười thiện tri thức của mười tru, có năm ý:

1. Phương hướng: Vì sao đi về phương nam? Đây chỉ là mượn phương hướng để biểu hiện pháp. Nghĩa phương nam như trước.

2. Cõi nước của thiện tri thức: Thắng lạc: lý trí rồng lặng, mọi phiền não đều thanh tịnh.

3. Nơi ở của thiện tri thức: núi Diệu Phong. Thiền tịnh không vọng niệm: núi; tâm rỗng lặng, trí hiển hiện: diệu; lý tịch tịnh sáng suốt, đoạn trừ mê hoặc: phong. (Núi thuộc quẻ cấn như trước) mười thiện tri thức: Tỳ kheo Đức Vân… biểu hiện cho sự đạt pháp lạc thanh tịnh của phàm phu. Núi Diệu Phong: từ định phát khởi trí căn bản như Phật, thấy các pháp không tánh, không nương tựa, không tướng, không đầu cuối. Nhờ đó an trụ nơi Phật an trụ, đoạn trừ vọng Kiến, ác nghiệp, sanh trong dòng Thánh, học trí sai biệt, thành tựu công dụng lớn lao của Phổ Hiền, hóa độ vô số chúng sanh, dạy chúng sanh đạt trí căn bản. Hàng phàm phu vào núi tu định phát huệ cũng là người là ở núi Diệu Phong nước Thắng Lạc, thoát cảnh trần tục, an vui tịch tịnh, độ vô số chúng sanh, nhưng không sống trong cõi chúng sanh.

4. Tên thiện tri thức: Đức Vân. Giảng pháp độ thoát chúng sanh, chúng sanh đạt pháp thanh tịnh. Tỳ kheo: diệt tránh, đoạn trừ vọng chấp có không sai đúng, dùng định không suy niệm, không tạo tác đoạn trừ Kiến chấp, chướng đạo, trí huệ hiển hiện. Vì thế mượn núi Diệu Phong để biểu hiện hạnh định của Tỳ kheo. Trí hiển hiện, không chấp định, tịch dụng tự tại, thuyết giảng giáo pháp, độ thoát chúng sanh: Đức Vân. Ở đây, biểu hiện phàm phu có lòng tin, nhờ tu định, vào dòng Thánh, đạt mười tru, sống trong trí vi diệu không hình tướng, từ trí huệ thuyết pháp độ sanh. Tu học như thế, trí căn bản hiển hiện. Tỳ kheo Đức Vân, Văn Thù, Phổ Hiền Phật đều ở nơi mình. (Pháp môn năm vị như trước.

5. Tài năng của thiện tri thức: thuyết giảng hạnh Bồ-tát, thông đạt pháp môn năm vị. Vì thế Thiện Tài hỏi Đức Vân: thế nào là học hạnh Bồ-tát, tu đạo Bồ-tát, nhanh chóng hành trọn vẹn hạnh Phổ Hiền? Đó là trụ sơ phát tâm thứ một. 3 hàng Kinh từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp môn Phổ Kiến có 11 ý:

  1. Vui mừng được nghe tên thiện tri thức.
  2. Đảnh lễ Văn Thù, đi quanh bên phải, từ tạ ra đi.
  3. Đến nơi tìm Tỳ kheo Đức Vân.
  4. Bảy ngày tìm.
  5. Thấy Tỳ kheo Đức Vân đang thiền hành trên núi khác.
  6. Đi quanh ba vòng.
  7. Thỉnh pháp.
  8. Đức Vân khen ngợi Thiện Tài.
  9. Mười hạnh Bồ-tát.
  10. Trao phước đức cho Thiện Tài.
  11. Tỳ kheo dạy pháp Phổ Kiến.

Vui mừng được nghe tên: nghe dạy thế, Thiện Tài hết sức vui mừng. Lạy tạ ra đi: cúi đầu lạy sát chân. Đầu: cao quý, chân: thấp hèn: chuyên tâm. Cung kính đi quanh: tâm kính thuận pháp. Đi về phương nam: tiến tu trí sáng. Đến nơi tìm kiếm: đến núi Diệu Phong nước Thắng Lạc. Tịch tịnh không đắm nhiễm: Thắng Lạc. Thân tâm kiên định: núi. Đó là định. Tìm kiếm: quán. Tâm cảnh rộng lớn như hư không. Bảy ngày tìm kiếm: Bảy phần giác đoạn trừ hôn trầm trạo cử. Chấp định là hôn trầm; buông lung là trạo cử. Tỳ kheo thiền hành ở núi khác: đạt thể tánh lên đến đỉnh núi. Người mới tu định, tâm còn chấp định, dùng bảy phần giác suy đạt thể tánh không định loạn của pháp thân. Từ bộ thiền hành: không sống trong định loạn, dung nhiếp cả định loạn. Dù đạt trí Phật nhưng đến bây giờ mới học hạnh Bồ-tát, thành tựu hạnh Phổ Hiền, không chấp định: từ bộ; tu hạn Bồ-tát: Kinh hành. Người tu đạo, trước phát lòng tin, Kế đến dùng phương tiện tu định, quán sát các pháp bằng bảy phần giác. Nhờ đó tâm cảnh hòa hợp, định loạn dung nhiếp, vọng chấp đoạn trừ, học đạo Bồ-tát, đủ hạnh Bồ-tát, tùy thuận độ sanh nhưng luôn sống trong chơn như. Đi quanh bên phải ba vòng: Kính thuận lĩnh hội giáo pháp. Bên trái: tôn quí; bên phải: thấp hèn. Ba vòng: 1,,7,9 là số dương, 2,,6, là số âm. Dương là sống, âm là chết. Thỉnh thuyết pháp: “Con đã phát tâm vô thượng bồ đề, làm thế nào để học hạnh Bồ-tát, viên mãn hạnh Phổ Hiền?” Tỳ kheo Đức Vân khen ngợi: “Chúng sanh khó phát tâm bồ đề, khó tu hạnh Bồ-tát nhưng Thiện Tài đã phát tâm bồ đề, nay lại xin học hạnh Bồ-tát. Con đã phát tâm bồ đề: phát tâm bồ đề với Văn Thù do biết bồ đề là pháp không tu chứng, chỉ có tu hạnh Bồ-tát mới hiển hiện được tâm bồ đề. Như hư không bị mây che, mây tan mới thấy hư không, không phải tìm hư không. Nghĩa là chỉ có thể tu hạnh Bồ-tát, đoạn trừ vọng chấp, tâm bồ đề vốn không tu chứng giữ bỏ. Với phàm phu, tâm ấy không giảm; với Thánh nhân, tâm ấy không tăng. Vì thế nhờ các pháp chỉ quán, bảy phần giác để hiển hiện tâm bồ đề. Lúc đó hạnh Bồ-tát chính là tâm bồ đề, không có tâm bồ đề riêng biệt. Cũng thế, Bồ-tát vào đời, tu tập mọi hạnh. Hạnh ấy chính là Niết-bàn bồ đề. Vì chúng sanh mê mờ nên Bồ-tát dạy những hạnh nguyện ấy để chúng sanh đạt trí tánh rỗng lặng làm thanh tịnh các nghiệp, đoạn trừ đau khổ. Song, đó cũng giống như người giả độ người giả. Dùng trí quán sát nghiệp, tùy thuận căn tánh, tạo lợi ích cho tất cả, không chấp tâm ý thức, cầu hạnh Bồ-tát. Vì hạnh chính là bồ đề không sanh diệt. Con đã phát tâm bồ đề: tuy chưa nhờ tam muội hiển hiện bồ đề nhưng Thiện Tài đã biết bồ đề vốn không tu chứng. Hạnh Bồ-tát ở đây là dùng phương tiện tam muội để hiển hiện bồ đề và hạnh nguyện là một. Ở đây không có: “Các hành vô thường, là pháp sanh diệt” mà là “Tất cả pháp không sanh, tất cả pháp không diệt, ai thấy biết như vậy, luôn gặp các đức Phật”. Vì thế câu “Gặp vô số Phật ở khắp mọi nơi” chính là đạt được sự thấy biết này. “Các hành vô thường” trong ba thừa là đức Phật giảng cho người chấp các hành là thật, không phải giảng cho chúng sanh thông đạt lý trí, thể dụng dung nhiếp tự tại của pháp giới. Vì vậy, người phát tâm bồ đề nên hiểu rõ pháp quyền thật mới có thể phát tâm rộng lớn. Vì sao không cầu pháp bồ đề với Văn Thù Sư lợi mà phải cầu học với 3 thiện tri thức khác? Vì nhằm biểu hiện sự nhiều ít của việc đoạn trừ tập nhiễm, sự rộng hẹp của việc tu trí sai biệt, sự nhiều ít của tâm bi và hóa độ chúng sanh nên an lập pháp môn của năm vị, cầu học với 3 thiện tri thức. 10 nhân quả, 100 pháp môn đủ tướng thành hoại giống khác chung riêng là tu tập đúng đắn không vướng mắc, không thay đổi. Từ núi Diệu Phong tu tập tam muội hiển hiện thể thanh tịnh, không nương tựa của pháp thân, sự dung nhiếp tự tại của hạnh Bồ-tát và trí Phổ quang minh. Từ đó, dùng trí căn bản tu trí sai biệt, đoạn trừ tập nhiễm, dùng đại nguyện tu tập trí bi, nuôi lớn tâm bi. Đức Vân nêu mười hạnh Bồ-tát: mỗi vị đều đủ mười hạnh, bắt đầu mười hạnh của mười tru. Trụ thứ một chuyên tu thí Ba-la-mật. Định là thể của trí, ban cho tất cả. Trụ thứ hai chuyên tu giới Ba-la-mật, pháp thân trí căn bản là thể của giới, trí sai biệt và tâm bi là công dụng, như việc Tỳ kheo Hải Vân quan sát biển, thấy Phật, thông đạt 12 duyên sanh, thành tựu trí căn bản, dùng trí sai biệt thuyết Kinh Phổ Nhãn. mười vua là hạnh trí bi. Trụ thứ ba tu tập thiền hai cõi sắc, vô sắc đối trị hoặc chướng của hai cõi, như việc Tỳ kheo Thiện Trụ (ở nước Hải Ngạn) thiền hành trong hư không, tức là đạt trí tự tại không chấp định nơi ba cõi. mười vua cung Kính là tu tập hai hạnh bi trí. Vị này chuyên tu nhẫn Ba-la-mật, đoạn trừ hoặc chướng ba cõi, hiển hiện trí sáng, tu trí xảo thế gian… cứ thế sự tu tập của mỗi vị rõ như trước. Trao đức: Kinh dạy: “Thiện nam tử! ta đạt trí sáng thanh tịnh, cúng dường vô số Phật: nêu quả hạnh để phàm phu tu tập theo. Đến khi trọn vẹn hạnh quả, mọi pháp đều là một, không dài ngắn trước sau”. Người tu hành nên hiểu sự dung nhiếp tự tại của các pháp mới có thể đoạn trừ vọng chấp, đạt công dụng của trí sáng nơi mình tự tại vô ngại, tu định quán, đoạn vọng chấp, trí hiển hiện, không sanh diệt, thanh tịnh các nghiệp, đạt tâm Như Lai, đủ trí Phật. Tất cả đều từ tâm mình, không do tu tập chứng đắc. 99, hàng kinh từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp môn Phổ Kiến thể hiện sự thấy biết tự tại về cảnh giới vá các đức Phật. Đó là quả của vị này. Cảnh Phật vốn thanh tịnh. Vì từ xưa đến nay mãi làm khách thế gian, giờ đây gặp được Văn Thù, đạt sự hiểu biết sáng suốt, tu hai môn chỉ quán và bảy phần giác, thông đạt chơn như, hiểu được mình và chúng sanh vốn là Phật. 3, hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:

  1. (29, hàng) đức thăng tiến.
  2. Nơi ở của thiện tri thức.
  3. Tên thiện tri thức.
  4. Tư tạ ra đi.

Pháp của trụ trị địa thứ hai có năm ý:

  1. Từ bấy giờ… mười pháp.
  2. Đi về phương nam đến nước Hải Môn.
  3. Đảnh lề Tỳ kheo Hải Vân.
  4. Thỉnh pháp.

5. Tỳ kheo khen ngợi, thuyết pháp. Nước Hải Môn: quán sát biển sanh là biển Phật. Tỳ kheo Hải Vân: tâm như biển, thuyết pháp độ sanh là vân. Hơn nữa, tánh giới như biển không giữ xác chết. Xác chết sanh tử không có trong biển trí căn bản. Câu: “Ta ở nước này 12 năm”: chuyên quán sát 12 duyên sanh. Phàm phu luôn sống trong 12 chi ấy. Nhị thừa và Bồ-tát quyền giáo vì chán ghét nên đoạn trừ. Bồ-tát nhứt thừa biết 12 duyên sanh chính là trí Phật không sanh diệt. Vì không hiểu biết, phàm phu vọng chấp sanh tử vô minh. Mười cách quán sát về biển là thể hiện biển 12 duyên sanh rộng lớn không trong ngoài. Đó cũng là biển Phật. (mười đức của biển biểu hiện pháp Phật như trước). Hoa sen trong biển: thông hiểu 12 duyên sanh là biển trí, là quả của trí tùy hạnh. Nhân đà la: chủ; Ni la: màu xanh. Đây là loại ngọc quí nhứt. Hoa sen nở to: quả của hạnh độ sanh bằng trí không đắm nhiễm. 100 vạn A-tu-la nâng cọng sen: quả của hạnh vào đời độ sanh bằng trí không chìm đắm như tu la vào biển không bị chìm. Ở đây, dùng trí sáng không tướng quán chiếu 12 duyên sanh, thành tựu trí căn bản, trí sai biệt và hạnh độ sanh. Trăm vạn báu vật trang sức: trí căn bản phát khởi trí sai biệt, thuyết giảng giáo pháp độ sanh. Trăm vạn rồng tuôn nước thơm: dùng nước năm phần pháp thân tẩy sạch trần cấu của chúng sanh. Trăm vạn ca lâu la rũ cờ phướn, lọng báu: hạnh độ sanh bằng trí. Trăm vạn la sát từ tâm quán sát: la sát tỳ sa môn, ở phía bắc núi tu di, Bồ-tát thường ở trong sanh tử bảo hộ chúng sanh bằng tâm bi để chúng sanh hướng tu pháp lành. Trăm vạn dạ Xoa cung kính đảnh lễ: đoạn tâm kiêu mạn độc hại, vượt trên tâm ác độc của sanh tử. Trăm vạn càn thát bà trỗi nhạc cúng dường: dùng chánh pháp tạo an vui cho chúng sanh. Trăm vạn thiên vương trải hoa báu, dâng y phục: tự tại đem lợi ích cho chúng sanh. Tất cả đều biểu hiện sự chuyển ác thành thiện, dùng ấn trí vô tri vô tánh ấn định sanh tử thành phước đức, dùng ấn trí bình đẳng tự tại ấn định biển sanh tử thành pháp giải thoát, dùng trí sai biệt hiểu rõ căn tánh của chúng sanh, thuyết giảng giáo pháp là Phật ra đời. Hiểu rõ sự dung nhiếp của sáu tướng, các pháp do duyên sanh là pháp Phổ Nhãn. Hãy quán sát biển sanh tử biển Phật, trí vô sai biệt và trí sai biệt của Như Lai, hạnh Phổ Hiền…tất cả đều từ 12 duyên sanh. Ngoài 12 chi, không có thành Phật, Niết-bàn… 92 hàng Kinh từ bấy giờ Thiện tài đến pháp Phổ Nhãn là pháp an môn nhập trụ thứ hai. Từ như các Bồ-tát trở về sau là pháp tiến tu. Trụ thứ một dùng hai pháp chỉ quản hiển hiện cảnh giới Phật, trí sáng, pháp Phổ Hiền, thành tựu chơn đế. Trụ này dùng trí huệ quán sát 12 chi của tục đế là cảnh giới Phật, tu tập hạnh từ bi của Phổ Hiền, thành tựu chơn đế. Trụ này dùng trí huệ quán sát 12 chi của tục đế là cảnh giới Phật, tu tập hạnh từ bi của Phổ Hiền, chuyên tu giới Ba-la-mật. Về trí huệ, tất cả các vị đều đoạn trừ hoặc chướng nơi ba cõi, nhưng về vị thứ, trụ này đoạn hoặc chướng cõi dục. Các vị sau thấy rõ cảnh giới của các đức Phật đều là pháp của quả Phật nơi tâm. Nếu không hiểu đuợc thì dù đối diện vẫn không thấy. Trụ tu hành thứ ba có hai phần:

  1. Từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi: đức thăng tiến.
  2. (40 hàng) từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp vô ngại: pháp nhập trụ thứ ba.

Phần một gồm 13 hàng có bốn ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở của thiện tri thức.
  3. Tên thiện tri thức.

4. Lạy tạ ra đi. Câu: từ đây đi về phía nam khoảng 60 do tuần: trụ thứ ba đoạn trừ hoặc chướng của tám thiền, vượt trên hạnh nghiệp của sáu từng trời cõi dục. Xóm Hải Ngạn: vượt trên tầng trời thứ sáu của cõi dục: đức thăng tiến. Vị này đoạn trừ hoặc chướng nơi ba cõi, an trụ nơi vô trụ. Trụ này đoạn vọng chấp của ba cõi, chưa đạt thần thông tự tại của định tịnh diệt nơi trụ thứ sáu, chưa đầy đủ kỹ xảo thế gian, chỉ đoạn một phần nghiệp thô của ba cõi, đạt một phần thần thông, chưa đạt xuất thế gian ngay trong thế gian. Trụ thứ sáu vượt trên chấp định loạn.

Phần thứ hai có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Tuần tự đi về phía nam.
  3. Đến nơi ở của thiện tri thức.
  4. Gặp và lễ lạy thiện tri thức.

5. Thỉnh thuyết pháp. Tỳ kheo đang thiền hành trong hư không: không trụ thiền định của hai cõi trên và thiền vượt khỏi ba cõi, không an trụ cũng không ra khỏi là thiền hành (mười vua cung kính cúng dường như trước). Câu: “Bấy giờ Tỳ kheo Thiện Trụ bảo Thiện Tài: hãy thọ trì pháp môn”. Câu: “Thiện nam tử! ta đã thành tựu pháp giải thoát vô ngại” : đạt trí không. Thiền hành trong hư không: không chấp tịnh loạn. Không phân biệt tịnh nhiễm: giải thoát vô ngại. Nhờ giải thoát nên đi đứng nằm ngồi… mọi lúc đều quán sát đạt trí sáng: cứu cánh vô ngại. 10 thần thông vô ngại: quán sát đoạn trừ tập nhiễm nơi ba cõi bằng pháp không, tịnh hạnh hiển hiện. Vì thế Bồ-tát khen Thiện Tài rằng: “Hãy cầu học pháp nhứt thiết trí của Phật. Vì các đức Phật ra đời dùng pháp nhứt thiết trí soi chiếu thế gian.” Nghĩa là đạt pháp không, đoạn trừ tập khí tịnh nhiễm, thần thông đạo lực tự nhiên hiển hiện. Phần sau là nêu đức thăng tiến. Dùng phương tiện quán chiếu, đạt thần thông trí lực của Phật. Từ đó thành tựu hạnh Bồ-tát, hóa độ chúng sanh. Vị này chuyêntu nhẫn Ba-la-mật (ba vị Tỳ kheo và cư sĩ Du già biểu hiện về pháp như trước). Về trí huệ, mỗi vị đều tu tập pháp của các vị, về địa vị, trụ này chuyên tu trí thế gian. Ba vị trước đạt thần thông giải thoát khỏi ba cõi.

Trước tu trí xuất thế gian, tự tại không tạo nghiệp, không đắm nhiễm thế gian. Kế đó hiểu rõ hai trí thế gian, xuất thế gian. 9, hàng kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Khen ngợi đức tu.
  2. Cõi nước của thiện tri thức.
  3. Nơi ở của thiện tri thức.
  4. Tên thiện tri thức.
  5. Từ tạ ra đi.

Nước Đạt lý tỷ trà: ở phía nam Ấn Độ. Di Già: năng phục: tuy sống trong trí xuất thế nhưng đủ trí thế gian, nhiếp phục tà đạo. Còn có tên là Vân: luôn tạo lợi ích cho chúng sanh. Thành Tự Tại: đạt trí xuất thế, hiểu rõ mọi pháp thế gian. 67 hàng Kinh từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp môn Diệu âm Đà-la-ni quang minh có 10 ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đi về phía nam tìm gặp Di Già.
  3. Đảnh lễ.
  4. Thỉnh thuyết pháp.
  5. Di Già vội bước xuống tòa, thành kính đảnh lễ người phát tâm bồ đề.
  6. Đặt tòa báu mời Thiện Tài an tọa.
  7. Khen ngợi sự phát tâm bồ đề của Thiện Tài sẽ là chỗ nương tựa của thế gian.
  8. Di Già phóng ánh sáng tập hợp đại chúng.
  9. Di Già thuyết luân tự phẩm trang nghiêm cho đại chúng.

10. Di Già trao pháp Diệu âm Đà-la-ni phổ quang minh cho Thiện Tài. Câu trừ ta chỉ biết pháp Diệu âm… đức thăng tiến. Di Già thành kính đảnh lễ Thiện Tài: Di Già cung kính người phát tâm bồ đề. Vì người ấy cùng một thể tánh, trí huệ giải thoát như Phật, là nơi nương tựa của trời người. Vì sau khi học với ba thiện tri thức trước, Thiện Tài đã đạt tâm bồ đề xuất thế, đạt trí căn bản pháp thân như Phật. Ở đây, Thiện Tài học trí xảo thế gian. Người đạt trí thế gian cung kính người đạt trí xuất thế. Trong chơn như vốn đủ trí thế gian, chơn tục tự tại. Di Già kính Thiện Tài là kính người đạt trí xuất thế. Trí ấy là nguồn gốc của trí thế gian. Trí thế tục có từ trí căn bản. Đó là việc để kẻ hậu học quí trọng trí căn bản xuất thế. Trí căn bản ấy cũng là nhân quả nơi vô minh sanh tử của chúng sanh. Thiện Tài giác ngộ trí ấy nên Di Già cung kính. Các đức Phật cũng cung kính người phát tâm bồ đề là kính trọng trí căn bản, dung nhiếp trí vượt khỏi ba cõi, cùng thể tánh giải thoát trí huệ như Phật. Từ đó tu hạnh Phổ Hiền. Hơn nữa, trụ thứ bốn là người đoạn trừ nghiệp ba cõi, sanh trong nhà Phật. Địa thứ bốn cũng như trụ này. Người tu học tuần tự thuần thục. Pháp luân tự phẩm trang nghiêm: pháp môn văn tự câu nghĩa cùng một thể tánh. Danh tự là phương tiện thuyết giảng giáo pháp cho trời người… sáu nẻo. Nhờ đó chúng sanh được giải thoát an vui. Song âm thinh vốn một thể tánh. Điều đó có nghĩa là tùy thuận ngôn từ thế gian. Nếu pháp thế gian không thì không danh tự và không có pháp xuất thế gian. Vì thế cần có danh tự để thuyết pháp thế gian. Do vậy danh tự và pháp dung nhiếp nhau có, không đều thuộc duyên sanh, không thể tánh. Song danh tự vốn viên mãn, không chướng ngại. Từ một ngôn ngữ giảng thuyết vô số pháp. Tất cả đều là một thể tánh, không phân biệt tánh tướng, không nhiều ít. Chúng sanh cũng không tự tánh. Vì thế, dùng ngôn ngữ không tự tánh thuyết pháp không tự tánh, độ chúng sanh không tự tánh. Từ đó chúng sanh đạt trí căn bản không nương tựa. Trí độ sanh cũng thế, vốn không thể tánh, tùy căn tánh của chúng sanh mà hiển hiện công dụng. Trí ấy như hư không, hiện khắp pháp giới. Trụ thứ bốn chuyên tu tinh tấn Ba-la-mật. 1 hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở của thiện tri thức.
  3. Tên thiện tri thức.
  4. Đảnh lễ ra đi.

Ở đây, không nêu nước, chỉ nêu xóm vì biểu hiện cho hạnh sống trong thế tục. Vì thể của hạnh tinh tấn Ba-la-mật và thiền Ba-la-mật là:

1) Hai thiện tri thức này đều là người thế tục: chuyển chơn vào tục, dung hòa chơn tục, thể tánh của thế gian. Xuất thế gian là một… 10, hàng Kinh từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp vô ngại giải thoát có 10 ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Trải qua 12 năm mới đến thành Trụ Lâm.
  3. Tìm trưởng giả Giải Thoát.
  4. Cung kính thỉnh thuyết pháp.
  5. Trưởng giả nhập định của Bồ-tát hiển hiện cõi Phật, dạy Thiện Tài tu học đạt pháp ấy.
  6. Xuất định, trưởng giả nói về cảnh giới đạo tràng cúa các đức Phật.
  7. Tùy tâm niệm của trưởng giả Giải Thoát, các đức Phật hiển hiện.
  8. Tâm niệm không thể tánh, Phật như bóng ảo.
  9. Tâm không trong ngoài, hiện khắp mười phương nhưng không đến đi.

10. Tự tại nhập định vô ngại trang nghiêm giải thoát. Từ đây trở về sau là phần thăng tiến. Tuần tự đi về phương nam: thăng tiến, không chấp pháp đã đắc. Đi 12 năm. Nơi trụ thứ hai, Tỳ kheo Hải Vân ở nước Hải Môn 12 năm, quán sát 12 duyên sanh là pháp giải thoát xuất thế gian, biển sanh tử là thể Phật. Ở trụ này, đưa 12 duyên sanh vào sanh tử, 12 duyên sanh là thể của thiền. Trưởng giả Giải Thoát là người thế tục, ở trong sanh tử hành chơn như. Tỳ kheo Hải Vân của trụ trước Không sống trong sanh tử, quán 12 duyên sanh, đạt tâm xuất thế. Trưởng giả Giải Thoát sống trong sanh tử với 12 duyên sanh, không chấp bỏ duyên sanh. Đó là sự dung nhiếp của sanh tử, Niết-bàn. Về trí, mười Ba-lamật là thể đoạn trừ vọng chấp. Về địa vị, mỗi trụ đoạn trừ vọng chấp riêng biệt. Trụ thứ năm chuyên tu thiền Ba-la-mật. Vì trong thể tánh của thiền không tạo tác Không có tánh duyên sanh. Tất cả các pháp đều từ rừng thiền vô ngại giải thoát trong pháp giới. Vì thế thành tên là Trụ lâm. Tâm cảnh hiển hiện nhưng không dụng công, bản tánh vốn an trụ. Tìm kiếm: thăng tiến. Gặp trưởng giả Giải Thoát: dung hợp chơn tục. Vì thể tánh của chơn tục là giải thoát. Thành kính đảnh lễ: chơn tục đều không nương tựa, năm vị đều dung hội, năm uẩn, 12 duyên đều là rừng thiền. Chắp tay: dung hợp chơn tục. Phần trước là thể hội bằng thiền định quán sát. Phần sau là thỉnh thuyết pháp. Trưởng giả nhập định hiển hiện cõi Phật: thể định viên mãn cùng khắp. Mười là số tròn, mười đức Phật, mười Bồ-tát của trụ này là hành quả của mỗi vị. Tùy tâm niệm gặp Phật: tâm hợp chơn như là Phật, mọi suy nghĩ đều là cảnh giới Phật. Tâm niệm là Phật. Về trí, năm vị đều tu tập mười Ba-la-mật; về vị, mỗi trụ chuyên tu một pháp khác để đoạn trừ chấp tịnh loạn. Năm uẩn, 12 duyên đều là công dụng của thiền pháp giới. Tất cả các pháp thế gian đều là thể thiền định.