TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN
QUYỂN 28
Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).
Bồ-tát biết rõ tám vạn bốn ngàn văn tánh sai khác. Với kẻ mê có tám vạn bốn ngàn phiền não, với người ngộ đó là tám vạn bốn ngàn trí giải thoát. Tùy miên luôn sống trong tạp nhiễm vẫn không hay biết: tướng sinh cùng tâm nhiễm: tâm hòa hợp danh sắc. Vì không hiểu danh sắc do tâm sanh, chấp danh sắc là ngọai duyên. Tướng hòa hợp không hòa hợp tâm: tâm hòa hợp cảnh hay không của chúng sanh. Tướng tùy phiền não: Năm uẩn luôn chạy theo 12 duyên. Tướng trái với định: tâm cảnh vốn không tánh không thay đổi là thiền. Đoạn tâm không ràng buộc là giải thoát. Tùy miên phiền não luôn trái với định huệ. Tướng tâm liên tục: do tùy miên tạo nghiệp nơi ba cõi. Kiên thật nan trị tướng: vô minh chấp trước, không thấy trí căn bản. Thành tựu bất thành tựu tướng: trướng thành không thành của mười pháp. Dĩ Thánh đạo bạt xuất tướng: dùng Thánh pháp đoạn phiền não tùy miên. tùy nghiệp thọ sanh tướng: 13 tướng. Lục thú sai biệt tướng: trời, người, chín tu la, súc sanh, nghạ quỹ, địa ngục hữu sắc vô sắc sai biệt tướng: ba cõi. Hữu tưởng vô tưởng tướng: hữu tưởng: tướng cõi dục và sắc, vô tưởng: tướng cõi vô sắc. Nghiệp là ruộng, ái là nước tưới, vô minh che lấp, thức là hạt giống sanh khởi cùng danh sắc. Vì không hiểu biết nên mãi luôn hồi trong sanh tử. Si ái hy cầu tương tục hữu tướng không thấy trí không tánh không sanh của tâm, luôn mong muốn tìm cầu (12 duyên sanh diệt như trước ) chúng sanh tham dục lạc kẻ xuất thế cầu thân sanh tử biến hóa ngòai ba cõi. Chỉ có Bồ-tát nhứt thừa mới biết đưọc trong một hạt bụi đủ vô số thanh. Tùy thứ huân tập tướng: tướng nơi sáu đường, không chấp cảnh nhưng tùy thuận chúng sanh. Huân tập tướng: đắm nhiễm nghiệp của người khác. Tùy nghiệp phiền não huân tập tướng: tự khởi nghiệp. Tùy nhập hậu hữu huân tập tướng: chủng tử tạo thân sau. Thứ đệ huân tập tướng: nghiệp ba cõi và hạnh năm vị. Viễn hành bất xả huân tập tướng: trụ thứ bảy và địa bảy. Thật phi thật huân tập tướng: gần gũi nhị thừa, Bồ-tát, Như Lai, thành tựu trí căn bản, viên mãn pháp giới, đủ hạnh Phổ Hiền. Chánh tà kiến định: có chánh kiến là có chánh định. Chánh kiến: không suy xét, trí hiển hiện không chấp đúng sai, không định loạn không chứng đắc, không sanh diệt. Tâm hợp lý ấy là chánh định, ngược lại là tà định. Nhị câu bất định: chúng sanh cõi dục chưa tu định ngũ nghịch tà định tướng: vô minh tham ái… các kiết sử trong giáo pháp nhị thừa. Vô minh là cha, tham ái là mẹ, hiểu rõ cảnh thức là Phật các kiết sử là la hán. Các ấm là tăng… tuần tự đoạn trừ tất cả. Ngũ căn chánh định tướng: tính, tấn, niệm, huệ. Tu tập năm căn là chánh định. Nhị câu bất định tướng tánh của chánh tà đề không. Bát tà định hướng : tám pháp ngược với tám Thánh đạo, thuộc hai thức sáu, bảy. Từ trí hành mọi hạnh là chánh địa. Chánh tánh chánh định tướng: chánh tánh: các pháp không suy sét phân biệt, không hình tướng. Chánh tánh là chánh định. Cách bất tác nhị câu ly bất định tướng: không chấp tánh tà, không định loạn, đạt chơn như. Thân trước tà pháp tà định: chúng sanh chấp tướng tham nhập định. Hành Thánh đạo chánh định tướng: tu các pháp không,vô tướng vô tánh, vô tác, tâm không phân biệt sanh diệt. Tu bốn Thánh đế là Thánh đạo. Tu tám thiền, nhập chín đệ định là chánh định. Chín thứ đệ định: diệt định (có bốn thanh vân: quáng bốn đế, diệt phiền não hiền lành và trí. Duyên giác: quáng 12 duyên, diệt phiền não hiện hành và trí. Bồ-tát quyền giáo: quáng 12 duyên, bốn đế, hiểu rõ khổ, không, vô thường,không ngã, nhơn, chúng sanh, thọ. Tánh tướng tịch tịnh không ràng buột, hành sáu Ba-la-mật, sanh vô cõi tịnh, hoặc tùy ý vào cõi ta bà, giữ hoặc độ sanh. Tất cả chỉ đoạn diệt về lý, chưa đạt dụng tự tại của pháp giới; Bồ-tát nhất thừa: nương trí như lai phát tâm, hiểu rõ vô minh căn bản chính là trí Phật. Từ thể tứ tiến tu từ một thân làm thanh tịnh nhiều thân và ngược lại, dùng thân giống làm thanh tịnh thân khác và ngược lại, hoặc thanh tịnh của hai, tự tại ngại như pháp giới. Ở ba thừa, Bồ-tát nương lý không tánh, thể không của pháp tu tập mười địa. Đoạn ba phân thành ba phần:
- (2, hàng) từ trí thiện xảo phát khởi bốn trí vô ngại.
- (2 hàng) tên bốn trí vô ngại.
- (31, hàng) bốn trí vô ngại đủ vô số công dụng. Trí dụng của vị pháp sư: khéo giữ gìn tạng pháp Như Lai, biết rõ pháp ba thừa một thừa, nhân nghĩa lễ trí tín. Ba tạng: giới định huệ. Dùng ngôn ngữ vì thế tướng thành đạo của Như Lai đều là hạnh của Bồ-tát (công dụng bốn trí vô ngại như trước ). Đoạn bốn phân thành năm phần:
- (6, hàng) từ bốn trí cô ngại, Bồ-tát đạt vô số pháp đa-la-ni.
- (3, hàng) nghe pháp hiểu rõ diễn giảng cho chúng sanh.
- (2 hàng) pháp của vị này đạt thì hàng Thanh Văn dù trải quatrăm ngàn kiếp vẫn không lĩnh hội được.
- (3, hàng) Bồ-tát thuyết pháp hợp tâm chúng sanh.
- (13 hàng) từ một âm thanh, chúng sanh tùy khả năng thông hiểu, loài vô thức cũng vang tiếng pháp. Pháp vi diệu của Như Lai: đạt pháp mà Phật thuyết giảng bằng trí. Nghĩa Đà-la-ni: sự giống khác chung riêng. Pháp đà-la-ni: tánh pháp thân không tạo tác.
Trí Đà-la-ni: hiểu rõ căn tánh chúng sanh, tùy khả năng giảng pháp. Quang chiếu Đà-la-ni: phóng ánh sáng thuyết giảng để chúng sanh giải thoát. Thiện huệ Đà-la-ni: trí vi diệu. Chúng tài Đà-la-ni pháp Phật và của thế gian. Oai đức Đà-la-ni: đủ ba ngàn oai nghi tám vạn tế hạnh, thấy được vị này chúng sanh đều giải thoát. Vô ngại môn Đà-lani: bốn vô ngại. Vô biên tế Đà-la-ni: hạnh lợi sanh không cùng. Chủng chủng Đà-la-ni: an lập các pháp, trăm vạn bốn tăng kỳ thiện xảo, trăm vạn trí vi diệu xứng hợp căn tánh chúng sanh. Đoạn năm phân tích thành hai phần:
- (10, hàng) Bồ-tát cùng lúc trả lời tất cả câu hỏi của chúng sanh trong vô số cõi nước. Chúng sanh vui vẻ.
- (6 hàng) Bồ-tát lĩnh hội tất cả pháp Phật.
Đoạn sáu phân thành năm phần:
- ( hàng) việc gặp Phật cúng dường của Bồ-tát và dụ châu báu đính trên vương miện của vua nước lớn, vua nước nhỏ không bằng.
- (6 hàng) Bồ-tát các địa trước và nhị thừa không sánh được Bồtát này, việc tu tập lực Ba-la-mật.
- (2 hàng) tạm nêu công đức của Bồ-tát này.
- (7 hàng) Bồ-tát thọ chức độ sanh.
- (, hàng) Bồ-tát có vô số Bồ-tát bạn nhờ sự tu tập bằng nguyên lực.
Đoạn bảy như Kinh: Nhứt thiết trí trí chi y chỉ: nơi nương tựa của người tu trí chơn tục. Địa sáu hiểu hai trí chơn tục, địa bảy lợi sanh, hai địa tám, chín tự tại độ sanh, địa 10 trọn vẹn lực Phật. Như Lai vô thượng lưỡng túc tôn: viên mãn hai trí chơn tục, là nơi nương tựa của hai trí.
Địa pháp Vân: có năm phần. Tên: Bồ-tát đạt vị pháp vương, viên mãn trí hạnh, vào sanh tử bằng tâm bi, thuyết pháp độ sanh, dạy chúng sanh phát tâm bồ đề. Vị này chuyên tu trí Ba-la-mật. Biểu pháp: Thiện Tài gặp thần vô ưu Đức và một vạn thần ở giảng đường Phổ Hiện Phép giới quang minh: Bồ-tát trọn vẹn bi trí. Đưa vào giảng đường: gặp cô
Cù Ba đang ngồi ở tòa sư tử liên hoa với tám vạn bốn ngàn thổ nữ hầu hạ: quả của hai trí. Tám vạn bốn ngàn thể nữ: hạnh độ sanh của Bồ-tát. Cù Ba: thủ hộ, Bồ-tát trọn vẹn nguyện lực trí bi, luôn cách hộ chúng sanh. Thần Vô Ưu Đức: Trí bi viên mãn. Một vạn thần: hạn độ sanh của trí bi. Thần cai quản cung điện. Từ bi là cung, trí huệ là điện. Dùng trí bi giác ngộ chúng sanh. Câu nói của Cù Ba như trước. Đó là mượn việc thế gian, biểu hiện pháp Phật. Các thể nữ đều thuộc dòng hoàng tộc: bi có từ trí. Trí là vua tự tại trong sanh tử (trí bi trong các vị như trước) Bồtát này đạt trí bi viễn mãn tự tại của pháp giới ngay trong ba cõi mười phương, lãnh thọ chức vị giáo hóa chúng sanh như việc Thiện Tài vào giãng đường của cô Cù Ba. Nghĩa Văn: nghĩa phẩm: 16 đoạn
- (2 hàng) chư thiên cõi Tịnh cư nghe pháp cúng dường, gặp Phật. Trời Tịnh cư là chúng Bồ-tát địa chín và cõi thiền thứ ba, địa 10 là thiền thứ bốn (các cõi trời biểu hiện qua các địa như trước).
- ( hành) thỉnh thuyết pháp địa 10.
- (6, hàng) Bồ-tát ngồi tòa sen, là đại pháp sư, lãnh đạo chức vị.
- (22, hàng) các đức Phật mười phương phóng ánh sáng gia hộ Bồ-tát.
- (36, hàng) Bồ-tát biết các tập nhiểm bằng trí.
- (7, hàng) Bồ-tát đạt 10 giải thoát.
- (, hàng) Bồ-tát cùng lúc lãnh thọ giáo pháp của tất cả các đức Phật ở mười phương và thuyết giảng cho chúng sanh.
- (3 hàng) Bồ-tát thông đạt tất cả tướng lớn nhỏ…
- (1, hàng) Đại chúng hoài nghi, Bồ-tát kim cang Tạng nhập định hiện thân thông trừ nghi.
- (27 hàng) Trí tuệ nguyện lực của Bồ-tát này các Bồ-tát địa trước không sánh được.
- (3, hàng) Bồ-tát đủ ba nghiệp thanh tịnh như Phật, đủ định Bồ-tát, phụng sư các đức Phật.
- (2, hàng) 10 núi biểu hiện mười trí.
- (1 hàng) mười đức của biển biểu hiện sự thăng tiến của mười địa.
- (20, hàng) mười sự quí báo của ngọc ma ni biểu hiện sự cao cả của mười địa.
- (22, hàng) tiếng của động trời đất, các Bồ-tát Kim Cang ở mười phương đến chứng minh.
- (3 hàng kệ) nhắc lại pháp trên.
Nghĩa văn: Đoạn ba phân thành mười phần:
- (7 hàng) Bồ-tát trọn vẹn phước trí, nhập hạnh độ sanh của Phật.
- (, hàng) Bồ-tát đạt định.
- (7, hàng)với phước đức của định, hoa sen suất hiện.
- (3 hàng) các Bồ-tát an tọa trên tòa sen.
- ( hàng) Bồ-tát an tọa, vô số vật cúng xuất hiện.
- (2, hàng)Bồ-tát phóng ánh sáng thuyết pháp cúng Phật.
- (2, hàng) ánh sáng xoay quanh mười phương nhập vào bàn chân Phật.
- (2 hàng) các đức Phật và Bồ-tát mười phương đều biết việt này.
- (2, hàng) Bồ-tát chính địa cung kính đạt lợi ích.
10. (4 , hàng ) Bồ-tát mười phương đều thọ chức, phóng sanh chiếu soi, tăng trưởng oai lực. Phần một. Bồ-tát chín địa tu tập pháp bạch tịnh, trợ đạo, quán sát các pháp, tu tập phước đức trí huệ, từ bi, thành tựu bi trí của địa 10 (trí bi phối hợp với năm vị như trước). Phần hai. Định ly cấu: chánh định đoạn trừ cấu nhiễm phân biệt phiền não Niết-bàn… khác với định của nhị thừa và Bồ-tát quyền giáo. Vì dùng trí không tạo tác ấn định các cõi, biến các cõi đều là cảnh trí, không phân biệt chủ khách nhiễm tịnh. (Tam muội như trước đã nói). Định nhập pháp giới sai biệt: từ trí không dụng công phát khởi trí sai biệt tự tại độ sanh.Vì dụng không ngoài thể, không ngoài trí căn bản. Định trang nghiêm đạo tràng dùng báu và hạnh nguyện trang nghiêm cõi Phật. Định nhứt thiết chủng hoa quang: phóng ánh sáng soi chiếu tất cả chúng sanh.Định hải tạng: dung nhiếp các pháp như biểu đủ mười đức. Định Hải ấn: dùng ấn trí ấn định tánh thanh tịnh vô cấu viên mãn, tóm thâu ba cõi. Định hư không giới: trí thể chiếu soi không giới hạn vì các pháp trống không. Định tự tánh các pháp: dùng trí quán các pháp không có tánh mình người. Định biết tâm hạnh chúng sanh dùng trí biết căn tánh, tùy khả năng độ sanh.Định các đức Phật xuất hiện thể tánh định như Phật. Bồ-tát tự tại nhập xuất định: từ một thân nhập định, xuất định ở nhiều thân… Định thọ chức thù thắng: trí bi độ sanh tự tại của Bồ-tát. Định của Bồ-tát này vược trên định của chính thừa vì biết rõ vô minh là trí, hiểu được sự dung nhiếp của Phật chúng sanh, là trí căn bản của Phật tự tát độ sanh không chấp tướng. Phần ba Hoa Sen xuất hiện: quả của trí viên mãng, mười địa là thân sau cùng (chu vi hoa sen như kinh) quả ấy có từ pháp lành xuất thế, không phải pháp của Bồ-tát cõi tịnh và hàng nhị thường. Vì Bồ-tát này biết các pháp như huyến, do duyên sanh, nên phóng ánh sáng chiếu soi khắp pháp giới. (Hoa sen ấy được nói ở phần trước ) Kho báu: địa này phát khởi từ phước lành. Lưới báu: quả của việc thuyết pháp độ sanh. Vô số Bồ-tát bạn: sự dung nhiếp của một nhiều hạnh độ sanh. Hoa này chính là hoa xuất hiện lúc Như lai nói pháp mười tín ở điện phổ quang. Các Bồ-tát náy cũng chính là các Bồtát ở lần trước. Phần bốn. Bồ-tát an tọa tòa sen báu: trí căn bảng. Các Bồ-tát an tọa ở những tòa sen khác: trí sai biệt. Đó là trí bi rộng lớn của Bồ-tát. Phần năm như kinh. Phần sáu. Ánh sáng dưới chân cứu khổ địa ngục (bàn chân dùng để đi lại) ánh sáng từ đầu gối cứu khổ súc sanh (đầu gối tự do co duổi), ánh sáng từ rốn cứu khổ Diêm La Dương (địa ngục lớn không thuộc sự cai quảng của vua, là nơi đôc ác nhất, địa ngục nhỏ thuộc quyền cai quản của vua, rốn là nơi chứa nhơ, là cảnh giới sanh tử, không hiểu chơn như) ánh sáng từ hai hông cứu khổ cõi người. (Hông: nơi nâng đỡ) ánh sáng từ hai tay cứu khổ trời, tu la, ánh sáng từ hai vai cứu khổ Thanh Văn.
(Thanh Văn là người thích nghe pháp đoạn phiền não. Hai vai gần tai, nghe pháp được quả ánh sáng phóng từ gáy cứu khổ Bích chi Phật, ( không thích ) nghe pháp, ngược với tri kiến Phật. Ánh sáng phóng từ kim diện là lãnh thọ giáo pháp. Ánh sáng phóng từ giữa chặng này là quả trung đạo của mười địa. Ánh sáng phóng từ đỉnh đầu là quả Phật phần 7: 10 vòng : mười pháp viên mãn. Nhập vào bàn chân Phật: dùng quả làm nhân ( ánh sáng biểu hiện cho nhân quả năm vị như trước ). Đoạn bốn phân thành bốn phần :
- (12 hàng) Bồ-tát thọ chức, ánh sáng chư Phật chiếu đến đỉnh đầu Bồ-tát.
- (6 hàng) như chuyển luân vương làm lễ quán đỉnh thọ thái tử.
- (2 hàng) các đức Phật làm lễ quán đỉnh thọ Bồ-tát.
- (3 hàng) đức hạnh tăng trưởng. Đó là trí đức viên mãn như Phật của mười địa.
Đoạn năm phân thành tám phần:
- ( hàng) Bồ-tát biết rõ tập đế.
- (3, hàng) Bồ-tát biết rõ mười pháp biến hóa.
- (2 hàng) Bồ-tát biết 10 cách giữ gìn chánh pháp.
- ( hàng) Bồ-tát biết mười trí vi tế của Phật.
- ( hàng) Bồ-tát biết mười pháp bí mật của Phật.
- (7 hàng) Bồ-tát biết sự dung nhiếp kiếp số của Phật.
- (6, hàng) Bồ-tát biết 13 trí của Phật.
- (1, hàng) Bồ-tát nhập trí huệ rộng lớn của Phật.
Phần một: Bồ-tát biết tập nhiễm cõi dục: Năm uẩn là ba cõi. Chúng sanh ba cõi không hiểu bốn đế, mỗi đế có mười phiền não. Cõi dục đủ 0 phiền não, hai cõi trên trừ phiền não nên mỗi cõi chỉ có 36 phiền não. Thiền hai cõi trên thuộc hữu vi vì đều nhiếp phục hơi thở (năm uẩn phối hợp mười sử như trước ) pháp giới tập: hòa hợp trí, biến tám vạn bốn ngàn phiền não thành giải thóat trí huệ. Hữu vi giới tập: phiền não ba cõi (kể cả việc đoạn phiền não đạt thân biến dịch sanh tử của ba thừa) vô vi giới tập: trí sai biệt của Như Lai. Chúng sanh hư không Niết-bàn giới tập từ nhứt thiết trí phát khởi trí sai biệt về chúng sanh, hư không, Niết-bàn. Chư kiến phiền não hạnh tập: 62 Kiến. Thế giới thành hoại tập: biết sự thành hoại của tất cả cõi nước. Thanh Văn hạnh tập: quán bốn đế, ghét khổ thích pháp lạc, tu 20 giới đoạn khổ sanh tử trống không của thế gian, nhập diệt tận định vượt khỏi ba cõi, dùng lửa tự hủy thân, đạt thân biến dịch sanh tử (nhị thừa, Bồ-tát ci tịnh đoạn phiền não hiện hành, Bồ-tát nhứt thừa tu mười đế 12 duyên như đã nói ở trước) Bồ-tát hạnh tập: Bồ-tát tu sáu Ba-la-mật sanh về cõi tịnh ,viên mãn đạo hạnh, trở lại thế giới ta bà độ sanh( việc tu 37 phẩm trợ đạo, độ sanh, chấp cõi Phật… của Bồ-tát nhứt thừa và ba thừa mười lực bốn vô úy, pháp thân, sắc thân Như Lai như trước đã nói) nhứt thiết chủng: gia hạnh của năm vị. Thành huân tập chủng: chúng sanh từ năm uẩn tạo thành nghiệp vô minh. Bồ-tát từ năm uẩn tạo thành nhứt thiết trí, thị hiện việc đạt quả bồ đề thuyết pháp: 12 phần giáo. Nhập trí quyết định phân biệt các pháp: dùng trí kim cang phân biệt các pháp xuất thế, dùng trí nhứt thiết biết tất cả chủng tử.