TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 16

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Nghĩa của Kệ: Hai hàng đầu: khen ngợi pháp mầu với một pháp, một thân, một trí. Tám hàng còn lại có bốn ý:

1. Sự sai khác của cõi Phật là do tâm hồi hướng. Vì hồi hướng là vị tùy căn tánh để đem lại lợi ích cho mọi loài, tùy cõi nước thiết lập giáo pháp.

2. Lõi thật báo của Phật không thể thấy bằng hạnh.

3. Sự khác biệt của chúng sanh là do tâm nghiệp của chúng sanh, không phải do Phật.

4. Với thần lực, Phật tùy căn tánh của chúng sanh hiện pháp. Tên Bồ-tát: Hiền Thủ: đạt mười tín, tin quả Phật và thể tánh của tâm mình là một, hiểu rõ sự thông, tắc của mọi việc, đạt vị hiền. Tâm cảnh của vị này như hư không dung chứa tất cả không ngăn ngại. Đó cũng là công đức của bậc hiền. Cõi nước tên Bình Đẳng: thân tâm như hư không; Đức Phật tên Quan Sát Trí: với trí vi diệu rồng lặng, vị này quán các pháp đều trống không, không đắm nhiễm. Nhân quả: Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Quan Sát Trí là quả. Vì thể dụng viên mãn, nhân quả là một. Vì thế nói: một thân, một tâm, một trí của Như Lai. Nhân quả khế hợp không trước sau.

Hỏi: vì sao đầu phần kệ thường nêu Văn Thù?

Đáp: Vì Văn Thù là trí huệ của Phật. Bất Động Trí là thể, Văn Thù là dụng. Thể dụng nhân quả của chúng sanh Phật là dụng thể nhân quả của lòng tin. Từ đó dạy chúng sanh nương pháp căn bản. Dù đạt quả viên mãn, nhân quả ấy vẫn là một. Vì mười tín là pháp người đời khó tin nhập. Nghe điều nầy, vẫn có người tự cho mình là phàm phu, khó thành Phật. Người tin một phần là tích tụ thần thông đạo lực. Vì vậy hãy tin hiểu đúng. Có tin hiểu đúng mới tu tập đúng, Vô minh dần giảm, trí huệ dần tăng. Có tin hiểu sự sâu cạn của pháp mới đạt thần thông rộng đức. Nếu không tin làm sao đạt được? Tuy dần dần nhưng là một sát na, một tánh pháp, một trí huệ, không nương tựa, không chứng đắc. Chỉ vì quen sống trong vô minh nên khó khế hợp chơn như một cách thuần thục, dần dần nhưng không trước sau nhanh chậm.

Mười các Bồ-tát hỏi Văn Thù, 10 hàng Kệ là phần trả lời của Văn Thù, có ba ý: nghĩa của Kệ ( như Kinh). Tên Bồ-tát: Văn Thù sư lợi: Diệu Đức. Tái vi diệu phân biệt đúng sai ( quẻ chấn như trước). Trí vi diệu là điều kiện phát sanh mười tín, các đức Phật đều tin hiểu, trọn vẹn hành nguyện bằng trí này. Cõi nước tên Kim Sắc: thể của nhân quả là phép thanh tịnh. Phật tên Bất Động Trí: Vô minh vốn không, không gì lay động, tùy cảnh biết pháp, tùy người biết khả năng như âm vang theo tiếng, không có nơi chốn hình thể là trí, không lấy bỏ là Bất Động: Nhân quả: Trí vì diệu là nhân, Phật Bất Động là quả Song nhân quả tác động lẫn nhau. Nếu dùng trí phân biệt các pháp thì trí là nhân. Bất Động là quả. Nếu phân biệt huệ phát sanh từ trí thì Bất Động là nhân, trí vi diệu là quả. Trí và huệ cũng không phải là nhân quả, kỳ thể tánh không đầu mối, không thể nắm bắt được. Đó là sự tự tại của pháp giới, không như nhân quả so sánh của thế gian. Dù mới phát tâm hay thành tựu quả Phật, hai trí ấy vẫn không thay đổi. Đó là mượn trí Phật giác ngộ chúng sanh, để chúng sanh đạt trí Phật. Sự khác biệt của cõi Ta bà và mười phương đều được biểu hiện qua thần lực Phật (như phần hỏi đáp của Văn Thù và các Bồ-tát đương vị). Trong các cõi Phật, cõi kim sắc của Phật Bất Động Trí là cõi Phật an trụ, chín cõi nước và chín đức Phật khác là sự trang nghiêm, là pháp tánh. Mười địa, Như Lai xuất hiện là thành chánh giác, thanh tịnh pháp Phật.

Phẩm bốn đế có sáu ý:

  1. Tên Bồ-tát: hạnh nguyện của Bồ-tát.
  2. Cõi nước: lý chứng đạt.
  3. Tên Phật: trí đạt đươc.
  4. Phương hướng pháp chứng.
  5. Thành tựu hạnh nguyện của mười tín.
  6. Sự giống khác của mười tín.

Phẩm: TỊNH HẠNH

Có bốn phần: Tên phẩm: Tịnh hạnh sau khi phát tâm bồ đề, tin hiểu chánh pháp, đoạn từ tham sân si, thành tựu nguyện lớn, tăng trưởng tâm bi. Nếu đoạn sân… bằng ba không thì không có tâm bi, không thành tựu hạnh Phổ Hiền như muốn đi mà không bước thì không thể đến, muốn hành tâm bi phải hành hạnh Phổ Hiền. Hạnh rộng lớn hiểu rõ mọi pháp, tu 10 nguyện làm hành trang cho muôn hạnh, thấy các pháp thế gian là thanh tịnh, nhập hạnh Phổ Hiền. Nếu không phát nguyện dù đoạn phiền não vẫn thuộc nhị thừa, là Bồ-tát sanh về cõi tịnh 10 nguyện ấy sẽ biến pháp thế gian thành hạnh Phổ Hiền, trang nghiêm cõi nước, thành tựu căn lành. Nghĩa phẩm: sự thành tựu hạnh nguyện của mười tín. Tất cả đều không ngòai nguyện lớn. Tông chỉ cõi pha lê sắc, Phật Bất Động Trí là trí thanh tịnh không nhiễm ô của Phật, là người hỏi. Văn Thù là trí phân biệt đúng sai, là người nói. Trí căn bản của Phật là người hỏi người đáp 10 nguyện lớn thành tựu Phật tín… địa mười một, là hạnh Phổ Hiền. Dùng trí thanh tịnh hỏi trí vi diệu nói 10 nguyện về vô minh, tịnh nhiễm của sáu vị, địa bảy còn sự hiền lành của pháp chấp, mười địa còn chưng tử chấp pháp, địa mười một còn hai ngu. Song ngay vị tin đã đoạn trừ vọng chấp ấy. Dùng nguyện lực phòng hộ tâm, tự tại trước động tịnh. Nhưng nơi trí vi diệu thanh tịnh căn bản của Phật giảng 10 nguyện lớn ngăn chặng hai chướng diễn tịnh. Dùng 10 nguyện ngăn chặn 10 phiền não tịnh nhiễm của sáu vị. Tin tấn tu tập đạt bản thể của nguyện, đủ trí vi diệu và trí căn bản, hiểu rõ động tịnh đều là chơn. Vị thế cõi Hoa Tạng đưọc tồn tại bởi vô số phong luân như cát bụi của núi Tu diện. Sự trang nghiêm của cõi nước nầy là do phong luân đại nguyện giữ gìn hạnh, nhờ hạnh tạo quả, qủa tồn tại nhờ nhân Nghĩa là nhờ ước nguyện kiên cố nên có phong luân nâng cõi nước. Sự trang nghiêm của cõi Hoa Tạng là do nguyện lực của Phổ Hiền. Nếu không có nguyện thì không thành hạnh, không có sự trang nghiêm không được quả vì thế mười tín tu tập dựa trên bi trí, hạnh nguyện của Phật. Nếu ngòai Phật có pháp khác thì không có tín, không có Phật thắng giải, không tu hành. Dù siêng năng tin tấn vẫn chỉ là tà pháp. Dù trải qua nhiều kiếp khổ hạnh tu tập, nhưng chỉ một niệm tham sanh sẽ thiêu đốt tất cả. Vì thế văn sau của phẩm nầy chép: An trụ nơi đạo của các đức Phật ba đời tùy thuận gần gũi chúng sanh, thông đạt pháp tướng, đoạn ác, tu thiện, đủ hạnh nguyện Phổ Hiền. Nghĩa Văn có hai. Nghĩa Phẩm có 1 đoạn:

1- 110 câu hỏi về nghiệp thế gian.

2- Chủng tộc đầu trong mười cụ túc. Cụ túc có hai nghĩa: Thế  gian: sanh tróng nhà nào đó; xuất thế gian: sanh trong nhà Phật, đủ tánh Phật, thân tướng nội tâm đều là dòng Phật không thuộc thế gian.

3- Mười trí thù thắng của xuất thế gian.

4- Mười lực (nhân lực: đời đời tự tại phát tâm bồ đề; Dục lực: vui thích tâm bồ đề không thoái chuyển; phương tiện lực: nhờ nguyện giác ngộ, không phí công sức, giác ngộ chúng sanh không còn sanh tử. Duyên lực: hiểu rõ chủ thể đối tượng diệu là điều kiện phát sanh mười tín, các đức Phật đều tin hiểu, trọn vện hạnh nguyện bằng trí này. Cõi nước tên Kim Sắc: Thể của nhân quả là pháp thanh tịnh. Phật tên Bất Động Trí: vô minh vốn không, khô gì lay động, tùy cảnh biết pháp, tùy người biết khả năng như âm vang theo tiếng, không có nơi chốn hình thể là trí, không lấy bỏ là Bất Động. Nhân quả: Trí vi diệu là nhân, Phật Bất Động là quả. Song nhân quả tác động lẫn nhau. Nếu dùng trí phân biệt các pháp thì trí là nhân, Bất Động là quả. Nếu phân biệt hệu phát sanh từ trí thì Bất Động là nhân, trí vi diệu là quả. Trí và huệ cũng không phải là nhân quả, vì thể tánh không đầu cuối, không thể nắm bắt được. Đó là sự tự tại của pháp giới, không như nhân quả so sánh của thế gian. Dù mới phát tâm hay thành tựu quả Phật, hai trí ấy vẫn không thay đổi. Đó là mượn trí Phật giác ngộ chúng sanh, để chúng sanh đạt trí Phật 11. Sự khác biệt của cõi Ta bà và mười phương đều được hiển hiện qua thần lực Phật (như phần hỏi đáp của Văn Thù và các Bồ-tát thượng vị) Trong các cõi Phật, cõi Kim Sắc của Phật Bất Động Trí là cõi Phật an trụ; chín cõi nước và chín đức Phật khác là sự trang nghiêm, là pháp tánh. mười địa, Như lai xuất hiện là thành chánh giác, thanh tịnh pháp Phật.

5- Phần sau hỏi về Duyên lực: hiểu rõ chủ thể đối tượng diệu là điều kiện phát sanh mười tín, các đức Phật đều tin hiểu, trọn vện hạnh nguyện bằng trí này. Cõi nước tên Kim Sắc: Thể của nhân quả là pháp thanh tịnh. Phật tên Bất Động Trí: vô minh vốn không, khô gì lay động, tùy cảnh biết pháp, tùy người biết khả năng như âm vang theo tiếng, không có nơi chốn hình thể là trí, không lấy bỏ là Bất Động. Nhân quả: Trí vi diệu là nhân, Phật Bất Động là quả. Song nhân quả tác động lẫn nhau. Nếu dùng trí phân biệt các pháp thì trí là nhân, Bất Động là quả. Nếu phân biệt hệu phát sanh từ trí thì Bất Động là nhân, trí vi diệu là quả. Trí và huệ cũng không phải là nhân quả, vì thể tánh không đầu cuối, không thể nắm bắt được. Đó là sự tự tại của pháp giới, không như nhân quả so sánh của thế gian. Dù mới phát tâm hay thành tựu quả Phật, hai trí ấy vẫn không thay đổi. Đó là mượn trí Phật giác ngộ chúng sanh, để chúng sanh đạt trí Phật 11. Sự khác biệt của cõi Ta bà và mười phương đều được hiển hiện qua thần lực Phật (như phần hỏi đáp của Văn Thù và các Bồ-tát thượng vị) Trong các cõi Phật, cõi Kim Sắc của Phật Bất Động Trí là cõi Phật an trụ; chín cõi nước và chín đức Phật khác là sự trang nghiêm, là pháp tánh. mười địa, Như lai xuất hiện là thành chánh giác, thanh tịnh pháp Phật. thiện xảo ( uẩn thiện xảo: đủ năm uẩn như người đời nhưng không chấp năm uẩn giới thiện xảo: sanh trong ba cõi 1 giới nhưng không nhiễm; xứ thiện xảo: ba cõi sáu nẻo là xứ, thiền định giải thoát không thuộc xát. Sống trong pháp thế nhưng không đắm nhiễm. Duyên khởi thiện xảo: sống trong 12 duyên nhưng không bị trói buộc. Dục sắc vỏ sắc giới thiện xảo: sống trong ba cõi nhưng không chấp. Quá hiện vi thiện xảo: tự tại trước sự dung nhiếp của ba đời).

6- Bảy giác và ba không.

7- Sáu độ bốn tâm vô lượng.

8-  Mười lực.

9- Mười vua ủng hộ (quả Phật và hạnh nguyện).

10- Hạnh lợi sanh.

11- Pháp làm người thù thắng trong chúng sanh.

12- Văn Thù nghe 110 câu hỏi, khen tài năng của Trí Thủ.

13- 10 nguyện, trả lời những câu hỏi trước để so tín thanh tịnh thân ngữ ý.

1) Nương pháp tu tập đạt lợi ích, biến 10 pháp thế giant hành 10 nguyện, tâm tu tập của mười tín. Tuy là tâm hữu vi nhưng đủ khả năng thành tựu mười tru. Trí bi hành nguyện của năm vị sau đều bắt nguồn từ đây. Nếu Bồ-tát tu tập thiếu những nguyện lớn thì sự giải thóat đạt được chỉ là hạnh của Thanh Văn Độc giáo, chỉ sanh về cõi tịnh, không có nhân thành Phật. Vì thế Bồ-tát phát tâm trong Minh này phải tâm hữu vi ấy, thành tựu lý tú.

Phẩm: BỐN ĐẾ

Có sáu ý:

  1. Tên Bồ-tát: hạnh nguyện của Bồ-tát.
  2. Cõi nước: lý chứng đạt.
  3. Tên Phật: trí đạt được.
  4. Phương hướng pháp chứng.
  5. Thành tựu hạnh nguyện của mười tín.
  6. Sự giống khác của mười tín.

Phẩm: HIỀN THỦ

Có năm phần. Tên phẩm: Hiền Thủ: (tên Bồ-tát đặt theo hạnh nguyện, tên phẩm đặt theo pháp và hạnh mà Bồ-tát thuyết giảng) Tin hiểu nhân quả của Như Lai, hạnh Phổ Hiền và năm vị. Tâm nhu thuận, tỉnh giác, chân thật, thích làm lành lợi ích chúng sanh. Từ phàm phu thông đạt nhân quả lý trí của pháp giới, thành tựu lòng tin bằng nhân quả của Phật, Văn Thù, Phổ Hiền. Nghĩa phẩm: công đức hạnh nguyện hướng đến quả Phật của mười tín. Tông chỉ: phát lòng tin, đạt phước đức. Sự tiến thoái của mười tín: có hai cách giải thích. Về ba thừa, ba cách phát tâm trong luận khởi tín: thành tựu lòng tin, tin hiểu tu hành, chứng nhậo. Thành tựu lòng tin: từ thân chúng sanh tu tập căn lành, tin nghiệp quả, chán khổ sanh tử, cầu pháp bồ đề vô thượng, được gặp Phật, phụng sự cúng dưỡng, tu tập suốt một kiếp. Hoặc từ tâm bi phát tâm tu tập, hoặc phát tâm hộ pháp khi chánh pháp sắp diệt. Người phát tâm nhập chánh định tu không thoái chuyển, đủ nhân an trụ pháp Như Lai. Tin hiểu: suốt một kiếp tu tập, Bồ-tát hiểu rõ pháp chơn như, tu nhưng không chấp tướng. Chứng nhập: chơn như là pháp mà từ khi thanh tịnh tâm đến lúc trọn vẹn hạnh Bồ-tát chứng nhập. Cảnh giới là do thức chuyển, ở đây không có cảnh giới, chỉ có trí chơn như, pháp thân. Luận Khởi tín dạy: nếu chúng sanh những kẻ đầy dẫy phiền não tu tập pháp lành nhỏ gặp Phật cúng dường thì đạt quả trời người nhị thừa. Đối với pháp đại thừa, chúng sanh không kiên định. Người phát tâm bằng cách nương người khác, nương pháp nhị thừa, hạnh giải không thật, còn thấy chứng đắc đều là người còn thoái chuyển. Hơn nữa: có bốn phương tiện để người tu tập pháp lành, tùy thiện pháp chơn như:

1. Căn bản: quán tánh các pháp không sanh, đoạn vọng kiến, không trụ sanh tử, biết pháp do duyên sanh, nghiệp qủa tương xứng, phát lòng bi tu tập phước đức, độ sanh, không an trụ Niết-bàn.

2. Chỉ: hối hận những lỗi lầm không để pháp ác tăng trưởng. Vì tánh pháp không tội lỗi.

3. Phát khởi căn lành: siêng năng cúng dường Tam Bảo, khen ngợi, vui vẻ với việc làm ấy, tăng trưởng lòng tin, cầu đạo vô thượng, nhờ oai lực của Tam Bảo tiêu trừ nghiệp chướng, kiên cố căn lành. Vì tánh pháp không chướng hoặc.

4. Bình đẳng: thệ độ tất cả chúng sanh đạt Niết-bàn vô dư. Vì tánh pháp rộng lớn bình đẳng cùng khắp, không hai, không phân biệt, luôn tịnh định. Phát tâm như vậy, Bồ-tát thấy được một phần pháp thân, hiện tám tướng thành đạo, lợi ích chúng sanh nhưng Bồ-tát chưa chứng được pháp thân vì chưa đoạn nghiệp quá khứ, còn khổ vi tế. Việc thấy một phần pháp thân chính là đạt mười trụ… sau vị tín. Bồ-tát ba thừa viên mãn vị tín đạt trụ thứ một, nhờ nghiệp lực thành tựu quả Phật. Về nhứt thừa: ở Kinh nầy, Bồ-tát mười tín phát tâm: nương quả Phật và sự dung nhiếp nhân quả vô tận của trí căn bản. Tin hạnh quả viên mãn của Phật ở diện Phổ quang thuộc lần thuyết pháp thứ hai là tự tin, nhập mười cõi Kim Sắc… là lý tự giác; Phật Bất Động… là trí Phật nơi tâm. Vi Thù là trí vi diệu của tâm. Thông đạt tánh tướng thể dụng của các đức Phật ba đời là phát tâm. (Ý nghĩa của sáu phẩm như đã nói ở trước). Bồ-tát mười tín nương pháp giới, trí nhứt thiết phát tâm, không nương Phật, pháp Phật, Bồ-tát, pháp Bồ-tát, thanh văn duyên giác, pháp thế xuất thế phát tâm. Trong ba thừa, người phát tâm bồ đề bằng cách nương tựa pháp hữu vi vị này không nương quả Phật sau ba-tăng-kỳ kiếp, quả Phật ba đời để phát tâm vì thế không thoái chuyển. Những ai chưa thuần thục thì còn thoái chuyển. Mười tín mười trụ Không thoái chuyển vì tin thân mình là Phật, không phân biệt minh người. Từ trí không trụ của Phật huyển hóa cái pháp trang nghiêm nhưng tánh pháp giới rộng lớn cùng khắp như ảnh với hình thổ tánh giống nhau. Trí thân các đức Phật như bóng, pháp Phật như vang, tin hiểu như thế là thành Phật không thoái chuyển. Thân tâm cảnh giới đều là pháp giới, thể dụng lý trí an trụ nơi nào và thoái chuyển nơi nào? Nếu thân tâm có nơi nương dừng, không chứng đắc, tất cả sự phân biệt như tiếng vang trong không trung tùy vật cản thành tiếng. Tin hiểu như vậy thì không thoái chuyển. Người phát tâm chấp hình tướng là còn thoái chuuyển. Vì thế người phát tâm trong luận Khởi tín phần nhiều bị thoái chuyển. Người nương trí Phật, thừa vô thượng phát tâm, vĩnh viễn không thoái chuyển. Người thoái chuyển là người chưa thành tựu lòng tin, chấp pháp, còn phân biệt, như câu Bồ-tát trải qua vô số kiếp… (như trước). Bồ-tát Phổ Hiền nói: Người nghe pháp Như Lai dù không tin vẫn gieo hạt giống trí Kim Cang. Người nương nhân vô thượng thì không thoái chuyển. Người nương nhân thành Phật hiện tại là người chưa tin. Nghĩa văn: Nghĩa phẩm: 1 đoạn:

1. (2 hàng kệ) Văn Thù xin giảng công đức phát tâm bồ đề.

2. (71 hàng kệ) Bồ-tát Hiền Thủ trả lời. (3, hàng sau: sự cảm ứng của pháp).

3. ( hàng kệ) công đức phát tâm rộng lớn khó lường, tùy khả năng thuyết giảng một phần. Vì tâm bồ đề không thể đo lường thì công đức cũng thế.

4. (6 hàng) nhân phát tâm.

5. (1 hàng) lợi ích do tin Tam Bảo.

6. (9 hàng) tinh tấn tu hành đạt quả tương xứng.

7. (11 hàng) Bồ-tát đạt quả, giáo hóa chúng sanh, tự tại cúng dường.

8.  (160 hàng) nhân quả phóng ánh sáng.

9. (20 hàng) nơi phóng ánh sáng và sự khác nhau của ánh sáng.

10. (11 hàng) định tự tại, tự nhập xuất định Dại Phương Võng, tùy nghiệp, chúng sanh thấy biết khác nhau. Các đưc Phật tự tại đạt đạo, tùy thuận chúng sanh nhưng tâm Như Lai vốn không tạo tác, trí tùy thuận không đến đi như vang theo tiếng, như nước thấm nhuần cỏ cây, như mùa xuân giúp cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, như cá rồng trong nước, như cây trong đất, như lửa nấu chín thức ăn, như hơi thở của con người. Đó là ví dụ trí chơn như không vọng chấp. Vì vọng chấp nên dù đạt một phần đạo xuất thế vẫn chưa tự tại.

11. (1 hàng) 20 ví dụ.

12. (1 hàng) tin mình đủ trí Phật.

13. ( hàng) tin tu đạt phước.

14.  (3, hàng) Bồ-tát Hiền Thủ thuyết pháp cảm ứng các đức Phật. Nghĩa văn đã rõ. Phẩm lên núi Tu di nói pháp mười tru nhập chơn như thật chứng là phần tựa. Năm phẩm tiếp theo là phần chính. Cuối phẩm minh pháp là phần kết.

Phẩm: LÊN NÚI TU DI

Pháp mười trụ gồm sáu phẩm Kinh: lên núi Tu di… minh pháp. Phẩm này có ba phần: Nghĩa phẩm: Đây là sự thăng tiến của mười tín. Biểu pháp: Núi này ở giữa bảy núi, bảy biển… như trước đã nói biểu hiện cho việc không thể dùng tâm sanh diệt chứng đạt pháp mười trụ. Bồ-tát tự tại an trụ nơi định, không suy xét nhiếp phục, xứng lý bình đẳng và pháp thân. Định này làm phát sanh trí vi diệu, đoạn hết vô minh, đạt trí trang nghiêm của Phật, vượt trên vọng tình, hiểu rõ pháp Phật, sanh trong nhà trí Phật, tính tắc đoạn trừ vô minh ba cõi, dần đoạn phiền não. Như câu: cảnh giới Bồ-tát rộng lớn như hư không, Bồ-tát an trụ nhà Phật, như Phật, đủ công đức cảnh giới của Phật, đạt trí hiện thân độ sanh của Phật, vừa phát tâm phát tâm được các đức Phật mười phương khen ngợi, cảm động trời đất. Khác với quan điểm Bồ-tát ba hiền của ba thừa, Bồ-tát này nương trí căn bản của Phật phát tâm, đủ trí Phật ở ba thừa Bồ-tát quán ba Không, nhiếp phục phiền não hiện hành. Bồ-tát này nương nơi trí Phật phát tâm, dùng trí đoạn tập khí, đạt trí căn bản không đoạn trừ không nhiếp phục. Vì thể dụng tự tại, tự tại an trụ thiền định hành mọi hạnh như Phật, không ra khỏi, không chìm đắm, nước lớn tâm bi như A-tu-la ở biển. Vì sao không lên điện của bốn thiên vương? Vì điện của bốn thiên vương ở bốn bên núi Biện Phong, chưa tiêu biểu cho sự thăng tiến đoạn tướng hiện trí không thoái chuyển. Thiện Tài đạt pháp ở đây cũng thế. Vượt trên vọn tình là núi, không phải lên núi thật. Đạt trí Như Lai chỉ dạy mọi loài, Không phải là Đế Thích thật. Nghĩa Văn, Nghĩa phẩm: thân hạnh rộng lớn của Như Lai (như câu: chúng sanh khắp nơi đều thấy hiện tượng này). 10 đoạn:

  1. (3 hàng) thần lực kiện khắp mười phương của Phật.
  2. (1, hàng) không rời cội bồ đề, Phật lên cung Đế Thích.
  3. (7 hàng) thấy Phật đến, Đế Thích trang nghiêm bảo tòa.
  4. (2 hàng) Đế Thích thỉnh Phật vào cung.
  5. (3 câu) Như Lai nhận lời.
  6. (3 hàng) mười phương đều như vậy.
  7. (1, hàng) Nhờ thần lực Phật nhạc trời tự vang.
  8. ( hàng) nhớ nghiệp xưa, Đế Thích nói Kệ khen ngợi
  9. (2, hàng) Đại chúng nói Kệ khen Phật, mười phương đều như thế.

    10. (2 hàng) Như Lai an tọa, cung điện tự biến rộng, mười phương như vậy. Nghĩa văn: Không rời cội bồ đề: thổ bồ đề không đến đi xa gần; trí thân Như Lai hiện khắp không trong ngoài, pháp giới đan cài không lớn nhỏ, tâm cảnh là một, các pháp không tánh, một nhiều dung hợp. Đế Thích thấy Phật đến: từ tánh không đến đi Như Lai hiện tướng đến đi. Thể tánh mê ngộ là một. Đế Thích dùng thần lực trang nghiêm cung điện: sự gia hạnh. Tòa sư từ Phổ Quang minh: bảo tòa tùy địa vị phước đức của Đế Thích. Vì mười trụ đạt trí Phật, không lo sợ. Ngân bậc cấp: mười trụ là người mới vào dòng Thánh tâm còn chấp pháp (sự biểu pháp thể hiện sự thăng tiến) Tất cả các vật trang trí trên bảo tòa đều là quả của hạnh (như trước) Đế Thích nghiêng mình: tôn kính Như Lai. Thỉnh Phật vào cung: hạnh khiêm hạ. Như Lai nhận lời: vị tín nhập mười trụ. Nhớ lại căn lành… nhớ sức định thấy mình đủ trí huệ căn lành như các đức Phật. Mười đức Phật là công dụng của mười trụ. Trong 20 hàng kệ, hai hàng đầu khen ngợi Phật Ca Diếp (Ca Diếp ba: ẩm quang: ánh sáng thân Phật hơn cả ánh sáng mặt trời mặt trăng và thiên tử) hai hàng tiếp khen ngợi Phật Câu na mâu ni (Ca na mâu ni, Câu na. Kim, mâu ni Phật sắc thân vàng ánh) hai hàng khen ngợi Phật Ca La cưu đà (Ca la cưu thôn đà: đoạn trừ những gì đáng đoạn) hai hàng khen ngợi Phật Tỳ Xá Phù (Biến nhứt thiết tự tại) hai hàng khen ngợi Phật Thi Khí (Thức Khí na: Trì Kế, Hữu Phát) hai hàng khen ngợi Phật Tỳ bà Thi (Tịnh quán, thắng quán, chủng chủng quán) hai hàng khen ngợi Phật Phất Sa (Kính Sa: tăng thạnh) hai hàng khen ngợi Phật Đề Xa (Đề Sa: thuyết pháp độ nhơn) hai hàng khen ngợi Phật Ba Đầu ma hoa (Bát Đặt mang: hoa sen đỏ) hai hàng khen ngợi Phật Nhiên Đăng. Ba đức Phật trước thuộc kiếp hiện tại, bảy đức Phật sau thuộc kiếp quá khứ. Vì người đạt mười trụ thấy pháp giống nhau, pháp Phật cũng vậy. Cát Tường: núi phước lành; Thăng tiến: sức định kiên cố như núi, là trí của các đức Phật xưa nay. Bốn hàng kinh từ : như cõi này… phânt hành bốn ý: cõi này khen công đức Phật. Mười phương đều như thế. Như Lai vào điện, cung điện tự biến rộng. Vì đức của Phật không phân biệt mình người nên đại chúng đều thấy và đạt vị.

Phẩm: TRÊN NÚI TU DI NÓI KỆ KHEN NGỢI

Có bốn phần: Tên phẩm: mười Bồ-tát tùy pháp tu chứng nói Kệ khen ngợi để Bồ-tát có trọn vẹn lòng tin chứng nhập. Vì các đức Phật xưa nay đều đủ trí bi. Bồ-tát này là đức Phật vị lai, xứng hợp các đức Phật. Nghĩa Phẩm: Bồ-tát mười trụ nói Kệ khen ngợi để mười tín nhập mười trụ. (khen ngợi Phật quá khứ, hiện tại ) mười đức Phật là Phật quá khứ, Đức Tỷ lô giá na là Phật hiện tại. Người tu hành nhập vị là Phật vị lai ( Nghĩa sáu phẩm như trước ) Nghĩa Văn: nghĩa phẩm 11 đoạn:

  1. (19. hàng) Phật dùng thần lực tập hợp đại chúng.
  2. (10 hàng Kệ) Bồ-tát pháp huệ khen ngợi Phật.
  3. (10 hàng Kệ) pháp không tướng là pháp chơn thật.
  4. (10 hàng) phàm phu không hiểu tánh chơn thật của năm uẩn nên phải nghe người thuyết giảng mới rõ.
  5. (10 hàng) thể tánh các pháp không vọng kiến. Vì vọng kiến không thấy chơn tánh.
  6. (10 hàng) không có sự đoạn diệt, pháp không có không.
  7. (10 hàng) ngôn ngữ không biểu đạt được chơn tánh.
  8. (10 hàng) các pháp không tan hợp.
  9. (10 hàng) thể của pháp Phật không phân biệt, không tên gọi.
  10. (10 hàng) tâm bi lợi sanh của Phật. Mười phần Kệ của mười Bồ-tát là pháp dạy người nhập mười trụ không nương tựa, đoạn chấp, an trụ cảnh Phật. Đoạn một phân thành bảy phần:
  11. (. hàng) Bồ-tát tập hợp.
  12. (3. hàng) tên cõi nước của Bồ-tát.
  13. (3 hàng) các đức Phật mà Bồ-tát phụng sự.
  14. (2 hàng) Bồ-tát hóa hiện bảo tòa an tọa.
  15. (2 hàng) Bồ-tát nơi mười phương đều thế.
  16. (2. hàng) Phật phóng ánh sáng từ đầu ngón chân chiếu khắp các cõi (ánh sáng của các vị như trước).
  17. (1 hàng) Bồ-tát pháp Huệ nói Kệ khen Phật. Bồ-tát pháp Huệ:

Người tu. Cõi nhân đà la: pháp tu. Phật Thù Đặt Nguyệt: quả chứng. Bồtát trụ thứ một đã có thể hiện thân thành Phật khắp mười phương, chỉ dạy chúng sanh, đạt trí huệ. Trí huệ thông đạt tất cả. Không hiểu một là không hiểu tất cả, hiểu một là hiểu tất cả. Người đáng độ tự thoát mê trí huệ hiện khắp. Vì sự sâu rộng của mê ngộ nên dùng số bụi để so sánh. Phật Thù Đặt Nguyệt: thanh tịnh, Bồ-tát sanh vào nhà trí Phật, dập tắt lửa phiền não vô minh từ vô thỉ, đủ trí sáng thanh tịnh như mặt trăng. (Tên Phật, Bồ-tát, cõi nước của các vị đều tùy từng địa vị ) mười Bồ-tát là người tịnh tu phạm hành với các đức Phật. Vì mỗi vị đều từ trí huệ pháp thân của mình thanh tịnh phiền não. Trí huệ hiển hiện, hạnh nguyện thanh tịnh. Vì thế pháp tánh trí huệ tự tại không sanh diệt và đó là quả Phật của tự tâm. Vì thế người phát tâm nên nương pháp nơi tự thân. Mỗi vị đều hóa hiện tòa sư tử. Bồ-tát Pháp Huệ ở phía đông là điều kiện đầu nhập vị đoạn hoặc sau khi phát tâm chỉ dạy mọi loài. Tòa ấy là tòa quả Phật, chuyển vô minh phiền não thành trí lớn, chuyển tâm cảnh thành pháp giải thoát. Kiết già phu tọa: chuyển vọng thành chơn. mười Bồ-tát này chính là Bồ-tát mười tín, nhưng phân biệt để chỉ dạy kẻ hậu học vì thế lần thứ một nêu thiên thần đạt quả Phật khuyên chúng sanh tu tập, đạt trí huệ Phật. Lần thứ hai nêu Phật Bất Động là thành tựu lòng tin. Kế đó nêu pháp năm vị để chúng sanh tin hiểu. Nếu không như thế, chúng sanh tuy hiểu pháp nhưng không hiểu hạnh nguyện. Vì vậy, bộ Kinh này nêu rõ nhân, quả, lý, trí, giáo, hạnh, người tu, pháp chứng, để kẻ hậu học không đi sai đường. Tâm đạt chơn, thấy đạo của mười tru chính là quả giác ngộ của các vị sau. Như 10 người con, người sanh trước là lớn.