TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 15

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Bốn hàng bắt đầu từ: cách vô số cõi nước bằng số bụi trong mười cõi Phật về phía tây… có mười ý như trước. Phương hướng: phương tây; khoảng cách (như trước). Tên cõi nước: Liên Hoa sắc, nhờ tu tập tâm ý dần thù thắng, thanh tịnh không đắm nhiễm bốn sắc. Mười tín quán pháp không, tánh không bằng tâm sắc để điều phục tâm đắm nhiễm. Tên Phật: Diệt Ám Trí. Hành kim ở phía tây là cọp trắng, sát hại, u tối, không lành, khổ đế. Nghĩa là mười tín tiến tu tâm thù thắng phá trừ ngu tối mình người. Tên Bồ-tát: Tài Thủ, mười tín đem lại lợi ích cho chúng sanh bằng pháp tài. Phật là trí tự giác; Bồ-tát là hạnh của trí, tu tập cả hai. (Các phần còn lại như trước) vị này tu tập mười Ba-la-mật trong thể nhẫn Ba-la-mật.

Bốn hàng từ… phía bắc… có mười ý như trước: phương hướng: phương bắc. Khoảng cách (như trước). Tên cõi nước: Chiêm Bặc Hoa sắc (hoa màu vàng) là công đức dung hòa của tín thứ tư, màu vàng là màu chính trong năm màu, màu của cung đình, phước đức vui vẻ, tâm thanh tịnh, tướng phước đức. Tên Phật: Oai nghi trí. Phía bắc là quả khảm, khảm là thầy, vua. Vua có đức cai trị, thầy chỉ dạy pháp tắc. Oai nghi trí là dùng pháp tắc chỉ dạy chúng sanh, hình tướng đoan nghiêm. Tên Bồ-tát: Bảo Thủ, lợi sanh bằng phép. Vị này tu tập mười Ba-la-mật trong thể tinh tấn Ba-la-mật (các phần còn lại như trước).

Bốn hàng… phía đông bắc… có mười ý như trước: phương hướng:

đông bắc, quả cấn: con út, nhi đồng, khai sáng, buổi sớm. Khoảng cách: (như trước). Tên cõi nước: Ưu bát la hoa (hoa sen xanh). Tên Phật: Minh Tướng Trí. Tâm thù thắng, là Đức Phật nơi tâm, không phải Đức Phật ngoài tâm. Tên Bồ-tát: Công Đức. Vị trước là pháp bảo, vị này là công đức, lợi mình lợi người. Vị này tu mười Ba-la-mật trong thể thiền Bala-mật.

Bốn hàng… phía đông nam… có mười ý như trước. Phương hướng: đông nam, quẻ tốn (phong tục, gia giáo), với hiện tượng là phương, với người là thuyết giáo như người quân tử chỉ dạy mọi người. Kinh dịch chép: quân tử chỉ dạy, mọi người tùy thuận như gió lướt qua cỏ. Chúng ta nhìn hiện tượng để biết gió thổi. Tốn là mọi người tin thuận. Trong bốn đại, gió là hơn hết. Trời đất giữ vững nhờ gió, con người nhờ gió được tồn tại, mặt trời mặt trăng nhờ gió vận hành. Phong giáo là chỉ dạy kẻ ngu biết pháp đúng sai. Quẻ tốn ở phía đông nam (như trước đã nói). Khoảng cách như trước. Tên cõi nước: kim sắc (tín thứ một, hành kim ở phương đông, là bước đầu của tín. Vị này lòng tin thù thắng hơn, hành kim ở tháng tư, sanh vào giờ tỵ, giáo hóa chúng sanh bằng pháp Phật). Tên Phật: Cứu Cánh Trí, lòng tin tăng trưởng, giáo hóa chúng sanh, đạt trí vi diệu. Quẻ tốn là phong, với sự vật là thuyết, với sự chỉ dạy là giáo, với phàm phu là tư, với Thánh hiền là huệ, là đức của ly, màu đỏ, văn chương; là đức của đoài, thanh tịnh, là kim, khẩu, có khả năng thuyết pháp thanh tịnh. Tên Bồ-tát: Mục Thủ, lòng tin thù thắng phân biệt đúng sai, không mê hoặc như quẻ tốn ở đông nam, giờ sửu, là gió, hợp với sao ky. Ky là gió. Vị này chủ yếu tu Bát-nhã Ba-la-mật, dùng trí phân biệt đúng sai phát khởi trí vi diệu mình người. (Mục: khả năng phân biệt đúng sai) đông nam là lúc phân định đúng sai đến giờ ngọ mọi việc đều xong. (Ngọ là sáng suốt). Việc Thiện Tài đi về phía nam cầu học nơi các bậc thiện tri thức là học pháp không, không tạo tác, là công dụng vi diệu. Trong cách biểu hiện địa vị vua tôi, cha con, thầy trò, vua ở phía bắc, bề tôi ở phía nam. Cai trị đúng đắng sáng suốt, là đạo thường không tạo tác. Phía nam là quẻ ly, ở giữa trống, là mắt, sáng, mặt trời, tâm, không phải là mắt tai mũi lưỡi thân tâm nhưng cũng không ngoài những pháp ấy. Đây chỉ là mượn hình ảnh chỉ dạy chúng sanh. Với người đạt đạo, mọi pháp đều là chơn như, nói hay im đều hợp chơn như. Vị này tu mười Ba-la-mật trong thể Bát-nhã Ba-la-mật.

Bốn hàng… phía tây nam… có mười ý như trước. Phương hướng: tây nam, quẻ khôn, giữa giờ mùi thân, khôn là đất, tin thuận, tịnh, chuyên chở, nuôi lớn, mẹ, viên mãn. Khoảng cách như trước. Tên cõi nước: Bảo sắc, tín thứ bảy thành tựu lòng tin bằng phương tiện Ba-lamật, độ thoát chúng sanh bằng tâm bi như mẹ thương con. Đó là quả của sự thuyết pháp lợi sanh. Tên Phật: Tối Thắng Trí, tâm bi rộng lớn, vào đời dộ sanh như đất nuôi lớn vạn vật. Tên Bồ-tát: Tinh Tấn Thủ, vào đời độ sanh bằng tâm bi không mỏi mệt. Vị này chuyên tu phương tiện Ba-la-mật.

Bốn hàng… phía tây bắc… có mười ý như trước. Phương hướng: tây bắc, quẻ càn. Càn là kim loại, cứng, cha. Khoảng cách như trước.

Tên cõi nước: Kim cang, nguyện Ba-la-mật kiên cố, trí thù thắng của trí thứ tám. Tên Phật: Tự Tại Trí. Trí huệ tự tại như trí của trụ thứ tám… địa thứ tám. Tên Bồ-tát: Pháp Thủ, lợi sanh bằng pháp. Vị này chuyên tu nguyện Ba-la-mật.

Bốn hàng… phía dưới… có mười ý như trước. Phương hướng: phía dưới, là biên giới của phong luân, rất chắc. Giả như có một lực sĩ đánh vào phong luân, kim cang có thể nát vụn, nhưng phong luân vẫn như cũ. Nghĩa là tín thứ chín như trụ… địa thứ chín, dùng pháp giáo hóa chúng sanh, tâm kiên cố như gió. Khoảng cách như trước. Tên cõi nước: pha lê sắc. Vật này có bốn màu: xanh vàng đỏ trắng. Ở đây là màu trắng (bạch tịnh), là pháp thân, trí vi diệu. Tên Phật: Phạn Trí, trí thanh tịnh, Bồ-tát này tạo lợi ích cho mình, người bằng trí thanh tịnh. Tên Bồ-tát: Trí Thủ. Phía dưới là thiền, định tĩnh, khiêm hạ, trí căn bản, phía trên là quán sát, soi rọi như mặt trăng mặt trời trong hư không. Vị này chuyên tu lực Ba-la-mật.

Bốn hàng… phía trên… có mười ý như trước. Phương hướng: phía trên, như mặt trăng, mặt trời, sao trong hư không soi chiếu vạn vật. Trí an trụ pháp không quán sát căn tánh chúng sanh. Khoảng cách như trước. Tên cõi nước: Bình đẳng sắc, phía trên là pháp không, không hình tướng, bình đẳng. Vì này tuy quán pháp không nhưng còn thức phân biệt pháp không nền còn sắc. Tên Phật: Quán Sát Trí. Vị này dùng trí quán sát mình người thân tâm đều không, như bóng. Tên Bồ-tát: Hiền Thủ. mười cõi nước là lý vi diệu, Phật là trí vi diệu, Bồ-tát là hạnh của trí, đạt mười pháp này là Hiền Thủ. Khoảng cách: cách vô số cõi nước bằng số bụi trong mười cõi Phật, là sự dung hợp đan cài như hình bóng, mê thì cách xa ngàn dặm, ngộ thì ngay nơi tâm. Vì mê nên cõi nước ở phương khác, ngộ thì ngay pháp tánh. Khoảng cách chỉ là sự phân biệt của kẻ mê người ngộ nhưng trong pháp giới cõi Phật không có khoảng cách. Số: Bồ-tát cũng mượn số bụi trong cõi Phật để đếm, thể hiện lòng tin cũng như Bồ-tát, dùng trí biết căn tánh chúng sanh, hành hạnh Phổ Hiền, giáo hóa cùng khắp. Đây là trả lời những câu hỏi về cõi Phật, sự an trụ của Phật, sự trang nghiêm. Phần Văn Thù thuyết pháp có bảy ý:

  1. (2 hàng) Văn Thù quán sát đại chúng.
  2. (3 hàng) khen ngợi bốn sự mầu nhiệm của cõi Phật.
  3.  (2, hàng) các Đức Phật tùy căn tánh chúng sanh thuyết giảng giáo pháp.
  4. (3, hàng) thân tướng hạnh nguyện độ sanh của Phật.
  5. Danh hiệu Phật (vô số Phật với những tên gọi khác nhau. Mười ngàn là số tròn, là sự rộng lớn bao hàm, danh tự bình đẳng không phân biệt tốt xấu).
  6. ( hàng) khẳng định sự giống nhau của các cõi nước.
  7. Đức Phật thuyết giảng hạnh nguyện xưa của mình.

Đây là phần trả lời 2 câu hỏi. Phẩm bốn Thánh đế chỉ dạy tất cả pháp Phật không ngoài bốn đế. Phẩm danh hiệu Như Lai không chỉ nói về sự rộng lớn của danh hiệu Phật mà còn nói về sự rộng lớn của ba nghiệp thân khẩu ý của Phật, Bồ-tát Văn Thù (rõ như trong kinh). Đó là dạy chúng sanh tin mình như Phật nhân quả của mười tru… địa mười một cũng thế. Ngoài ra phẩm này còn dạy Bồ-tát đạt vị tín, biết danh hiệu rộng lớn của Phật là quả Phật. Phẩm xuất hiện nêu sự tu tập trọn vẹn hạnh quả. Vì thế Như Lai phóng ánh sáng giữa chặn mày chiếu đến đỉnh đầu Văn Thù… (như trước). Hai phẩm lìa thế gian, pháp giới tuy nói sau nhưng ý nghĩa dường như đã có từ trước. Vì trước sau thông suốt, là pháp viên mãn. Phẩm pháp giới là thể của bộ kinh này, là nguồn cội của Thánh phàm. Lần trước tin quả Phật vì Phật Phổ Hiền là điều kiện đầu để chứng đạt, nghĩa là từ hành hạnh Phổ Hiền, thành tựu quả Phật, phát sanh lòng tin. Đã đủ lòng tin, tu tập pháp Phật nên mượn Văn Thù, Như Lai, bốn đế làm nhân quả nghĩa là tu học pháp vi diệu qua văn tự. Vì sao Như Lai không nói quả Phật lại phóng ánh sáng bảo Bồ-tát nói? Vì Như Lai muốn Bồ-tát oở vị nào thuyết giảng pháp môn của vị ấy để chúng sanh dễ hiểu. Văn Thù là điều kiện để chúng sanh tin quả Phật, là mẹ của trí vi diệu. Phổ Hiền là hình ảnh để chúng sanh tu tập. Hai vị đã thành tựu trí không tạo tác, tâm bi rộng lớn nên cùng nhau hỏi đáp. Phẩm Như Lai xuất hiện chỉ dạy nhân quả tánh tướng của trí hạnh là một. Để người phát lòng tin nhưng chưa thấu suốt thể dụng của pháp dễ hiểu.

Phẩm: BỐN THÁNH ĐẾ 

Phẩm này có ba phần:

  1. Tên phẩm.
  2. Nghĩa của phẩm.
  3. Nghĩa của văn.

 

 

Tên phẩm: Đế: thật, Như Lai nói bốn sự thật để chúng sanh tin hiểu. Vì sao chỉ có bốn? Bốn là nhiều, các pháp thế gian không ngoài bốn pháp khổ tập diệt đạo. Đoạn khổ là diệt, đạo là điều kiện để đạt Niết-bàn. Nhị thừa thích sự tịch tịnh, Bồ-tát thích sanh về cõi tịnh và

cho rằng cõi tịnh ở phương khác. Bồ-tát giữ hoặc để độ sanh (nếu không thì không chứng đạt Niết-bàn) hoặc sanh về cõi tịnh ở phương khác. Vì thế Niết-bàn của ba thừa có sự chứng đạt. Ba thừa quan niệm: Đức Phật ngồi trên tòa cỏ dưới cội bồ đề là Phật biến hóa. Đức Phật ở tòa sen đỏ cõi Ma-hê-thủ-la là Phật thật. Vì thế Bồ-tát chán ghét, ba thừa thích diệt đạo, ghét khổ tập. Bốn Thánh đế của kinh này là thật nghĩa. Vì tánh khổ là chơn, không chán ghét, không phân biệt cõi Phật, người tu đạo không thích Niết-bàn, không ghét sanh tử, an trụ pháp thật, tu pháp thật, không thương ghét vui buồn, như pháp giới không qua lại, không an trụ, tất cả cõi nước đều thuộc pháp giới. Đó là sự khác biệt của bốn Thánh đế trong một thừa và ba thừa, và là sự an lập tùy khả năng chúng sanh của Như Lai, phàm phu không biết được. Bồ-tát hành đạo bằng lòng tin cũng chưa hiểu. Kinh pháp hoa chép: với Thanh văn Phật nói pháp tứ đế, với duyên giác Phật nói 12 duyên sanh, với Bồ-tát Phật nói Ba-la-mật. Phẩm mười địa kinh Hoa Nghiêm, Bồ-tát địa thứ năm quán mười đế từ thể bốn đế, Bồ-tát địa thứ sáu quán 12 duyên. Tất cả đều từ bốn đế và 12 duyên. Với phàm Thánh tin pháp Phật nhưng chưa thành tựu tâm độ sanh, Phật dạy quán khổ của mình người, phát tâm cầu pháp Phật. Vì sự hiểu biết của chúng sanh khác nhau nên cách trình bày bốn đế và 12 duyên cũng khác. Đó là ngữ nghiệp rộng lớn của Như Lai. Kinh Anh Lạc nêu chín thừa pháp biểu hiện sự tu tập chứng đạt bốn đế 12 duyên khác nhau:

  1. Thanh văn thanh văn.
  2. Thanh văn duyên giác.

     3. Thanh văn Bồ-tát (trong ba thừa, mỗi thừa đủ ba, cộng thành chín, cả thừa bất tư nghi là 10) thừa nào cũng đạt quả viên mãn, không có khổ của ba cõi. Chúng sanh khác đều ở trong pháp sanh diệt của trời người, tuy hưởng diệu lạc nhưng không thoát khổ. Ba thừa tuy vượt ngoài ba cõi nhưng không đạt chơn như, chưa thành Phật. Nghĩa của văn: 12 đoạn: 11 đoạn đầu nói về bốn đế, từ bốn đế phân thành các pháp năm uẩn, 12 duyên, 000 pháp giải thoát khổ não. Đây là pháp tu của vị tín. Phẩm Quang minh giác hiện cõi Phật và hạnh nguyện rộng lớn. Từ thể trí căn bản, mười tín tu tập.

 

 

Phẩm: QUANG MINH GIÁC

Phẩm này cũng phân ba ý:

  1. Tên phẩm.
  2. Ý nghĩa của phẩm.
  3. Nghĩa văn.

 

 

Tên phẩm: Quang minh giác, ánh sáng Phật chiếu soi tất cả cõi nước trong pháp giới hư không. Trí thân pháp thân, hạnh nguyện của chúng sanh cũng thế. Nhờ ánh sáng ấy; chúng sanh phát lòng tu tập, người tu thấy tâm mình là pháp thân. Mười tín an nhập trụ thứ nhứt phải quán chiếu thấy rõ tâm cảnh là một, không phân biệt trong ngoài. Nếu không quán chiếu thì không đạt hạnh nguyện Phổ Hiền, thần thông của Phật. Ý nghĩa của phẩm: nhờ ánh sáng giác ngộ, mười tín tin thân tâm cảnh giới cùng khắp, đâu đâu cũng là Phật Bất Động Trí, là Văn Thù, Giác Thủ… vì ba nghiệp của mười tín như Phật. Mười Đức Phật là quả nơi tâm, Văn Thù là trí vi diệu nơi tâm, chín Bồ-tát là hạnh, mười cõi nước là pháp. Nghĩa văn: 2, hàng phân thành năm:

  1. Nơi ánh sáng phóng.
  2. Khoảng cách ánh sáng chiếu đến.
  3. Bồ-tát các nơi tu tập.
  4.  Cõi Phật trí Phật.
  5. Văn Thù nói kệ.

Nơi ánh sáng phóng: kinh dạy: “Bấy giờ, từ tướng bánh xe dưới chân Phật phóng trăm ức ánh sáng”. Đó là ánh sáng Phổ chiếu diệu thập phương tạng được phóng từ hướng lông trắng giữa chặn mày của lần thuyết thứ nhứt, dạy các Bồ-tát an nhập tín vị… năm vị. Từ đó Bồtát tuần tự tu tập đạt vô số phước đức. Tạng có hai ý:

1/ Chúng sanh có khả năng lãnh thọ pháp này, như Bồ-tát Văn Thù khen Thiện Tài: lành thay! Công đức tạng! Ông đã đến đây.

2/ Bi trí pháp thân ánh sáng này chiếu soi chúng sanh căn lành trong mười phương, thành tựu bi trí lớn đem lợi ích cho mọi loài. Ánh sáng được phóng từ tướng bánh xe là ánh sáng phóng từ tướng lông trắng giữa chặng mày của Phật, chiếu khắp mười phương, nhập vào chân Phật. Nghĩa là dùng ánh sáng mười địa tạo mười tín. Ánh sáng phóng từ bàn chân biểu hiện quả là điều kiện đầu tiên để thành tựu vị tín. Về mười trụ, ánh sáng phóng từ đầu ngón chân Phật vì mười trụ vừa khế hợp chơn như, vào dòng Thánh, sanh trong nhà Phật (mười hạnh… mười địa như trước). Tất cả đều dùng quả làm nhân, tu tập thành quả nhưng bản thể của nhân quả không thay đổi. Ánh sáng từ tướng bánh xe dưới bàn chân là nêu quả tạo lòng tin. Người tu hành nương thể của quả để thành thục hạnh nguyện. Sáu lần phóng ánh sáng là sự dung hợp hành tướng sáu vị. Phẩm pháp giới, Như Lai lại phóng ánh sáng giữa chặng mày là nói về sự tu tập năm vị và sự chứng minh của Như Lai, tất cả không ngoài thể pháp giới. Phẩm này là cội nguồn của các Đức Phật quá khứ hiện tại vị lai, là bản thể của tất cả các pháp. Khoảng cách ánh sáng chiếu đến (như trước).

Hỏi: vì sao không cùng lúc chiếu khắp mười phương, lại phải chiếu tuần tự từng phương?

Đáp: đó là tuần tự trong cùng lúc, vì trong pháp giới không có trước sau, tuần tự là sự tăng tiến của mười tín. Bồ-tát các nơi tập hợp là hạnh nguyện tu tập rộng lớn. Cõi nước và mười Đức Phật là trí đức rộng lớn của mười tín. Văn Thù nói kệ là trí vi diệu phân biệt của mười tín. Chúng sanh cũng có trí ấy. Mười cõi nước, mười Đức Phật, mười Bồ-tát đều là trí hạnh vốn có của mỗi người. Mười tín từ thể tánh này tu tập các vị. Vì thế dù đầu hay cuối đều là một. Trong hai pháp ấy, pháp thứ nhứt khó đạt. Vì trước phải độ mình, sau mới độ chúng sanh. Người mới phát tâm là thầy của trời người, vượt trên Thanh văn Duyên giác như kinh Niết-bàn đã nói: pháp khó đạt là phàm phu khó đạt mười tín. Phàm phu cho rằng Phật Bất Động Trí ngoài tâm. Khi đã đạt mười tín, dễ dàng tu tập mười trụ… quả Phật. Trong ba thừa, người tu mười tín phải trải qua mười ngàn kiếp. Ở đây trí căn bản là thể của giáo pháp. Chỉ cần thấu hiểu thật pháp thì không kể đến kiếp số như hai ngàn chứng ở phía đông thành giác, sáu ngàn Tỳ kheo độ được trên đường đến thành Giác là hạng thông trí, nghe ít hiểu nhiều, khiêm hạ nhân từ, luôn học đạo lớn đem lại lợi ích cho chúng sanh, là những người một đời thành tựu lòng tin tu tập các vị: nếu không tin Phật từ tâm thì luân hồi mãi, không độ thoát chúng sanh. Kinh dạy: không bao giờ có việc người bị trói lại cởi trói cho kẻ khác. Người phát tâm có hai ý:

  1. Tin hiểu tu tập (như mười Đức Phật và mười Bồ tát).
  2. Đủ lòng tin, phát tâm tu tập pháp khác.

– Phần kệ của phẩm này có hai ý:

1/ Văn Thù nói mười câu kệ khen ngợi công đức Như Lai để mười tín tin hiểu rõ hơn.

2/ Người tăng trưởng lòng tin thì ánh sáng chiếu xa hơn như việc quán sát cõi nước mười phương trống không, tâm quán sát ấy không trong ngoài, không biến đổi mười đức của Như Lai mà Văn Thù nói kệ khen là:

  1. (10 hàng) pháp thân không thể tánh.
  2. (10 hàng) lòng từ bi rộng lớn, vì chúng sanh phát tâm cầu đạo giác.
  3. (10 hàng) như Lai chỉ dạy chúng sanh bằng vô số pháp sâu xa;
  4. Như Lai hiểu rõ sự huyễn ảo của các pháp, tùy thuận hiện thân độ thoát chúng sanh.
  5. Công đức độ sanh, khuyên Bồ-tát hành mười hạnh.
  6. (1 hàng) tướng, không tướng, tùy công đức của chúng sanh Như Lai hiện tướng.
  7. (10 hàng) vô số đức tự tại không nương tựa, dạy mười tín phát tâm tu tập.
  8.  (20 hàng) phương tiện trí tuệ.
  9. (20 hàng) đức tinh tấn.
  10. (20 hàng) tánh chơn thật không phân biệt ba đời, là pháp không hai.

Phẩm Quang minh giác nêu pháp đạt quả Phật để mười tín tin mình như Phật. Pháp thân, trí bất động rộng lớn cùng khắp, từ xưa đến nay không phân biệt mình ngưới. Phàm Thánh đều có từ tánh không, đủ trí bi nguyện, trí Văn Thù, hạnh Phổ Hiền đều là thể dụng viên mãn. Vì mười tín nương 10 nguyện lớn cùng lúc tu tập đạt pháp thân trí thân huệ thân pháp thân là mười cõi nước, trí thân là mười Đức Phật, huệ thân là Văn Thù, đại bi là 10 nguyện. Như phẩm vấn minh: sau khi tin, hỏi đáp các pháp, thành tựu sức tin và tinh tấn tu tập. Vì sao mười tín do Văn Thù nói? Vì Văn Thù là trí huệ vi diệu phân biệt đúng sai của các Đức Phật. Khi đã phân biệt được đúng sai mới tu tập hạnh Phổ Hiền. Bồ-tát Văn Thù là người thầy chỉ dạy chúng sanh tu tập pháp mười tín.

Hỏi: trong năm vị, Bồ-tát nhập định, xuất định thuyết giảng vì sao mười tín không như vậy?

Vì tín là tâm sanh diệt của phàm phu, chưa chứng nhập. Năm vị dung hợp thể tánh chơn như, không dụng công nhưng luôn hiểu hiện, không tu tập bằng vọng tình.

Phẩm: BỒ TÁT VẤN MINH

Phẩm này cũng có ba phần như các phẩm: tên: thành tựu mười căn tăng trưởng mười lực, Văn Thù, Giác Thủ… mười Bồ-tát cùng hỏi đáp mười pháp; Ý nghĩa của phẩm: mười tín tu tập, đoạn trừ nghi hoặc; Nghĩa văn: 11 đoạn; sự hỏi đáp mười pháp của các Bồ-tát, Bồ-tát Văn Thù hỏi, mười Bồ-tát trả lời bằng kệ để mười tín tu học theo. Đoạn cuối: mười phương đều như vậy. 1) (6hàng) Bồ-tát Văn Thù nêu 20 câu hỏi về nhân quả thiện ác. 11 hàng kệ là phần trả lời của Bồ-tát Giác Thủ. Hàng đầu: công đức người hỏi, 10 hàng sau: trả lời câu hỏi. Văn Thù căn cứ nghiệp không hiểu biết tạo ra nhân quả thiện ác của thế gian để hỏi. Giác Thủ dùng lý chơn thật trả lời. Vì không hiểu lý chơn thật nên tạo nghiệp. Với người hiểu thật lý, nghiệp là chơn như. Hàng thứ 11 nêu ví dụ không chấp vọng chơn. 11 hàng kệ được phân thành ba ý: 1) Nghĩa của kệ; 2) Tên Bồ-tát; 3) Nhân quả.

Nghĩa của kệ (hàng đầu): công đức người hỏi, chỉ rõ tánh không của các pháp; (hàng thứ 2) nêu ví dụ nước không tự biết. Tên Bồ-tát: Giác Thủ, hiểu rõ thể của nghiệp sanh tử là chơn như không lưu chuyển, mắt tai mũi lưỡi thân ý không ở trong sanh tử, không hư vọng, không chơn thật, hiểu chơn như là không tham sân si, đủ trí vi diệu, chỉ dạy chúng sanh. Đó là tự ngộ, giác ngộ cho chúng sanh. Giác là tự giác ngộ, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ trong pháp giới nhân quả vô minh là chơn như, bỏ tâm phân biệt chơn vọng, Thủ là tin pháp. Nghĩa là tín thứ nhứt tin hiểu sáu căn của mình, chúng sanh là trí Phật. Vì thế mười Đức Phật là quả nơi tâm, mười cõi nước là lý, mười Bồ-tát là hạnh, từ hạnh có tâm, nhờ tên biết hạnh. Cõi Diệu Sắc là lý chứng ngộ của Bồ-tát Giác Thủ. Phật Vô ngại trí là quả Bồ-tát Giác Thủ tu tập hướng đến. Nhân quả: Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Vô Ngại Trí là quả.

Bồ-tát Văn Thù hỏi Bồ-tát Tài Thủ về mười phương tiện độ sanh của Như Lai. Sau khi thành tựu lòng tin, Tài Thủ căn cứ nơi thật pháp trả lời Văn Thù. Tùy thuận thời cơ là giả. Phần này có mười hàng kệ được chia thành ba ý như trước: nghĩa của kệ: Hai câu đầu: công đức người hỏi. Hai câu tiếp: trả lời câu hỏi. Tên Bồ-tát: Tài Thủ, thông đạt pháp chơn giả, chỉ dạy chúng sanh. Pháp là điều hiện quang trọng để mười tín tu tập. Cõi nước tên Liên Hoa là Bồ-tát thuyết pháp độ sanh, mình người không đắm nhiễm. Phật Diệt Ám Trí là thuyết pháp phá trừ mê chấp, thành tựu trí huệ, là quả của tín. Tài Thủ là hạnh của mười tín. Nhân quả: Phật Bất Động Trí, Văn Thù là nhân, Phật Diệt Ám Trí là quả.

Bồ-tát Văn Thù hỏi Bảo Thủ vì sao bốn đại có ngã, sở hữu của ngã. Mười hàng kệ là Bồ-tát Bảo Thủ trả lời mười câu hỏi:

1/ Thể tánh không phân biệt.

2/ Quả tốt xấu của nghiệp (hiểu được bản thể thì không có nghiệp, ngược lại không hiểu bản thể nên tạo nghiệp… 10 hàng kệ được phân ba ý như trước: nghĩa của kệ: Hai câu đầu nêu quả có từ hạnh, hai câu sau nêu thể tánh của nghiệp là chơn, không sở hữu. Với người thông hiểu các pháp, nghiệp là không, pháp là nghiệp là một. Tên Bồ-tát: Bảo Thủ, vì hiểu nghiệp là thể của các pháp nên không tạo nghiệp. Đó là pháp bảo, là hạnh đầu của sự độ sanh. Phật Oai Nghi Trí, lợi sanh bằng oai nghi phép tắc. Cõi nước tên Chiêm Bặc Hoa (như trước) (phần hỏi về phương bắc như đã nói ở trước). Nhân quả: Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Oai Nghi Trí là quả.

Bồ-tát Văn Thù hỏi Đức Thủ về pháp Như Lai chứng ngộ. 10 hàng kệ là phần trả lời của Đức Thủ, phần này cũng được chia ba ý như trước. Nghĩa của kệ: hàng đầu thật nghĩa sâu xa của câu hỏi. Chín hàng sau nêu sự tu tập từ tánh pháp giới, tánh hạnh hòa hợp, không nên vướng mắc một pháp nào. Tên Bồ-tát: Đức Thủ, hiểu tánh pháp giới, đoạn trừ tham ái phiền não, tu tập pháp lành. Cõi nước tên Thanh Liên Hoa. Vì vị này tu thiền Ba-la-mật, tâm thanh tịnh không nhiễm ô, không tham sân si. Phật Minh Tướng Trí, đạt tâm thanh tịnh (như quẻ cấn… đã nói ở trước). Nhân quả: Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Minh Tướng Trí là quả.

Văn Thù hỏi Mục Thủ về phước đức của Như Lai. 10 hàng kệ là phần trả lời của Mục Thủ, cũng có ba ý như trước. Nghĩa của kệ: phước đức của Phật là một, vì sao quả báo bố trí khác nhau? Phước đức của Phật và quả của bố thí đều khác nhau. Phước đức của Phật khác nhau chính là thân tướng sai khác của Như Lai và sự trang nghiêm sai khác của cõi Hoa Tạng. Thân với 97 tướng tốt là trí thể của pháp thân, vô số vẻ đẹp là quả báo tùy hạnh nguyện. Như đất kim cang trong cõi Hoa Tạng là chánh báo, vật trang trí trong cõi ấy là y báo (cung điện… như ở trước đã nói). Trong y báo và chánh báo có vô số sự giống khác. Đây là xét nhân biết quả. Thể tánh tuy một nhưng công dụng sai khác. Phước đức bố thí sai khác là do tâm, hạnh sai khác của chúng sanh. Tên Bồ-tát: Mục Thủ, tu tập đạt trí sáng, thông hiểu nhân quả phước đức. Nhân quả. Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Cứu Cánh Trí là quả.

Văn Thù hỏi Cần Thủ về giáo pháp của Phật là một, vì sao có việc đoạn, không đoạn phiền nào? 10 hàng kệ là phần trả lời của Bồ-tát Cần Thủ, cũng có ba ý như trước; nghĩa của kệ: hàng đầu: khuyên nghe pháp; hàng thứ hai: tu tập tám hàng sau: chê trách sự lười biếng. Tên Bồ-tát: Cần Thủ, siêng năng tu tạo phước đức. Phật Tối Thắng Trí: siêng năng tu tập đạt trí thù thắng. Nhân quả. Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Tối Thắng Trí là quả.

Văn Thủ hỏi Pháp Thủ về việc Phật dạy người tu học đoạn trừ tất cả phiền não, vì sao có người tu học nhưng không đoạn phiền não? 10 hàng kệ là phần trả lời của Pháp Thủ, cũng có ba ý. Nghĩa của kệ: câu đầu: khuyên nghe pháp, câu hai: hỏi; hai câu tiếp: trách người học nhiều nhưng không tu tập. Chín hàng sau: trách người học nhiều nhưng tâm không chuyên nhứt thì không đoạn trừ phiền não. Tên Bồ-tát: Pháp Thủ, tuy ở trong sanh tử nhưng siêng năng cầu học chánh pháp, lợi mình lợi người. Cõi nước tên kim cang sắc: siêng năng không mệt mỏi. Phật Tự Tại Trí: siêng năng quán sát thông đạt lý tánh. Nhân quả: Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Tự Tại Trí là quả.

Văn Thù hỏi Trí Thủ: trí là điều kiện chủ yếu để đạt giải thoát, vì sao ở đây lại khen đức bố thí? (Nghĩa là các pháp Ba-la-mật, bốn tâm rộng lớn… vốn không, vì sao lại có công dụng?) 10 hàng kệ là phần trả lời của Bồ-tát Trí Thủ, cũng có ba ý. Nghĩa của kệ: hàng đầu: người hỏi và nghe pháp. Chín hàng sau: Bồ-tát Trí Thủ nói rõ pháp trợ đạo chỉ là thuốc tùy bệnh chữa trị. Nếu không tu học thì không thành tựu tánh bồ đề, nhưng khi lành bệnh phải bỏ thuốc. Tên Bồ-tát: Trí Thủ: trí biết căn tánh, tùy bệnh cho thuốc. Dùng thuốc 37 phẩm trợ đạo chữa bệnh chúng sanh, phát khởi tánh bồ đề, đạt trí căn bản. Cõi nước tên Pha lê sắc nghĩa là 37 phẩm trợ đạo có khả năng phát khởi chơn như. Phật Phạm Trí: tâm như mặt đất nuôi lớn vạn vật nhưng luôn yên định. Nhân quả: Phật Bất Động Trí là nhân, Phật Phạm Trí là quả.

Văn Thù hỏi Hiền Thủ về việc các Đức Phật từ một pháp giác ngộ. Vì sao ở đây có vô số pháp? 10 hàng kệ là phần trả lời của Hiền Thủ, cũng có ba ý như trước.