LĂNG KÍNH ĐẠI THỪA
Tịnh Liên – Nghiêm Xuân Hồng
TẠM THAY LỜI KẾT
MỘT NIỆM VI MẬT
HIỆN TIỀN
AN TRỤ TỊCH TĨNH
Nhứt niệm tâm vô quái ngại… Niệm ấy vô quái ngại là vì không dính mắc trần lao, không dính nhắc tình nhiễm, và tuy vẫn liễu tri rành rẻ nhung không hề phân biệt yêu ghét.
Một niệm tịch tĩnh nhu vậy là một niệm Giác. Khởi được một niệm như vậy, thì tức là Vô niệm, tức là Phật, tức là đồng một thể với chư Như Lai, đồng thể với Chon thiệt tế, với Đại Niết Bàn vô dư, với Chân-tâm-diệu-minh, với Bản-thể-vô-sanh… cỏn ngược lại, nếu khởi một niệm Mê, có dính mắc trần lao, có dính mắc tình nhiễm yêu ghét, tức là chạy theo trần cảnh, quên mất cái Chân-tâm-vô-sanh và tự buông mình trôi lăn trong giòng sanh diệt. Và tức là chúng sanh.
Hiểu được lẽ ấy thì gọi là Ngộ. Nhưng ngộ chưa phải là Chứng Nhập. Con đường từ Ngộ đến Chứng nhập có thể rất gần, nhưng cũng có thể rất xa vời… Nếu một kẻ hành giả nhiếp được tâm mình, từng sát-na, từng giây từng phút từng ngày từng tháng từng năm… đều chỉ thuần có những niệm giác mà không xen lẫn một niệm mê nào, thì bậc đó sẽ có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, sẽ ngồi tòa sen bách bảo, sẽ có diệu sắc thân bao trùm các cõi, sẽ du hành tự tại để độ duyên trong các cõi và các vi trần. Và bậc đó tức là Phật.
Vậy thì pháp giới không ngằn mé này, với muôn hình vạn trạng, với tất cả cảnh giới cùng thân căn chúng sanh… đều chỉ đuợc kết tập nên do một viên gạch cơ bản: Đó là một niệm-mê-mờ-vô-thủy, cùng những tâm niệm tiếp nối liên miên không dứt. Tâm niệm ấy là những tâm niệm mê mờ đầy tình nhiễm của những cơn lốc hư minh gọi là chúng sanh, nhưng cũng bao gồm cả những tâm niệm khởi lên do lòng Đại-từ-bi bình đẳng của chư Phật và chư Đại Bồ Tát.
Đó chính là Thông Điệp vi mật của chư Như Lai mười phương và ba đời. Đó là cái bí ẩn lớn lao của pháp giới không ngằn mé. Các hệ phái triết học thế gian thường đều chưa nghĩ tới được Chân lý này, còn các trường phái ngoại đạo cũng chưa có thể hiểu tới chỗ liễu nghĩa rốt ráo… Tâm niệm vô hình vô ảnh chính là những viên gạch cơ bản của pháp giới đầy hình sắc này, chứ không phải là những cực vi mà khoa học đương khổ công tìm kiếm. Vì cực vi chỉ là ảnh tượng biến hiện của tâm niệm mà thôi.
Vậy thì nếu muốn thay đổi, muốn Chuyển pháp giới này, thì chỉ cần thay đổi, cần chuyển tâm niệm là đủ… Nhưng pháp giới vốn là những tâm niệm Mê tích lũy từ vô thủy, nên cần phải có một công phu nhiếp tâm miên mật để các tâm niệm Giác được liên-miên-tiếp-nối không dứt…
***
Pháp giới như huyễn, Cảnh giới như huyễn.
Thân chúng sanh như huyễn, Tâm chúng sanh như huyễn.
Địa ngục như huyễn, Tây phương Cực Lạc như huyễn.
Chư Phật cùng Bồ Tát cũng như mộng huyễn, có điều là các Ngài tự biết mình là bào-ảnh-mộng-huyễn, mà vẫn khởi tâm Đại bi hiển hiện những sắc tướng huyễn mộng để độ sanh.
Đại Bồ Tát nhìn chúng sanh, thấy rõ chúng sanh là huyễn mộng, nhưng lại thấy rằng các chúng sanh vì mê lầm không biết nên cứ liên miên chịu những phiền não cùng khổ lụy có vẻ như Thực…, nên Ngài luôn luôn khởi tâm Đại bi, hóa hiện những sắc tướng như huyễn, làm tất cả những Phật sự như huyễn, đi vào những địa ngục như huyễn để cứu độ những chúng sanh như huyễn… Tuy làm mọi việc như vậy, nhưng tâm Ngài vẫn trụ ở nơi không tịch, nhìn suốt pháp giới chẳng thấy có một chúng sanh nào được độ cả. Đó là cái bí ẩn Song Chiếu vừa Bát Nhã vừa Đại Bi trong nơi chốn tâm hành của Đại Bồ Tát.
Còn về phía chúng sanh, thì một khi có túc duyên gặp thiện tri thức chỉ bảo con đường ra khỏi mê-đồ-vọng-tưởng, cần phải nhất tâm nương theo những pháp huyễn để trị huyễn lần lần. Huyễn dứt hết rồi, thì giòng sanh diệt tự dứt, và Bản-thể-vô-sanh-chân-thường tự hiển lộ… Nên trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Phật dạy: “Các pháp đều là Hư, nhưng có thể Được Thực”…
***
Phần đông những người đi chùa hoặc tu hành, đều chỉ là muốn cầu ít nhiều phước báo nhân thiên… Rất ít người thực tâm và quyết tâm, muốn cầu những công đức vô lậu để dứt giòng sanh diệt, bước lên bình diện chân thường bất tử, thể nhập Bản-thể-vô-sanh, thể nhập Bản giác trong sáng nhiệm mầu tột bực, rồi từ đó, thuận theo tánh khởi lên những diệu dụng vô cùng, hóa hiện thân hình ở vô lượng cõi để độ sanh.
Những ai thực tâm muốn cầu quả Vô lậu, trước hết cần phải phát vô thượng Bồ Đe tâm. Đó là cửa ải ách yếu cần phải đi qua. Kinh Hoa Nghiêm dạy: Tu các nghiệp lành mà quên mất Bồ Đề tâm, đó đều là nghiệp Ma.
Sau đó, cần phải lựa chọn một pháp hành thích ứng với căn cơ của mình, coi là có đường chính yếu. Lựa chọn rồi thì chuyện tâm tu tập, đừng có đổi thay… Có thể thâm bác thêm một pháp môn khác, nhưng chỉ coi đó là phụ thôi.
Phần đông, chúng ta đều là phàm phu, sanh nhằm thời mạt pháp. Tuy có gặp Phật pháp, nhưng thường là tác nghiệp sâu nặng, căn cơ hàng vào bậc trung hoặc hạ căn. Rất ít người có căn cơ bậc thượng.
Vậy thì nên chọn pháp môn nào?
Giáo lý Phật mở ra rất nhiều pháp môn, vì tùy theo căn cơ người tu. Nhưng tựu trung, cũng chỉ có hai đường lối chính yếu: nguồn Thiền và nguồn Tịnh. Tức là Thiền Tông và Tịnh Độ Tông.
Cả hai pháp môn này đều cao sâu vi diệu. Lên tới chỗ ngằn mé tột cùng cứu cánh, thì cả hai là Đồng. Nhưng ở những nấc thang dưới, thì có sai khác.
Thiền có lợi điểm chính là chỉ thẳng ngay nơi Tự tâm và lấy đó làm bản địa tu hành. Thiền thường thiên trọng về tự lực, về đốn ngộ, về trí tuệ Bát Nhã, về khía cạnh nhất nguyên phi thần hóa của Pháp thân thường trụ, thích hợp với những người tối thượng cặn và thượng căn, không thích hợp với những người trung căn và căn hạ liệt… Ngày nay, có những vị say mê Thiền đốn ngộ đôi khi hay quên điều đó. Cũng quên rằng trong kinh Lăng Nghiêm, Phật đã dặn đi dặn lại rằng người tu thiền cần phải trì chú Thủ Lăng Nghiêm để nhờ sức gia trì thì mới tránh nổi 50 món ma chướng. Và cũng quên rằng kinh thường dạy : Đen bậc Đẳng giác Bồ Tát cũng cần phải luôn luôn được gần Phật thì mới gột sạch nổi những tập khí Vô minh vi tế cuối cùng. Tóm lại thì người tu Thiền, đôi khi vì quá say mê con đường tự lực và Bát Nhã, nên quên mất lòng Đại từ bi hằng khởi của Chư Phật và Bồ Tát cùng gia trì liên miên của Thần lực.
Tịnh Độ Tông thì có lợi điểm chính là nhiếp được cả ba căn, cả thượng căn, trung căn và hạ căn. Các bậc Đại Bồ Tát như ngài Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ… cũng đều phát nguyện xin vãng sanh Cực Lạc để được gần Phật. Chính các vị Thiền sư cũng rất nhiều vị niệm Phật cầu vãng sanh. Và những người tội chướng đầy rẫy cũng vẫn có thể hồi tâm niệm Phật cầu vãng sanh…
Tông này thiên trọng về Thần Lực gia trì tiếp dẫn, về lòng Đại từ bi của Chư Phật và Bồ Tát, về khía cạnh nhất nguyên thần hóa của Pháp thân thường trụ. Do đó, nên nhiếp cả ba căn.
***
Có một thời, ở cổ Trung Hoa, lối tu Thiền rất thịnh hành, và có một số vị vì quá say mê Thiền, đã lên tiếng bài xích chê bai pháp môn niệm Phật.
Có vị nói: Cần gì phải lễ lạy, niệm Phật cầu xin vãng sanh Cực lạc? Tu là dứt vọng, là Chuyển vọng thành chân. Vậy chỉ cần quán chiếu cho đến chỗ dứt hết vọng tưởng là được giải thoát là Tịnh Độ ở ngay Đương Xứ… Vả lại, nếu tu Thiền đến mức khá rối, vẫn có thể tự tại trong việc sanh tử và xuất thần thức bay sang Cực Lạc được cơ mà… ?!
Xin trả lời: Thiền dĩ nhiên là pháp môn vi diệu vì Đức Bổn Sư từng giảng thuyết trong nhiều kinh Đại Thừa. Nhưng pháp môn này thường chỉ có thể đem lại sự giải thoát cho những người thượng thượng căn hoặc thượng căn, có thể tu tới chỗ nghiệp-dứt-tình-không. Còn đối với những người trung căn và hạ căn như đa số chúng ta, thì lại rất dễ bị ma chướng và lạc nẻo. Nói là dứt Chết vọng tưởng, nhưng một kẻ hành giả bậc trung biết sao là dứt hết vọng tưởng??! Coi vô thức của chúng ta mịt mùng bao la bát ngát như pháp giới, những vọng tưởng vi tế tiềm phục vô số kể, biết đến đâu mà nói dứt?! Sọ rằng lại chỉ rơi vào lỗi “miệng thì nói thao thao bạt-sơn-đảo-hải, nhưng hành trì thì chẳng được mấy nổi” của những kẻ hào-hoa-hư-ngụy mà thôi…
Còn nói tới chuyện “xuất thần thức để bay sang Cực Lạc” thì cần nhớ rằng trong pháp giới mênh mang vô tận, tìm kiếm một cõi Phật không Phải là chuyện dễ…
Vì sao?
Vì đạo nhãn của một bậc Tu Đà Hoàn chỉ bao quát được đến cõi trời Sơ thiền. Đạo nhãn của Tư Đà Hàm chỉ bao quát được một tiểu thiên thế giới. A Na Hàm bao quát một trung thiên thế giới. Và bậc A La Hán bao quát một đại thiên thế giới… Trong khi một cõi Phật (như cõi của ngài Phú Lâu Na sau này trong Kinh Pháp Hoa) có thể bao gồm hằng hà sa số đại thiên thế giới… Như thế, làm sao đủ thần lực mà bay và tìm kiếm?! Xưa kia, ngài Đại Mục Kiền Liên cũng đã từng bay đi để kiếm cõi Cực Lạc, mà rốt cuộc, cũng đã lạc vào cõi Phật Tu Di Đăng Tướng. Ấy là Ngài là bậc đệ nhất thần thông đấy.
Vả lại, dù có kiếm được cõi Cực Lạc, cùng phải nương vào nguyện lực của Đức A Di Đà, mới có thể vào nổi và ở nổi.
***
Những vị say mê Thiền và chê bai Niệm Phật, thường hay vịn vào mấy lời dạy của ngài Huệ Năng nói về Tự tánh Di Đà và Duy tâm tịnh độ.
Ngài Huệ Năng chắc là Hóa thân của một vị Phật hay Đại Bồ Tát, nên dĩ nhiên lời dạy của Ngài là đúng. Nhưng đại sự nhân duyên trong việc xuất hiện nơi đời của Ngài chỉ là cốt chỉ thẳng vào cái Diệu tâm để độ cho hàng thượng thượng căn, khiến họ vượt khỏi mọi tình thức nhị biên đối đãi và đạt tới chỗ Bất nhị… Vì thế, nên những lời dạy của Ngài thường là dùng Lý đoạt Sự.
Đối với hàng tối thượng căn này thì Đức A Di Đà cùng Cực Lạc dĩ nhiên đều ở trong Tự tánh, trong Tâm của mình… Vì các vị ấy đã chớm bước vào Lý-sự vô-ngại-pháp-giới rồi.
Nhưng đối với hạng căn cơ bực trung hoặc hạ liệt như đa số chúng ta, thì vẫn phải chuyên trì về Sự, mới mong hiện được Lý… Chúng ta lại thường sống với tình thức nhị biên đối đãi, Đức A Di Đà trong tâm ta còn mờ ảo quá, Cực Lạc trong tâm ta còn mờ mịt quá!… Nên vẫn có một Đức A Di Đà thật sự, và một Cực Lạc thật sự ở phương Tây để cầu xin vãng sanh. Đó là sự Hằng Khởi của Bi Nguyên nhiều kiếp của chư Như Lai.
Cái vụ Cực Lạc thật sự hay duy tâm cũng tương tự như vụ Địa ngục được lý giải trong Kinh Lăng Nghiêm. Khi một chúng sanh Tỉnh Giấc rồi, thì địa ngục là như huyễn. Nhưng khi chúng sanh còn Mê, thì địa ngục vẫn là có thật sự, và có Xứ Sở Nhất Định. Kinh dạy: “Trong chúng-đồng-phận, vẫn có xứ-sở-nhất-định”. Nghĩa là: Do những cộng-nghiệp-mê-muội của chúng sanh xen-lẫn-lồng-vào-với-nhau, nên địa ngục vẫn là thật sự, có xứ-sở-nhất-định.
Bởi thế, nên về vụ Cực Lạc, lòng Từ ái vô biên của Đức Bổn Sư đã chỉ rõ: “Phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật”, để khiến ta chuyên chú về sự.
Khi nào nào sự hành trì (niệm Phật, trì chú, tụng kinh, làm các hạnh lành… tất cả đều hồi hướng Cực Lạc) đã khá thuần thục rồi, thì những quang minh của tâm thức chúng ta sẽ trở thành khá thanh tịnh để có thể chạm với quang minh của Đức A Di Đà Tây Phương. Đức A Di Đà trong tự tâm chúng ta cũng lần lần lớn lên, đồng thời với bông sen nơi Cực Lạc. Đó là lẽ Tương ứng giữa Trong và Ngoài. Và ngay ở giai đoạn này, kẻ hành giả cũng đủ túc duyên để vãng sanh rồi.
Khi nào sự hành trì được thuần thục cao độ rồi, chúng ta sẽ vượt qua nhị biên bước vào Bất nhị. Bước vào lãnh vực hay bình diện Lý sự vô ngại. Và lúc đó, Đức A Di Đà Tây Phương sẽ nhập Một với Đức A Di Đà Tự Tánh trong tâm ta, vì tâm ta vừa đủ vi tế lại vừa đủ lớn rộng rồi.
Cũng cần ghi thêm rằng Niệm Phật đến Kiến Phật tam-muội thì cũng là Vô niệm rồi, cũng là rốt ráo Thiền rồi… Và những vị nào, vừa niệm Phật, lại vừa có định lực để quán tưởng cảnh giới Tây phương, thì đã tự tại trong việc sanh tử và cầm trong tay việc vãng sanh rồi… Sẽ có đủ năm thứ thần thông, sẽ thường trú trong giòng chánh định, sẽ dự hàng quyến thuộc của Bồ Tát hải hội, và thẳng tắt một đời lên ngôi Diệu giác. Sẽ được thân Kim cang bất hoại hào quang vi diệu tột bực, hóa hiện thân hình vô lượng du hành tự tại nơi các cõi các vi trần để độ duyên, có thể thay đổi kiến tạo các cõi.
Còn có thể mong cầu gì hơn nữa??!
Trong các Kinh Đại thừa, thì các kinh Đại Bát Nhã, Kim Cang, Duy Ma Cật, Pháp Bảo Đàn… thiên trọng về Thiền, về Trí tuệ, về khía cạnh nhất-nguyên-phi-thân-hóa của Pháp thân thường trụ.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm toàn giảng dạy về phép tu Thiền Như huyễn-tam-ma-đề, nhưng cũng đặc biệt nhấn mạnh về việc trì chú Đại Phật Đảnh. Và trì chú tức là nhắc tới khía cạnh nhất-nguyên-thần-hóa, và cầu xin sức gia trì của lòng Đại bị hằng khởi của chư Như Lai.
Kinh Pháp Hoa, Hoa Nghiêm thì vừa giảng nói về khía cạnh thần hóa, vừa phi-thân-hóa. Nhưng nói về khía cạnh thần hóa nhiều hơn. Nhiều phẩm trong kinh Pháp Hoa (Tùng Địa Dũng Xuất, Dược Vương Bổn Sự…) đều có thể lý giải theo hai nghĩa: nghĩa Tự-tâm-phi-thần-hóa của nhà Thiền, hay nghĩa thần-hóa của Đại Bi hằng khởi.
Địa Tạng thì thiên trọng hẳn về thần hóa.
Kinh A Di Đà cũng vậy. Nhưng điểm kỳ đặc nhất của kinh này là Phật tự ý nói ra, chứ không có vị nào thưa hỏi cả.
Vì sao?
Chỉ là vì pháp môn này là pháp môn viên đốn thẳng tắt thâm diệu bậc nhất, và có thể nhiếp cả ba căn. Các bậc Nhị thừa đều không thể biết nổi pháp môn này mà thưa hỏi. Và cả những bậc quyền thừa Bồ Tát, cũng không biết mà thưa hỏi.
Là vì Phật nghĩ đến chúng sanh thời mạt pháp, nên động lòng Đại bi, tự ý nói ra kinh này. Ngài cũng ân cần dặn đi dặn lại rằng: “Pháp môn này có vẻ giản dị và rất khó tin. Nhưng chính là pháp môn thậm thâm vi diệu mà chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu rõ được. Các Đức Như Lai mười phưong đều hiện tướng lưỡi rộng dài che khắp tam thiên đại thiên để xác nhận điều này. Vậy thì các ông phải nên tin Kinh Nhứt Thiết Chư Phật Sử Hộ Niệm này…”
Là vì ngoài ra, Phật cũng huyền ký rằng: Đến cuối đời mạt pháp, các kinh sách sẽ ẩn lần đi mất hết, bắt đầu là kinh Lăng Nghiêm, sau cùng là kinh A Di Đà… Rốt cuộc là loài người chẳng còn kinh sách gì cả, thế gian mờ mịt, mê-đồ-ảo-phố trùng trùng.
Nhưng chỉ còn nhớ được bốn chữ A Di Đà Phật để mở con đường thoát mà thôi.
Xem thế thì biết bổn hoài của Chư Phật đối với pháp môn này nặng biết chừng nào?!? …
Là vì bộ kinh Hoa Nghiêm sâu rộng như biển cả, cũng chỉ được kết thúc bằng một lời giảng dạy của ngài Phổ Hiền khuyến tấn tu hành mười đại nguyện vương và hồi hướng cầu xin vãng sanh Cực Lạc. Và nhiều kinh khác cũng luôn luôn nhắc nhở…
Riêng trường hợp kẻ viết này, thì từ lâu đã lựa chọn pháp môn “Trì danh niệm Phật”, để cầu được sanh nơi hoa sen Cực Lạc, cầu đổi cái sắc thân mủ khổ lụy thai sanh này để xin cái thân hào quang hóa sanh từ hoa sen.
Vì tự nhận thấy mình căn cơ thấp kém, định lực ít ỏi, tâm trí tán loạn, vô minh dày đặc, và những tập khí phiền não quá sâu nặng. Trộm nghĩ rằng nếu không có pháp môn này, thì thực tình mình khó có thể có một con đường nào khác để tiến tu được. Và chắc rằng sẽ phải trầm luân lẽo đẽo không biết bao nhiêu kiếp nữa mới có thể đặt chân trên bờ giải thoát được. Lại cũng trộm nghĩ rằng trong rất nhiều kiếp, mình đều tu quanh tu quẩn, và đều để lỡ mất những cơ hội thực hiện một sự hóa thân quyết định.
Nên kiếp này, tự nguyện cố gắng để cầu xin một chiếc đài sen nhỏ nơi Cực Lạc, dù có phải nằm trong đài sen một vài kiếp mới thấy được Phật và Bồ Tát thì cũng rất vui lòng.
Nếu được hóa sanh từ hoa sen rồi, thì có thể thong dong trong một đời, được sắc thân hào quang của Bồ Tát Pháp-vân-địa ngự trên bửu đài liên hoa ở tầng trời sắc-cứu-cánh, rồi sẽ được thân kim cang bất hoại hào quang tột bực của ngôi Diệu giác.
Theo lời Phật nói, thì cũng có thể Dễ vãng sanh.
Và sở dĩ viết mấy giòng này, cũng chỉ là mong có nhiều người khác cùng đi con đường thẳng tắt ấy về nơi ao sen nơi Tây phương Cực Lạc…
Nam mô Vô Ngại Quang Như Lai.
Nam mô Liên Hoa Minh Vương Bồ Tát
Long Beach, cuối năm 1981
Thích Tử TỊNH LIÊN