QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN
(UM AROLIK SHAVA)
Btg Bảo Đăng niệm

 

Khi đọc chú này, tâm phải quán tưởng: tất cả chúng sinh có bao nghiệp chướng thảy đều tiêu diệt.

Nghiệp chướng cũng có hai; định nghiệp và bất định nghiệp. Chú diệt định nghiệp của Địa Tạng Bồ Tát là để phá cái định nghiệp thuộc về lý: chú đây là phá cái bất định nghiệp thuộc về sự; sự được lý hoà lý nhân sự mà được rõ, sự lý không ngần ngại, thế mới là chân sám hối.

Chú đây cũng cùng đồng nghĩa nhau với chú sám hối diệt tội trong Kinh Diệm Khẩu. Khi tụng chú đây, phải quán tưởng trên cái vầng tròn Tâm Nguyệt thành chữ “hột rị” màu trắng, chính chữ “hột rị” phóng ra hào quang phổ chiếu vào nơi thân của các ngạ quỷ, như cái tròng mặt nhật xay tan hạt sương móc, bao tội cấu dường như nhựa mực theo nơi chân chảy xuống, thấm vào dưới đất thấu đến lớp kim cương, tội chướng theo niệm tiêu diệt hết, đem cái thân tất cả tội trước kia, nay chuyển thành làm thân hoàn toàn thanh tịnh.

Thế nào tội như nước nhựa mực?

Tội là hắc nghiệp, nên lấy mực để tượng trưng nhựa có ý chảy rót, nên nói là mặc trấp (chảy rót: tức là cái vọng tưởng nó sinh diệt diệt sinh luôn luôn tiếp nối mãi với nhau chẳng dứt, dường như dòng nước chảy rót chẳng đình trú).