Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN – BUDDHIST DICTIONARY
Thiện Phúc

PHỤ LỤC (APPENDICES)

 PHỤ LỤC F – Appendix F

Kinh Pháp Bảo Ðàn
The Jewel Platform Sutra

Phẩm Thứ Bảy—Cơ Duyên—The Seventh Chapter—Opportunities & Conditions

Tổ từ được pháp ở Huỳnh Mai, về đến Thiều Châu, thôn Táo Hầu, mọi người đều không biết. Có một nho sĩ là Lưu Chí Lược kính trọng ngài lắm. Chí Lược có người cô làm Ni tên là Vô Tận Tạng, thường tụng kinh Ðại Niết Bàn, Tổ nghe qua liền biết được diệu nghĩa, mới vì Ni Cô giải nói. Ni cô mới cầm quyển kinh hỏi chữ. Tổ bảo: Chữ thì không biết, nghĩa tức mời hỏi.”—The Master obtained the Dharma at Huang-Mei and returned to Ts’ao-Hou Village in Shao-Chou, where no one knew him. But Liu-Chih-Liao, a scholar, received him with great courtesy. Chih-Liao’s aunt, Bhikshuni Wu-Chin-Tsang, constantly recited the Mahaparinirvana Sutra. When the Master heard it, he instantly grasped its wonderful principle and explained it to her. The bhikshuni then held out a scroll and asked about some characters. The Master said, “I cannot read; please ask about the meaning.”

Ni Cô nói: “Chữ còn không biết, sao có thể hiểu nghĩa?”—“If you cannot even read, how can you understand the meaning?” asked the Bhikshuni.

Tổ bảo: “Diệu lý của chư Phật chẳng có quan hệ đến văn tự.”—The Master replied, “The subtle meaning of all Buddhas is not based on language.”

Cô Ni kinh lạ mới bảo khắp hàng kỳ đức trong thôn rằng: “Ðây là hàng tu sĩ có đạo, nên thỉnh cúng dường.” Khi ấy có cháu bốn đời của Ngụy Võ Hầu tên là Tào Thúc Lương và dân cư trong làng đua nhau đến chiêm lễ Tổ. Khi ấy chùa cổ Bảo Lâm, từ cuối đời Tùy bị binh lửa làm thành phế tích, mới y nền cũ dựng lại ngôi chùa, mời Tổ trụ trì nơi đó, không bao lâu thành một ngôi chùa rất trang nghiêm. Tổ ở đó hơn chín tháng lại bị bọn ác đuổi theo, Tổ bèn trốn đến trước núi, bị họ phóng hỏa, đốt cỏ cây, Tổ ẩn thân vào trong kẹt đá được khỏi, trên đá ngày nay dấu Tổ ngồi kiết già và vết nếp y của Tổ vẫn còn, nhơn đó gọi là hòn đá tỵ nạn. Tổ nhớ Ngũ Tổ dạy đến Hoài và Hội dừng ẩn, nên ngài mới ẩn ở hai ấp ấy—The Bhikshuni was startled, and she announced to all the elders and virtuous ones in the village: “Here is a gentleman who possesses the way. We should ask him to stay and receive our offerings.” Ts’ao-Shu-Liang, great-grandson of the Marquis Wu of the Wei dynasty, came rushing to pay homage, along with the people of the village. At that time, the pure dwellings of the ancient Pao-Lin Temple, which had been destroyed by war and fire at the end of the Sui dynasty, were rebuilt on their old foundation. The Master was invited to stay and soon the temple became a revered place. He dwelt there a little over nine months when he was once again pursued by evil men. The Master hid in the mountain in the front of the temple, and when they set fire to the brush and trees, he escaped by crawling into a cave to hide. The rock still bears the imprints of the Master’s knees and of his robe where he sat in lotus posture. Because of this it is called ‘The Rock of Refuge.’ Remembering the Fifth Patriarch’s instructions to stop at Huai and hide at Hui, he went to conceal himself in those two cities.

Tăng Pháp Hải, người quê ở Khúc Giang, Thiều Châu, ban đầu đến tham vấn Tổ, hỏi rằng: “Tức tâm tức Phật, cúi xin ngài chỉ dạy.”—When Bhikshu Fa-Hai of Ch’u-Ch’iang city in Shao-Chou first called on the Patriarch, he asked, “Will you please instruct me on the sentence, ‘Mind is Buddha’?”

Tổ bảo: “Niệm trước chẳng sanh tức tâm, niệm sau chẳng diệt tức Phật; thành tất cả tướng tức tâm, lìa tất cả tướng tức Phật. Nếu nói cho đủ, cùng kiếp cũng không không hết, hãy lắng nghe tôi nói kệ:

“Tức tâm là huệ, tức Phật là định,
Ðịnh huệ bình đẳng, trong ý thanh tịnh.
Ngộ pháp môn này, do ông tập tánh,
Dụng vốn không sanh, song tu là chánh.”
Ngài Pháp Hải ngay lời đó liền đại ngộ, làm bài kệ tán thán:
“Tức tâm nguyên là Phật,
Chẳng ngộ mà tự khinh,
Con biết nhơn định huệ,
Ðồng tu lìa các vật.”

The Master said, “When one preceding thoughts are not produced, this is mind; when one’s subsequent thoughts are not extinguished, this is Buddha. The setting up of marks is mind, and separation from them is Buddha. Were I to explain it fully, I would not finish before the end of the present age.” Listen to my verse:

“When the mind is called wisdom,
Then the Buddha is called concentration.
When concentration and wisdom are equal.
The intellect is pure.

Understand this Dharma teaching
By practicing with your own nature.
The function is basically unproduced;
It is right to cultivate both.”
At these words, Fa-Hai was enlightened
and spoke a verse in praise:
“This mind is basically Buddha;
By not understanding I disgrace myself.
I know the cause of concentration and wisdom
Is to cultivate both and separate myself
From all things.”

Tăng tên là Pháp Ðạt, người ở Hồng Châu, xuất gia lúc bảy tuổi, thường tụng kinh Pháp Hoa, đến lễ Tổ mà đầu không sát đất. Tổ mới quở rằng: “Lễ mà đầu không sát đất, chi bằng đừng lễ, trong tâm ông ắt có một vật, vậy ông chứa chất sự nghiệp gì?”—Bhikshu Fa-Ta of Hung-Chou left home at age seven and constantly recited the Dharma Flower Sutra, but when he came to bow before the Patriarch, his head did not touch the ground. The Master scolded him, saying, “If you do not touch the ground, isn’t it better not to bow? There must be something on your mind. What do you practice?”

Pháp Ðạt thưa: “Tôi tụng kinh Pháp Hoa đã đến ba ngàn bộ.”—“I have recited the Dharma Flower Sutra over three thousand times,” he replied.

Tổ bảo: “Nếu ông tụng đến muôn bộ, được cái ý kinh mà chẳng cho là hơn, ắt cùng với ta sánh vai, nay ông mang sự nghiệp này, trọn không biết lỗi, nghe ta nói kệ:

“Lễ cốt chặt cờ mạn,
Sao đầu không sát đất,
Có ngã tội liền sanh,
Quên công phước vô tỷ.”
Tổ lại hỏi rằng: “Ông tên gì?”
Pháp Ðạt thưa: “Tên Pháp Ðạt.”

The Master said, “I don’t care if you have recited it ten thousand times. If you understood the Sutra’s meaning, you would not be so overbearing, and you could walk along with me. You have failed in your work and do not recognize your error. Listen to my verse:

“As bowing is basically to cut off arrogance,
Why don’t you touch your head to the ground?
When you possess an ego, offenses arise, but forgetting merit brings supreme blessings.”
The Master asked further, “What is your name?”
“Fa-Ta,” he replied.

Tổ bảo: “Ông tên Pháp Ðạt mà đâu từng đạt pháp.” Lại nói bài kệ:

“Nay ông tên Pháp Ðạt,
Chuyên tụng chưa từng thôi,
Tụng rỗng chỉ theo tiếng,
Sáng tâm hiệu Bồ Tát,
Nay ông vì có duyên,
Nay tôi vì ông nói,
Chỉ tin Phật không lời,
Hoa sen từ miệng Phật.”

The Master said, “Your name means ‘Dharma Penetration,’ but what dharma have you penetrated?” The Master then spoke a verse:
“Your name means Dharma Penetration,

And you earnestly recite without pause to rest. Recitation is merely sound, but one who understands his mind is called a Bodhisattva.

Now, because of your karmic conditions, I will explain it to you:

Believe only that the Buddha is without words,

And the lotus blossom will bloom from your mouth.”

Ngài Pháp Ðạt nghe kệ hối hận, tạ lỗi thưa rằng: “Từ nay về sau con sẽ khiêm cung đối với tất cả. Ðệ tử tụng kinh Pháp Hoa mà chưa hiểu được nghĩa kinh, tâm thường có nghi, Hòa Thượng là bậc trí tuệ rộng lớn, cúi mong lược nói nghĩa lý trong kinh.”—Hearing the verse, Fa-Ta was remorseful and he said, “From now on I will respect everyone. Your disciple recites the Dharma Flower Sutra but, has not yet understood its meaning. His mind often has doubts. High Master, your wisdom is vast and great. Will you please explain the general meaning of the Sutra for me?”

Tổ bảo: “Pháp Ðạt, pháp tức rất thâm đạt mà tâm ông chẳng đạt, kinh vốn không nghi mà tâm ông khởi nghi. Ông tụng kinh nầy, lấy cái gì làm tông?”— The Master said, “Dharma Penetration, the Dharma is extremely penetrating but, your mind does not penetrate it. There is basically nothing doubtful in the Sutra. The doubts are in your own mind. You recite this Sutra but what do you think its teaching is?”

Pháp Ðạt thưa: “Học nhơn căn tánh ám độn, từ trước đến nay chỉ y văn mà tụng niệm, đâu có biết tông thú.”—Fa-Ta said, “This student’s faculties are dull and dim. Since I have only recited it by heart, how could I understand its doctrine?”

Tổ bảo: “Tôi không biết chữ, ông thử lấy kinh tụng một biến, tôi sẽ vì ông giải nói.”—The Master said, “I cannot read, but if you take the Sutra and read it once, I will explain it to you.”

Pháp Ðạt liền to tiếng tụng kinh, đến phẩm Thí Dụ, Tổ bảo: “Dừng! Kinh nầy nguyên lai lấy nhơn duyên ra đời làm tông, dù nói nhiều thứ thí dụ cũng không vượt qua chỗ này. Sao là nhơn duyên? Kinh nói chư Phật Thế Tôn chỉ có một đại sự nhơn duyên mà xuất hiện ở đời, một đại sự đó là Tri Kiến Phật. Người đời do mê bên ngoài nên chấp tướng, mê bên trong nên chấp không—Fa-Ta recited loudly until he came to the ‘Analogies Chapter.” The Master said, “Stop! This Sutra fundamentally is based on the principle underlying the causes and conditions of the Buddha’s appearance in the world. None of the analogies spoken go beyond that. What are the causes and conditions? The Sutra says, ‘All Buddhas, the World-Honored Ones, appear in the world for the causes and conditions of the One Important Matter.’ The One Important Matter is the knowledge and vision of the Buddha. Worldly people, deluded by external world, attach themselves to marks, and deluded by their inner world, they attach themselves to emptiness.

Nếu hay nơi tướng mà lìa tướng, nơi không mà lìa không thì trong ngoài chẳng mê. Nếu ngộ được pháp nầy, một niệm tâm khai, ấy là khai Tri Kiến Phật. Phật tức là giác, phân làm bốn môn: Khai giác tri kiến, thị giác tri kiến, ngộ giác tri kiến, nhập giác tri kiến. Nếu nghe khai thị liền hay ngộ nhập tức là giác tri kiến, chơn chánh xưa nay mà được xuất hiện. Ông dè dặt chớ hiểu lầm ý kinh, nghe trong kinh nói khai thị ngộ nhập rồi tự cho là Tri Kiến của Phật, chúng ta thì vô phần. Nếu khởi cái hiểu nầy tức là chê bai kinh, hủy báng Phật vậy. Phật kia đã là Phật rồi, đã đầy đủ tri kiến, cần gì phải khai nữa. Nay ông phải tin Phật tri kiến đó chỉ là tự tâm của ông, lại không có Phật nào khác; vì tất cả chúng sanh tự che phủ cái quang minh, tham ái trần cảnh, ngoài thì duyên với ngoại cảnh, trong tâm thì lăng xăng, cam chịu lôi cuốn, liền nhọc Ðức Thế Tôn kia từ trong tam muội mà dậy, dùng bao nhiêu phương tiện nói đến đắng miệng, khuyên bảo khiến các ông buông dứt chớ hướng ra ngoài tìm cầu thì cùng Phật không hai, nên nói khai Phật tri kiến. Tôi cũng khuyên tất cả các người nên thường khai tri kiến Phật ở trong tâm của mình. Người đời do tâm tà, ngu mê tạo tội, miệng thì lành tâm thì ác, tham sân tật đố, siểm nịnh, ngã mạn, xâm phạm người hại vật, tự khai tri kiến chúng sanh. Nếu ngay chánh tâm, thường sanh trí huệ, quán chiếu tâm mình, dừng ác làm lành, ấy là tự khai tri kiến Phật. Ông phải mỗi niệm khai tri kiến Phật, chớ khai tri kiến chúng sanh. Khai tri kiến Phật tức là xuất thế, khai tri kiến chúng sanh tức là thế gian. Nếu ông chỉ nhọc nhằn chấp việc tụng niệm làm công khóa thì nào khác con trâu ly mến cái đuôi của nó!”—If you can live among marks and yet be separate from it, then you will be confused by neither the internal nor the external. If you awaken to this Dharma, in one moment your mind will open to enlightenment. The knowledge and vision of the Buddha is simply that. The

Buddha is enlightenment. There are four divisions:

-Opening to the enlightened knowledge and vision;

-Demonstrating the enlightened knowledge and vision;

-Awakening to the enlightened knowledge and vision; and

-Entering the enlightened knowledge and vision.

If you listen to the opening and demonstrating of the Dharma, you can easily awaken and enter. That is the enlightened knowledge and vision, the original true nature becoming manifested. Be careful not to misinterpret the Sutra by thinking that the opening, demonstrating, awakening, and entering of which it speaks is the Buddha’s knowledge and vision and that we have no share in it. To explain it that way would be to slander the Sutra and defame the Buddha. Since he is already a Buddha, perfect in knowledge and vision, what is the use of his opening to it again? You should now believe that the Buddha’s knowledge and vision is simply your own mind, for there is no other Buddha. But, because living beings cover their brilliance with greed, and their love with states of defilement; external conditions and inner disturbance make slaves of them. That troubles the World-Honored One to rise from Samadhi, and with various reproaches and expedients, he exhorts living beings to stop and rest, not to seek outside themselves, and to make themselves the same as he is. That is called ‘Opening the knowledge and vision of the Buddha.’ I, too, am always exhorting all people to open to the knowledge and vision of the Buddha within their own minds. The mind of worldly people are deviant. Confused and deluded, they commit offenses. Their speech may be good, but their minds are evil. They are greedy, hateful, envious, given to flattery, deceit and arrogance. They oppress one another and harm living creatures, thus, they open not the knowledge and vision of Buddha but that of living beings. If you can with an upright mind constantly bring forth wisdom, contemplating and illuminating your own mind, and if you can practice the good and refrain from evil, you, yourself will open to the knowledge and vision of the Buddha. In every thought you should open up to the knowledge and vision of the Buddha; do not open up to the knowledge and vision of living beings. To be open to the knowledge and vision of the Buddha is transcendental; to be open to the knowledge and vision of living beings is mundane. If you exert yourself in recitation, clinging to it as a meritorious exercise, how does that make you different from a yak who loves his own tail?”

Pháp Ðạt thưa: “Nếu vậy thì chỉ được hiểu nghĩa, chẳng cần tụng kinh chăng?”—Fa-Ta said, “If this is so, then I need only to understand the meaning and need not to exert myself in reciting the Sutra. Isn’t that correct?”

Tổ bảo: Kinh có lỗi gì? Ðâu có chướng ngại ông tụng, chỉ vì mê ngộ là tại người, tổn giảm hay lợi ích là do mình, miệng tụng tâm hành tức là chuyển được kinh, còn miệng tụng mà tâm không hành tức là bị kinh chuyển.” Hãy nghe ta nói kệ đây:

“Tâm mê Pháp Hoa chuyển,
Tâm ngộ chuyển Pháp Hoa,
Tụng lâu không rõ nghĩa,
Cùng nghĩa trở thành thù.
Không niệm niệm là chánh,
Có niệm niệm là tà,
Có không đều chẳng chấp,
Hằng ngồi xe Bạch Ngưu.”

The Master replied, “What fault does the Sutra have that would stop you from reciting it? Confusion and enlightenment are in you. Loss or gain comes from yourself. If your mouth recites and your mind practices, you ‘turn’ the Sutra, but if your mouth recites and your mind does not practice, the Sutra ‘turns’ you. Listen to my verse:

“When the mind is confused,
the Dharma Flower turns it.
The enlightened mind
will turn the Dharma Flower.

Reciting the Sutra so long
without understanding
Has made you an enemy
of its meaning.

Without a thought
your recitation is right.
With thought,
your recitation is wrong.

With no ‘with’
and no ‘without’
You may ride forever
in the White Ox Cart.”

Pháp Ðạt nghe kệ rồi bất giác rơi lệ dầm dề, ngay lời nói liền đại ngộ và thưa với Tổ rằng: “Pháp Ðạt từ xưa đến nay thật chưa từng chuyển Pháp Hoa, mà bị Pháp Hoa chuyển.” Lại thưa rằng: “Kinh nói ‘các vị Ðại Thanh Văn cho đến Bồ Tát đều đem hết khả năng suy nghĩ cùng chung nghĩ lường cũng không thể nào đo được trí của Phật, ngày nay khiến kẻ phàm phu chỉ ngộ được tự tâm liền gọi là tri kiến Phật, tự chẳng phải là hàng thượng căn nên chưa khỏi nghi báng.’ Lại kinh nói ba xe ‘se dê, xe nai, xe trâu cùng với xe trâu trắng khác nhau như thế nào? Cúi xin Hòa Thượng rũ lòng từ bi khai thị cho?”—Fa-Ta heard this verse and wept without knowing it. At the moment the words were spoken, he achieved a great enlightenment and said to the Master, “Until today I have never actually turned the Dharma Flower; instead it has turned me.” Fa-Ta asked further, “The Lotus Sutra says, ‘If everyone from Sravakas up to the Bodhisattvas were to exhaust all their thought in order to measure the Buddha’s wisdom, they still could not fathom it.’ Now, you cause common people merely to understand their own minds, and you call that the knowledge and vision of the Buddha. Because of this, I am afraid that those without superior faculties will not be able to avoid doubting and slandering the Sutra. The Sutra also speaks of three carts. How do the sheep, deer, and ox carts differ from the White Ox Cart? I pray the High Master will once again instruct me.”

Tổ bảo: “Ý kinh rõ ràng, ông tự mê trái. Các hạng người tam thừa không thể đo lường được trí tuệ Phật, đó là lỗi tại chỗ đo lường. Dù ông đem tất cả sự suy nghĩ mà suy xét lại càng thêm xa vời. Phật vốn vì phàm phu mà nói, chẳng phải vì Phật mà nói, lý nầy nếu chẳng tin chắc thì sẽ như những vị Thanh Văn trong hội Pháp Hoa thối tịch vậy, đâu chẳng biết đã ngồi trên bạch ngưu lại tìm ba xe ngoài cửa; huống là kinh văn rõ ràng nhằm ông mà nói, chỉ một Phật thừa, không có thừa nào khác; hoặc là hai, hoặc là ba cho đến vô số phương tiện, bao nhiêu nhơn duyên thí dụ, ngôn từ nói về pháp ấy đều vì một Phật thừa. Ông sao chẳng tỉnh, ba xe là giả, là việc thuở xưa, một xe là thật, là việc hiện nay, chỉ dạy ông dẹp giả trở về thật, sau khi trở về thật, thật cũng không tên; nên biết có những của báu trọn thuộc về ông, do ông thọ dụng, lại không khởi tưởng của cha, cũng không khởi tưởng của con, cũng không khởi tưởng dùng, ấy gọi là trì kinh Pháp Hoa, từ kiếp này đến kiếp khác, tay không rời quyển kinh, từ sáng đến tối không lúc nào chẳng tụng kinh.”—The Master said, “The Sutra’s meaning is clear. You yourself are confused. Disciples of all three vehicles are unable to fathom the Buddha’s wisdom; the fault is in their thinking and measuring. The more they think, the further they go. From the start, the Buddha speaks for the sake of common people, not for the sake of other Buddhas. Those who chose not to believe were free to leave the assembly. Not knowing that they were sitting in the White Ox Cart, they sought three vehicles outside the gate. What is more, the Sutra text clearly tells you ‘There is only the one Buddha Vehicle, no other vehicle, whether two or three, and the same is true for countless expedients, for various causes and conditions, and for analogies and rhetoric. All these Dharma are for the sake of the One Buddha Vehicle. Why don’ you wake up? The three carts are false because they are preliminary. The one vehicle is real because it is the immediate present. You are merely taught to go from the false and return to the real. Once you have returned to reality, the real is also nameless. You should know that all the treasure and wealth is ultimately your own, for your own use. That is called maintaining the Dharma Flower Sutra. Then from aeon to aeon, your hands will never let go of the scrolls; from morning to night you will recite it unceasingly.”

Pháp Ðạt nhờ chỉ dạy, vui mừng nhảy nhót, liền nói kệ tán thán:

“Kinh tụng ba ngàn bộ,
Tào Khê một câu quên,
Chưa rõ ý xuất thế,
Ðâu hết cuồng nhiều đời.
Dê, nai, trâu quyền lập,
Trước, giữa, sau khéo bày,
Ai biết trong nhà lửa,
Nguyên là vị vua Pháp.”

Fa-Ta received this instruction and, overwhelmed with joy, he spoke a verse:

“Three thousand Sutra recitations:
At Ts’ao-Hsi not one single world.
Before I knew why he appeared in the world,
How could I stop the madness of accumulated births?
Sheep, deer, and ox provisionally set up;
Beginning, middle, end, well set forth.
Who would have thought that within the Burning house
Originally the king of Dharma dwelt?”

-Tổ bảo rằng: “Từ nay về sau ông mới đáng gọi là Tăng tụng kinh.” Pháp Ðạt từ đây lãnh hội huyền chỉ, cũng không ngừng tụng kinh—The Master said, “From now on you may be called the monk mindful of the Sutra.” From then on, although Fa-Ta understood the profound meaning, he continued to recite the Sutra unceasingly.

-Tăng Trí Thông, người quê ở An Phong thuộc Thọ Châu, ban đầu xem kinh Lăng Già đến hơn một ngàn lần nhưng không hiểu được Tam Thân Tứ Trí, đến lễ Tổ cầu giải nghĩa nầy. Tổ bảo: “Ba thân là Thanh Tịnh Pháp Thân, đó là tánh của ông, Viên Mãn Báo Thân là trí của ông, Thiên Bá Ức Hóa Thân là hạnh của ông vậy. Nếu lìa bổn tánh riêng nói ba thân, tức gọi có thân mà không trí, nếu ngộ được ba thân không có tự tánh tức là rõ ba trí Bồ Ðề.” Hãy lắng nghe tôi nói kệ:

“Tự tánh đủ ba thân,
Phát minh thành tứ trí,
Chẳng lìa duyên thấy nghe,
Siêu nhiên lên quả Phật.
Nay tôi vì ông nói,
Tin chắc hằng không mê,
Chớ nhọc người tìm cầu,
Trọn ngày nói Bồ Ðề.”

Bhikshu Chih-T’ung, a native of An-feng in Shao-Chou, had read the Lankavatara Sutra over a thousand times but still did not understand the three bodies and the four wisdoms. He made obeisance to the Master, seeking an explanation of the meaning. The Master said, “The three bodies are: the clear, pure Dharma-body, which is your nature; the perfect, full Reward-body, which is your wisdom; and the hundred thousand myriad Transformation-bodies, which are your conduct. To speak of the three bodies as separate from your nature is to have the bodies but not the wisdom. To remember that the three bodies have no self-nature is to understand the four wisdom of Bodhi. Listen to my verse:

Three bodies complete in your own self-nature
When understood become four wisdoms.
While not apart from seeing and hearing
Transcend them and ascend to the Buddha realm.

I will now explain it for you.
If you are attentive and faithful, you will never be deluded.
Don’t run outside in search of them,
By saying ‘Bodhi’ to the end of your days.

Ngài Trí Thông lại thưa rằng: “Về nghĩa Tứ Trí có thể nghe được chăng?”—Chih-T’ung asked further, “May I hear about the meaning of the four wisdoms?”

Tổ bảo: “Ðã hiểu ba thân liền rõ tứ trí, sao lại hỏi ư? Nếu lìa ba thân riêng nói tứ trí, đây gọi là có trí mà không thân, tức đây có trí lại thành vô trí.” Tổ bèn nói kệ:

“Ðại viên cảnh trí tánh thanh tịnh,
Bình đẳng tánh trí tâm không bệnh,
Diệu quán sát trí thấy không công,
Thành sở tác trí đồng Viên Cảnh.
Ngũ bát lục thất quả nhơn chuyển,
Chỉ dùng danh ngôn không thật tánh,
Nếu ngay chỗ chuyển không dấy niệm,
Ngay nơi ồn náo hằng đại định.”

The Master said, “Since you understand the three bodies, you should also understand the four wisdom. Why do you ask again? To speak of the four wisdoms as separate from the three bodies is to have the wisdoms but not the bodies, in which case the wisdom becomes non-wisdom.” He then spoke the verse:

The wisdom of the great, perfect mirror
Is your clear, pure nature.
The wisdom of equal nature
Is the mind without disease.
Wonderfully observing wisdom
Is seeing without effort.
Perfecting wisdom is
The same as the perfect mirror.

Five, eight, six, seven,
Effect and cause both turn;
Merely useful names:
They are without real nature.
If, in the place of turning,
Emotion is not kept,
You always and forever dwell
In Naga concentration.

Như trên nói chuyển thức thành trí, trong kinh nói: “Chuyển năm thức trước làm thành Sở Tác Trí, chuyển thức thứ sáu làm Diệu Quán Sát Trí, chuyển thức thứ bảy làm Bình Ðẳng Tánh Trí, chuyển thức thứ tám làm Ðại Viên Cảnh Trí. Tuy thức thứ sáu, thức thứ bảy là ở trong nhơn chuyển, còn năm thức trước và thức thứ tám là trên quả chuyển, chỉ chuyển tên mà không chuyển thể.”

Trí Thông liền đốn ngộ được tánh trí nên trình kệ rằng:

“Ba thân nguyên thể ta,
Tứ trí vốn tâm sáng,
Thân trí dung không ngại,
Ứng vật mặc tùy hình,
Khởi tu đều vọng động,
Giữ trụ trái chơn tình.
Diệu chỉ nhơn thấy rõ,
Trọn quên tên nhiễm ô.”

Note: The transformation of consciousness into wisdom has been described. The teaching says, “The first five consciousnesses turned become the perfecting wisdom; the sixth consciousness turned becomes the wonderfully observing wisdom; the seventh consciousness turned becomes the wisdom of equal nature; the eighth consciousness turned becomes the wisdom of great perfect mirror. Although the sixth and seventh are turned in the cause and the first five and the eighth in the effect, it is merely the names which turn. Their substance does not turn.”
Instantly enlightened to the nature of wisdom, Chih-T’’ng submitted the following verse:

Three bodies are my basic substance,
Four wisdoms my original bright mind.
Body and wisdom in unobstructed fusion
In response to beings I accordingly take form.
Arising to cultivate them is false movement.
Holding to or pondering over them a waste of effort.
Through the Master I know the wonderful principle,
And, in the end, I lose the stain of names.

-Tăng Trí Thường, người ở Quí Khê, Tín Châu, thuở nhỏ xuất gia, chí cầu thấy tánh, một hôm đến tham lễ, Tổ hỏi: “Ông từ đâu đến, muốn cầu việc gì?”—Bhikshu Chih-Ch’ang, a native of Kuei-Hsi in Hsin-Chou, left home when he was a child and resolutely sought to see his own nature. One day he called on the Master, who asked him, “Where are you from and what do you want?”

Sư thưa: “Học nhân gần đây đến núi Bạch Phong ở Hồng Châu lễ Hòa Thượng Ðại Tông nhờ chỉ nghĩa kiến tánh thành Phật, nhưng chưa giải quyết được hồ nghi, nên từ xa đến đây lễ Hòa Thượng, mong Hòa Thượng từ bi chỉ dạy.”—Chih-Ch’ang replied, “Your student has recently been to Pai-Feng Mountain in Hung-Chou to call on the High Master Ta-T’ung and received his instruction on the principle of seeing one’s nature and realizing Buddhahood. As I have not yet resolved my doubts, I have come from a great distance to bow reverently and request the Master’s compassionate instruction.”

-Tổ bảo: “Kia có ngôn cú gì ông thử nhắc lại xem.”—The Master said, “What instruction did he give you? Try to repeat it to me.”

Trí Thường thưa: “Trí Thường đến nơi kia, trải qua ba tháng, chưa được chỉ dạy, vì lòng tha thiết vì pháp nên một hôm riêng vào trượng thất thưa hỏi: ‘Thế nào là bản tâm, bản tánh của con?’”—Chih-Ch’ang said, “After arriving there, three months passed and still I had received no instruction. Being eager for the Dharma, one evening I went alone into the Abbot’s room and asked him, ‘What is my original mind and original substance?’

Ngài Ðại Thông nói rằng: “Ông thấy hư không?”—But Ta-T’ung then said to me, ‘Do you see empty space?’

-Trí Thường đáp: “Thấy!”—‘Yes,’ I said, ‘I see it.’

Hòa Thượng Ðại Thông hỏi: “Ông thấy hư không có tướng mạo chăng?”—Ta-T’ung said, ‘Do you know what appearance it has?’

Trí Thường đáp: “Hư không vô hình mà có tướng mạo gì?”—Chih-Ch’ang replied, ‘Empty space has no form. How could it have an appearance?’

-Ngài Ðại Thông bảo: “Bản tánh của ông ví như hư không, trọn không một vật có thể thấy, ấy gọi là chánh kiến, không một vật có thể biết, ấy gọi là chơn tri, không có xanh, vàng, dài, ngắn, chỉ thấy bản nguyên thanh tịnh, giác thể tròn sáng tức gọi là thấy tánh thành Phật, cũng gọi là Như Lai Tri Kiến. Học nhơn tuy nghe lời nầy vẫn chưa giải quyết xong điều nghi, cúi xin Hòa Thượng chỉ dạy—Ta-T’ung said, “Your original mind is just like empty space. To understand that nothing can be seen is called right seeing; to know that nothing can be known is called true knowing. There is nothing blue or yellow, long or short. Simply seeing the clear, pure original source, the perfect bright enlightened substance, this is what is called ‘seeing one’s nature and realizing Buddhahood.’ It is also called ‘the knowledge and vision of the Tathagata.’ Although I heard this instruction, I still do not understand and beg you, O Master to instruct me.”

Tổ bảo: “Lời thầy kia nói vẫn còn kiến tri nên khiến ông chưa rõ.” Nay tôi chỉ ông một bài kệ:

“Chẳng thấy một pháp còn thấy không,
Giống như mây nổi che mặt nhựt,
Chẳng biết một pháp giữ biết không,
Lại như hư không sanh điện chớp,
Tri kiến nầy bỗng nhiên dấy lên,
Lầm nhận đâu từng hiểu phương tiện,
Ông phải một niệm tự biết lỗi,
Tự kỷ linh quang thường hiển hiện.”

The Master said, “Your former master’s explanation still retains the concepts of knowing and seeing; and that is why you have not understood. Now, I will teach you with a verse:

Not to see a single dharma
still retains no-seeing,
Greatly resembling floating clouds
covering the sun.
Not to know a single dharma
holds to empty knowing,
Even as a lightning flash
comes out of empty space.
This knowing and seeing
arise in an instant.
When seen wrongly,
can expedients being understood?
If, in the space of a thought,
you can know your own error,
Your own spiritual light
will always be manifested.

Trí Thường nghe bài kệ rồi tâm trí hoát nhiên đại ngộ, bèn nói kệ:

“Vô cớ khởi tri kiến,
Chấp tướng cầu Bồ Ðề,
Tình còn một niệm ngộ,
Ðâu vượt mê ngàn xưa.
Tự tánh giác nguyên thể,
Tùy chiếu luống đổi dời,
Chẳng vào thất Tổ Sư,
Mờ mịt chạy hai đầu.”

Hearing the verse, Chih-Ch’ang understood it with his heart and mind, and he composed this verse:

Without beginning,
knowing and seeing arise.
When one is attached to marks
Bodhi is sought out.
Clinging to a thought of
enlightenment,
Do I rise above my former confusion?
The inherently enlightened
substance of my nature
Illuminates the turning twisting flow.
But had I not entered
the Patriarch’s room,
I’d still be running, lost
between the two extremes.

Trí Thường một hôm hỏi Tổ rằng: “Phật nói pháp ba thừa, lại nói Tối thượng thừa, đệ tử chưa hiểu, mong ngài chỉ dạy.”—One day Chih-Ch’ang asked the Master, “The Buddha taught the dharma of the three vehicles and also the Supreme Vehicle. Your disciple has not yet understood that and would like to be instructed.”

Tổ bảo: “Ông xem nơi bản tâm mình, chớ có chấp tướng bên ngoài. Pháp không có bốn thừa, tâm người tự có những sai biệt. Thấy nghe tụng đọc ấy là Tiểu thừa, ngộ pháp hiểu nghĩa ấy là Trung thừa, y pháp tu hành ấy là Ðại thừa, muôn pháp trọn thông, muôn pháp đầy đủ, tất cả không nhiễm, lìa các pháp tướng, một cũng không được gọi là Tối thượng thừa. Thừa là nghĩa hành, không phải ở miệng tranh, ông phải tự tu chớ có hỏi tôi, trong tất cả thời, tự tánh tự như.”—The Master said, “Contemplate only your own original mind and do not be attached to the marks of external dharmas. The Dharma doesn’t have four vehicles; it is people’s minds that differ. Cultivating by seeing, hearing, and reciting is the small vehicle. Cultivating by awakening to the Dharma and understanding the meaning is the middle vehicle. Cultivating in accord with Dharma is the great vehicle. To penetrate the ten thousand dharmas entirely and completely while remaining without defilement, and to sever attachment to the marks of all the dharmas with nothing whatsoever gained in return: that is the Supreme Vehicle. Vehicles are methods of practice, not subjects for debate. Cultivate on your own and do not ask me, for at all times your own self-nature is itself ‘thus.’”

Trí Thường liền lễ tạ và hầu Tổ đến trọn đời—Chih-Ch’ang bowed and thanked the Master and served him to the end of the Master’s life.

Tăng Chí Ðạo, người quê ở Nam Hải Quảng Châu, đến tham vấn Tổ: “Học nhơn từ xuất gia, xem Kinh Niết Bàn hơn mười năm chưa rõ được đại ý, cúi mong Hòa Thượng xót thương chỉ dạy.”—Bhikshu Chih-Tao, a native of Nan-Hai in Kuang-Chou, asked a favor: “Since leaving home, your student has studied the NirvanaSutra for over ten years and has still not understood its great purporse. I hope that the High Master will bestow his instruction.”

Tổ bảo: “Chỗ nào ông chưa rõ?”—The Master said, “What point haven’t you understood?”

Chí Ðạo thưa: “Chư hạnh vô thường, là pháp sanh diệt, sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui,” nơi đây con nghi ngờ—Chih-Tao replied:

“All activities are impermanent,
Characterized by production and extinction;
When production and extinction are extinguished,
That still extinction is bliss.
My doubts are with respect to this passage.”

Tổ hỏi: “Ông nghi như thế nào?”—The Master said, “What are your doubts?”

Chí Ðạo thưa: “Tất cả chúng sanh đều có hai thân gọi là sắc thân và pháp thân. Sắc thân vô thường có sanh có diệt, pháp thân có thường không tri giác không giác. Kinh nói ‘Sanh diệt diệt rồi, tịch diệt là vui, chẳng biết thân nào tịch diệt, thân nào thọ vui?’ Nếu là sắc thân, khi sắc thân tịch diệt, bốn đại phân tán, toàn là khổ, khổ không thể nói vui; nếu pháp thân tịch diệt tức đồng cỏ cây gạch đá, ai sẽ thọ vui? Lại pháp tánh là thể của sanh diệt, năm uẩn là dụng của sanh diệt, một thể năm dụng, sanh diệt là thường, sanh thì từ thể khởi dụng, diệt thì từ dụng nhiếp về thể, nếu cho lại sanh tức là loài hữu tình không đoạn không diệt, nếu chẳng cho lại sanh tức là hằng trở về tịch diệt thì đồng với vật vô tình, như thế ắt tất cả pháp bị sự ngăn cấm của Niết Bàn, còn chẳng được sanh, có gì là vui?”—Chih-Tao replied, “All living beings have two bodies, the physical body and Dharma-body. The physical body is impermanent and is produced and destroyed. The Dharma-body is permanent and is without knowing or awareness. The Sutra says that the extinction of production and extinction is bliss, but I do not know which body is in tranquil extinction and which receives the bliss. How could it be the physical body which receives the bliss? When this physical body is extinguished, the four elements scatter. That is total suffering cannot be called bliss. If the Dharma-body were extinguished it would become like grass, trees, tiles, or stones; then what would receive the bliss? Moreover, the Dharma-nature is the substance of production and extinction and the five heaps are the function of production and extinction. With one body having five functions, production and extinction are permanent; at the time of production, the functions arise from the substance, and at the time of extinction, the functions return to the substance. If there were rebirth then sentient beings would not cease to exist or be extinguished. If there were not rebirth, they would return to tranquil extinction and be just like insentient objects. Thus, all dharmas would be suppressed by nirvana and there would not even be production. How could there be bliss?”

Tổ quở: “Ông là Thích tử sao lại tập theo ngoại đạo về đoạn kiến và thường kiến mà luận nghị về Tối thượng thừa. Cứ theo lời ông nói, tức là ngoài sắc thân riêng có pháp thân, lìa sanh diệt để cầu tịch diệt, lại suy luận Niết Bàn thường lạc nói có thân thọ dụng, đây là chấp lẫn về sanh tử, đắm mê cái vui thế gian; nay ông nên biết, Phật vì tất cả người mê mà nhận thân năm uẩn hòa hợp làm thể tướng của mình, phân biệt tất cả pháp cho là tướng ngoại trần, ưa sanh, ghét chết, niệm niệm đổi dời, không biết là mộng huyễn hư giả, luống luân hồi, lấy thường lạc Niết Bàn đổi thành tướng khổ, trọn ngày tìm cầu. Phật vì thương những người nầy, mới chỉ dạy Niết Bàn chơn lạc, trong sát na không có tướng sanh, trong sát na không có tướng diệt, lại không có sanh diệt có thể diệt, ấy là tịch diệt hiện tiền. Chính ngay khi hiện tiền cũng không có cái lượng hiện tiền, mới gọi là thường lạc. Vui nầy không có người thọ, cũng không có người chẳng thọ, há có tên một thể năm dụng, huống là nói Niết Bàn ngăn cấm các pháp khiến hằng chẳng sanh. Ðây là ông chê Phật hủy pháp. Hãy nghe tôi nói kệ:

“Ðại Niết Bàn vô thượng,
Tròn sáng thường lặng soi,
Phàm phu gọi là chết,
Ngoại đạo chấp là đoạn,
Những người cầu nhị thừa,
Cho đó là vô tác,
Trọn thuộc chỗ tình chấp,
Gốc sáu mươi hai chấp.
Dối lập tên hư giả,
Sao đạt nghĩa chơn thật,
Chỉ có người vượt qua,
Thông suốt không thủ xả,
Do biết pháp năm uẩn,
Vô ngã ở trong uẩn,
Ngoài hiện các sắc tượng,
Mỗi mỗi tướng âm thanh,
Bình đẳng như mộng huyễn,
Không khởi chấp phàm Thánh,
Không khởi hiểu Niết Bàn,
Hai bên ba mé dứt.
Thường hiện dụng các căn,
Mà chẳng khởi tưởng dụng,
Phân biệt tất cả pháp,
Không khởi tưởng phân biệt.
Kiếp hỏa đốt biển cả,
Gió thổi núi chạm nhau.
Chơn thường tịch diệt vui,
Tướng Niết Bàn như thế.
Nay tôi gắng gượng nói,
Khiến ông bỏ tà kiến,
Ông chớ theo lời hiểu,
Nhận ông biết ít phần.”

The Master said, “You are a son of Sakya! How can you hold the deviant views of annihilationism and permanence which belongs to other religions and criticise the Supreme Vehicle Dharma! According to what you say, there is a Dharma-body that exists apart from physical form a tranquil extinction to be sought apart from production and extinction. Moreover, you propose that there is a body which enjoys the permanence and bliss of Nirvana. But, that is to grasp tightly onto birth and death and to indulge in worldly bliss. You should now know that deluded people mistook the union of five heaps for their own bodies and determined the dharmas as external to themselves. They loved life, dreaded death and drifted from thought to thought, not knowing that this illusory dream is empty and false. They turned vainly around on the wheel of birth and death and mistook the permanence and bliss of Nirvana for a form of suffering. All day long they sought after something else. Taking pity on them, the Buddha made manifest in the space of an instant the true bliss of Nirvana, which has no mark of production or extinction; it has no production or extinction to be extinguished. That, then, is the manifestation of tranquil extinction. Its manifestation cannot be reckoned; it is permanent and blissful. The bliss has neither an enjoyer nor a non-enjoyer. How can you call it ‘one substance with five functions?’ Worse, how can you say that Nirvana suppresses all dharmas, causing them to be forever unproduced? That is to slander the Buddha and defame the Dharma. Listen to my verse:

Supreme. Great Nirvana is bright
Perfect, permanent, still, and shining.
Deluded commonpeople call it death,
Other teachings hold it to be annihilation.
All those who seek two vehicles
Regard it as non-action.
Ultimately these notions arise from feeling,
And form the basis for sixty-two views,
Wrongly establishing unreal names.
What is the true, real principle?
Only one who has gone beyond measuring
Penetrates without grasping or rejecting,
And knows that the dharma of the five heaps
And the self within the heaps,
The outward appearances—a mass of
images—the mark of every sound,
Are equally like the illusion of dreams,
For him, views of common and holy do not arise
Nor are explanations of Nirvana made.
The two boundaries, the three limits are cut off.
All organs have their function,
But there never arises the thought of the function.
All dharmas are discriminated
Without a thought of discrimination arising.
When the fire at the aeon’s end burns the bottom of the sea
And the winds blow the mountain against each other,
The true, permanent, still extinct bliss,
The mark of Nirvana is ‘thus.’
I have struggled to explain it,
To cause you to reject your false views.
Don’t understand it by words alone
And maybe you’ll understand a bit of this.”

Chí Ðạo nghe kệ đại ngộ, vui mừng nhảy nhót, làm lễ rồi lui—After hearing this verse, Chih-Tao was greatly enlightened. Overwhelmed with joy, he made obeisance and with drew.

Thiền sư Hành Tư, sanh tại An Thành, Kiết Châu, họ Lưu, nghe pháp tịch Tào Khê giáo hóa thạnh hành, bèn thẳng đến tham lễ Tổ: “Phải làm việc gì mà không rơi vào giai cấp?”—Dhyana Master Hsing Szu was born into the Liu Family, which lived in An-Cha’ng district in Chih-Chou. Hearing of the flourishing influence of the Ts’ao-His Dharma Assembly, Hsing-Szu went directly there to pay homage and asked, “What is required to avoid falling into successive stages?”

Tổ hỏi: “Ông từng làm việc gì đến?”— The Master said, “What did you do before coming here?”

Hành Tư thưa: “Thánh đế cũng không làm.”—He replied, “I did not even practice the Holy truths.”

Tổ bảo: “Rơi vào giai cấp nào?”—The Master said, “Then into what successive states could you fall?”

Hành Tư thưa: “Thánh đế còn chẳng làm thì giai cấp nào mà có?”—He replied, “If one isn’t practicing the Four Holy Truths, what successive stages are there?

Tổ thầm nhận đó, khiến Hành Tư thủ chúng. Một hôm Tổ bảo Hành Tư: “Ông nên phân hóa một nơi, không khiến cho đoạn dứt.”—The Master greatly admired his capacity and made him the leader of the assembly. One day the Master said, “You should go elsewhere to teach. Do not allow the teaching to be cut off.”

Hành Tư đã được pháp bèn trở về Kiết Châu, trên núi Thanh Nguyên, hoằng pháp, nối tiếp giáo hóa. Sau khi thị tịch, thụy là Hoàng Tế Thiền Sư—Having obtained the Dharma, Hsing-Szu returned to Ch’ing Yuan Mountain in Chi-Chou, to propagate the Dharma and transform living beings. After his death he was given the posthumous title “Dhyana Master Hung-Chi.”

– Thiền Sư Hoài Nhượng, quê ở Kim Châu, con nhà họ Ðỗ, ban đầu đến yết kiến Quốc sư An Tung Sơn. Quốc sư An mới khuyến khích Sư đến Tào Khê tham vấn. Khi đến lễ bái Tổ, Tổ hỏi: “Ở đâu lại?”—Dhyana Master Huai-Jang was the son of the Tu family in Chin-Chou. He first visited National Master An of Sung Mountain, who told him to go to Ts’ao-His to pay homage. When he arrived, he bowed, and the Master asked him, “What has come?”

Hoài Nhượng thưa: “Ở Tung Sơn.”— He replied, “Sung-Shan.”

Tổ bảo: “Ðem được vật gì lại?”—The Master said, “What is it and how does it come?”

Hoài Nhượng thưa: “Nói giống một vật tức chẳng trúng.”—He replied, “To say that it is like a thing is to miss the point.”

Tổ bảo: “Lại có tu chứng chăng?”— The Master said, “Then can there still be that which is cultivated and certified?”

Hoài Nhượng thưa: “Tu chứng tức chẳng không, nhiễm ô tức chẳng được.”—He replied, “Cultivation and certification are not absent, but there can be no defilement.”

Tổ bảo: “Chỉ cái chẳng nhiễm ô nầy là chỗ chư Phật hộ niệm; ông đã như thế, ta cũng như thế. Tây Thiên Tổ Bát Nhã Ða La sấm rằng, ‘Dưới chân ông có một con ngựa tơ đạp chết người trong thiên hạ, ứng ở nơi tâm ông, không cần phải nói ra.’”—The Master said, “It is just the lack of defilement of which all Buddhas are mindful and protective. You are like that, and I am like that too. In the West, Prajnatara predicted that a colt would run from under your feet, trampling and killing people under heaven. You should keep that in mind, but do not speak of it too soon.”

-Nghe xong Hoài Nhượng hoát nhiên khế ngộ, liền hầu hạ Tổ mười lăm năm, mỗi ngày càng thâm được sự huyền áo. Sau khi đến núi Nam Nhạc, xiển dương Thiền tông; khi thị tịch được sắc ban hiệu Ðại Huệ Thiền Sư—Huai-Jang suddenly understood. Accordingly he waited upon the Master for fifteen years, daily penetrating more deeply into the profound and mysterious. He later went to Nan-Yao where he spread the Dhyana School. The title “Dhyana Master Ta Hui” was bestowed upon him posthumously.

Thiền Sư Huyền Giác ở Vĩnh Gia, họ Ðới, quê ở Ôn Châu, thuở nhỏ tập kinh luận, chuyên về pháp môn chỉ quán của Tông Thiên Thai, nhơn xem kinh Duy Ma Cật phát minh được tâm địa; chợt gặp đệ tử của Tổ là Huyền Sách thăm hỏi, cùng bàn chuyện sôi nổi mà mỗi lời nói ra đều thầm hợp với chư Tổ. Huyền Sách mới hỏi: “Nhơn giả được pháp nơi Thầy nào?”—Dhyana Master Hsuan-Chiao of Yung-Chia was the son of a family called Tai in Wen-Chou. When he was young he studied the Sutras and commentaries and was skilled in the T’ien-T’ai Dharma-door of “Stop and Look.” Upon reading the Vimalakirti Sutra, he understood the mind-ground. One day he happened to meet the Master’s disciple Hsuan-Ch’e and they had a pleasant talk. As Hsuan-Chiao’s words were consonant with the words of all the Patriarchs, Hsuan-Ch’e asked him, “Kind Sir, from whom did you obtain the Dharma?”

-Huyền Giác đáp: “Tôi nghe kinh luận Phương đẳng mỗi vị đều có thầy truyền thừa, sau nơi kinh Duy Ma Cật ngộ được Phật tâm tông mà chưa có người chứng minh.”—He replied, “I have heard the Vaipulya Sutras and Sastras, receiving each from a master. Later, upon reading the Vimalakirti Sutra, I awakened to the doctrine of the Buddha-mind, but as yet no one has certified me.”

-Huyền Sách bảo: “Từ Ðức Phật Oai AÂm Vương về trước tức được, từ Phật Oai AÂm Vương về sau, không thầy mà tự ngộ trọn vẹn là thiên nhiên ngoại đạo.”—Hsuan-Ch’e said, “That was acceptable before the time of the Buddha called The Awesome-Voiced King. But since the coming of that Buddha, all those who ‘self-enlightened’ without a master belong to other religions which hold to the tenet of spontaneity.”

-Huyền Giác nói: “Xin nhơn giả vì tôi chứng minh.”—“Then will you please certify me, Kind Sir?” said Hsuan-Chiao.

Huyền Sách bảo: “Lời tôi nhẹ, ở Tào Khê có Lục Tổ Ðại Sư, bốn phương nhóm họp về đều là những người thọ pháp. Nếu ông chịu đi thì cùng tôi đồng đi.”—Hsuan-Ch’e said, “My words are of little worth, but the Great Master, the Sixth Patriarch, is at Ts’ao-His, where people gather like clouds from the four directions. He is one who has received the Dharma. If you wish to go, I will accompany you.”

Huyền Giác bèn đồng với Huyền Sách đến tham vấn. Khi đến Huyền Giác nhiễu Tổ ba vòng, chống tích trượng mà đứng. Tổ bảo: “Phàm là sa môn, phải đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh, Ðại Ðức từ phương nào đến, lại sanh đại ngã mạn?”— Thereupon Hsuan-Chiao went with Hsuan-Ch’e to call upon the Master. On arriving, he circumambulated the Master three times, shook his staff, and stood in front of him. The Master said, “Inasuch as a Sramana has perfected the three thousand awesome deportments and the eighty thousand fine practices, where does the virtuous One come from and what makes him so arrogant?”

Huyền Giác thưa: “Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng.”—Hsuan-Chiao said, “The affair of birth and death is great and impermanence comes quickly.”

Tổ bảo: “Sao chẳng thể nhận cái vô sanh, liễu không mau ư?”—The Master said, “Why not embody non-production and understand that which is not quick?”

-Huyền Giác thưa: “Thể tức là vô sanh, liễu vốn không có mau.”—He replied, “The body itself is not produced and fundamentally there is no quickness.”

-Tổ bảo: “Như thế, như thế!”—The Master said, “So it is; so it is.”

Huyền Giác mới đầy đủ oai nghi lễ bái, trong chốc lát liền cáo từ. Tổ bảo: “Trở về chóng vậy?”—Hsuan-Chiao then made obeisance with perfect awesome deportment. A short while, later he announced that he was leaving and the Master said, “Aren’t you leaving too quickly?”

Huyền Giác thưa: “Vốn tự không động, há có mau ư?”—He replied, “Fundamentally, I don’t move; how can I be quick?”

Tổ bảo: “Ai biết chẳng động?”—The Master said, “Who knows you don’t move?”

Huyền Giác thưa: “Nhơn giả tự sanh phân biệt.”—He replied, “Kind Sir, you yourself make this discrimination.”

Tổ bảo: “Ông rất được cái ý vô sanh.”—The Master said, “You have truly got the idea of non-production.”

Huyền Giác thưa: “Vô sanh há có ý sao?”—“But does non-production possess an ‘idea’?” asked Hsuan-Chiao.

-Tổ bảo: “Nếu không ý thì ai biết phân biệt?”—“If it is without ideas, then who discriminates it?” said the Master.

Huyền Giác thưa: “Phân biệt cũng không phải ý.”—“What discriminates is not an idea either,” he replied.

Tổ bảo: “Lành thay! Hãy dừng lại một đêm.”—The Master exclaimed, “Good indeed! Please stay for a night.”
Thời nhơn gọi là “Nhất Túc Giác.” Sau ngài có trước tác bộ “Chứng Ðạo Ca,” thịnh hành ở đời. Thụy là Vô Tướng Ðại Sư, người đương thời xưng là Chân Giác—During his time, he was called

“The One Enlightened Overnight” and later he wrote the “Song of Certifying to the Way,” which circulated widely in the world. His posthumous title is “Great Master Wu-Hsiang,” and during his lifetime he was called “Chen-Chiao.”

Thiền Giả Trí Hoàng, ban đầu tham học nơi Ngũ Tổ, tự cho đã được chánh thọ, mới cất am ngồi thiền mãi, trải qua 20 năm. Ðệ tử của Tổ là Huyền Sách du phương đến Hà Sóc nghe danh Ngài Trí Hoàng, liền đến am hỏi rằng: “Ông ở đây làm gì?”—Dhyana cultivator Chih-Huang had formerly studied under the Fifth Patriarch and said of himself that he had attained to the ‘right reception.’ He lived in a hut, constantly sitting for twenty years. In his travels, the Master’s disciple Hsuan-Ch’e reached Ho-Shuo, where he head of Chih-Huang’s reputation. He paid a visit to his hut and asked him, “What are you doing here?”

-Trí Hoàng nói: “Nhập định.”— “Entering concentration,” replied Chih-Huang.

-Huyền Sách hỏi: “Ông nói nhập định là có tâm nhập hay không tâm nhập? Nếu không tâm nhập thì tất cả vô tình cỏ cây ngói đá nên được định; nếu có tâm nhập thì tất cả loài hữu tình hàm thức cũng nên được định.”—Hsuan-Ch’e said, “You say you are entering concentration. Do you enter with thought or without thought. If you enter without thought, then all insentient things, such as grass, trees, tiles, and stones, should likewise attain concentration. If you enter with thought, then all sentient things which have consciousness should also attain concentration.”

Trí Hoàng bảo: “Tôi chính khi nhập định chẳng thấy có cái tâm và không tâm.”—Chih-Huang said, “When I properly enter concentration I do not notice whether I have thought or not.

Huyền Sách nói: “Chẳng thấy có tâm và không tâm tức là thường định, sao lại nói có xuất nhập, nếu có xuất nhập tức là không phải đại định.”—Hsuan-Ch’e said, “Not to notice whether or not you have thought is eternal concentration. How can you enter it or come out of it? If you come out of it or enter it, it is not the great concentration.”

Trí Hoàng không trả lời được. Giây lâu mới hỏi: “Thầy kế thừa ai?”—Chih-Huang was speechless. After a long while, he finally asked, “Who is your teacher?”

-Huyền Sách nói: “Thầy tôi là Lục Tổ Huệ Năng ở Tào Khê.”—Hsuan-Ch’e said, “My Master is the Sixth Patriarch at Ts’ao-His.”

Trí Hoàng hỏi: “Lục Tổ lấy gì làm Thiền định?”—Chih-Huang said, “What does your master take to be Dhyana Concentration?”

Huyền Sách đáp: “Thầy tôi nói ‘Diệu trạm viên tịch, thể dụng như như, năm ấm vốn không, sáu trần chẳng phải có, chẳng ra chẳng vào, chẳng định chẳng loạn, tánh thiền không trụ, lìa trụ thì được thiền tịch, tánh thiền không sanh, lìa sanh cái tưởng thiền, tâm như hư không cũng không có cái lượng của hư không.’”—Hsuan-Ch’e said, “My teacher speaks of the wonderful, clear, perfect stillness, the suchness of the substance and function, the fundamental emptiness of the five skandhas, and the non-existence of the six organs. There is neither emerging nor entering, neither concentration nor confusion. The nature of Dhyana is non-dwelling and is beyond the act of dwelling in Dhyana stillness. The nature of Dhyana is unproduced and beyond the production of the thought of Dhyana. The mind is like empty space and is without the measure of empty space.”

Trí Hoàng nghe lời ấy bèn đi thẳng đến yết kiến Lục Tổ—Hearing this explanation, Chih-Huang went directly to visit the Master.

Lục Tổ hỏi: “Nhơn giả từ đâu đến?”— The Master asked him, “Kind Sir, where are you from?”

-Trí Hoàng liền thuật lại đầy đủ duyên trước—Chih-Huang related the above incident in details.

-Lục Tổ bảo: “Thật như lời đã nói. Ông chỉ tâm như hư không mà chẳng có kiến chấp không, ứng dụng không ngăn ngại, động tịnh đều không tâm, tình phàm Thánh đều quên, năng sở đều dứt, tánh tướng như như, không có lúc nào mà chẳng định.”— The Master said, “It is truly just as he said. Simply let your mind be like empty space without being attached to the idea of emptiness and the correct function of the self-nature will no longer be obstructed. Have no thought, whether in motion or stillness; forget any feeling of being common or holy, put an end to both subject and object. The nature and mark will be ‘thus, thus,’ and at no time will you be out of the state of concentration.”

Trí Hoàng ngay nơi đây liền đại ngộ, hai mươi năm đã được tâm, trọn không ảnh hưởng. Ðêm ấy ở Hà Bắc, dân chúng nghe trong hư không có tiếng nói: “Thiền sư Hoàng ngày nay được đạo.”

Trí Hoàng sau đó lễ từ trở về Hà Bắc, khai hóa bốn chúng—Just then Chih-Huang attained the great enlightenment. What he had gained in twenty years vanished from his mind without a trace. That night, the people of Hopei heard a voice in space announcing, ‘Today, Dhyana Master Chih-Huang has attained the Way.’ Later, he made obeisance and left, returning to Hopei to teach and convert the four assemblies there.”

Có vị Tăng hỏi Tổ rằng: “Ý chỉ Huỳnh Mai người nào được?”—One of the Sangha asked the Master, “Who got the principle of Huang-Mei?”

Tổ đáp: “Người hiểu Phật pháp được.”—The Master replied, “The one who understands the Buddhadharma.”

Tăng thưa: “Hòa Thượng lại được chăng?” Tổ bảo: “Ta chẳng hiểu Phật pháp.”—The sangha member said, “High Master, have you obtained it?”

“I do not understand the Buddhadharma,” the Master replied.

Một hôm Tổ muốn giặt lá y đã được truyền trao, nhưng không có suối tốt để giặt, nhơn Ngài đến sau chùa khoảng năm dặm, thấy trên núi cây cối um tùm, khí tốt xoay quanh, Ngài liền cắm cây tích trượng sâu xuống đất, nước liền phún lên theo tay Ngài, chứa lại thành cái ao, Ngài liền quỳ gối giặt y trên đá. Chợt có một vị Tăng đến lễ bái, thưa rằng: “Phương Biện là người Tây Thục, vừa rồi ở nước Nam Thiên Trúc, thấy Ngài Ðạt Ma Ðại Sư dạy Phương Biện phải chóng đến nước Ðường là nơi tôi truyền chánh pháp nhãn tạng của Tổ Ca Diếp và y Tăng Già Lê, thấy truyền đến đời thứ sáu nơi Thiều Châu ở Tào Khê, ông nên đến đó chiêm lễ, Phương Biện từ xa đến, cúi mong được thấy y bát đã được truyền.” Tổ bèn đưa ra cho ông xem, liền hỏi: “Thượng nhơn làm nghề gì?”—One day the Master wanted to wash the robe which he had inherited, but there was no clear stream nearby. He walked about two miles behind the temple where he saw good energies revolving in a dense grove of trees. He shook his staff, stuck it in the ground, and a spring bubbled up and formed a pool. As he knelt to wash his robe on a rock, suddenly a monk came up and bowed before him saying, “I am Fang-Pien, a native of His-Shu. A while ago I was in India, where I visited the Great Master Bodhidharma. He told me to return to China immediately, saying, ‘The orthodox Dharma Eye Treasury and the Samghati robe which I inherited from Mahakasyapa has been transmitted to the six generation at Ts’ao-His, Shao-Chou. Go there and pray reverence.’ Fang Pien has come from afar, hoping to see the robe abd bowl that his Master transmitted.” The Master showed them to him and asked, “Superior One, what work do you do?”
Phương Biện đáp: “Chuyên nghề đắp tượng.”—“I am good at sculpting,” he replied.

Tổ nghiêm sắc mặt lại bảo: “Ông thử đắp xem.”—Keeping straight face, the Master said, “Then sculpt something for me to see.”

Phương Biện mờ mịt không biết. Qua mấy ngày ông đắp được tượng Tổ, cao bảy tất, rất đẹp đẽ—Fang-Pien was bewildered but, after several days, he completed a lifelike image of the Patriarch, seven inches high and wonderful in every detail.

Tổ cười bảo: “Ông chỉ giỏi tánh đắp mà chẳng giỏi tánh Phật. Tổ đưa tay xoa đầu Phương Biện nói rằng: “Ông hằng vì người, Trời làm phước điền.” Tổ liền lấy y đền công, Phương Biện lấy y chia làm ba phần, một phần đắp vào tượng, một phần thì ông lưu lại, còn một phần thì gói chôn xuống đất, thề rằng: “Sau nầy người nào đào được y nầy là tôi tái sanh để trụ trì nơi đây dựng lập lại chùa chiền.” Ðến đời Tống, niên hiệu Gia Hựu năm thứ tám, có vị Tăng tên là Duy Tiên, khi sửa chùa, đào đất được y như còn mới, còn tượng của Phương Biện đắp thì để ở chùa Cao Tuyền, cúng kính cầu nguyện đều được như ý— The Master laughed and said, “You only understand the nature of sculpture; you do not understand the nature of the Buddha.” Then the Master stretched out his hand and rubbed the crown of Fang-Pien’s head, saying, “You will forever be a field of blessing for gods and humans.” The Master rewarded him with a robe, which Fang-Pien divided into three parts: one he used to wrap the sculpture, one he kept for himself and, the third, he wrapped in palm leaves and buried in the ground, vowing, “In the future, when this robe is found again, I will appear in the world to be abbot here and restore these buildings.” During the Sung dynasty in the eighth year of the Chia-Yu reign period (1063 A.D.), while Bhikshu Wei Hsien was repairing the hall, he excavated the earth and found the robe which was like new. The image is at Kao-Ch’uan Temple and those who pray before it obtain a quick response.

Có vị Tăng đọc bài kệ của Thiền Sư Ngọa Luân rằng:

“Ngọa Luân có tài năng,
Hay đoạn trăm tư tưởng,
Ðối cảnh tâm chẳng khởi,
Bồ Ðề ngày ngày lớn.”

Tổ nghe qua liền nói: “Bài kệ nầy chưa rõ được tâm địa, nếu y đây mà tu, ấy là thêm trói buộc,” nhơn đó Tổ liền đọc một bài kệ:

“Huệ Năng không có tài,
Chẳng đoạn trăm tư tưởng,
Ðối cảnh tâm thường khởi,
Bồ Ðề làm gì lớn.”

One Bhikshu was reciting Dhyana Master Wo-Lun’s verse:

Wo-Lun has the talent
To stop the hundred thoughts:
Facing situations his mind won’t move;
Bodhi grows day by day.

When the Master heard it he said, “This verse shows no understanding of the mind-ground, and to cultivate according to it will increase one’s bondage. Then he spoke this verse:

Hui-Neng has no talent
To stop the hundred thoughts.
Facing situations his mind often moves;
How can Bodhi grow?”

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10