Tổ Đình Minh Đăng Quang
PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN – BUDDHIST DICTIONARY
Thiện Phúc
PHỤ LỤC (APPENDICES)
PHỤ LỤC F – Appendix F
Kinh Pháp Bảo Ðàn
The Jewel Platform Sutra
Phẩm Thứ Mười—Phó Chúc—The Tenth Chapter —Final Instructions
Một hôm Tổ gọi đệ tử là Pháp Hải, Chí Thành, Pháp Ðạt, Thần Hội, Trí Thường, Trí Thông, Chí Triệt, Pháp Trân, Pháp Như, vân vân, bảo rằng: “Các ông không đồng với những người khác, sau khi tôi diệt độ, mỗi người làm thầy một phương, nay tôi dạy các ông nói pháp không mất bổn tông, trước phải dùng ba khoa pháp môn, động dụng thành ba mươi sáu đối, ra vào tức lìa hai bên, nói tất cả pháp chớ lìa tự tánh; chợt có người hỏi pháp, ông xuất lời nói trọn trong đối đãi, đều lấy pháp đối đi lại làm nhơn cho nhau, cứu cánh hai pháp thảy đều trừ, lại không có chỗ đi. Ba khoa pháp môn là ấm, giới, nhập vậy. Ấm là ngũ ấm, sắc, thọ tưởng, hành, thức; nhập là thập nhị nhập, ngoài có sáu trần là sắc, thanh, hương, vị, xú, pháp, trong có sáu cửa là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; giới là thập bát giới, sáu trần, sáu cửa, và sáu thức. Tự tánh hay gồm muôn pháp gọi là tàng hàm thức, nếu khởi suy nghĩ tức là chuyển thức sanh sáu thức ra sáu cửa, thấy sáu trần, như thế thành mười tám giới, đều từ nơi tự tánh khởi dụng. Tự tánh nếu tà thì khởi mười tám tà, tự tánh nếu chánh thì khởi mười tám chánh, gồm ác dụng tức là dụng chúng sanh, thiện dụng tức là dụng Phật, dụng do những gì? Do tự tánh mà có. Ðối pháp: Ngoại cảnh vô tình có năm đối, trời đối cùng đất, mặt trời đối cùng mặt trăng, sáng đối cùng tối, âm đối cùng dương, nước đối cùng lửa, đây là năm đối. Pháp tướng ngữ ngôn có mười hai đối, ngữ đối cùng pháp, có đối cùng không, có sắc đối cùng không sắc, có tướng đối cùng không tướng, hữu lậu đối cùng vô lậu, sắc đối cùng không, động đối cùng tịnh, trong đối cùng đục, phàm đối cùng Thánh, Tăng đối cùng tục, già đối cùng trẻ, lớn đối cùng nhỏ, đây là mười hai đối vậy. Tự tánh khởi dụng có mười chín đối: dài đối cùng ngắn, tà đối cùng chánh, si đối cùng huệ, ngu đối cùng trí, loạn đối cùng định, từ đối cùng độc, giới đối cùng lỗi, thẳng đối cùng cong, thật đối cùng hư dối, hiểm đối cùng bình, phiền não đối cùng Bồ Ðề, thường đối cùng vô thường, bi đối cùng tổn hại, hỷ đối cùng sân, xả đối cùng bỏn xẻn, tiến đối cùng thối, sanh đối cùng diệt, pháp thân đối cùng sắc thân, hóa thân đối cùng báo thân, đây là mười chín pháp đối vậy. Tổ bảo: “Ba mươi sáu pháp đối nầy nếu hiểu mà dùng tức là đạo, quán xuyến tất cả kinh pháp, ra vào tức lìa hai bên, tự tánh động dụng, cùng người nói năng, ngoài đối với tướng mà lìa tướng, trong đối với không mà lìa không, nếu toàn chấp tướng tức là tăng trưởng vô minh, người chấp không là có chê bai kinh. Nói thẳng chằng dùng văn tự, đã nói chẳng dùng văn tự thì người cũng chẳng nên nói năng, chỉ lời nói năng nầy liền là tướng văn tự.” Tổ lại bảo: “Nói thẳng chẳng lập tự tức hai chữ chẳng lập nầy cũng là văn tự, thấy người nói liền chê bai người ta nói là chấp văn tự. Các ông nên biết tự mình mê thì còn khả dĩ, lại chê bai kinh Phật, không nên chê bai kinh vì đó là tội chướng vô số. Nếu chấp tướng bên ngoài mà tác pháp cầu chơn, hoặc rộng lập đạo tràng, nói lỗi lầm có không, những người như thế nhiều kiếp không thể thấy tánh; chỉ nghe y pháp tu hành, lại chớ có trăm vật chẳng nghĩ, mà đối với đạo tánh sanh chướng ngại; nếu nghe nói chẳng tu khiến người biến sanh tà niệm, chỉ y pháp tu hành, bố thí pháp mà không trụ tướng. Các ông nếu ngộ, y đây mà nói, y đây mà dùng, y đây mà hành, y đây mà tạo tác, tức không mất bổn tông. Nếu có người hỏi nghĩa ông, hỏi có thì đem không đáp, hỏi không thì đem có đáp, hỏi phàm thì đem Thánh đáp, hỏi Thánh lấy phàm đáp, hai bên làm nhơn cho nhau sanh ra nghĩa trung đạo, như một hỏi một đáp, bao nhiêu câu hỏi khác đều y đây mà khởi tác dụng, tức không mất chân lý. Giả sử có người hỏi sao gọi là tối thì đáp rằng, ‘sáng là nhơn, tối là duyên, sáng mất tức là tối, dùng sáng để hiển tối, dùng tối để hiển sáng, qua lại làm nhơn cho nhau thành nghĩa trung đạo, ngoài ra hỏi những câu khác thảy đều như đây mà đáp. Các ông về sau truyền pháp y đây mà chỉ dạy cho nhau, chớ làm mất tông chỉ.”—One day the Master summoned his disciples Fa-Hai, Chih-Ch’eng, Fa-Ta, Shen-Hui, Chih-Ch’ang, Chih-T’ung, Chih-Ch’e, Chih-Tao, Fa-Chen and Fa-Ju, and said to them, “You are not like other people. After my passage into extinction, you should each be a master in a different direction. I will now teach you how to explain the Dharma without deviating from the tradition of our school. First, bring up the three classes of Dharma-doors and then, use the thirty-six pairs of opposites, so that, whether coming or going, you remain in the Bodhimandala. While explaining all the dharmas, do not become separate from your self-nature. Should someone suddenly ask you about a dharma, answer him with its opposite. If you always answer with the opposite, both will be eliminated and nothing will be left since each depends on the other for existence. The three classes of Dharma-doors are the heaps, the realms and the entrances. The five heaps are: form, feeling, perception, impulses and consciousness. The twelve entrances are the six sense objects outside: forms, sounds, smells, tastes, tangible objects and objects of the mind; and the six sense organs within: eye, ear, nose, tongue, body, and mind. The eighteen realms are the six sense objects, the six sense organs and the six consciousnesses. The self-nature is able to contain all dharmas; it is the ‘store-enveloping consciousness.’ If one gives rise to a thought, it turns into consciousness, and the six consciousnesses are produced, which go out the six organs and perceive the six sense objects. Thus, the eighteen realms arise as a function of the self-nature. If the self-nature is wrong, it gives rise to the eighteen wrongs; if the self-nature is right, it gives rise to eighteen rights. Evil functioning is that of a living being, while good functioning is that of a Buddha. What is the functioning based on? It is based on opposing dharmas within the self-nature. External insentient things have five pairs of opposites: heaven and earth, sun and moon, light and darkness, positive and negative (yin and yang) and water and fire. In speaking of the marks of dharmas one should delineate twelve opposites: speech and dharmas, existence and non-existence, form and formless, the marked and the unmarked, the presence of outflows and the lack of outflows, form and emptiness, motion and stillness, clarity and turbidity, the common and the holy, membership in the Sangha and membership in the laity, old age and youth, and largeness and smallness. From the self-nature nineteen pairs of opposites arise: length and shortness, deviance and orthodoxy, foolishness and wisdom, stupidity and intelligence, confusion and concentration, kindness and cruelty, morality and immorality, Straightness and crookedness, reality and unreality, danger and safety, affliction and Bodhi, permanence and impermanence, compassion and harm, joy and anger, generosity and stinginess, advance and retreat, production and extinction, the Dharma-body and the form-body, the Transformation-body and the reward-body. The Master said, “If you can understand and use these thirty-six pairs of opposites you can conect yourself with the dharmas of all the Sutras and avoid extremes, whether coming or going. When you act from your self-nature in speaking with others, you are separate from external marks while in the midst of them and separate from inward emptiness while in the midst of emptiness. If you are attached to marks, you will add to your wrong views and if you grasp at emptiness, you will increase your ignorance. Those who grasp at emptiness slander the Sutras by maintaining that written words have no use. Since they maintain they have no need of written words, they should not speak either because written words are merely the marks of spoken language. They also maintain that the direct way cannot be established by written words, and yet these two words ‘not established’, are themselves written. When they hear others speaking, they slander them by saying that they are attached to written words. You should know that to be confused as they are may be permissible but to slander the Buddha’s Sutras is not. Do not slander the Sutras for if you do, your offense will create countless obstacles for you. One who attaches himself to external marks and practice dharmas in search of truth, or who builds many Bodhimandalas and speaks of the error and evil of existence and non-existence will not see his nature for many aeons. Listen to the Dharma and cultivate accordingly. Do not think of hundreds of things, for that will obstruct the nature of the Way. Listening without cultivating will cause others to form deviant views. Simply cultivate according to the Dharma, and do not dwell in marks when bestowing it. If you understand, then speak accordingly, function accordingly, practice accordingly, and act accordingly, and you will not stray from the basis of our school. If someone ask you about a meaning, and the question is about existence, answer with non-existence; if you are asked about non-existence, answer with existence; asked about common life, answer with the holy life; asked about the holy life, answer with the common life. Since in each case the two principles are interdependent, the meaning of the Middle Way will arise between them. If you answer every question with an opposite, you will not stray from the basic principle. Suppose someone asks, ‘What is darkness?’ You should answer ‘Brightness is the cause and darkness the condition. When there is no brightness, there is darkness. Brightness reveals darkness and darkness reveals brightness.’ Since opposites are interdependent, the principle of the Middle Way is established. Answer every question that way, and in the future, when you transmit the Dharma, transmit it in the way I am instructing you. Then you will not stray from the tradition of our school.”
Vào niên hiệu Thái Cực năm Nhâm Tý, Diên Hòa tháng bảy (712 sau Tây Lịch), Tổ sai đệ tử đến Tân Châu, chùa Quốc AÂn dựng tháp và khiến thợ khởi công gấp, năm kế cuối mùa hạ lạc thành, ngày mồng một tháng bảy Tổ họp đồ chúng bảo rằng: “Tôi đến tháng tám muốn lìa thế gian, các ông có nghi phải hỏi nhau sớm, tôi vì các ông phá nghi khiến các ông dứt mê, nếu tôi đi rồi, sau không có người dạy các ông.” Ngài Pháp Hải, vân vân, nghe Tổ nói thảy đều rơi lệ chỉ có Thần Hội thần tình bất động, cũng không có khóc—In the seventh month of the year Jen-Tsu, the first year of T’ai-Chi and Yen-Ho reigns (around 712 A.D.), the Master sent his disciples to Hsin-Chou to build a pagoda at Kuo-Ên Temple. He ordered them to hurry the work and it was completed by the end of the summer of the following year. On the first day of the seventh month, he gathered his disciples together and said, “In the eighth month I wish to leave this world. Those of you with doubts should ask about them soon so that I may resolve them for you and put an end to your confusion, because when I am gone there will be no one to teach you.” Hearing this, Fa-
Hai and others wept. Only Shen-Hui was unmoved and did not cry.
– Tổ bảo: “Thần Hội tiểu sư lại được thiện bất thiện cùng là đồng, khen chê chẳng động, vui buồn chẳng sanh, ngoài ra đều không được, ở trong núi mấy năm, cứu cánh tu đạo gì? Nếu các ông buồn khóc là vì lo cho ai? Nếu lo ta chẳng biết chỗ đi thì ta tự biết chỗ đi, nếu ta chẳng biết chỗ đi thì trọn không báo trước cho các ông, các ông buồn khóc bởi vì chẳng biết chỗ đi của ta, nếu biết chỗ đi của ta tức không nên buồn khóc. Pháp tánh vốn không sanh diệt đi lại, các ông ngồi đây ta sẽ vì các ông nói một bài kệ gọi là ‘Chơn Giả Ðộng Tịnh” kệ. Các ông tụng bài nầy cùng với ta ý đồng, y đây mà tu hành thì không mất tông chỉ. Chúng Tăng đều làm lễ, Tổ nói kệ rằng:
“Tất cả không có chơn,
Chẳng do thấy nơi chơn
Nếu thấy được cái chơn,
Thấy đó trọn không chơn.
Nếu hay tự có chơn,
Lìa giả tức tâm chơn.
Tự tâm không lìa giả,
Không chơn chỗ nào chơn.
Hữu tình tức biết động,
Vô tình tức không động.
Nếu tu hạnh bất động,
Ðồng vô tình bất động.
Nếu tìm chơn bất động,
Trên động có bất động.
Bất động là bất động,
Vô tình không Phật tánh.
Hãy khéo phân biệt tướng,
Ðệ nhất nghĩa bất động,
Chỉ khởi cái thấy nầy,
Là dụng của chơn như.
Bảo những người học đạo,
Gắng sức phải dụng tâm,
Chớ đối pháp Ðại thừa,
Lại chấp trí sanh tử.
Nếu bàn luận tương ưng,
Liền cùng bàn nghĩa Phật,
Nếu thật không tương ưng,
Chấp tay khiến hoan hỷ.
Tông nầy vốn không tranh,
Tranh tức mất ý đạo,
Chấp nghịch tranh pháp môn,
Tự tánh vào sanh tử.”
The Master said, “Little Master Shen-Hui has attained the equality of good and evil. He is not moved by blame or praise and does not feel sadness or joy. None of the rest of you have attained that. All these years on the mountain, how have you been cultivating? Now you cry. Who are you worrying about? Are you worrying that I don’t know where I’m going? I know where I’m going. If I did not know, I wouldn’t have been able to tell you about it in advance. No doubt you are crying because you don’t know where I am going but if you knew you wouldn’t need to cry. Originally, the Dharma nature is not produced or extinguished; it does not come or go. All of you sit down, and I will recite a verse called ‘The True-False Motion-Stillness Verse.” If you take it up and recite it, you will be of the same mind as I am. If you rely on it to cultivate, you will not stray from the true principle of our school.” The assembly bowed and begged the Master to recite the verse.
There is nothing true in anything,
So don’t view anything as true.
If you view anything as true,
Your view will be completely false.
You can know what is true by yourself.
Being apart from the false is the truth of the mind.
When your own mind is not apart from the false
And lacks the truth, then where is the truth?
Sentient beings understand motion.
Insentient beings do not move.
If you cultivate the work of non-movement,
Like insentient beings, you will not move.
If you seek the true non-movement,
In movement, there is non-movement.
Non-movement is non-movement, but
Things without sentience lack the Buddha-seed.
Fully able to discriminate among marks,
But unmoving in the primary meaning:
The very act of viewing in this way,
Itself is the function of true suchness.
I tell you, students of the Way,
Apply your minds with effort and take care,
At the gate of the Great Vehicle
Do not grasp the wisdom of birth and death.
If there is response of these words,
Then let us discuss the Buddha’s meaning together.
If there is no response,
Join your hands together and make others glad.
The basis of this school is non-contention.
Contention is not the meaning of the Way.
For in grasping at the Dharma doors of
contradition and contention,
The self-nature enters birth and death.
Khi ấy đồ chúng nghe Tổ nói kệ rồi thảy đều làm lễ biết rõ ý Tổ, mỗi người nhiếp tâm, y theo pháp tu hành, lại không dám tranh cãi, biết Tổ không còn ở đời bao lâu, Thượng Tọa Pháp Hải lại đảnh lễ hỏi rằng: “Sau khi Hòa Thượng nhập diệt, y pháp sẽ trao cho người nào?”—When the followers heard this verse, they understood its meaning and bowed down befoe the Master. They made up their minds to practice in accord with the Dharma and not to argue, knowing that the Great Master would not remain long in the world. The Senior Seated Fa-Hai bowed again and asked, “After the High Master enters extinction, who will inherit the robe and Dharma?”
Tổ bảo: “Tôi ở chùa Ðại Phạm nói pháp cho đến ngày nay, sao chép để lưu hành, gọi là Pháp Bảo Ðàn Kinh, các ông gìn giữ, truyền trao cho nhau, độ khắp quần sanh, chỉ y nơi lời nói nầy, ấy gọi là chánh pháp, nay vì các ông nói pháp chớ chẳng trao y, bởi vì các ông tín căn đã thuần thục, quyết định không còn nghi ngờ, kham nhận được đại sự, nhưng cứ theo ý bài kệ “Phó Thọ” của Sơ Tổ Ðạt Ma, y không nên truyền. Kệ rằng:
“Ta đến ở cõi nầy,
Truyền pháp cứu mê tình.
Một hoa nở năm cánh,
Kết quả tự nhiên thành.”
The Master said, “Since the time I lectured on the Dharma in Ta-Fan Temple, transcriptions of my lectures have been circulated. They are to be called ‘The Dharma Jewel Platform Sutra.’ Protect and transmit them in order to take humankind across. If you speak according to them, you will be speaking the Orthodox Dharma. I will explain the Dharma to you, but I will not transmit the robe because your roots of faith are pure and ripe. You certainly have no doubts and are worthy of the great Work. According to the meaning of the transmission verse of the First Patriarch Bodhidharma, the robe should not be transmitted. His verse said,
“Originally I came to this land,
Transmitting Dharma, saving living beings.
One flower opens; five petals and
The fruit comes to bear of itself.”
Tổ lại bảo: “Các thiện tri thức! Các ông mỗi người nên tịnh tâm lắng nghe tôi nói pháp, nếu muốn thành tựu chủng trí phải đạt được nhất tướng tam muội và nhất hạnh tam muội. Nếu ở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng kia, không sanh yêu ghét, cũng không thủ xả, chẳng nghĩ các việc lợi ích thành hoại, vân vân, an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, đây gọi là nhất tướng tam muội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng nằm ngồi thuần một trực tâm, không động đạo tràng, chơn thành Tịnh độ, đây gọi là nhất hạnh tam muội. Nếu người đủ hai tam muội nầy như đất đã có chứa hạt giống, nuôi dưỡng lớn lên, thành thục được hạt kia, nhất tướng nhất hạnh cũng lại như thế. Nay tôi nói pháp ví như khi mưa ướt khắp cả quả đất, Phật tánh của các ông ví như hạt giống gặp được sự thấm ướt nầy thảy đều phát sanh, nương lời chỉ dạy của tôi, quyết định được Bồ Ðề, y theo hạnh của tôi, quyết định chứng được diệu quả, hãy nghe tôi nói kệ:
“Ðất tâm chứa hạt giống,
Mưa rưới thảy nẩy mầm,
Ðốn ngộ hoa tình rồi,
Quả Bồ Ðề tự thành.”
The Master added, “All of you Good Knowing Advisors should purify your minds and listen to my explanation of the Dharma. If you wish to realize all knowledge, you must understand the Samadhi of one Mark and the Samadhi of One Conduct. If you do not dwell in marks anywhere and do not give rise to hate and love, do not grasp or reject and do not calculate advantage or disadvantage, production and destruction while in the midst of marks, but instead, remain tranquil, calm and yielding, then you will have achieved the Samadhi of One Mark. In all places, whether walking, standing, sitting or lying down, to maintain a straight and uniform mind, to attain the unmoving Bodhimandala and the true realization of the Pure Land. That is called the Samadhi of One Conduct. One who perfects the two samadhis is like earth in which seeds are planted; buried in the ground, they are nourished and grow, ripening and bearing fruit. The One Mark and One Conduct are just like that. Now, I speak the Dharma, which is like the falling of the timely rain, moistening the great earth. Your Buddha-nature is like the seeds, which receiving moisture, will sprout and grow. Those who receive my teaching will surely obtain Bodhi and those who practice my conduct certainly certify to the wonderful fruit. Listen to my verse”
The mind-ground contains every seeds;
Under the universal rain they all sprout
Flower and feeling-Sudden Enlightenment
The Bodhi-fruit accomplishes itself.”
Tổ nói kệ rồi bảo: “Pháp kia không hai, tâm kia cũng vậy, đạo kia thanh tịnh, cũng không các tướng, các ông dè dặt chớ quán tịnh và để tâm kia không, tâm nầy vốn tịnh, không nên thủ xả, mỗi người tự nỗ lực tùy duyên đi vui vẻ.” Khi ấy cả thảy chúng đều làm lễ thối lui—After speaking the verse the Master said, “Dharma is not dual nor is the mind, and the Way is pure and without marks. All of you take care not to contemplate stillness or empty the mind. The mind is basically pure and does not grasp or reject anything. Each of you work hard and go well in harmony with circumstances.”
At that time, his followers made
obeisance and withdrew.
Ðến ngày mồng tám tháng bảy, Tổ chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi muốn trở về Tân Châu, các ông hãy chóng sửa sang thuyền chèo.” Ðại chúng đều buồn bả, cố cầm Tổ ở lại. Tổ bảo: “Chư Phật xuất hiện còn phải thị tịch Niết Bàn, có lại tất có đi, lý vẫn thường nhiên, hình hài của tôi đây trở về ắt có chỗ.”—On the eighth day of the seventh month, the Master suddenly said to his disciples, “I wish to return to Hsin-Chou. Quickly ready a boat and oars.” The great assembly entreated him earnestly to stay, but the Master said, “All Buddhas appear in the world and then are seen to enter Nirvana. This body of mine must return somewhere.”
Chúng thưa: “Thầy từ đây đi, bao giờ mới trở về?”—The assembly said, “Master, you are leaving, but sooner or later, you will return.”
Tổ bảo: “Lá rụng về cội, trở lại không hẹn ngày.”—The Master said, “Falling leaves return to the root. There was no day on which I came.”
Lại hỏi rằng: “Chánh pháp nhãn tạng truyền trao cho người nào?”—They further asked, “Who has received the transmission of the Right Dharma-eye Treasury?”
Tổ bảo: “Người có đạo thì được, người không tâm thì thông.”—The Master said, “The one who has the Way obtains it; the one without a mind penetrates it.”
Lại hỏi: “Về sau có nạn hay chăng?”—They further asked, “In the future, there won’t be any difficulties, will there?”
Tổ bảo: “Tôi diệt độ khoảng năm, sáu năm, sẽ có một người đến cắt đầu của tôi, nghe tôi huyền ký rằng:
“Trên đầu nuôi thân, nơi miệng để ăn,
Gặp nạn họ Mãn, Dương Liễu làm quan.”—The Master said, “Five or six years after my extinction (death), a man will come to take my head. Listen to me verse:
Offerings to the parents with bowed head.
There must be food in the mouth.
When the difficulty of ‘Man’ is met,
The officials will be Yang and Liu.”
Lại nói rằng: “Tôi đi khoảng 70 năm, có hai vị Bồ Tát, từ phương Ðông lại, một người xuất gia, một người tại gia, đồng thời hưng hóa, dựng lập tông tôi, kiến thiết những ngôi già lam, xương long cho chánh pháp tiếp nối.”—The Master also said, “Seventy years after my departure, two Bodhisattvas, one who has left home and one who is a layman, will simultaneously come from the east to propagate and transform. They will establish my school, build and restore monasteries and glorify the Dharma for its heirs.
Chúng hỏi: “Chưa biết từ trước Phật Tổ ứng hiện đến nay, sự truyền thọ được bao nhiêu đời, mong ngài thương xót chỉ dạy.”—The assembly made obeisance again and asked, “Will you please let us know for how many generations the teaching has been transmitted since the first Buddha and Patriarchs appeared in the world?”
Tổ bảo: “Cổ Phật hiện ra đời đã vô số lượng, không thể kể hết, nay kể từ Ðức Phật làm đầu. Thuở quá khứ kiếp Trang Nghiêm có Phật Tỳ Bà Thi, Phật Thi Khí, Phật Tỳ Xá Phù; Hiền kiếp này có Phật Câu Lưu Tôn, Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Phật Ca Diếp, và Phật Thích Ca Mâu Ni, đó là bảy đức Phật. Nay do Ðức Phật Thích Ca đầu tiên truyền cho tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Tổ thứ hai là Ngài A Nan, tổ thứ ba là ngài Thương Na Hòa Tu, tổ thứ tư là ngài Ưu Ba Cúc Ða, tổ thứ năm là ngài Ðề Ða Ca, tổ thứ sáu là ngài Di Giá Ca, tổ thứ bảy là Bà Tu Mật Ða, tổ thứ tám là Phật Ðà Nan Ðề, tổ thứ chín là Phục Ðà Mật Ða, tổ thứ mười là Hiếp Tôn Giả, tổ thứ mười một là Phú Na Dạ Xa, tổ thứ mười hai là Mã Minh, tổ thứ mười ba là Ca Tỳ Ma La, tổ thứ mười bốn là Long Thọ, tổ thứ mười lăm là Ca Na Ðề Bà, tổ thứ mười sáu là La Hầu La Ða, tổ thứ mười bảy là Tăng Già Nan Ðề, tổ thứ mười tám là Già Da Xá Ða, tổ thứ mười chín là Cưu Ma La Ða, tổ thứ hai mươi là Xà Dạ Ða, tổ thứ hai mươi mốt là Bà Tu Bàn Ðầu, tổ thứ hai mươi hai là Ma Noa La, tổ thứ hai mươi ba là Hạc Lặc Na, tổ thứ hai mươi bốn là Sư Tử, tổ thứ hai mươi lăm là Bà Xá Tư Ða, tổ thứ hai mươi sáu là Bất Như Mật Ða, tổ thứ hai mươi bảy là Bát Nhã Ða La, tổ thứ hai mươi tám là Bồ Ðề Ðạt Ma, ngài cũng là Sơ Tổ ở Trung Hoa, tổ thứ hai mươi chín là Huệ Khả, tổ thứ ba mươi là Tăng Xán, tổ thứ ba mươi mốt là Ðạo Tín, tổ thứ ba mươi hai là Hoằng Nhẫn, Huệ Năng là Tổ thứ ba mươi ba. Từ trước chư Tổ mỗi vị đều có bẩm thừa, các ông về sau phải theo thứ tự truyền trao, chớ khiến sai lầm.”—The Master said, “The Buddhas of antiquity who have appeared in the world are numberless and uncountable. But now I will begin with the last seven Buddhas. In the Past ‘Adorned Aeon’ there were Vipashyin Buddha, Shikhin Buddha and Vishvabhu Buddha. In the present ‘Worthy Aeon’, there have been Krakucchanda Buddha, Kanakamuni Buddha, Kashyapa Buddha, and Shakyamuni Buddha. From Shakyamuni Buddha, the transmission went to Arya Mahakashyapa, Arya Ananda, Arya Sanakavasa, Arya Upagupta, Arya Dhrtaka, Arya Miccaka, Arya Vasumitra, Arya Buddhanandi, Arya Buddhamitra, Arya Parshva, Arya Punyayashas, Mahasattva Ashvaghosa, Arya Kapimala, Mahasattva Nagarjuna, Arya Kanadeva, Arya Rahulata, Arya Sanghanandi, Arya Gayashata, Arya Kumarata, Arya Jayata, Arya Vasubandhu, Arya Manorhita, Arya Arya Haklena, Arya Aryasima, Arya Basiasita, Arya Punyamitra, Arya Prajnatara, Arya Bodhidharma. Great Master Hui-K’o, Great Master Seng-Ts’an, Great Master Tao-Hsin, Great Master Hung-Jen, and I, Hui-Neng, am the Thirty-Third Patriarch. Thus, the transmission has been handed down from patriarch to patriarch. In the future, transmit it accordingly from generation to generation. Do not allow it to become extinct.”
The asembly heard and faithfully
accepted what the Master had said,
bowed and withdrew.
Năm thứ hai niên hiệu Tiên Thiên (713 sau Tây Lịch), năm Quý Sửu ngày mồng ba tháng tám (tháng mười hai năm ấy đổi là khai nguyên), Tổ ở tại chùa Quốc AÂn sau buổi ngọ trai, bảo các đồ chúng rằng: “Các ông mỗi người cứ ngồi y chỗ cũ, tôi cùng các ông từ biệt.”—On the third day of the eighth month of the year Kuei-Chou, the second year of the Hsien-T’ien reign (around 713 A.D.), after a meal in Kuo-Ên Temple, the Master said, “Each of you take your seat, for I am going to say goodbye.”
Ngài Pháp Hải bạch rằng: “Hòa Thượng để lại giáo pháp gì khiến cho những người mê đời sau được thấy Phật tánh?”—Fa-Hai said, “What teaching dharma will the High Master leave behind so that confused people can be led to see the Buddha-nature?”
Tổ bảo: “Các ông lắng nghe, những người mê đời sau nếu biết chúng sanh tức là Phật tánh, nếu biết chúng sanh muôn kiếp tìm Phật cũng khó gặp. Nay tôi dạy các ông biết tự tâm chúng sanh, thấy tự tâm Phật tánh. Muốn cầu thấy Phật, chỉ biết chúng sanh, chỉ vì chúng sanh mê Phật, chẳng phải Phật mê chúng sanh. Tự tánh nếu ngộ, chúng sanh là Phật; tự tánh nếu mê, Phật là chúng sanh; tự tánh bình đẳng, chúng sanh là Phật; tự tánh tà hiểm, Phật là chúng sanh. Tâm các ông nếu hiểm khúc tức Phật ở trong chúng sanh, một niệm bình trực tức là chúng sanh thành Phật. Tâm tôi tự có Phật, tự Phật đó là chơn Phật, nếu tự không có tâm Phật thì chỗ nào cầu được chơn Phật? Các ông tự tâm là Phật lại chớ hồ nghi, ngoài không một vật mà hay dựng lập đều là bổn tâm sanh ra muôn pháp, nên kinh nói tâm sanh các thứ pháp sanh, tâm diệt các thứ pháp diệt, nay tôi để bài kệ cùng các ông từ biệt gọi là Tự Tánh Chân Phật Kệ, người đời sau biết được ý kệ nầy tự thấy bổn tâm, tự thành Phật đạo. Kệ rằng:
“Chơn như tự tánh là chơn Phật,
Tà kiến tam độc là ma vương,
Khi tà mê ma ở trong nhà,
Khởi chánh kiến Phật ở trong nhà.
Trong tánh tà kiến tam độc sanh,
Tức là ma vương đến trong nhà,
Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,
Ma biến thành Phật thật không giả.
Pháp thân báo thân và hóa thân,
Ba thân xưa nay là một thân,
Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,
Tức là nhơn Bồ Ðề thành Phật.
Vốn từ hóa thân sanh tánh tịnh,
Tánh tịnh thường ở trong hóa thân.
Tánh khiến hóa thân hành chánh đạo,
Về sau viên mãn thật không cùng.
Tánh dâm vốn là nhơn tánh tịnh,
Trừ dâm tức là thân tánh tịnh,
Trong tánh mỗi tự lìa ngũ dục,
Thấy tánh sát na tức là chơn.
Ðời nầy nếu gặp pháp đốn giáo,
Chợt ngộ tự tánh thấy được Phật.
Nếu muốn tu hành mong làm Phật,
Không biết nơi nào nghĩ tìm chơn.
Nếu hay trong tâm tự thấy chơn,
Có chơn tức là nhơn thành Phật,
Chẳng thấy tự tánh ngoài tìm Phật,
Khởi tâm thảy là người đại si.
Pháp môn đốn giáo nay lưu truyền,
Cứu độ người đời phải tự tu,
Bảo ông người học đạo đời sau,
Không khởi thấy nầy rất xa xôi.”
The Master said, “All of you please, listen carefully. If those of future generations recognize living beings, they will have perceived the Buddha-nature. If they do not recognize living beings, they may seek the Buddha throughout many aeons but he will be difficult to meet. I will now teach you how to recognize the living beings within your mind and how to see the Buddha-nature there. If you wish to see the Buddha, simply recognize living beings for it is living beings who are confused about the Buddha and not the Buddha who is confused about living beings. When enlightened to the self-nature, the living being is a Buddha. If confused about the self-nature, the Buddha is a living being. When the self-nature is impartial, the living being is the Buddha. When the self-nature is biased, the Buddha is a living being. If your thoughts are devious and malicious, the Buddha dwells within the living being but by means of one impartial thought, the living being becomes a Buddha. Our minds have their own Buddha and that Buddha is the true Buddha. If the mind does not have its own Buddha, where can the true Buddha be sought? Your own minds are the Buddha; have no further doubts. Nothing can be established outside the mind, for the original mind produces the ten thousand dharmas. Therefore, the Sutras say, ‘The mind produced, all dharmas are produced; the mind extinguished, all dharmas are extinguished. Now, to say goodbye, I will leave you a verse called the ‘Self-Nature’s True Buddha Verse.’ People of the future who understand its meaning will see their original mind and realize the Buddha Way. The verse runs:
The true-suchness self-nature
is the true Buddha.
Deviant views, the three poisons,
are the demon king.
At times of deviant confusion
the demon king is in the house;
But when you have proper views
the Buddha is in the hall.
Deviant views, the three poisons
produced within the nature,
Are just the demon king
come to dwell in the house.
Proper views casting out
three poisons of the mind
Transform the demon into Buddha
True, not False.
Dharma-body, Reward-body,
and Transformation-body:
Fundamentally the thre bodies
are one body.
Seeing that for yourself
within your own nature
Is the Bodhi-cause
for realizing Buddhahood.
The pure nature is originally
Produced from the Transformation-body.
The pure nature is ever-present
Within the Transformation-body.
One’s nature leads the
Transformation-body down the right road.
And in the future the full perfection
is truly without end.
The root cause of purity
is the lust nature,
For once rid of lust,
the substance of the nature is pure.
Each of you, within your natures;
abandon the five desires.
In an instant, see your nature, it is true.
If in this life you encounter
The door of Sudden Teaching
You will be suddenly enlightened to
your self-nature and see the Honored
of the world.
If you wish to cultivate and aspire to Buddhahood,
You won’t know where the truth
is to be sought
Unless you can see the truth
within your own mind,
This truth which is the cause
of realizing Buddhahood.
Not to see your self-nature
but to seek the Buddha outside:
If you think that way, you are deluded indeed.
I now leave behind
the Dharma-door of the Sudden Teaching
To liberate worldly people
who must cultivate themselves.
I announce to you
and to future students of the Way:
If you do not hold these views
you will only waste your time.
– Tổ nói kệ rồi bảo rằng: “Các ông ở lại an vui, sau khi tôi diệt độ, chớ làm theo thế gian khóc lóc như mưa, nhận lễ vật điếu tang, thân mặc hiếu phục, chẳng phải là đệ tử của tôi, cũng không phải là chánh pháp. Chỉ biết tự bổn tâm, thấy tự bổn tánh, không động không tịnh, không sanh không diệt, không đi không lại, không phải không quấy, không trụ không vãng, e các ông trong tâm mê, không hiểu ý tôi, nay lại dặn dò các ông khiến các ông thấy tánh. Sau khi tôi diệt độ, y theo đây tu hành, như ngày tôi còn sống, nếu trái lời tôi dạy, giả sử tôi còn ở đời, cũng không có lợi ích gì. Tổ lại nói kệ rằng:
“Ngơ ngơ không tu thiện,
Ngáo ngáo không làm ác,
Lặng lẽ dứt thấy nghe,
Thênh thang tâm không dính.”
Having spoken the verse the Master continued, “All of you should take care. After my extinction, do not act with worldly emotion. If you weep in sorrow, receive condolences or wear mourning clothes, you are not my disciples, for that is contrary to the proper Dharma. Simply recognize your own original mind and see your own original nature, which is neither moving nor still, neither produced nor extinguished, neither coming nor going, neither right nor wrong, neither dwelling nor departing. Because I am afraid that your confused minds will misunderstand my intention, I will instruct you again so that you may see your nature. After my extinction, continue to cultivate accordingly, as if I were still present. Should you disregard my teaching, then even if I were to remain in the world, you would obtain no benefit.”
He further spoke this verse:
Firm, firm: Do not cultivate the good.
High, high: Do not do evil.
Still, still: Cut off sight and sound.
Vast, vast: The mind unattached.
Tổ nói kệ rồi ngồi ngay thẳng đến canh ba, chợt bảo đệ tử rằng: “Tôi đi nhé!” Rồi im lặng mà hóa. Khi ấy mùi lạ đầy cả thất, có một móng trắng vòng giáp đất, trong rừng cây cối đều biến thành màu trắng, cầm thú kêu vang bi thương—After speaking this verse, the Master sat upright until the third watch, when suddenly he said to his disciples, “I am going!” In an instant he changed and a rare fragrance filled the room. A white rainbow linked with the earth and the trees in the wood turned white. The birds and beasts cried out in sorrow.
Ðến tháng mười một, quan liêu cùng môn nhơn Tăng tục ba quận Quảng, Thiều, Tân, đua nhau tới đón thân của Tổ, không giải quyết được việc tranh giành mới thắp hương khấn đảo rằng: “Khói hương chỉ về chỗ nào là Tổ về chỗ ấy.” Khi ấy khói hương bay thẳng về Tào Khê. Ngày mười ba tháng mười một, dời thần khám và những y bát được truyền trở về. Năm kế tháng bảy mới mở khám, đệ tử Phương Biện dùng đất trầm tô lên trên, đệ tử nhớ lại lời huyền ký sẽ bị lấy đầu của Tổ, mới lấy sắt là bao quanh cổ để giữ cổ của Tổ, rồi đưa vào trong tháp, chợt trong tháp có hào quang trắng hiện ra thẳng lên trên trời, ba ngày mới tan. Thiều Châu tâu lên vua và phụng sắc lập bia ghi đạo hạnh của Tổ. Tổ sống bảy mươi sáu tuổi, hai mươi bốn tuổi được truyền y, năm ba mươi chín tuổi mới thế phát, nói pháp lợi sanh ba mươi bảy năm, đệ tử nối pháp bốn mươi ba người, người ngộ đạo siêu phàm không biết bao nhiêu mà tính. Tín y của Tổ Ðạt Ma truyền, áo Ma Nạp cùng với bát báu của vua Trung Tông ban cho và tượng của Phương Biện đắp cùng với những đạo cụ của Tổ để tại đạo tràng Bảo Lâm, lưu truyền Kinh Pháp Bảo Ðàn để bày tông chỉ của Tổ, hưng long Tam Bảo và lợi ích quần sanh— In the eleventh month, a dispute arose among the officials, disciples, Sangha and laity of the three countries of Kuang Chou, Shao-Chou and Hsin-Chou as to who should receive the true body. As they could not agree, they lit incense and prayed saying, “The Master will be returned to the place indicated by the incense smoke.” The smoke went directly to Ts’ao-His and so, on the thirteenth day of the eleventh month, the reliquary and the transmitted robe and bowl were returned there. In the following year, on the twenty-fifth day of the seventh month, the body was removed from the reliquary and Disciple Fang Pien anointed it with incense paste. Remembering the prophecy that his head would be taken, the disciples wrapped sheets of iron and laquered cloth around his neck for protection and then placed his body in the pagoda. Just then a white light appeared within the pagoda, shot up into the sky and did not fade for three days. The Magistrate of Shao-Chou reported this to the Emperor and received an imperial order to erect a stone tablet commemorating the Master’s conduct in the Way. The Master’s springs and autumns were seventy-six. The robe was transmitted to him when he was twenty-four and when he was thirty-nine his hair was cut. For thirty-seven years, he spoke the Dharma to benefit living beings. Forty-three men inherited his Dharma and an unaccountable number awoke to the Way and overstepped the common lot. The robe of belief transmitted from Bodhidharma, the Mo-Na robe and precious bowl conferred by Emperor Chung-Tsung, as well as the lifelike image sculpted by Fang Pien and other articles of the Way, were entrusted to the attendant in charge of the stupa and were permanently retained at the Pao-Lin Bodhimandala for the Bodhimanda’s protection. The Platform Sutra has been transmitted to set forth the principles of our school, to glorify the Triple Jewel and to benefit all living beings.