PHỦ CHÂU TÀO SƠN BỔN TỊCH THIỀN SƯ NGỮ LỤC
SỐ 1987B
QUYỂN HẠ
Sa-môn Huyền Khế người Nhật biên soạn
- Thượng đường Tăng hỏi: Thế nào là người đại xiển đề?
- Không sợ nghiệp
- Thế nào là người vô minh?- Hoàn toàn không giác ngộ – Hai người này ai ở trước?
- Người vô minh.
- Người xiển đề vì sao đứng sau.
- Người hướng về đã qua
- Thế thì người vô minh không đi theo ngày nay?
- Đúng
- Đã là không đi theo ngày nay, vô minh từ đâu đến?
- Chỗ sáng không dám vào.
- Há không phải là không sáng, không tối?
- Đúng vậy.
- Chính thế thì thế nào?
- Không thọ riêng
Sư lại nói: Xiển đề có nhiều loại:
- Giết cha mẹ, làm Phật chảy máu, phá hòa hợp Tăng, phá hủy chùa chiền. Những người này nhất định phải chịu nhiều quả báo khổ.
- Cũng như trên. Đây thì giết cha vô minh, giết mẹ tham ái không tin có Phật Pháp Tăng có thể phá, chùa chiền có thể hoại. Mà cho nghiệp từ tâm mà thành. Cho nên cũng chịu các quả báo hư vọng, hai loại này lên xuống không đồng.
- Biết có việc xưa nay của mình gọi là cha mẹ, không do bên ngoài mà được, không tu, không chứng, chẳng nhân chẳng quả, không thọ nhận nơi Thầy, không từ chứng mà thành, gặp cha nói giết, gặp mẹ nói hại, tức là tất cả việc bổn phận không giữ, khong còn cho nên gọi là sát hại, vừa có một mảy may kính trọng được ý vị thì chẳng thành, biết có việc chính mình, cho nên gọi là xiển đề. Lấy đó khuấy động diệu lực, tức là từ trên tông thừa thể hội thừa nhận việc nhà. Phải cắt đứt huyền đạo phá các quanh co, như chỗ huyền mà Tân Phong Lão nhân dạy.
Trung Quốc Sư Đằng gọi thị giả. Thị giả đến, Quốc Sư cuối đầu thị giả đứng hồi lâu đi ra. Quốc Sư gọi thị giả như vậy ba lần rồi nói:
- Ông bảo ta cô phụ ông nhưng chính ông lại cô phụ ta” Bách Trượng hỏi Triệu Châu Quốc Sư ba lần gọi thị giả, ý chỉ thế nào?
Triệu Châu nói: Như người viết chữ trong bóng tối, chữ tuy không thành mà văn chương đã thành
Sau này có người hỏi Sư: Quốc Sư ba lần hỏi thị giả là ý gì?
Sư đáp: Thị giả lần thứ hai quay lại nói con không tin Hòa thượng gọi.
Nam Tuyền hỏi: Khi bào thai chưa đủ thời có nói không?
Có người nêu hỏi Tuyết Phong.
- Nói có, nói không thì cho ăn ba mươi gậy.
Lại hỏi Chiêu Khánh. Khánh đáp: Theo người tự nói
- Lại nêu hỏi Sư
- Có
- Thỉnh Hòa thượng liếc sang.
- Lấy vật gì nghe.
- Người điếc có nghe không?
- Người điếc nếu nghe được thì đủ tai mũi.
- Thế thì người nào được nghe?
- Người chưa đủ bào thai.
Tăng hỏi Sư: Kinh giáo nói: Một câu có thể nuốt trăm ngàn vạn nghĩa” Thế nào là một câu?
Sư đáp: Mũi nhọn không vào.
Tăng hỏi: Có một tọa chủ từ biệt Nam Tuyền, Tuyền hỏi đi đâu? Tọa chủ nói: Xuống dưới núi
Nam Tuyền nói: Thứ nhất không được phỉ báng Vương lão Sư Tọa chủ nói: Đâu dám phỉ báng Hòa thượng.
Nam Tuyền phun nước nói: Bao nhiêu?
Tọa chủ bèn đi ra.
- Ỷ nhờ.
Ngày nọ, Quy Sơn gọi viện chủ, viện chủ đến.
Quy Sơn nói: Ta gọi viện chủ, ông đến làm gì?
Viện chủ không đáp.
Sư thay nói: Cũng biết Hòa thượng không gọi con Lại sai thị giả gọi đệ nhất Tòa. Đệ nhất Tòa đến.
Quy Sơn nói: Ta gọi đệ nhất Tòa ông đến làm gì?
Sư thay nói: Nếu sai thị giả gọi sợ ông không đến.
Có một vị Tăng từ biệt Dược Sơn về quê.
Dược Sơn hỏi: Có một người toàn thân đỏ rực nằm trong gai.
Tăng thưa: Thế thì học nhân không về. – Chỉ biết về, dứt lương thực cho ông
Tăng thưa: Thế nào là dứt lương thực?
- Mỗi ngày thượng đường không cắn một hạt gạo.
Sư nói: Chỉ như Cổ đức nói:
- Có một người khắp thân đỏ rực.
Chỉ là người tệ xấu, gần không được, không có chỗ hấp thu. Lại nói nằm trong gai, chỉ nói như dùng hàng ngày. Cũng không làm chỗ hấp thu, giữ gìn việc bên ngoài. Lúc ấy có Tăng hỏi Sư. Toàn thân đỏ rực thời thế nào?
Sư đáp: Gánh vác
- Đỏ rực chớ đến Xà-lê.
Lại hỏi: Người tệ xấu và người toàn thân đỏ rực, người nào là nặng?
- Người tệ xấu là nặng.
Sư lại hỏi Tăng: Người giữ gìn là gìn giữ cái gì?
Sư đáp thay: Suốt ngày ở sau lưng không từng thấy.
Hòa thượng Câu Chi phàm có người cật vấn chỉ dơ một ngón tay. Sau đó có đồng tử cũng đưa một ngón tay. Hòa thượng nghe vậy lấy dao chặt ngón tay đồng tử. Đồng tử đau đớn gào khóc mà đi. Hòa thượng gọi theo, đồng tử quay đầu. Hòa thượng lại dơ một ngón tay, đồng tử bỗng nhiên tỉnh ngộ. Câu Chi lấy dạy chúng: Ta được một ngón tay thiền của Thiên Long, dùng cả đời không hết. Nói xong liền tịch
Sư nói: Chỗ thừa đương của Câu Chi lỗ mãng, chỉ biết được một cơ, một cảnh.
Đồng Sơn Thượng đường nói: Đạo vô tâm hợp với người, người vô tâm hợp với đạo, muốn biết cái trúng ý một già một trẻ Sau đó, Tăng nêu hỏi Sư: Thế nào là một già? – Không nâng đỡ
- Thế nào là một trẻ?
- Cây khô
Tăng hỏi Sư: Duy Ma im lặng, Văn-thù khen hay. Không biết có
xứng được ý Duy Ma không?
- Ông trói được hư không không?
- Thế thì không xứng ý Duy Ma.
- Ông ta lại đâu chịu
- Cuối cùng có chỗ nào về.
- Như có chỗ về tức đồng với hai công kia.
- Hòa thượng thế nào?
- Đợi ông lo Duy Ma bệnh mới được.
Động Sơn đến Tỳ Thọ. Thọ hỏi: Đến làm gì?
Động Sơn nói: Thân cận Hòa thượng.
Tỳ Thọ nói: Nếu là thân cận thì động hai miếng da làm gì?
Động Sơn không đáp
Sư nói: Một người gần được
Tăng hỏi Động Sơn: Trong ba thân, thân nào không rơi vào các con số
Động Sơn: Ta thường ở đời này
Tăng hỏi Sư: Tiên Sư nói: Ta thường ở đời này là ý gì?
Động Sơn nói: Cần đầu thì chém đi
Động Sơn sắp viên tịch gọi chúng bảo ta có tên thế gian, ở đời ai trừ được cho ta. Chúng đều không đáp.
Lúc ấy có Sa Di thưa: Xin pháp hiệu Hòa thượng.
Động Sơn nói: Tên ta đã hết. Từ xưa đến nay không người biện được
Vô trước uống trà, Văn-thù đưa chén bằng pha lê lên hỏi: Phương Nam có cái này không?
Vô Trước đáp: Không
Văn-thù hỏi: Bình thường lấy gì uống?
Không đáp.
Sư thay nói: Lâu nhờ Đại Sư võ kiếm, vì sao ở một hạt bụi
Sư nói: Gọi tiền nhiên đăng có hai loại: Chưa biết có đồng có Sữa máu
– Biết có giống như ý khi chưa manh nha được vật này gọi là tiền nhiên đăng.
Một loại biết có, qua lại, ngôn ngữ, thinh sắc, thị phi, cũng không thuộc về đang chiếu dụng. Cũng không được ghi nhớ. Đồng loại Sữa máu máu là việc vẻ vời, đó gọi là hậu nhiên đăng. Chính là việc ba cõi hết, tinh trong ngoài quên, vĩnh viễn, đây mới được gọi là chánh nhiên đăng mới được gọi là đắc ký.
GIẢI THÍCH NGŨ VỊ HIỂN QUYẾT CỦA ĐỘNG SƠN
(Phàm Tiên Sư nói về Thiên Chánh và Kiêm đới đồng dùng với ý này của Tiên Sư, không làm câu kiêm thiệp giáo của vị, nói công tiến tu, chính là cách ngoai huyền đàm, phải dứt diệu chỉ, chỉ rõ từ trên vật thể hiện tiền, rõ ràng là đạo của cổ Thánh. Nay các học sỉ chọn lựa ý của Tiên Sư nếu có đúng sai, làm Tựa không tránh khỏi sai trái, phải thẹn không xen lẫn với công đó. Trong đó hoặc có mượn vị nói công, mượn công nói vị, đầu mối đa đoan, công chỉ tạm thời. Xem khí thế lời nói, không phụ căn cơ đời sau hay ở chỗ tốt đẹp). Chánh vị là thiên, từ thiên biện được là đầy đủ hai ý.
(Chánh vị tức thiên là không đối vật. Tuy không đối vật lại không đối vật tức đủ chánh trung không dùng làm Thiên, toàn dùng làm Thiên là hai ý
Hỏi: Thế nào toàn?
Người không nhìn lại là được. Chánh vị này không nói đến. Nếu Phật ra đời cũng thế, Phật không ra đời cũng thế. Cho nên ngàn Thánh vạn Thánh đều trở về chánh vị thừa đương.
Chánh trung thiên tức có đủ một vị này. Đệ nhất không được động, như học sĩ luyện riêng thoát ngoài vật khởi trước các Thánh nói là chánh vị tức đầy đủ. Kỳ thật bẻ cong chánh vị.
Lời dụ này là cổ nhân nói qua dấu vết còn lại. Vẫn chưa được trong lời không lời, đây lại gọi là phi chánh vị. Vì trong lời có lời đây có thể gọi là có lệnh kiêm đới lai mà thôi).
Thiên vị tuy thiên cũng đủ hai ý, trong duyên biện được là trong lời không lời. (Vì chỗ dùng không lập rõ ràng. Không lập rõ ràng thì chân không thường dùng. Thiên vị tuy thiên cũng viên. Trong dụng không vật không chạm. Hai ý này tuy từ trong dụng mà nói trong lời không Tổn thương. Đây là suốt ngày nói như không nói.
Lại nói: Thiên vị tức viên cũng đủ trong duyên không chạm).
Hoặc có Chánh vị, trung lai là trong không lời có lời (Chánh trung lai. Không kiêm duyên.
Như Dược Sơn nói: Ta có một câu như chưa từng nói với người”.
* Như Đạo Ngô nói: Theo nhau đến. Đây là được hiểu biết hay của người. Như Hồ Nam quan sát lời người Sứ. Thí dụ này rất nhiều, việc cần hợp xuất không được lẫn lộn tôn ty gọi là trong không có lời.
Lại nói: Ta có một câu chưa từng nói với người”. Đây là nhà hỏi đáp, cần ra đi không được trái. Vì trái nên không biết có.
Từng câu không lời, không lập tôn quý, không rơi vào hai bên cho
15
nên gọi là Chánh trung lai. Chánh vi lai. Nói Chánh vị không can thiệp đến duyên. Lại lẫn lời dụ: “như đậu đen chưa sinh mầm thì thế nào lại nói có một người không hít thở ra vào”
Lại nói: Khi chưa đủ bào thai còn có ngôn cú không. Chỗ mười phương Chư Phật xuất thân. Dụ này gọi là trong không lời có lời, lại có. Lại có mượn việc. Chánh vị trung lai nhà một đáp, một vị này phải hướng đến thiên vị trung, rõ về thể vật, không được vào chánh vị minh. Câu này phải biết. Như tiên Sư hỏi Tăng Tân La: Khi chưa qua biển thì ở chỗ nào?
Không đáp.
Sư tự thay nói: Chỉ nay qua biển, cũng ở chỗ nào?
Lại như tiên Sư thay trưởng lão Thận Vi đưa gậy nói: Như nay ra có người biện được không?” Dụ này tuy nhận được trong duyên, không đồng với trước. Biện không được, sợ người sau xếp lạc vào công huân, đem làm việc hướng thượng. Như các học sĩ chọn hỏi ý Tổ Sư
Đáp: Đợi trâu đực sinh con thì nói với ông. Nói đây là Chánh vị trung lai. Dụ này không được gọi là chánh vị trung lai, có thể gọi là vấn đáp trong đường huyền học, đều như vậy cũng khác là một đường. Lại không được gọi là tướng Kiêm đới. Vì hiển bày rõ ràng, dù khách chủ qua lại chỉ được gọi là có bệnh Kiêm đới)
Hoặc có Thiên vị trung lai là có trong lời không lời.
(Thiên vị trung lai thì kiêm duyên.
Như nói: Tức nay gọi làm cái gì tức được.
Không đáp
Tiên Sư tự thay nói: Không được! Không được! Dụ này cũng không nhiều, nói cách khác là có trong lời không lời. Nói từ trong tứ đại thanh sắc đến. Không lập chỗ thị phi. Cho nên gọi là trong duyên biện được là thiên vị trung lai Dẫn lời dụ. Vật gì làm sao đến.
Cũng nói: Quang cảnh đều quên, lại là vật gì. Cũng gọi là định tuệ v.v… học rõ kiến tánh Phật, dụ này cũng nhiều, gọi là có trong lời không lời. Thiên vị trung lai chính là vật rõ thể. Như nói vật là gì làm sao đến. Lại quay cảnh đều quên lại là vật gì, dụ này nói kỳ công minh vị. Cũng là dụ cũ trước đây ta nêu. Vật gì làm sao đến, dụ này tuy nhận được trong duyên, không đồng với hương trước. Lại định tuệ học rõ thấy tánh Phật, lý này thế nào? dụ này lúc đầu ta cũng nêu. Lại như quang cảnh đều quên, vì là nguyên tắc trong giáo, không giống huyền học. Chỉ cần đối với giáo khác thì xuất trong tông môn, việc ngoài huyền hoặc. Chỉ như hơi thở ra vào không nhờ các duyên. Thở vào không trụ trong vẫn giới. Lời này toàn là công không đồng nhận được trong duyên cũng là trước đây ta nêu. Chủ nhà kéo vào chánh vị nói có một người không thể thở ra vào làm họ biết có chánh vị lại có chọn công nguyên tắc tịnh khiết vị. Cũng được gọi là thiên vị trung lai. Điều khó biện này cần chọn ra được. Như học sĩ chọn Tăng hỏi Tiên Sư: thế nào là huyền chỉ?
Như lưỡi của người chết.
Lại hỏi: Trong mười hai thời lấy gì phụng hiến?
Không vật.
Đây là Thiên vị trung lai, mỗi thứ cần phải chọn lựa.
Nếu là một dụ huyền chỉ có thể đồng công huân.
Hai dụ này không được gọi là Thiên vị và kiêm đới.
Trước đã rõ phá rồi, là mượn công nói vị, mượn vị nói công đồng với đây).
Hoặc có tương kiêm đới lai. Trong đây không nói có lời không lời, trong đây cần phải chánh diện mà đi; trong đây không được không viên chuyển.
(Tương kiêm đới lai là, thế nói không Thiên không Chánh không còn, không mất, như toàn không toàn, dường như thiếu mà không thiếu chỉ được chánh diện mà đi. Đi thì khôngđứng thì đến lời chí diệu, cảnh không viên việc thường tình như Tiên Sư thay Văn-thù uống trà nói:
Mượn lấy cái này xem được không? Cũng như Thúy Vi mỗi ngày ăn gì?)
Nhưng lời ở đường luôn là bệnh. Phàm đương nhân trước phải biện được ngữ cú, chánh diện mà đi. Có lời là làm sao đến. Không lời là làm sao đi, đều là ngôn ngữ trong tác gia, không can đến có lời không lời. Đây gọi là kiêm đới ngữ. Kiêm đới ngữ toàn không rõ ràng.
(Tương kiêm đới lai không rơi vào có lời không lời.
Như Dược Sơn cầm dao nói: Đây là Kiêm đới ngữ tạm thời xem khí thế lời nói, hoặc đương đầu chánh diện mà đi, hoặc hư trong dị. Đây như không khéo hội thì ngàn dặm vạn dặm. Dẫn dụ Tương Kiêm đới lai.
Như Văn-thù uống trà nói: Người này nay đi đâu?
Vân Nham nói: Làm gì, làm gì?
Lại nói: Tức nay là thế nào? Thí dụ này rất nhiều, cũng có Kiêm đới trong công huân. Như việc hướng thượng, tạm thời biện lấy như rơi vào chỗ tịnh diệu thì cần biết có việc còn, cần đi thì đi, cần dừngthì dừng, vạn dặm uyển chuyển không được lỗ mảng. Phàm hai nhà vấn đáp thế nói tương báo đều không ngoài ngữ vị. Nhưng nói có thô tế, đáp có cạn sâu. Cho nên Tiên Sư đối với trong phi ngôn cú, cưỡng dùng lời, đều là đối duyên mà bày điều này. Như người đại vô minh là toàn thể không giống Xiển đề. Xiển đề thì biết có việc, lại căng, tuy căng lại thành hiếu dưỡng. Căng là không còn Tổ Phật và cha mẹ chính minh. Người đỏ rực là không trở về hoàn toàn gánh vác, không lập chí tôn. Người đại giữ gìn là dẫm chân vào bùn, chẳng phải hộ trì chút ít. Phàm Tương kiêm đới lai. Như Văn-thù uống trà nói; và Tiên Sư đáp với Vân Nham đào gừng. Lại sao Hòa thượng nói Pháp đường và Dược Sơn sai
Bố Nạp tắm Phật. Trong đó Kiêm đới là vi diệu nhất. Không quá Dược Sơn đáp với Đạo Ngô lời mang dao, và Bách Trượng hạ đường khi đại chúng muốn giải tán nhưng chưa giải tán hỏi:
– Thế nào?
Dược Sơn xa nghe lời này, nói ở đây, bèn nói ám đầu kiêm đới. Muợn công nói vật, muợn vật nói công. Muợn lỗi nói công, mượn công nói lỗi, đều đến như thế. Dược Sơn và Tân Phong cùng với các đại đức vượt ra nhập chánh vị là câu huyền đàm kì đặc. Kế đến người đắc lực ít ít thì kéo vào chánh vị. Lời dụ này thường dùng. Ta cũng duyên trụ trì nhiều mối, không bằng cẩn thận, lược rõ ít phần. Mọi người các ông không dễ khinh mạn, như lại có ngưng trệ, phải giải quyết xong, phải nổ lực tu hành, khiến bờ vị lại không dứt việc này. Không được mạn, hoặc gặp người thuần kiết là chí khí kỳ lạ, cũng có thể ẩn)
Khi Thượng Tọa Tha Trí sắp thị tịch nói với mọi người: Vân Nam không biết có, ta hối hận lúc ấy không nói với y. Tuy nhiên như vậy không trái với con rùa Dược Sơn. Xem Thượng Tọa Tha Trí hợp gì với lão bà.
Nam Tuyền nói: Hành trong dị loại, lại Xà-lê kín đáo không biết.
CHÚ THÍCH NGŨ VỊ TỤNG CỦA ĐỘNG SƠN
“Chánh trung thiên”: Gật đầu trong tối
“Tam canh sơ dạ nguyệt minh tiền”: (Đầu đêm canh ba trăng sáng trước Khi trắng đen chưa giao xen khi mầm chồi chưa sinh, đó là lúc nào. Trong đây không ngày tháng. Không nói trước sau.
“Mạc quái tương phùng bất tương thức” (Chớ lạ gặp nhau không biết nhau): Quên lại vậy. Lại trái với trong kiếp nào đến. Thế thì đều vòng tay đi.
“Ẩn ẩn du hoài cựu thời nghiên” (Ẩn ẩn còn nhớ xưa xinh đẹp): Hai câu này một ý. Cuối cùng không giống nhau. Lại nói viên, lại ngày nay trọng gì, lại thế thì không tự khi được.
Thiên trung chánh: Hội trong viên vậy
“Thất hiểu lão bà phùng cổ cảnh” (Mất biết lão bà gặp gương xưa): Đường vậy, vừa đến lại nhớ được lại là mô phạm gì, như thế thì chớ trình sắc
“Phân minh địch diện cánh vô chân” (Phân minh (rõ ràng) nhìn mặt lại không chân): Tức nay hiểu vậy. Chỉ cái này là cũng mất. Như thế thì lại chưa có thật một tỉ
“Hưu cảnh mê đầu hoàn nhận ảnh” (Dừng lại đầu mê còn nhận bóng): Không phải đầu bổn lai.
Lại chớ nhận bóng tức là hoàn toàn không nhớ được, thế thì đổi không được.
Chánh trung lai: Quá vậy
“Vô trung hữu lộ cách trần ai” (Trong không có đường cách trần ai): Trong câu không có câu đến vậy. Lại việc xưa nay là gì, thế thì không nhớ nhau.
Nhưng có thể không xúc chạm Kiêng ngày nay: Bên cái nay chính là một bên, từ là người thường, thế thì hết cả đại địa không có người thứ hai.
“Dã thắng tiền triều đoạn thiệt tài” (Cũng hơn sáng trước cắt tai lưỡi): Chẳng im lặng. Lại nhất thiết đới với cái này lại hoàn toàn không nhất thiết, thì đinh ninh người không được.
Kiêm trung chí: Có câu trung lai.
Lưỡng nhận giao phong bất tu tịnh (Hai mũi nhọn giao nhau không cần tránh) Chủ khách không chạm nhau, cả hai không Tổn thương: Mũi nhọn chạm nhau, trông nhau đăm đăm không ngừng, không địch nhau lại làkhông cai quản nhau.
Hảo thủ du như hảo lý liên
(Đẹp giống như sen trong lửa): Hoại không được, ai là người được tiện, yếu với người nào. Như thế không phải là người thứ hai.
Uyển nhiên tự hữu hành thiên khí.
(Y như cũ tự có khí trời xông): Không từ người mà được, thế thì không nhờ, chẳng vốn có, lại thế thì mình cũng không còn. Chẳng phải mình có.
Kiêm trung đáo: Khéo chọn.
Bất lạc hữu vô thùy cảm hòa (Không rơi có không ai dám hòa): Không đương đầu. Ông ta là tác gia, vừa lúc bàn luận, gọi là bàn luận gì, nói đem đến hỏi.
Nhân nhân tận dục xuất thường lưu (Người người muốn ra khỏi thường lưu): Đều muốn ra khỏi loài, có chỗ nào xuất đầu, lại động thì chết, thế thì tùy chỗ vui sống.
Triết hợp hoàn quy khôi lý tọa (Tách hợp trở về ngồi trong đống tro): Một vậy, tức có thể biết sẽ biết hợp như thế, khi người không được. Thế thì nhờ được tôi. Việc vị trung này đều lấy chánh vị làm chủ
Nếu là trong chánh vị, gồm không lời nói, cũng không phải đạo lý đối tân đối tân. Thiên vị cực tắc, gọi là đối tân. Nếu là kiêm đới, chính là tạm thời, gọi không đồng. Hoặc khi đối, hoặc khi không đối, cũng gọi là có trong lời không lời. Không trong lời có lời, rộng như thiên chánh vị đã nói. Lại có câu nói không vào thiên chánh vị mới khó làm người, thì phải là người mắt sáng mới được, không bị chỉ đông vạch tây
BA THỨ ĐỌA
Phàm Sa-môn lấy thức ăn có ba loại đọa. Làm con trâu đực là Samôn đọa. Không thọ thức ăn là tôn quý đọa. Không đoạn thinh sắc là Tùy loại đọa. Chỉ đọa đi là việc phần trên của người nào: (Muốn biết thì vào trong dị loại. Không nhận việc ngoài Sa-môn
Cho nên cổ nhân mượn trâu đực làm dị loại, chỉ là dị loại về thương Sự, chẳng phải dị loại về ngôn ngữ. )
Nếu là dị loại trong ngôn ngữ thì qua lại ngôn ngữ đều là loại.
Cho nên Nam Tuyền nói: Trí không đến nơi phải nhất định nói, nói thì đầu mọc Sừng gọi là như như. Chính là biến đổi vậy. Phải đi trong dị loại, như nay cần nói trong dị loại, chọn việc trong dị loại. Phàm trong lời không lời mới được.
Như khi Nam Tuyền bệnh.
Có người hỏi: Khi trăm tuổi Hòa thượng đi về đâu?
- Ta xuống núi làm còn trâu đực trong nhà đàn việt.
- Con muốn theo Hòa thượng được không?
- Nếu theo ta thì ngậm một cọng cỏ đến (Đây là Sa-môn chuyển thân ngữ.
Cho nên nói: Ông nghĩ gần. Ngậm cọng cỏ đến thân cận ông ta gọi là vô lậu mới kham cúng dường ông ta).
Lại nói: Tùy loại đọa: Chỉ nay đối với tất cả thinh sắc vật vật. Chuyển thân thì không rơi vào giai cấp gọi là Tùy loại đọa.
Lại nói: Tôn quý đọa, Pháp thân pháp tánh là việc tôn quý bên ngoài. Cũng cần chuyến đi là Tôn quý đọa, như trâu trắng sờ sờ là cực tắc pháp thân. Cũng cần chuyển đi tránh chỗ ông ta ngồi một sắc không biện được đều là gọi đoạn dứt việc cúng dường bên ngoài.
Muốn cần cúng dường, phải được thức ăn này. Cho nên vị của không vị, cũng gọi là vô lậu là kham cúng dường. Ngoài ra thức ăn ô nhiễm khác không phải là thức ăn vô lậu giải thoát.
Có người hỏi Bách Trượng: Thế nào là thức ăn?
Bách Trượng đáp: Vô lậu là thức ăn.
Vân Nham nói: Chỉ lấy vị làm cúng dường.
Đạo Ngô nói: Biết có chỗ giữ gìn đều là cúng dường.
Phàm người lấy thức ăn chánh mạng cần đủ ba loại đọa.
Lúc ấy có vị Tăng hỏi: Phi mạo đới giác là đọa gì? Không đoạn thinh sắc là đọa gì? Không thọ thức ăn là đọa gì?
Ta nói (phi mao) đới giác mang lông đội Sừng là Sa-môn đọa.
Không đoạn thinh sắc là Tùy loại đọa.
Không thọ thức ăn là Tôn quý đọa.
Không thọ thức ăn là tôn quý đọa là việc bổn phận, biết có không lấy cho nên gọi là Tôn quý đọa.
Mang lông đội Sừng là Sa-môn đọa: Không chấp việc ngoài Samôn và báo vị các Thánh.
Không đoạn thinh sắc Tùy loại đọa là tâm ban đầu bất có việc bổn phận, khi hồi quang xua đuổi các sắc thinh hương vị xúc pháp, được yên ổn thì thành công, sau đó không chấp lục trần. Đọa mà không mờ mịt, mặc tình vô ngại.
Cho nên nói: Lục Sư ngoại đạo là Thầy ông. Thầy ông bị đọa ông cũng đọa theo. Có thể ăn. Thức ăn là thức ăn chánh mạng. Cũng là việc bổn phận, chỉ là thấy nghe biết từ cửa lục căn. Không bị ô nhiễm ô gọi là đọa, không giống với cái sợ trước đây. Việc bổn phận còn không lấy huống hồ là những gì khác.
Sa-môn lấy thức ăn có ba loại đọa. (Làm trâu đực là đọa gì?
Thay nói: Không ở chánh vị, không chọn thân đó mới gọi là Samôn đọa.
Không đoạn thinh sắc là đọa gì?
Thay nói: Phàm tình hết, Thánh lượng cũng quên. Trong thinh sắc trần không ứng bèn đoạn mới có thể lấy thức ăn ấy tà tùy loại đọa.
Lại nói: Thầy kia bị đọa, ông cũng đọa theo mới có thể lấy thức ăn. Sa-môn đọa cũng không phải không hành, cũng không phải không nhàn. Tuy có nhàn, thường không nhàn. Tuy có hành thường không
hành. Tóm lại việc phải biết thời tiết chẳng Đông Tây. ) Hỏi: Thế nào là Thầy kia bị đọa?
Đáp: Ông Điền Xá vào tụ lạc. Mắt, tai, mũi, lưỡi thân ý đều mất đi.
Hỏi: Thế nào là tùy loại đọa?
Đáp: Không đoạn thinh, sắc.
Lại nói: Không mất hương, vị.
Hỏi: Thế nào là Thầy kia?
Đáp: Lục xúc.
Hỏi: Thế nào là ông cũng đọa theo?
Đáp: Còn.
Hỏi: Còn cái gì?
Đáp: Không được động lại không lìa thinh sắc.
Hỏi: Không thọ thực ăn là đọa gì?
Đáp: Hiểu rõ chánh nhân, không còn thắng giải nên gọi là Tôn quý đọa.
Loại Quy Sơn nói: Sau trăm năm ta làm con trâu đực bên hông trái có viết một hàng chữ Quy Sơn Tăng Linh Hựu.
Ông nói: Lúc đó gọi là gì?
Không đáp.
Sư thay nói: Gọi là con trâu đực.
Hỏi: Chưa rõ con trâu đực này có biết cày bừa không?
Sư nói: Tất nhiên.
Hỏi: Là loài gì?
Sư đáp: Loài mang lông đội Sừng.
Hỏi: Bốn mùa ăn cỏ nước gì?
Sư đáp: Không vào miệng.
Hỏi: Thế nào là con trâu đực?
Sư đáp: Không chứng Thánh.
Hỏi: Thế nào ngậm một cọng cỏ? Sư đáp: Lông vũ tương tự Hỏi: Là siêu Thánh là siêu loại?
Sư đáp: Siêu Thánh.
Hỏi: Thế nào trâu đực?
Sư đáp: Mịt mù.
Hỏi: Thế nào là ngậm cỏ đến?
- Chỉ là nói được không thay đổi.
Ta nói: Tổ Phật không biết có mèo nhà trâu trắng (Ly Nô Bạch Cổ) lại biết có.
- Vì sao mèo nhà trâu trắng (Ly Nô Bạch Cổ) lại biết có?
- Vì trăm điều không hiểu.
- Chỉ như Phật, Tổ sao không biết có?
- Tổ vì chấp ấn, Phật làm tương tợ.
- Chỉ như mèo nhà trâu trắng (Ly nô bạch cổ) biết có cái gì?
- Chỉ biết có mèo nhà trâu trắng (Ly nô bạch cổ)
- Thế nào là việc mèo nhà trâu trắng (Ly nô bạch cổ) biết có?
- Không từ Đông Tây đến, không theo ba mươi hai tướng.
- Thế nào là Tổ?
- Trên có.
- Thế nào là Phật?- Tương tợ đi.
BỐN THỨ DỊ LOẠI.
Vãng lại dị loại: Như nay tất cả thanh sắc, ngôn ngữ, giai cấp, địa vị bỏ Tổ phụ trốn đi, đều trái, tức hướng thượng Tổ, lại được làm dị loại. Lại thiên đường, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, A-tu-la, đều là dị loại.
Bồ Tát đồng dị loại: Trước rõ chính mình, sau vào trong dị loại sinh tử cứu chúng sinh. Đã chứng quả niết bàn không xã loại sinh tử, tự lợi lợi tha, nguyện tất cả chúng sinh đều thành Phật. Cho nên Bồ Tát Đại quyền nếu không độ chúng sinh trước, thì việc mình không do đâu được thành xong.
Cho nên Nam Tuyền nói: Trước qua bên kia biết có, lại đến hành lý bên này. Bồ Tát có đủ lục độ vạn hạnh.
Kinh giáo nói: Nếu có một chúng sinh chưa được độ thì ta không thành chánh giác, thệ nguyện vô biên, chúng sinh vô tận. Thệ nguyện như thế nên gọi là Bồ Tát đồng dị loại.
Sa-môn dị loại: Trước biết có việc bổn phận rồi, lúc này mất hết nhân quả công hạnh. Phàm Thánh mới được thể hội, gọi là người độc lập. Cũng gọi là Sa-môn xứng đoán Sự, mới được tình trong ngoài quen, việc ba đời hết, được vô di lậu gọi là việc ngoài Phật, cũng nói một tay chỉ trời đất. Cũng nói cụ đại Sa-môn. Chuyến đi Sa-môn xứng đoạn việc bên ngoài, không vào báo vị chư Thánh mới được gọi là Sa-môn hạnh. Cũng gọi Sa-môn chuyển thân, cũng gọi phi mao đới giác, cũng gọi con trâu đực. Thế thì lúc nào mới được vào dị loại. Cũng nói việc ngoài sắc loại.
Cho nên cổ nhân nói: Đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc chỉ là đạo lý này, không được biết khác.
Tông Môn trung Dị loại: Nam Tuyền nói: Trí không đến chỗ hãy kiêng nói, nói thì đầu Sừng sinh, gọi là như như là biến đổi vậy. Phải hành đạo trong dị loại, chọn việc trong dị loại, chọn việc trong dị loại.
Động Sơn nói: Việc này cần khéo hội, Sự ở chỗ vi diệu, thể ở chỗ vi diệu.
Ta tự nói: Sự này cần hư nhất vị hoàn toàn không rõ ràng, nhìn mặt Kiêm đới mới được như thế. Tác gia nói không thiên, không chánh, không có, không không, gọi là Sự này dị loại trung hư phải là tác gia hoành thân gặp cây dính cây gỗ, gặp tre dính tre, phải giữ gìn xúc phạm, dặn dò, dặn dò, dặn dò, dặn dò.
(Có người hỏi ta: Thế nào là dị?
Ta nói với ông năm lừa được dị không? Cho nên có người hỏi Nam Tuyền: Sau khi trăm tuổi Ngài đi đâu?
Nam Tuyền nói: Xuống núi làm con trâu đực trong nhà đàn việc.
Tăng hỏi: Con theo Hòa thượng đi được không?
Nam Tuyền nói: Nếu theo ta, ông phải ngậm cọng cỏ đến.
Ta nói: Trâu đực này không giống trâu đực Sa-môn, cần phải cẩn thận mới được, khi không mê)
Hỏi: Thế nào là vãng lai dị loại?
Ta nói: Chưa biết có mình.
Lại nói: Tất cả ngôn ngữ, thinh sắc, thị phi, chính là vãng lai dị loại.
- Thế nào là đồng dị loại?
- Ta nói:
- Kkông chọn thân mình.
- Thế nào là mang lông đội Sừng?
- Ta nói:
- Không lập xúc tịnh
Càn phi thời đáp: Xúc, tức xúc gặp tịnh tức tịnh – Thế nào là Tông môn trung dị loại?
Ta đáp: Cần đầu thì chặt đem đi.
Tiên Sư Đồng Sơn nhân Tăng hỏi hạnh Sa-môn, Tiên Sư đáp: – Đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc Lại hỏi ta: Ý này thế nào?
Ta nói: Thắng cú diệu cú.
Tăng hỏi: Thế nào là Thắng cú diệu cú?
Đáp: Thắng cú diệu cú có ba loại.
Chư Phật ra đời bốn mươi chín năm thì thiết phương tiện, mười hai phần giáo, trăm ngàn tam muội. Mỗi diệu môn nghiên cứu xuyên qua đều là Thắng cú thắng diệu. Đây là nói bên xuất thế.
Từ Phàm nhập Thánh, hiểu thông suốt mình và Phật không khác, được vô dị lậu mới được thông thân, mới gọi là một trần, một niệm, con đường mười phương Chư Phật, cánh cửa Niết Bàn. Đến thời tiết như thế không ở chánh vị, không chọn thân mình, lại vào trong dị loại, mang lông đội Sừng, không niệm khác nên tất cả loài vật so ra là không được, Chư Phật Chư Tổ tính không thành nên cổ nhân nói:
- Ngữ diệu môn không được đem thước tất nói với người. Cho nên gọi là Thắng cú diệu. Đây là lời ngoài sắc loại.
Tất cả vật không thể so sánh được mới gọi là Thắng cú diệu cú.
Nên cổ nhân nói: Ngàn thứ so sánh không được, vạn vật tính không thành. Trí giả không thể biết, thượng căn cũng không biết, cũng nói:
- Bổn lại không tương tợ nên gọi Thắng cú diệu cú. Thắng cú diệu cú là việc trời người lường không được. Cổ nhân nói gọi là cú vượt thỉ chung (tất cả) nhờ đây nói là ngoài ngữ loại.
Trù-bố nạp hỏi: Thế nào là sắc loại?
Sư đáp: Mang lông đội Sừng.
- Thế nào là ngữ loại?
- Tào Sơn chỉ có một mắt.
- Thế nào là trâu đực?
- Mịt mù mênh mông, ý này thế nào?
Sư nói: Không biết có trời đất
Thượng tòa hỏi Vân Cư: Tiên Sư có nói: Từ nhỏ nuôi một đứa trẻ đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc.
- Thế nào là từ nhỏ nuôi một đứa trẻ?- Ngày cho khó quên
- Thế nào là đầu dài ba thước?
- Không làm sao được?
- Thế nào cổ ngắn hai tấc?
- Đến nay còn làm sao được không?
- Thế nào là ngày cho khó quên?- Thường tại là thế – Thế nào là thường tại?
- Không trái là đúng
- Thế nào là không làm sao được?
- Đến khi nào người nào không làm sao được?
- Đến nay còn làm sao được. Ý thế nào?
- Ba đời Chư Phật không làm sao được.
Hỏi ta: Thế nào là đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc? – Không phải là việc xưa nay – Thế nào là việc xưa nay?
- Gọi là gì?
Hỏi: Hạnh Sa-môn là hạnh gì?
- Hạnh phúc sinh
- Thế nào là hạnh phúc sinh?- Mang lông đội Sừng – Thế nào là Sa-môn?
- Vật vật không gián đoạn
- Việc không gián đoạn là thế nào?
- Mới được đi
- Thế nào là người mang lông đội Sừng?- Không sợ nghiệp – Vì sao đến nơi nào?
- Nếu không sợ nghiệp, chỗ nào lại không đến
- Từ Phàm đến Thánh thì không hỏi, từ Thánh đến Phàm thì thế nào?
- Con trâu đực
- Con trâu đực thì thế nào?
- Mịt mù mênh mang
- Ý này thế nào?
- Chỉ nghĩ đến cỏ nước, ngoài ra không biết gì cả.
- Thành được việc bên nào?
- Chỉ gặp cỏ ăn cỏ, gặp nước uống nước
Lại nói: Lời này có lực, muốn biết có lực người này không chấp việc ngoài Sa-môn, cũng không vào báo vị Chư Thánh mà vào dị loại. Dị loại là mang lông đội Sừng, gọi là hạnh Sa-môn, cũng gọi là đầu dài ba thước, cổ ngắn hai tấc. Muốn biết ý này khi đến hạnh Sa-môn, không muốn đem thước tấc, phân thân sở, không được nói Trương ba Lý bốn. Lại đầu dài ba thước: Chỉ được từ nhỏ đến lớn ngày nay công thành, được đến khi nào, gọi là Thắng cú diệu cú. Cổ ngắn hai tấc là không ngồi vị trí Sa-môn, cũng không ở báo vị của Chư Thánh nên gọi là cổ ngắn hai tấc. Khi nào thì không được nói xứng hay không xứng. Cho nên nói, không đem thước tấc bàn luận ở đây. Tuy nhiên như thế, còn là việc ngoài loại. Không thấy đạo, trí không đến nơi, không được nói. Nói tức đầu mọc Sừng gọi là như như chính là biến đổi.
Cần phải hành trong dị loại gọi là Hư nhất vị, gọi là nhìn mặt Kiêm đới, toàn không rõ ràng.
Thế nào là loại?
Ta nói: Mang lông đội Sừng.
- Thế nào là dị?
- Làm gì làm gì?
- Thế nào là hạnh?
- Cần đầu thì chém đem đi.
- Nó chỉ như dị loại, thành được việc ngoài cái gì?
Ta nói: Việc này có hai thứ dị loại: Dị loại Sa-môn và Dị loại thượng Sư.
- Dị loại thượng Sư là ly nô bạch cổ.
- Dị loại Sa-môn là độc xử được tự do mới được không thay đổi, không đồng cái kia.
Tiên Sư hỏi ta: Đi đâu?
- Đến chỗ không biến dịch
Không biến dịch có hai loại:
- Người người đều có việc bổn phận.
- Người biết có không, bỏ tất cả thinh sắc, thị phi.
Không ngưng trệ với tất cả vật, gọi là tất cả vật chỗ không thay đổi cũng gọi là mang lông đội Sừng, cũng gọi là mang trong bùn lầy.
Cũng gọi là kẻ hành lý.
Hỏi: Thế nào là vào trong bùn lầy? – Không thay đổi – Chuyển thân không?
- Không chuyển thân.
- Việc trong nhà người này thế nào?
- Chư Thánh lường không được- Vì sao lường không được?
- Y không đồng Chư Thánh
- Đây còn là việc ngoài loại, còn có việc hướng thượng không?- Có
- Thế nào là việc hướng thượng- Nói với ông thì sợ rơi vào ngoài loại
BÁT YẾU HUYỀN CƠ.
Hồi hỗ, Bất hồi hỗ, uyển chuyển, bàng tham, xu cơ, mật dụng, chánh án, bàng đề.
NGŨ VỊ CHỈ QUYẾT.
Chánh trung lai là thái quá, toàn thân lộ riêng cội nguồn vạn pháp, không lỗi không khen.
Thiên trung chí là trung phù, theo vật không ngại, thuyền gỗ rỗng không thông tự tại.
Chánh trung thiên là Tốn hư không phá từng mảnh xứ xứ viên thông, căn trần tịch nhiên.
Thiên trung chánh là Đoài, bóng trong gương, trăng đáy nước vốn không sinh diệt đâu có tung tích.
Kiêm Kiêm trung đáo là trùng ly. Chánh không cần hư, Thiên không cần thật, không trái, không hướng.
Lại nói: Cơ tâm hết, sắc không quên lại không che dấu toàn thể hiển lộ gọi là Chánh trung thiên. Núi là núi, sông là sông, không người đâu có tên, không vật so sánh gọi là thiên trung chánh sạch trọi trơn. (Tịnh lõa lõa)
Mặt mày chững chạc oai nghi, hết cả trời đất, độc tôn không hai là Chánh trung lai.
Giống như thiên tử Hoàn Trung (trong trời đất) không nhờ Vũ, Thang, Nghiêu Thuấn, khiến mắt thấy tai nghe hoàn toàn không nhờ tha lực. Tai không vào trong tiếng, tiếng không lấp nhĩ căn, bên ngoài mới chuyển thân, trong trần chưa trệ danh, là Kiêm Trung Chí. Không phải tâm không phải cảnh, không phải Sự, không phải lý. Xưa nay là danh tướng hình trạng, thiên chân quên tánh tướng là Kiêm trung đáo.
Tào Sơn Bổn Tịch Thiền Sư ngữ lục hết.
Cư sĩ Từ Trạm tự Thiền Hải, người thôn Dã Dã Đan Châu họ Gian Nguyên. Giả Tự Thanh Tả Vệ Môn, Nguyên danh Quảng Thứ. Lúc nhỏ ở Kinh Sư. Sau đó đến lễ bái làm đệ tử Hòa thượng Nhạn Thanh Giác Thành. Trước kia cư sĩ xin tôi san định Động Sơn Ngữ Lục, làm xong. Nay cũng san định Tào Sơn Ngữ Lục. Phụ vào việc khắc bản trước kia để làm một pho sách, pháp bảo lưu hành rộng rãi, để tiến cử cho vợ con, lại dự tu thầm cho mình đó ư!
Vợ tên Từ Chiếu Thiền Ni, con là Trí Trinh Thiện Nữ danh thơm được ghi bên phải, ghi việc này mà truyền cư sĩ dõng mạnh là lưu thông ở nơi bất hủ vây.
Xuân Tân Dậu niên hiệu Khoan Bảo thứ nhất.
Tại Vân Châu, Sa-môn Nghi Mặc Huyền Khế Kính Cẩn