PHIÊN DỊCH DANH NGHĨA TẬP
Hán dịch: Cô Tô – chùa Cảnh Đức – Phổ Nhuận Đại sư Pháp Vân biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 5
Tập (quyển) này gồm sáu phần sau đây:
49. Ba Đức Bí Tạng
50. Pháp Bảo các tên
51. Bốn mươi hai chữ
52. Danh Cú Văn Pháp
53. Tăng số thí dụ
54. Bán mãn thư tịch.
49. BA ĐỨC BÍ TẠNG.
Quang Minh Huyền nói: Pháp thân, Bát-nhã, Giải thoát là ba thứ, Thường Lạc Ngã Tịnh là Đức. Không hai sanh tử là Thường, chẳng chịu hai biên là Lạc, đủ tám tự tại là Ngã, ba nghiệp thanh tịnh là Tịnh. Chương An Sớ nói: Thân pháp thân là phi sắc và phi vô sắc. Vì phi sắc nên không thể thấy hình tướng vì phi vô sắc nên không thể lấy tâm mà tưởng biết. Tuy phi sắc mà sắc đầy khắp mười phương, tuy phi phi sắc cũng có thể tìm cầu, tức đức pháp thân. Còn Bát-nhã Đức thì chẳng phải biết, chẳng phải tự, cũng chẳng phải chẳng biết, chẳng phải chẳng tự v.v… Giải thoát đức là chẳng phải cột chẳng phải thoát, chẳng phải cột mà cột, chẳng phải thoát mà thoát v.v… A Thán phẩm nói: Sao gọi là Bí Mật Tạng. Cũng như chữ y ba chấm nếu cùng ngang hay cùng dọc đều không thành y (y: ?) cũng như ba mắt trên mặt của Ma-hê-thủ-la bèn thành y, nếu ba chấm ràng buộc cũng chẳng thành y. Ngã (Ta) cũng như thế. Pháp giải thích cũng chẳng phải Niết-bàn, thân Như Lai cũng chẳng phải Niết-bàn, Ma-ha Bát-nhã cũng chẳng phải Niết-bàn, ba pháp đều khác cũng chẳng phải Niết-bàn. Ta nay an trụ ba pháp như thế vì chúng sanh gọi là nhập Niết-bàn. Chương An giải thích rằng: Nếu ước giáo xưa thì ẩn giấu nên gọi là Bí, cho đến nên gọi là Tạng. Nghĩa là Vô thường che Thường, khiến Thường ẩn trốn nên gọi là Bí Mật Tạng. Kinh nay mở màng che như mặt trăng ở trên không thanh tịnh (trong sáng) hiển bày không như giáo xưa. Chỉ vì chánh pháp vi diệu chẳng thể nghĩ bàn dứt danh lìa tướng, chúng sanh không hiểu nên gọi là Bí mật. Pháp giới bao trùm gồm nhiếp tất cả các pháp dùng mãi không hết nên gọi là Tạng. Nay giải thích văn Bí Mật Tạng có ba: Một là dụ ba điểm, hai là dụ ba mắt, ba là họp lấy ba đức. Ba văn này một lượt mà nói là từ Sự vào Lý, ba điểm là văn tự đây ước chỉ ngôn giáo, ba mắt là mắt trời đây ước với tu hành, ba đức là thầy Phật đây tức ước lý. Lại là Phật Ấn (Ấn của Phật) Ấn tức là giáo hạnh. Phàm có nói năng cùng đây tương ưng thì tức là Bí Mật Giáo, cùng tu tập tương ưng là Bí Mật Hạnh, chứng đắc tương ưng là Bí Mật Lý. Từ Ta nay an trụ trở đi là kết Bí Mật Tạng thứ tư. An trụ ba pháp là kết ba đức, vào Đại Niết-bàn kết Bí Mật Tạng. Chiêm Sát Kinh nói: Lại nữa, tâm ấy gọi là Như Lai Tạng. Nói là đầy đủ vô lượng vô biên nghiệp vô lậu thanh tịnh chẳng thể nghĩ bàn. Vì pháp thân chư Phật từ đời vô thủy đến nay, không chướng không ngại mà tự tại chẳng diệt. Kinh Thắng Man nói có hai Như Lai Tạng: Một là không Như Lai Tạng, tức là hoặc lìa hoặc thoát hoặc khác tất cả phiền não tạng; hai là Bất Không Như Lai Tạng, nghĩa là đủ qua hà sa Phật pháp chẳng ly chẳng thoát chẳng thể nghĩ bàn. Nam Nhạc Chỉ Quán nói: Một là Không Như Lai Tạng vì tâm này thể nó bình đẳng, dứt hết tướng nhiễm tịnh, không phải trực tâm thể tự tánh bình đẳng nó khởi pháp Nhiễm Tịnh. Lại tự tánh cũng chẳng phải có; hai là Bất Không Như Lai Tạng nghĩa là có đủ Nhiễm, Tịnh hai pháp, vì nói bất không. Trong Tịnh pháp lại có hai thứ: Một là đầy đủ tánh vô lậu pháp công đức (pháp tánh công đức vô lậu), hai là đầy đủ xuất bày tịnh pháp. Nhiễm pháp cùng có hai thứ: Một là đầy đủ nhiễm tánh, hai là đầy đủ nhiễm sự. Tịnh Giác Thuyết Đề nói: Phải biết có hai thứ theo nghĩa tại Triền xuất triền mà phân. Nên kinh ấy nói: Nếu ở vô lượng phiền não tạng cột chặt (sở triền) Như Lai Tạng thì không nghi ngờ gì, còn pháp thân thoát ngoài vô lượng phiền não tạng thì cũng không nghi ngờ gì. Cư Thức viên Giác Sớ nói: Không Như Lai Tạng tức không có gốc trụ, Bất Không Như Lai Tạng tức là pháp được lập. Hai thứ này giải thích trái với Nam Nhạc Chỉ Quán. Lại Khởi Tín Luận nói: Một là Như thật không, vì hay rốt ráo hiển thật. Hiền Thủ giải thích: Đây vì trong Như thật trống không vọng nhiễm, không phải nói Như thật tự không, đây thì của Như thật là vọng không bèn có thể hiển bày chân lý, nên gọi hiển thật; hai là Như thật chẳng không, vì có tự thể đầy đủ tánh vô lậu công đức. Hiền Thủ giải thích rằng đây có hai nghĩa: Một là khác vọng vô thể, hai là khác hằng sa có sông phiền não.
Cho nên Phật Tánh Luận có kệ rằng: Do pháp trần không mà cùng pháp giới lìa nhau, vì Vô thượng pháp chẳng không mà cùng pháp giới theo nhau. Khuê Sơn Lược Sớ rằng: Ba nghĩa giải thích Tạng: Một (che giấu) ẩn phú mà gọi tạng, hai hàm nhiếp (gồm chứa) mà gọi Tạng, ba xuất sanh (sanh ra) mà gọi tạng. Lại Lược Sao nói năm thứ: Một là Như Lai Tạng, vì ở triền chẳng nhiễm; hai là thứ này là ở vị phàm phu mà nói; ba là Pháp thân tạng, quả vị làm hcỗ nương của công đức; bốn là xuất thế gian Thượng thượng tạng, xuất triền vượt hơn Nhị thừa Bồ-tát, hai tạng này ở Thánh vị mà nói; năm là Pháp giới tạng nghĩa là thông nhân quả, bên ngoài có tất cả nhiễm tịnh hữu vi, nên gọi là pháp giới, bên trong bao gồm tất cả hằng sa tánh đức nên gọi là Tạng – Tăng Độc Chú Kim Cang Tam-muội nói: Như Lai Tạng là trụ tự tại tánh chân như, trí địa của chư Phật gọi là Như Lai Tạng, hay nhiếp tất cả hữu tình ở trong trí của Như Lai nên gọi là Tạng. Hữu tình bị hoặc nhiễm phiền não vô minh che lấp nên gọi là hữu tình cảnh. Nếu cảnh vô minh hoặc nhiễm trống không, các thức chẳng khởi là cảnh như thì gọi là Như Lai Trí, vì Trí Như tức là Như Lai Tạng. Trường Thụy Giải Thích Lăng Nghiêm nói: Như Lai Tạng có bốn nghĩa dụ như biển: Một là dứt hẳn trăm lỗi (bách phi), dụ như biển sâu thẳm; hai là bao hàm vạn hữu, dụ như biển rộng lớn; ba là không đức nào chẳng đủ, như biển chứa trân bảo; bốn là không pháp nào chẳng hiện, như biển hiện các ảnh. Lại kinh Ni Kiền nói: Vua tên là Nghiêm Xí, có Đại-tát-già vào nước ấy, vua ra xa nghinh đón bèn nói với vua rằng: Đại vương nên biết nương thân phiền não mà quán thân Như Lai. Vì sao thế? Vì thân này tức là Như Lai Tạng, tất cả phiền não các cấu đều ở trong kho (tàng). Phật tánh đầy đủ như vàng trong đá, lửa trong gỗ, nước trong đất, lạc trong sữa, dầu trong mè, lúa trong hạt, vàng trong kho, tượng trong mô hình, thai trong bụng chửa, mặt trời trong mây. Thế nên nói trong phiền não có Như Lai Tạng. Niếtbàn Luận nói: Ngoài thân có Phật cũng chẳng bí mật, trong thân có Phật cũng chẳng bí mật chẳng có chẳng không cũng chẳng bí mật, chúng sanh là Phật nên rất bí mật. Kinh Niết-bàn nói: Như bảy báu của người chẳng dùng ra ngoài gọi là Tàng. Người ấy do tích chứa báu này vì vị lai gọi đó là cốc (lúa) quí. Giặc đến đánh nước gặp phải vua xấu bèn lấy chuộc mạng. Lúc tiền của khó được bèn đem ra dùng. Bí tạng của chư Phật cũng như thế. Vì đời vị lai các ác Tỳ-kheo chứa vật bất tịnh vì bốn chúng nói Như Lai rốt ráo (tịch diệt) mà vào Niết-bàn đọc tụng ngoại điển chẳng dạy kinh Phật, các ác như thế khi xã hội ra đời, vì diệt các ác mà nói kinh ấy. Kinh ấy nếu diệt thì Phật pháp liền diệt muốn khiến người học thông suốt tên khác tự biết Bí tạng nên nêu rõ ra đây.
Ma-ha Bát-niết-bàn-na (Mahàparinirvàna), dịch là Đại Diệt Độ. Đại tức là pháp thân, Diệt tức là giải thoát, Độ tức là Bát-nhã. Đại Kinh nói: Niết là chẳng sanh, Bàn là chẳng diệt. Chẳng sanh chẳng diệt gọi là Đại Niết-bàn. Lăng Già nói: Điều ta nói là vọng tưởng thức diệt thì gọi là Niết-bàn. Triệu Sư trong Niết-bàn Luận nói: Tần nói vô vi cũng gọi là diệt độ. Vô vi là hư vô tịch mặc, dứt hết hữu vi. Diệt độ là nói nạn lớn đã dứt hẳn vượt qua bốn lưu. Bởi cảnh tượng này đều về dứt gọi nhà kín. Pháp Hoa và Kim Cang đều gọi diệt độ. Trang Tam Tạng dịch là viên tịch. Hiền Thủ nói: Không đức nào chẳng đủ Dự lưu viên, không chướng nào chẳng hết gọi là tịch. Khuê Sơn nói: Chánh gọi là tịch diệt. Theo Triệu Công nói: Nê-hoàn Tận Đế há chỉ kiết hết mà thôi, ấy thì sanh tử tịch diệt hằn nên gọi là Tận (hết) hoặc dịch là An lạc. Phàm thánh đại tiểu đều có Niết-bàn hoặc gọi là Bỉ ngạn. Triệu Sư nói: Bờ kia là bờ Niết-bàn. Bớ Niết-bàn kia há có bờ bến, vì ta khác kia nên mượn ta mà gọi kia. Trí Luận nói: bàn gọi là Thú. Niết gọi là Xuất, tức là ra khỏi hẳn các thú nên gọi là Niết-bàn. Hoặc gọi là Nê-hoàn (việt). Như Nghiêm Phật Điều nói: Phật đã Nê-hoàn, vi ngôn dứt hẳn văn mới tiếng Phạm gọi là Ba-lị-nê-phược-nẩm, dịch là Diệt độ. Nhị Giáo Luận nói: Niết-bàn là luôn luôn mát mẻ không còn sanh tử, tâm không thể dùng trí mà biết, thân không thể lấy tượng (vật?) mà lường không biết gọi tên gì cưỡng đặt là tịch, là đến mức là rốt cùng vậy. Mặc tình ở song lâm dứt chiếu mà Linh Trí vẫn còn, thể bày trà trì (xà duy) mà pháp thân luôn có. Song pháp Niết-bàn nếu bàn về nghĩa thì có thể chia làm hữu dư và vô dư khác nhau, lại có thiểu phần và rốt ráo (cứu cánh) hai thứ. Nói hữu dư và vô dư thì Quang Minh Huyền bảo: Nếu phiền não ở ba cõi hết thì là chứng hữu dư Niết-bàn, thân đốt trí tro là nhập vô dư Niếtbàn. Nói thiểu phần thì kinh Thắng Man nói: Biết khổ hữu dư, đoạn tập hữu dư, chứng diệt hữu dư, tu đạo hữu dư gọi là được Thiểu phần Niếtbàn. Được Thiểu phần Niết-bàn gọi là Hương Niết-bàn giới (về cõi Niết-bàn). Rốt ráo (cứu cánh) Niết-bàn, thì Đại Pháp Cổ Kinh nói: Cho đến được tất cả công đức, Nhất thiết chủng trí Đại thừa Niết-bàn thì sau mới rốt ráo. Kinh Pháp Hoa nói: Không kiến có người riêng được diệt độ, đều dùng Như Lai diệt độ mà diệt độ. Mới phát đại tâm phải hẹn rốt ráo. Cho nên Phụ Hành nói: Bồ-tát sơ tâm thường quán Niết-bàn là Từ Hành mới tu vậy, cũng khiến chúng sanh thường quán Niết-bàn là Hóa tha mới tu vậy. Để các con (hạt giống) trong Bí Mật Tạng là Hóa tha vào sau (hậu nhập). Ta cũng chẳng lậu sẽ ở trong đó là Tự Hành 18 vào sau (hậu nhập). Cho nên biết Tự tha sơ tâm thì không gì chẳng tu. Tự tha hậu tâm không gì chẳng vào. Nếu muốn tu vào phải nương bốn pháp. Cho nên Niết-bàn nói có bốn pháp là Niết-bàn cận nhân: Một là gần Thiện tri thức, hai là lắng nghe Chánh pháp, ba là suy tư về nghĩa ấy, bốn là đúng như lời nói mà tu hành. Nếu nói siêng tu khổ hạnh là nhân duyên gần của Niết-bàn thì không có việc ấy.
1. Gần Thiện tri thức là Chỉ Quán giải thích rằng: Đại Phẩm nói: Phật Bồ-tát La-hán là Thiện tri thức, sáu Ba-la-mật, ba mươi bảy phẩm là Thiện tri thức pháp tánh thật tế là Thiện tri thức. Phật Bồ-tát v.v… có oai quang bao trùm nuôi dưỡng tức là ngoại hộ (hộ trì bên ngoài), sáu độ Đạo Phẩm là cửa vào đạo tức kẻ đồng hành. Pháp tánh thực tế tức thầy chư Phật là giáo thọ.
2. Lắng nghe Chánh pháp v.v… ba câu tức là ba tuệ. Hoa Nghiêm nói: Ta hoặc vì chúng sanh nói: Pháp văn tuệ, hoặc vì chúng sanh nói Pháp tư tuệ, hoặc vì chúng sanh nói Pháp tu tuệ. Nên Lăng Nghiêm nói: Tư Văn Tư Tu mà vào Tam-ma-địa. Ngài Chân Đế nói: Tán tâm gọi là phú khí vì không có Văn tuệ. Vọng tâm gọi là lậu khí tuy được mà mất vì không có Tư tuệ. Đảo tâm gọi là uế khí quấy mà gọi là phải vì không có Tu tuệ. Tịnh Danh Sớ nói: Nghe nếu không lắng nghe (nghe kỹ) thì không nhận được Nhuận nhân, nghe kỹ mà không suy nghĩ thì không vào sâu chỉ thú. Suy nghĩ mà không tu thì trọn không chứng ý, ba tuệ nếu đủ thì vào đạo chẳng nghi. Kinh Khê giải thích rằng: Niệm trước nghe rồi suy nghĩ là cảnh (điều phải), rồi phải đúng nghe và siêng năng mà tu hành. Phải biết ba tuệ có ngang có dọc. Ngang thì trên danh tự vị vị đều có. Dọc thì lấy danh tự làm văn (nghe), lấy quán hạnh làm tư (suy nghĩ), lấy tương tự làm tu. Ba tuệ đầy đủ thì hay được Định tương tự phần chân gọi là Bí tạng.
50. PHÁP BẢO CHÚNG DANH.
Quang Minh Huyền nói: Chí lý đán tôn trọng gọi là Pháp Bảo. Luận nói: Bát-nhã là một pháp, Phật nói các thứ tên là vì loài chúng sanh, tùy duyên mà lập tên khác. Như vàng là một thể mà làm thành nhiều đồ dùng, như vòng kiềng để làm đẹp, bình chén để đựng, có ngăn thứ mà tánh vẫn không đổi. Cho nên Nê-hoàn thật pháp báu chúng sanh từ nhiều cửa mà vào.
Đạt-ma (Dharma), dịch là Pháp. Đường Minh Duệ nói: Sạch ở tâm sau mới dùng đến pháp. Ở tâm là pháp, ở thân là giáo. Pháp có tự tướng, cộng tướng, giáo có giá thuyên biểu thuyên. Ngài Thiên Thai nói: Pháp có tám thứ: Một là Giáo, hai là Lý, ba là Trí, bốn là Đoạn, năm là Hạnh, sáu là Vị, bảy là Nhân, tám là Quả. Lược nói; Có ba nghĩa là Giáo, Hạnh, Lý. Như Xiển Nghĩa nói: Để ước tu hành ba nghĩa gồm thâu, nghĩa là y giáo mà tu hành, hành thành khế lý. Nếu lấy vị mà phân thì ước giáo thuộc danh tự vị. Người nhờ giáo mà sanh giải (hiểu), ước hạnh thuộc quán hạnh tương tợ vì y giải (hiểu) mà tu hành. Ước lý ở sơ trụ vì phần chứng bản lý. Sau ước hạnh lại phải theo dung. Nếu luận tạo tu thì cũng còn ở danh tự. Ước thủ hạnh thành mời gọi là quán hạnh. Phàm phân biệt vị phải biết ý này. Nếu ước năng thuyên sở thuyên thì chỉ nói giáo lý. Nhị Giáo Luận nói: Giáo là gì, tức là nói về lý. Lý là gì, là giáo được nói giáo nếu khác thì há được đồng. Lý nếu được đồng thì giáo đâu được khác. Nôm chẳng hẹn cá, bẫy không vì thỏ, đem gọi là tên. Diệu Lạc nói: Giáo có hai thứ, giáo thuyên lý chẳng hai, giáo biểu hạnh tự phân. Giáo có hai thứ, giáo thuyên lý chẳng hai, giáo biểu hạnh tự phân. Giáo thuyên lý thì bình đẳng chân pháp giới, Phật chẳng độ chúng sanh. Giáo biểu hạnh, là chỉ do vọng trí thân sơ đến nổi khiến mê thành Hậu bạc. Thanh Long Sớ nói: Có giáo hạnh chứng gọi là chánh pháp. Có giáo có hạnh mà không chứng thì gọi là tượng pháp. Tượng là giống. Chỉ có giáo mà không cả hạnh chứng thì gọi là Mạt pháp. Hành Sự Sao nói: Giáo điển lý phân ra có hai: Một là Hóa giáo, đây thông cả đạo tục; hai là Hạnh giáo chỉ cũc ở trong chúng. Đại Thừa Nhập Lăng Già nói: Giáo do lý mà thành, lý do giáo mà hiển, nên y giáo lý này chớ nên phân biệt khác.
Đạt-ma-đà-đô (Dharmàdhàtu), dịch là pháp giới. Diệu Lạc nói: Không ngoài Sở thuyên (điều nói ra) nên gọi là pháp giới. Hiền Thủ nói: Y pháp sanh Thánh nên gọi pháp giới. Thanh Lương nói: Pháp giới là tất cả bản thể thân tâm của chúng sanh. Khởi Tín Luận nói: Tâm chân như tức là một pháp giới, Đại (thế là) tổng tướng pháp môn đó gọi là tâm tánh chẳng sanh chẳng diệt. Tất cả các pháp chỉ y vào vọng (vong) niệm mà có sai khác. Tịnh Danh Sớ nói: Từ gốc vô trụ mà lập tất cả pháp. Thiên Thai giải thích rằng: Nếu mê vô trụ thì ba cõi sáu đạo lăng xăng mà có thì ắt lập tất cả pháp thế gian. Nếu hiểu (cởi bỏ) vô trụ tức là từ vô thủy vô chung phản bổn hoàn nguyên (xét ngược về nguồn) phát chân thành Thánh, cho nên có bốn thứ Thánh pháp xuất thế. Phổ Môn Huyền nói: Thế có ba: Một là năm ấm, hai là chúng sanh, ba là quốc độ v.v… Thế là cách biệt, tức là Thế của mười pháp giới cũng là mười thứ năm ấm, cho đến y báo cách biệt chẳng đồng. Gian là gian sai, ba mươi thứ sai khác thế gian không lầm loạn nhau, nên gọi là gian.
Mỗi mỗi đều có nhân, đều có quả nên gọi là Pháp. Mỗi mỗi đều có ranh giới rõ ràng nên gọi là giới. Nay ở một pháp giới đều có mười pháp. Đó gọi là tánh tướng Đẳng (là v.v… hay bình đẳng). Mười giới tức có một trăm pháp. Mười giới cùng có với nhau thì có một ngàn pháp, như thế các pháp đều là pháp nhân duyên sanh. Sáu đạo là mê lầm pháp nhân duyên sanh, bốn thánh là hiểu rõ pháp nhân duyên sanh. Các pháp nhân duyên ấy tức là ba đế. Pháp nhân duyên sanh ra, ta nói tức là không, cũng gọi là giả danh, cũng gọi Nghĩa trung đạo. Thanh Lương Tân Kinh Sớ nói: Thống chỉ một chân pháp giới bảo là bao gồm cả vạn hữu tức là một tâm, song tâm chứa vạn hữu liền thành bốn thứ pháp giới: Một là sự pháp giới, giới nghĩa là phân, mỗi mỗi sai khác có phần rõ ràng; hai là lý pháp giới, giới nghĩa là tánh, vô tận pháp sự đồng một tánh; ba là lý sự vô ngại pháp giới, là đủ nghĩa tánh và phần, vì tánh phần vô ngại; bốn là sự sự vô ngại pháp giới, tất cả phần đều sự pháp, mỗi mỗi như tánh dung thông lớp lớp vô tận.
A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề (Anuttara-samyak-sambodhi), Triệu Luận nói: Tần gọi Vô thượng Chánh biến tri đạo. Không gì lớn hơn gọi là Vô thượng. Đạo ấy chân chánh không pháp nào chẳng biết gọi là Chánh biến tri. Uyển Sư nói: A là vô, Nậu-đa-la là thượng, Tammiệu là chánh, Tam là biến là đẳng, Bồ-đề là giác. Cô Sơn Sớ nói: Cực quả siêu nhân nên gọi là Vô thượng, Chánh là chánh quán trung đạo, Đẳng là song chiếu hai biên. Bởi quả trên ba tri. Phát Chẩn nói: Vô thượng là lý, Chánh đẳng giác là trí. Chánh là chánh trung, tức tướng vắng lặng của Nhất thiết chủng trí. Đẳng là bình đẳng, tức hạnh mạo tướng loại Như thật trí. Bùi Tướng Quốc nói: Tức là diệu đạo tối thượng của chư Phật đã chứng, căn bản Diệu Nguyên của chúng sanh đã mê, cho nên phàm phu trôi nổi trong sáu đạo do chẳng phát tâm Bồ-đề này. Nay được thân người khởi ý mừng vui, cần phải bỉnh tâm đối trước tượng Phật má đốt hương dâng hoa, ba nghiệp cúng dường lập bốn hoằng thệ phát tâm thành Phật. Nên Hoa Nghiêm nói: Tâm Bồ-đề gọi là hạt giống hay sanh tất cả pháp chư Phật. Nên phát tâm này cần biết thể của nó. Thể có hai thứ: Một là Đương thể, hai là Sở y thể. Đương thể, gọi là Bi tâm, Trí tâm, Nguyện tâm ba thứ tâm này chính là Đương thể. Sở y thể là tự tánh thanh tịnh viên minh diệu tâm là Sở y thể. Tánh tự đầy đủ gọi là Như Lai Tạng, hoặc chẳng thể nhiễm, trí chẳng thể tịnh, trống vắng lặng trong chân giác linh sáng hay sanh ra muôn pháp gọi là nhất đại sự (một việc lớn). Chỉ do chúng sanh mê lâu tánh này chỉ nhân phan duyên với sáu trần ảnh tượng, chợt khởi chợt mất, lấy niệm hư vọng làm tâm của mình. Một khi mê tâm thì quyết định là sắc trong thân mà không biết sắc ngoài thân, kịp khi núi sông hư không đất đai đều là vật trong Diệu minh chân tâm. Thể của tâm này như Triệu Sư nói: Là vi diệu vô tướng chẳng thể là có, dùng thì di cân chẳng thể là không. Trong kinh Độ Nhất Thiết Trí Nhất Thiết Chư Phật Cảnh Giới, Văn Thù nói: Bồ-đề là không hình tướng vô vi. Thế nào là không hình tướng? Vì chẳng thể dùng sáu thức mà biết được. Thế nào là vô vi? Vì không sanh, trụ, diệt. Bùi Tướng Quốc nói: Tánh bao gồm muôn đức, thể dứt bách phi (trăm quấy), như vầng trăng sạch tròn đầy không khuyết, mây mê lầm che lấp không tự trang biết. Khi vọng hoặc đã trừ thì chân tâm vốn tinh. Tánh bao gồm muôn đức cho nên ở Thánh chẳng là được, thể dứt trăm quấy nên ở phàm chẳng là mất. Song muốn phát tâm này thì phải vận từ bi làm tông yếu. Cho nên trong Hoa Nghiêm, Hải Vân Tỳ-kheo bảo Thiện Tài Đồng Tử rằng: Phát tâm Bồ-đề, gọi là phát tâm đại bi khắp cứu tất cả chúng sanh, phát tâm đại từ khắp giúp tất cả thế gian. Tất cả quần vựng vốn không sanh tử, gió vọng thổi lên mà ngập chìm biển khổ. Nay phát đại nguyện lưới núi hắc ám thì làm đèn sáng, trong sóng sanh tử thề làm thuyền bè. Đây là khởi tâm bi cứu khổ chúng sanh tất cả phàm phu bản tánh vốn đủ tánh tịnh công đức.
Nay mê kho báu mà nghèo hèn cô độc. Nay mở nguyện lớn cùng quần mê chung vui Phật quả rốt ráo Vô thượng. Nếu một chúng sanh nào chưa thành Phật thì trọn không ở đây mà lấy Nê-hoàn nguyện cất bước đầu trên đường tu nguyện trải chiếu đầu trên núi cả, đức cao nghiệp rộng thề chẳng mệt mỏi.
Bồ-đề (Bodhi) Triệu Sư nói: Rốt ráo của Đạo gọi là Bồ-đề Tần không có tiếng để dịch (Tân để nguyên không dịch), các thầy đời sau đêu dịch là đạo. Vì Đại Luận dịch là Phật đạo. Nay hỏi: Như Chu Dịch nói: Đạo lập người gọi là nhân cùng nghĩa đây thì Nho tông, nhân nghĩa làm đạo. Trang Tử nói: Hư tịnh điềm đạm tịch mặc vô vi là trời đất bình mà đạo đức chí, đây là đạo gia lấy hư vô làm đạo. Nay tông Thích Thị lấy gì làm đạo? Đáp: Kinh Ban Chu nói: Chư Phật từ tâm mà được giải thoát tâm là thanh tịnh gọi là vô cấu, năm đạo tươi sạch không nhận sắc. Có hiểu đây thì Đại đạo thành. Thế nên biết giáo ta lấy tâm làm đạo. Tâm là tâm tự tánh thanh tịnh, thể nó trạm tịch (trống lặng) tánh nó linh chiếu, không danh không tướng, dứt có dứt không, tâm không thể nghĩ, miệng không thể bàn, bao mỹ gọi là Đệ nhất nghĩa đế. Hoặc có người hỏi: Như ngài Tịnh Danh nói: Bồ-đề là không thể lấy thân mà được, không thể lấy tâm mà được, nay sao lấy tâm làm đạo ư? Đáp: Rốt ráo Bồ-đề không phải thân tâm như Triệu Sư nói: Đạo vô vi há có thể lấy thân tâm mà được. Cho nên kinh Độ Nhất Thiết Phật Cảnh Giới nói: Bồ-đề không thể lấy thân mà biết, không thể dùng tâm mà biết. Vì sao thế? Vì thân là vô tri như cây cỏ v.v…, tâm là hư cuống (dối trá) chẳng thật, thế nên Bồ-đề không phải thân tâm, song Tịnh Danh Trung Kiếp nói: Giải thoát của chư Phật phải ở trong tâm hạnh chúng sanh mà tìm cầu. Ngài Thiên Thai giải thích nay quán tâm hạnh xuyên suốt vào trí bản tánh thanh tịnh mà hiểu tận tâm nguyên chúng sanh tức hiển quả giải thoát của chư Phật, như siêng tìm nước thì chẳng được lìa băng, lạnh tuy kết nước thành băng, nóng thì mở băng thành nước. Cho nên, Hoa Nghiêm nói: Nếu hay khéo dùng tâm ấy thì ắt được tất cả công đức thắng diệu. Phàm phu do mê muộn tâm nguyện nên theo vọng niệm, hay ở vọng niệm mà chiếu (xét) sâu tánh không bảo là hiểu đại đạo. Cho nên Hoa Nghiêm nói: Thể giải (hiểu rõ) đại đạo phát tâm vô thượng, phát tâm trí này hay làm mẹ Phật gọi là Trí Độ, thế nên Trí Độ cũng gọi là Đại Đạo. Nên Đại Luận nói: Trí Độ đại đạo Phật khéo đến. Như dùng trí này tu tập vạn hạnh thì pháp tu đó cũng gọi là đại đạo. Nên Pháp Hoa nói: vì Diệt đế mà tu hành đạo, do đạo là tâm, tánh nó hư thông khắp tất cả pháp không thứ nào chẳng phải là đạo. Như Kim Sắc Nữ hỏi Văn Thù rằng: Sao gọi là Đạo? Đáp: Cô là Đạo vậy. Lại Hỷ Căn nói: Dâm dục tức là đạo, sân si cũng lại như thế. Trong ba việc này là đạo của Vô lượng chư Phật. Nay hỏi việc dâm là dơ bẩn, Phật đạo là thanh tịnh sao chỉ uế sự gọi là tịnh đạo? Đáp: Xem tướng dâm nộ si đồng với trăng trong nước, hiểu rõ tánh nhiễm tịnh cũng như hư không, gặp thuận không mê đắm, gặp trái không giận hờn, trong ác cảnh giới mà được giải thoát môn, vì làm (hạnh) phi đạo thông suốt Phật đạo đó gọi là người con người một đường ra khỏi sanh tử. Nếu khởi phàm kiến thì thành nghiệp địa ngục. Như lấy viên vàng nóng ắt cháy tay. Vô vi như thế gọi là Đạo nhân.
A-bà-ma (Asamasama), Đại Luận dịch là Vô đẳng đẳng, Phật gọi là Vô đẳng, Bát-nhã Ba-la-mật lợi ích chúng sanh toàn cùng Phật giống nhau, nên gọi là Vô đẳng đẳng.
Mục-đế-la (Mukki), dịch là giải thoát. Trí Luận gọi là giải thoát tri kiến. Dụng là giải thoát tri kiến. Tri là một thứ tướng giải thoát là hữu vi và vô vi giải thoát. Biết các tướng giải thoát đó là thời giải thoát, bất thời giải thoát, tuệ giải thoát, cu giải thoát, hoại giải thoát, bất hoại giải thoát, bất khả tư nghì giải thoát, vô ngại giải thoát v.v… phân biệt các tướng giải thoát bền chắc, ấy là giải thoát tri kiến vô giảm (không giảm bớt?) v.v… Hỏi: Giải thoát tri kiến, đã nói tri sao lại còn nói kiến. Đáp: Nói tri nói kiến thì sự được bền chắc, ví như dây xe hai lớp làm một ắt bền chắc. Lại nữa, nếu chỉ nói tri thì chẳng nhiếp tất cả tuệ. Như A-tỳ-đàm nói: Tuệ có ba thứ: Có tri mà không kiến, có kiến mà không tri, có cả tri và kiến. Có tri không kiến là Tận trí vô (không) sanh trí, năm thức tương ưng trí; có kiến không tri là tám nhẫn thế gian chánh kiến năm tà kiến; có cả tri và kiến, là các tàn tuệ khác nếu nói tri thì không nhiếp kiến, nếu nói kiến thì không nhiếp tri. Thế nên nói tri kiến thì đầy đủ.
A-duy-nhan, Ứng Pháp sư dẫn kinh Thập Địa gọi là Nhất sanh bổ xứ.
A-bệ-bạt-chí (Avaivartika) cũng gọi là A-duy-việt-chí, dịch là Bất thối chuyển. Bất thối có ba nghĩa là Nhập không vị bất thối, Nhập giả hạnh bất thối, Nhập trung niệm bất thối. Diệu Lạc nói: Bát-nhã là vị vì lìa hai chết, giải thoát là hạnh vì các hạnh đầy đủ. Pháp thân là niệm, vì chứng thật cảnh. Trí Luận nói: Vô sanh nhẫn pháp là địa A-bệ-bạt-trí.
Nị-địa (Niti?), dịch là Y. Pháp Hoa Sớ nói: Lợi vật lấy từ bi vào nhà làm đầu, giao thiệp có nhẫn nhục hay làm ba pháp Đại Giáo nói thông, tức là chỗ nương cậu của thế gian gọi là Pháp sư. Thùy Dụ Ký nói: Đều nói Y vì trong có đạo pháp có thể làm chỗ nương cậy cho trời người. Y là bằng (dựa). Sau khi Phật diệt độ rồi thì dựa vào bốn thứ người mà lấy giải thoát. Kinh Niết-bàn Bốn Y Phẩm nói: Có bốn thứ người hay hô trì chánh pháp làm chỗ nương cậy cho đời: Một là Y bậc Tiểu thừa ở trong thân người phàm phu, nên Kinh nói: Có đủ tánh phiền não hay biết Bí Mật Tạng của Như Lai; hai là Y người Tu-đà-hoàn; ba là Y người Tư-đà-hàm và A-na-hàm; bốn là Y ở bậc A-la-hán. Ngài Trí Giả nói: Niết-bàn bố Y nghĩa Thông Biệt Viên. Nếu theo nghĩa Biệt thì như thầy xưa có nói Tu-đà-hoàn, y thứ hai là năm địa gọi là Tư-đà-hàm, y thứ ba là bảy địa gọi là A-na-hàm, y thứ tư là từ tám địa đến mười địa gọi là A-la-hán. Nếu theo nghĩa viên so với Biệt giáo thì lấy Trụ tiền làm y thứ nhất. Thập trụ làm y thứ hai. Lại thủy chung mà phán thì năm phẩm sáu căn là y thứ nhất, Thập trụ là y thứ hai, hạnh hướng là y thứ ba, thập trụ Đẳng giác là y thứ tư. Bốn quả mà phối vị thì lệ riêng có thể thấy. Đây là Nhân bốn y; hai là Hạnh bốn y, Luật nói: áo phấn tảo luôn luôn khất thực, ngủ dưới cây hủ lãn dược (thuốc rả mục), đây là bốn hạnh kẻ thượng căn lợi trí đều y theo; ba là pháp bốn y. Kinh Niếtbàn nói: Y pháp chẳng y người, y nghĩa chẳng y lời, y trí chẳng y thức, y kinh Liễu Nghĩa chẳng y kinh Bất Liễu Nghĩa.
Ma-ha-diễn (Mahàyàna), Đại Luận nói: Ma-ha gồm ba nghĩa là: Lớn, nhiều, hơn. Diễn là thừa. Thắng Man nói: Ma-ha-diễn là sanh ra tất cả thiện pháp thế xuất thế gian của Thinh văn Duyên giác. Thế Tôn như ao lớn A-nậu phát ra bốn sông lớn. Khởi Tín Luận nói: Ma-ha-diễn nói chung có hai thứ: Một là pháp, hai là nghĩa. Nói về Pháp, tức là tâm chúng sanh vậy. Tâm thì nhiếp tất cả pháp thế gian và xuất thế gian. Y vào tâm này hiển bày nghĩa Ma-ha-diễn.
Đà-la-ni (Dhàranì), Đại Luận nói: Tần gọi Năng trì, là tập hợp tất cả thiện pháp hay giữ gìn khiến không tan mất. Ví như đồ đựng tốt, đựng đầy nước, nước không rò rỉ chảy mất. Các ác bất thiện căn, tâm hay ngăn lại khiến không sanh. Nếu khi muốn làm tội ác thì giữ gìn không làm, đó gọi là Đà-la-ni. Triệu dịch là Tổng trì, nghĩa là giữ thiện không mất giữ ác chẳng sanh. Lại dịch là giá trì. Phụ Hành nói: Thể ngăn ba hoặc, tánh giữ ba trí. Huân Văn nói: Ngăn (giá) ác của hai bên, giữ (trì) thiện của trung đạo. Đây là tự tuệ tánh mà lập tên. Xiển Nghĩa nói: Vậy thì Đà-la-ni đã là tiếng Phạm, chữ chú là tiếng Hoa, tên kinh ghi chung Hoa Phạm là Đà-la-ni Chú. Nếu thế sao dịch Đà-la-ni là giá trì? Đáp: Người xưa thấy bí mật nên chẳng dịch, như phương này nêu các cấm chú (thần chú) bèn lấy tên chú mà dịch, song cũng chẳng mất nghĩa giá trì. Vì sao? Vì chú đã huấn nguyện khấn vái ước nguyện) như bốn nguyện của Bồ-tát: Một là nguyện cứu khổ, tức là nghĩa ngăn ác (giá); hai là nguyện ban vui, tức là nghĩa giữ thiện (trì). Đại Luận nói: Có ba Đà-la-ni: Một là Văn trì Đà-la-ni, là người được Đà-la-ni này thì tất cả lời lẽ các pháp khi nghe qua tai đều không quên mất tức là tên trì; hai là Phân biệt tri Đà-la-ni, là người được Đà-la-ni này thì các pháp chúng sanh lớn nhỏ tốt xấu phân biệt đều biết, nên gọi là phiền não Đàla-ni tức là nghĩa trì; ba là Nhập âm thinh Đà-la-ni, người được Đà-la-ni này thì nghe tất cả tiếng nói năng không mừng không giận, tất cả chúng sanh như hằng sa kiếp thọ lời ác mắng chửi tâm đều không ghét hận. Tất cả chúng sanh như hằng sa đem lời khen ngợi cúng dường thì tâm không động chẳng mừng vui chẳng mê đắm ấy là Nhập âm thinh Đà-lani. Tức là Hành trì. Pháp Hoa nói: Có ba Đà-la-ni: Một là Truyền Đàla-ni, hai là Bách thiên vạn ức tuyền Đà-la-ni, ba là Pháp âm phương tiện Đà-la-ni. Tịnh Danh Sớ giải thích rằng: Tuyền là chuyển, chuyển giả vào không, được chứng Chân đế. Bách thiên vạn ức, tức là từ không vào giả tuyền chuyển phân biệt, phá hoặc trần sa hiển bày hằng sa Phật pháp. Pháp âm phương tiện tức là hai quán phương tiện được vào Trung đạo.
Tát-đát-đa Bát-đát-la, Tư Trung nói: Tương truyền là Bạch tán cái. Dụ cho Như Lai Tạng tánh, vốn không nhiễm khắp che loài hữu tình.
Tô-lô-đô-ha, dịch là Phạm âm quyết định. Phật Tỳ-bà-thi nói: Một chú này trị một vạn tám ngàn thứ bịnh.
Hồ-tô-đa, dịch là trừ tất cả các thứ uất chưng nhiệt não Phật Thi Khí nói chú này.
Mật-xa-đâu, dịch là trống vàng. Phật Tùy (Thi?) Khí! Nói chú bốn là Phật Câu-lưu-tần (tôn) nói Kim Cang Tràng Chú; năm là Phật Câuna-hàm Mâu-ni nói: Danh Thinh Chấn Thập Phương Chú; sáu là Phật Ca-diếp nói: Chẩn Tế Quần Sanh Chú; bảy là Thích-ca Thế Tôn nói:
Kim Quang Chiếu Huy Chú.
A-mâu-già-bá-dư (Amoghapàza), dịch là bất không quyên tố
Đát-nhĩ-dã-tha (Tadyatha) hoặc Đạt-điệt-tha dịch là Sở vị
Ta-bà-ha (Svàhà) hoặc Tá-ha, dịch là Thiện thuyết hoặc Tán khứ.
Tát-bà-nhã-đa (Sarvajĩatà), Ban Chú gọi là Tát-vân-nhã. Đại Luận nói: Tần gọi là Nhất thiết trí tướng. Nhân thì gọi là Bát-nhã, quả thì gọi là Tát-bà-nhã. Đại Phẩm nói: Tát-bà-nhã là trí của Thinh văn và Bíchchi Phật. Đạo chủng trí là trí của Bồ-tát Ma-ha-tát, Nhất thiết chủng trí là trí của chư Phật. Kinh nói: Muốn dùng Nhất thiết trí đoạn các tập phiền não thì phải tập hạnh Bát-nhã Ba-la-mật. Luận hỏi trong một tâm được Nhất thiết trí, Nhất thiết chủng trí đoạn các tập phiền não, nay sao nói vì Nhất thiết trí đầy đủ mà được Nhất thiết chủng trí, đem Nhất thiết chủng trí mà đoạn các tập phiền não? Đáp: Thật ra khi được Nhất thiết trí ở đây là khiến người tin Bát-nhã Ba-la-mật. Phẩm Thứ Đệ Sai Biệt nói.
Nhĩ-diệm (Jneya) hoặc gọi Nhĩ-viêm, dịch là Sở tri, Ưng tri hay cảnh giới. Hỏi như Đại Luận nói: Lúc đó qua ý địa đang trụ trong trí nghiệp, Sao Hoa Nghiêm nói: Khắp cứu các hàm thức khiến qua biển Nhĩ-diệm? Đáp: Do trí năng tri này chiếu mở cảnh Sở tri, thì gọi là qua biển Nhĩ-diệm. Nên kinh Lăng Già một nói: Trí Nhĩ-diệm được hướng đây toàn do cảnh ấy mà thành trí gọi là trí trong nghiệp.
Đa-già-tiêu hoặc Đa-già-la, dịch là trí căn. Duy-ma nói: Trí độ mẹ Bồ-tát. Tịnh Danh Sớ nói: Trí Độ tức là Thật trí, Thật trí hay hiển bày sức pháp thân như mẹ sanh ra. Thật trí cũng gọi là Như lý trí. Tức Chánh quán chân đế như lý mà biết thì không điên đảo. Nhiếp Luận nói: Thuận lý thanh tịnh gọi là Như lý trí. Thập Bát Không Luận rằng: NHư lý trí tức là Vô phân biệt trí cũng gọi là Chánh trí, lại gọi là Chân trí, lại gọi là Căn bản trí.
Âu-hòa Câu-xá-la (Upàyakausalya), dịch là phương tiện. Duy-ma nói: Phương tiện xem là cha. Triệu Sư nói: Phương tiện tức là biệt dụng của trrí mà thôi. Trí để thông chỗ kín đáo tối tăm mà quyết định pháp tướng, không biết mà không chẳng biết, gọi là trí. Tuy thấu suốt tước các pháp (pháp tướng) mà hay chẳng chứng, ở chỗ có chẳng mất không, ở không chẳng bỏ có. Ngầm không mà giữ Đức, ta người đều cứu nên gọi là phương tiện. Tịnh Danh Sớ nói: Phương tiện là quyền trí, quyền trí dùng ngoài hay có thành biện. Như cha hay vinh cầu trưởng thanh. Nói về quyền trí cũng gọi là Như lượng trí. Khắp xem tất cả như sự số lượng thì nhiếp tất cả. Thập Bát Không Luận răng: Như lượng trí tức là Vô phân biệt hậu trí, cũng gọi là Biến trí, lại gọi là Tục trí, hay Hậu đắc trí. Phật Tánh Luận nói: hai trí này có hai thứ tướng: Một là Vô trước, hai là Vô ngại. Nói Vô trước là thấy chúng sanh giới tự tánh thanh tịnh là tướng của Như lý trí. Nói Vô ngại là hay thông suốt quán vô lượng vô biên các thế giới, là tướng của Như lượng trí. Lại Như lý trí là nhân, Như lượng trí là quả. Nói nhân, là hay làm nhân cho sanh tử và Niết-bàn. Nói quả, là do lý này nên biết chân tục các pháp của Như Lai. Lai Như lý trí là nhân thanh tịnh, Như lượng trí là nhân viên mãn. Nhân thanh tịnh là do Như lý trí mà ba hoặc diệt hết. Nhân viên mãn là do Như lượng trí mà ba đức viên mãn. Lại Như lý trí tức là thể một tâm làm nhân, Như lượng trí tức là dụng một tâm làm quả. Nhị Giáo Luận nói: Giáo của Thích Thị, lý giàu quyền thật. Hữu dư và bất liễu gọi đó quyền. Thật hai trí này mà lập hai giáo quyền thật. Bắc Sơn nói: Chân đạo đâu có thể lấy tu thân, quyền đạo đâu có thể ngự hóa. Chân đạo chẳng thể tạm bỏ, cho nên trộn lộn mà không cặn. Quyền đạo chẳng thể lập lâu cho nên bỏ mà họp đạo vậy.
51. BỐN MƯƠI HAI CHỮ.
Bài chép về Tự Mẫu Pháp Môn này, Thông nên nói là môn, vì dùng Năng thông làm nghĩa. Diệu Huyền nói: Có bốn thứ môn: 1. Lấy Văn tự làm môn, như Đại Phẩm bốn mươi hai chữ; 2. Lấy Quán hạnh làm môn, như Thích Luận nói: Tu ba thư Tam-muội v.v…; 3. Lấy Trí tuệ làm môn, như Pháp Hoa nói: Trí ấy là tuệ môn; . Lấy lý làm môn, như Đại Phẩm nói: Pháp vô sanh không tới không lui. Nói bốn mươi hai chữ thì bổ chú tụng rằng:
Tăng ra ba giá na la đà
Bà trà sa hòa đa dạ tra
Casa ma già tha xà bá
Đà xa khư xoa đa nhã đà
Bà xa ma hòa ta già tha
Noa phà ca sai giá tra trà.
Đại Phẩm nói: Bồ-tát Ma-ha-tát Ma-ha-diễn, chỗ gọi là tự là ngữ (chữ, lời…) v.v… các tự pháp môn. Trí Luận nói: Bốn mươi hai chữ là tất cả chữ căn bản. Nhân tự có ngữ có danh, nhân danh có nghĩa. Nếu nghe tự nhân tự cho đến hiểu rõ nghĩa ấy chữ đầu là A, chữ sau là trà, ở đoạn giữa có bốn mươi chữ. Ngài Nam nhạc giải thích tự nói: Pháp Tuệ nói mười trụ, mười phương nói mười trụ đều gọi là Pháp Tuệ cho đến Kim Cang Tạng cũng lại như thế. Nói Ngữ v.v… là mười phương chư Phật nói mười trụ cùng Pháp Tuệ nói v.v… cho đến mười địa cũng lại như thế. Lại tất cả chữ đều là không chữ (vô tự) mà hay làm tất cả chữ đó gọi là chữ v.v… phát ngôn không hai gọi đó là ngữ, tất cả các pháp đều hỗ tương tại (có cho nhau?). Đó gọi là Tự nhập môn v.v… Trước là sự giải thích. Sau đây là lý giải thích, Hoa Nghiêm Thiện Tri Chúng (khéo biết chúng) Nghệ Đồng Tử bảo Thiện Tài rằng: Ta luôn nói trì Tự mẫu này vào Bát-nhã Ba-la-mật môn. Ngài Thanh Lương Sớ rằng: Tự mẫu là hơn các nghê là gốc của Thư thuyết cho nên đây riêng nói. Văn Thù Ngữ Tự Kinh nói: Thọ trì Đà-la-ni này liền vào tất cả bình đẳng mau được thành tựu Ma-ha Bát-nhã, mới tụng một biến như trì tất cả tám vạn bốn ngàn tạng Tu-đa-la.
A-đề (Àdi) A-nâu-ba-đà (Anutpatti?), Tần gọi là Bất sanh. Đại Phẩm nói: môn chữ A là tất cả pháp xưa chẳng sanh. Trí Luận nói: Được Tự Đà-la-ni ấy, Bồ-tát nếu trong tất cả tiếng nói nghe chữ A này tức thì thao tùy nghĩa, chỗ gọi tất cả pháp từ xưa đến nay chẳng sanh. Nhị Giáo Luận nói: Vạn hóa vốn ở vô (không) mà sanh, sanh là vô sanh, Tam Tài Triệu ở vô thủy mà thủy (bắt đầu), thủy là vô thủy. Vậy thì vô sanh vô thủy là tánh của vật, có hóa có sanh là tụ của người. Trung Luận nói: Các pháp chẳng tự sanh, cũng chẳng từ cái khác mà sanh, bất cộng bất vô nhân (chẳng cùng đều có nhân), đó gọi là vô sanh. Chỉ Quán nói: Nếu tâm cụ, là tâm khởi chẳng dùng duyên. Nếu duyên cụ thì duyên cụ chẳng quan hệ đến tâm. Nếu cộng cụ chưa cộng đều không, khi cộng thì sao có. Nếu lìa cụ, vì đã lìa tâm lìa duyên sao bỗng tâm cụ. Nay hỏi: Phật dạy nhân duyên là tông, luận trái (gót?) cộng sanh nên thuộc chỗ phá chăng? Đáp: Đơn (một) chân chẳng lập, riêng (một) vọng khó thành. Nhân duyên hòa hợp từ điên đảo mà nói. Nay quán thật tướng há có thể thuận mê. Cho nên nói phải chiếu lý thể vốn không bốn tánh. Lại còn Tự Hành, tuy lìa bốn chấp, hóa tha không ngại bốn thuyết. Kinh nói tự sanh rằng: Ba cõi không pháp khác, chỉ là một tâm làm ra. Kinh nói: Tha sanh rằng Thiện tri thức là Đại nhân duyên. Hoặc nói: Năm dục khiến người đọa ác đạo. Hoặc nói cộng sanh rằng: Nước bạc hòa vàng ròng có thể thoa các sắc tượng. Hoặc nói Ly rằng: Mười hai nhân duyên không phải Phật làm ra, tánh nó như thế. Hoa Nghiêm nói: Khi đọc lên chữ A thì vào Bát-nhã Ba-la-mật môn gọi là nhờ oai lực của Bồ-tát mà vào sai biệt cảnh giới. Sớ nói: A là nghĩa vào vô sanh, Lý vô sanh bao gồm muôn pháp. Bồ-tát được vô sanh này biết các pháp là không đoạn tất cả chướng.
La-xà (Rajas), Đại Luận nói: Tần gọi là cấu. Đại Phẩm nói: Môn chữ La là tất cả pháp ly cấu. Hoa Nghiêm nói: Đọc môn chữ Đa vào vô biên môn sai biệt. Sớ nói: Kinh thứ hai (sang qua thứ hai) ấy là chữ La là nghĩa thanh tịnh vô nhiễm ly cấu. Nay nói chữ Đa là người dịch lầm.
Ba-la-mạt-đà (Daràmàratha), Tần gọi là Đệ nhất nghĩa. Đại Phẩm nói: Là môn chữ Ba vì tất cả pháp Đệ nhất nghĩa vậy. Lăng Già nói là Đệ nhất nghĩa, là Thánh thích nói năng nghe vào là Đệ nhất nghĩa, không phải lời lẽ là Đệ nhất nghĩa. Đệ nhất nghĩa là Thánh trí tự biết chộ được không phải là Chánh giác nói nang vọng tưởng mà biết. Thế nên nói: Vọng tưởng chẳng hiển bày đi đứng ngồi nằm. Nói năng (lời lẽ) là giao động sanh diệt lần lượt khởi nhân duyên. Nếu lần lượt khởi nhân duyên thì nó không thể hiển bày Đệ nhất nghĩa. Lại nói như người ngu kia lấy tay chỉ vật người ngu chỉ nhìn ngón tay mà không được nghĩa thật. Như thế người ngu theo lời nói chỉ ra mà giữ gìn chấp trước đến cuối cũng chẳng bỏ thì trọn không thể được, phải lìa lời nói chỉ mới là (được) Đệ nhất thật nghĩa. Kinh Đại Tập nói: Lý thậm thâm chẳng thể nói, Đệ nhất nghĩa đế không có tiếng và chữ. Hoa Nghiêm đọc môn chữ Ba gọi là Phổ Chiếu pháp giới. Số rằng: Các pháp đều bình đẳng tức Phổ Chiếu pháp giới.
Giá-lệ-dạ (Caryà), Tần gọi là Hạnh. Đại Phẩm nói là môn chữ Giá, là tất cả pháp trọn không thể được Luận nói: Nếu nghe chữ giá, tức biết tất cả các hạnh đều phi hạnh (chẳng phải hạnh). Nay giải thích thêm rằng: Hạnh trước (thủy) gọi là nhân, hạnh cuối (chung) gọi là quả Hoằng Minh Tập nói: mảy may của ác nhiều kiếp chẳng mất, chút đỉnh của thiện nhiều đời còn hoài, phước thành thì thiên đường tự đến, tội chứa thì địa ngục tự bày, đây là số tất nhiên chớ nghi. Nếu tạo thiện trong tối mà được Báo ở sáng thì đời gọi là âm đức, mọi người đều tin.
Tạo ác ngoài sáng được báo trong tối, lý này rõ ràng ssao chẳng tin. Lại nói Thánh nhân nói: Phước để khuyên thiện, bày họa để răn ác. Tiểu nhân gọi thiện vô ích mà chẳng làm bảo ác không hại mà chẳng hối, phàm họa phước đều có răn, chẳng thể không nhân mà vọng nói. Thiện ác đều có báo, ắt không phải ứng mà uổng công. Lại nói vậy thì Pháp vương lập pháp khắp thống thức tâm ba cõi lao tù, ba khoa hiểm ác một tội, hai phước, ba đạo. Tội thì ba độc là nghiệp cột ràng thuộc về quỉ vương. Phước thì bốn hoằng tạo nên ta chắc sẽ thuộc Thiện chủ. Đạo thì hư thông vô ngại (không trên), cứ hạnh mà chẳng mê vô minh, mê thì thừa phân đại tiểu. Trí dính tín pháp sáng thì riêng thấu lý tánh, vượt ngoài có không. Lại nói: Phước là gì, là nói cảm lạc thọ mà an thân, lấy vui mà vui tánh. Nay luận phước thi bi kính làm đầu, bí thì thương các cay đắng của khổ thú mà nghĩ cách cứu ra. Kính thì biết Phật pháp khó gặp bèn tin kính mà lắng thần. Duyên cảnh dính dự tình theo lý duy tâm làm gốc, hư hoại chẳng buộc (quan hệ), phước kia ắt về mình người (tự tha). Đảo tưởng chưa dời tạo nghiệp có trái ở sự dụng. Nay xem Hoằng Minh chỗ lập ba khoa tên nó tuy đẹp, giải thích ba nghĩa ý chỉ còn lỗi dùng luận mười giới lộn lạo chẳng phân. Nay bảo mười sử mười ác là thuộc tội gọi là Hắc nghiệp, có báo là bốn ác thú. Còn năm giới mười thiện, bốn thiền bốn định là thuộc phước gọi là Bạch nghiệp, có báo ở trời người. Về ba thừa Ma-ha-diễn là thuộc đạo thì cảm báo bốn thánh. Đây thì cọi phàm Thánh đã phân, viện nhân quả đã định, chỉ ba khoa này là gồm thâu tất cả. Đại Luận nói: Hoặc nói ba hạnh: Thân hạnh khẩu hạnh ý hạnh. Thân hạnh là thở ra vào. Vì sao thế? Vì trước giác quán (thấy biết) sau mới nói năng. Y hạnh là thọ tưởng. Vì sao thế? Vì thọ khổ vui lấy tướng mà tâm phát, nên gọi là ý hạnh. Tâm số thuộc ái chủ gọi là Thọ, thuộc kiến chủ gọi là tưởng. Thế nên nói hai pháp ấy là: Ý hạnh Hoa Nghiêm nói: Môn chữ giả gọi là Phổ Luân Đoạn Sai Biệt. Sớ nói: Chữ giả là các pháp vô hữu, các hạnh đã không thì khắp kẻ gảy sai khác.
Na (Na), Tần gọi là Bất. Đại Phẩm nói: Môn chữ Na là các pháp lìa Danh tánh tướng, chẳng Đắc chẳng Thất. Luận nói: Tức biết tất cả pháp chẳng Đắc chẳng Thất chẳng tới chẳng lui. Hoa Nghiêm nói: Môn chữ Na là Đắc (được) vô y môn, Đắc (được) vô y vô thượng. Sớ rằng: Na là các pháp không có tánh tướng nói năng văn tự (chữ nghĩa tên gọi). Tánh tướng đều mất nên gọi Vô y, năng thuyên sở thuyên đều hết nên gọi Vô thượng.
La-cầu (Laghu), Tần gọi là khinh. Đại Phẩm nói: Môn chữ La là
10 các pháp độ thế gian cũng ái chi nhân diệt. Luận rằng: Nếu nghe chữ La liền biết tất cả pháp lìa tướng khinh trọng. Hoa Nghiêm nói: Môn chữ La gọi là Ly y chỉ vô cấu. Sớ rằng: Chữ La, là ngộ tất cả các pháp lìa thế gian.
Đà-ma, Tần gọi là thiện. Đại Phẩm nói: Môn chữ Đà là các pháp thiện tâm sanh, cũng là tướng bố thí. Luận nói: Tức biết tất cả pháp tướng Thiện – Hoa Nghiêm nói: Môn chữ Đà gọi là Bất thối chuyển phương tiện. Sớ rằng: Ngộ (biết?) tất cả pháp là điều phục tịch tịnh chân như bình đẳng không phân biệt mới là Bất thối chuyển phương tiện. Nam Sơn nói: Khuyên gắng ba nghiệp tu tập giới hạnh có thiện khởi hộ (khởi hộ về thiện) gọi đó là làm (tác), làm mà không phạm gọi là Trì. Âm Nghĩa Chỉ Qui nói: Trì là chấp (nắm giữ), chấp trì pháp đã thọ cũng như ôm châu nắm ngọc vậy. Phạm là can, nghĩa là can phạm pháp đã thọ, bỏ mà không giữ tiếc, như châu rụng ngọc rơi vậy. Thiện là thuận. Khởi Tín nói: Vì biết pháp tánh thể không xen tham mà tùy thuận tu hành Đàn Ba-la-mật, vì biết pháp tánh không nhiễm, lìa lỗi năm dục mà tùy thuận tu hành thí Ba-la-mật. Cho đến vì biết pháp tánh thể sáng lìa vô minh, nên tùy thuận tu hành Bát-nhã Ba-la-mật. Vị thiện nghĩa thuận nên người chứa nhóm thiện ắt có nhiều mừng vui. Cho nên thời Thái Mậu Tang Cốc buổi sáng sanh thì chiều to như cũng. Vua sợ, Y Thiệp nói: Thần nghe yêu mị không hơn được đức ắt đức vua có thiếu sót. Thái Mộc theo mà Tang Cốc khô chết, ân đạo trung hưng. Người chứa bất thiện thì ắt có nhiều tai ương. Cho nên thời Đế Tân có chim sẻ sanh một con quạ ở một góc thành. Thái sư chiếm quẻ nói: Lấy nhỏ sanh lớn nước nhà ắt xương thịnh. Đế Tân tàn bạo, chẳng tu thiện chánh nước Ân bèn mất. Kinh nói: Chớ bảo tội nhỏ mà không bị tai ương, giọt nước tuy nhỏ nhưng dần đầy lu to. Song nếu giữ đạo tự nhiên, chuyên nói không có báo ứng bởi làm thiện mà bị họa đây cũng có nhiều, làm ác mà được phước đây cũng không ít. Cho nên kinh nói: Người làm thiện gặp việc trắc trở, kẻ làm ác gặp việc hài hòa, đến nỗi khiến người ngu ở thế gian bảo thiện ác chẳng phân. Như Nghiêu Thuấn đức hóa (cái trí bằng đức) mà gặp Hồng Thủy, vua Thang Thiện Chánh mà gặp cửu kháng. Mân Tổn hạnh hiếu mà nhà nghèo. Nhan Hồi tu nhân mà chết sớm. Bèn bảo sang hèn là từ số mạng, ngu trí đều do trời ban, đẹp xấu vốn tự nhiên, nmghèo giàu không do nghiệp cảm. Bèn bảo ai tiêm gai gốc các cầm thú, ai được núi non và sông suối, gió bảo chợt nổi lại tự ngừng. Vạn vật phải biết là tự nhiên, không tỉnh (biết) tiếng hòa thì vang thuận, đâu hiểu hình thẳng thì bóng ngay. Chẳng rõ ba thứ báo khác nhau, sao biết hạnh muôn kiếp có khác. Nên nói: Làm ác mà được vui là vì ác chưa chín đến khi ác chín thì tự thấy chịu khổ. Tu thiện mà gặp khổ là vì thiện chưa chín khi thiện chín thì tự thấy được vui. Cho nên kinh Đại Niết-bàn nói ba thứ báo: Một là thuận hiện báo nói chủ hiếu từ, huấn thế tắc, mây lành khắp, thọ tinh hiện. Vua nhân, ân đức khắp vật thì suối nước ngọt phun lên, mầm giống tốt. Thiện đã có bằng cớ, ác cũng có chứng nghiệm. Ông Tiều chỉ gấu mà tay rụng, lão rượu ăn thịt mà lạnh da; hai là thuận sanh báo. Đời này tuy làm nhân thiện ác, đời kế mới chịu quả khổ vui. Bình Sa Vương đổi báo ở Tứ Thiên, Hữu tướng đổi đời ở sáu dục; ba là Thuận Hậu báo. Thân này tạo nhân báo ở đời sau. Già tra bảy lần trở lại mà hưởng mừng vui, Na-luật nhiều kiếp mà thọ phước xa. Ba thứ báo này đều gọi là Định nghiệp. Lại Niết-bàn nói: Chưa vào pháp ta gọi là nghiệp quyết định, đã vào pháp ta rồi thì gọi là chẳng quyết định. Đại Phẩm nói: Bồ-tát làm Bát-nhã nếu có tôi nặng thì hiện đời bị báo nhẹ. Trí Luận giải thích rằng: Lại như con vua tuy làm tội nặng cũng bị hình phạt nhẹ, vì sanh trong dòng vua. Bồ-tát cũng thế, hay làm hạnh Bát-nhã thì được thật trí tuệ, tức sanh vào dòng Phật, tuy có tội nặng sao lại chịu hình phạt nặng? Thanh Long Sớ nói: Bất định (chẳng quyết định) có ba, đó là thời định mà báo chẳng định, báo định mà thời chẳng định, Báo thời đều chẳng định. Chỗ chuyển ở đây là câu thứ hai. Vì sao? Do báo nhất định nên chuyển nặng thành nhẹ. Do thời bất định nên nghiệp đáng đọa ác đạo mà ở nhân gian hiện thọ. Còn (ngoài) hai câu kia tất cả đều mất. Thế nên Thích Thị chỉ thế giới hư không đều do tâm mình, khảo báo ứng thiện ác đều do nghiệp mình. Thì biết ba cõi tuần hoàn đây đều do vọng thức, bốn loài qua lại đều bởi tâm mê. Nên Cổ đức nói: Đều do một tâm mà xuyên suốt các pháp.
Bà-đà (Baưdha), Tần gọi là phược. Đại Phẩm nói: Môn chữ Bà các pháp môn chữ Bà là lìa. Luận nói: Tức biết tất cả pháp không trói không mở. Hoa Nghiêm nói: thời chữ Ba gọi là Kim Cang Tràng. Sớ rằng: Biết tất cả các pháp lìa trói mở mới vào Kim Cang Tràng.
Xà-xà-tha, Tần gọi là bất (Nhiệt?). Đại Phẩm nói: Môn chữ Thà, các pháp chữ Trà là Tịnh. Luận nói: Tức biết các pháp không có tướng Nhiệt. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Trà gọi là Phổ Luân. Sớ rằng: biết tất cả pháp lìa uế Nhiệt kiêu được mát mẻ là nghĩa Phổ tồi.
Sa (Waw), Tần gọi là sáu. Đại Phẩm nói: Môn chữ Sa, là các pháp sáu Tự Tại Vương tánh thanh tịnh. Luận nói: Tức biết thân người có sáu thứ tướng. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ sa gọi là Hải Tạng. Sớ rằng: Biết tất cả pháp không quái ngại như biển chứa (ảnh).
Hòa-ba-đà (Vada), Tần gọi là ngữ ngôn. Đại Phẩm nói: Môn chữ Hòa là vào các pháp nói năng đều dứt. Luận nói: Biết tất cả pháp lìa tướng ngôn ngữ. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ phược gọi là Phổ sanh an trụ. Sớ rằng: Biết tất cả pháp dứt nói năng.
Đa-tha (Tathà), Tần gọi là Như. Đại Phẩm nói: Môn chữ Đa là vào các pháp Như tướng bất động. Luận nói: Pháp ở trong hư chẳng động. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Đa gọi là Viên mãn quang. Sớ rằng: Biết tất cả pháp chân như bất động.
Da-tha-bạt (Yathàvat?), Tần gọi là Thật. Đại Phẩm nói: Môn chữ Dạ là vào các pháp như thật chẳng sanh. Luận nói: Các pháp vào trong thật tướng chẳng sanh chẳng diệt. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Dã gọi là siêng năng tích tụ. Sớ rằng: Biết như thật chẳng sanh thì các thừa tích tụ đều chẳng thể được.
Tra-bà (Pratistambha), Tần gọi là chướng ngại. Đại Phẩm nói: Môn chữ Tra là các pháp chế phục chẳng thể được. Luận nói biết tất cả pháp không tướng chướng ngại. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Sắc-tra gọi là Phổ quang minh tức phiền não (khắp sáng suốt dứt phiền não).
Ca-la (Kara), Tần gọi là tác giả (người làm). Đại Phẩm nói: Môn chữ ca vào các pháp tác giả chẳng thể được. Luận nói: Biết trong các pháp không có tác giả. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Ca gọi là Sai biệt vân. Sớ rằng: làm nghiệp như mây đều không sai khác.
Ta-ta (Sarva), Tần gọi là Nhất thiết. Pháp Uyển nói: Nhất là khắp đến khắp, Thiết là cùng bờ mé. Đại Phẩm nói: Môn chữ Ta là vào các pháp thời chẳng thể được, vì Thời các pháp chuyển đi (thay đổi). Luận rằng: Tức biết các (tất cả) Nhất thiết pháp các (tất cả) Nhất thiết thứ chẳng thể được. Nhất thiết có hai thứ: Một là Danh tự Nhất thiết. Như nói tất cả đều sợ chết đều sợ dao gậy. Không sắc không thân thì chẳng sợ dao gậy. Đây là danh tự Nhất thiết; hai là Thật Nhất thiết, Đại thừa hay biết chẳng thể dùng tất cả đạo mà khởi tất cả thứ. Hoa Nghiêm nói: Thời chư Ta gọi là giáng chú đại vũ (mưa to như trút nước). Sớ rằng: Tức tánh bình đẳng.
Ma-ma-ca-la (Mamakara), Tần gọi là Ngã sở. Đại Phẩm nói: Môn chữ Ma là vào các pháp ngã sở chẳng thể được. Luận rằng: Nếu nghe chữ Ma tức là biết tất cả pháp lìa ngã sở. Triệu nói: Ta là chủ vạn vật, vạn vật là cái của ta (ngã sở). Lại Sanh Công nói: Có ý về ngã thì các pháp bên ngoài đều cho là của ta có. Tịnh Danh Sớ răng: Tâm trong pháp tưởng là ta thì cho mười pháp giới là của ta (vi sở?). Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Ma gọi là sông lớn chảy xiết các núi đều cao vót. Sớ rằng:
Tức tánh ngã sở (cái của ta) mà ngã mạn cất cao ngã mạn thì sông dài sanh tử càng chảy xiết.
Già-đà (Gaha), Tần gọi là Để (đáy). Đại Phẩm nói: Môn chữ Già là vào các pháp mất đi chẳng thể được tức biết tất cả pháp đáy chẳng thể được. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Già gọi là khắp an lập. Sớ rằng: Tức tánh hành thủ của tất cả pháp.
Đà-tha A-già-đà (Tathàgata), Tần gọi là như khứ. Đại Phẩm nói: Môn chữ Tha là vào chỗ các pháp chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết bốn câu như khứ (bỏ đi?) chẳng thể được. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Tha gọi là Chân Như Bình Đẳng Tạng. Sớ rằng: Tức là Tánh Đổ xứ sở.
Xà-đề-xà-la, Tần gọi làsanh. Đại Phẩm nói: Môn chữ Xà là vào các pháp sanh chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết các pháp sanh chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết các pháp sanh lão chẳng thể được nghe. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Xà gọi là vào biển thế gian thanh tịnh. Sớ rằng: Năng sở sanh ra.
Bá (Pha). Đại Phẩm nói: Môn chữ Bá là vào các pháp chữ Bá chẳng thể được. Luận rằng: Nếu nghe chữ Thấp Ba (Thóa) tức biết tất cả pháp như chữ thấp ba chẳng thể được. Chữ thấp ba không có nghĩa nên chẳng dịch. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Tỏa gọi là niệm tất cả Phật trang nghiêm. Sớ rằng tức tánh an ổn.
Đà-ma (Dharama), Tần gọi là pháp tánh. Đại Phẩm nói: Môn chữ Đà là vào các pháp tánh chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết pháp tánh trong tất cả pháp chẳng thể được. Chi Thức Luận nói có ba tánh: Một là Biến kế sở chấp tánh. Hai thức sáu, bảy biến khắp trên nhiễm tịnh của tất cả pháp, kể là pháp thật ngã gọi là Biến kế sở chấp. Như cái dây mà tường là rắn. Tụng nói: Do các thứ biến kế, biến kế các thứ vật, Biến kế sở chấp này, tự tánh nó không có; hai là y tha khởi tự tánh, các pháp nhiễm tịnh y vào các duyên khác mà sanh khởi nên gọi là y tha. Như sợi gai tưởng là (đến) cái dây. Tụng nói: Y tha khởi tự tánh, phân biệt duyên đã sanh, vì các tâm tâm sở y tha khởi, cũng như việc huyễn (ảo thuật) không phải thật có. Vì trái chấp ngoài tâm tâm là thật có cảnh. Nói là chỉ có (do) thức, nếu chấp chỉ do thức (Duy thức) là thật có thì cũng là chấp pháp; ba là Viên thành thật tánh, chỉ một chân không viên mãn thành thật, chỉ ma riêng còn. Duy Thức Tụng rằng:
Viên thành thật ở kia,
Thường xa lìa tánh trước,
Chứng chân nói ở kia.
Tức là ở trên pháp Y tha khởi kia mà xa lìa Biến kế sở chấp, liền gọi là Viên thành thật tánh. Sư xưa đều giải thích Viên thành là chân, Biến kế là vọng. Y tha nếu tịnh là đồng với chân, nếu nhiềm là đồng với vọng. Tụng rằng:
Ngày trắng thấy dây dây là gai (ma),
Ban đêm thấy dây dây là rắn,
Trên gai sanh dây cũng là vọng,
Sao khan trên dây lại (?) rắn.
Tánh Tông giải thích Viên thành nói: Bản giác chân tâm, Thủy giác hiển hiện, Viên mãn thành thật, Chân thật thường trụ. Ba pháp đều đủ không có, cái đầu tình có lý không, cái kế tướng có tánh không, ba thì tình không lý có, tướng không tánh có. Nam nhạc nói Tâm thể bình đẳng gọi là Chân thật tánh, Tâm thể bi nhiễm tịnh hun đúc (huân), liền theo hai pháp Nhiễm Tịnh gọi là Y tha tánh, chỗ hiện ra hư tướng quả báo gọi là phân biệt tánh. Duy Thức nói: Tứ y ba tánh này, nói ba kia vô tánh, trước là tướng không tánh, kế là không tánh tự nhiên, sau do xa lìa trước chỗ chấp pháp ngã tánh, Phật ý kín nói tất cả pháp Phật tánh. Lại nói: Nếu khi ở duyên ấy, trí đều không chỗ được, Năng sở nhất như không có hai tướng. Bấy giờ trụ Duy thức lìa tướng hai lấy. Hoa Nghiêm nói: thời chữ Đà gọi là quán sát chọn lựa, tất cả pháp tụ. Sớ rằng: Tức tánh hay Trì giới.
Dư-đa (Sàmta?), Tần gọi là tịch diệt. Đại Phẩm nói: Môn chữ Dư là vào tất cả pháp Định không thể được. Luận rằng: Tức biết các pháp tướng tịch diệt. Diệu Lạc nói: Đây nói tịch diệt là diệt cái diệt sanh không phải là diệt cái tức sanh, diệt cái tức sanh là chẳng diệt. Như Tịnh Danh nói: Pháp vốn chẳng thể nay thì không diệt là nghĩa tịch diệt. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Xa gọi là tùy thuận tất cả Phật giáo luân quang minh. Sớ rằng: tức là tánh tịch tịnh.
Khư (Kha), Tần gọi là Hư không. Đại Phẩm nói: Môn chư khư là vào các pháp hư không chẳng thể được. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ Khư gọi là tu Nhân địa trí tuệ tạng. Sớ rằng tức như tánh hư không.
Xoa-da (Ksaya), Tần gọi là Tận (hết). Đại Phẩm nói: Môn chữ Xoa là vào các pháp tận chẳng thể được. Hoa Nghiêm nói: Thời chữ xoa gọi là tức Chư Nghiệp Hải Tạng. Sớ rằng: Tức là tánh tận.
Ca-đa-độ-cầu-na, Tần gọi là bên việc được lợi gì. Đại Phẩm nói: Môn chữ đa là vào các pháp có có thể được. Luận rằng: Tức biết các pháp biện được lợi gì Hoa Nghiêm nói thời chữ Ta-đa gọi là trừ các hoặc chướng, Khai tịnh quang minh (mở ánh sáng tịnh). Sớ rằng: Tức tánh nhậm trì xứ phi xứ khiến chẳng động.
Nhã-na (Jnãna) hoặc Xà-na, Tần gọi là Trí – Đại Phẩm nói: Môn chữ Nhã là vào các pháp trí chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết tướng Vô trí trong tất cả pháp. Hoa Nghiêm nói thời chữ Nhương gọi là Tác thế gian trí tuệ môn (làm trí tuệ môn ở thế gian). Sớ rằng: Tức tánh Năng sở tri. Kinh Phật Địa nói có bốn trí: Một là Đại viên cảnh trí, như y vào gương tròn sáng hiện rõ các hình ảnh. Như thế là nương vào gương trí của Như Lai mà biết các cảnh tượng ở mọi nơi; hai là Bình đẳng tánh trí, là chứng được tất cả lãnh thọ duyên khởi bình đẳng pháp tánh, viên mãn thành tựu; ba là Diệu quan sát trí, là trụ trì (giữ gìn) tất cả môn Đà-la-ni, môn Tam-ma-địa, vô ngại biện tài nói các Diệu pháp; bốn là Thành sở tác trí là động thân hóa nghiệp hiện bày các thứ, tồi phục các tài khéo dẫn dắt chúng sanh khiến vào Thánh giáo mà thành giải thoát. (Song ki Niết-bàn nói y trì mà chẳng y thức. Ở Thánh thì gọi là Thành sở tác trí, ở phàm thì gọi là năm thức. Ở Thánh thì gọi là Diệu quan sát trí mà ở phàm thì gọi là thức thứ sáu. Ở Thánh thì gọi là Bình đẳng tánh trí, ở Phàm thì gọi là thức thứ bảy. Ở Thánh thì gọi là Đại viên cảnh trí, ở phàm thì gọi là thức thứ tám. Tuy Thánh phàm một thể mà Mê ngộ có tên khác nhau, khiến y trí mà chẳng có thức).
A-thi (Artha), Tần gọi là nghĩa. Đại Phẩm nói: Môn chữ Thi à vào các pháp thi chẳng thể được. Luận rằng: Nếu nghe chữ Tha tức biết nghĩa tất cả pháp chẳng thể được. Hoa Nghiêm nói: Chữ hạt La-đa gọi là sanh tử cảnh giới trí tuệ luận. Sớ rằng: Tứ tánh chấp trước nghĩa. Chấp trước là cảnh sanh tử, Nghĩa tức là trí tuệ luận.
Bà (Ta)-già (Bhàga), Tần gọi là Phá. Đại Phẩm nói: Chữ Ta vào các pháp phá hoại chẳng thể được. Luận nói: Biết tất cả pháp chẳng được tướng phá. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Bà thì gọi là Nhất thiết trí cung điện viên mãn trang nghiêm. Sớ rằng: Tức nói có thể phá hoại tánh viên mãn. Bất không dịch là đạo tràng.
Già-xa-đề (Gacchati), Tần gọi là Khứ (bỏ đi?) Đại Phẩm nói: Môn chữ xa là vào các pháp Dục chẳng thể được, như ảnh năm chúng cũng chẳng thể được. Luận rằng: tức biết rốt cuộc các pháp chẳng chỗ bỏ (đi). Hoa Nghiêm khi đọc chữ Xa thì gọi là Tu hành phương tiện tạng, đều riêng được viên mãn. Sớ rằng: Tức tánh bị dục lạc che đậy.
A-thấp-ma (Azman), Tần gọi là thạch (đá). Đại Phẩm nói: Môn chữ Ma, là vào các pháp chữ Ma chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết các pháp bền chắc như đá Kim cang. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Ta-ma thì gọi là Tùy mười phương hiện thấy chư Phật. Sớ rằng: Tức tánh có 1 thể ức niệm (nghĩ nhớ).
Hỏa-dạ, Tần gọi là Hoán lai (gọi lại), Đại Phẩm nói: Môn chữ Hỏa là vào các pháp Hoán chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết tất cả các pháp không có tướng âm thinh. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Ha-bà thì gọi là quan sát tất cả chúng không không duyên mà phương tiện nhiếp thọ, khiến sanh ra sức vô ngại. Sớ rằng: Tức là tánh có thể gọi mời, mời gọi vô duyên khiến có duyên.
Mạt-sai-la (Màtsarya), Tần gọi là Xan (bỏn xẻn). Đại Phẩm nói: Môn chữ Sai, là vào các pháp chữ Sai chẳng thể được. Luận rằng: Chữ sai tức biết tất cả pháp tướng không xan không thí. Hoa Nghiêm khi đọc chữ sai thì gọi là Tu hành mà thú nhập vào biển tất cả công đức. Sớ rằng: Tức là tánh mạnh mẽ (dõng kiện).
Già-na (Ghana), Tần gọi là Hậu (sâu dày). Đại Phẩm nói: Môn chữ già là vào các pháp Hậu chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết các pháp chẳng Hậu chẳng Bạc. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Già gọi là Trì nhất thiết pháp vân kiên cố hải tạng. Sớ rằng: Tức tánh Hậu bình đẳng.
Tha-na (Sthàna), Tần gọi là xứ (chỗ ở). Đại Phẩm nói: Môn chữ Tha là vào các pháp Xứ chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết các pháp không có chỗ ở. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Tra thì gọi là Tùy nguyện khắp thấy chư Phật. Sớ rằng: Tức tánh tích tập (chứa nhóm).
Noa (na), Tần gọi là bất (chẳng). Đại Phẩm nói: Môn chữ Noa là vào các pháp chẳng tới chẳng lui chẳng đứng chẳng ngồi chẳng nằm. Luận rằng: Chúng sanh không pháp không. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Noa thì gọi là quan sát tự luận hữu vô tận chư ức tự. Sớ rằng: Tức lìa các tranh cãi ồn ào, không đến không đi không đi đứng ngồi nằm, nghĩa là luôn quán tự luân.
Phả-la (Phala), Tần gọi là quả. Đại Phẩm nói: Môn chữ Phả là vào các pháp biến (khắp) chẳng được. Luận rằng: Tức biết tất cả pháp không nhân quả. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Ta Phả thì gọi là Hóa chúng sanh cứu cánh xứ. Sớ rằng: Tức đầy khắp quả báo.
Ca-đại, Tần gọi là chúng, Đại Phẩm nói: Môn chữ Ca là vào các nhóm pháp chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết tất cả năm chúng chẳng thể được. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Ta Ca thì gọi là Quảng tạng vô ngại biện quang minh luân biến chiếu. Sớ rằng: Tức là tánh chứa nhóm.
Ta, Đại Phẩm nói: Môn chữ Ta là vào các pháp chữ Ta chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết chữ Ta là không, các pháp cũng thế. Hoa Nghiêm đọc chữ Dã Ta gọi là Tuyên nói tất cả cảnh giới Phật pháp. Sớ rằng: Tức là tánh tướng suy lão.
Giá-la-địa (Calati), Tần gọi là Động. Đại Phẩm nói: Môn chữ Giá là vào các pháp Hạnh chẳng thể được. Luận rằng: Tức biết tất cả pháp tướng bất động. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Thất giả gọi là đối với tất cả chúng sanh giới pháp lôi biển hẩu (sấm pháp khắp gầm thét với tất cả chúng sanh giới). Sớ rằng: Tức tụ tập dấu chân, nghĩa là tụ tập tất cả chúng sanh, pháp lôi tức là dấu chân.
Đa-la (Tara), Tần gọi là Ngạn (bờ). Đại Phẩm nói: Môn chữ Trá là vào các pháp khu (đuổi) chẳng thể được. Luận rằng: Nếu nghe chữ Đa tức biết tất cả pháp ở bờ kia đây chẳng thể được. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Tra gọi là đem pháp vô ngã khiến chúng sanh hiểu. Sớ rằng: Tức tướng tánh đuổi gấp gọi là hiểu vô ngã, tức là đuổi gấp.
Bỉ-trà, Tần gọi là Tất (ắt). Đại Phẩm nói: Môn chữ Trà là vào các pháp biên cánh xứ chẳng chết chẳng sanh qua trà không chữ có thể nói. Luận rằng: Tức biết các pháp ắt chẳng thể được. Hoa Nghiêm khi đọc chữ Đà gọi là Nhất thiết pháp luân sai biệt tạng. Sớ rằng: Đây là rốt ráo gồm chứa tất cả pháp luận mới dịch là chữ Trà. Đại Phẩm nói: Một chữ đều vào bốn mươi hai chữ, bốn mươi hai chữ cũng vào một chữ. Nam Nhạc Đại sư nói: Dùng biểu thị bốn mươi hai vị, một là môn chữ A biểu thị Sơ trụ, cuối là chữ Trà biểu thị Diệu giác cho nên nói qua Trà không chữ có thể nói. Vì đời chấp gọi là pháp, các Thánh do đây gọi là môn.
52. PHÁP DANH CÚ VĂN.
Du già nói: Phật Bồ-tát v.v… là Năng thuyết (người nói). Lời là tướng của Năng thuyết. Danh Cú Văn Thân là tướng của Sở thuyết (pháp được nói). Thành Duy Thức Luận nói: Danh là nói tự tánh, Cú là nói sai biệt. Văn tức là chữ làm hai sở y (hai chỗ nương). Đây không phải là sắc tâm thuộc Bất tương ưng hành nên gọi là ba già. Bà-sa hỏi: Như thế Phật giáo lấy gì làm thể? Đáp: Một là lấy Ngũ nghiệp làm thể gọi là lời lẽ Phật (lời Phật nói). Xướng (đọc lời) từ, bình luận, ngữ âm, ngữ luận, ngữ nghiệp, ngữ biểu ấy là Phật giáo (giáo của Phật). Đây là Ngữ Nghiệp Sư; hai là gọi danh v.v… làm thể, Danh Thân Cú Thân Văn Thân thứ lớp nêu bày (làm lệ), đặt bày liên họp gọi là Danh Cú Văn, vì sao chỉ lấy Tiếng (thinh) làm giáo thể? Đây gọi là Cú Sư. Ngữ Nghiệp Sư vấn nạn rằng: Danh Cú Văn chỉ hiển bày tác dụng của Phật giáo, không phải là Tự thể. Danh Cú Sư vấn nạn rằng: Thinh là sắc pháp vì sao được là giáo thể, cần phải do có danh, bèn nói là giáo, thế nên thể của Phật giáo tức là Danh Danh hay nói nghĩa, nên gọi Danh là thể. Hai sư có cái thấy khác nhau, chấp chặt chẳng thông, trong lúc lý luận luôn giữ hai nghĩa. Cho nên Chánh Lý Sao nói: Xét hai thuyết trên đều có sở qui, các luận đều có hai nhà chưa chịu nghe phán quyết. Tây Phương Truyện nói: Đủ bàn không thiếu, là sao? Là nếu lấy giáo nhiếp cô, không có tiếng thì chẳng nghe thấy gì, nếu lấy lời nói mà tìm ý chỉ thì không có danh ắt không có gì bày ra. Cho nên Câu-xá nói: Mâu-ni nói Pháp uẩn, số có tám mươi ngàn, Thể nó Ngữ hoặc Danh, là Sắc hành uẩn nhiếp. Thể tức là giáo thể, Ngữ tức là ngữ nghiệp, Danh là Danh cú. Nói Sắc hành uẩn là do thuộc thinh nên không thể thấy có đối sắc do sắc uẩn thâu, còn Danh cú thuộc bất tương ưng hành do Hành uẩn nhiếp. Thể đã thông ở sắc hành thì hiển bày giáo năng thuyên. Thinh Danh Cú Văn bốn pháp hòa hợp mới là Lý năng thuyên. Lại phải biết Phật còn ở đời và diệt độ rồi hai thể không đồng. Nếu ước theo Phật còn ở đời thì tám âm bốn biện tướng tiếng Phạm âm. Đây là một thật. Danh cú văn thân chính là trên thinh (tiếng) khuất khúc mà lập ra, ba thứ này là Giả. Nếu ước theo Phật diệt độ rồi, các thánh kiết tập với lá bối ở Tây Vức, với tre lụa ở Đông Hạ, viết chép Thánh giáo chứa trong đó, thì Danh Cú Văn Thân đều thuộc Sắc pháp. Đây là theo chánh mà phân biệt. Nếu ở bàng (phụ) mà thông nói: Phật còn ở đời thì chánh tuy thuộc thinh mà bàng (phụ) cũng thông sắc. Như ngài Ca-chiên-diên soạn ra các kinh Yếu Nghĩa trình Phật ấn khả thì đây là thông sắc. Phật diệt độ rồi chánh tuy dùng sắc mà bàng (phụ) cũng thông thinh (tiếng). Vì nhờ bốn y mà nói mơi có thể hiểu, phải phân biệt như thế thì giáo thể mới sáng tỏ. Du Già Luận nói: Thể các Khế Kinh lược có hai thứ: Một là văn, hai là nghĩa. Văn là sở y, nghĩa là năng y. Thập Trụ phẩm nói: Văn tùy ở nghĩa, nghĩa tùy ở văn, văn nghĩa tùy nhau thì lý không nhầm mới là chân giáo. Đây nói thể đã xong.
Tiện-thiện-na (Vyainjana), dịch là Văn Thân. Từ Ân Sớ nói: Văn Thân là Danh Cú y đó mà hiển sở biểu (điều muốn nêu bày). Hiển có bốn nghĩa: Một là quạt, hai là tướng hảo, ba là căn hình, bốn là muốn mặn. Như kế hiển gió mát người lớn, nam nữ, mùi vị… nên gọi là Hiển kể dụ Văn Thân này có thể hiển lý. Nếu theo xưa dịch thì Văn là vị, chỉ là Sở hiển, không phải Năng hiển. Đại Thừa Nhập Lăng Già nói: Văn Thân, nghĩa là ở đây hay Danh Cú. Lăng Già nói: Hình thân nghĩa là hiển bày gọi là hình thân. Lại hình thân là dài ngắn cao thấp. Chú rằng: Hình thân tức là chữ. Nhập Lăng Già nói: Tự thân tức là tiếng dài ngắn, âm vận cao thấp gọi là tự thân. Hay hỏi văn và tự là khác hay đồng. Nếu chưa sửa đổi đây chỉ là danh tự, nếu đã cải đổi thì văn tức là tự. Ấy thì y loại tượng hình làm tự; hình thành tương xứng gọi là văn.
Na-ma (Nàma), dịch là Danh. Lăng Già nói: Danh thân nghĩa là y sự lập tên, gọi là Danh thân.
Ba-đà (Pada), Tần gọi là cú. Cú là cú đậu. Đậu là chỗ ngừng (chấm, phết). Đại Luận nói: Ngữ pháp của Thiên Trúc các chữ hòa hợp thành ngữ, các ngữ hòa hợp thành cú. Như Bồ là một chữ, Đề là một chữ, hai chữ (tư) này không hợp thì không có ngữ, nếu hòa hợp thì thành Bồ-đề. Đại Thừa Nhập Lăng Già nói: Cú thân nghĩa là hay hiển nghĩa quyết định rốt ráo (sau cùng). Thành Duy Thức Luận nói: Cú thuyên sai biệt như gọi tên nhãn tức thuyên (nói?) tự tánh. Nếu nói Phật nhãn hay Thiên nhãn chính là hiển Cú thuyên sai biệt.
A-nậu-tốt-đổ-ba (Anustubha) hoặc A-thâu-lô-ca-ba. Thiên Trúc chỉ sô chữ đủ ba mươi hai tức là một kệ, gọi là A-nậu-tốt-đổ-ba kệ.
Uẩn-đà-nam (Uđàna), dịch là Tập Thi Tụng, tức là lấy ít lờu nhiếp tập nhiều nghĩa thành bài tụng trì khác.
Bạt-cự (Varga) Pháp Hoa Văn Cú nói: Trung A-hàm dịch là phẩm phẩm là nghĩa loại đồng họp lại ở một đoạn như Phạm Võng, hoặc kiết tập nêu ra như Đại Luận (một bộ Đại phẩm nhà kiết tập chỉ lập ba phẩm) hoặc người dịch thêm vào cho đủ như La-thập (Thập sư thêm thành chín mươi phẩm).
Di-để, dịch là chánh tượng. Tướng Tông nói: Có ba thứ lượng: Một là Hiện lượng, là chỉ ước Phật quả khởi Hậu đắc trí mà thấy Lý thật tướng, có hai: Một là Định vị, định tâm lắng trong cảnh đều chứng sáng nên gọi là Hiện lượng. Hiện là sáng (minh) hai là tán tâm hiện lượng. Như năm thức khi duyên sắc v.v… thân minh nhi thủ cục phụ cảnh thể phân minh hiển hiện. Hiện là thân; hai là Tỷ lượng chung ước phàm phu đến Đẳng giác do tỷ lượng mà sanh biến. Như ở xa thấy khói biết ở đó có lửa (so mà biết +tỷ lượng) tuy không thấy lửa nhưng nói không sai; ba là chứng ngôn lượng. Như kinh Phật dạy lấy làm chứng. Theo Nhân Minh Luận nói: Năng lập cùng năng phá, và tợ chỉ ngộ tha, hiện lượng cùng tỷ lượng và Tợ chỉ tự ngộ. Nghĩa minh có tám (nói nghĩa có tám): Một là Năng lập ba chi, Thí dụ tông nhân, do đây mà thí huống dụ hiểu tông nhân. Tông là nghĩa tông chủ (là loài), nhân là nghĩa sở dĩ. Từ ngài Thế thân trở về trước tông v.v… đều là năng lập. Từ Trần na trở về sau chỉ lấy một nhân hai dụ làm năng lập. Tông là sở lập; hai là Năng phá; ba là Tợ năng lập; bốn là Tợ năng phá; năm là Hiện lượng; sáu là Tỷ lượng; bảy là Tợ hiện lượng; tám là Tợ hỷ lượng. Nhân Minh Sớ nói: Phán định pháp thể cần phải hai lượng: Hiện lượng thì được cảnh thân minh, tỷ lượng thì cũng độ (tính lượng) nghĩa không lầm, độ cùng tướng cảnh không tà lầm. Tông Cảnh nói: Giáo không trí là chẳng viên, cây không dây thì chẳng thẳng. So sánh thật đáng tin, suy lường có thể định chân thuyên lấp vọng thuyết của cuồng ngu cho nên được chánh pháp luân chuyển mãi. Ý chỉ Duy thức rộng lưu hành thì sự có công hiển lý, lời nói có sức định tà.
Đô-la, dịch là Hỷ. Thích luận nói: Trong năm trần mà sanh vui thì gọi là Lạc, trong pháp trần mà sanh lạc thì gọi là Hỷ. Trước cầu lạc nguyện khiến chúng sanh được từ lạc mà khiến chúng sanh được hỷ. Lại nói: Thô lạc (vui thô) gọi là lạc, tế lạc (vui tế) gọi là hỷ. Ví như mới uống thuốc gọi là lạc, thuốc thấm toàn thân gọi là hỷ. Trí Luận nói: Chỉ giáo lợi hỷ, chỉ người tốt xấu, thiện, bất thiện, nên làm, không nên làm. Sanh tử là xấu, Niết-bàn an ổn là tốt, phân biệt ba thừa, phân biệt sáu Ba-la-mật gọi là Thi (chỉ). Giáo là nói người bỏ ác làm thiện. Lợi là ngươi chưa được thiện pháp vị tâm liền lui sụt, vì họ nói pháp dẫn dắt khiến ra, người chớ khi ở nhân mà không cầu quả. Ngươi nay tuy quả báo cần khổ khi ra rồi thì được Đại lợi ích, khiến tâm ấy lợi nên gọi là lợi. Hỷ là tùy chỗ người ta làm mà khen ngợi nên gọi là hỷ. Lấy bốn việc này mà trang nghiêm cho pháp. Trí Luận nói ba việc đầy đủ nên gọi đại hoan hỷ: Một là người hay nói pháp thanh tịnh, hai là pháp được nói thanh tịnh, ba là y pháp được quả thanh tịnh. Luận lại hỏi: Các Lahán đã chứng thật tế không còn vui mừng, vui nhỏ còn không huống là vui lớn? Đáp: La-hán đã lìa dục ba cõi chưa được tất cả trí tuệ cho nên đối với các pháp thâm thâm cũng còn nghi chưa hiểu trong Bát-nhã thì liễu rõ các thuyết trừ hết nghi ấy cho nên vui mừng lớn.
Ma-ha-la, dịch là vô tri. Trong luật A-na nhiếp chúng không đúng pháp. Ca-diếp quở là trẻ tuổi. A-nan nói: Tôi nay đầu đã bạc sao nói trẻ tuổi. Đáp rằng: Ông chẳng khéo xét sự việc thì đồng với kẻ trẻ tuổi. Lớn tuổi mà ngu pháp há chẳng so đây.
Phạm-đàn, dịch là Mặc tần (làm thinh mà đuổi). Phạm-đàn khiến tự tánh ác của Xa-nặc. Ngũ Phần nói: Pháp Phạm-đàn là tất cả bảy chúng chẳng đến cùng nói chuyện. Nếu tâm đã điều phục thì vì nói Nađà. Kinh của Ca-chiên-diên khiến lìa có không mà vào quả Sơ trụ. Văn này là Xiễn Thinh văn chú.
Xương-tát (Sadhu), đọc Xương-tát là sai. Đọc đúng là Bà-độ dịch là lành thay!
A-hô (À), dịch là lạ thay!
Xà-duy hoặc Da-tuần, gọi đúng là Trà-tỳ, dịch là phần thiêu (thiêu thân). Tây Vức Ký gọi Niết Điệp Bàn Na, xưa dịch Xà-duy là sai. Thông Tuệ Âm Nghĩa nói: Đích thân hỏi Phạm tăng thì nói chưa nghe tiếng Xà-duy.
Đà-kha (ha) (Dahat), dịch là thiêu. Toản Yếu nói: Dùng chiếu thì tối chẳng sanh, dùng thiêu thì vật chẳng sanh.
Tăng-kha-lật-đa-nhi (Samskrtam), dịch là hữu vi. Đại Phẩm nói: Một là tướng pháp hữu vi, tức trí mười tám (mười tám trí không?) cho đến trí tám thánh đạo, mười lực, bốn vô sở úy, pháp thế gian, pháp xuất thế gian; hai là tướng pháp vô vi thì không sanh không diệt, không trụ không khác, không cấu không tịnh, không tăng không giảm, các pháp tự tánh. Đại Luận giải thích rằng: Tướng Pháp vương là tướng làm trước không nay có, đã có lại trở về không. Trái với tướng trên tức là tướng pháp vô vi. Song hai pháp này nếu ước theo tướng tức như Bát-nhã nói: Phật bảo Thiện Hiện không được lìa hữu vi mà nói vô vi, không được lìa vô vi mà nói hữu vi. Nếu các ước đều lập như Hoa Nghiêm nói: Ở giới hữu vi mà bày lý vô vi chẳng diệt tướng hữu vi. Ở giới vô vi mà bày pháp hữu vi chẳng hoại tánh vô vi. Kinh Đạo Trí nói: Gọi đó là một tâm Bản pháp (vốn pháp một tâm) không phải hữu vi nên hay làm hữu vi, không phải vô vi nên hay làm vô vi.
Bát-giá-vu-sắc (Daưcaparsad) hoặc Bát-giá-bạc-lị-sa, dịch là năm năm đại hội.
Bát-giá-vu-tuần (Paĩcabhijĩa?), dịch là người năm thần thông. Kinh nói: Bát-giá-vu-tuần tức dùng đờn sắc ca tụng Đức của Phật. Tứ-tỳ-xá-la, kinh Niệm Phật Tam-muội nói: Độ thoát năm đạo Tứ-tỳ-xá-la. Chú rằng: Đây hoặc dịch là pháp thí giới, đây là nghĩa không xan tham.
Một-lặc-độ (Mrdu), dịch là nhuyến (mềm) vết mềm gọi là nhuyến.
Lệ-xế-tỳ, dịch là tế hoạt (trơn láng) Truân-na, dịch là Tôi mạt.
Tứ-ma, dịch là biệt trụ (ở riêng). Chỗ tác pháp này không thông với các chỗ khác.
Ốt-sắc-ni-sa (Usnisa), dịch là kế (búi tóc). Kinh Vô Thượng Y, từ xương đỉnh đầu nổi lên Uất-ni-sa, tự nhiên thành búi tóc, nên gọi là nhục kế.
Ổ-sắc-nị-sa (Usnisa) dịch là Phật đảnh.
Mẫu-đà-la (Mùdra). Huề Lý nói: Tay kết ấn.
Ca-tư (kasi) hoặc Ca-thi dịch là quang (sáng) tức hay phát ánh sáng. Thích-ca Thế Tôn có viên quang xa một tầm Phật A-di-đà có ánh sáng vô lượng. Trí Luận nói: Vô lượng có hai thứ: Một là thật vô lượng, hai là vô lượng của hữu lượng (thấy ở quyển 7).
Xá-lị (Sarica), mới gọi là Thất-rị-la hoặc Thiết-lị-la dịch là cốt thân (xương của thân). Lại gọi linh cốt tức là phần xương còn lại (di cốt), tên thông thường là Xá-lị. Quang Minh nói: Xá-lợi này là giới định tuệ huân tu rất khó được lượng thượng phước điền. Đại Luận nói: Xương nát là xá-lợi của sanh thân kinh quyển là xá-lợi của pháp thân. Pháp Uyển nói ba thứ xá-lợi: Một là xương sắc trắng, hai là tóc xá-lợi sắc đen, ba là thịt xá-lợi sắc đỏ. Bồ-tát La-hán đều có ba thứ. Nếu xálợi của Phật thì chày đập không nát, xá-lợi của đệ tử chày đập thử liền nát. Cảm Thông Truyện Thiên Nhân Vương Phan nói: Là Đại Ngô Lan Đài Thần gặp sư mới đến kiến nghiệp. Tôn chủ chưa cho bèn khiến cảm việc hiếm có mà lập pháp phi thường. Lúc đó trời đất thần kỳ đều gia bị hai mươi mốt ngày bèn cảm được xá-lợi. Ngô chủ (Ngô quyền) tay cầm bình đồng đổ ra mâm đồng thì xá-lợi làm lủng mâm, thiêu đốt chày đập đều không hư hại. Vua bèn sùng hưng Phật pháp. Lại Đa Văn Trưởng Tử tên Natra từng đem răng Phật tặng cho Tuyên Luật Sư. Thái Tổ Hoàng đế nghi không phải răng thật bèn lấy lửa mà nung thì chẳng sao. Bèn làm Nguyện văn, Thái Tông Hoàng đế có tụng rằng:
Công thành nhiều kiếp ấn mối văn
Chẳng phải Nam Sơn chớ (sợ) hỏi han
Mắt thấy mấy từng sắc vàng nhuận
Tay gõ phiến ngọc lạnh sáng
Khi luyện trăm lửa tinh thần thấu
Vẫn giữ vẻ ngọc suốt ngàn năm
Định quả chân tu thật bí mật
Chánh tâm chớ làm chỉ ngắm xem.
Chân Tông Hoàng đế có kệ rằng:
Tây phương có Thánh hiệu Ca Văn
Từ vi độ vật được đời tôn
Thường nguyện tiến tu thêm diệu quả
Nhiều phen lợi ích với lê dân.
Nhân Tông Hoàng đế có kệ khen rằng:
Ba vua giấu chất đều về đất
Năm đế ẩn mình đã hóa bụi
Khổng Tử trong nước khen là Thánh
Lão quân trên đời cũng nói chân
Chân thân chỉ thấy không còn gì
Biết đem thân nào chỉ người sau
Chỉ có thầy ta còn xương vàng
Trái đủ trăm luyện sắc vẫn tươi.
Huy Tông Hoàng đế năm Sùng Ninh ba ngày Trùng Ngọ từng nghinh đón răng Phật Thích-ca vào nội cung cầu xá-lợi cảm ứng, cách hộp thủy tinh sanh ra giọt mưa, thần lực như thế, vui mừng khen ngợi không thôi bèn có kệ khen rằng:
Đại sĩ Thích-ca văn
Hư không như một trần
Có cầu đều phó cảm
Cõi nào cũng phân thân
Ngọc đẹp ngàn vạn hạt
Kim cang trăm luyện vẫn mới
Con nay cung kính lễ
Khắp nguyện cứu quần sinh.
Ma-na-mạt-na (Manomana), dịch là Ý sanh thân. Kinh Lăng Già nói: Có ba thứ ý sanh thân, có ba nhà là Pháp Hoa Huyền, Tịnh Danh Sớ và Phụ Hành Ký nêu rõ nghĩa này, các tên cùng có nói. Kẻ hậu học đọc sách không hiểu ý ấy, do đó chẳng ngại tầm thường bèn vội mở hai môn: Một là giải thích hiệu chung, hai là luận về tên riêng.
Nguyện tên chung của Ý sanh, thì ý là tác ý, đây là hiển bày tu nhân đồng cư. Sanh là thọ sanh, đây là nêu cảm quả phương tiện. Cho nên nói: An lạc làm không ý Tam-muội làm giả ý, tự tánh làm trung ý. Lại ý là như ý. Ngụy Địch Nhập Lăng Già nói: Tùy đi đi nhanh như (trong một) niệm liền đến không có chướng ngại gọi là như ý thân. Lại ý là ý nhớ. Đường Dịch Đại Thừa Nhập Lăng Già nói: Phật bảo Đại Huệ rằng: Ý sanh thân là ví như Như ý đi nhanh chóng vô ngại nên gọi là Ý sanh thân. Đây tức là từ thí dụ mà gọi Ý sanh thân. Kinh ấy có hai nghĩa: Giải thích tên chung này, một là nói Đại Tuệ ví như tâm ý ở ngoài vô lượng trăm ngàn do-tuần nhớ các thứ vật trước đã thấy niệm niệm liên tục đến nhanh với các vật ấy không bị núi sông vách đá cản trở. Ý sanh thân cũng lại như thế; hai là nói sức Tam-muội như huyễn, thần thông tự tại các tướng trang nghiêm, nhớ xưa vốn nguyện thành tựu chúng sanh cũng như ý đi (ý tưởng) mà sanh trong tất cả các Thánh chúng. Phụ Hành giải thích rằng: Một là nói nhớ chỗ, hai là nói nhớ nguyện. Hai nghĩa này đều là Ý ức sanh (ý nhớ sanh ra) nên gọi là ý sanh. Song tên chung này các tiên đạt giải thích rằng: Sanh phương tiện rồi nhớ các cảnh phàm Đồng cư trước đã thấy, tứ nguyện huân tu 17 tác ý cầu sanh thần thông hóa vật. Nay nói chỗ giải này trái văn sai ý (mất ý chỉ?). lại trái văn thì Tịnh Danh Sớ nói rằng: Ba thứ Ý sanh thân không thể đoạn dứt nên sanh vào Hữu dư thọ thân pháp tánh là chỗ Tổ sư giải thích danh từ sau đó đến “sanh thượng…” là Tiên Đạt giải nghĩa. Từ “Thượng Như Lai…” trở đi là nói điên đảo, là trái nghịch văn vậy. Về sai ý thì trong kinh nói: “Nhớ chỗ thấy trước…” vốn là văn dụ, Tiên Hiền mê mà làm pháp giải. Cho nên biết xưa giải thích tên chung chưa khéo. Song Trí Giả Sớ nói: Ý sanh thân vì y vào bản Lăng Già Tống dịch trong kinh Khê Ký gọi là Ý thành thân vì theo bản Lăng Già Đường dịch. Tuy hai kinh tên khác mà nghĩa vẫn là một. Vì kinh dịch sau lấy nghĩa thành tựu mà gọi là Ý thành thân. Nên Ký Chủ nói: Thành và Sanh đều từ quả mà nói. Vậy thì một chữ ý là thuận ở nhân, một chữ sanh là từ quả. Cho nên biết tên này nhân quả cùng lập.
Kế luận tên riêng. Pháp Hoa Huyền nói: Một là An lạc pháp Ý sanh thân, đây là muốn định người Nhị thừa vào Niết-bàn ý an lạc vậy; hai là Tam-muội Ý sanh thân. Đây là định Thông giáo xuất giả hóa vật dùng thần thông Tam-muội vậy; ba là Tự tánh Ý sanh thân, đây là định biệt giáo tu Trung đạo tự tánh ý. Nay giải thích rằng: Một gọi là An lạc, vì kinh xưa nói: An trụ tâm hải (biển tâm an trụ) thức lãng bất sanh (song thức chẳng sanh). Trí Giả lập là pháp An trụ. Đây là dùng nghĩa của kinh mà lập tên; hai là gọi Tam-muội Ý sanh thân, vì kinh xưa nói được Như Huyễn Tam-muội thì vô lượng tướng lực đầy đủ trang nghiêm mà tùy vào Phật sát (cõi Phật). Trí giả lập là Tam-muội ý sanh. Song này tông này ba đế đều chịu tên Tam-muội. Văn này đã lấy thần thông mà giải thích, thì ở Tục Đế Tam-muội như Thích Châm nói: Nếu ở chỗ các tri thức chỉ được Tục đế Tam-muội, chỉ phá vô tri gọi là vô minh. Nay Tam-muội này cùng văn kia đồng; ba là nói Tự tánh, vì kinh xưa nói: Biết tất cả các duyên Phật pháp tự được tướng vui. Trí giả lập là Tự tánh ý sanh, vì Biệt giáo trung đạo là tự tánh các pháp. Tịnh Danh Ký nói: Nếu chẳng thấy Trung ắt chẳng thấy tự tánh các pháp. Song huyền nghĩa này chẳng dùng bị tiếp giải thích, chỉ ước vào ba giáo trước để trình bày, đây thì thuận với giáo chỉ. Bởi lấy tên tác ý từ Thiên giáo mà lập do không có công chiếu tánh, bèn có hạnh Biệt tu. Do đó Viên giáo không có ý này. Phụ Hành nói: Huyền Văn không nói nhiếp vào ba, là vi quán thắng (hơn) cho nên bỏ mà không luận. Lại tên Ý sanh phải ở giáo đạo. Hai Tịnh Danh Sớ nói: Một là Tam-muội chánh thọ Ý sanh thân, e là Thông giáo đồng vào vui chơn không tịch định. Niết-bàn nói: Thanh văn lực định có nhiều mà không thấy Phật tánh; hai là Giác pháp tánh Ý sanh thân, e là Biệt giáo Bồ-tát tuy chứng thiên chân, mà biết có Trung đạo pháp tánh; ba là Vô tác Ý sanh thân, đây e là Viên giáo Bồtát, quán Trung đạo vô tác tứ đế, viên phục vô minh. Nay giải thích rằng: Một là gọi Tam-muội, Tổ ta đã dùng chân không tịch tịnh mà giải thích. Đây thì thuộc Chân đế Tam-muội, vì định tâm này yên lặng chẳng động nên gọi Chánh thọ. Kế nói về vị, như Ký Chủ nói: Nếu ước Thông giáo thì Thất địa trở lên hoặc đến Cửu địa, tên này ban đầu toàn y kinh mà lập; hai là Giác pháp tánh, giác là biết, pháp tánh chính là lý Thản Trung, lấy vị mà nói như Văn Ký nói: Nói tự tánh là biệt trụ đồng thông đáng lấy (ở) Thập hạnh, một tên này cũng y kinh mà lập; ba là nói Vô tác là Viên trung xứng tánh hạnh, tu đức đã quên, nên gọi là vô tác, lấy vị mà nói. Như Ký Chủ nói: Viên giáo đã nói: Phục vô minh liền biết là Thất tín. Song Sớ Văn này nếu ước chánh tiếp chân minh, đây là dùng một chánh của Thông giáo để giải thích tên ban đầu. Lại dùng Biệt viên hai tiếp mà khóa hai nghĩa sau. Nếu ngó Huyền văn trước ắt không có ba Tạng sau bèn thêm Viên giáo. Mà trong văn này trước không có ba tạng là bởi thuận giáo chỉ, vì cõi giới ngoại Tiểu thừa chưa nói. Nói Ý sanh chẳng dùng ba tạng sau lại thêm viên. Đây là thuận nghĩa của vị, vì do Biệt viên giống biểu mà chưa phát chân tu, đều gọi là tác ý. Song Tịnh Danh Sớ nói: Ý sanh thân tuy chỉ cho Thắng Man nhưng khi giải thích lại dùng toàn Lăng Già phải biết Thắng Man chỉ có tên chung mà không có tên riêng; ba là Phụ Hành Ký nói: 1/ Khi vào Tam-muội lạc ý thành thân, cũng gọi là Chánh thọ tức địa ba, bốn, năm ví tâm tịch chẳng động; 2/ Giác pháp tự tánh Ý thành thân tức trong tám địa khắp vào Phật Sát, vì pháp tự tánh. Ba loại đều sanh không (vô) tác Ý thành thân, tức liễu liễu rõ pháp Phật chứng. Nay giải thích: Một tên đầu đã chỉ thông giáo ba địa trở đi cùng hai văn trước danh nghĩa đều giống nhau. Như kinh Đường dịch nói: Ba, bốn địa vào Tam-muội lìa các thứ tâm, vắng lặng chẳng động, tâm hải chẳng khởi chuyển sóng thức, hiểu cảnh tâm hiện đều không có. Đó gọi là vào Tam-muội lạc Ý thành thân; hai là gọi giác pháp tự tánh Ý thành thân là cùng Diệu Huyền quyển hai, tên khác nghĩa đồng. Song trong Ký Văn đã chỉ tám địa vào giả, bèn lấy pháp giác liễu như huyễn thông đạt tự tại mà gọi là giác pháp tự tánh. Cho nên kinh Đường dịch nói: Tức trong tám Địa hiểu rõ pháp như Huyễn đều không có tướng, tâm chuyển sở y trụ như huyễn định và các Tam-muội kia hay hiện vô lượng thần thông tự tại, như hoa nở mau chóng như ý, như huyễn như mộng như ảnh như tượng, không phải tạo sở tạo cùng tạo tương tợ. Tất cả sắc tướng đầy đủ trang nghiêm khắp vào Phật sát, hiểu các pháp pháp tánh. Đó gọi là Giác pháp tự tánh Ý thành thân. Ba tên chủng loại cù sanh. Vô (không) tác hạnh Ý thành thân, chủng là nghĩa hay sanh, loại là từ lưu loại mà lập tên. Vì quán Trung đạo hay sanh trong cõi Phật, cho nên nhân vị này cùng quả làm loại nên chủng loại Cu sanh. Nói Vô tác, tức là Biệt Thập (mười) Hồi Hướng hiểu pháp Phật chứng nên gọi là vô tác. Cho nên kinh Đường dịch nói: Hiểu rõ các pháp tự chứng pháp tướng, đó gọi là chủng loại cu sanh vô tác hạnh Ý thành thân. Song tên thứ ba tuy ba văn lập tên đều khác, mà đồng đối Trung quán, lại cùng tên thứ hai của Tịnh Danh về nghĩa cũng đồng. Song ngài Kinh Khê tự đoạn ký văn thì nói: Đây ước Thông giáo và lấy Biệt tiếp, thụ phán thứ vị, nên biết Phụ Hành dùng thông một Chánh và Biệt tiếp. Hỏi rằng: Phàm người làm ký vốn giúp Sớ, vì sao Ký này lại giải thích Ý sanh thân chỉ dùng Thông giáo thụ luận vị thứ thì có khác nghĩa hai sớ của Trí Giả không? Đáp: Theo Ký nêu rằng: Nên biết nay phán cùng kinh ý đồng. Kinh văn chưa nhiếp Biệt vị làm khác. Thế nên biết Kinh Khê khác Trí Giả là vì thuận bản kinh. Hỏi: Theo kinh mà phán vị đã chỉ ở thông vì sao Trí Giả lại dùng bốn giáo mà giải thích? -Giải thoát Chỉ do nghĩa của ý sanh bao gồm chín người (Tạng giáo Nhị thừa, Thông giáo Tam thừa, Biệt ba mươi tâm, Viên thập tín vị) do đó Tổ ta ở nghĩa mà giải thích thích thời có khác. Hỏi: Ngài Thiên Thai đốn ngộ pháp tướng rất sáng tỏ, trong Sớ Tịnh Danh Sao nói: “e là”, trong Pháp Hoa Huyền Sao nói là “muốn định” ư? Đáp: Tịnh Danh Ký nói: đều nói “e là” là tôn trọng Thánh điển gồm bày vô chấp, ba lớp đều giai hàng, nghĩa kinh văn bao gồm là giáo nào. Do đó lập tên đã thông, giải nghĩa khó cục, hoặc dùng Thiên Viên mà giải thích, hoặc ước Chánh Tiếp mà trình bày, chẳng cố chấp bèn nói muốn định. Hỏi rằng: Tiểu giáo chẳng nói giới ngoại Nhị thừa chỉ nói vô sanh, đâu từng cần tâm sanh phương tiện ư? Đáp: Pháp tánh tuy xưa chưa nghe, thân biến dị ở sau sẽ thọ, vì sao? Vì hẹn tâm đến quả nắm chí tu nhân, muốn ra khỏi phương phiền não, nguyện vào cảnh Niết-bàn, chưa mất lấy bỏ lại có tử sanh như thế mà ôm ấp sao tránh được tác ý ư? Người không hiểu bèn nói rằng: Ước Đại thừa mà phán thì rất nhầm. Hỏi: Lúc đó quá ý địa trụ, ở trong Trí nghiệp, ấy thì Đại Luận nói: Ở Thật báo đã là trí sanh, vì sao Tịnh Danh định ở mười địa cũng thông ý sanh? Đáp: Tịnh Danh Ký nói: 1/ Chỉ là vị cực danh ý; 2/ Đới giáo tỏa chi ngôn ý. Hỏi rằng: Bảo Tánh Luận nói: Nhị thừa ở cõi vô lậu sanh ba thứ ý ấm, chưa xét (biết) ý sanh và ý ấm đồng khác thế nào? Đáp: Thích Châm giải rằng: Nhị thừa ở một trong ba thứ đó, nay nói
chung nên nói ba thứ, không phải nói Nhị thừa đủ cả ba. Nói ý ấm là do ý sanh ấm nên gọi là ý ấm. Lại tác ý sanh ấm nên gọi là ý ấm. Lại ý tức là ấm nên gọi ý ấm. Hai thứ trước là giải thích từ nhân mà được tên, một thứ sau là giải thích từ quả mà lập hiệu. Kinh Khê đã nói Nhị thừa ở một trong ba thứ đó, đây tức là An lạc pháp ý, ấy thì kinh cùng luận văn tên tuy hơi khác mà nghĩa thì rất đồng. Xưa nhân giảng nghĩa đã nói rõ ngọn ngành nay phụ vào đây để giúp người hậu học.
53. TĂNG SỐ THÍ DỤ.
Thái Hư trăng nước đều dụ thể không, lông rùa sừng thỏ cũng ví giả danh, nhân động mà trái định, như thuyền đi mà bờ dời. Do vọng mê chơn ví như mây bay mà trăng chuyển. Sáu đạo sanh tử như nhà lựa cũ nát, chư Phật Niết-bàn như bán báu mát mẻ. Nay muốn mở bày bèn tập họp các thí dụ khiến người nghe pháp thấy trăng mà quên ngón tay chỉ, giúp người tu hành đến bờ mà bỏ thuyền bè cho nên dẫn nói ra đầy.
A-ba-đà-na (Avadàna), dịch là Thí Dụ. Văn Cú nói: Thí là tỷ huống, dụ là hiểu huấn. Chí lý huyền vi mà ôm mê chẳng ngộ, Diệu pháp thâm áo, mà chấp tình không hiểu, phải lấy gần mà dụ xa nên lấy kia mà ví đây. Kinh Niết-bàn nói Dụ có tam thứ: Một là Thuận dụ, hai là Nghịch dụ, ba là Hiện dụ, bốn là Phương pháp dụ, năm là Tiên dụ, sáu là Hậu dụ, bảy là Tiên hậu dụ, tám là Biến dụ.
1. Thuận dụ là trời giáng mưa to ngòi rãnh đều đầy, vì ngòi rãnh đầy nên hầm nhỏ đầy. Mưa pháp của Như Lai cũng thế. Chúng sanh giới đủ, giới đầy đủ nên bất hối tâm đầy đủ.
2. Nghịch dụ là Biển lớn có gốc là sông lớn, sông lớn có gốc là sông nhỏ v.v…
3. Hiện dụ là tâm tánh chúng sanh cũng như khỉ vượn.
– Phi dụ là Như Lai từng nói với vua Ba-tư-nặc rằng: Có bốn núi từ bốn phương đến muốn hại người. Vua nghe thể phải lập kế gì? Vua đáp: Chỉ phải chuyên tâm trì giới bố thí. Bốn núi tức là sanh, lão, bịnh, tử thường ép bức người cho nên nói là Phi dụ.
– Tiên dụ, ví như có người mê đắm hoa đẹp khi muốn lấy mà bị nước cuối trôi. Chúng sanh cũng thế. Mê đắm ngụ dục bị sanh, lão, bệnh, tử nhận chìm.
– Hậu dụ: Chớ khinh lỗi ác nhỏ là không tai họa, giọt nước tuy nhỏ nhưng dần đầy lu to.
1. Tiên hậu dụ ví như cây chuối sanh trái rồi chết người ngu được nuôi dưỡng cũng thế, như con La có thai sẽ không còn sống lâu.
2. Biến dụ, trời ba mươi ba có cây Ba-lị-chất-đa rễ nó rất sâu đến năm do-tuần, cành lá bốn bên, là chín thì vàng, các trời thấy rồi tâm rất vui mừng. Khi lá rụng lại cũng mừng, cành đổi sắc cũng rất mừng vui. Các đệ tử ta cũng thế. Lá sắc vàng là dụ đệ tử ta nghĩ muốn xuất gia. Lá rụng là dụ đệ tử ta cạo bỏ râu tóc. Trong Kinh nói đủ, lấy cây này mà khắp dụ cho đệ tử Phật nên gọi là Biến dụ.
Lại quyển năm nói phân dụ rằng: Mặt mày đẹp đẽ trăng rằm, voi trắng sạch đẹp như núi tuyết. Trăng rằm chẳng thể đồng với mặt, núi Tuyết chẳng thể đồng với voi trắng, chẳng thể lấy dụ mà dụ chân giải thoát, vì chúng sanh nên phải dụ như thế.
Chiết (chước)-ngật-la (Cakra), dịch là Luân. Tịnh Danh nói: Ba lần Chuyển pháp luân ở Đại thiên. Luân ấy xưa nay vốn thường thanh tịnh. Nói ba chuyển: Một là Thị chuyển, hai là Khuyến chuyển, ba là Chứng chuyển. Nói pháp là quỉ trì thì gọi là pháp. Quỉ nghĩa là phép tắc khiến vật sanh hiểu, Trì là nhậm trì (giữ chắc) không bỏ tự thể. Phụ Hành nói: Luận đủ hai nghĩa: Một là nghĩa chuyển vận, hai là nghĩa tôi niển (đè bẹp). Văn Cú nói: Chuyển pháp hóa tha trong tâm Phật độ vào tâm người khác thì gọi là Chuyển pháp luân. Phù Hành nói: Đem bốn đế luân chuyển độ người, phá hết các hoặc, như báu Luân vương hay phá hoại hay khiến an ổn. Pháp luân cũng thế, phá hoại kẻ thù phiền não, an trụ đế lý. Trí Luận nói: Các pháp luân Phật có hai thứ: Một là Hiển, hai là Mật. Hiển là hiển độ (hiển bày), nói Hiển nghĩa lộ, hiện hiển lộ giáo (tên hiển bày giáo) như ở Lộc uyển. Hiển là vì năm người nói tiểu, mật là vì tám van nói Đại. Mật là bí mật. Tiên Đạt giải thích: Bí phân ra hai thứ: Một là ẩn bí, ở xưa bốn thời, quyền mưa ẩn phúc gọi là bí, Thần dụng tiềm ích gọi là mật; hai là chân bí. Nay ở Pháp Hoa xưa chỗ chưa nói gọi là bí, mở rồi không ngoài là mật. Nay luận bí mật lại có hai thứ: Một là chí lý bí mật, Kinh A-hàm nói: Lý thâm thâm (rất sâu) chẳng thể nói Đệ nhất nghĩa đế, không có tiếng nói và chữ nghĩa. Cho nên Lăng Già nói: Ta ở đêm ấy thành đạo, đêm ấy vào Niết-bàn, khoảng giữa chẳng nói một chữ y vào mật ngữ nào mà nói như thế. Phật nói: Y vào hai mật ngữ, nghĩa là duyên do tự được Pháp và Bản trụ pháp. Phát Chẩn giải thích rằng: Tự được pháp là tu đức, Bản trụ pháp là tánh đức. Ấy thì Như Lai ở đạo tràng được thật trí là pháp không thể nghĩ lường phân biệt mà hiểu được cũng chẳng thể dùng dung thanh (hình dạng và tiếng nói). Nên Pháp Hoa nói: Thôi thôi chẳng cần nói, pháp ta diệu khó lường. Dứt hết nói năng cho nên chẳng cần nói. Chỗ tâm hành diệt mất cho nên diệu khó lường. Do đó mà đè lưỡi Ma-cật để mở bến dứt lời, bịt miệng Tỳ-da để thông được đường ý. Cho nên Đạt-ma ở Tây Vức đến ở Thiếu Lâm quay mặt vào vách. Thần quang đến đó sớm chiều tham thừa. Đêm gặp tuyết lớn quyết đứng bất động đến tuyết quá gối. Sư thương hỏi muốn cầu việc gì? Quang khóc lóc nói: Cúi mong Hòa thượng từ bi mở môn cam lộ. Sư nói: Chư Phật Vô thượng Diệu Đạo nhiều kiếp siêng năng, làm được hạnh khó là, nhẫn được việc khó nhẫn, há có thể đem tiểu đức tiểu trí, khinh tâm mạn tâm mà muốn mong chân thừa thì uổng công khổ nhọc. Quang nghe sư dạy bèn lén lấy dao bén chặt cánh tay tả đặt trước sư, sư biết là pháp khí, bèn nói chư Phật đều tiên cầu đạo vì pháp quên mình. Ông nay chặt đứt cánh tay để cầu trước ta cũng còn đó. Bèn đổi tên là Huệ Khả. Quang hỏi Pháp ấn chư Phật có được nghe chăng? Sư đáp: Pháp ấn chư Phật không phải từ người mà được. Quang nói: Tâm con chưa an, xin sư an cho. Sư nói: Đem tâm đây ta an cho. Quang nói con tìm tâm không được. Sư nói: Ta đã an tâm cho ông rồi đó. Cứ theo Đạt-ma chỉ vì trừ bịnh dứt hết nói năng; hai là Ngôn từ bí mật. Như các thần chú tuy lập ngữ ngôn từ cú nghĩa kín mật người không thể hiểu. Nghiên cứu pháp mật đàm này ý ở chỗ ngăn ác giữ thiện. Cho nên Đà-la-ni dịch là giá trì. Giá là ngăn ác, trì là giữ thiện. Đây giải thích Long Thọ hai thứ Pháp luân. Nếu y vào Thiên Thai bèn luận tám giáo đốn tiệm bí mật bất tịnh bày nghi thức thiết hóa của Phật gọi là Hóa Nghi bốn giáo là Tạng Thông Biệt Viên giải thích pháp môn Hóa vật của Phật. Gọi hóa pháp bốn giáo phương vi đầy đủ, đúng bịnh cho thuốc thì bịnh dữ phiền não tự nhiên tiêu phục. Tông Cảnh hỏi: Đạt-ma lấy tâm truyền tâm chẳng lập văn tự cần gì phải rộng dẫn giáo của Phật Bồ-tát mượn tôm (ếch) làm mắt không lược sức mình. Đáp: Cây không dậy chẳng thẳng, lý không giáo chẳng viên, đem lời Thánh làm định hướng thì tà ngụy khó dời dùng chí giáo làm chỉ nam thì bằng cớ có đủ. Ngài Khuê Phong nói: Kinh là lời Phật, Thiền là ý Phật tâm miệng ắt chẳng trái nhau. Trung Quốc Sư nói: Nên y lời Phật Nhất Thừa Liễu Nghĩa khế với Bổn Nguyên tâm địa mà đem truyền trao cho nhau cùng Phật đạo đồng. Ngũ Tổ Đại sư Trang Nghiêm một đời dạy học đồ thường đem lời Duy-ma rằng: Chẳng đắm mê thế gian như hoa sen thường khéo vào hạnh không tịch, hiểu suốt các pháp tướng không quái ngại. Cúi đầu (kính lạy) như hư không chẳng chỗ nương. Lúc đó có người hỏi: Đây là lời Phật, muốn được Hòa thượng tự nói. Sư nói: Lời Phật tức là lời ta, lời ta tức là lời Phật, xin các người trí chớ phân biệt.
1/ Môn – Pháp Hoa nói: Nhà ấy chỉ có một cửa mà lại nhỏ hẹp.
Thiên Thai giải thích rằng: Biệt, một là một lý một đạo là chẳng chịu đoạn. Thường bảy phương tiện v.v… giáo lý rộng lớn thì chẳng phải nhỏ hẹp. Chúng sanh không thể lấy giáo lý này để tự nhiên thông mà nói là vô cơ, nên nói là nhỏ hẹp mà thôi. Thông, là lý thuần không tạp nên nói là một (nhất), tức Lý năng thông nên nói là môn. Vi diệu khó biết nên nói là nhỏ hẹp. Giáo là mười phương khẩn cầu không có thừa nào khác chỉ một Phật thừa, nên nói là một, giáo này hay thông nên nói là Môn.
2/ Dực (cánh), cũng dụ cho hai luân (bánh xe) lại dụ hai môn. Chỉ Quán nói: Giong ruổi hai bánh xe mà đi xa, dụ cho chỉ quán lấy Hoành Chu Cổ hai cánh mà bay cao, ví cho định tuệ suốt thấu. Cho nên Kinh Khê hỏi Tả Khê rằng: Đêm vào thấy mặc áo tăng nách có hai bánh xe mà bơi trong sông lớn. Tả Khê nói: Ôi! Ông sẽ dùng hai pháp chỉ quán mà độ chúng sanh trong vực sâu sanh tử. Đại Phẩm nói: Phật bảo Tubồ-đề rằng: Ví như chim có cánh bay lên hư không mà chẳng rớt tuy ở trong không mà chẳng trụ không. Này Tu-bồ-đề, Bồ-tát Ma-ha-tát cũng thế. Học không môn giải thoát học vô tướng vô tác giải thoát môn cũng chẳng tác chứng cho nên chẳng rơi vào địa Thanh văn Bích-chi Phật. Ví như hai môn, Trí Luận nói: Muốn thành Phật đạo gồm có hai môn: Một là phước đức, hai là trí tuệ. Làm thí giới nhẫn ấy là Phước đức môn. Biết tất cả pháp thật tướng Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật là Trí tuệ môn. Bồ-tát vào môn phước đức thì trừ tất cả tội, chỗ ước nguyện đều được, nếu chẳng được nguyện là vì tôi cấu ngăn che. Vào môn trí tuệ thì chẳng chán sanh tử chẳng ham Niết-bàn vì hai sự là một. Nay muốn sanh ra Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật thì cần Nhân thiền định môn. Thiền định môn ắt cần sức đại tinh tấn, đây đem sáu độ mà họp thí hai môn, khỏi lần lửa ở đường nhỏ mà thư thái ở đường thông. Bảo tích dụ có hai thứ phước: Một là Kiến phược, hai là Dưỡng phược. Lại dụ hai thứ ung thư: Một là bươi móc lỗi người, hai là che giấu lỗi mình. Lại dụ có hai thứ tên độc cùng bắn vào tim: Một là tà mạng làm lợi, hai là ham hố y bát tốt, ba là song dụ này xem phải tự xét. Trúng (tróng) dây thì gọi là quân từ, không trúng (tróng) dây thì gọi là tiểu nhân. Niết-bàn nói như ba mắt trên mặt Ma-hê-thủ-la. Chương An trong Niết-bàn sớ nói: Ma-hê-thủ-la ở đỉnh trời sắc giới thống lãnh Đại thiên một mặt ba mắt, ba mắt một mặt chẳng thể riêng nói: một, ba dọc ngang hoặc chung hoặc riêng, hay nghiêm nét mặt làm chủ thế giới, suốt chiếu Tam thiên, chẳng dọc chẳng ngang. Nghiêm chủ chiếu (đời) thế, tất cả đều thành, ba đức cũng thế. Dọc ngang chung riêng, Bí tạng chẳng thành, chẳng dọc chẳng ngang, Bí tạng mới thàng. Ngài Thiên Thai nói: Nói đủ ba đức là Niết-bàn. Tuy ba điểm trên dưới mà không dọc, trong ngoài mà không ngang, một chẳng lộn nhau, ba chẳng lìa nhau. Thích Chiêm nói: Trên dưới là nghĩa dọc, tuy một điểm ở trên mà chẳng đồng dọc của điểm nước. Ba đức cũng thế, pháp thân vốn có chẳng đồng Biệt giáo bị hoặc che lấp. Trong ngoài là nghĩa ngang, tuy hai điểm ở dưới chẳng đồng ngang của lửa dữ. Ba đức cũng thế, hai đức tu thành chẳng đồng người Biệt lý thể đầy đủ mà chẳng gồm thâu nhau. Cho nên mượn thí dọc ngang mà hiển bày pháp không phải chung riêng. Đây có thể dụ chung mười thứ ba pháp như Quang Minh Huyền, người học nên xem.
3/ Rắn, Kim Quang Minh nói: Cũng như bốn rắn cùng ở trong một hộp. Bốn rắn lớn tánh nó khác nhau. Ngài Thiên Thai giải thích: Hai thứ lên trên (bốc lên) là dương, hai thứ chìm xuống là âm vì sao trái nhau. Ấy là tánh riêng. Tánh riêng sao có thể hòa họp thành thân. Nên Đại Tập nói: Xưa có một người tránh hai voi say (là sanh tử) bám vào một sợi dây (là mạng sống) ở dưới giếng (là vô thường) có hai con chuột đen và trắng (là ngày đêm) cắn cái dây sắp đứt, bên cạnh có bốn con rắn muốn mổ (là bốn đại), dưới có ba con rồng phun lửa giương móng (là ba độc). Người này ngước lên thấy hai con voi say đã đứng trên miệng giếng, lo rầu không chỗ nương cậy. Bỗng có con ong bay qua rớt mấy giọt mật vào miệng (là năm dục). Người này nếm mật mà quên hết nguy hiểm sợ sệt.
4/ Dụ, kinh Kim Quang Minh nói: Bốn Phật đồng dời núi đem sát biển (đếm hạt bụi trên không) con không hết được. Nên không thể kể hết tuổi thọ của Thế Tôn. Thiên Thai giải thích rằng: Nếu từ tín mà nghi thì phải nói tuổi thọ có lượng. Nếu từ bốn Phật mà bỏ nghi thì phải nói tuổi thọ vô lượng. Cô Sơn tác ẩn văn này chưa khéo. Người chấp thì dụ là có lượng, kẻ ngu thì so là vô lượng. Đem ba số vô thường ở dưới mà giải thích tuổi thọ của thân ba thường, báo ứng lộn xộn nghi giải thích điên đảo. Khuyên các hậu học phải nên xét kỹ.
5/ Vị, phẩm Thánh Hạnh nói: Ví như từ trâu cho sữa từ sữa có lạc, từ lạc có sanh tô, từ sanh tô, có thục tô, từ thục tô có đề hồ. Ví như từ Phật có mười hai bộ kinh, từ mười hai bộ kinh có chín bộ có Phương Đẳng, từ Phương Đẳng có Ma-ha Bát-nhã, từ Ma-ha Bát-nhã có Đại Niết-bàn. Đây là Dụ: Một là lấy thứ lớp sanh ra nhau. Trâu dụ cho Phật, năm vị cho giáo. Sửa từ trâu ra, tô từ sữa ra. Hai là tô và đề hộ thứ lớp không rối loạn; hai là dụ về đậm nhạt. Đây là lấy một phen căn tánh hạ liệt. Nói về Nhị thừa ở hội Hoa Nghiêm không tin không hiểu không biến đổi phàm tình nên dụ như sữa. Kế đến là ở Lộc Uyển nghe ba Tạng giáo, căn tánh Nhị thừa y giáo mà tu hành chuyển phàm thánh, dụ cho chuyển sữa thành lạc. Kế đến thời Phương Đẳng nghe Đàn xích, Thinh văn mộ đại thẹn tiểu được ích Thông giáo, như chuyển lạc thành sanh tô. Kế đến thời Bát-nhã, vâng lệnh chuyển giao tâm dần thông thái được ích Biệt giáo như chuyển sanh tô thành thục tô. Kế đến thời Pháp Hoa ba vòng nói pháp được ký thành Phật, như chuyển thục tô thành đề hộ. Đây mới là ước giáo mà biện dọc (thụ biện). Nếu ước giáo mà biện ngang (hoành?) thì gồm Thản Đối Đới nhiều ít khá biết. Tấn Hoa Nghiêm nói: Ví như mặt trời mọc trước chiếu tất cả các núi chúa lớn, kế chiếu đến các núi lớn, kế chiếu núi Kim Cang Bảo, sau mới chiếu tất cả đất đai. Lại ví dụ rằng: Mặt trời mặt trăng hiện lên thế gian, cho đến hang sâu núi thẳm đều chiếu đến. Đây là dụ trước chiếu núi cao, kế chiếu hang sâu, sau chiếu đất bằng. Ngài Thiên Thai theo kinh Niết-bàn nói năm vị vào thứ ba là đất bằng mở làm ba thời: Phương Đẳng như giờ ăn, Bátnhã như ngu trung, Pháp Hoa như chánh ngọ. Thích Châm hỏi: Lại lấy bản văn Niết-bàn vì sao cướp ngang văn Hoa Nghiêm, không phải chỉ số không tương đương nhau mà e rằng ý văn rất khác. Đáp: Niết-bàn năm vị chuyển biến chỉ là một vị sữa, còn Hoa Nghiêm ba chiếu chẳng đồng mà chỉ là một mặt trời. Nay nói dụ đất bằng là để đối với ba vị sau của Niết-bàn, số tuy không đồng mà nghĩa rõ như nhau. Lại Niết-bàn dùng trâu ví Phật, sữa từ trâu ra là dụ Phật trước nói Đại thừa, sữa ra rồi thì dụ cho thành phần biến đổi. Cho nên văn sau nghĩa lập năm vị đều từ trâu ra. Như Hoa Nghiêm ví mặt trời là Phật, ánh sáng là ví nói pháp. Mặt trời vô duyên. Từ không mọc mà mọc, các cơ được độ không chiếu mà chiếu, cho nên khiến núi cao, hang sâu, đất bằng chẳng đồng, đồng bẩm giáo quang, trọn về đẳng chiếu. Cho nên dùng hai kinh hai nghĩa cùng thành. Phật xuất hiện ở Ta-bà dùng từ cứu quần mê trải năm mươi năm khắp thấm vô phương, mà hai dụ này đầu tiên thấy rõ bèn khiến bày Đạo cảm ứng. Hoa Nghiêm năm dụ riêng ví năm uẩn. Văn thấy trong Tâm Kinh Phụ Trung Ký.
6/ Giặc, tánh vốn sáng sạch, do tình mà tối tan. Cuồng tâm nếu hết, chân Phật tự bày. Phải biết Trần Thức là giặc, Chỉ Quán như quân binh, dụ cho khiển binh giết giặc, pháp yếu tức giặc mà thành binh. Như Lăng Nghiêm nói: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm là sáu giặc đến cướp gia bảo. Kim Quang Minh nói: Cũng như người đời đuổi theo các không, cái hai của giặc kẻ ngu không biết tránh. Cũng gọi là sáu Suy Diệu Lạc nói: Suy chỉ là giặc vì hay làm hao tổn. Kinh Pháp Cú nói: Xưa khi Phật còn tại thế, có người ở dưới cây bên sông học đạo trải hai mươi năm chỉ nghĩ sáu trần tâm không hề dứt. Phật biết độ được bèn hóa làm Sa-môn ở dưới cây cùng ngủ qua đêm. Đêm ấy trăng sáng, có con mà từ dưới sông bò bên con giả can (một loại chồn) muốn cắn ăn. Rùa rụt đầu đuôi bốn chân vào mai. Chồn ăn không được bèn bỏ đi. Rùa lại bò xuống nước. Đạo nhân thấy thế bảo Sa-môn rằng: Rùa có áo giáp hộ mạng, chồn không làm gì được. Sa-môn đáp: Người đời không bằng con rùa này buông lung sáu tình ngoại ma được dịp phá hại. Lại nói kệ rằng:
Gấu sáu tình như rùa,
Giữ (?) ý như thành,
Huệ cùng ma chiến đấu,
Thắng rồi không tai họa.
Nên biết vô vi giết được giặc ấy. Cho nên kinh An Ban Thủ Ý nói: Có ngoại vô vi, có nội các pháp. Ngoại vô vi là mắt không nhìn sắc, tai không nghe tiếng, mũi không ngửi mùi, miệng không nếm vị, thân lìa trơn láng, ý không vọng niệm. Nội vô vi là Sở Tức Tương Tùy Chỉ Quán Hoàn Tịnh. (Lục Diệu Môn là sở tức, tùy tức, chỉ, quán, hoàn, tịnh). Kinh lại hỏi: Hiện có chỗ nghĩ (sở niệm) sao được vô vi? Đáp: Thân khẩu là giới, ý hướng về đạo hạnh tuy có chỗ nghĩ nhưng vốn là vô vi kinh Vô Hạnh nói: Quán thân rốt ráo không, quán thọ trong ngoài không, quán tâm không chỗ có, quán pháp chỉ có tên. Cổ Đức nói: Thấy nghe biết vốn không phải nhân, đương thể hư huyền dứt vọng chân. Thấy tướng chẳng sanh nghiệp si ái, rỗng rang toàn là thân Thích-ca. Vô Cơ Tử lại nói: Một tụng ngắn khắp khuyên: Nhân gian sống ngắn, địa ngục khổ dài, ác ngày càng dứt, thiện ngày càng làm.
7/ Dụ, Tần Kim Cang nói: Tất cả pháp hữu vi, như Mộng Huyễn Bảo Ảnh, như sương cũng như điện, phải nên quán như thế: Một là Dụ mộng là lúc ngủ thần dạo chơi. Liệt Tử phân làm sáu mộng: Một là chánh mộng (bình yên), hai là ngạc mộng (kinh ngạc), ba là tư mộng (suy nghĩ), bốn là ngộ mộng, năm là cụ mộng (sự), sáu là hỷ mộng (mừng). Chu lễ chiếm sáu mộng tốt xấu. Luật Thiện Kiến nói: Có bốn thứ mộng: Một là bốn đại bất hòa mà mộng, mộng thấy núi lỡ, hoặc bay lên hư không hoặc thấy hổ lang sư tử giặc cướp rượt đuổi; hai là trước thấy nên mộng, ngày thấy trắng đen và tướng nam nữ đêm liền mộng thấy; ba là trời người cho mộng, nếu trời người Thiện tri thức bày thiện được thiện, nếu Ác tri thức bày ác được ác; bốn là tâm tường nên mộng. Thân trước tu phước thì nay cảm mộng tốt, đời trước tạo tội nay cảm mộng dữ. Thạch Bích Pháp sư giải thích mộng dụ rằng: Như có một người (một tâm chân như) bỗng nhiên mê ngủ (vô minh bỗng dậy) nằm mộng (nghiệp thức đầu tiên) thấy các việc (thức chuyển hiện) mà khởi tâm phân biệt (sáu trần nổi lên) niệm niệm không dứt với trái thuận (hai tướng tiếp nối) rồi sanh mê đắm (chấp lấy) làm thiện làm ác là thân là sơ (kẻ danh tự tướng). Ở thiện ở thân thì các thứ Huệ Lợi, ở ác ở sơ thì các thứ thương tổn (khởi nghiệp) hoặc có báo ân được vui, hoặc có báo oán bị khổ (sáu nghiệp kể khổ). Bỗng nhiên thức giấc các việc trên đều không (biết chỉ duy tâm). Thích Chiệm luận mộng với ba quán: Như ở trong mộng tu nhân được quả, mộng việc rõ ràng tức giả, tìm mộng chẳng được tức không, tâm tánh mộng tức trung. Chỉ Quán nói: Nếu thể biết tâm tánh chẳng phải chân chẳng phải giả, dứt duyên với tâm chân giả, gọi đó là chánh. Quán kỹ tâm tánh chẳng không chẳng giả mà chẳng hoại pháp không giả. Nếu hay như thế mà chiếu liễu (xét biết) thì ở Tâm Tánh thông suốt Trung đạo, viên chiếu ba đế, hai là Dụ huyễn. Kinh Lăng Già nói: như người làm trò ảo thuật y vào cỏ cây ngói đá làm các thứ ảo thuật (huyễn) như khởi tất cả chúng sanh có hình sắc như thế, khởi lên các thứ vọng tưởng. Thích Chiêm nói: Tên Diệm huyễn thông với Thiên viên nay từ Viên mà nói một tâm ba huyễn. Tịnh Danh Ký nói: Đủ như huyễn hóa, tục đồng chân khác. Một Tục Ba Chân Chỉ yếu lập ba thứ huyễn là Dĩ tánh Đoạt tu huyễn, thản (chỉ là) Lý Tùy Duyên Huyễn, Duyên Sanh Vô Thể Huyễn. Nên Chỉ Yếu nói: Tánh vốn viên cụ, khắp phát cho huân, lấy tánh đoạt tu nên Tạ nhu huyễn. Lại nói: Song đây còn không phải Thản lý tùy duyên huyễn há đồng với Duyên sanh vô thể huyễn, mới biết như huyễn là tên đồng mà nghĩa huyễn thì rất khác; ba là dụ bào, Tịnh Danh Sớ nói: Nước trên nhiễu (?) xuống nước dưới, nước trên là nhân, nước dưới là duyên thì có bọt nổi lên, bọt này tức không; bốn là Dụ ảnh, Nhan Thị Gia Huấn nói: Chữ Ảnh là cảnh của quang cảnh, phàm âm cảnh là nhân ánh sáng mà sanh nên gọi là cảnh. Tiếng Phạm là Tần Bà Trướng, dịch là thân ảnh. Tịnh Danh Sớ rằng: Có vật ngăn sáng thì có ảnh (bóng tối). Vật khác thì ảnh khác, vật động thì ảnh động. Hạnh nghiệp vô minh ngăn ánh sáng lý trí thì có ba ảnh sự Báo thân hiện ra, nghiệp khác từ sanh đến tử lưu động không phải một; năm là Dụ Lộ, Đại Đái Lễ nói: Sương là khí âm dương, khí âm mà thắng thì ngưng thành sương tuyết, khí dương mà thắng thì tan thành mưa mù. Rạng đông vừa chiếu thì mù liền tan (khô). Đời người có bao lâu?; sáu là Dụ Điện, Kinh Luật khác nhau nói bốn Điển sư. Hoặc nói Điện là rồng nháy mắt sanh ra ánh sáng. Ngũ kinh Thông Nghĩa nói: Điện là ánh sáng của sấm (?) Cố Khởi Chi nói: Điện là âm dương chạm nhau làm ra sấm sét, xảy ra rất nhanh khiến ngộ pháp ra sấm sét, xảy ra rất nhanh khiến ngộ pháp vô thường. Tánh người thông suốt phải khởi chí tin tưởng các pháp thí dụ này. Nay thuật tụng rằng:
Thế giới biến thành như huyễn hóa
Ái tưởng hành khởi giống bọt nổi
Pháp trần duyên lự cùng quán ảnh
Thân giống hạt sương ở trên cây
Qua rồi lại nghĩ việc như mộng
Hiện tiền như điện chớp sáng lòa
Phải biết rốt ráo thường không tịch
Từ đó không cùng vật duyên nhau.
8/ Luận, kinh Bản Nghiệp Anh Lạc nói: Thiết Luận ở vị Thập tín, Đồng Luân ở vị Thập trụ, Ngân Luân ở vị Thập hạnh, Kim Luân ở vị Thập hướng, Lưu y Luân ở vị Thập địa, Ma-ni Luân ở vị Đẳng giác Diệu giác.
9/ Hoa, kinh Duy-ma nói: Rừng cây vô lậu pháp, Giác Ý Tịnh Diệu Hoa. Ngài Thiên Thai giải thích rằng Giác ý tức là bảy giác chi (một trạch pháp, hai tinh tấn, ba hỷ, bốn trừ, năm xả, sáu định, bảy niệm) bảy giác điều đình sanh nhân trí nhân. Nên Trí Luận nói: Vô Học Thật Giác do bảy thứ này mà đến nên lấy làm hoa. Lại nói nước định trong và đầy, bày ra bảy Tịnh hoa. Ngài Thiên Thai giải thích: Một là Giới tịnh, hai là Tâm tịnh, ba là Kiến tịnh, bốn là Đoạn nghi tịnh, năm là Phân biệt tịnh, sáu là Hạnh tịnh, bảy là Niết-bàn tịnh. Lại Nam mô nói: Ví như có người có bảy con, một đứa trong bảy con có bịnh thì lòng cha mẹ chẳng bình yên, song bịnh tâm là nặng nhất. Chương An giải thích rằng: Hoặc lấy bảy phương tiện căn tánh làm bảy con, tức là trời người, Nhị thừa và Tam giáo Bồ-tát. Trong bảy con ấy có đứa gây tội thì tâm là riêng nặng. Lại Trí Luận nói: Trí Độ Đại Đạo Phật khéo đến, Trí Độ Đại Đạo Phật tột đáy, Trí Độ Tướng Nghĩa Phật vô ngại. Kính lạy Trí Độ Vô Tử Phật. Người xưa lập bốn nghĩa để giải thích Vô Tử: Một là vô đẳng (không bằng) tất cả chúng sanh không bằng Phật; hai là vô ngại, Phật là Pháp vương (vua pháp) đối với pháp rất tự tại; ba là vô tử, lại có hai nghĩa: một là ở lý, Phật hay thể ngộ vô sanh chân lý nên gọi là vô tử. Hai là ở sự, Như Lai các chủng tử sanh tử đã hết nên gọi là vô tử; bốn là vô tử cũng có hai nghĩa: một là Bát-nhã gọi là mẹ Phật mẹ có bảy con, tức là Phật, Bồ-tát, Bích-chi Phật và người bốn quả trong bảy con này Phật là con trưởng, nên nói là vô tử; hai là Trong tệ vô minh không có chủng tử trí tuệ, nên nói là vô tử.
10/ Bè, Quách Phác nói thuyền bè ở trong nước. Luận Công Đức Thí nói: Như muốn qua sông trước phải lấy bè, đến bờ kia rồi liền bỏ mà đi. Trí Luận dẫn kinh Phược Dụ bảo rằng: Các ông nếu hiểu pháp dụ bè của ta lúc ấy dù là thiện pháp cũng phái bỏ đi, huống là không phải thiện pháp (pháp bất thiện). Đây là Yếu thuật vô sở đắc, khiến chẳng ngưng trệ ở vật. Cho nên Phẩm Đức Vương nói: Ví như có vua (là Ma vương) bắt bốn rắn độc đựng đầy một hộp khiến người nuôi dưỡng. Nếu để một rắn nổi giận thì ta sẽ theo pháp mà giết hết. Người này sợ quá bỏ hộp trốn đi. Lúc ấy vua lại khiến năm Chiên-đà-la vác dao theo sau. Một đứa giấu dao giả bộ thân thiện. Người này không tin, đến xóm làng muốn tự ẩn trốn. Khi đã vào làng chẳng thấy có người và vật gì, bèn ngồi ở đất nghe trên không trung có tiếng nói rằng: Đêm nay sẽ có sáu tên giặc cướp đến. Người ấy nghe nói sợ quá lại bỏ mà đi. Giữa đường gặp một sông nước chảy rất xiết bèn lấy tre gỗ làm bè xả nước mà đi. Khi dến bờ bên kia rồi an ổn không hoạn nạn, Bồ-tát cũng thế. Nghe Niết-bàn quán thân như cái hộp có bốn con rắn lớn. Năm tên Chiên-đàla tức là năm ấm giả bộ thân thiện tức than ái. Làng trống vắng tức là sáu nhập, sáu tên giặc cướp tức là sáu trần, sông tức là phiền não, bè tức là đạo phẩm, đến bờ kia là thường lạc Niết-bàn. Lại dụ tám luân. Chánh Lý Luận nói: Như bánh xe ở thế gian có bầu xe, vành xe và nan xe. Tám chi thánh đạo giống nó gọi là Luân (bánh xe) Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh cần, Chánh niệm giống như bầu xe, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng giống như nan xe, Chánh định giống như vành xe. Ba việc đầy đủ có thể ra đường chạy chở.
11/ Kinh phương Đẳng Như Lai Tạng nói: Phật vì Kim Cang Tạng Bồ-tát nói: Một pháp chín dụ, đủ có mười văn. Kinh nói: Ta dùng Phật nhãn quán tất cả chúng sanh trong các phiền não có mắt Phật trí, có thân Như Lai ngồi kiết già sừng sững bất động. Dưới có dịch chín hàng kệ tụng rằng:
1. Ví như Nuy Biến Hoa: Hoa này chưa nở, Thiên nhãn quán thấy (mặt trời thấy) là thân Như Lai Vô Nhiễm.
2. Ví như Nham Thọ Mật (mật cây núi) có hai vô lượng ong bu quanh, muốn phương tiện lấy mật trước phải dẹp trừ bầy ong ấy.
3. Ví như gạo thóc chưa bỏ trấu cám (chưa xay giả) kẻ nghèo cũng như giặc cướp, gọi là vật (đồ) bỏ.
4. Như Vàng ở chỗ bất tịnh giấu kín chẳng thấy, Thiên nhãn mới thấy liền bảo với mọi người biết.
5. Như trong nhà kẻ nghèo có kho châu báu, chủ nhà không biết đã gặp báu lại chẳng thể nói.
6. Ví như quả Am-la có hạt chẳng thể hoại, đem trồng ra đất ắt thành cây lớn.
7. Ví như cầm tượng vàng đi đến phương khác giấu trong áo dơ rách bỏ ở ngoài đồng trống.
8. Ví như cô gái nghèo, sắc mạo xấu xí mà mang thai con quí tướng sẽ làm Chuyển luân vương.
9. Lò đúc lớn có vô lượng tượng vàng ròng. Người ngu bên ngoài ngó vào chỉ thấy đất chánh đen thui.
Lại Ngụy Dịch Kim Cang nói: Tất cả pháp hữu vi như tinh ế đăng huyễn lộ (mù) bào (hạt) mộng điển (sét) vân (mây), hãy quán như thế.
Di-lặc tụng tằng:
Thấy (kiến) tướng và ở thức,
Khí thân thọ dụng sự,
Pháp quá khứ hiện tại,
Cũng quán như vị lai.
Luận giải thích rằng: Ví như tinh tú (các sao) bị mặt trời chói lòa mà không thấy. Hay thấy tâm pháp cùng như thế. Lại như mắt có bịnh thì thấy có vầng sáng có lông nhỏ. Quán pháp hữu vi cũng như thế, vì thấy điên đảo. Lại như đèn, thức cũng như thế, vì nương nhờ pháp tham ái mà trụ. Lại như huyễn, chỗ nương tựa cũng lại như thế. Vì khí thế gian các thứ sai khác không một thật thể. Lại như Lộ, thân cũng như thế vì ít (thiếu) thời trụ. Lại như bọt, việc thọ dụng cũng như thế vì nhân thọ tưởng ba pháp bất định. Lại như mộng pháp quá khứ cũng như thế, vì duy niệm. Lại như Điện, pháp hiện tại cũng như thế, vì sát-na không trụ. Lại như mây, pháp vị lai cũng thế. Vì ở giờ tý thức A-lê-da vì tất cả pháp làm chủng tử căn bản.
12/ Báu, Quang Minh nói: Ta đang ở yên trong thập địa mười thứ trân bảo ở Thập địa, vì quí hơn đất tức là trân bảo dưới chân (làm chân?) là quả Thập địa làm nền nhà nên nói dưới chân (làm chân?) các công đức khác không gì chẳng tu, tùy phần tùy sức chánh lấy đàn (bố thí?) làm chân Sơ địa, chân đàn nếu đủ thì được vào Sơ địa (địa thứ mười). Lại như mười Dụ của Pháp Hoa so văn thấy kinh ấy.
54. BÁN MÃN THƯ TẠ.
Niết-bàn nói: Ví như Trưởng giả chỉ có một con tâm luôn nhớ nghĩ thương xót không thôi dắt đến thầy cho học, sợ không chóng thành bèn dắt về vì thương quá. Ngày đêm ân cần dạy con nửa chữ mà không dạy Tỳ-da-la Luận vì sao thế? Vì còn bé quá chẳng kham nỗi.
Ly-khư (Lekha), dịch là thư (sách). Thích Danh gọi là thư khứ (sách chép nhiều thứ?). Bài Tựa Xuân Thu Tả Truyện nói: Việc lớn chép ở sách, việc nhỏ tóm tắt mà thôi. Văn Tuyển chú rằng: Trúc to gọi là sách, trúc nhỏ gọi là giản, bản gỗ gọi là độc. Tựa Thượng Thư nói: Sách của Phục Hy, Thần Nông, Hoàng đế gọi là Tam phần vì nói về đại đạo vậy. Sách của Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường Ngu gọi là Ngũ Điển vì nói Đạo Thường. Đời nói ba Cổ thị Phục Hy là Thượng Cổ, Văn Vương là Trung Cổ, Khổng Tử là Hạ Cổ. Sử Ký của Tư Mã Thiên luận sáu tông: Một là Âm dương khiến người bắt mà nhiều sợ, song tựa ấy nói (thứ tư) bốn mùa đại thuận chẳng lỗi; hai là Nho, rộng mà ít yếu nhọc mà ít công, do đó việc ấy khó theo, song thứ tự vua quan cha con của Lễ thì khó thay đổi; ba là Mặc Tử, kiệm mà khó tuân ấy vì việc ấy không thể đi khắp. Song cường bản tiêt dụng không thể bỏ; bốn là Danh, khiến người kiệm mà khéo mắt chân, song cái chánh danh chẳng thể chẳng xét; năm là pháp, nghiêm mà thiếu ân song việc phân quần thần trên dưới chẳng thể đổi; sáu là Đạo đức, khiến người tinh thần chuyên nhất mà động họp vô hình ấy là thuật. Nói Âm Dương Đại Thuận, Luận Thiện Yếu của Nho Mặc, cùng thời dời đổi ứng vật biến hóa, lập tục bày sự không chỗ nào chẳng phải, chỉ ước mà dễ làm, sự ít mà công nhiều. Ban Cố Hán Thư nói chín lưu: Một là Nho Lưu, thuận Âm Dương bày giáo hóa, thuật chánh của Đường Ngu, tông (gốc) là Đạo Trọng Ni; hai là Đạo Lưu, giữ yếu tự ti, bày đức Tạp Nhượng của Nghiêu Thuấn, thờ khiêm cung của Chu Dịch; ba là Âm Dương lưu, là thuận thiên lịch tượng kính thọ dân thời; bốn là Pháp lưu, nói pháp Thưởng Sắc để thuận Lễ chế; năm là Danh lưu, là Chính danh nêu vị, lời thuận sự thành; sáu là Mặc lưu, thanh miếu tông tự, nuôi già bố thí; bảy là Tung hoành lưu, nghĩa là thọ minh sử chuyên đối quyền sự; tám là Tạp lưu, gồm thuyên (chọn) Nho Mặc, theo huấn của Danh pháp, biết đại thể của nước thì không việc nào chẳng suốt; chín là Nông lưu khuyến khích cày cấy muôi tằm (ăn mặc) nêu bày hàng hóa. Di Thiên nói: Sử thiên sáu dân, Đạo gia là trước, Ban Cố Chín Lưu Nho Tông là trên.
Tất-đàm (Siddha), chương Tất-đàm của Tây Vức vốn là Ba-la-hama Thiên tạo ra, từ xưa đến nay lại không có sách khác, chỉ có khoảng điểm hoạch hơi khác. Tất-đàm dịch là thành tựu sở sanh. Tất-đàm chương là cội gốc của Sanh Tự gọi là Bán. Văn tự các chương khác nói đầy đủ là Mãn. Lại mười hai chương (chương mười hai?) đều gọi là Bán, còn các kinh sách ký luận là mãn loại như đây, mới do ba mươi sáu tự mẫu (chữ cái) mà sanh các chữ. Trạch Châu nói: Trong Phạm chương có mười hai chương, chương Tất-đàm là thứ nhất, trong đó họp năm mươi hai chữ, hai chữ Tất-đàm là tên chung của chương. Các chương thể khác (thể các chương khác) gọi là Ác A cho đến Lỗ Lưu Lô Lâu…
Tỳ-già-la (Vyàkarana), chương Như Sớ nói: Dịch là Tự Bản. Hà Tây nói là căn bản văn tự của thế gian sách vở luận về âm thinh (tiếng nói) tuyên thông bốn biện quở trách pháp đời, khen ngợi pháp xuất gia, lời nói thanh nhã, nghĩa lý sâu xa. Tuy là ngoại luận mà không có tà pháp, không phải do Thiện Quyền Đại sĩ làm ra. Cho nên đem luận này dụ cho Kinh Phương Đẳng. Tam Tạng Truyện nói: Tên nó gọi không đúng, gọi đúng là Tỳ-da-yết-lặc-nẩm, dịch là Thinh Danh Ký Luận, để rộng nghi các pháp năng thuyên gọi là Thinh Danh Ký. Đều kiếp thành Phạm vương nói một trăm vạn tụng, đầu kiếp Trụ Đế-thích lược bỏ còn mười vạn tụng.
Nhiếp-tha-sất-đà (Sabdavidyà), dịch là Thinh minh. Tây Vức Ký nói: Dạy dỗ bọn trẻ trước tuân theo mười hai chương bảy tuổi trở đi dần dạy năm minh. Đại Luận nói: năm minh: Một là Thinh minh là giải thích chỗ khác nhau của Cật Huấn Tự Thuyên Mục Sớ…; hai là Công xảo minh là nói về kỹ thuật cơ quan, âm dương lịch số; ba là Y phương minh nói về các cấm chú nhãn tà, dược thạch châm ngãi; bốn là Nhân minh là khảo định chánh tà, nghiên hạch chân ngụy; năm là Nội minh là cứu sướng năm thừa, nhân quả diệu lý. Đại Bát-nhã nói: Năm Địa Bồtát biết năm minh. Đây là Nội năm minh. Còn Ngoại năm minh đồng với bốn minh trước, còn cái thứ năm thì gọi là Phù ấn minh.
Vi-đà (Veda), cũng gọi là Phệ-đà. Dịch là Trí Luận, biết thư này sanh trí tức là Tà Trí Luận. Cũng dịch là vô đối. Xưa gọi là Tỳ-đà là sai. Vi-đà có bốn: Một là A-do, dịch là phương mạng, cũng gọi là thọ, tức nuôi tánh sanh thiện; hai là Dạ thù, tức là cúng tế cầu đảo; ba là Ta-ma (Bà-ma?) nghĩa là lễ nghi chiếm quẻ về binh pháp quân trận; bốn là A-đạt-bà, tức các tài lạ về bùa chú thuốc men. Tác Ẩn dẫn kinh Ma-đằng-già nói: Người đầu tiên tên Phạm Thiên tạo một Vi-đà, kế có Tiên tên Tự Tịnh biến một thành bốn: 1- Gọi là đọc tụng, 2- Gọi là tế tự, 3- Gọi là ca vịnh, – Gọi là nhương tai. Kế đó có người tên Phất-sa có hai mươi lăm đệ tử gọi (nói) là một Vi-đà hay rộng phân biệt (đều bảo có thì rộng phân biệt một Vi-đà). Hoặc gọi Vi-đà là Phù Hịch. Hán Thư Cao Kỷ nói: Hịch lấy tre gỗ làm sách (mà viết vào) dài một thước hai tấc dùng để trưng triệu (trưng dụng triệu hồi). Nếu có việc gấp thì cấm thêm lên đó một lông chim để chỉ việc nhanh gấp.
Khư-lộ-sắc-tra hoặc Khư-lâu (Kuru), gọi là sách người ở phương Bắc.
Tăng-khư-luận (Sàưkhya), chánh gọi là Tăng-xí-da, dịch là số thuật hay số luận. Phụ Hành nói: Ca-tỳ-la nói kinh mười vạn kệ gọi là Tăng-khư-luận, dùng hai mươi lăm đế nói trong nhân có quả kể một làm tông. Nói hai mươi lăm Đế: một là từ minh sơ sanh giác, qua tám vạn kiếp trước mù mờ (minh) không biết, chỉ thấy đầu tiên trung ấm mới khởi nhờ sức Túc mạng luôn nhớ tưởng gọi là Minh đế, cũng gọi là Thể tánh, nghĩa là chúng sanh thế gian do Minh sơ mà có tức thế gian bản tánh. Cũng gọi là tự nhiên vì không chỗ theo. Từ đây sanh giác cũng gọi là đại, tức trung ấm thức vậy; hai là từ giác sanh ngã tâm. Đây là ngã của ngã mạn, không phải là thần ngã, tức đế thứ ba. Từ ngã tâm mà sanh sắc, thanh, hương, vị, xúc. Từ năm tuần sanh năm đại tức bốn đại và không, trần thì tế đại thì thô, họp trần thành đại, nên nói từ trần sanh đại. Song đại này sanh nhiều ít chẳng đồng. Từ thanh sanh không đại, từ sanh xúc sanh phong đại, từ sắc thanh xúc sanh hỏa đại, từ sắc thanh xúc vị sanh thủy đại, năm trần sanh địa đại. Địa đại nhờ trần nhiều nên sức rất mỏng yếu, cho đến không đại nhờ trần ít nên sức nó rất mạnh. Nên bốn luân thành thế giới. Không luân ở dưới nhất, kế là phong luân, rồi hỏa, thủy, địa luân. Từ năm đại mà sanh mười một căn, nghĩa là nhãn v.v… các căn hay biết (tri giác) được nên gọi là căn, gọi năm tri căn. Tay chân miệng lớn nhỏ khiến căn hay hữu dụng nên gọi là năm nghiệp căn, tâm bình đẳng căn họp thành mười một căn. Tâm hay khắp duyên gọi là bình đẳng căn. Nếu năm tri căn đều dùng một đại, nghĩa là sắc trần thành hỏa đại, hỏa đại thành nhãn căn, nhãn căn lại đủ sắc. Không trần thành nhĩ căn. Nhĩ căn lại nghe tiếng, địa thành tỷ, thủy thành thiệt, phong thành thân cũng như thế. Hai mươi bốn Đế này tức là ngã sở đều y vào thần ngã gọi là chủ đế, năng sở họp luận tức là hai mươi lăm.
Vi-thế-sư (vaizesika), chính gọi là Tỳ tai, dịch là Vô thắng.
Ưu-lâu-tăng-khư (Khuka-samkhya?) kế sáu biến tạo. Chỉ nhãn căn hỏa nhiều, cho đến thân căn phong nhiều. Văn thấy ở Kim bảy mươi luận. Phụ Hành nói: Ưu-lâu-tăng-khư, đây gọi là Hưu Lưu Tiên người này ban ngày trốn trong hang núi để tạo kinh sách, ban đêm thì dạo khắp thuyết pháp giáo hóa cũng như chim ấy nên có tên đó. Cũng gọi là Nhãn Túc. Người này ra đời trước Phật tám trăm năm, cũng được năm thông. Nói luận mười vạn kệ gọi là Vi Thế Sư.
Lặc-sa-bà, dịch là Khổ Hạnh, lấy toán số làm thánh pháp, tạo
kinh mười vạn kệ gọi là Ni Càn Tử, ba tiện này nói Vô Lậu Tận Thông nên chỉ có năm thông. Tông Cảnh nói: Ca-tỳ-la kể (chấp) trong nhân có quả, Tăng-khư kể (chấp) trong nhân không quả, Lặc-sa-bà kể trong nhân cũng có quả cũng không quả.
Tỳ-thế (Vaisesika?), dịch Thắng Dị Luận, tức là sáu Cú Nghĩa trong Thật Cú Nghĩa lại có chín pháp là: Địa thủy hỏa phong không thời Phương Đẳng kế tích cực vi (cực bé) để thành khí thế gian. Đây là ngoại đạo kể cực vi (cực bé) là thường trụ (còn hoài) bất diệt (chẳng mất).
Ni-la-tế-trà (Nilaphitaka), Tây Vức Ký nói: Đường gọi là Thanh Tạng. Ký nói là Thư sự các hữu ty tồn (việc sách vở có Hữu Ty giữ) gọi chung về sử cật, nghĩa là Ni-la-tế-trà, nghĩa là thiện ác thấy đều nêu, tai tường đều chép đủ. Tiền Hán Thư nói: Lưu Hâm bảy lược tập (bảy lần tập hợp), lược tập cùng tập đồng. Sư xưa nói: Gọi Tổng yếu các thư, sáu nghệ lược làm sáu kinh: Chư Tử Lược, Thi Phú Lược, Bình Thư Lược, Thuật Số Lược, là sách bói quẻ Phương Kỵ Lược là sách thuốc, nói hạnh của Uyển Minh Nhân Thần có sáu chánh sáu tà: một là Manh Triệu (mầm móng) chưa hiện thấy cơ còn mất thì gọi là Thánh thần; hai là Tiến Thiện Thông Đạo, công qui về vua thì gọi là Đại thần; ba là ty thân tiền hiền cứng cổ hành sự (hạ mình tiến cử người hiền, làm việc theo xưa) để khích lệ ý vua thì gọi là Trung thần; bốn là sáng xét thấy sớm để khỏi lo sau thì gọi là Trí thần; năm là thủ văn phụng pháp ăn uống liêm tiết thì gọi là Trinh thần; sáu là nước nhà hỗn loạn mà vua không chỉ dụ, nghiêm sắc mặt với vua phạm pháp nói lỗi của vua mình chết để nước yên gọi là Trực thần. (Không nhập một đoạn kế tiếp theo đề nghị của tác giả vì đoạn này sửa lung tung).
Lạc-già-đa (Lokàyatana), Ứng Pháp sư dịch là Thuận Thế vốn là ngoại đạo Phược-ma-lộ-ca. Thiên Thai nói: Đây gọi là Thiện Luận, hoặc gọi là sư phá đệ tử. Từ Ân nói: Đây dịch là ác đối đáp. Là thuận đời, là chấp theo thói đời ở thế gian. Lưu Cầu nói: Như là Lễ nghĩa danh giáo ở cõi này vậy.
Nghịch-lộ-già-da-đà, Ứng Pháp sư gọi là Nghịch-lộ-để-ca dịch là Tả Thế. Thiên Thai nói: Đây là Ác Luận, cũng gọi đệ tử phá sư. Từ Ân nói: Đây dịch là Ác Trừng Vấn. Tả Đạo mê hoặc đời chấp cái ấy mà chẳng luận thế gian. Lưu Cầu nói: Như Huyền Thư của Trang Lão ở cõi này vậy. Cho nên Dương Hùng chê Lão Tử rằng: Chùy đề nhân nghĩa tuyệt giảm lễ học dứt bỏ lễ học) nên ta không lấy. Lại chê Trang Tử rằng: Cùng sanh tử đồng giàu sang, đồng sang hèn nó có sở đâu. Song hai Thừa Bán Mãn, này riêng hoằng ở Đông Hạ, tà chánh hai giáo Tây Vức đều tập. Thế Tôn dự giám để răn người học. Cho nên Thập Tụng nói: Thích làm Văn Tụng Trang Nghiêm chương cú là có thể sợ sệt chẳng được làm. Ngã Phần nói: Là biết sai thứ hội đẳng chẳng được học sách vì khiến bỏ nghiệp, nên chẳng cho xem tướng và hỏi người khác kiết hung. Tứ Phần mở cho phép học Tạng, học sách, học Thế luận. Vì để khuất phục ngoại đạo cho nên trong Tạp pháp Tỳ-kheo mới học được phép học toán pháp. Trí Luận nói: Học ngoại điển như dùng dao chặt bùn, bùn không thành mà dao tự hỏng. Nói ngội ngoại điển thì Nhị Giáo Luận rằng: Giáo cứu hình (thân) gọi là ngoại, sách cứu thân (tâm) gọi là nội. Trí Độ có nội ngoại hai kinh, Nhân Vương phân nội ngoại hai luận Phương Đẳng nói nội ngoại hai luật, Bách Luận nói: Nội ngoại hai đạo. Thông Nguyên Ký phân biệt hai lớp nội ngoại: Một là ước cõi, hai là ước giáo ước cõi thì lấy thế gian làm nội, xuất thế gian làm ngoại. Ước giáo tức là trị tâm làm nội, trị thân làm ngoại. Ấy thì giáo của Nhọ Đạo dẫu nói tự tâm mà lại không lý xuất thế nên thuộc về nội. Còn giáo của Thích Thị tuy có tự thên cũng là nhân xuất thế nên đêu thuộc ngoại. Lương Trần Lưu Xử Sĩ Nguyễn Hiếu Chữ tự là Sĩ Tông Soạn Thất Lục mười hai quyển: một là kinh điển, hai là truyện ký, ba là tử binh thư, bốn là văn tập, năm là thuật kỵ năm thứ này gọi là nội thiên, sáu là Phật pháp, bảy là tiên đạo hai thứ này gọi là ngoại thiên. Nam Sơn lấy Phật Đạo làm Thiên Phương Ngoại bắt đầu từ đây. Trang Tử Đại Tông Sư nói: Khổng Tử bảo rằng: Ông ấy dạo phương ngoài (ngoại), còn khâu này dao phương trong (nội). Thông Nguyên Ký hỏi: Ông ấy đã lấy đạo làm ngoại nay sao phán (nói) là thuộc nội? Đáp: Ông ấy nói Thần Tiên Đạo Đức không phải như giáo của Chu Khổng trị đời, gọi là ngoại thiên. Nay lấy giáo Phật mà so, kỳ thật là nói về cõi nội. Nói Nho giáo thì Phạm Hoa nói: Đức lớn (Thạc Đức) là Nho. Dương Hùng nói: Thông Thiên Địa Nhân gọi là Nho. Khổng Tử họ Khổng tên Khâu, tự là Trọng Ni, người ở làng Bình Xương Quan, ấp Sô (Trâu), nước Lỗ, làm (vị?) Lỗ Tư Khấu từ nước Vệ trở về Lỗ, san định Thi Thư Lễ Nhạc, sữa Xuân Thu khen Dịch Đạo, dùng sáu kinh làm giáo. Nói về Đạo giáo, thì theo Thư Kinh Tịch Chí (các kinh sách?) nói về chỗ sâu xa của vạn vật, chỗ huyền áo của Thánh nhân. Lão Tử họ Lý tên Nhĩ tự là Bá Dương, thụy là Đam, là người ở Lý Khúc Nhân, làng Lệ, huyện Khổ nước Sở, làm một quan nhỏ Thủ Tàng Thất ở nhà Chu. Đi về phía Tây vào Lưu Sa vì Hàm Cốc quan Lại Doãn nói: Năm ngàn lời tức là hai kinh Đạo Đức làm giáo. Nói Thích Giáo, thì Lão Tử Tây Thắng Kinh nói: Thầy ta du hóa Thiên Trúc khéo vào Nê-hoàn. Phù Tử nói: Thầy của Lão Tử tên là Thích-ca Văn. Pháp của Thích-ca nói gọi là Thích giáo. Hậu Hán giao Tự Chí nói: Phật giáo lấy tu thiện từ tâm làm chủ, chẳng giết sinh loại, chuyên vụ thanh thượng. Lại cho người chết tinh thần không mất mà phải thọ thân chỗ tạo thiện ác đời sau đều có báo ứng, rất quí việc làm thiện để luyện tinh thần, luyện mãi không thôi cho đến vô sanh mà được làm Phật, có kinh sách mấy ngàn quyển, lấy hư vô làm tông. Bao la tinh thô, không gì chẳng thống lãnh, khéo nói lời thắng đại, chỗ cầu trong một thể, chỗ nói biểu thị thấy nghe, huyền vi sâu xa khó thể lường biết. Cho nên Vương Công Đại Nhân thấy báo ứng sanh tử đếu cứ nhiên tự mất. Luận Bảo Vương nói: Lý của ba giáo tên chưa ắt khác, lý chưa ắt đồng. Vả lại Phu Tử trong bốn tuyệt: Một là vô ngã, nghĩa khiêm quang là vô ngã. Đạo vô ngã trưởng mà chẳng tể là vô ngã. Phật vô ngã, xem năm uẩn đều không là vô ngã. Hai giáo môn trước đều chẳng nói năm uẩn. Ai luận Tứ Đế, Lục Độ Vạn Hạnh, thềm bậc Thánh hiền đều không nghe nói đến. Chỉ có Hòa Quang Đồng Trần, Bảo Thư Thủ Tịnh, đã từ lại kiệm, chẳng dám làm một Thánh trước thiên hạ (một thiên hạ trước làm một Thánh), sao dụng Thương mà xét cạn sâu. Vô ngã của ba giáo đã nói xong. Hoằng Minh Tập nói: Tần Cảnh đi sứ Tây Trúc, Ma-đằng đến cõi Đông Đạo Sướng Hoàng Hán Chi Triều (đạo hợp vua đời Hán), Huấn Giáo Vĩnh Bình Chi Tự. Trúc Pháp Lan vào Lạc Dương, Khương Tăng Hội đến nước Ngô bày xá-lợi ở nước Nam, dựng chùa tháp ở Đông Độ, Nam Sơn nói: Từ khi giáo pháp vào Đông tiệm cức thiệp Oa Long (truyền nhanh đến Oa Long), ba Bị binh trừ năm tao bái phục. Đây không phải đời Hưu Minh, ấy là vua bạo ngược, cho nên Sử Bố lệnh phi kinh quốc chi mưu, thường chí lương sử chi tiếu sự lý nan phản, hoàn tập cựu tân. Xưa Đông Tấn Thành Đế năm Hàm Ninh Sáu, Dữu Băng Phụ Chính Đế tại Ấu Xung (nhân vua còn bé) đã ra vì vua chiếu khiến Tăng phải lạy vua. Lúc đó Thượng thư lệnh là Hà Sung Tạ Quảng v.v… kiến nghị không nên lạy, ba lần kiến nghị lúc đó bèn thôi. Trong năm Nguyên Sơ đời An Đế Thái Phủ Hoàn Huyền Thượng Thư lại khiến lạy thì Thượng thư lệnh là Hoàn Khiêm, Trung thư Vương Mật v.v… can rằng: Nay Sa-môn có ý kính sâu chẳng cần phải lạy đúng lễ. Tích sung suất thổ nhi thú siêu phương nội ấy là vua ngoại quốc đều giáng (giảm) lễ. Bởi vì Đạo ở Tắc quí không vì sự khinh trọng của người. Tìm Đại pháp Đông Lưu vì nhật lượng cửu (dầu đã lâu ngày), tuy phong đời chính đổi mà Hoằng chẳng đổi thay, há chẳng dùng Hóa độc tuyệt hữu nhật dụng ư Đào Tiềm thanh ước chi phong vô thời hại ư Long Bình giả hồ. Hoàn Huyền lại gởi thư đến Viễn Pháp sư.
Viễn làm Luận Sa-môn Bất Kính Vương gồm năm thiên, việc do đó mà dứt, kịp khi An Đế phản chính mà tin thờ Phật. Có Tông Lưu Thị, nam Hiếu Võ Đại Minh sáu tạm bắt Sa-môn phải lạy vua là y theo luật vua năm đầu Chánh Trung. Ngụy Thái Võ Chân Quân năm thứ bảy có Đạo sĩ Khấu Khiêm Tư Đồ Thôi Hạo nói gièm Phật pháp, vua cho là phải bèn diệt Phật pháp Đào Tăng Đảo Tràm. Sau mời Đàm Thủy đảnh lễ hối lỗi bỏ kinh năm năm vua bị bịnh cùi bèn giết Thôi Hạo mà trùng hưng Phật pháp. Từ đời Tấn thất ngự Trung Nguyên quốc phân làm mười sáu. Đây là các Ngụy Chính tin Phật pháp không thiếu nhưng chỉ vì hách biên bột bột cứ hữu Hạ Châu bung bạo không biết chán lấy giết chốc làm vui, bội tượng (trái tướng) bội thượng (trái vua) khiến Tăng phải lạy. Sau khi trời đánh mà chết, chôn rồi lại bị đánh văng ra. Con là Xương Tập Vị (nối chức) đánh phá Trường An diệt Phật pháp chém Tăng, giết Sa-môn. Đàm Thủy bị chém mà không sao, nhân đó đổi tâm, sau bị Bắc Triều Hậu Ngụy tiêu diệt. Chu Võ Đế lúc đầu tin Phật pháp. Sau nghe lời gièm siễm của Đạo sĩ Trương Tân và tiền Tăng Vệ Nguyên Tung sắp diệt Phật giáo. An Sư bèn làm Nhị Giáo Luận mà can rằng: Giáo của chín Lưu, là giáo ngăn ở thân gọi là ngoại giáo. Giáo của ba thừa dạy tịnh tâm mình gọi là nội giáo. Lạo không phải là giáo chủ dị khiêm sở nhiếp. Vua nghe theo tồn phê lý quai (giữ bỏ trái lý) bèn diệt hết cả hai. Không đầy năm năm chết rồi, Tùy Dương Đế nối ngôi đổi mới triều trước. Tuy khiến kính trọng nhưng Tăng không phải lạy vua. Khi Đường Thái Võ lên ngôi lại đuổi Tăng Ni diệt Phật giáo ra chiếu lịnh phải lạy vua. Oai Tú Đạo Tuyên v.v… dâng biểu, cùng các quan họp cả nước bàn luận không làm. Vỏ Tông năm Hội Xương năm, có Đạo sĩ Lưu Huyền Tịnh Triệu Qui Chân chê bai Phật pháp sa thải Tăng Ni. Năm vua băng hà, Tuyên Đế bèn lại kính Phật, giết Lưu Huyền Tịnh. Thông Nguyên Ký nói: Có người trách Lương Võ Đế kính Phật mà sao lại bị Hầu Cảnh giết, ấy là vì không biết nghiệp thông ba đời, nhân duyên gặp quả báo liền chịu. Trong văn Khổng Tử nói: Thi thư thạnh mà nhà Tần diệt không phải là tội của Trọng Ni. Huyền Hư lớn mà Tấn thất loạn không phải là tội của Lão Trang. Tu trai giới nước Lương mất (Lương Võ Đế) không phải là tội của Thích-ca. Đây nói rõ vậy thuyết này rất sáng tỏ vậy).