PHẬT HỌC & KHOA HỌC VỚI CẢM XÚC PHIỀN NÃO
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển -21/8/2012
Nhiều khổ đau của con người xuất phát từ những cảm xúc phiền não, như thù hận sinh khởi bạo động và hay tham dục tạo ra mê đắm. Một trong những trách nhiệm căn bản nhất của chúng ta khi quan tâm đến con người là để làm vơi bớt những cái giá phải trả của loài người về những cảm xúc vượt ngoài vòng kiểm soát. Tôi cảm thấy rằng cả Phật học và khoa học đều có nhiều đóng góp.
Phật học và khoa học không là những quan điểm xung đột trên thế giới, nhưng đúng hơn là những phương pháp khác nhau đối với cùng kết quả: tìm kiếm sự thật. Trong sự rèn luyện của Phật học, điều cần yếu là khảo sát thực tại, và khoa học cống hiến những phương cách của chính nó để tiến hành sự khảo sát này. Trong khi những mục tiêu của khoa học có thể khác biệt với chủ tâm của Phật học, cả hai phương hướng trong việc tìm kiếm sự thật – chân lý đã mở rộng kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta.
Sự đối thoại giữa khoa học và Phật học là một sự đàm luận hai chiều. Những Phật tử chúng tôi có thể sử dụng những khám phá của khoa học để làm sáng tỏ sự hiểu biết của chúng ta về thế giới mà chúng ta đang sống. Nhưng các nhà khoa học có thể cũng cũng có thể sử dụng một số tuệ giác từ Phật học. Có nhiều lãnh vực mà trong ấy Phật học có thể có thể đóng góp đối với sự thấu hiểu của khoa học, và trong những đối thoại Tâm Thức và Đời Sống đã tập trung trên một số chủ đề.
Thí dụ, khi đi đến sự hoạt động của tâm thức, Phật Giáo với khoa học nội tại hàng thế kỷ đã là mối quan tâm thực tiển đối với những nhà nghiên cứu về nhận thức và khoa học thần kinh và trong nghiên cứu về các cảm xúc, sự đóng góp trong những cống hiến nổi bật đối với sự hiểu biết của họ. Theo dõi những cuộc đối thoại của chúng tôi, vài nhà khoa học đã phát khởi những ý tưởng mới đối với việc tìm kiếm trong những lãnh vực họ.
Trái lại, Phật Giáo cũng có thể học hỏi từ khoa học. Tôi đã thường nói rằng nếu khoa học minh chứng những sự kiện xung đột với quan niệm của Phật Giáo, Phật Giáo phải thay đổi cho phù hợp. Chúng ta phải luôn luôn chấp nhận một quan điểm phù hợp với cơ sở lập luận. Nếu trên sự khảo sát chúng ta thấy rằng có lý do và sự chứng minh cho một quan điểm, thế thì chúng ta phải chấp nhận nó. Tuy nhiên, một sự khác biệt rõ ràng phải được thực hiện giữa những gì không thể được tìm thấy bởi khoa học và những gì được tìm ra là không tồn tại bởi khoa học. Những gì khoa học tìm thấy là không hiện hữu tất cả chúng ta nên chấp nhận như không tồn tại, nhưng những gì khoa học chỉ đơn thuần không tìm thấy lại là một vấn đề hoàn toàn khác biệt. Một thí dụ là chính tâm thức. Mặc dù chúng sinh, kể cả loài người, từng trải nghiệm tâm thức trong hàng thế kỷ, nhưng chúng ta vân không biết tâm thức thật sự là gì: bản chất trọn vẹn của nó và nó thể hiện chức năng như thế nào.
Trong xã hội hiện đại, khoa học đã trở thành một năng lực chính yếu trong sự phát triển của loài người và thế gian. Trong cách này, những sáng kiến kỷ thuật chịu trách nhiệm cho tiến trình vật chất vĩ đại. Tuy nhiên, khoa học không có tất cả những câu trả lời, nhiều hơn bất kỳ tôn giáo nào đã làm trong quá khứ. Càng theo đuổi sự cải thiện vật chất, quên lãng ý toại nguyện đến từ sự phát triển nội tại, những giá trị đạo đức càng biến mất một cách nhanh chóng hơn trong xã hội chúng ta. Rồi thì tất cả chúng ta sẽ phải trải nghiệm những nổi khốn khổ trong tương lai dài về sau, vì khi ấy không có chỗ cho công lý và lòng trung thực trong trái tim con người, những kẻ yếu sẽ là những người chịu khổ sở đầu tiên. Và những sự phẩn uất kết quả từ sự bất công căn bản ấy ảnh hưởng một cách thù địch đến mọi người.
Với sự tác động lớn mạnh không ngừng của khoa học đến đời sống chúng ta, tôn giáo và tâm linh có một vai trò lớn hơn trong việc nhắc nhở chúng ta về loài người chúng ta. Những gì chúng ta phải làm để cân bằng tiến trình khoa học và vật chất với ý nghĩa trách nhiệm đến từ sự phát triển nội tại. Đó là tại sao tôi tin tưởng cuộc đối thoại này giữa tôn giáo và khoa học là quan trọng, vì từ đấy có thể đi đến những sự phát triển có thể lợi lạc lớn lao cho nhân loại.
Khi nói đến những rắc rối của con người biểu thị bởi những cảm xúc phiền não của chúng ta, Đạo Phật có nhiều điều để nói với khoa học. Một mục tiêu trọng tâm của sự thực tập Phật Giáo là để giảm thiểu năng lực của những cảm xúc tàn phá trong đời sống chúng ta. Với mục tiêu ấy trong tâm, Đạo Phật cống hiến những lý thuyết tuệ giác và những phương pháp thực hành ở những trình độ thứ bậc rộng rãi. Nếu bất cứ những phương thức nào trong đây có thể được biểu lộ qua những sự thử nghiệm khoa học là có lợi ích, thế thì có mọi lý do để tìm ra những phương cách để làm cho chúng tiện lợi đến mọi người, cho dù người ta có quan tâm đến chính Đạo Phật hay không.
Những sự lượng định khoa học như vậy là một kết quả trong sự đối thoại của chúng tôi. Tôi vui mừng để nói rằng cuộc thảo luận Tâm Thức và Đời Sống trình bày trong quyển sách này hơn là một gặp gở của những tâm thức giữa Phật học và Khoa học. Các nhà khoa học đã đi một bước vươn xa và đã từng bắt đầu những chương trình để thử nghiệm một vài phương pháp của Đạo Phật có thể hữu ích đến tất cả những sự đối phó với các cảm xúc phiền não.
Tôi kêu gọi độc giả của quyển sách này tham gia trong những sự giải thích của chúng tôi về các nguyên nhân và chửa trị cho những cảm xúc tàn phá, và để quán chiếu trên nhiều câu hỏi được nêu lên có tầm trọng thuyết phục và thôi thúc tất cả chúng ta. Tôi hy vọng các bạn sẽ tìm thấy sự chạm trán này giữa khoa học và Đạo Phật cũng hào hứng như tôi.
Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Ngày 28-8-202
Nguyên tác: Lời giới thiệu của Đức Đạt Lai Lạt Ma cho quyển Destructive Emotions – How Can We Overcome Them?
Ẩn Tâm Lộ ngày 22-8-2012