DUY MA KINH LƯỢC SỚ

Thiên thai, Sa-môn Trạm Nhiên lược.

PHẨM: PHẬT ĐẠO

Nay nói phẩm này lược dùng ba ý giải thích chung:

  1. Nói lý do có phẩm này ở tiếp sau.
  2. Giải thích tên phẩm.
  3. Giải thích văn.

1. Lý do có phẩm này tiếp sau phẩm Quán Chúng Sinh, là phẩm trước chính nói về tướng chung vào Không, để hoàn thành việc phẩm Thăm Bệnh nói về Bồ-tát có bệnh. Theo Thông giáo quán từ Giả vào Không để điều phục Bồ-tát có bệnh nội giới. Lại gồm thành việc nói pháp cho các quốc vương, trưởng giả ở ngoài thất, như đã nói ở trước. Nay phẩm này nói tướng chung về quán từ không vào Giả để nói đạo phi đạo, chủng phi chủng, quyến thuộc phi quyến thuộc.

Đây tức là Không có mà có, chính để thành việc phẩm Thăm Bệnh nói tướng chung của Biệt giáo về quán từ không vào Giả để điều phục hằng sa Bồ-tát bệnh thật. Văn trước có nói: “Lấy không chỗ thọ mà thọ các thọ”chưa đầy đủ Phật pháp Không nên diệt thọ thủ chứng, cũng gồm việc ở ngoài thất chê trách các đại đệ tử không thể trụ các kiến bất động mà tu ba mươi bảy phẩm trợ đạo, dùng tướng ngũ nghịch mà được giải thoát… Cho nên có phẩm này.

2. Giải thích tên phẩm này. Nói Phật đạo, thì Phật nghĩa là giác, tu giác giác tha gọi là Phật. Đạo nghĩa là thông suốt, là lý sở giác hay thông quán các trí từ nhân đến quả, gọi đó là đạo. Đây dùng trí và lý làm tên nên gọi là Phật đạo. Chính như phẩm này dùng lý chẳng phải đạo tức là Phật đạo. Do đó ngài Tịnh Danh đáp ngài Văn-thù rằng: Bồtát hành trì ở phi đạo mà thấu suốt Phật đạo gọi là Phật đạo. Nói chẳng phải đạo, thì Đại Luận nói: Mười hai nhân duyên có ba thứ đạo:

  1. Phiền não đạo.
  2. Nghiệp đạo.
  3. Khổ đạo.

Phiền não tức là vô minh, ái, thủ ba thứ. Nghiệp tức là hành, hữu hai thứ. Khổ tức là thức, danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ, sinh, lão, tử bảy thứ. Đây là ba đạo không phải Phật đạo nên nói là chẳng phải đạo. Lý chẳng phải đạo tức là lý thật tướng trí tuệ công đức của chư Phật. Lý tức là đạo, nên nói chẳng phải đạo tức là Phật đạo.

Hỏi: Phẩm này không căn cứ nhân duyên mà nói nghĩa, sao được ước ba đạo của nhân duyên là phi đạo?

Đáp: Tất cả phi đạo không ngoài ba thứ này. Vì sao? Vì tất cả chín giới trong mười giới đều là Phi đạo, chỉ có Phật pháp giới gọi là Phật đạo. Kinh này nói Phật đạo bất tư nghị, nên cả chín giới chẳng phải đạo đều là Phật đạo. Trong chín giới đạo thì sáu đạo là mười hai duyên hữu vi, ba thừa là mười hai duyên vô vi. Tức là đạo hai biên thế và xuất thế mỗi thứ đều có ba đạo là Không thể thông nhau. Từ không vào Giả để thuận nhập vào đạo giải thoát bất tư nghị, nên đều là phi phải đạo. Nhưng phẩm này không riêng nói Bồ-tát là phi đạo, vì có bốn giáo là đạo Bồ-tát. Biệt Viên vào trung tức là Phật đạo. Lại nữa, phương tiện Bồ-tát đều có Bi nguyện, rất thích thuận Phật đạo, nên không chọn ra thật Phi Phật đạo. Nếu là Phật đạo thì tại sao ngài Tịnh Danh lại chê trách bốn Bồ-tát và tám ngàn học đồ. Lại nữa, phẩm này nói khắp nhập vào các đạo, đoạn hết nhân duyên, đâu không vào phương tiện giáo Bồtát, để đoạn các duyên tập hữu vi và vô vi.

Hỏi: Nếu Phật là trí năng giác, đạo là lý sở giác thì lý phi đạo này có phải là lý Phật tánh chăng?

Đáp: Đúng như lời hỏi.

Hỏi: Nếu “tức là”, thì Phật tánh có ba là chánh, duyên, liễu, thì phi đạo cũng được là ba nhân chăng?

Đáp: Cũng như thế, đầy đủ như trong huyền nghĩa. Vì sao? Vì khổ tức là chánh nhân, phiền não tức là liễu nhân và nghiệp tức duyên nhân. Nên Đại kinh nói mười hai nhân duyên gọi là Phật tánh. Phật tánh không ngoài ba thứ. Nhân gọi là ba thứ Phật tánh. Quả gọi là ba đức Niết-bàn. Vì sao? Vì khổ tức là pháp tánh năm ấm, thuộc chánh nhân Phật tánh. Nên Đại kinh nói vô minh có ái là hai thứ trung gian thì có sinh tử gọi là Trung đạo. Trung đạo tức là chánh nhân. Nếu chuyển vô minh thành minh, tức là do hoặc mà có giải thoát, tức là liễu nhân. Nếu chuyển ác thành thiện thì do ác mà có thiện, tức là duyên nhân. Cho nên biết lý ba thứ phi đạo tức là lý ba thứ Phật tánh. Nên ngài Tịnh Danh nói hành ở phi đạo mà thông suốt Phật đạo.

Hỏi: Các sư phần nhiều đều nói kinh này chưa nói Phật tánh, sao được dẫn kinh Niết-bàn mà nói mười hai nhân duyên là nghĩa Phật tánh, để giải thích phẩm này?

Đáp: Đại kinh nói: Nếu nói mười một bộ kinh mà không nói Phật tánh thì không phải phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Nếu nói mười hai bộ kinh mà không nói Phật tánh, tức là phỉ báng Phật, Pháp, Tăng. Nay Phương đẳng này đủ mười hai bộ, sao được nói là Không nói Phật tánh?

Hỏi: Kinh này trước sau đều không có tên Phật tánh, sao được nói là có nói Phật tánh?

Đáp: Phẩm này, ngài Tịnh Danh nói Phi đạo là đạo, ngài Văn-thù nói phi chủng là chủng. Chủng tánh tức là tên khác của mục. Như trời Đế Thích đâu khác Kiều-thi. Nếu cho rằng không nói danh thuyết Phật tánh, là Không triển khai nghĩa Phật tánh. Có kinh không dùng danh từ hai đế cũng không phải là Không liên quan đến hai đế, sao được nói chư Phật thường nương hai đế mà thuyết pháp.

Hỏi: Nếu Phật tánh có ba thì chủng “hạt giống) cũng có ba chăng?

Đáp: Đúng như câu hỏi. Nên ngài Văn-thù nói: Có thân là chủng, sáu nhập là chủng, tức là chánh nhân của khổ đạo là tên khác của chủng tánh. Vô minh tham khuể… là chủng, tức là liễu nhân của phiền não đạo là tên khác của chủng tánh. Mười thứ bất thiện là chủng tức là duyên nhân nghiệp đạo là tên khác của chủng tánh. Chủng tánh cùng tánh, nghĩa thật đối nhau. Cho nên kinh Pháp Hoa nói: “Chỉ có Như Lai biết chủng tướng thể tánh của chúng sinh này”, tức là nghĩa ấy.

Hỏi: Chủng có nghĩa là năng sinh, nghĩa nó đối với vô thường. Tánh có nghĩa là Không đổi, nghĩa nó đối với thường, hai nghĩa này khác nhau sao được nói đối nhau?

Đáp: Duyên và liễu nhân đối với chủng không có gì phải nghi. Chỉ có Chánh nhân đối với Chủng hình như trái nhau. Nếu xét kỷ thì cũng không đối nhau.

Như thật không phải là nhân quả mà nói là chánh nhân, đó là phi nhân tánh mà nói là chánh nhân tánh, thì sao không được phi nhân chủng mà nói là chánh nhân chủng.

Hỏi: Nếu kinh này nói Như Lai chủng cùng Phật tánh Niết-bàn đồng nhau. Vì sao lại nói nếu thấy vô vi nhập chánh vị thì không thể lại phát tâm Bồ-đề, cũng như căn hư, nghĩa chủng có thể đoạn mà nghĩa Phật tánh lại không thể đoạn, vì sao lại được đồng?

Đáp: Đây mang tính phương tiện mà nói nghĩa chủng tánh, đối

với Bồ-tát lợi căn tức là rốt ráo, còn hàng Nhị thừa không hiểu, nên cần phải chê bác chê trách Thanh văn để ngầm có phát Lý. Nên kinh Pháp Hoa có nói: “Khi xưa ở trước Bồ-tát chê bai Thanh văn ham thích pháp Tiểu thừa. Song Phật thật chỉ dùng Đại thừa mà giáo hóa”, tức là nghĩa này.

Hỏi: Mười hai nhân duyên pháp tánh đều là chánh nhân, quán nhân duyên mà trí thông suốt là liễu nhân, các pháp thiện trợ tu đều là duyên nhân. Vì sao chỉ thiên lệch phán quyết là mỗi thứ đều thuộc riêng?

Đáp: Nghĩa có chung riêng. Nếu như câu hỏi thì là nghĩa chung. Nghĩa riêng không phải vậy. Năm ấm pháp tánh có vô minh ác nghiệp liền thành năm ấm sinh tử. Như khí âm khởi thì nước kết thành băng, vô minh chuyển làm minh thì Bất thiện thành thiện, tức chỉ rõ năm ấm thành năm thứ Niết-bàn. Như khí dương khởi, thì băng lại thành nước.

Hỏi: Vô minh phiền não há là trí tánh?

Đáp: Văn nói: Không vào biển lớn phiền não thì không được báu Vô thượng trí. Thập địa Luận Sư nói: Thức thứ bảy là trí thức. Nhiếp Đại thừa nói thức thứ bảy chỉ là chấp kiến thức. Tranh luận… đều là do không hiểu nghĩa liễu nhân chủng tánh. Không hiểu rõ thức thứ mười khởi lên tranh cãi cũng thế.

Hỏi: Nếu thế thì Bát-nhã Pháp Hoa có nói Phật tánh chăng?

Đáp: Kinh Phương Đẳng này còn có nghĩa này huống là Bát-nhã. Nên Đại kinh nói: Nói Phật tánh thì có năm tên, đó là Phật tánh, Bátnhã, Thủ-lăng-nghiêm, Kim cang Tam-muội, Sư tử hống Tam-muội. Lại Đại kinh có nói: Thành quả trái lớn thấy tánh Như Lai. Dẫn thời Pháp Hoa có tám ngàn Thanh văn được thọ ký riêng thành quả trái lớn. Như mùa Thu gặt hái, mùa Đông chứa nhóm rảnh rang không làm việc, là nghĩa này. Quán tâm, là nếu biết một niệm mười hai nhân duyên đầy đủ lý ba đạo ở mười pháp giới, tức là ba Như Lai chủng, ba thứ Phật tánh. Ấy là ba đạo phi đạo không che chướng ba đức, như chữ nhất ở đời. Các pháp cũng thế. Là lý trí bất tư nghị, tức là phi đạo thấu suốt Phật đạo nên gọi là phẩm Phật Đạo.

3. Giải thích văn “Nhi thời…”. Văn có ba:

  1. Nói Phật đạo.
  2. Nói Như Lai chủng.
  3. Nói quyến thuộc.

Ba thứ này tên khác mà ý đồng, đều là quán thông tướng vào Giả. Nếu tới chỗ hiểu biết lý phi đạo, thông suốt không ủng tắt thì gọi là Phật đạo. Lý này hiển bày lý hay sinh Như Lai gọi là Như Lai chủng. Sinh ra phước tuệ tự hành hai trang nghiêm, hay sinh pháp thân và các công đức, tự lấy đây làm quyến thuộc. Nếu là hóa tha thì giả gọi là Không ủng tắt. Ba văn tuy khác nhưng đồng là Thông tướng từ không vào Giả. Nên Đại phẩm nói: Bồ-tát hay lấy tất cả đạo mà khởi tất cả đạo chủng đạo, gọi là đạo chủng trí, tức là trí từ không vào Giả.

Nói Phật đạo có bốn:

  1. Văn-thù lược hỏi.
  2. Tịnh Danh lược đáp.
  3. Văn-thù lại hỏi.
  4. Tịnh Danh rộng đáp.

Văn-thù lược hỏi: Sở dĩ hỏi là vì giả danh phân biệt Phật đạo có vô lượng thứ chứa ở phi đạo. Bồ-tát sơ tâm nghe phẩm Thăm Bệnh nói thông tướng nhập giả Bất tư nghị mà không hiểu gì, nên hỏi Bồ-tát rằng làm sao thông đạt Phật đạo?

Ngài Tịnh Danh lược đáp “Duy-ma… Phật đạo”. Bồ-tát lấy không chỗ thọ mà thọ nhận các thọ phi đạo, tức là hành phi đạo hai biên thế và xuất thế. Thông suốt Phật đạo, thông suốt hai biên này tức là Phật đạo. Lại nữa, phi đạo thế gian tức là ái kiến. Ái tức là ma phi đạo, kiến tức là ngoại đạo phi đạo. Phi đạo xuất thế, tức là bốn môn của Nhị thừa… các thứ môn, đầy đủ như trên đã giải thích về từ không vào Giả không mà nói các thọ. Thế và xuất thế này đều gọi là phi đạo. Bồ-tát đem cái không chỗ thọ làm cái muốn thấu suốt thọ phi đạo mà thọ các thọ, tự hành hóa tha, vào Giả mà phân biệt thuốc và bệnh, chưa đủ Phật pháp, trọn không diệt thọ thủ chứng, tức là hay thông suốt tất cả Phật đạo. Nên phẩm Thăm Bệnh trên có nói: “Các ma ngoại đạo đều là thị giả của tôi”.

Văn-thù lại hỏi “Hựu vấn… phi đạo”. Sở dĩ lại hỏi là vì ý đáp vừa rồi sâu xa, thời chúng chưa hiểu, nên lại xin nói rộng.

Tịnh Danh rộng đáp “Đáp viết…”. Văn có tám lại dùng để nói phi đạo:

1/ Ước căn cứ nhân vô gián.

2/ Ước căn cứ sắc cõi Vô sắc.

3/ Ước căn cứ ba độc.

4/ Ước căn cứ mười tệ.

5/ Ước căn cứ Nhị thừa.

6/ Ước căn cứ các ác quả báo ở nhân gian.

7/ Ước căn cứ nhập Vô dư.

8/ Tổng kết.

Căn cứ nhân quả năm vô gián mà nói hành phi đạo. Bồ-tát vào Giả vì lợi ích chúng sinh, chỉ tội nhân ngũ nghịch chịu quả tam đồ, tuy làm việc này nhưng không hề giận ghét, tức là thấu suốt Phật đạo. Vì sao? Vì quán nhân duyên tội ngũ nghịch này sinh tâm từ Giả vào Không, còn chẳng thấy nghe tâm, huống là có nghịch quả, lấy không chỗ thọ vì vật mà thọ nghịch tâm nghịch quả. Tâm ngũ nghịch này tức là vô sinh, tức là môn chữ A. Nghĩa là các pháp đầu tiên không sinh, nên cũng là Vô cấu Tam-muội. Nếu biết các pháp Không sinh, tức đủ tất cả Phật pháp, như trong một hạt vi trần có đại thiên kinh quyển. Nghịch tâm cũng thế. Đầy đủ pháp thế và xuất thế, đạo phẩm đốn tiệm, tất cả Phật pháp, mười tâm số, mười đệ tử khởi mười pháp môn. Trang nghiêm giáo pháp song thọ khô vinh, đầy đủ ở một niệm trong tâm ngũ nghịch sinh tử. Nên nói hành ở phi đạo mà thông suốt Phật đạo. Đây tức là nhân ngũ nghịch trong ba đạo. Tức là phi đạo của phiền não đạo và nghiệp đạo. Quả tam đồ tức là phi đạo của khổ đạo. Nay lấy nhân quả cực ác còn thông suốt Phật đạo các thứ khác Lý cũng như thế. Nên nói Bồ-tát hành ngũ Vô gián mà không giận ghét, tức là thông suốt Phật đạo. Vốn không nghịch nghiệp mà hành nghịch, tức là lấy không chỗ thọ mà thọ các thọ. Thông suốt Phật đạo, tức là chưa đủ Phật pháp, tự hành hóa tha chưa đầy đủ, nhưng không diệt thọ mà thủ chứng. Bồ-tát đối với ngũ nghịch như thế mà thông suốt đầy đủ tất cả các pháp, tức là tự hành. Chỉ bày hạnh này tức là hóa tha. Chỉ bày có hai thứ:

– Chỉ bày sám hối như Xà vương chưa thọ ác quả mà cầu sám pháp, khiến vô số người phát tâm Bồ-đề.

– Chỉ bày không sám hối. Như Điều-đạt cho đến vào địa ngục. A-nan theo Mục-liên đến thăm khuyên nên sám hối. Điều-đạt đáp: Tôi chịu khổ này như niềm vui ở Đệ tam thiền. Ấy là hành phi đạo để lợi ích tất cả. Lại nếu không có ác thì lấy gì để hiển sáng thiện. Thế nên Điềuđạt từ vô số kiếp đến nay thường cùng Thích-ca thật hành đạo Bồ-tát. Một người làm Phật đạo, một người làm Phi đạo, cùng nhau khởi phát. Như Pháp Hoa có nói: Đến ở địa ngục không có tội cấu mà ước quả. Đây là Vô cấu Tam-muội phá cái hữu địa ngục. Khi nhập Tam-muội này thì tất cả Tam-muội đều vào trong ấy. Như Điều-đạt ở địa ngục nói với ngài Mục-liên rằng: “Nếu ngài trở lại làm phàm phu thì tôi mới ra khỏi ngục này.” Lại như Bà-tẩu ở trong địa ngục mà dạy vô số người. Khi ra khỏi địa ngục được nghe kinh Phương đẳng. Nếu là có tội sao được như thế? Bởi do ở địa ngục không có tội cấu mà lại hay lợi tha. Ra khỏi địa ngục tức là hành ở phi đạo mà không có tội cấu, tức là nhập Vô cấu Tam-muội mà thông suốt Phật đạo. Vốn không có nghiệp địa ngục mà đến địa ngục, tức là lấy không chỗ thọ mà thọ mà không thủ chứng. Từ đây trở đi đều cần lấy lời văn “lấy không chỗ thọ mà thọ các thọ”của phẩm Thăm Bệnh đem đối với lời “hành ở phi đạo”, khắp mỗi mỗi câu đều giống đây. Còn như Súc sinh không có các lỗi vô minh kiêu mạn… là như các loài voi, khỉ vượn, chim chóc… đều kính trọng nhau nhân đó hóa làm người, tức là nhập bất thoái Tam-muội mà thông suốt tất cả Phật đạo. Đến như ngạ quỷ mà đầy đủ tất cả công đức. Như Thỉnh Quan Âm nói: Hiện thân làm ngạ quỷ tay phóng ra sữa đẹp đẽ thơm tho, tức là nhập tâm lạc Tam-muội mà thông suốt cả Phật đạo.

Hai, căn cứ sắc cõi Vô sắc nói hành Phi đạo mà thông suốt Phật đạo “Hành sắc… vi thắng”. Sở dĩ ước các cõi trên vì hai cõi này là thiện thế gian, nếu ở nhân mà đắm trước là Phược Bồ-tát, nếu thọ quả báo tức là thuộc nạn trời Trường thọ, tức là phi Phật đạo. Bồ-tát từ Giả vào Không, lấy không chỗ thọ mà thọ nhân quả này không cho là cao quý. Vì không phải là thắng pháp của quán luyện huân tu, mà đối với phi đạo này tu Bạch sắc Tam-muội cho đến ngã Tam-muội… Mười một thứ Tam-muội chưa phải là tự hành hóa tha đầy đủ tất cả Phật pháp, trọn không diệt thọ thủ chứng, tức hay thông suốt Phật đạo vậy.

Căn cứ hành ở ba độc “Thị hành… Kỳ tâm) tức là phiền não phi đạo mà thông suốt Phật đạo. Lấy không chỗ thọ mà thị hiện hạnh tham dục phi đạo lại lìa các nhiễm trước, tức là Phật đạo Vô lậu thiền định. Thị hiện hạnh sân giận phi đạo mà không có sân giận tức là tu pháp duyên Phật đạo vô duyên. Thị hiện hạnh ngu si phi đạo mà dùng trí tuệ điều phục. Tức là Phật đạo của ba trí. Nếu chưa đủ Phật pháp, thì không diệt thọ ba độc mà thủ chứng, đó là thông suốt Phật đạo. Cho nên kinh Chư Pháp Vô Hành có nói: Tham dục tức là đạo, khuể và si cũng thế. Như thế là trong ba pháp mà đầy đủ tất cả Phật pháp.

Căn cứ mười tệ phi đạo thông suốt Phật đạo “Thị hành… tha giáo”. Mười thứ này phần nhiều cho là phiền não, cũng có người cho là nghiệp. Nghĩa suy ra có thể biết. Nếu lấy không chỗ thọ mà thọ mười tệ nhập giả tu mười Ba-la-mật mà chưa đủ Phật pháp, thì trọn không diệt thọ mười tệ mà thủ chứng, tức là hay thông suốt tất cả Phật đạo.

Hỏi: Tám tệ tám Độ như văn có thể hiểu, còn kiêu mạn đối với nguyện, phiền não đối với lực, nghĩa ấy ra sao?

Đáp: Kiêu mạn là khinh người khác, nếu không phát nguyện thì đâu có làm cầu đường cho người dẫm đạp. Nếu không chuyển phiền não sao có thể hòa quang không nhiễm mà luôn thanh tịnh ư?

Năm, Nói hành Nhị thừa phi đạo mà thông suốt Phật đạo “Thị nhập… chúng sinh”. Hàng Nhị thừa bị chìm ngập bởi không nên có vô vi duyên tập mười hai nhân duyên phi đạo của ba đạo. Bồ-tát lấy không chỗ thọ mà thọ cái trầm không của Nhị thừa, mà hay từ phi đạo thông suốt Phật đạo. Thị hiện làm Thanh văn vì chúng sinh nói cho họ pháp chưa từng nghe, như các ngài Thân Tử, Thiện Cát. Nếu làm Bích-chiPhật thì đại bi giáo hóa như ngài Đại Ca-diếp chưa đủ Phật pháp trọn không diệt thọ Nhị thừa mà thông suốt Phật đạo. Cho nên Pháp Hoa có nói: Biết chúng ham Tiểu pháp mà sợ đại trí. Thế nên các Bồ-tát làm Thanh văn, Duyên giác ít muốn chán sinh tử, thật sự tự mình tịnh cõi Phật.

Nói thọ phi đạo quả báo Khổ đạo nhân gian mà thông suốt Phật đạo “Thị nhập … nhân duyên”. Đây có tám câu, bảy câu đầu là thị hiện thọ báo nhân gian, một câu sau là tổng nói hiện nhập các đạo. Bảy câu trước là thọ các thọ của bốn thiên hạ. Các quả báo này đều là phi đạo, mà từ không vào Giả tu như Huyễn… bốn thứ Tam-muội. Chưa đủ Phật pháp, trọn không diệt các thọ này mà thủ chứng. Một câu sau là hiện khắp nhập vào các đạo mà trọn nhân duyên ấy, là các đạo thế gian không ngoài sáu câu ấy. Văn này chưa nói về Tu-la và sáu tầng trời cõi Dục. Nếu thọ đạo này cũng là khổ đạo phi đạo, mà tu Hoan hỷ Tammuội và Bất động… sáu thứ Tam-muội. Chưa đủ Phật pháp trọn không diệt thọ quả báo này mà thủ chứng. Tức là hay thông suốt Phật đạo. Nói đoạn nhân duyên ấy, là được hai mươi lăm Tam-muội luôn phá hai mươi lăm hữu, tức là đoạn dứt nhân duyên ấy. Lại nữa, biến hiện ở khắp các đạo, tức là biến nhập mười đạo pháp giới, đoạn dứt nhân duyên ấy, tức là đoạn dứt nhân duyên ba đạo của Bồ-tát bốn giáo.

Nói hiện hai thứ Niết-bàn phi đạo mà thông suốt Phật đạo “Hiện ư … sinh tử”. Trên nói về công đức hữu vi của Nhị thừa. Nay nói về công đức vô vi của Nhị thừa đều là phi đạo. Lại trên chỉ nói hàng Nhị thừa, nay gồm nói ba thừa nhập vào hai Niết-bàn đều là phi Phật đạo. Trừ bậc Viên diệu giác thị hiện, ngoài ra đều là hữu vi vô vi duyên tập ba đạo phi đạo. Nếu đáng dùng ba thừa diệt độ mà độ, tức là hiện ba thừa mà không đoạn sinh tử. Bồ-tát Đại bi ở trong sinh tử thấu suốt sinh tử phi đạo tức là Phật đạo thì sao lại đoạn bỏ.

Tổng kết thành nghĩa Phật đạo “Văn-thù… Phật đạo”. Bồ-tát nếu hay thực hành bảy thứ trước nói, đối với lý phi đạo mà đầy đủ tất cả Phật pháp, tức là thông suốt Phật đạo.

Nói về Như Lai chủng “Ư thị…”. Sở dĩ ngài Tịnh Danh hỏi ngài Văn-thù. Như văn trước, ngài Văn-thù hỏi ngài Tịnh Danh đáp phi đạo là Phật đạo. Nay ngài Tịnh Danh hỏi ngài Văn-thù đáp phi chủng là Như Lai chủng, hai vị Đại sĩ này lần lượt làm chủ khách vì muốn hiển bày việc nói trên là Không phải từ không vào Giả, Lý nó rất sâu kín, những ai chưa ngộ tất rất nghi ngờ quái dị. Nay ngài Tịnh Danh hỏi Như Lai chủng, là muốn hiển bày phi đạo và Phật đạo khiến nghĩa rõ ràng. Nếu biết ba đạo là Như Lai chủng, tức là hay thông suốt phi đạo là Phật đạo. Văn có năm:

  1. Ngài Tịnh Danh hỏi.
  2. Ngài Văn-thù đáp.
  3. Ngài Tịnh Danh lại hỏi.
  4. Ngài Văn-thù giải thích.
  5. Ngài Ca-diếp lãnh hội khen ngợi kết thành.

– Ngài Tịnh Danh hỏi: Thế nào là Như Lai chủng, chính là để thành việc phi đạo là đạo.

– Ngài Văn-thù đáp “Văn-thù-sư-lợi…) tức là lấy phi chủng làm chủng. Vì sao? Vì trên ngài Tịnh Danh đã lấy phi đạo làm đạo, e thời chúng chưa hiểu, nên hỏi nghĩa chủng. Nay ngài Văn-thù lấy phi chủng làm chủng, lý thú đồng hiển bày cùng một ý cao siêu. Nói Như Lai chủng, thì Đại Luận có nói: Như pháp tướng mà hiểu, như pháp tướng mà nói, gọi là Như Lai chủng. Nếu như pháp tướng mười hai nhân duyên của ba đạo mà hiểu, tức là Như Lai chủng. Vì sao? Vì lìa ngoài ba đạo lại không có Như Lai chủng. Ba thứ chủng là:

– Chánh nhân tức khổ đạo.

– Liễu nhân tức phiền não đạo.

– Duyên nhân tức nghiệp đạo.

Văn trước đã nói đủ. Nói Như Lai, là như pháp tướng nhân duyên ở ba đạo này mà hiểu mà nói nên gọi là Như Lai. Nay ngài Văn-thù đáp lại dựa vào Như Lai mà giải thích nói, nên nói ba thứ chủng phi chủng là Như Lai chủng, để thành việc ngài Tịnh Danh đáp ba thứ phi đạo là Phật đạo. Nói Như Lai chủng, thì chủng có ba thứ, Như Lai cũng có ba:

  1. Pháp Phật Như Lai.
  2. Báo Phật Như Lai.
  3. Ứng Phật Như Lai.

Như Pháp Hoa nói đều là một tướng một chủng tức là chánh nhân chủng. Như Trí Luận nói: Các trí tuệ môn là chủng, tức là liễu nhân

chủng. Lại Pháp Hoa nói: Khảy móng tay, tán hoa, Phật chủng từ duyên khởi lên, tức là duyên nhân chủng. Chủng lại có nghĩa là hay sinh ra, là chủng loại, là chủng tánh. Về nghĩa hay sinh, nếu không sinh thì không gọi là chủng “hạt giống”. Đây dùng ba chủng hay sinh ba Phật. Từ nhỏ bé đến đắm trước Đại quả tức là nghĩa hay sinh. Về nghĩa chủng loại, nếu ba thứ chủng này không phải loại Phật chủng thì ngoài thứ này ra không có pháp nào đồng loại. Về nghĩa chủng tánh, thì tánh danh không thay đổi, ba pháp này từ đầu đến cuối vẫn không đoạn không diệt, tất rốt ráo đến ba quả Phật ba đức, nên nói là Không thay đổi. Nay ước chúng sinh nói chủng thì không ngoài ba thứ này. Do phiền não thấm đẩm nghiệp mà thọ thân có khổ. Ba thứ không trước sau cũng không phải cùng một lúc, chẳng dọc chẳng ngang. Nếu phụ vào tánh mà nói Nghĩa thì lấy chân tánh làm chánh nhân chủng, trí tuệ là liễu nhân chủng, muôn thiện làm duyên nhân chủng. Đây phần nhiều đều căn cứ đoạn hoặc thì được giải thoát, lìa sinh tử thì được Niết-bàn, trừ ác thì có thiện. Đây là dựa theo tư nghị mà nói chủng, không phải là ý của kinh này. Nếu trừ hoặc mà được giải thoát, thì không có liễu nhân chủng, như lửa này từ củi khởi lên, nếu củi hết thì lửa tắt. Cho nên hàng Nhị thừa đoạn kiết hết rồi, liền không có nhân Phật tuệ, nên không thể thành tựu được Nhất thiết chủng trí, mà mất liễu nhân chủng. Nếu trừ ác có thiện, khi ác hết rồi thì không còn sinh thiện, đâu lại có duyên nhân chủng. Cho nên Nhị thừa không có ác thì mất đi duyên nhân chủng. Nếu lìa sinh tử thì nhập Vô dư diệt không còn thọ sinh, há lại có chánh nhân chủng. Nên Đại kinh nói: Hoặc có Phật tánh, người Xiển-đề thì có, người thiện căn thì không, Xiển-đề đầy đủ các ác phiền não mà thọ thân sinh tử. Tức là lấy ác làm tánh nhân duyên. Người thiện không có trong tánh ác này, nên nói là Không. Người thiện có, vì đã có thiện pháp nhân duyên. Xiển-đề không thứ này nên nói là Không. Cả hai người đều có, tức là có tánh chánh nhân, hai người đều không là Không có tánh liễu nhân. Nếu căn cứ thức làm nghĩa thì thức thứ sáu là duyên nhân chủng, cả thiện ác đều do thức thứ sáu khởi lên, lìa ngoài thức thứ sáu thì không có ác, không có thiện, không có duyên nhân chủng. Thức thứ bảy là liễu nhân chủng mê hoặc cùng giải thoát đều là thức thứ bảy. Nếu lìa thức thứ bảy thì không có hoặc, không có giải thoát. Thức thứ tám là chánh chân chủng, không có thức thứ tám thì không có sinh tử Niết-bàn. Ngài Chân Đế nói có thức thứ chín là chân thức. Cả tám thức cũng còn chủng tử hư vọng sinh tử nương nhờ. Như Địa Luận Sư dùng thức thứ bảy đoạn bỏ thức thứ sáu. Trí Chướng diệt thức thứ tám, chân tu mới hiển bày. Đây cần dùng bốn Câu Trung luận mà kiểm xét đầy đủ. Nay kinh nói chủng bất tư nghị, lấy phi chủng làm chủng. Cho nên xem thân… Phiền não bất thiện đều là Như Lai chủng. Như ong làm mật tuy hái các phấn hoa nhưng không vì tiện lợi mà mật trọn không thành. Cho nên biết tiện lợi đều là hạt giống của mật. Nay bất tư nghị cũng thế. Không phải chỉ pháp tánh trí tuệ thiện pháp là Như Lai chủng của ba Phật, chỉ ba đạo này là ba thứ Như Lai mật chủng so sánh mà biết. Nếu Bồ-tát nghiên tầm tu lý của ba chủng này, được phần tương ưng gọi là tập chủng tánh, tâm này tăng trưởng thì gọi là tánh chủng tánh, thông suốt không trệ ngại thì gọi là đạo chủng tánh, thấy biết rõ ràng thì gọi là Thánh chủng tánh, ba chủng đồng tu thì gọi là Đẳng giác tánh, ba thứ cực diệu thì gọi là diệu giác tánh. Ba chủng tánh này không trước không sau, không phải cùng một lúc, chẳng dọc chẳng ngang như chữ Y ở đời, ba mắt Thủ-la.

Đến Văn-thù đáp thì văn có sáu đoạn nói về Như Lai chủng: Một là, Lược căn cứ về khổ đạo. Hai là, Rộng căn cứ về phiền não đạo. Ba là, Lại rộng căn cứ. Bốn là, Lại căn cứ về phiền não đạo. Năm là, Căn cứ về nghiệp đạo. Sáu là, Nhập vào bảy thức xứ.

Nay ở năm văn trước phân biệt ba nghĩa:

  1. Có thân, sáu nhập, bảy thức xứ; ba thứ này là chánh nhân Như Lai chủng.
  2. Vô minh, hữu ái, ba độc, bốn đảo, năm cái, tám tà, chín não, sáu thứ này là liễu nhân Như Lai chủng.
  3. Mười bất thiện là ác nghiệp tức là duyên nhân Như Lai chủng.

Một, Lược căn cứ về khổ đạo. Nếu luận chung thì mỗi mỗi đều là ba Phật Như Lai chủng. Song chúng sinh thọ thân tuy lấy nghiệp làm nhân, nếu không có phiền não thì không được sinh. Cả ba chủng cũng thế. Tuy có chánh nhân mà không có liễu nhân dẫn dắt duyên nhân giúp hiển bày chánh tánh, thì ba Phật không được sinh trưởng. Do tuệ mà thấu suốt phiền não để dẫn dắt duyên nhân, ba nhân thành tựu, pháp thân hiển hiện. Nên ngài Văn-thù có nói: “Chỉ trong bùn lầy phiền não mới có Phật pháp mà thôi.” Có thân là chủng, thân tức là năm ấm, năm ấm tức là pháp tánh. pháp tánh sắc, pháp tánh thọ, tưởng, hành, thức… tức là chánh nhân chủng vậy. Lại thân là chủng, vì sinh phước tuệ nên nói là chủng. Bồ-tát lấy không chỗ thọ mà thọ thân này, nếu chưa thành tựu việc tự hành hóa tha đủ tất cả Phật pháp, thì trọn không diệt thân mà thủ chứng. Tức là từ không vào Giả nói nghĩa chủng bất tư nghị. Tại sao, vì mê nơi thân thì có chủng sáu đạo sinh tử, hiểu rõ thân thì có chủng bốn Thánh nhân, nên có chủng mười pháp giới. Nếu diệt thân thì không có tất cả chủng. Nếu đoạn năm ấm tức đoạn Phật chủng, đây tức là phi chủng làm chủng… Bồ-tát như thế mà quán thân thấy tất cả chủng là Như Lai chủng. Như mắt người vì mắt kéo mây nên không thấy, nếu các y sư vụng về châm cứu hoặc thoa thuốc dù hết cay xốn nhưng khiến mắt sẽ mù vĩnh viễn không thấy gì, là Không có chủng Như Lai. Nếu người bệnh mắt chưa hư mắt, gặp nhà huyễn thuật đọc chú cấm đau xót trị lành mắt lại được trong sáng. Đây dụ cho phàm phu tuy đầy đủ phiền não cũng còn có nghĩa chủng trở đi trở lại chưa hư, thế nên nói thân là Như Lai chủng.

Hai, Rộng căn cứ về phiền não đạo là Như Lai chủng “vô minh… vi Chủng thử tứ”. Phiền não ở quá khứ là vô minh, phiền não ở hiện tại là ái, quán phiền não hai đời này như hư không không thể hết, tức là liễu nhân Như Lai chủng, cũng là ba Phật Như Lai chủng. Tham khuể si là chủng, tức ba độc cũng là vô minh quá khứ là hữu ái ở hiện tại, cũng đều sinh ra ba độc. Nếu lìa chấp ngã tức đầy đủ đẳng phần sinh ra tám vạn bốn ngàn trần lao. Nếu biết như thế nên gọi là chủng. Bốn thứ điên đảo, là nói nghĩa theo Biệt giáo, tức mê sắc mà khởi tịnh đảo, mê thọ mà khởi lạc đảo, mê tâm mà khởi thường đảo, mê tưởng hành mà khởi ngã đảo. Vì thường sinh niệm xứ chánh cần, như ý căn lực giác đạo nên là chủng. Năm cái là tham dục, sân khuể, thùy miên, trạo, hối, nghi hay sinh căn bản quán luyện huân tu các thiền Tam-muội, nên có nghĩa chủng. Đã biết nghĩa Biệt giáo thì đối Thông giáo tất không trệ ngại.

Ba, Lại căn cứ khổ đạo nói rộng chánh nhân chủng “sáu nhập là chủng, bảy thức xứ là chủng”. Sáu nhập tức là ước Báo thân khổ đạo. Như kinh Ương-quật nói: Sáu căn này ở Như Lai thường đầy đủ không giảm bớt tu sáng suốt thấy rõ ràng. Cũng như Pháp Hoa nói: Cha mẹ sinh ra mắt thường trong sáng… Được sáu căn thanh tịnh tức là sáu căn giống nhau cùng hiện. Nên kinh Hoa Nghiêm nói: Mười thứ lục căn, nhân đó được nhập sáu căn của Như Lai, nên biết tịnh là nghĩa Như Lai chủng. Bảy Thức xứ, ngài Cưu-ma-la-thập nói nhân Thiên dục giới là một, ba thiền ba không là sáu họp thành bảy thức trụ. Vì sao? Vì ở ba ác khổ nhiều, thức không thích trụ “ở”, đệ Tứ thiền thì thức và sắc vi tế, lại vì có trời Vô tướng nên thức không thích trụ, đệ tứ Vô sắc, vì pháp vô tưởng vi tế, nên thức không thích trụ. Tùy thức thích trụ tức là pháp tánh.

Bốn, Lại căn cứ phiền não đạo làm chủng “Bát tà … vi chủng”. Về tám tà như đã nói ở chương Ca-diếp trước. Không bỏ tám tà mà vào tám chánh, tức là nghĩa chủng. Chín não, tức là ước ba đời trái tình ý là duyên sinh sân giận. Nghĩa là người này hiện đời làm ta bực bội, não ngã người thân thì khen mà ta thì oán. Quá khứ và vị lai cũng thế, đó là chín não. Nếu có phương tiện là duyên sinh tử, nên được là Như Lai chủng.

Năm, căn cứ nghiệp đạo mà nói Như Lai chủng. Mười bất thiện đạo là chủng. Mười bất thiện thì nhiếp được ngũ nghịch. Nhân ác sinh thiện liền có mười thiện. Nếu hay sinh mười thiện, tức là sinh ba bất hộ, ba mật thị hiện, ba nghiệp tùy trí tuệ làm các công đức Như Lai, nên là chủng.

Sáu, Tổng kết thành Như Lai chủng “Dĩ yếu… Phật chủng”. Phiền não bất thiện không ngoài kiến ái vì thứ này gồm thâu, nên tất cả bất thiện đều ở trong ấy, đều là Như Lai chủng.

Ngài Tịnh Danh lại hỏi vì sao nói thế.

Ngài Văn-thù đáp “Đáp viết…”. Văn có hai: Chánh đáp và Thí dụ làm rõ.

– Chánh đáp rằng: Nếu người thấy vô vi mà nhập chánh vị là đoạn Như Lai chủng, không thể hành trì ở phi đạo, vì đã diệt thọ mà thủ chứng, nên không thể phát tâm Bồ-đề. Câu nói nếu thấy vô vi mà nhập chánh vị, là bậc Sơ tâm khổ nhẫn tức là thấy Đế gọi đó là kiến. Khi thấy Đế thì các hoặc dứt trọn không khởi lại, tức là nhất phần số duyên, vô vi tức là chánh vị. Nếu kiến hoặc dứt, tức là phiền não Như Lai chủng bị đoạn dứt. Người ấy xa nhất là bảy đời, sẽ rốt ráo không thọ thân sau, tức chủng của phi chủng ba đạo nội giới rốt ráo dứt hẳn, nên không thể phát tâm Bồ-đề để vào Giả hành đạo, học tất cả pháp tự lợi lợi người, hành ở phi đạo mà thấu suốt Phật đạo thành chủng ba Phật.

– Thí dụ “thí như…”. Văn có bốn: Cũng có thể dùng thí dụ Thông giáo trên nói về nghĩa chủng, cũng có thể dùng thí dụ của Biệt giáo. Biệt dụ có hai, trước là ba dụ riêng chỉ cho ba chủng, sau là một tổng dụ. Đến Biệt dụ có ba:

Một, Bãi bùn mọc ra hoa sen, ví cho phiền não đạo là liễu nhân chủng. Ở đất phân hoại mục mới dễ mọc mầm, ví như bất thiện nghiệp đạo làm duyên nhân chủng. Kế đó là khởi thân kiến dụ cho khổ đạo làm chánh nhân chủng thấu suốt năm ấm tức tánh chánh nhân. Sau là dụ vào biển phiền não… Ba chủng thường sinh ba chủng pháp thân, như vào biển lớn ắt được châu báu trí tuệ. Thí như đất gò cao. Đất gò cao vốn họp với nước sẽ thành bùn, vì cách xa nước nên không có bùn và không nở hoa. Là nói hàng Nhị thừa vốn có chủng phiền não nhưng vì đã đoạn nên như đất gò cao không bùn mà hoa không sinh. Đây là căn cứ khi nhập vào chánh vị không có phiền não nên không phát tâm Bồ-đề.

Hai, Dụ người nhập chánh vị được đạo cộng giới “Lại như … Phật pháp”. Là đoạn hết nghiệp bất thiện của ba ác đạo, không có ác nghiệp chủng nên không sinh Phật pháp.

Hỏi: Trong đây nói đất phân hoại mục rất màu mỡ, Đại phẩm nói trồng cây trên không trung, hai ý này nói nhập giả ra sao?

Đáp: Có vẻ hơi khác nhưng đại ý vẫn đồng. Đây nói Bồ-tát thấu lý bất thiện hay sinh Phật pháp. Ác pháp là hạt giống “chủng) giúp thành pháp thân, cho nên ước phân mục để nói nhập giả. Còn Đại phẩm tức là Không đoạn mà đoạn, đoạn hoặc mà nhập không, hay từ không nhập giả. Học tất cả Phật pháp hóa độ chúng sinh. Như sức huyễn thuật ở đời có thể trồng cây trên không trung, nên ước không mà nói nhập giả. Nếu theo đây mà giải thì hàng Nhị thừa đã có nghĩa nhập giả. Chỉ vì họ chưa ngộ nên không thể đổi quán, đến thời Pháp Hoa mới được hội nhập. Đại phẩm chỉ hội pháp Không hội người.

Ba, “Khởi… pháp hỷ” là dụ người nhập chánh vị, nếu không thân kiến thì thân nhân dứt hết, không có chủng ba ác, nên không phát tâm Bồ-đề làm đạo Bồ-tát.

Từ “Thị cố đến trí bảo” là tổng dụ. Hàng Nhị thừa không có phiền não… để vào ba đạo, tức là Không có báu Phật pháp Nhất thiết trí…

– Từ “Nhĩ Thời trở xuống”. Ngài Đại Ca-diếp lãnh hội khen ngợi. Văn có ba: Một là Chánh khen ngợi vì hiểu rõ. Hai là, Dụ để làm sáng. Ba là, Tự than trách.

Một, Sở dĩ Ca-diếp khen ngợi, vì ngài Văn-thù khéo nói phi chủng hiển sáng Như Lai chủng bất tư nghị, lý nó rất sâu kín. Hiểu rõ hai ý:

  1. Ruộng trần lao là Như Lai chủng.
  2. Hiểu thấy vô vi nhập chánh vị, nên không phát tâm Bồ-đề.

Hai, Thí dụ làm sáng dụ này Từ “Thí như đến Chí nguyện”, chỉ hiển sáng việc hiểu vào chánh vị thì không phát tâm Bồ-đề. Có khai dụ và hợp dụ, Ba, Ngài Ca-diếp tự than trách “Thị cố… đạo Ý”. Văn có hai:

  1. Chánh thấy thấp hèn.
  2. Giải thích “Sở dĩ…”. Theo văn.

Nói về pháp môn quyến thuộc Từ “Nhĩ thời …” cũng là thành nghĩa đạo và chủng ở trước. Vì sao? Vì pháp môn có vô lượng, tùy nghĩa mà có các thiện thân cận, tức là quyến thuộc. Đây đều là trong không có danh tướng mà giả gọi phân biệt, để thành giả danh Phật đạo và chủng. Lại nữa, phẩm Quán Chúng Sinh trước nói quán chúng sinh vào Không, thấu đạt nguồn cội mà có Vô duyên Từ, Bi, Hỷ, Xả. Vì hiển sáng nghĩa này, nên Thiên nữ bỗng hiện đổi thân với ngài Thân Tử, để hiển bày diệu lý giải thoát Chân không bất tư nghị. Kế phẩm này nói hành ở phi đạo mà thông suốt Phật đạo, nhập giả tự hành hóa tha, tuy thọ các thọ mà không chỗ thọ, hay ở trần lao mà đạt được Như Lai chủng. Thế nên khắp hiện sắc thân. Nhân hỏi quyến thuộc để hiển thành việc thông suốt Phật đạo, các thứ pháp môn đều là quyến thuộc.

Văn có hai là hỏi và đáp.

Một, Hỏi: Nói khắp hiện sắc thân, có ba nghĩa:

  1. Khắp hiện nội sắc.
  2. Khắp hiện ngoại sắc.
  3. Khắp hiện nội ngoại sắc.

Về hiện nội sắc: Như kinh Pháp Hoa nói: Thân căn thanh tịnh, y chánh mười cõi ở thân hiện ra, cũng như gương sạch hiện các hình ảnh.

Về hiện ngoại sắc: cũng như phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa thị hiện tùy cơ không đồng mà hiện thân ở mười cõi.

Về hiện nội ngoại sắc: Như Đại Tập nói: Quán thân mình, thân chúng sinh, thân Phật đều hiện ở thân mình, cũng thấy thân mình thân chúng sinh hiện trong thân Phật. Và trong thân chúng sinh cũng đều ảnh hiện như thế. Tức là sắc nhập pháp giới hải. Bồ-tát trụ đây mà khắp hiện thân. Biểu thị thành nghĩa nhập giả của văn trên, không đâu không hiện. Trước sau cùng thành, khiến nghĩa dễ hiểu, nên khắp hiện sắc thân. Nhân đó đặt câu hỏi về quyến thuộc. Đại sĩ nếu là sinh thân thì phải có sinh thân và quyến thuộc giúp sinh. Nếu là pháp thân, tức có các pháp để làm quyến thuộc. Vì sao lại thất, trống không thấy sinh thân quyến thuộc: Cũng chưa nghe nói pháp môn pháp thân quyến thuộc nên có câu hỏi này.

Quyến thuộc giúp sinh là do đâu? Câu hỏi có hai ý: Hỏi quyến thuộc. Hỏi giúp sinh. Như văn.

Hai, “Ư thị…”. Ngài Tịnh Danh đáp. Có bốn mươi hai hàng kệ, có bốn phần:

Phần một: Mười hai hàng, chánh đáp pháp thân quyến thuộc giúp sinh tức tự hành.

Phần hai: Từ tuy biết không khởi diệt trở xuống hai mươi bảy hàng, là nói Bồ-tát nhập giả quyền trí, có đại dụng vô cùng, thành việc đạo và chủng ở trước đều là hóa tha, nhập giả quyền dụng.

Phần ba: Có hai hàng, là kết khen tự hành hóa tha.

Phần bốn: Một hàng là chê phá hàng Nhị thừa.

Phần một, văn có ba:

  1. Bốn hàng đầu nói về quyến thuộc.
  2. Kế bảy hàng nói đủ về giúp sinh.
  3. Một hàng kết về đức tự hành đầy đủ.

– Câu đáp đầu: Nếu là pháp thân thật tướng thì không phân biệt, vì sao lại có thân sơ để nhập giả, nên ước pháp môn để nói quyến thuộc, thì có liên quan gì đến lời giải cũ. Ở ngoại quốc nếu người không có quyến thuộc cha mẹ gốc gác, thì không phải là người sang quý. Nay ước vào lý lời giải cũ này mà giải thích. Nói không có quyến thuộc là người hèn hạ, tức là hàng Nhị thừa Thiên chân hôi đoạn, không có mẹ trí độ, cha thiện quyền và quyến thuộc vạn hạnh công đức. Cho nên kinh Pháp Hoa lấy người cùng tử làm dụ. Nếu là pháp thân Đại thừa thì quyến thuộc quan tâm dân chúng rất đông. Ngài Tịnh Danh tức là người quý tộc Phật pháp, nên dùng kệ để đáp là có quyến thuộc, trí độ tức là thật trí. Thật trí có năng lực hiển bày ra pháp thân, như mẹ hay sinh sản. Phương tiện là quyền trí. Quyền trí có ngoại dụng, hay giúp thành mọi việc như cha hay giúp thành. Nếu ở kinh này mà luận về cha mẹ, như phẩm Quán Chúng Sinh soi suốt ba đế, khế hợp chân như gọi là mẹ thật trí. Phẩm này nói hành ở phi đạo mà thông suốt Phật đạo, khắp nhập vào trần lao mà thành tựu Phật pháp, tức là cha quyền trí. Nên kinh Kim Cang Bát-nhã nói: Như Lai khéo hộ niệm các Bồ-tát, tức là mẹ thật trí, khéo phó chúc các Bồ-tát tức là cha quyền trí. Bồ-tát từ đầu tu hai quán này mà được vào Trung đạo, song chiếu hai đế là quyền, tự nhiên lưu nhập là thật. Đem thật quán này không chỗ thọ mà thọ đầy đủ Phật pháp, không chứng diệu giác trọn không diệt thọ dứt hết quyền thật này mà thủ chứng. Lại hành ở phi đạo là quyền, thấu suốt Phật đạo là thật. Nhân hai trí này mà khắp nhập trần lao làm Như Lai chủng. Ví như lúc mới sinh thường được mẹ bảo hộ, đến lúc trưởng thành thì cha giao phó nghiệp nhà. Bồ-tát an trụ ở thế đế, khi mới xuất thai dùng trí quyền thật mà nhập không nhập giả. Cho đến bậc Diệu giác chưa từng lìa bỏ cha mẹ quyền thật. Tất cả các Đạo sư đều do đấy sinh ra. Như hai khí trời đất ở đời giao hợp mà muôn vật được sinh ra. Lại như khi hòa hợp thì có gá thai. Giống như tình huống này, nếu hai trí quyền thật không hợp nhau thì pháp thân Bồ-tát không sinh trí tuệ, nếu quyền thật dung nạp nhau, thì pháp thân liền hiển hiện. Cho nên nói tất cả các Đạo sư đều do đấy mà sinh. Căn cứ quán tâm, nếu quán tâm tức không là thật trí, tức giả là quyền trí, không phải Không, không phải giả tức là nhập Thánh thai. Quán đạo rõ ràng. Rỗng suốt như thế mà tương ưng thấy được Trung đạo tức là xuất thai. Như thế, cho đến chưa nhập diệu giác đều gọi là Phật tử, nên nói “Phổ Hiền thật Phật tử”, nếu lên bậc Diệu giác liền mất tên tử, chỉ gọi là Phật. Đại Luận có nói: Cúi đầu trí độ không con Phật. Xem pháp hỷ là vợ, như vợ ở đời đòi hỏi yêu thương cưng chìu. Nếu Bồ-tát thấu suốt lý phi đạo cảnh trí xứng nhau, hay sinh pháp hỷ cùng yêu thương vui thích. Nên có các thứ dụng do giả sinh ra. Xem tâm từ bi là con gái là chỉ cho ba mươi hai thứ Từ ở trên là con gái. Từ và Bi giúp nhau nên cùng là con gái. Xem thiện tâm thành thật là con trai, là chỉ cho quán lý ba đế trên thuận nhập thật tướng, một tâm mà hay đủ muôn thiện. Quyền giả hóa vật như người con trai cáng đáng công việc. Rốt ráo là nhà trống vắng, nhà có công năng che chở an thân, rốt ráo lý không, ngăn cản hai thứ ái kiến, là chỗ ở tạm của pháp thân, nên gọi là nhà. Các đệ tử trần lao, tức là ba độc đẳng phần đã nói từ trước nay. Tám vạn bốn ngàn trần lao chuyển thành tám vạn bốn ngàn Tam-muội Đà-la-ni, Ba-la-mật, hoặc giống hoặc thật đều là Phật sự. Như chuyển đệ tử thành Hiền Thánh, đạo phẩm Thiện tri thức. Nếu tu Trung đạo phẩm tức là biết Trung chánh. Biết tà nhị biên được thành chánh giác. Các bạn độ pháp…, là năm độ và tám vạn bốn ngàn pháp môn đáo bỉ ngạn, là phước trí độ, hai thứ tuệ này là hai bánh xe trang nghiêm nên gọi là các bạn. Xem bốn Nhiếp pháp là các kỹ nữ “nàng hầu”. Kỷ nữ vốn để nô đùa khi buồn vui dẫn các quán, bốn nhiếp pháp hay thuận tình người để dẫn họ thọ học, nên gọi là kỹ nữ. Ca vịnh đọc tụng pháp ngôn là chân lạc để tự vui mình và làm vui người. Tụng kinh nói pháp cũng tự vui và vui người.

– Bảy hàng kế nói đồ đạc giúp sinh đầy đủ “Vườn tược Tổng trì… giới phẩm làm hương thoa”. Vườn tược Tổng trì. Vườn để giữ gìn hoa quả, ngăn kẻ trộm cắp khiến không mất mát. Đà-la-ni cũng thế. Giữ gìn các nhân quả thiện, ngăn các pháp ác. Cây rừng để che chắn mát mẽ. Các pháp vô lậu không khế hợp với phiền não là nghĩa mát mẽ. Giác ý tức là bảy Giác chi, bảy giác điều hòa sinh ra hoa nhân chân trí. Nên Đại Luận nói: Bậc Vô học thật biết bảy thứ này thì hay đáo bỉ ngạn, nên xem là hoa. Quả giải thoát, tức là diệu giác quả mãn giải thoát bất tư nghị. Ao tắm bát giải, là bát bội xả, bát giải thoát như trước đã phân biệt. Nhập chín định, chứng chân thành bát giải thoát bát bội xả tu thành chín định. Định đầy đủ như nước đầy đủ. Bát giải thoát như ao. Hoa bảy tịnh là giới, tâm, kiến, đoạn nghi, phân biệt, hành, Niết-bàn.

Giới tịnh là chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Tâm tịnh là tinh tấn, niệm, định. Kiến tịnh là chánh kiến, chánh tư duy. Đoạn nghi tịnh là kiến đạo, phân biệt tịnh, hạnh tịnh là tu đạo. Niết-bàn tịnh là vô học đạo. Kiến tư của Biệt Viên lệ theo đây đều gọi là hoa bảy tịnh. Bồ-tát ở nhân đều gọi là hoa. Tắm ở đây là Không làm dơ người, đây là dựa theo Biệt Viên. Nếu Tạng Thông thì các sự hoặc cấu nội giới dứt hết, thị gọi là người vô cấu. Cũng có lý cấu hằng sa ngoại giới, nên cần phải tắm. Nội giới giải là La-hán Tuệ giải thoát đã đoạn hết cấu phần đoạn thì cũng là vô cấu. Lại tu tám giải thoát để trừ bỏ cấu vô tri, nên cần phải tắm. Voi ngựa năm Thần thông chạy nhảy, Bồ-tát các tập chưa hết không có lậu tận thông. Lại nói: Chánh sử ngoại giới chưa hết, cũng gọi là năm thông. Như ý thông gánh vác chúng sinh, sức mạnh như voi. Các thông khác như ngựa. Khắp cả mười phương một niệm liền đến, nên nói chạy nhảy nhanh. Đại thừa làm xe, thật tướng là thể của xe, hai trí là hay ngồi cưỡi đến trụ trong Bát-nhã. Đức Điều Ngự dùng một tâm pháp giới, một tướng thường tại, một hạnh Tam-muội mà dạo khắp tám chánh lộ vô tát bát trực đạo đầy đủ các vật trang sức để làm đẹp dung nhan, không giống với Tam tạng giáo nói về tướng hảo. Pháp thân tự có thật báo, tướng lớn hay nhỏ, hiển sáng pháp thân để trang sức. Phật tánh Trung đạo mặc áo đẹp tàm quý, là trời Đệ nhất nghĩa. Vì Bồ-tát thấy Phật tánh chưa rõ ràng hỗ thẹn là trời Đệ nhất nghĩa. Chư Phật là người hành đạo cao tột, thẹn với kẻ cao quý này nên gọi là người biết thẹn. Che tâm không biết thẹn nên gọi là áo. Lại áo đây là nhẫn ác hai biên chứ không nhẫn lý Trung đạo, là áo nhẫn nhục. Thân tâm là tràng hoa, tiến vào viên nhân muôn hạnh, tức là nhân tối thượng. Như đầu có tràng hoa báu. Thất tài gồm có: Văn, tín, giới, định, tinh tấn, xả, tàm quý. Văn là Thập địa nghe pháp như mây giữ mưa. Chư Phật mười phương nói pháp cùng một lúc có thể giữ gìn đủ nên gọi là văn. Tín, tin sâu bền chắc, cũng như Kim cang tức là viên nhân, giới, Thập địa được chân giới. Kinh nói chỉ có Phật là người duy nhất đủ tịnh giới, các người khác đều gọi là ô giới, định, tức là Thủ-lăng-nghiêm… các định. Tấn tức niệm niệm đều lưu nhập vào Tát-bà-nhã hải. Xả là luôn làm hành xả. Tàm quý như trước đã nói: Như nói về người tu hành, tức ngôn hạnh tương ưng, việc làm như lời nói hay đáo bỉ ngạn. Dạy dỗ để giúp sống, nói pháp lợi người thấm nhuần khắp tất cả, công hóa độ quy về mình tức là tư tức. Hồi hướng vì lợi lớn, hồi nhân thiện hướng về quả, được Tam bảo thường trụ nên gọi là lợi lớn, tứ thiền là giường tòa. Như giường giúp trừ ẩm thấp, tránh các côn trùng rắn rít. Tứ thiền thế gian giúp lìa bỏ ẩm thấp dục ái, giác quán độc trùng. Từ tịnh mạng mà tâm tu thờ có cây cối công đức, từ tà mạng mà tâm tu thì đọa vào quỷ đạo. Tứ thiền xuất thế, Bồ-tát đều nhiếp giữ, rừng cây công đức tất cả đều đầy đủ. Nghĩ ngơi các hành hay lìa độc trùng hai thứ chết và phiền não. Nếu tà mạng mà tu, thì đọa vào Nhị địa. Nếu tịnh mạng mà tu, sẽ khế hợp Trung đạo, tịch diệt an lạc. Nên nói Tứ thiền là giường tòa. Đa văn tăng thêm trí tuệ, coi là tiếng tự giác. Ở ngoại quốc “Ấn Độ) luôn dùng âm nhạc để giác ngộ vua. Nay đa văn trí tuệ giác ngộ tâm vương, tự giác giác tha vậy. Ăn pháp cam lộ, là dùng trí chân tu, khế hợp thật tướng cam lộ gọi là pháp thực. Đại kinh nói Tỳ-kheo các ông chưa được ăn pháp Đại thừa. Giải thoát là nước uống. Thoát là tên định. Định tức là nước, nước tức là tương. Tịnh tâm dùng tắm gội quán lý sám hối, tức nước tâm lắng trong thì tắm gội trừ tội cấu phiền não. Giới phẩm là hương thoa làm của thiện vô tác để xông pháp thân.

– Một hàng kết, gồm một hàng, là dẹp trừ giặc phiền não. Khi nhân tự hành đã thành thì dẹp trừ phiền não. Thấy chân thì giặc nội giới bị diệt, thấy trung thì giặc ngoại giới bị trừ, mạnh mẽ không ai hơn. Trụ ở kiện tướng Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, hàng phục bốn thứ ma, thì đầy đủ như khen Bồ-tát trước đã nói. Dùng tràng phan báu, kiến lập đạo tràng, nếu chúng sinh bỏ tà quy chánh, đạo cơ thuần thục, thì Bồ-tát liền ngồi đạo tràng, nhân viên quả mãn. Nếu quán tâm thì đi đứng đều là từ đạo tràng đến, đầy đủ tất cả Phật pháp.

Phần hai: Hai mươi bảy hàng “Tuy biết không khởi diệt…) , là nói về thông tướng nhập giả, quyền trí vô phương, cũng là trụ ở bình đẳng pháp giới, mà phó duyên lợi vật. Văn có ba:

  1. Hai hàng đầu là nhập giả cúng dường chư Phật.
  2. Một hàng nhập giả cõi Phật thanh tịnh.
  3. Hai mươi bốn hàng, nói về nhập giả thành tựu chúng sinh.

– Hai hàng đầu, tuy biết không khởi diệt, nhập Đản không vô sinh và không vô sinh bất khả đắc, mà hay quyền xảo xuất giả. Khắp chỉ bày cho chúng sinh sinh tử nội ngoại giới, cúng dường chư Phật.

– Một hàng kế “Tuy biết nước chư Phật” một hàng, là nói thông tướng nhập giả cõi Phật thanh tịnh. Như phẩm Phật Quốc trước đã giải thích.

Hai mươi bốn hàng sau, là nói về thông tướng nhập giả, quyền trí thành tựu chúng sinh. Văn có năm:

  1. Nhập giả để giác ngộ chúng sinh.
  2. Nhập giả dùng thế pháp dạy dỗ.
  3. Nhập giả cứu tai nạn muôn loài.
  4. Nhập giả cứu khổ ác đạo.
  5. Nhập giả đồng sự lợi vật.

Năm hàng đầu “Có các loại chúng sinh”, chính nói thành tựu chúng sinh. Nhập giả quyền xảo, khéo giác ngộ quần sinh, như văn có thể hiểu.

Hai hàng kế “kinh sách, các loại bùa chú… ” là nói nhập giả dùng trí pháp giáo dạy dỗ chúng sinh, mà không đọa vào tà kiến.

Năm hàng kế “hoặc hiện ra nhật nguyệt trời” là nói nhập giả cứu tai nạn chúng sinh. Hoặc hiện ra chư Thiên và làm đất nước, tức dùng giả quyền biến làm Chánh báo cho đến y báo cao quý, tự tại cứu nạn tam tai. Tam tai như văn nói.

Hai hàng kế “Tất cả trong quốc độ…” là nói nhập giả cứu các khổ địa ngục, súc sinh, cũng cứu khổ ngạ quỷ. Văn lược mà nghĩa gồm.

Mười hàng cuối “Thị hiện thọ nhận năm dục…”, là nói nhập giả đồng sự lợi vật, đều vì họ dẫn nhập vào Phật đạo mà khéo léo phương tiện xứng cơ không tổn hại.

Phần ba: Kết khen “Dùng đạo vô lượng như thế…” kết khen nhập giả khéo léo dùng duyên khởi mà tự hành lợi vật, không thể nói hết.

Phần bốn: Kết chê hàng Nhị thừa phàm phu “Những ai nghe pháp như thế…” hơi giống, giống đều tốt. Bồ-tát là con Phật tất giống Phật, là chủng loại Phật, khéo thuận tâm Phật, nếu nghe nói những điều này thì liền phát tâm. Hàng Nhị thừa không căn tánh Đại thừa, tất không giống, không phải Phật, không phải chủng loại Phật, không thuận tâm Phật, nghe việc giải thoát bất tư nghị nhập giả quyền xảo, tất không thể phát đạo tâm vô thượng nên nói “dẹp bỏ hạng người bất tiếu ấy.” Mê mờ vô trí, tức là hạng phàm phu thấp kém nhất là người không có thiện căn Đại thừa.