DUY MA KINH LƯỢC SỚ
Thiên thai, Sa-môn Trạm Nhiên lược.
GIẢI THÍCH PHẨM: HƯƠNG TÍCH
Hương là lìa uế trược mà nói, nhưng lại có cái dụng tỏa hương thơm ngào ngạt, cho nên có vô lượng kinh nghĩa do gió đạo hương đức thổi xông khắp tất cả, các hương giới, định, tuệ vô thượng theo lý trung sực nức mãi không dứt, nên gọi là hương.
Tích là nhóm họp. Chứa nhóm các công đức hợp thành pháp thân không chứa nhóm, bèn gọi là tạng. Nếu từ Phật thì tên phẩm gọi là Hương Tích, nếu từ nước làm tên thì gọi là Chúng Hương. Nay y chánh báo đều hơn người, nên lấy đó đặt tên là phẩm Hương Tích. Lý do có phẩm này là ở trong thất mà nói cái Trung phi chân phi hữu mà hay đạo quán song lưu, tịnh uế đều viên thông không trệ ngại, dung hội vô cùng. Nhập Bất nhị pháp môn cùng mất hai biên, chánh nhập vào Trung đạo. Phẩm này song chiếu hai đế, tịnh uế đều dung hợp. Trên văn phi chân phi giả mà rộng thành nghĩa đạo quán song lưu, hiển bày cái dụng tự tại viên thông. Nay văn khác trên về cái dụng song chiếu cả hai đế. Phẩm Thăm Bệnh trên chưa nói rõ về song dụng kết thành hạnh Bồ-tát, nêu đủ các hạnh. Tuy biết quốc độ của chư Phật luôn vắng lặng như hư không, mà hiện ra các thứ cõi Phật thanh tịnh, là hạnh Bồ-tát. Nay văn lại giải thích hai dụng trên, mà nói hai cõi Tịnh uế giao nhau. Trong văn mọi nơi đều giải thích nêu ý Tịnh độ. Cho nên biết kinh này trước sau đều giải thích thành nhân quả Phật quốc, nghĩa nó rất rõ ràng. Văn này nói hai hạnh uế tịnh của hai cõi đã thế, thì các hạnh cũng thế. Nêu đây để làm lệ chung cho các thứ khác, nên có phẩm này. Đại ý phẩm này có hai: Một là nói ngài Thân Tử nghĩ đến bữa ăn. Hai là nói Đại sĩ chê trách.
Ngài Thân Tử là người khởi giáo làm hai việc nên nghĩ đến bữa ăn.
– Thân Tử nghĩ đến bữa ăn là theo đạo pháp chư Phật không ăn quá ngọ mà giờ ăn của các Đại nhân sắp đến nên ngài Thân Tử khởi niệm, hai là văn trên nói nên dùng pháp gì để khởi căn Bồ-tát. Từ trước đến đây là trong thất tuyên bày thắng pháp âm thanh làm Phật sự là đây, dùng âm thinh khởi căn Bồ-tát. Kế đó phải dùng hai pháp Hương vị mà khởi căn Bồ-tát. Thời chúng bèn đem hai căn mũi lưỡi để nghe thiền duyệt pháp hỷ Đại thừa. Ở cơ không nêu lên nên Thân Tử mượn cơ này mà khởi niệm. Đại sĩ chê trách, là nói hàng Nhị thừa được tám giải thoát có thuyền duyệt đã lâu sao không tự dùng nuôi mình mà lại nghĩ tìm thức ăn ngoại đạo nên chê trách. Chê trách có năm đoạn
- Chê trách.
- Cho ăn.
- Sai hóa nhân đi xin cơm.
- Hai cõi Phật hành hóa không đồng.
- Thời chúng được lợi ích.
Đoạn một: Chê trách, như văn.
Đoạn hai: Cho ăn. Trong văn nói hãy đợi chút, tức là cơ chưa đến. Việc chưa từng có, là nói ngài Thân Tử ở trong tám giải thoát không có pháp hỷ thiền duyệt này.
Đoạn ba: Xin cơm có bốn phần nhỏ: Một là Nhập Tam-muội. Hai là, Sai xin cơm. Ba là, đến cõi nước ấy thăm hỏi. Bốn là, Nhận cơm đem về.
Phần nhập Tam-muội có ba:
- Nhập Tam-muội.
- Hiện đến nước xin cơm.
- Đại chúng đều thấy.
Nay nói nước ấy dùng hương để làm Phật sự, dùng hương để nói lý là tỷ căn thọ đạo. Cõi ấy không có Thanh văn, chỉ thuần là Bồ-tát. Lời nói này giống như Liên hoa tạng cõi Thật báo. Song cõi Đồng cư cũng có uế tịnh. Cũng có giáo hóa nhất thừa mà không có ba thừa khác nhau; là chưa biết cõi nước ấy thuộc cõi nào. Văn nói: Thiên tử đều gọi là Hương Nghiêm. Đã có Thiên tử để gọi người cao quý, lại giống như tùy duyên Tịnh độ. Nhưng tiếng Thiên là chung, hà tất là hàng trời, người ở cõi này. Hoặc có thể dùng Bồ-tát làm Thiên nhân Đệ nhất nghĩa. Dùng quyền gọi là Bồ-tát, còn thật là Thiên nhân. Hoặc đúng như đây nhưng chưa dám quyết chắc.
Sai xin cơm, có năm:
- Tìm người xin cơm.
- Văn-thù dùng thần lực, chúng không lên tiếng.
- Ngài Tịnh Danh chê trách.
- Ngài Văn-thù dẫn chứng mà đáp.
- Hóa làm Bồ-tát lập môn giải thích việc xin cơm.
Ngài Văn-thù dùng thần lực tất cả đều im lặng. Có hai ý: Một là nói phép chủ khách mời ăn. Vốn là chủ nhân sao để khách phải xin ăn; Hai là muốn hiển bày thắng đức của ngài Tịnh Danh nên im lặng.
Ngài Tịnh Danh chê trách, như văn.
Ngài Văn-thù dẫn lời Phật đáp lời: Chớ khinh kẻ chưa học, nếu có người được giải thoát bất tư nghị thì đến xin cơm không khó. Người chưa được cũng có nghĩa được, nên chớ khinh, ngoài ra thì như văn.
Đến cõi nước ấy thăm hỏi nói ý. Có hai: Một là chính nói thăm hỏi xin cơm. Hai là, các Bồ-tát nước ấy khen ngợi.
Nói ý gồm có hai: Kính lễ và nói ý.
Các Bồ-tát nước ấy khen ngợi có bốn:
- Khen chưa từng có.
- Sinh nghi.
- Hỏi Phật.
- Phật đáp.
– Trong phần Phật đáp có ba:
- Chánh đáp cõi nước xa gần và công đức hóa chủ.
- Lại hỏi đức của Đại sĩ.
- Phật đáp rất lớn.
– Xin cơm trở về. Phần này lại có bốn:
- Phật khiến cho cơm.
- Chín trăm vạn Bồ-tát đều phát tâm muốn đến.
- Dâng cơm cho Đại sĩ.
- Khiến các Đại Đệ tử cùng dùng cơm.
– Chín trăm vạn Bồ-tát đến có ba:
- Trình bày việc muốn đến.
- Phật khuyên răn.
- Cùng hóa Bồ-tát đều đến.
– Phật khuyên răn có ba:
- Khuyên nhiếp hương.
- Khuyên nhiếp hình.
- Khuyên tâm chớ khinh.
Trong phần khuyên tâm chớ khinh lại giải thích ý ra vào ở cõi uế, nói các quốc độ Phật đều như hư không, đâu có nhất định là tịnh uế mà chấp lấy, nên đừng sinh tâm khinh. Như văn. Phần cùng đến lại có ba:
- Cùng nhờ Phật lực mà đến.
- Tịnh Danh hóa tòa ngồi.
- Bồ-tát đều ngồi.
– Ở phần dâng cơm có hai:
- Nói mùi cơm thơm xông khắp đại thiên này.
- Nói kẻ có duyên đáng được cơm này, tức là duyên mời đến.
– Về duyên tự đến có ba:
- Các người ở cõi nước ấy đều đến.
- Nguyệt Cái đến.
- Các Thần cùng đến.
– Khiến ăn cơm, có bốn:
- Khiến ăn.
- Khuyên bỏ tâm nhỏ.
- Các Thanh văn khác trộm nghĩ.
- Hóa Bồ-tát chê trách.
Kế khuyên chớ dùng tiểu ý mà ăn, sẽ không tiêu thức ăn này. Nếu không phát tâm mến mộ Đại thừa, thì thức ăn này không tự tiêu. Như trống độc Niết-bàn, dầu không tâm muốn nghe, gần xa đều chết. Các Bồ-tát ăn, tức là ngộ vô sinh. Đây là gần mà chết. Hàng Nhị thừa tuy trước chưa chết, đến thời Pháp Hoa đều bỏ tiểu phát đại nên gọi là chết.
Phần hóa Bồ-tát trách có hai:
- Khen công đức cơm.
- Kể công đức cơm.
Đoạn bốn: Bồ-tát hai cõi cùng hỏi đáp việc hành hóa của Phật hai cõi không đồng. Đây là ý có phẩm này, vì đem điều này làm chứng để thành việc đạo quán song lưu. Bồ-tát Trung đạo đều hay giao du cả tịnh uế, thông suốt vô ngại. Song cơ ngộ không đồng. Do đó chư Phật phải phương tiện tùy căn duyên mà khởi giáo “giáo hóa”. Nếu ở cõi này nhĩ căn lanh lợi thì tất dùng tiếng để thuyết lý, mà giáo hóa hàng cang cường, gọi là cõi uế. Còn cõi kia thì dùng mũi lưỡi hai căn linh lợi nên dùng hương vị để giáo hóa, chỉ thuần một Đại thừa không có ba thừa sai khác, gọi là Tịnh độ. Nay chỉ muốn nói tịnh uế đều có, nên cõi này thuộc uế, cõi kia thuộc tịnh. Nếu xét tìm nghĩa ấy thì chưa hoàn toàn như thế. Vì sao? Vì đến như Tây phương là Tịnh độ, cả cây báu, ao, sông đều nói tiếng Vô sinh nhẫn. Lại như Liên hoa tạng là cõi nước Biệt giáo, thuần các Bồ-tát hình sắc biên không, âm thanh biên không. Trong đó cũng có âm thinh làm Phật sự, vậy sao được phán quyết tiếng nhất định là thuộc cõi uế. Nếu từ nhĩ căn khởi đạo, thông cả hai cõi uế tịnh, thì tỷ căn khởi đạo cũng thế. Sao biết, nếu mùi hương ở cõi nước ấy thường là hóa độ Đại thừa. Nay chợt vào cõi Ta-bà khiến cả ba thừa cùng nhận hương vị. Cả ba thừa đồng nhờ hương vị mà nhập đạo, đâu không phải là hương vị chung cả ở uế quốc ư? Như Đức Thích-ca ở đạo tràng tịch diệt thinh sắc biên không, là Phật cao quý, nên gọi Tịnh độ. Vì chúng sinh tội, nên phân ra ba thừa để giáo hóa, nên gọi là cõi uế. Nếu hương ở tịnh quốc kia đến giáo hóa cõi Ta-bà thì cũng như thế. Phàm phu mà ăn chánh vị thì mới tiêu, phát tâm mà uống chánh vị mới tiêu, phát tâm mà ăn Vô sinh nhẫn thì mới tiêu, tức là một mùi hương thuần nhất đậu ở ba cơ, đâu chẳng phải là hương chung cho cả cấu tịnh. Nay chính luận về tịnh uế đều có. Căn cứ vào lời của Biệt giáo mà định có tịnh uế.
Hỏi: Phật sai Bồ-tát khiến nhiếp thân hương, sao không nhiếp phạn hương?
Đáp: Phạn hương cũng gồm nhiếp. Vì sao? Vì cơm ở nước ấy đi khắp mười phương, được đến Ta-bà chỉ xông hương ở tam thiên giới. Giảm bỏ cơm đệ Nhất thừa hợp với ba thừa cũng là nghĩa nhiếp. Nhưng Bồ-tát từ chối dạo đến độ khác nên Phật phải khuyên răn. Cơm là Phật sai cắt bớt phần mình, không lẽ Phật sai Phật giảm bớt cơm hương. Nay theo nghĩa đó mà suy, hàng tam thừa đồng ăn chỉ thơm ở đại thiên, thì biết đã nhiếp rồi. Nay nói khiến Bồ-tát nhiếp hương, không phải là nhiếp trừ dứt hẳn mà nhiếp là ngăn bớt có chừng mực, là nghĩa trù liệu, khế hợp với đương cơ mà không khiến quá mức, nên gọi đây là nhiếp. Sau đó phân biệt chánh phụ, nhưng ở cõi Hương tích thì hương là chánh giáo. Như Bồ-tát ở dưới cây thơm tức nhập Đức tạng Tam-muội liền được ngộ đạo, gọi là lợi căn. Có kẻ chưa ngộ, tức cùng đại chúng mới cùng ngồi ăn, nên biết vị là phụ. Chánh và phụ hai đạo này, đậu ở hai căn lợi độn. Nay người ở cõi Ta-bà này là độn căn, thế nên hương và vị cùng đưa nhau đến, chính phụ hai môn, hóa độ người độn căn. Ví như cõi này bệnh có nặng nhẹ mà thuốc có chung riêng. Nếu mắc bệnh tầm thường thì nói là nhẹ, còn bốn đại tăng động, ngoài đến trong phát, thì gọi là nặng. Vì thân thường đói khổ, liền dùng thuốc chung đến trị cho ăn uống bổ dưỡng, ăn được thì bệnh lành, ăn không được tất chết. Đây là thuốc chung để trị bệnh nhẹ. Nếu bệnh tăng mạnh gồm cả các bệnh khác, thì nay thức ăn này không thể trị cho lành bệnh được, nên cần phải thêm các vị khác, đắng ít cay chua. Đại hoàng, bã đậu, trợ vị cho thức ăn này, để trị bệnh nặng, thì bệnh mới lành. Nên nói là thuốc riêng để trị bệnh nặng. Nay hai đạo chính phụ cũng như thế. Nếu người lợi căn, như con ngựa lanh vừa thấy bóng roi liền chạy nhanh. Đây là chỉ dùng chánh mà không cần phụ. Ngựa ngu cần phải dùng gậy đánh đập khổ sở mới đi, thế nên cần có chánh phụ giúp nhau mà thành. Đồng là một gậy nhưng ngựa có lợi độn. Đồng là một hương, nhưng dụng có chánh phụ. Nghĩa tiếng ở cõi này cũng thế. Lợi thì một lần nghe liền ngộ. Độn thì phải nhờ các phương tiện. Hoặc mắt thấy thần thông, tâm nghĩ đến các cảnh, nhờ phương tiện mới ngộ. Trong đây Bồ-tát ở hai cõi cùng hỏi đáp nhau. Ngài Tịnh Danh hỏi, là ý muốn hiển bày ở phương khác khởi căn không đồng, tịnh uế có khác, nên cần hỏi.
– Đáp về Luật hạnh, tức Ba-la-đề-mộc-xoa Đại thừa. Như ngài Tịnh Danh vì Ưu-ba-ly dạy hai Tỳ-kheo. Phải như thế, là chân trì luật,
không có lỗi hai biên, được hạnh Trung đạo gọi là luật; Các Bồ-tát hỏi ngài Tịnh Danh, có sáu:
- Hỏi.
- Đáp.
- Các Bồ-tát ấy khen ngợi.
- Ngài Tịnh Danh kể thành.
- Lại hỏi hạnh các Bồ-tát ở cõi này.
- Ngài Tịnh Danh đáp.
Phần (b) có hai:
Mở giáo hóa chúng sinh cang cường của năm chúng.
– Thí dụ làm sáng tỏ.
Nay nói thừa lục Độ chỉ ở trung, là nói khi xưa lúc mới khai Tam tạng giáo thì Bồ-tát chưa đoạn kiết, chỉ có đại tâm hóa độ vật, các hạnh không hạn định ở ba ứng cúng, không phải là năm thứ Phật tử. Cho nên kế đó nhân Thiên thừa thuộc phàm phu số. Ở nhân thừa thì trước nói về quả khổ, tức là nói ba ác đạo mà không luận nhân, khiến biết tội lỗi ác nghiệp, chỉ là ở nhân. Nhân tức là ba nghiệp, mở làm năm giới. Nghĩa mở thân nghiệp làm tam giới, khẩu bốn giới là một việc nói dối, tức giữ được ba lỗi của miệng. Ý là một giới uống rượu. Nên tà mạng nhiếp được ác của ý. Thế nên ý và khẩu hai nghiệp không mở, chỉ mở thân nghiệp làm ba, hợp với năm giới chế ra nhân thừa.
Hành tà, là pháp tà quái, chiêu mời được quả báo ác của ba đường tà. Người ngu, là làm ba nghiệp ác. Người trí, là làm ba nghiệp thiện, học năm giới nhân thừa. Kế là mở năm giới thành thập thiện, nói đủ nhân quả, tức là thiên thừa. Từ xan tham trở đi là sáu tế nói về sáu Độ, tức là Bồ-tát thừa. Kế từ kết giới trở đi là Thanh văn thừa. Kết giới của Tam tạng giáo, là nói lúc đầu Như Lai chế ra giới này, nên nói là kết giới. Nếu thuận thì gọi là trì, trái thì gọi là phạm. Bất động là Tỳ-ni, nên gọi là ưng tác “nên làm”. Động không phải là Tỳ-ni, nên gọi không ưng tác “không nên làm”. Ba-dật-đề, gọi là che chướng chưng nấu, nên là chướng ngại. Sám pháp để diệt trừ, nên không phải chướng ngại hoặc nói sự ngăn cấm ấy là chướng ngại, không ngăn cấm là Không chướng ngại. Phạm bảy tụ nên là bị tội. Ba thứ Yết-ma sám nên là lìa tội. Lại tác pháp, thủ tướng, vô sinh ba thứ sám pháp nên là lìa tội. Kết giới tạng là tịnh, là cấu, bỏ các thứ ấy là định tạng. Nói giới là loạn tâm, tạp pháp, cấu pháp. Định là vắng lặng gọi là tịnh pháp. Trong cõi Dục có nhiều ác trược gọi là cấu. Trong Tứ thiền lìa năm cái… gọi là tịnh. Lại đắm trước vị các thiền, gọi là cấu, không tham không vị gọi là tịnh. Từ hữu lậu vô lậu ấy, tức là tuệ tạng. Hữu lậu là như từ phàm phu đến noãn… vô lậu, tức khổ nhẫn chân minh phát, tức là vô lậu. Từ đây pháp vô lậu liền phân làm ba thừa, tu vô lậu này, hành sáu Ba-la-mật để phá trừ sáu tế. Khi tu hành dù chưa đoạn kiết phát vô lậu, mà trông vào vô lậu tu hành, đến dưới gốc thọ vương mà phát chân, nhập đạo vô lậu, cùng hàng Nhị thừa không khác. Cho nên biết đồng ước vô lậu mà mở thừa Bồ-tát. Phá báo sáu tế, như trong giới Bồ-tát nói: Phá tế xan tham trừ nghiệp ngạ quỷ, phá tế phạm giới trừ nghiệp địa ngục, phá tế sân giận trừ nghiệp súc sinh, phá tế giải đãi trừ nghiệp tu-la, phá tế loạn tâm trừ nghiệp nhân “người”, phá tế ngu si trừ nghiệp Thiên. Dứt nhân sáu đạo, trừ khổ sáu xứ gọi là đạo. Sáu tế đoạn trừ gọi là diệt. Khi chứng hữu dư thì rốt ráo vắng lặng. Căn cứ vô lậu mà mở thừa Thanh văn, dùng tâm vô lậu, tu Tứ đế quán biết Khổ, đoạn Tập, chứng Diệt, tu Đạo. Ước vô lậu này mà mở thừa Bích-chi, dùng pháp vô lậu tu quán mười hai nhân duyên. Vô minh diệt thì lão tử diệt là thừa Bích-chi. Tuy ước vào vô lậu này mà mở ba thừa vô lậu không khác nhau, nhưng quán pháp có khác, nên thành ba thừa. Đó là chánh đạo, là Bát chánh. Về hữu vi, là trong đạo phương tiện. Vô vi là phát chân thấy Đế mà được đoạn gọi là vô vi. Lại từ Tu-đà-hoàn đến A-la-hán có được trí tuệ, gọi là hữu vi, có được đoạn, gọi là vô vi. Vô vi tức Hữu dư Niết-bàn. Niết-bàn ấy tức là Vô dư Niết-bàn.
Hỏi: Ba thừa mỗi thứ đều có quán pháp, vậy mỗi thứ cũng có giới chăng?
Đáp: Giới là để hòa hợp chúng. Nếu lại riêng lập ra giới Bíchchi-Phật tức là có hai giới, hai chúng không gọi là hòa được. Nên giới không riêng lập. Ba thừa có quán pháp rèn tập riêng không đồng, nên phải phân biệt. Bồ-tát ở tục, không thuộc Tăng số cho nên phải riêng khai giới. Hàng Nhị thừa nếu là bạch y không nhập vào tăng số, thì gọi là Chi-Phật, một đời không hai, Phật không cho biệt chúng, đồng với chúng Thanh văn. Nếu chúng đã hòa hợp thì không mở giới…
Phần (c), Bồ-tát khen ngợi, có hai:
– Khen Phật và khen Bồ-tát.
Phần (d), ngài Tịnh Danh kể thành việc khen ngợi, có hai: Là khen chung và khen riêng, kể mười việc. Trong đây không nói khen Phật, là nói Như Lai mặc tình tự tại nên bất khả tư nghị. Chỉ các Bồtát chưa đồng với Như Lai, vì còn duyên lụy, nhưng hay được công lao như thế, nên kể ra đây. Nói một đời ở cõi nước này đã trăm ngàn kiếp số làm nhiều tịnh quốc, là chỉ có chúng sinh thiện căn thuần thục ở tịnh quốc thì mới dễ khai hiểu, dụng công cũng dễ. Vì phiền não ở cõi này rất nhiều, việc độ thoát rất khó. Như trong Thích luận có nói: Khi Bồ-tát thành Phật muốn khiến quốc độ mình không có tên ba độc thì phải học Bát-nhã. Liền hỏi gặn: Phật là Y vương ra đời để trị bệnh cho người, nếu cõi nước không có ba độc thì ra đời hóa độ ai? Đáp: Không có tà ba độc nhưng có chánh ba độc. Tuy có chánh ba độc cũng dễ dạy răn. Trong cõi Ta-bà này có tà ba độc trần lao nặng nề, tuy nghe tướng “Không”nhưng chẳng liền ngộ được. Ở đây nêu hai thí dụ để giải thích. Như vị Đại mãnh tướng dẹp an bọn cường địch thì công trạng to lớn, nếu trấn áp đám giặc nhỏ tất công trạng không nhiều. Nếu trị bệnh khó lành, thì là thầy thuốc nổi tiếng, trị bệnh dễ lành là việc tầm thường. Nay chúng sinh ở cõi Ta-bà, phiền não oán tặc rất ương ngạnh bướng bỉnh, mà hay phương tiện khiến cho được giải thoát. So sánh với Tịnh độ, thì xét thấy cõi này là hơn, vì ở cõi này kiến tư rất dày nặng, mà luôn dùng thuốc lập phương tiện, khiến pháp thân tuệ mạng không đoạn dứt, nên có sức nhiều ít rất nhiều. Lại nữa, như người lúc hàn vi hay khép mình cởi áo đổi miếng ăn, việc quyên góp bố thí không thấm tháp chi với sự đói nghèo quá mức, nhưng vẫn cảm nhận ân sâu luôn mong đền đáp. Một ngày nào đó may mắn ở ngôi vị cao hoặc lên ngôi cửu ngũ tất nhớ ân xưa mà đáp đền trọng hậu. Nếu thí cho kẻ giàu sang tất việc trả ân sẽ kém. Cõi Ta-bà là nơi rất nghèo thiếu thiện pháp mà hay bố thí pháp tài khiến cho thoát khốn khổ, được phát chân đoạn kiết, giàu có bảy pháp tài, thì việc nghĩ nhớ ân xưa tất trọng đại. Nếu vì kẻ giàu có bảy tài phát chân mà nói pháp, thì lực dụng tất yếu kém. Dùng hai nghĩa thí dụ đó đối với việc các Bồ-tát ở cõi này hay giáo hóa là hơn, ở Tịnh độ là kém. Nếu làm truyện để so về cạn sâu từ phàm đến Thánh, thì mọi nơi đều có nghĩa oán tặc, mọi chốn đều có nghĩa thiếu pháp. Đến như ở cõi Đồng cư tự có uế tịnh. Tịnh là ít bệnh là nhẹ hơn ở cõi uế. Đây so ra phương tiện Hữu dư còn là bệnh nghèo nặng phương tiện Hữu dư đem so với cõi Thật báo Biệt giáo thì lại là nặng, vì cõi Thật báo của Viên giáo thì thập tín và sơ trụ đến thập trụ thì chưa bằng thập hạnh, thập hạnh chưa bằng thập hồi hướng, thập hồi hướng chưa bằng Thập địa. Như thế mà truyền mãi thành nặng. Nay xem hàng phàm phu là kẻ đứng đầu cang cường bướng bỉnh nên cần phải có dũng tướng tốt dùng thuốc hay. Thế nên nói là hơn. Kế trải mười việc dùng hai nghĩa này ước mười pháp mà nói, trong mỗi mỗi pháp đều làm hai nghĩa này. Như dùng Bố thí để nhiếp phục nghèo hèn, tức là phá giặc tham để trị bệnh nghèo, thí tiền của giúp kẻ giàu sang. Như tịnh giới để nhiếp phục hủy cấm giới, tức là phá giặc phạm giới, trị bệnh trái luật mà bố thí tiền của tịnh giới. Trải mười pháp cho đến bốn giáo đều làm đầy đủ…
Phần (e), các Bồ-tát ấy hỏi thành tựu bao nhiêu pháp Không có hạnh bướu nhọt mà được sinh hạnh Tịnh độ, tức là quán giải, tâm bướu Đại thừa khởi các duyên niệm khác, liên hệ đến chánh hạnh này. Hạnh tạp nên gọi là bứu. Như trong phần chê trách A-nan, việc chê thêm và chê bớt. Chê bớt gọi là hạnh tổn. Nếu khởi các vọng kiến, tức là nghĩa chê thêm. Ước đây mà nói thừa gấp giới hoãn, giới gấp thừa hoãn, đều gấp đều hoãn nói ở hạnh bứu. Hành Đại thừa quán giải thuần thục.
Thừa gấp, là hành tịnh giới, không thường hay phạm giới, không khởi lỗi quấy thân khẩu. Đây là nói không có bứu nhọt, tức là thừa giới đều gấp, được sinh Tịnh độ vậy. Nếu là thừa gấp giới hoãn, là quán Đại thừa thường luôn chân chánh, không hay ngăn ngừa thân khẩu, hủy tổn giới cấm. Đây là có hành trì mà giới nhiễm ô, nên là có bứu nhọt. Vì có thừa nên sinh ra liền thấy Phật. Vì hạnh có bứu nhọt nên sinh tạp, tạp đồng với cõi uế. Nếu chỉ có giới gấp mà không có thừa, ấy là Thanh văn, Duyên giác, đều hoãn là phàm phu…
Phần (f) Ngài Tịnh Danh đáp. Từ trước Thập hạnh căn cứ vào quyền hóa của Đại sĩ để luận về thắng hạnh khó nghĩ bàn. Trong đây không có tám pháp ung nhọt, ước vào thật hạnh, là hạnh không tạp uế thì ắt sinh tịnh quốc. Tám pháp như văn nói.
Đoạn 5 : là thời chúng được lợi ích, như văn.