DUY MA KINH LƯỢC SỚ

Thiên thai, Sa-môn Trạm Nhiên lược.

GIẢI THÍCH PHẨM: CHÚC LỤY

Phẩm này là đoạn văn lưu thông thứ hai. Đoạn trước nói Thiên đế phát thệ hoằng kinh, đoạn này luận việc Như Lai kim khẩu phó chúc. Chúc là nghĩa phó chúc dặn dò, đem thật pháp vô tướng mà phó chúc cho người hộ trì hoằng kinh. Lụy là nghĩa gánh vác cực nhọc. Nay đem đại pháp này làm nhiệm vụ của mình khiến người ngoài khó tiêu diệt và người trong tuân hành thông suốt, nên gọi là Chúc Lụy. Phần này có ba:

I) Phật phó chúc cho ngài Di-lặc. II) Phó chúc cho A-nan. III) Đại chúng nghe kinh vui mừng.

Phần I: Phật phó chúc cho Di-lặc có ba:

  1. Chánh phó chúc kinh này.
  2. Giải thích.
  3. Chọn đắc thất. (được, mất)

– Chánh phó chúc có hai: Một là, Phó chúc kinh cao quý. Hai là, Khiến thần thông giữ gìn.

Đem các điều vô lượng a-tăng-kỳ đã tập họp mà giao cho ông. Nếu xét theo ngài Ca-chiên-diên đã giải thích trong Tam tạng giáo mà nói việc học tập Phật pháp trong ba a-tăng-kỳ trăm kiếp chủng tướng Phật đạo hiện tiền, thì đây là pháp Tam tạng giáo Tiểu thừa cạn cợt có tu học nghiên cứu hàng mấy kiếp cũng là ít. Nếu xét theo Thích luận chê nghĩa này thì Phật pháp có vô lượng, đâu chỉ học trong ba a-tăng-kỳ mà đủ. Phải trải qua vô lượng ức a-tăng-kỳ mà học tập trần sa Phật pháp các pháp môn thâm diệu thì mới có thể đầy đủ Đại thừa thâm diệu, thế nên học một kiếp cũng đã nhiều. Nay nói học tập vô lượng kiếp, nên biết là đem pháp thâm diệu Đại thừa mà phó chúc cho ngài Di-lặc.

Phần hai, là phải dùng thần lực mà lưu truyền rộng khắp, khiến không dứt mất, tức là khiến giữ gìn. Nhưng chỉ đem Đại pháp này mà phó chúc cho ngài Di-lặc, là chính nói ngài sẽ nối tiếp làm Phật. Trí đoạn vuông tròn cùng vật có duyên, đầy đủ thần thông mới có thể kham việc hoằng truyền, gìn giữ khiến không dứt mất. Nếu ở đời mạt pháp chúng sinh cách Phật đã lâu không phải chỉ có thần căn tăm tối mà cũng được chướng ngại nhiều cho việc truyền bá. Như chỗ nhiều báu vật ắt có nhiều giặc cướp. Đạo cao thì ma thạnh, gặp nạn liền sinh. Nếu không được Phật lực ngầm phò hộ, thì nạn ngoại đạo sẽ xâm nhập bức ngặt, hoặc mong nhờ thần quang gia bị cũng khiến tâm giải được khai thông. Nội nhân ngoại duyên đã chỉnh tề thì pháp bảo ắt không dứt mất. Thế nên khiến dùng thần lực gia bị khiến các chúng sinh kham nghe. Trong đây nên dẫn việc Tổ Ưu-ba-cúc-đa bị ma quấy nhiễu, khiến vô số người không được ngộ đạo. Bèn làm cho người được độ. Bị ma mê hoặc, ngài dùng thần lực cột trói ma lại khiến tất cả nghe kinh được lợi ích nhiều không thể kể hết. Cũng e đây là ý dùng thần lực hoằng kinh.

II. Giải thích “sở dĩ giả hà? vị lai thế…” có hai: a) Nói đời mạt pháp cũng có cơ đắc đạo. b) Nói người không nghe kinh này thì mất lợi hành.

Nói đời mạt pháp có cơ đắc đạo, chỉ là phàm phu duyên ngộ không đồng. Hoặc thấy Pháp vương hiện trước mặt được lợi ích, hoặc nhân Phật diệt độ sinh khát ngưỡng mà được ngộ. Nên kinh nói: Đáng dùng diệt độ mà đắc độ thì bèn hiện diệt độ. Như trị bệnh kẻ điên thật sống mà nói chết, bèn để lại các dược thảo mùi vị thơm tho khiến ham thích mà uống vào liền lành bệnh. Nếu không thấy Phật liền tự trách cứ, siêng năng, tủi hổ không được gặp Phật, nhân đó mà được vào đạo ra khỏi hoặc phiền não. Cho nên sau khi Phật diệt độ một trăm nam thì mười vạn người xuất gia có chín vạn được đạo. Phải biết căn cơ sau khi Phật diệt độ cũng có vô lượng. Đây nên dẫn việc lúc Phật còn tại thế, Cúc-đa xin xuất gia mong được có trí tuệ bằng ngài Thân Tử, Phật nói không được liền lui về theo pháp ngoại đạo. Nhân đó Phật thọ ký rằng: Người này là cơ đắc đạo sau khi Phật diệt độ. Sau ông làm đệ tử ngài A-nan độ vô lượng hằng sa người đắc đạo, người thời ấy kính gọi ngài là Phật Vô Tướng. Tức là giải thích ở đời vị lai có hàng trời, người, rồng, quỷ có duyên phát tâm ham thích pháp Đại thừa, tất được độ thoát, nên không thể hoằng truyền thắng giáo, như thế khiến đều được nghe.

“Nếu khiến không nghe kinh ấy là mất Đại thừa…”. Nếu chỉ nghe nói Tam tạng giáo phương tiện là mất lợi trống độc Đại thừa. Phổ Hiền

Quán có nói: Khi pháp sắp diệt năm trăm năm mà nhất tâm tu Pháp hoa Tam-muội này thì sáu căn thanh tịnh. Cho nên biết ở đời mạt pháp cũng hay có người vào cơ Đại thừa. Nếu không nghe kinh này thì mất hẳn pháp lợi, nên cần phải lưu bố rộng khắp.

“Bồ-tát có hai tướng…” là chọn đắc thất. Phần này có hai: a) Chọn đắc thất. b) Rộng nêu lỗi mà giải thích.

– Phần đắc thất có ba:

a- Nêu tướng. b- Giải thích tóm tắt. c- Căn cứ người mà giải thích.

Nếu là Tam tạng giáo phần nhiều đều ở nhân duyên trải riêng sự tướng mà nói các pháp. Nếu nương đây mà học thì các người mới phát tâm đối các thuyết của các kinh Đại thừa Biệt viên không nhờ không cậy lìa các tâm thức. Nói thâm kinh tức là tham, dục tức là đạo. Sân si cũng thế. Như thế ba pháp đầy đủ tất cả Phật pháp. Nếu lìa ba pháp này mà cầu Bồ-đề, ví như trời và đất, chỉ ba tánh độc này mà có thể thấu suốt thật tướng ba độc là không thể được, cũng như hư không mà có thể sinh ra tất cả Phật pháp. Kinh ấy nói: Người thấu suốt pháp này cũng không phá giới, người thấu suốt pháp này cũng không vướng mắc vô ngại. Người tu phần nhiều gọi ba độc là đạo, mà đắm trước vô ngại này phá các chánh giới kiến, thì sao gọi là thấu đạt được tánh ba độc. Người đạt tánh này không hủy bỏ, không đắm trước mới xứng với ý kinh. Pháp thật tướng không phải nhân không phải quả, mà nói là tánh nhân quả. Cho nên nói nhân ấy không phải quả như Phật tánh, quả ấy không phải nhân như đại Niết-bàn. Nay tánh ba độc không phải nhân không phải quả mà nói là nhân quả. Nói là nhân, tức nói ba độc là đạo đầy đủ tất cả Phật pháp. Nói là quả, tức tất cả chúng sinh là tướng thường tịch diệt, không thể còn diệt nữa. Nếu hay nghe trong tham dục này mà luận hai đạo chân quả, không hủy bỏ không đắm trước, không sinh sợ sệt, phải biết đó là Bồ-tát tu lâu. Như thế, Bồ-tát chỉ ham mê thật tướng thâm pháp, không còn ham thích lời hoa mỹ trau chuốt giải thích pháp trong trắng. Dùng đây mà lần lượt suy biết thì đó là Bồ-tát tu lâu. Nếu ham thích lời văn biện bác mạnh mẽ hoa mỹ, có văn tự chương tiết để cốt làm vui lòng người nghe thì cuối cùng là thêm nước vào sữa. Đối với thật tướng không phải đã làm hạnh tu lâu. Lấy đây mà chọn biết đó là Bồ-tát mới phát tâm, tức như người Số luận thời ấy phân biệt hỏi đáp nói có rõ ràng cũng nghe thuyết Đại thừa không chỗ tựa, cho đó là trống trơn không đáng tin ưa. Trong đây phải dẫn việc Tu-đạt thỉnh Phật nói pháp cho mẹ già. Bà quay lưng với Phật khắp mười hướng, thì mười hướng Phật đều hiện hình ở trước mặt nhưng bà vẫn không tin nhận. Về sau A-nan hóa làm Luân vương, phương tiện dẫn dắt khiến bà tâm địa vui mừng rồi sinh tâm tin phục rồi quy y với Phật nghe pháp tu đạo. Vì sao như thế? Đây là ngày xưa Sa-di Hòa thượng nói nhiều về thật tướng lời lẽ thậm thâm, nhưng nghe không hiểu nên không tin tưởng ham thích. Xà-lê nói nhiều về sự tướng nhân duyên các pháp giáo hóa việc xứng hội với tâm người ấy, nên sinh ham thích. Do duyên cớ ấy nên nay nghe lời ta nói rốt cuộc vẫn không để lòng. Có cơ duyên với A-nan nên hồi tâm nhập đạo. A-nan dù khiến bà ấy sinh tin tưởng nhưng cuối cùng phải quy y ta thì mới đắc đạo. Cho nên biết lời trau chuốt chỉ làm duyên vui tai mà thôi, không phải là ý chỉ rốt ráo. Phương tiện dẫn nhập để lần lần được ngộ, nên không cần luận, thật tướng thâm pháp hay làm yếu chỉ được đạo, đây là thí dụ về trống độc vậy. Ước đây mà nói hai hạng người mới phát tâm và tu lâu, chỉ xem văn từ trau chuốt hay nói thẳng là biết đắc thất.

Phần nêu rộng lỗi “lại có hai pháp khiến chưa nghe kinh…” Phần này có hai:

1. Trước nói hai pháp giải thích người mới học, hủy báng không gần gũi.

2. Sau nói hai pháp giải thích người học lâu không nên khinh mạn chấp tướng.

Trước hủy báng không gần gũi, là trong đây như ngài Hỷ Căn Bồtát chỉ nói pháp thật tướng, nói trong tất cả pháp có tánh an lạc. Ngài Thắng Ý học pháp Tam tạng giáo oai nghi đầy đủ, trì giới tu hạnh Đầuđà, bỗng nghe điều Hỷ Căn nói liền thấy việc học tập trái nhau, tâm rất kinh quái rồi chê bai hủy bỏ không tin nhận. Tăng chúng liền làm phép tẩn với Hỷ Căn, khi pháp tẩn đã thành, Hỷ Căn liền đọa vào địa ngục. Đây là người mới phát tâm học phương tiện giáo hủy báng Bát-nhã, không tin thâm kinh. Người như thế cần biết sâu cạn.

Hoặc lúc đó không chê bai pháp này, song đối với người trì giới lại không kính cẩn gần gũi. Hoặc có lúc nói họ quấy ác. Đây cũng là tướng của thất. Đều không phải là hạnh tu lâu điều phục tâm.

Nêu việc khinh mạn chấp tướng. Đại phẩm có nói: Bồ-tát nếu đối với kẻ đồng trụ mới phát tâm mà khinh miệt, cho người ấy không biết gì. Khởi một niệm khinh mạn này thì phá hư công đức vô số kiếp, lại còn bị tội. Khi tội báo này hết rồi, mới có thể phát tâm. Bèn đối với việc đức hạnh ngày nay mà nói tâm khinh mạn là một lỗi rất lớn, không phải chỉ chướng ngại việc được Vô sinh nhẫn, mà lại còn bị tội họa, nên xem là quấy.

Lại nữa, có Bồ-tát tuy hiểu thâm pháp nhưng chấp tướng phân biệt thứ lớp thềm bậc. Chấp tướng phân biệt sinh tưởng quyết định, lại là pháp động niệm, không phải đạo rốt ráo. Vì sao? Vì các pháp thật tướng thanh tịnh rỗng sáng còn không có một tướng, huống là có hai thứ không nói không bày. Nói là mất lý, bày là trái tông. Lấy tâm phân biệt suy lường này sao có thể khế hội được với pháp tịch diệt. Như ba thời, bốn thời, năm thời, Bán, Mãn bốn Tông, sáu Tông các nghĩa đều gọi là Pháp sư, thâu nhặt các ý kinh mà chế lập danh mục, phán thích nghĩa môn, muốn nói lý hiện tại đều không phải là một thuật cùng tột không lời. Nay chánh ý chúng tôi không như thế, mà viên dung pháp giới, ngầm khế hợp với chân cực, không muốn khiến tâm cùng chúng sinh trái nhau. Tuy lại lập bốn giáo này là muốn giải thích thẳng thông suốt tận nguồn cội văn các kinh, nhưng trọn không chấp chặt nghĩa bốn giáo. Hoặc có lúc dùng ba giáo, hai giáo, một giáo hoặc không dùng giáo nào, lại có lúc dùng cả tám giáo, lấy bỏ không nhất định, nhiều ít không chừng, chuyển biến tự tại, tùy người mà bài bác hoặc tán dương. Nhưng không khiến tâm này tiếp xúc với việc đó mà đắm trước tự chấp mình, đem lỗi người mà luận giải. Nếu làm như thế thì chỉ là tranh luận không phải là phương pháp nhập đạo. Ngài Nam Nhạc nói kệ:

Chó thấy bóng liền cắn

Cắn mãi chẳng chịu thôi

Bèn chịu khát mà chết…

Nay ước đây mà chọn lỗi quấy với ý xây dựng đạo. Nhưng vì đường tâm người tu không đồng, tuy mọi việc không bày hai tu, là Thánh nói pháp và Thánh im lặng. Cần biết rõ tâm mình mà tiện dụng phương tiện. Nếu có chỗ trầm tắt ở đạo lặng im mà tâm không khai phát, thì cần phải nghe pháp hoặc gần gũi các Thiện tri thức hay khai phát tâm người. Hoặc từ kinh điển nghiên tìm nghĩa lý mà hiển phát tâm này. Hoặc lúc nghe pháp thì phấn động không thể nhiếp yên. Tìm kinh khảo nghĩa đối với việc phấn kết thì biết việc bồi bổ tâm mình không có lợi ích sâu chắc. Bấy giờ phải nhắm mắt giữ thân tự tịnh tâm mình vào đạo lặng im. Nói năng hay im lặng hai hạnh, mà điều phục tâm mình. Tiện dụng thô tế thích nghi, khéo hay lấy bỏ, phân biệt chọn lựa chân ngụy. Trong lúc như thế mà gắng tu tịch tĩnh, trong lúc như thế mà gắng tu trí tuệ. Ví như trời đất hoặc mưa hoặc tạnh, âm dương điều hòa chừng mực thì muôn vật sinh sôi. Nếu thuần mưa không tạnh thì hạt giống thối rã, nếu thuần tạnh không mưa thì hạt giống khô đét cũng không thể sinh sản muôn vật. Cần phải điều hòa thích nghi sau đó mới tốt. Hành giả nếu một mực như thế mà im lặng thì chìm mê trong tối tăm ủng tắt. Nếu thuần dùng phân biệt thì các kiến bùng dậy lăng xăng. Ấy thì quyền thật không hợp, đạo lợi không sinh. Khéo léo vận hành bỗng nhiên vào đạo. Đêm thấy ánh điện sáng thì được vào Phật pháp. Đó là người học đạo khéo biết thị phi, phân biệt tà chánh. Nên Đại Luận nói:

Trời thường mưa, ngũ cốc càng sinh sôi, pháp vũ càng nhiều, pháp thiện càng phát triển. Nếu không thường thường có Phật nói, Phật im lặng thì lúa thóc thật tướng Điều Ngự không sinh. Nếu riêng đắm trước tri kiến, thì trọn không được vào lý. Cho nên có câu rằng:

Dầu đọc trăm ngàn kinh

Tà kiến nuôi các quấy

Độc tôi ta càng mạnh

Tuy có thai con thường

Gái đá đâu sinh đẻ.

Nếu nghe lời Phật nói pháp liền ngộ. Thấu suốt các pháp tự tại rõ ràng đó tức là tín hành. Nghe mà không ngộ, tâm niệm tư duy, càng thấu cùng chiếu đạt đến nguồn cội, đó gọi là pháp hành. Trong chỗ Phật im lặng cũng có tín hành và pháp hành. Khi thiền quán như thế, thì tùy quán một cảnh mà khắp thông các cảnh. Tâm địa mở sáng không chút nghi ngại, như gió ở không trung gọi là pháp hành. Nếu khi đòi quán không thể được ngộ càng cố gắng gia công lại càng không hiểu. Nếu từ Thiện tri thức mà nghe giảng giải trong kinh quyển thấy được thì như bỗng giữa hư không không mây, trong ngoài đều rỗng suốt, đây gọi là người tín hành.

Lại từ nghe mà được độ, nói đúng như nghe mà làm là Phật im lặng, đúng như làm mà nghe là Phật nói pháp.

Phần trước, Di-lặc bạch Phật, chính nói vâng lệnh nhận ý chỉ.

Phần này có ba:

  1. Di-lặc nhận ý chỉ.
  2. Các Bồ-tát nhận ý chỉ.
  3. Bốn vua nhận ý chỉ.

Di Lặc nhận ý chỉ, có hai: Nhận ý và kể thành.

Trong phần nhận ý lại có hai: Nhận ý răn và nhận ý khuyên.

“Phụng trì Như Lai vô số kiếp…” là nhận ý khuyên. Phần này lại có hai đối với hai thứ nói trước:

– Tuân ý lưu thông kinh.

– Tuân ý dùng thần lực hộ trì kinh. Trong đó tự nói rằng: Cùng niệm lực đó mà lập nên. Nếu dựa vào An lạc hạnh trì có pháp thuyết về “Không” mờ mịt, lợi ích cho niệm lực, cũng như người khi nói pháp thì suy lường đến điều một, điều hai. Người này đến khi nói thì thấy có ba, có năm tiết. Hoặc có thể là tâm nhập nghĩa môn mà hay biết rõ, hoặc mịt mờ trống không, liền trợ niệm gia bị cho người ấy.

Phật kể thành.

Các Bồ-tát nhận ý chỉ phát thệ.

Bốn vua nhận ý chỉ phát thệ.

Phần II là khiến A-nan tuyên nói kinh, A-nan tích ở đạo Tiểu thừa lại được thân La-hán. Khi nhập Vô dư thì sinh phần dứt hẳn, sao được vâng lệnh tuyên nói Đại kinh. Đây chỉ là ý khiến truyền trì “giữ gìn và truyền bá) đừng nhầm lẫn với việc kiết tập pháp tạng, nên sai tuyên đọc kinh. Nếu ở Bổn là nói hay truyền trì tất cả Phật pháp mười phương, đâu nên vì Hôi diệt mà không thể tuyên bố kinh này. Ở phần này có ba:

  1. Phật mệnh lệnh.
  2. Hỏi tên kinh.
  3. Phật đáp có hai tên.

Yếu chỉ, tức là thật tướng. Thật tướng gồm nhiếp các pháp, khi được yếu chỉ tức là được các pháp.

Phần III, là đại chúng nghe kinh đều rất vui mừng..