SỐ 222
KINH QUANG TÁN
Hán dịch: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN 3
Phẩm 7: LIỄU KHÔNG
Khi ấy ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:
–Đại Bồ-tát muốn đầy đủ Thí ba-la-mật thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn đầy đủ Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn dứt trừ sắc thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ thọ, tưởng, hành, thức thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thì nên học Bát-nhã ba-lamật; muốn dứt trừ thanh, hương, vị, xúc, pháp thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân tế hoạt (xúc) thức, ý pháp thức thì nên học Bátnhã ba-la-mật; muốn dứt trừ nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ tập khí nhân duyên của sắc xúc, thọ xúc, tưởng xúc, hành xúc, thức xúc thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn dứt trừ tham, dâm, sân hận, ngu si thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ tham, thân kiến thì nên học Bátnhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn dứt trừ hồ nghi, phạm giới thì nên học Bátnhã ba-la-mật; muốn dứt trừ dục, các sự đắm trước sắc dục, vô sắc dục thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn dứt trừ nhân duyên trói buộc, đắm trước đối với tưởng cảm thọ thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ bốn quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì nên học Bátnhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn dứt trừ bốn ưu, bốn trước, bốn hung thọ, bốn
điên đảo thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn dứt trừ năm cái, sáu nhập, bảy thức, tám tà, chín não, mười ác, nghiệp tội phước thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn dứt trừ mười điều thiện, bốn Thiền, bốn đế, năm thần thông, muốn dứt trừ bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn dứt trừ mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, bốn Đẳng tâm, bốn Định vô sắc, tất cả các ý chỉ, mười tám pháp Bất cộng của Phật thì nên học Bát-nhã ba-lamật.
Đại Bồ-tát muốn định rõ Tam-muội giác ý thì nên học Bátnhã ba-la-mật; muốn phân biệt Tam-muội Hư không tuệ, Tammuội Thức tuệ, Tam-muội Bất dung tuệ, Tam-muội Hữu tưởng tuệ, Tam-muội Vô tưởng tuệ, định Chánh thọ diệt thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn thành tựu Tam-muội Sư tử ngu lạc, Tam-muội Sư tử chấn hống, muốn đạt được môn tổng trì thì nên học Bát-nhã ba-la-mật; muốn đắc Tam-muội Thủ-lăng-nghiêm, Tam-muội Bảo hải, Tam-muội Chánh thọ Tuệ ấn thì nên học Bátnhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Nguyệt diệu, Tam-muội Nguyệt tràng, nhập tất cả các pháp Tam-muội Chánh thọ thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Đổ minh ấn, Tam-muội Sinh chư pháp, Tam-muội Chánh thọ xuất ư khuyến từ tràng phan ác thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Kim cang dụ, Tam-muội Nhập nhất thiết chư pháp môn, Tam-muội Định ý vương, Tam-muội Chánh thọ Đế vương ấn thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Thế lực thanh tịnh, Tam-muội Siêu chư bình đẳng, Tam-muội Thuận sinh chư pháp sở qui nhập, Tam-muội Chánh thọ nhập nhất thiết chư pháp ngôn thanh thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Quán thập phương, muốn đắc Tam-muội Nhất thiết chư pháp tổng trì môn ấn, Tam-muội Nhất thiết chư pháp bình đẳng ấn tạo ấn, Tam-muội Chánh thọ trụ ư không xứ thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Nghiêm tịnh, Tam-muội Đạo tràng, Tam-muội Chánh thọ siêu việt thần thông thì nên học Bát-nhã ba-la-mật. Đại Bồ-tát muốn đắc Tam-muội Phản xuất, Tam-muội Đẳng tràng hộ anh, Tam-muội Chánh thọ dục trí thị và các môn Tam-muội khác thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát muốn khiến cho tất cả loài chúng sinh được đầy đủ nguyện thì nên học Bát-nhã ba-la-mật.
Bạch Đức Thiên Trung Thiên! Lại nữa, Đại Bồ-tát muốn được đầy đủ gốc công đức, do đầy đủ gốc lành ấy mà không đọa vào cõi ác, không sinh về chốn ti tiện, không rơi vào địa Thanh văn, Bíchchi-phật, chẳng tranh tụng với thượng pháp Bồ-tát thì nên học Bátnhã ba-la-mật.
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Thế nào là Đại Bồ-tát chẳng tranh tụng thượng pháp?
Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:
–Đại Bồ-tát không khởi phương tiện thiện xảo, không khởi “không từ đâu sinh” mà dùng phương tiện thiện xảo hành sáu pháp Ba-la-mật, hiểu rõ Không, Vô tướng, Vô nguyện, không từ đâu sinh, mang đến môn Tam-muội, không rơi vào Thanh văn, Bích-chi-phật, cũng không độ người diệt định Bồ-tát. Đó gọi là Bồ-tát sinh chẳng thuần thục.
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Sao gọi là Bồ-tát sinh chẳng thuần thục?
Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:
–Sở dĩ nói không thuần thục là vì tham vướng nơi pháp. Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, đứng trên cái không của sắc mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, đứng trên không mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Đó gọi là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận, sinh ra chẳng thuần thục.
Lại nữa, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát đứng trên sắc vô tướng mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa, đứng trên sắc vô nguyện mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Đó là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng đều như vậy, đứng trên không sở hữu mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Nhãn sắc thức, nhĩ thanh thức, tỷ hương thức, thiệt vị thức, thân tế hoạt (xúc) thức, ý pháp thức, cũng đứng trên mặt này mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa. Đó là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận. Sắc vô thường, thọ, tưởng, hành, thức vô thường. Sắc khổ, thọ, tưởng, hành, thức khổ. Sắc vô ngã, thọ, tưởng, hành, thức vô ngã cũng đều đứng trên mặt này mà biết tưởng thức có chỗ nương dựa.
Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đó là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận, sinh ra không thuần thục, nên đoạn sắc, thọ, tưởng, hành, thức ấy. Sắc này chẳng phải sắc thì trừ sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, đó là diệt tận. Còn thiết lập sự chứng đắc, đó chẳng phải diệt tận mà là tạo lập sự chứng đắc. Nên tu theo con đường trước ấy, nên tập hành theo việc ấy. Còn điều này sau là nhiễm trần tranh chấp, đừng tập hành theo. Một bên là việc nên làm của Bồ-tát, một bên chẳng phải là việc Bồ-tát nên làm, một bên là đạo Bồ-tát, một bên là Bồ-tát học giới không nên học: Nào là Thí ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Giới ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Nhẫn ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Tinh tấn ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Thiền ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Bát-nhã ba-la-mật của Bồ-tát, nào là Bồ-tát có phương tiện thiện xảo, nào là Bồ-tát không có phương tiện quyền xảo, nào là Bồ-tát nhập tịch nhiên, nào là Bồ-tát sinh khởi không thuần thục.
Hiền giả Tu-bồ-đề nói với Hiền giả Xá-lợi-phất:
–Nói Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật, trụ trên sự kiến lập các pháp như thế này để biết tưởng thức có chỗ nương tựa. Đó gọi là Đại Bồ-tát tham vướng nơi pháp nhẫn nhu thuận, sinh ra không thuần thục.
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Sao gọi là Đại Bồ-tát tịch nhiên?
Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:
–Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng thấy pháp nội không, chẳng thấy pháp ngoại không, chẳng thấy pháp nội ngoại không, chẳng thấy pháp không của nội ngoại không, nhưng pháp không không có pháp nội ngoại không, pháp không chẳng thấy pháp nội ngoại không, chẳng thấy pháp không của đại không, pháp không của pháp đại không chẳng thấy pháp không, pháp không của pháp đại không chẳng thấy pháp chân cứu cánh không, pháp chân cứu cánh không chẳng thấy pháp đại không, pháp chân cứu cánh không chẳng thấy pháp hữu vi không, pháp hữu vi không chẳng thấy pháp vô vi không, pháp vô vi không chẳng thấy pháp hữu vi không, pháp vô vi không chẳng thấy pháp vô thỉ vô chung không, pháp vô thỉ vô chung không chẳng thấy pháp vô vi không, pháp vô thỉ vô chung không chẳng thấy pháp không vị phân biệt, pháp không vị phân biệt chẳng thấy pháp không rộng lớn dài lâu, pháp không vị phân biệt chẳng thấy pháp bản tịnh không, pháp bản tịnh không chẳng thấy pháp không vị phân biệt, pháp bản tịnh không chẳng thấy pháp tự nhiên tướng không, pháp tự nhiên tướng không chẳng thấy pháp bản tịnh không, pháp tự nhiên tướng không chẳng thấy pháp nhất thiết chư pháp không, pháp nhất thiết chư pháp không chẳng thấy pháp tự nhiên tướng không, pháp nhất thiết chư pháp không chẳng thấy pháp vô sở hữu không, pháp vô sở hữu không chẳng thấy pháp nhất thiết chư pháp không, pháp vô sở hữu không chẳng thấy pháp không tự nhiên, pháp tự nhiên không chẳng thấy pháp vô sở hữu không, pháp không của tự nhiên không chẳng thấy pháp vô sở hữu không, pháp vô sở hữu không chẳng thấy pháp không của không tự nhiên.
Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Như thế Đại Bồ-tát khi hành Bátnhã ba-la-mật có khả năng như thế thì Bồ-tát đã đạt tịch nhiên.
Lại nữa thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát muốn hành Bátnhã ba-la-mật thì nên học thế này, nên thuận theo như thế này: Chẳng nên nghĩ sắc, thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Đối với thức chẳng nên nghĩ thức, chẳng nên nghĩ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; chẳng nên nghĩ sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; chẳng nên nghĩ Thí ba-la-mật, Giới ba-la-mật, Nhẫn ba-la-mật, Tinh tấn ba-la-mật, Thiền ba-la-mật, Bát-nhã ba-la-mật; cũng chẳng nên dựa vào bốn Ý chỉ, bốn Ý đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác ý, tám Thánh đạo, mười Lực, bốn Vô sở úy, bốn Phân biệt biện, bốn Đẳng tâm, mười tám pháp Bất cộng của Phật.
Như vậy, thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Đại Bồ-tát hành Bát-nhã ba-la-mật chẳng nên nghĩ Đại Bồ-tát, mà nên nghĩ tâm bình đẳng vô đẳng, nhập tâm vi diệu. Vì sao? Vì tâm ấy vô tâm, tâm ấy bản tịnh. Tâm bản tịnh là tự nhiên mà vui, trong sáng mà tịnh.
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Thế nào là tâm trong sáng mà tịnh?
Hiền giả Tu-bồ-đề trả lời Hiền giả Xá-lợi-phất:
–Giả sử tâm không hợp với dục cũng không lìa dục, không hợp với sân cũng không lìa sân, không hợp với si cũng không lìa si, không trụ nhân duyên, không có ràng buộc, không bị ràng buộc, cũng không không ràng buộc, đối với tất cả nghi, sáu mươi hai kiến, không hợp không lìa, không hợp với tâm hành của Thanh văn, Bíchchi-phật, cũng chẳng lìa hợp, thì thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, đó là tâm của Đại Bồ-tát vốn thanh tịnh trong sáng mà tịnh.
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Có tâm này chăng? Tâm ấy vô tâm mà!
Hiền giả Tu-bồ-đề hỏi lại Hiền giả Xá-lợi-phất:
–Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Thế nào là có tâm? Đâu có tâm này mà có thể biết là có tâm, vô tâm? Có thể thủ đắc chăng? Có thể nắm bắt được chăng?
Đáp:
–Không, thưa Hiền giả! Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất, giả sử tâm ấy chẳng thể biết có cùng không có thì cũng không thể thủ đắc, cũng không thể nắm bắt. Lại có điều này, do nhân duyên mà có lời này là có cái “tâm có tâm vô tâm” này.
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Thế nào là vô tâm?
Đáp:
–Không có cái tạo tác, không có điều nhớ nghĩ, đó là cái vô tâm vô niệm đối với tất cả pháp.
Hiền giả Xá-lợi-phất hỏi Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Thế nào? Người phát tâm không có cái tạo tác, không có điều nhớ nghĩ chăng? Giả sử sắc không có tạo tác thì nhớ nghĩ, thọ, tưởng, hành, thức cũng như thế. Giả sử không tạo tác, không nhớ nghĩ thì cho đến ý Thanh văn, Bích-chi-phật, trên đến Bồ-tát đều là vô tâm, vô niệm chăng?
Đáp:
–Thưa Hiền giả Xá-lợi-phất! Tâm như thế là không tạo tác, không nhớ nghĩ.
Hiền giả Xá-lợi-phất khen Hiền giả Tu-bồ-đề:
–Hay thay, hay thay! Hiền giả Tu-bồ-đề, Hiền giả chính là con của Đức Thế Tôn, từ pháp sinh ra, thường tùy thuận pháp, được pháp hóa sinh, nhờ pháp mà hưng phát, nhưng không vì sự vinh hiển, do nhân duyên tự nhiên mà chứng pháp thân. Hiền giả là người hành pháp Không đệ nhất. Thế Tôn khen Hiền giả là người rõ nghĩa Không hơn hết, khó bì kịp. Khó bì kịp!
Thưa Hiền giả Tu-bồ-đề! Như thế, Đại Bồ-tát học Bát-nhã ba-la-mật thì nên theo như thế, nên quán như thế. Người vì địa không thoái chuyển mà muốn học địa Thanh văn thì nên học Bátnhã ba-la-mật, nên lắng nghe, nên thọ trì, đọc tụng, thường nên suy nghĩ. Người muốn học địa Bích-chi-phật thì nên học Bát-nhã ba-lamật, nên lắng nghe, nên thọ trì, đọc tụng, thường nên suy nghĩ. Người muốn học địa Bồ-tát thì nên học Bát-nhã ba-la-mật, nên lắng nghe, nên thọ trì, đọc tụng, thường nên suy nghĩ. Vì sao? Vì Bát-nhã ba-la-mật này rộng khắp đầy đủ cả ba thừa, đó là Bồ-tát, Thanh văn, Bích-chi-phật. Bồ-tát đều học thông suốt không có gì ngăn ngại.