KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ
Dịch Phạn ra Hán: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Thị
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN THƯỢNG
Phẩm 5: NẺO ĐẠO
Phật lại bảo A-nan:
–Vì sao Như Lai khen ngợi Bồ-tát về việc tạo được sự phát triển đạo pháp? Là vì Bồ-tát luôn theo đúng phép tắc, có thể thông đạt đến tâm của Phật.
Bồ-tát an trụ ở đây để khởi lên những tạo tác hành động, không hề bám chặt nơi chỗ mình đứng, chẳng tiến tới, không lười nhác, vượt qua tất cả pháp, chỉ nhằm đạt đến pháp Phật, không mê đắm ở chỗ thi thố lòng nhân, cũng chẳng nương tựa các pháp, dứt mọi hành động đắm trước mà Phật đã chỉ rõ, gồm đủ các diệu hạnh, đạt đúng theo bước đường đi của Phật.
Bồ-tát luôn tinh tấn, sức lực mạnh mẽ, tâm Từ bi nhẫn nhục không hề trễ nhác, dứt bỏ kiêu mạn, mến mộ tìm cầu đạo nhiệm mầu, Đức Thế Tôn là Bậc Tối Thượng nhưng không mê đắm Thánh hạnh, cũng như không chấp vào hạnh đó.
Bồ-tát sống trong đạo mà tìm cầu các pháp, ở chỗ tìm cầu ấy dứt khoát là không thể đạt được, mà cũng không hề bị chao đảo, tuy an trụ trong đạo nhưng vẫn luôn bàn về lẽ sinh tử. Trí tuệ Phật là bình đẳng, lìa bỏ mọi dục lạc, những thứ khiến cho trí tuệ mình bị che lấp, diệt trừ tất cả mọi tham đắm về thân và tà kiến, siêng năng tu tập, quán tưởng Phật, xét sự tinh tấn kia để theo đúng phép tắc của Phật, dứt sạch mọi vọng tưởng, vượt qua sự chia cách bỉ ngã. Đó chính là sự phát triển của đạo.
Bồ-tát không chấp nê vào đường Phật đi, giác ngộ về pháp vô
vi, không nghi ngờ về trí tuệ Phật và giới cấm của Phật, không ngã theo đời cũng không khư khư chấp giữ vào giới luật, do không thấy thật có nên chẳng có thái độ bám víu vào giới, hoàn toàn rũ bỏ nhưng cũng không loại trừ hẳn ba thứ trói buộc.
Bồ-tát an trụ trong ba cõi nhưng được sự an ổn hoàn toàn, luôn để tâm đến tư tưởng của chúng sinh, không dựa dẫm cũng không ngăn lấp, lìa bỏ tất cả mọi đắm trước để đạt được Phật đạo, đạt đến cõi vắng lặng, chẳng chấp than mạng mình, các thứ tài sản có thể bố thí mà không bỏn sẻn, các căn thường an vui dứt bỏ mọi hình thức giận tức, dốc tu theo hạnh Phật, tuy đem ân ích để cứu giúp quần sinh thoát khỏi khổ ách nhưng không phải là sự bo thí bừa bãi, đối với người đã được cứu độ, Bồ-tát không trụ vô vi nên vượt qua mọi vọng tưởng, sinh khởi pháp vô niệm, dứt bỏ mọi vọng chấp của con người để đạt đến trí tuệ giác ngộ.
Bồ-tát không hề sợ hãi các cuộc họp đông đảo luận bàn về lẽ vắng lặng nhằm làm thanh tịnh Phật đạo, vượt qua mọi khó khăn, chẳng sợ sinh tử. Vì sao? Vì Bồ-tát đã đạt được pháp an nhiên không chút lỗi lầm, cáu bẩn, an trụ trong cõi nhiệm mầu an vui của Phật, rõ lẽ không đến không đi, diệt sạch mọi thứ vọng chấp, nhằm làm cho chánh đạo thêm sáng tỏ và thanh tịnh.
Bấy giờ, Đức Phật nói bài tụng:
Giảng, luận về nẻo đạo
Phật, Thánh không nghĩ bàn
Chấp chúng sinh có trụ
Lấy đạo làm chỗ nương.
Tuệ Thánh an vui nhất
Chẳng mắc lưới vọng tưởng
Vắng lặng, chẳng chấp trước
Đối vô sở đắc ấy.
Kẻ đã đạt được đạo
Chí Bồ-tát vững mạnh
Chỉ hướng theo lời Phật
Thế Tôn không ai hơn.
Chí vì đạo dứt tham
Tâm luôn có trí sáng
Đó chính là nẻo đạo
Không nương, không mê đắm.
Gọi là tưởng sinh tử
Tâm Phật cũng như vậy
Đầy đủ bình đẳng chánh
Đó gọi hiểu nẻo đạo.
Không có các ngăn che
Giảng nói về đạo pháp
Cho nên dứt tất cả
Rõ ấy là nẻo đạo.
Chúng sinh đều nương thân
Khởi tâm quán Phật đạo
Ý chí ấy quán sát
Thường thấy rõ đường Phật.
Gốc thân thường sinh, kết
Tưởng xấu, nguy có ngã
Cho nên không bụi bặm
Không mê đắm Phật đạo.
Chí vẫn còn hồ nghi
E không được thành Phật
Cởi mở do dự ấy
Đứng vững trong Phật đạo.
Giả sử biết rõ giới
Cùng lời Phật răn cấm
Dứt bỏ các tưởng giới
Không nên cấm không cấm.
Vượt qua khỏi ba kết
An trụ trong ba cõi
Ắt đạt đến Phật đạo
Nhận rõ tưởng chúng sinh.
Tu phép tắc không minh
Nguyện trí tuệ rộng lớn
Đạt chí Thánh vắng lặng
Chẳng chấp đắm Phật đạo.
Tâm thường xả, bố thí
Trừ bỏ vẻ giận tức
Vì thế chẳng tiếc thân
Giữ đạo không buông lung.
Tất cả chẳng tiếc xót
Cứu giúp mọi khổ não
Đó chính là nẻo đạo
An trụ nơi đường chánh.
Không hề sinh vọng tưởng
Nên tu không chỗ đắm
Do đấy mà dứt sợ
Không sống vô giới cấm.
Nếu tu các kinh sách
Khéo léo bỏ mong cầu
Tỏ ngộ mọi âm hưởng
Xử thế không còn sợ.
Dù đến trong chúng hội
Cũng không các khó khăn
Bèn nêu pháp an nhiên
Làm thanh tịnh Thánh đạo.
Khi tạo khởi tưởng người
Để hiểu hạnh tự nhiên
Nếu người không mạnh mẽ
Sẽ khó lìa sợ hãi.
Nếu bỏ các họa, hại
Nên chẳng sợ trước, sau
Đạt được đạo thanh tịnh
Lìa cấu, an vui nhất.
Hiểu rõ, dứt nẻo ác
Do vay không sợ hãi
Phép tắc trên bình đẳng
Ân đạo không hề lìa.
Đó là pháp Bồ-tát
Là việc hiện nẻo đạo
Dùng độ kẻ yếu lười
Khéo dẫn dắt, nên nói.
Nhờ phương tiện hay khéo
Giảng nói đạo Phật Thánh
Bồ-tát đã hội nhập
Làm người chỉ dẫn đường.
Pháp Đạo sư giảng nói
Dùng phương tiện thích hợp
Hành gốc cũng như vậy
Chí mến mộ Phật đạo.
A-nan! Ta vì thế
Nói rõ về nẻo đạo
Mịt mờ do ý lấp
Nhiều vọng, cầu như thế.
Vì nói không hiểu được
Tâm tối tăm ngu si
Chê bai trí tinh tấn
Nghe các bậc chí sâu.
A-nan! Ta vì thế
Hết lời khen nẻo đạo
Nêu rõ Bồ-tát không
Các vị phải nghe hiểu.
Vô số trăm ngàn sách
Dẫn dạy về nẻo đạo
Âm thanh của đường đi
Là hiện đường Phật sáng.
Phật bảo A-nan:
–Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã làm sáng tỏ hết mực về hạnh Bồ-tát phát huy đạo pháp. Phải biết rằng đó cũng là dùng phương tiện khéo léo để nêu rõ ý nghĩa vậy.
KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ