KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ
Dịch Phạn ra Hán: Đời Tây Tấn, Tam tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ, người nước Nguyệt Thị
Dịch Hán ra Việt: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
QUYỂN THƯỢNG
Phẩm 4: TÁM BẬC
Phật bảo A-nan:
–Vì sao Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác, khen ngợi ý nghĩa tám đẳng của Bồ-tát? Là vì Bồ-tát đã xa lìa hẳn tám con đường tà để đi đến cửa giải thoát, nhưng không vướng mắc, không vin dựa vào tám con đường chân chánh, phap hóa độ phàm phu, đứng vững nơi đạo nghĩa, đạt được Trung đạo, vượt khỏi phàm tục, nguyện đứng vững trong trí tuệ của đạo nhưng chẳng thấy là mình đến được con đường đó. Ra khỏi đường tà, thường trụ trong chánh quán, đạt tới cõi bình đẳng, dứt bỏ mọi tham đắm về thân mạng, nguyện sống trong đạo nghĩa đạt đến quả vị Phật, dứt trừ những ý tưởng về con người, thường nhớ nghĩ đến lời Phật dạy. Tâm bình đẳng đối với tất cả, xa lìa mọi mê đắm đối với chúng sinh, thường sống trong vô trụ, các pháp đều dứt. Vì sao? Vì các pháp không thể đạt được, cho dù thân tâm có dốc sức tôn sùng.
Bồ-tát lìa bỏ các sách vở thế tục, ham chuộng các kinh điển cứu đời, đạt được chánh định về pháp giới, không theo đạo pháp mà cũng không lìa bỏ cuộc đời, vì lìa bỏ cuộc đời thì mọi sự sẽ là vô nghĩa.
Bồ-tát tu tập theo lẽ bình đẳng, đoạn lìa mọi vọng tưởng, đắm trước, quá khứ, hiện tại, vị lai, tâm niệm không khác, không được ý đạo. Vì sao? Vì chí nguyện của các bậc Bồ-tát thảy đều là để đạt đến trí tuệ rộng khắp, cho nên lửa dữ hay đao gậy cũng không thể hại thân được các cõi đều lìa bỏ, chỉ mong đạt đến cõi Phật, không rời các con đường, không lập đến đi, chỗ qua lại của con đường được mở rộng ra tạo nên sự an ổn hoàn toàn, cho nên nói con đường Bồ-tát không có chỗ trụ. Vì sao? Vì Phật đạo vốn không, cho nên không có nơi chốn, do không có chỗ trụ nên dao nhọn không thể hại thân, đúng bước đường của bậc Vô học; Vô học cũng không có chỗ tìm cầu, chưa từng hâm mộ, chẳng được chí của bậc Thánh hiền, do vậy mà dao nhọn không hại được, vì thế cho nên dao không hại được thân, không thể dao động, tất cả đạo đều không, nhờ. Không tuệ phân biệt, nên dao nhọn không hại được, dùng lòng Từ bi thương xót rộng lớn đối với chúng sinh, đạt được cõi vắng lang, an nhiên, bố thí rộng khắp, thương xót trừ bỏ tâm giận dữ. Hạnh Từ bi ấy làm tăng thêm trí tuệ sáng suốt, đem lòng Từ bi ấy hóa độ chúng sinh ở thế gian, thành tựu hạnh thương xót rộng lớn, không được giới hạn nơi con người thì hạnh Từ bi đó mới đầy đủ, dao nhọn không hại được.
Lòng Từ bi của Bồ-tát đối với chúng sinh ở cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc, cho đến cả cõi pháp giới thảy đều bình đẳng vì đạo không chỉ có ngần ấy. Bồ-tát không dấy khởi sự nhớ nghĩ cũng không phát lộ giận dữ, lìa sự đùa bỡn đạt đến sự vắng lặng không còn các âm thanh. Pháp giới như vậy có khả năng độ chúng sinh các cõi. Bồ-tát tạo tác hành động, tất cả đều nên chuyên tâm, tất cả âm thanh, chỗ nào đi tới, các pháp không được kính thờ, cũng không an trụ vào đầu, cuối. Nơi chúng sinh hướng tới chỉ dùng âm thanh để nghe, là chỗ thông suốt của người giảng nói chánh pháp, hóa độ muôn loài, nói về ý tưởng hữu-vô phát khởi thành lời vậy.
Lìa bỏ ngã tưởng, vượt qua các âm thanh, vượt qua các thứ tà mới đạt được giáo pháp ấy, hiểu tất cả các pháp, ngôn ngữ âm thanh, như vậy cũng không gọi là đã đạt được các pháp, cũng chẳng có ai được độ, đó gọi là tám bậc, không hề chưa từng đắm trước tất cả âm thanh.
Bấy giờ, Đức Phật nói bài tụng:
An trụ trong tám bậc
Đạt tám cửa giải thoát
Đối việc không vướng chấp
Đó gọi là tám bậc.
Vượt tám việc phàm phu
An trụ nơi chánh nghĩa
Chẳng thấy tuệ trung gian
Đó gọi là tám bậc.
Thoát khỏi việc phàm tục
An trụ trong Phật đạo
Bấy giờ không được gì
Đó gọi là tám bậc.
Dứt bỏ các tà kiến
Tu hành theo chánh kiến
Đạt đến đạo bình đẳng
Đó gọi là tám bậc.
Bỏ tham, ái thân mình
Đứng vững nơi đạo Thánh
Cho đến được thành Phật
Đó gọi là tám bậc.
Dứt dục vọng chúng sinh
Thường tu hành hạnh Phật
Ta, người đều bình đẳng
Đó gọi là tám bậc.
Vượt vọng tưởng chúng sinh
Trụ trong vô sở trụ
Các pháp đều vượt qua
Đó gọi là tám bậc.
Dứt bỏ các pháp tục
Kính tu theo Chánh pháp
Và dạy nghĩa vắng lặng
Đó gọi là tám bậc.
Lìa bỏ các pháp tục
Phật đạo cũng như vậy
Đối pháp ấy không đắc
Đó gọi là tám bậc.
Nói có một gốc thôi
Không có hai, bờ mé
Dứt bỏ ý niệm ấy
Đó gọi là tám bậc.
Không ở nơi trung gian
Chí dứt, bỏ mê đắm
Trí đạo đều như nhất
Đó gọi là tám bậc.
Không được tâm quá khứ
Đương lai cũng như thế
Bình đẳng ở hiện tại
Đó gọi là tám bậc.
Tâm không chỗ khởi đầu
Người phát tâm theo đạo
Tâm ấy chẳng thể được
Nhờ đâu để đạt đạo?
Vào được nơi không chấp
Như Thánh, không chỗ đạt
Nên dao cùng thuốc độc
Không thể làm hại thân.
Thoát ra khỏi năm đường
Gốc của mọi vọng tưởng
Gồm đủ sự qua lại
Đó gọi là không dối.
Lìa đạo không trở lại
Lời nói, ra âm thanh
Dứt bỏ đắm mê tiếng
Cho nên không tự dối.
Không rõ được nguyên nhân
Xưa nay cũng như vậy
Đi, lại chỉ tiếng thôi
Chỉ khuyến khích người học.
Giáo hóa nên dùng lời
An trụ cũng lại không
Nên tu học như thế
Vì thế chẳng tự dối.
Điều Bồ-tát tu tập
Học rõ tuệ như thế
Tất cả không chỗ đoạn
Đó gọi không tự dối.
Chẳng tham đắm thân mình
Dù có dao bén nhọn
Cũng không hại được thân
Không hề có dao động.
Tâm Từ trùm tất cả
Tâm Bi lớn ưa đạo
Dứt bỏ tâm sân, hại
Đao bén chẳng hại được.
Ví có kẻ muốn hại
Tự nghĩ thân là không
Mà đạt đến Phật đạo
Dao làm sao hại được.
Đạt đến lời an nhiên
Dứt hết các đường ác
Dứt sạch các tai ương
Dao bén chẳng hại được.
Thành tựu tuệ sáng suốt
Bậc Thánh đạt không thiếu
Sáng rỡ như Phật đạo
Nên dao chang hại được.
Cõi Dục và cõi Sắc
Vô sắc là ba cõi
Ba cõi này đồng nhau
Vì thế chẳng tự dối.
Đều thành tựu Chánh giác
Chẳng thấy tên khác nhau
Không bỏ sao sạch được
Thanh tịnh không đùa bỡn,
Vào con đường bình đẳng
Nên gọi là Bồ-tát.
Nếu mê đắm âm thanh
Chẳng lìa khỏi năm đường,
Tuy lời thông pháp giới
Lời giảng không thể đi
Đã đạt chẳng trụ nhẫn
Đó gọi là tám bậc.
Phân biệt các âm hưởng
Giảng pháp vắng lặng
Vô niệm, chẳng có tên
Nên gọi là tám bậc.
Dứt bỏ mọi âm thanh
Mà đạt cõi không tiếng
Không đắm tất cả tiếng
Đó gọi là tám bậc.
Nhờ tiếng hiểu các pháp
Tất cả pháp tự nhiên
Các pháp không có tên
Không thấy có kẻ độ.
A-nan cho nên ta
Khen ngợi tám bậc chánh
Tìm cầu ý nghĩa ấy
Đó cũng không đạt được.
Phật bảo A-nan:
–Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã hết lời khen ngợi Bồ-tát giảng về âm thanh tám bậc, dùng trí tuệ làm phương tiện khéo léo để nêu ý nghĩa nhằm hướng đến.
KINH PHẬT THUYẾT A-DUY-VIỆT TRÍ GIÀ