NI YẾT MA
Sa-môn Hoài Tố chùa Thái Nguyên phía Tây soạn tập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN TRUNG

(Xuất xứ từ Luật Tứ Phần)

THIÊN THỨ MƯỜI: NHIẾP VẬT

Pháp nhiếp thời hiện tiền bố thí:

Luật nói: từ nay về sau, tất cả các mùa Xuân, Hạ, Đông tìm cầu y hạ an cư. Lại nữa, không được an cư ở trú xứ này mà nhận phần y hạ an cư ở chỗ khác. Lại ở trụ xứ khác kiết hạ an cư rồi, lại đến trú xứ khác nữa, người đó không biết nhận vật an cư ở trụ xứ nào? Phật dạy: Cho phép nhận vật ở trụ xứ nào ở nhiều ngày. Nếu số ngày ở hai trú xứ bằng nhau, cho phép mỗi trú xứ nhận phân nửa. Lại nói: Chúng tăng được y hạ an cư, nhưng tăng không hòa hợp, chia làm hai bộ. Phật dạy: Nên chia theo số người nhiều ít của mỗi bộ. Chưa được y hạ an cư hoặc được y hạ an cư, tăng không hòa hợp, chia làm hai bộ cũng chia theo số người. Ở đây giống với thí hiện tiền, không có pháp chia đều nhau.

Pháp nhiếp vật cúng dường hiện tiền phi thời:

Tăng có (được) y cúng dường không biết làm sao? Phật dạy: Cho phép chia, nên chia theo số người nhiều ít. Nếu mười người thì chia làm mười phần, cho đến trăm người thì chia làm trăm phần, tốt xấu xem lẫn nhau mà chia; không được tự mình lấy phần, phải nhờ người khác lấy, không được tự mình rút thăm, phải nhờ người không thấy rút thăm. Ở đây chỉ tính theo số người, cũng không có pháp chia.

Pháp nhiếp vật cúng dường tăng đúng thời:

Nếu các cư sĩ cúng dường vật an cư không chọn trú xứ khác, tùy theo vật cúng dường nên chia. Đối với chỗ được vật có hạ an cư, người đi vắng không có mặt, thì khai cho dặn người khác nhận. Luật nói: Một Tỳ-kheo an cư được nhiều y vật hạ an cư của tăng hạ an cư. Vị Tỳ-kheo kia nên nghĩ: “Đây là vật của tôi”. Pháp đối thú yết-ma này, y theo giống như pháp vật cúng dường tăng phi thời, cho nên không nêu ra.

Pháp sai người chia vật cúng dường tăng phi thời:

Nếu có trụ xứ hiện tiền tăng được y vật để chia. Luật nói: Cho phép chia. Lúc chia, có Tỳ-kheo-ni khách đến, thường khiến cho việc chia y rất mỏi mệt, nên sai một người để chia y vật. Người được sai phải có đủ năm pháp, năm pháp như trên đã nêu. Nên tác bạch sai như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo-ni…… vì tăng làm người chia vật, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni…… vì tăng làm người chia vật. Đại tỷ nào bằng lòng, cho tăng sai Tỳ-kheo-ni…… làm người chia vật cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni…… làm người chia vật cho tăng rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Chia cháo, chia thức ăn khư-xà-ni (không phải thức ăn chính) cho tăng trong các bữa tiểu thực, cử người đi dự hội, trải đồ ngồi, chia đồ ngồi, chia y tắm, đáng cho đáng nhận nên sai Tỳ-kheo ni, v.v…, sai tất cả cũng như vậy.

Người có năm pháp làm người chia cháo cho tăng vào địa ngục nhanh như tên bắn. Đó là: Ái v.v… Người có năm pháp chia cháo cho tăng được sinh lên cõi trời thiên nhanh như tên bắn. Đó là không ái, v.v… Cho đến sai Sa-di-ni làm cũng như vậy.

Pháp giao phó vật cho người chia y:

Đã sai người rồi nên giao phó vật cho họ, tác bạch giao phó như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni…… Tỳ-kheo-ni đó sẽ phân phát cho tăng, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni…… Tỳkheo-ni đó sẽ phát cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này nên chia cho tăng hiện tiền, nay tăng giao cho Tỳ-kheoni…… Tỳ-kheo-ni đó sẽ phát cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Thực hành pháp này rồi, tính theo số người chia bằng nhau. Thứcxoa-ma-na và Sa-di ni nếu hòa hợp thì chia bằng nhau, nếu không hòa hợp thì hai phần chia cho một phần, nếu không hòa hợp thì ba phần cho một phần. Nếu người không đáng cho thì không nên chia. Người ở trong tăng-già-lam bốn phần chia cho một phần. Nếu người không đáng cho thì không nên chia.

Pháp bốn người trực tiếp nhiếp vật:

Nếu chỉ có bốn người thì không thành sai người nhận, mà giao phó trực tiếp pháp tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật này, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Nay tăng hiện tiền chia y vật này, Đại tỷ nào bằng lòng y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền, nay tăng hiện tiền chia y vật nầy thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật nầy rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế. Làm yết-ma rồi, pháp chia như trước.

Pháp đối thú nhiếp vật:

Nếu có ba người, thì một người đối với hai người kia cùng nói ba lời để nhận, nên nói như sau:

– Thưa hai Đại tỷ nhớ nghĩ cho, y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền. Trụ xứ này không có tăng, đây là phần của chúng tôi (nói ba lần).

Nếu có hai người cũng giống như vậy, pháp chia như trên.

Pháp tâm niệm nhiếp vật:

Nếu có một người thì nên tâm niệm nói:

Y hoặc chẳng phải y của trụ xứ này, nên chia cho tăng hiện tiền, trụ xứ này không có tăng, đây là phần của tôi (nói ba lần). Cách chia như trước.

Pháp nhiếp vật được cúng dường của hai bộ:

Bấy giờ, có hai bộ tăng ở trụ xứ khác được nhiều y vật đáng chia.

Số Tỳ-kheo tăng nhiều, số Tỳ-kheo-ni lại ít. Phật dạy: Nên chia thành hai phần. Nếu phía ni chúng không có Tỳ-kheo-ni, chỉ có Thức-xoa-mana cũng chia làm hai phần, hoặc chúng chỉ có Sa-di-ni cũng chia làm hai phần. Nếu chúng không có Sa-di-ni thì tăng nên chia. Nếu số Tỳ-kheo ít, Tỳ-kheo-ni nhiều cũng chia làm hai phần. Nếu tăng chúng không có Tỳ-kheo, chỉ có Sa-di cũng chia làm hai phần. Nếu chúng không có Sadi, thì Tỳ-kheo-ni nên chia.

Chia hai phần rồi, mỗi bộ trở về bản xứ, làm pháp yết-ma, hoặc ba pháp, để chia vật. Bấy giờ, tăng được vật cúng dường cũng giống như vậy. Hai bộ được vật cúng dường hiện tiền đều tùy theo số người mà chia.

Pháp nhiếp vật của Tỳ-kheo-ni đã qua đời:

Luật chép: Chia cho tăng ruộng vườn, cây quả; lại chia phòng riêng và các vật trong phòng riêng; lại chia bình đồng, chậu đồng, nồi chảo và các vật nặng; lại chia giường dây, giường cây, mền, chiếu, gối; lại chia y lê-diên-đà, kỳ-la, đệm; lại chia xe cộ, người giữ chùa; lại chia bình đựng nước, gàu múc nước tắm, tích trượng, quạt; lại chia các đồ vật làm bằng sắt, gỗ, đồ gốm, vỏ cây, trúc. Phật dạy: Không nên chia tài vật thuộc về tăng bốn phương. Đệm rộng ba khuỷu tay, dài năm khuỷu tay, lông dài ba ngón tay, dao cạo tóc, y, bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải để gói các thứ, đồ vật để cất chứa, tăng hiện tiền nên chia. Trước phân biệt như vậy, sau mới tác pháp.

Pháp người nuôi bệnh đối với tăng xả vật:

Bấy giờ, người nuôi bệnh đem vật đến trong tăng, oai nghi đầy đủ xả rằng:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… ở đây (nếu ở chỗ khác qua đời thì nên nói người kia) qua đời. Tất cả y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật (ở đây tùy theo mười sáu vật hiện có để tác pháp, nếu có thiếu thứ nào nên trừ ra. Lại nữa, nếu vật có nhiều thứ giống nhau, ở đây nói nhiếp không hết thì nên nói y, hoặc chẳng phải y). Trụ xứ này nên chia cho tăng hiện tiền (nói ba lần).

Pháp thưởng vật cho người săn sóc bệnh:

Luật chép: Tăng hỏi người nuôi bệnh: Người bệnh có dặn dò gì không? Ai thiếu người bệnh vật gì? Người bệnh thiếu ai vật gì?

Có năm pháp nên thưởng vật cho người nuôi bệnh: 1- Biết những thứ người bệnh ăn được, hoặc không ăn được. Những thứ ăn được thì cho người bệnh ăn; 2- Không nhờm gớm đồ đại tiểu tiện, đờm dãi của người bệnh; 3- Có tâm thương xót lo lắng cho người bệnh, không vì cơm áo; 4- Có khả năng lo lắng thuốc thang cho đến lúc người bệnh lành hoặc qua đời; 5- Nói pháp cho người bệnh nghe, giúp cho người bệnh vui vẻ, đối với pháp lành tăng thêm lợi ích. Người nuôi bệnh có năm pháp này, tăng nên lấy y vật, bát v.v… tùy theo những thứ hiện có mà thưởng cho người nuôi bệnh. Nếu không có thì không được lấy vật khác thay thế, nên bạch để thưởng như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y, bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni…… nuôi bệnh. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni…… nuôi bệnh y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… nuôi bệnh y bát, đồ ngồi, ống đựng kim, vải, đồ vật rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp sai người chia y:

Phải sai người có đủ năm tính chất tốt như trước, nên tác bạch sai như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni…… làm người chia vật cho tăng, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni…… làm người chia vật cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni…… làm người chia vật cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo ni…… làm người chia vật cho tăng rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giao phó vật cho người chia y:

Sai rồi, nên giao phó như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… qua đời, tất cả y

hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng nay giao cho Tỳ-kheo-ni……, Tỳ-kheo ni…… đó sẽ chia lại cho tăng, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia, nay tăng giao cho Tỳkheo-ni……, Tỳ-kheo-ni…… đó sẽ chia lại cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng, Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia, (8) nay tăng giao cho Tỳ-kheo-ni……, Tỳ-kheo ni…… đó sẽ chia lại cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giao cho Tỳ-kheo ni……, Tỳ-kheo ni…… đó sẽ chia lại cho tăng rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp chia vật như trước.

Pháp bốn người trực tiếp nhận vật:

Vì không thành sai người, nên giao phó trực tiếp rằng:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y

hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật này, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia, nay tăng hiện tiền chia y vật này. Đại tỷ nào bằng lòng, Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Nay tăng hiện tiền chia y vật này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, nay tăng hiện tiền chia y vật này rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Tác yết-ma rồi, pháp chia như trước. Nếu có người săn sóc bệnh nên vấn hòa bằng miệng để thưởng cho họ.

Pháp đối thú nhiếp vật:

Nếu có ba vị, một vị đối với hai vị cùng nói ba lời để nhận. Nói như vầy:

– Thưa hai Đại tỷ nhớ nghĩ cho, Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Trụ xứ này không có tăng, đây là phần của chúng tôi (nói ba lần).

Nếu có hai vị cũng vậy, pháp chia như trước. Nếu có người nuôi bệnh nên vấn hòa bằng miệng để thưởng cho họ.

Pháp tâm niệm nhiếp vật:

Nếu có một người nên tâm niệm:

Tỳ-kheo ni…… qua đời, tất cả y hoặc chẳng phải y, tăng hiện tiền ở đây nên chia. Trụ xứ này không có tăng, đây là phần của tôi (nói ba lần).

Pháp chia như trước.

Pháp nhiếp vật không có trụ xứ:

Nếu có Tỳ-kheo-ni đi vào làng xóm không có trụ xứ rồi qua đời, không biết chia y bát của Tỳ-kheo ni này cho ai. Các Tỳ-kheo-ni bạch lên Đức Phật. Phật dạy:

– Chỗ kia nếu có Ưu-bà-tắc, người giữ vườn kính mến Phật pháp thì họ nên cất giữ. Nếu chỗ kia có năm chúng xuất gia, thì nên cho người đến trước. Nếu không có ai đến, thì nên đưa vào chùa gần đó.

THIÊN THỨ MƯỜI MỘT: Y CÔNG ĐỨC

Pháp bạch thọ y công đức:

Luật nói: Nếu được vải mới, hoặc y do đàn-việt cúng dường, hoặc y phẩn tảo, hoặc y mới, hoặc y cũ, y mới đã tác tịnh, hoặc đã giặt, giặt rồi khâu và tác tịnh. Y đó chẳng phải do tà mạng mà được, chẳng phải do gợi ý mà được, chẳng phải hiện tướng mà được. Y đó không để cách đêm, không phải y xả đọa, tác tịnh. Ngay vào ngày đem đếm, y đúng pháp may viền bốn bên, năm điều có mười bức, nếu số điều hơn cũng được thọ. Nên tự mình giặt, nhuộm trải ra để cắt may thành mười bức. May xong, Tỳ-kheo-ni nên vào trong tăng để thọ. Kinh như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, hôm nay chúng tăng thọ y công đức, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, chúng tăng hòa hợp thọ y công đức, tác bạch như thế.

Pháp sai người giữ y công đức:

Luật nói: Tăng nên hỏi vị nào có khả năng giữ y công đức. Nếu có người có khả năng giữ gìn. Thì tăng bạch hai lần yết-ma để sai người giữ y công đức. Nên bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tăng sai Tỳ-kheo-ni…… giữ y công đức cho tăng tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo ni…… giữ y công đức cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo-ni…… giữ y công đức cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni…… giữ y công đức cho tăng rồi.

Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giao y công đức cho người giữ y công đức:

Sai rồi, tăng bạch hai lần yết-ma để giao y, nên tác bạch như vầy:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng trụ xứ này được y vật đáng chia, nên chia cho tăng hiện tiền. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo ni…… Tỳ-kheo ni này sẽ trì y này, vì tăng mà thọ làm y công đức, giữ ở trụ xứ này, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng ở trụ xứ này được y vật đáng chia, nên chia cho tăng hiện tiền. Nay tăng đem y này giao cho Tỳ-kheo ni……, Tỳ-kheo-ni này sẽ trì y nầy, vì tăng mà thọ làm y công đức, giữ ở trụ xứ này. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng giao y này cho Tỳkheo-ni…… thọ làm y công đức thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng giao y cho Tỳ-kheo ni…… rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp người giữ y công đức cầm y thọ trước tăng:

Vị Tỳ-kheo-ni giữ y nên đứng dậy cầm y, đến chỗ các Tỳ-kheo-ni đưa tay đụng y, trình bày rõ điều tướng của y, tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, y này chúng tăng sẽ thọ làm y công đức; y này chúng tăng nay thọ làm y công đức, y này nay chúng tăng thọ làm y công đức rồi (nói ba lần).

Các Tỳ-kheo ni nên nói:

– Người thọ đã khéo thọ, trong đây các công đức có được đều có phần của ta.

Vị giữ y nên đáp: “Vâng”

– Như vậy thứ lớp cho đến vị Hạ tòa.

Thọ y rồi được năm việc: 1- Được chứa y dư; 2- Được ngủ lìa y; 3- Được ăn riêng chúng; – Được ăn nhiều lần; – Vào xóm làng không dặn Tỳ-kheo-ni khác.

Pháp sai người may y công đức:

Luật nói: Nếu được vải chưa may thành y, thì tăng nên bạch hai lần yết-ma, sai người may y công đức, nên bạch sai như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, sai Tỳ-kheo ni…… may y công đức cho tăng (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tăng sai Tỳ-kheo-ni…… may y công đức cho tăng. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng sai Tỳ-kheo-ni…… may y công đức cho tăng thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng sai Tỳ-kheo-ni…… may y công đức cho tăng rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế. (Tác pháp giống như trước).

Pháp xả y công đức:

Có Tỳ-kheo-ni không xả y công đức vì muốn được hưởng năm việc được dài lâu. Phật dạy: Không nên nghĩ như vậy, cho phép bốn tháng mùa đông xong, tăng nên xả y công đức, nên tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, hôm nay chúng tăng xả y công đức. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho nay tăng hòa hợp xả y công đức, (tác bạch như thế).

Nếu không xả, quá giới hạn đã định của y công đức thì phạm đột-cát-la. Có tám duyên xả y công đức: 1- Đi; 2- Xong; 3- Chưa xong; – Mất; – Mất hy vọng; – Nghe; – Ra ngoài giới; 8- Cùng nhau ra ngoài giới.

THIÊN THỨ MƯỜI HAI: TRỪ TỘI

Cách trừ tội Ba-la-di:

Theo luật, sám hối có năm thứ: Có khi phạm tội tự tâm niệm sám hối; có khi phạm tội nhẹ hướng về người khác sám hối; phạm tội vừa hướng về người khác sám hối; phạm tội nặng hướng về người khác sám hối; có khi phạm tội không thể sám hối. Ở đây, tội không thể sám hối, đó là tội Ba-la-di. Phạm tội Ba-la-di thì không được sám hối. Đắc pháp có ba thứ: 1- Phạm che giấu cho yết-ma diệt tẫn; 2- Phạm không che giấu cho yết-ma suốt đời học hối; 3- Người học hối lại cho yết-ma diệt tẫn.

Pháp làm yết-ma diệt tẫn cho người phạm tội mà che giấu:

Nếu Tỳ-kheo ni phạm Ba-la-di che giấu, tăng cho làm pháp nêu tội, làm pháp ức niệm cho tội rồi, nên tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội Bala-di…… Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng nay tăng cho Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội Ba-la-di…… yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không được làm việc chung, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội Bala-di…… Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội Ba-la-di…… yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, làm việc chung. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni…… này phạm tội Ba-la-di…… yết-ma diệt tẫn, không ở chung, làm việc chung thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội Ba-la-di…… yết-ma diệt tẫn, không ở chung làm việc chung rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp suốt đời học hối cho người phạm tội không che giấu:

Luật nói: Nếu Tỳ-kheo-ni chưa phạm Ba-la-di thì suốt đời không được phạm. Nếu Tỳ-kheo-ni đã phạm Ba-la-di thì hoàn toàn không có tâm che giấu, đúng như pháp sám hối, cho phép tăng cho Tỳ-kheo-ni đó yết-ma giới Ba-la-di. Tỳ-kheo ni nên đến trước tăng, oai nghi đầy đủ, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội Ba-la-di…… hoàn toàn không có tâm che giấu, nay tôi đến trước tăng xin giới Ba-la-di. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo ni…… giới Ba-la-di, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên làm pháp cho như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội Ba-la-di…… không có tâm che giấu, nay xin tăng giới Ba-la-di. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng nay tăng cho Tỳ-kheo ni…… giới Ba-la-di, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội Bala-di…… không có tâm che giấu, nay xin tăng giới Ba-la-di. Nay tăng cho Tỳ-kheo ni…… (phạm tội Ba-la-di) giới Ba-la-di. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… giới Ba-la-di thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… giới Ba-la-di rồi, Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Người kia được giới Ba-la-di rồi, suốt đời mọi việc đều thuận theo thực hành ba mươi lăm pháp: không được truyền giới cụ túc cho người; không được nhận y chỉ; không được nuôi chứa Sa-di-ni; không được nhận đi thỉnh giáo giới cho Tỳ-kheo-ni tăng, giả sử đã sai thì không nên đi thỉnh; không được làm tri sự cho tăng sai; không được làm người xử đoán việc của tăng; không được nhận làm người đại diện cho tăng; không được sáng sớm vào xóm làng chiều tối mới về; nên gần gũi các Tỳ-kheo-ni; không được gần gũi ngoại đạo, người tại gia, nên thuận theo pháp Tỳ-kheo-ni; không được nói chuyện thế tục; không được ở trong chúng tụng luật, nếu không ai có khả năng tụng thì cho phép; không được phạm lại tội này; các tội khác cũng không được phạm, hoặc tội tương tự; hoặc tội tùng sinh; hoặc tội nặng như ở đây; không được ngăn yết-ma và làm vị yết-ma; không được nhận đồ ngồi, nước rửa chân, lau giày, guốc, đấm bóp thân thể và lễ bái, hoặc sự đưa rước chào hỏi của Tỳ-kheo-ni thanh tịnh; không được nhận y, bát do Tỳ-kheo ni thanh tịnh trao; không được nêu tội Tỳ-kheo-ni thanh tịnh; hoặc làm ức niệm; làm Tự ngôn trị; không được làm chứng việc của người khác; không được ngăn Tỳ-kheo-ni thanh tịnh thuyết giới, tự tứ; không được tranh luận với Tỳ-kheo-ni thanh tịnh. Tuy cho Tỳ-kheo-ni giới Ba-la-di nhưng lúc tăng thuyết giới và yết-ma, người đó đến hay không, chúng tăng cũng không phạm lỗi.

Pháp diệt tẫn cho người học hối phạm tội lại:

Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội được tăng cho giới Ba-la-di rồi mà phạm lại, thì nên diệt tẫn và nêu tội, nên tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội Bala-di không có tâm che giấu, đã đến trước tăng xin giới Ba-la-di. Tăng đã cho Tỳ-kheo ni…… giới Ba-la-di. Tỳ-kheo-ni này trong thời gian học hối, lại phạm tội Ba-la-di…… Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng. Nay tăng cho Tỳ-kheo ni…… lại phạm tội Ba-la-di…… yết-ma diệt tẫn, không được ở chung, không làm việc chung, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội Bala-di không có tâm che giấu, đã đến trước tăng xin giới Ba-la-di. Tăng đã cho Tỳ-kheo ni…… giới Ba-la-di. Tỳ-kheo-ni này trong thời gian học hối, lại phạm tội Ba-la-di…… Nay tăng cho Tỳ-kheo-ni…… lại phạm tội Ba-la-di…… yết-ma diệt tẫn, không ở chung, không làm việc chung. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni…… lại phạm tội Ba-la-di…… yếtma diệt tẫn, không ở chung, không làm việc chung thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… lại phạm tội Ba-la-di…… yếtma diệt tẫn, không ở chung, không làm việc chung rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp dứt tội tăng tàn:

Yết-ma có ba: 1- Nửa tháng Ma-na-đỏa; 2- Trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa lại phạm thực hành nửa tháng Ma-na-đỏa bản nhật trị; 3- Xả tội chỉ được pháp vị có hai: 1- Được pháp phạm lại: yết-ma có ba; 2- Được pháp không phạm lại: yết-ma có hai.

Pháp cho nửa tháng Ma-na-đỏa:

Nếu Tỳ-kheo-ni phạm tội tăng tàn nên ở trong hai bộ tăng, mỗi bên đủ bốn vị, trong nửa tháng thực hành Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni đó nên đến trước tăng, quỳ gối chắp tay, xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… nay đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… Nay đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Mana-đỏa, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… Nay đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng cho Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp bạch tăng thực hành Ma-na-đỏa:

Tỳ-kheo-ni đó đắc pháp rồi, muốn thực hành Ma-na-đỏa, thì đến trước tăng đầy đủ oai nghi, tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo ni…… phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Nay tôi thực hành Ma-na-đỏa, xin tăng nhớ nghĩ cho tôi (nói ba lần).

Tỳ-kheo-ni kia bạch pháp hành rồi, thực hành đủ ba mươi lăm việc. Ba mươi lăm việc như đã nêu trên. Tỳ-kheo-ni đó đến chỗ Tỳkheo-ni thanh tịnh, thực hành pháp đệ tử đối với Hòa-thượng. có tám việc mất đêm: 1-Đến chùa khác không bạch; 2- Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni có khách đến không bạch; 3- Có việc ra ngoài giới không bạch; – Tỳkheo, Tỳ-kheo-ni đi bách bộ trong chùa không bạch; – Bị bệnh không nhờ người tin cậy bạch; – Hai, ba người ngủ chung một nhà; – Ở trụ xứ không có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni; 8- Khi nửa tháng tăng thuyết giới không bạch. Đây là tám việc mất đêm, hễ trái bất cứ một việc nào thì mất một đêm, phạm tội đột-cát-la.

Pháp mỗi ngày bạch trong tăng:

Tỳ-kheo-ni thực hành Ma-na-đỏa này nên đến trước tăng, mõi ngày bạch với tăng. Lúc bạch đầy đủ oai nghi, nên bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho con là Tỳ-kheo ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Con là Tỳ-kheo ni…… thực hành Ma-na-đỏa, đã thực hành (bao nhiêu) ngày, chưa thực hành (bao nhiêu) ngày. Xin bạch Đại đức tăng biết cho, con thực hành Ma-na-đỏa.

(Nếu thuyết giới và đến chùa khác, v.v… tác bạch đại khái giống nhau nên biết).

Pháp bạch đình chỉ hành pháp Ma-na-đỏa:

Nếu đại chúng khó nhóm họp, hoặc không muốn thực hành, hoặc người kia tính tình yếu đuối, thường mắc cở thì Tỳ-kheo-ni kia nên đến một Tỳ-kheo hoặc một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi, bạch rằng:

– Bạch Đại đức (đối với Tỳ-kheo-ni nói: Bạch Đại tỷ), tôi là Tỳkheo-ni…… ngày nay tôi xin nghỉ thực hành pháp Ma-na-đỏa.

Pháp bạch thực hành Ma-na-đỏa:

Nếu lúc muốn hành, thì Tỳ-kheo ni phạm tội đến chỗ Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi, bạch như sau:

– Bạch Đại đức (đối với Tỳ-kheo-ni nói: Bạch Đại tỷ), tôi là Tỳkheo ni…… ngày nay tôi xin thực hành pháp Ma-na-đỏa. Bạch như vậy rồi, thực hành như trước.

Pháp thực hành Ma-na-đỏa xong, bạch tăng đình chỉ:

Nếu Tỳ-kheo-ni thực hành Ma-na-đỏa xong nên bạch với tăng. Tỳ-kheo-ni đó đến trước tăng đầy đủ oai nghi, bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Nay tôi thực hành Ma-na-đỏa xong, xin tăng nhớ nghĩ cho (nói ba lần).

Pháp cho Ma-na-đỏa bản nhật trị:

Tỳ-kheo-ni trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa lại phạm nên cho pháp bản nhật trị. Tỳ-kheo-ni đó đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo ni…… trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… Nay đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni…… này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… Nay đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Mana-đỏa bản nhật trị, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳkheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni…… này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… Nay đến trước tăng xin yếtma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa (0) tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cho Tỳ-kheo-ni…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo ni…… yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp bạch thực hành, v.v… giống như trước, tác pháp phải đầy đủ oai nghi.

Pháp cho không hoại Ma-na-đỏa xả tội:

Pháp xả tội này có hai: 1- Pháp không hoại Ma-na-đỏa; 2- Pháp hoại Ma-na-đỏa. Pháp không hoại Ma-na-đỏa: Tỳ-kheo-ni thực hành Ma-na-đỏa xong, nên ở trước hai bộ tăng, mỗi bộ đủ hai mươi vị để xuất tội. Người kia đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, tác bạch xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo ni…… phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa, Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo-ni…… đã thực hành Ma-na-đỏa xong, nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳ-kheo-ni…… này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo ni…… này thực hành Ma-na-đỏa xong, nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho Tỳkheo-ni…… này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni…… này đã thực hành Ma-na-đỏa xong, nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Tăng cho Tỳkheo-ni…… xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho hoại Ma-na-đỏa xả tội:

Người kia hoại Ma-na-đỏa, nhưng đã thực hành xong Ma-na-đỏa, đến trước tăng, đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội tăng tàn…… đã đến tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Tôi là Tỳ-kheo-ni…… trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… cũng đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho tôi yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tôi là Tỳ-kheo ni…… thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị rồi. Nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội, xin tăng cho tôi yết-ma xả tội, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… đã đến tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa, tăng đã cho Tỳ-kheo-ni…… này nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni…… này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… cũng đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng cũng cho Tỳ-kheo-ni…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tỳ-kheo-ni…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội tăng tàn…… đã đến trước tăng xin nửa tháng Ma-na-đỏa. Tăng đã cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… nửa tháng Ma-na-đỏa. Tỳ-kheo-ni…… này trong thời gian thực hành Ma-na-đỏa, lại phạm tội tăng tàn…… cũng đến trước tăng xin yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tăng đã cho Tỳ-kheoni…… này yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị. Tỳ-kheo-ni…… này thực hành yết-ma phạm tội trước, trong thời gian đó lại phạm tội tăng tàn…… nửa tháng Ma-na-đỏa và Ma-na-đỏa bản nhật trị xong. Nay đến trước tăng xin yết-ma xả tội. Tăng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội. Trưởng lão nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… xả tội rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp trừ tội Thâu-lan-giá:

Theo đây, Thâu-lan-già có hai thứ: 1. Căn bản; 2. Tùng sinh. Trong hai loại này, thứ bậc sám hối có ba phẩm:

1. Phẩm thượng: Sám hối với đại chúng. Đó là các tội: chủ pháp luân tăng, trộm bốn tiền, giết người lành thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm Ba-la-di quan trọng là thâu-lan-giá thuộc tùng sinh Thâu-langià.

2. Phẩm trung: Sám hối với số ít người. Đó là các tội: chủ pháp yết-ma tăng, bạn hoại pháp luân tăng, trộm hai, ba tiền thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm Ba-la-di không quan trọng là Thâu-lan-già, sau phạm tăng tàn, quan trọng là Thâu-lan-già thuộc tùng sinh Thâulan-già.

3. Phẩm hạ: Sám hối với một người, đó là các tội: cạo lông, lõa hình, chứa da người, bát đá, ăn máu thịt sống, mặc y ngoại đạo, trộm một tiền thuộc căn bản Thâu-lan-già. Sau phạm tăng tàn, quan trọng là Thâu-lan-già thuộc tùng sinh Thâu-lan-già.

Pháp đối trước tăng xin sám hối:

Tức là Tỳ-kheo-ni phạm tội Thâu-lan-già thượng phẩm, nên sám hối trước tăng. Tỳ-kheo-ni kia đến trong tăng, đầy đủ oai nghi xin sám hối như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội thâu-lan-giá…… nay đến trước tăng xin sám hối, xin tăng cho tôi là Tỳkheo-ni…… sám hối, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Pháp thỉnh chủ sám hối:

Người muốn sám hối nên đến trước tăng, thỉnh một vị Tỳ-kheo-ni thanh tịnh làm chủ sám hối. Không được sám hối với người phạm tội. Người phạm tội không được nhận người khác sám hối. Tỳ-kheo-ni kia đến nên đến chỗ Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, nếu tất cả tăng đều phạm, thì không được sám hối với họ. Nếu có Tỳ-kheo-ni khách đến, họ thanh tịnh, thì nên đến họ xin sám hối. Nếu không có Tỳ-kheo-ni khách đến thì nên sai hai, ba người đến trong chúng thanh tịnh gần đó để sám hối. Các Tỳ-kheo-ni này sám hối xong nên trở về trụ xứ. Các Tỳ-kheo-ni ở trụ xứ này nên hướng về các Tỳ-kheo-ni thanh tịnh này mà sám hối, đầy đủ oai nghi, thỉnh như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội Thâu-lan-già…… nay thỉnh Đại tỷ làm chủ sám hối, xin Đại tỷ vì tôi làm chủ sám hối, xin thương xót tôi (nói ba lần).

Pháp bạch tăng nhận làm chủ sám hối:

Người nhận làm chủ sám hối không được hứa ngay, mà nên bạch với tăng, bạch rằng:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội Thâu-lan-già…… nay đến trước tăng xin sám hối. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng, tăng bằng lòng cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo-ni……, tác bạch như thế.

(Tác bạch rồi bèn đáp: “Được”).

Pháp chánh sám hối:

Người sám hối, trước sám hối các tội che giấu. Pháp sám hối như sau, sau đó trừ tội căn bản, nên bạch rằng:

– Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni…… phạm tội Thâu-lan-già…… nay đến Đại tỷ xin sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn, nhớ nghĩ mình phạm nên phát lồ, biết mà không che giấu. Xin Đại tỷ nhớ cho tôi thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh bố-tát (nói như vậy ba lần), vị chủ sám hối bảo rằng:

– Cô nên tự trách tâm mình, nên sinh nhàm chán, xa lìa.Người sám hối đáp: Xin vâng!

Pháp đối với ba Tỳ-kheo-ni sám hối:

Tức là tội Thâu-lan-già trung phẩm, đối với số ít người sám hối. Tỳ-kheo ni kia nên đến chỗ ba Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, (1) thỉnh một vị làm chủ sám hối, phảp thỉnh như trên. Người chủ sám hối nhận thỉnh rồi, không được hứa ngay, mà phải đổi thành đơn bạch, để hỏi người bên cạnh, nên hỏi hai vị Tỳ-kheo-ni kia rằng:

– Nếu hai Đại tỷ bằng lòng cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheoni…… thì tôi sẽ nhận.

Hai vị kia đáp: Được!

Vị chủ sám hối được hai Tỳ-kheo-ni kia bằng lòng, mới trả lời với người sám hối là: Được!

(Pháp sám hối như trên, vì chỉ cần sám hối với số ít người, nên đối với ba người sám hối. Đối với hai người sám hối cũng giống như vậy, chỉ có pháp xả đọa được dùng chung, đối với hai người làm pháp sám hối).

Pháp đối với một vị Tỳ-kheo-ni mà sám hối:

Tức là tội Thâu-lan-già hạ phẩm, sám hối với một vị Tỳ-kheo-ni. Tỳ-kheo-ni kia đến chỗ một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, thỉnh làm chủ sám hối, pháp chánh sám hối hoàn toàn như trước, trừ hỏi người bên cạnh.

Pháp dứt trừ tội ba-dật-đề:

Theo đây thì tội có hai loại: 1- Ba mươi xả đọa; 2- Một trăm bảy mươi tám ba-dật-đề (đơn đọa), nhưng ba mươi xả đọa, lúc xả trừ hai vật báu, hoặc xả cho tăng, hoặc chúng nhiều người, hoặc một người, không được xả riêng chúng. Nếu xả không thành xả thì phạm đột-cát-la.

Pháp xả tài vật cho tăng:

Phạm y xả đọa phải xả, làm tịnh thí đưa cho người khác, may ba y. Y ba-lợi-ca-la nên hoại, nên đốt, hoặc dùng làm phi y, hoặc làm y đắp thường. Tỳ-kheo-ni kia đến trong tăng, đầy đủ oai nghi, bạch để xả như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa, nay tôi xả cho tăng (nói một lần).

Pháp xả tội xin sám hối:

Người kia xả tài vật rồi, đến trước xin sám hối, bạch xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, con Tỳ-kheo-ni…… vì chứa y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa. Y đó đã xả cho tăng, trong đây phạm nhiều (bao nhiều) tội ba-dật-đề, nay đến trước tăng xin sám hối. Xin tăng cho tôi là Tỳ-kheo-ni…… sám hối, xin thương xót cho (nói ba lần).

Ở đây sám hối với tăng, phép tắc giống như trước. Vì tội xả đọa này một người có thể phạm nhiều lần, làm pháp khó, nên nói lại đầy đủ.

Pháp thỉnh chủ sám hối:

Người muốn sám hối đến trước tăng, thỉnh một Tỳ-kheo-ni làm chủ sám hối. Người kia đến chỗ Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi, thỉnh như sau:

– Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, con Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa, y này xả cho tăng. Trong đây phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề (tội khác cũng theo tên mà nói), nay thỉnh Đại tỷ làm chủ sám hối. Xin Đại tỷ vì tôi làm chủ sám hối, xin thương xót tôi (nói một lần).

Pháp bạch tăng nhận làm chủ sám hối:

Người nhận sám hối không được nhận ngay, nên bạch với tăng:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa. Y này xả cho tăng, trong đây phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề (tội khác cũng theo loại mà nói), nay đến trước tăng xin sám hối. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tôi nhận làm chủ sám hối của Tỳ-kheo-ni…… tác bạch như thế. Tác bạch như vậy rồi, mới đáp rằng: Được.

Pháp chánh sám hối:

Các tội trong đây đầu cuối khác nhau, gồm có mười hai loại, mỗi loại có ba tội.

1. Có ba tội: Đó là chứa y vật dư ba-dật-đề, căn bản xoay vần, và hai tội che giấu.

2. Có ba tội: Lúc tăng thuyết giới nói thanh tịnh phạm tội ba-dậtđề, và hai tội che giấu.

3. Có ba tội: Đối thú thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm tội ba-dậtđề, và hai tội che giấu.

4. Có ba tội: Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh phạm tội ba-dật-đề, và hai tội che giấu.

5. Có ba tội: Đối thú tự tứ tự nói thanh tịnh phạm tội ba-dật-đề, và hai tội che giấu.

6. Có ba tội: Tự mình có tội thuyết giới cho chúng tăng, phạm độtcát-la, và hai tội che giấu.

7. Có ba tội: Tự mình có phạm không cùng nghe giới phạm độtcát-la, và hai tội che giấu.

8. Có ba tội: Lúc tăng thuyết giới hai chỗ, ba lần hỏi im lặng, mắc tội nói dối ngữ phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

9. Có ba tội: Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm đột-cátla, và hai tội che giấu.

10. Có ba tội: Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

11. Có ba tội: Tự mình có tội nhận sám hối của người khác, phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

12. Có ba tội: Mặc y xả đọa phạm đột-cát-la, và hai tội che giấu.

Ba tội trong mười hai loại này, lúc sám hối đều duyên theo đó để biết đủ, thiếu. Theo văn, chánh giải sám hối có khai ra ba loại:

1. Cùng sám hối hai mươi bốn tội che giấu: Đó là trừ tội chứa y vật dư cho đến tội mười hai là mặc dùng y xả đọa, che giấu và tùy theo che giấu, hai tội đột-cát-la, vì các tội này chủng loại giống nhau.

2. Cùng sám hối bảy tội đột-cát-la không nên thuyết giới, vì bảy loại này giống nhau.

3. Cùng sám hối năm tội ba-dật-đề như chứa y dư, v.v…

Pháp sám hối hai mươi bốn tội che giấu:

Thực hành pháp sám hối này, phải đầy đủ oai nghi, chí thành, tha thiết, hết lòng hổ thẹn, không bao giờ tiếp diễn. Xin thỉnh chứng minh chung chung thì tội nhẹ chắc chắn không thể dứt trừ, nên bạch xin như sau:

– Tôi là Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm nhiều (bao nhiêu) tội Ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Đã phạm tội này, lúc tăng thuyết giới nói thanh tịnh nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Tự mình có tội vì chúng thuyết giới nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội không cùng nghe giới nên phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Lúc tăng thuyết giới hai chỗ ba lần hỏi nên phạm nhiều (bao nhiêu) vì im lặng mắc tội nói dối phạm đột-cát-la. Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội nhận sám hối của người phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Mặc y xả đọa phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Các tội này đều biết, không phát lồ để ngủ qua đêm, phạm tội đột-cát-la che giấu. Không nhớ số (biết số nên nói biết), trải qua hai đêm rồi đi, lại phạm tội xoay vần đột-cát-la che giấu. Không nhớ số (biết số thì nói), nay tôi xin sám hối không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn. Nhớ mình phạm tội phát lộ, biết mà không che giấu, nay tôi tự trách tâm sinh nhàm chán xa lìa.

(Nói một lần, tuy nói trách tâm, nhưng phải trình bày đầy đủ).

Pháp sám hối bảy tội đột-cát-la không được thuyết giới:

Người phạm tội phải đầy đủ oai nghi, tha thiết chí thành, thỉnh chứng minh như trước. Nên bạch như sau:

– Tôi là Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm nhiều (bao nhiêu) tội Ni-tát-kỳ ba-dật-đề. Đã phạm tội này, vì tăng thuyết giới nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự thân có tội không được cùng nghe giới phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Lúc tăng thuyết giới hai chỗ ba lần hỏi phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la là im lặng nói dối. Tâm niệm thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tâm niệm tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Tự mình có tội nhận sám hối của người phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Mặc y xả đọa phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cátla. Nay con xin sám hối các tội giống như trước.

Pháp sám hối năm tội ba-dật-đề như chứa y dư, v.v…:

Người phạm tội phải chí thành, nên bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa. Y đó đã xả cho tăng. Trong đây phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đã phạm tội này, lúc tăng thuyết giới nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú thuyết giới tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Lúc tăng tự tứ nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Đối thú tự tứ tự nói thanh tịnh phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề. Nay đến trước đại tỷ xin sám hối, không dám che giấu. Sám hối thì an vui, không sám hối thì lo buồn. Nhớ phạm tội phát lồ, biết mà không che giấu. Xin Đại tỷ nhớ nghĩ con thanh tịnh, giới thân đầy đủ, thanh tịnh bố-tát (nói ba lần).

Người nhận sám hối nên nói:

– Cô nên tự trách tâm mình, nên sinh nhàm chán, xa lìa.

Người sám hối đáp:

– Xin vâng!

Nếu vật xả đọa rồi, được dùng cho đến hư. Tội ba-dật-đề tuy không xả tài vật giống như tội trước, nhưng cũng nên duyên theo từng việc để biết đầy đủ thay thiếu sót và sám hối như trên.

Pháp chuyển giao y lại tại chỗ:

Nếu chúng tăng nhiều khó nhóm họp, Tỳ-kheo-ni này có duyên sự muốn đi xa. Vị Tỳ-kheo-ni thanh tịnh nên hỏi: “Y nầy cô cho ai?” Hễ người kia nói, cho ai thì cho người ấy, nên bạch cho như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo ni…… kia. Tỳ-kheo-ni kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo-ni này, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm xả đọa, nay xả cho tăng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo-ni kia. Tỳkheo-ni kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo-ni này. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng đem y này cho Tỳ-kheo-ni kia, Tỳ-kheo ni kia sẽ trả lại cho Tỳ-kheo-ni này thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni kia rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Y một tháng, y thí gấp quá hạn, phần sau chứa mười sáu vật như bát dư, thuốc, v.v… đều giống như vậy, chỉ nêu việc khác mà thôi.

Pháp để qua đêm trả lại:

Nếu không có duyên trên, thì phải để qua đêm rồi yết-ma trả lại cho chủ. Y một tháng v.v… cũng cũng vậy. Trừ những vật này, còn vật khác trải lại tại chỗ. Hai pháp trải lại vật giống nhau, nên bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm xả đọa, y này đã xả cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheo-ni…… tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… vì chứa nhiều (bao nhiêu) y dư (các vật khác tùy theo loại mà nói) hơn mười ngày, phạm tội xả đọa, y này đã xả cho tăng, tăng đem y này trả lại cho Tỳkheo-ni……. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng đem y này trả lại cho Tỳ-kheoni…… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, trả lại y cho Tỳ-kheo-ni…… rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp không trả lại vật:

Tỳ-kheo-ni phạm tội ở trước tăng xả y rồi. Người không trả y lại phạm đột-cát-la. Hoặc làm tịnh thí, hoặc đưa cho người, hoặc nay ba y, hoặc nay y ba-lợi-ca-la, hoặc làm cho hoại, hoặc đốt, hoặc may phi y, hoặc thường mặc, tất cả đều phạm đột-cát-la.

Pháp sám hối xả đọa đối với ba vị Tỳ-kheo:

Vị Tỳ-kheo ni phạm tội nên đến chỗ ba vị Tỳ-kheo-ni, đầy đủ oai nghi, xin xả như sau:

– Bạch các Đại tỷ nhớ nghĩ cho, con Tỳ-kheo-ni…… vì chứa…… (các từ khác giống phần trên, chỉ không được gọi là Tăng (vì ba vị). Trong ba vị thỉnh một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh làm chủ sám hối).

Lời thỉnh giống như trước, vị chủ sám hối nhận lời thỉnh, không được hứa ngay, phải đơn bạch hỏi người bên cạnh. Hỏi hai vị Tỳ-kheoni kia rằng:

– Nếu hai vị Đại tỷ cho tôi nhận sám hối của Tỳ-kheo-ni…… thì tôi sẽ nhận.

Hai vị Tỳ-kheo-ni đáp: Được!

Người chủ sám hối được cho phép rồi mới trả lời người sám hối rằng: Được!

Pháp chánh sám hối:

(Lời thỉnh chánh sám hối giống như trước).

Pháp trả lại y:

(Vấn hòa giống như trên).

Pháp không trả lại y:

(Kiết tội giống như trên). Nếu đối với hai Tỳ-kheo-ni, hoặc một Tỳ-kheo-ni sám hối xả đọa, hoàn toàn giống như ở đây. Trong phần đối với một người sám hối, thì trừ hỏi người bên cạnh.

Pháp xả xin bát:

Trong đây xả thì phải xả cho tăng, lại xả trụ xứ này, không xả ở trụ xứ khác. Xả và sám hối lời văn giống như trước.

Pháp trả lại bát:

Bát của Tỳ-kheo-ni nầy, nếu bát có giá trị, thì nên giữ lại, lấy bát xấu của vị hạ tọa đưa cho vị Tỳ-kheo-ni đó. Bạch hai lần yết-ma để trao bát.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này, bát hư chưa đủ năm lằn nứt, lại tìm bát mới, phạm tội xả đọa, nay xả cho tăng. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng cho Tỳ-kheo ni…… này bát tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này, bát hư chưa đủ năm lằn nứt, lại tìm bát mới, phạm tội xả đọa. Nay xả cho tăng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… nầy bát. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo ni…… này bát thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… này bát rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp bạch hành bát:

Bát của Tỳ-kheo-ni, nên tác bạch để thưa với tăng, bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, lấy bát này thứ lớp hỏi Thượng tọa, tác bạch như thế.

Tác bạch như thế rồi, nên lấy bát đưa cho vị Thượng tọa. Nếu vị Thượng tọa không nhận thì đưa cho vị Tỳ-kheo-ni kia. Vị Tỳ-kheo-ni kia nên nhận, không nên vì giữ gìn cho chúng tăng mà không nhận, cũng không nên vì việc này mà thọ trì bát của Hạ tọa, nếu thọ phạm đột-cát-la. Nếu Thượng tọa nhận, nên trao cho Thượng tọa, rồi lấy bát của Thượng tọa đưa cho thứ tọa. Nếu thứ tọa lấy giống Thượng tọa, thì cứ lầm lượt đổi cho đến vị Hạ tọa.

Pháp giao bát để giữ gìn:

Nếu trả bát của Tỳ-kheo-ni này lại cho Tỳ-kheo-ni này, hoặc đem, bát xấu của hạ tọa mà cho Tỳ-kheo-ni này, nên bạch hai lần yếtma, bạch cho như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng. Nay tăng lấy bát của vị Hạ tọa (hoặc bát của Tỳ-kheoni này, nên nói: Nay tăng lấy bát của Tỳ-kheo-ni này cho Tỳ-kheo-ni…… thọ trì cho đến khi vỡ, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, nay tăng lấy (bát của hạ tọa, hoặc bát của Tỳ-kheo-ni này) cho Tỳ-kheo-ni…… thọ trì cho đến khi vỡ. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… bát thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… bát rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Vị Tỳ-kheo-ni giữ gìn bát này, không được để chỗ có ngói gạch rơi xuống; không được để dưới gậy, dao; không được treo dưới vật khác; không được để giữa đường đi, trên cục đá, dưới cây có trái và chỗ đất gập ghềnh; không được một tay cầm hai bát, trừ có ngón tay cách giữa bát; không được một tay cầm hai bát mở cửa, trừ có dụng tâm; không được để dưới cửa lớn, bậc cửa, cửa sổ; không được để dưới giường dây, giường cây, để giữa giường, góc giường, trừ khi để tạm; không được dùng làm vật chứa lửa, cho đến rửa chân làm cho bát bị hư; không được cố y làm vỡ bát; không được cố ý làm nứt và cố ý làm mất để làm phi bát.

Pháp xả vật báu cho người thế tục:

Nếu Tỳ-kheo-ni tự tay cầm vàng, bạc, tiền hoặc bảo người cầm, hoặc dạy để dưới đất mà nhận, Tỳ-kheo-ni kia có người giữ vườn uy tín hoặc Ưu-bà-tắc, nên nói rằng: “Vật này chẳng phải của tôi, ông nên biết đó”.

(Tác pháp sám hối đối với một người giống như trên).

Pháp người thế tục trả lại vật:

Nếu người kia nhận, rồi trả lại cho Tỳ-kheo ni. Thì Tỳ-kheo-ni nên nghĩ là vật của người kia mà nhận. Nên dạy tịnh nhân thường cho. Nếu được y, bát, ống đựng kim, Ni-sư-đàn thanh tịnh, thì nên dổi mà thọ trì. Hoặc Ưu-bà-tắc lấy rồi, cúng dường y, bát, ống đựng kim, Ni-sư-đàn thanh tịnh cho Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo ni nên nhận và thọ trì.

Pháp người thế tục không trả lại vật báu:

Nếu người kia nhận rồi, không trả lại cho Tỳ-kheo-ni, nên bảo Tỳ-kheo-ni khác nói rằng: “Ông nên trả lại vật cho Tỳ-kheo-ni này”.

Nếu Tỳ-kheo-ni khác không nói, hoặc Tỳ-kheo-ni khác nói nhưng người kia không trả lại thì tự mình đến chỗ người kia nói rằng: ““Phật dạy Tỳ-kheo-ni tác tịnh, nên tôi đưa cho ông”, hoặc nói cho tăng, cho tháp, cho Hòa-thượng v.v… cho những người quen biết, hoặc trả lại cho chủ”. Vì sao? Vì không muốn làm mất vật của thí chủ.

Pháp tịnh thí vật báu:

Nhân đây nói về các nghi quỹ tịnh bảo, nếu theo bộ này, thì khai riêng cho Ưu-bà-tắc và người giữ vườn thân tín làm tịnh chủ. Tỳ-kheoni lấy vật báu đưa cho người kia, nói với họ rằng: “Vật này không phải y của tôi, ông nên biết như vậy, hoặc nói thấy đó, xem đó” hoặc là việc của Phật, Pháp, Tăng v.v…, lúc nhận nên nói tác tịnh, nói tịnh nên nói biết đó, xem đó. (Nếu Tỳ-kheo-ni không nói, thì người kia nói)” thấy đó xem đó, Tỳ-kheo-ni phạm đột-cát-la.

Nếu y cứ theo thuyết của Nhất Thiết Hữu bộ nói về pháp tịnh thí như trên và tất cả vật báu. Trước nên tìm một tịnh nhân biết pháp nói với họ, để họ hiểu ý mình, rồi nói rằng: “Theo pháp của Tỳ-kheo ni không được cất chứa tiền bạc vật báu; nay nhận đàn-việt làm người chủ tịnh thí. Sau này nếu được tiền bạc của báu, tất cả đều gởi cho đànviệt”.

Nếu người chủ tịnh thí chết, hoặc đến nước khác, nên tìm người chủ tịnh thí khác. Nhưng thuyết tịnh có hai loại: Hoặc người tại gia đem tiền bạc vật báu đến cúng dường, Tỳ-kheo-ni chỉ nói: “Vật bất tịnh này tôi không nên cất giữ, nếu vật thanh tịnh tôi mới nhận”, tức là pháp thanh tịnh. Hoặc người tại gia nói cúng dường Tỳ-kheo-ni vật báu, Tỳkheo-ni nói: “Tôi không được cất chứa, nếu vật thanh tịnh thì mới nhận”

(tức là tác tịnh, nếu người tại gia thay đổi lời nói, vật tịnh nên cất giữ; Tỳ-kheo-ni không thuyết tịnh thì để dưới đất mà đi. Nếu có Tỳ-kheo-ni khác nên hướng về vị đó thuyết tịnh, tùy theo cất giữ lâu mau, lời nói giống như ở trên).

Pháp sám hối một trăm bảy mươi tám tội ba-dật-đề:

Muốn trừ bản tội, thì trước sám hối bao nhiêu phẩm che giấu, y theo trước nên biết. Ở đây đối với một người cho sám hối riêng chúng. Pháp thỉnh chủ sám hối như trên; làm pháp thỉnh rồi, Tỳ-kheo-ni phạm tội nên đối trước chủ sám hối, mà sám hối như sau:

– Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo-ni…… cố nói dối, phạm nhiều (bao nhiêu) tội ba-dật-đề, (các tội khác tùy theo loại mà nói khác nhau), nay đến Đại tỷ xin sám hối không dám che giấu, v.v… giống như phần trên.

Pháp sám hối tội Ba-la-đề-đề-xá-ni:

Phẩm che giấu như trước, thỉnh sám chủ rồi, sám hối như sau:

– Bạch Đại tỷ một lòng nhớ nghĩ, tôi là Tỳ-kheo ni…… không bị bệnh, cố xin sữa ăn, phạm nhiều (bao nhiêu) tội Ba-la-đề-đề-xá-ni (các tội khác tùy theo loại mà nói khác nhau). Bạch Đại tỷ tôi phạm pháp đáng quở trách, là việc không nên làm, nay đến Đại tỷ xin sám hối, không dám che giấu v.v… giống như phần trên (nói một lần).

Pháp sám hối tội đột-cát-la:

Tất cả tội đột-cát-la, bất luận là căn bản hay tùng sinh, cố làm hay lầm làm mà che giấu; số phẩm che giấu, tùy theo che giấu như trên, sám hối cầu dứt trừ. Sám hối như sau:

– Tôi là Tỳ-kheo-ni…… cố ý mặc y Tăng-già-lê không ngay ngắn, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la. Vì cố làm lại phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la phi oai nghi (hoặc phạm lầm, tức là không cố ý phạm tội phi oai nghi thì nên nói).

– Tôi là Tỳ-kheo-ni…… không cố ý mặc tăng-già-lê không ngay ngắn, phạm nhiều (bao nhiêu) tội đột-cát-la (các tội khác tùy theo loại mà nói khác nhau); nay tôi xin sám hối, không dám che giấu, v.v… giống như phần trên.

Pháp tất cả tăng cùng phạm biết tội phát lồ:

Theo luật, thì tăng nhóm họp một chỗ sắp thuyết giới, lúc sắp thuyết giới, tất cả chúng tăng đều phạm tội. Mỗi người nên nghĩ: “Đức Phật chế giới, người phạm tội không được thuyết giới, không được nghe giới, không được đến vị phạm tội sám hối, người phạm tội không được nhận người khác sám hối”.

Tỳ-kheo-ni kia bạch rồi nên sám hối, như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở đây tất cả chúng tăng đều phạm tội. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho tất cả tăng ở đây sám hối, tác bạch như thế.

Tác bạch như thế xong, sau đó mới nói giới.

Pháp một người biết tội phát lồ:

Tỳ-kheo-ni kheo phạm tội đến chỗ một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi thưa rằng:

– Thưa Đại tỷ nhớ nghĩ cho, tôi là (3) Tỳ-kheo-ni…… phạm tội…… (bao nhiêu). Nay đến Đại tỷ xin phát lồ, sau sẽ sám hối đúng như pháp.

(Nói một lần như vậy rồi, được nghe giới).

Pháp một người nghi tội phát lồ:

Tỳ-kheo-ni nghi tội đến chỗ một Tỳ-kheo-ni thanh tịnh, đầy đủ oai nghi thưa như sau:

– Bạch Đại tỷ nhớ nghĩ cho, tôi là Tỳ-kheo-ni…… đối với việc phạm tội có nghi ngờ. Nay tôi đến Đại tỷ tự nói, khi không còn nghi tôi sẽ sám hối đúng như pháp.

(Nói một lần rồi, được nghe giới).

Pháp ngồi trong chỗ nói giới biết tội tâm niệm phát lồ:

Theo luật, lúc đang thuyết giới, có người phạm tội, bị người nêu tội hay không bị nêu tội, hoặc làm cho nhớ lại hay không làm cho nhớ lại. Người đó tự nhớ tội mà phát lồ. Tỳ-kheo-ni kia nên nói với người bên cạnh: “Thưa Đại tỷ, tôi phạm tội……, nay xin sám hối với Đại tỷ”. Người đó lại nghĩ: “Nếu ta nói với người bên cạnh, e rằng sẽ làm trong chúng tăng ồn ào, nói giới không thành”. Tỳ-kheo-ni kia nên tâm niệm rằng: “Tôi phạm tội, phải rời khỏi chỗ này, tôi sẽ sám hối đúng như pháp”. Nghĩ như thế, thì được nghe giới.

Pháp ngồi trong chỗ nói giới nghi tội tâm niệm phát lồ:

Duyên giống như trước, chỉ khác là nghi tội. Người kia tâm niệm rằng: “Tôi đối với tội…… có nghi ngờ, phải rời khỏi chỗ này, lúc không còn nghi, tôi sẽ sám hối đúng như pháp”. Nghĩ như thế, thì được nghe giới.

THIÊN THỨ MƯỜI BA: TRỊ NGƯỜI

Pháp cho yết-ma-quở trách:

Theo luật có hai pháp, tăng nên cho làm yết-ma-quở trách. Phi pháp nói là pháp, pháp nói là phi pháp, cho đến nói, hay không nói cũng như vậy. Cho đến yết-ma nêu tội cũng như vậy. Lại có ba việc, tăng nên cho làm pháp yết-ma-quở trách. Đó là: phá giới, phá kiến, phá oai nghi, cho đến yết-ma nêu tội cũng như vậy. Lại có Tỳ-kheo-ni tánh ưa gây gỗ, ưa mắng nhiếc nhau, miệng nói những lời ác độc, tranh chấp hơn thua. Lại có Tỳ-kheo-ni khác ưa gây gỗ, đến người kia xúi giục họ gây gỗ. Vì thế khiến tăng chưa xảy ra việc gây gỗ liền xảy ra việc gây gỗ; đã có việc gây gỗ thì không dứt trừ được. Cho phép tăng làm yếtma-quở trách, nhóm họp tăng bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Nhóm tăng xong rồi, nêu tội, nêu tội rồi làm cho họ nhớ nghĩ; nhớ nghĩ rồi mới nêu tội; nêu tội rồi tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này thích tranh chấp, mắng nhiếc. Miệng nói ra lời hung dữ, tranh đấu hơn thua. Các Tỳ-kheo-ni đấu tranh với nhau rồi, nếu có Tỳ-kheo-ni khác ưa đấu tranh lại đến xúi giục rằng: “Các cô có khả năng, không như bọn họ. Các cô học rộng, trí tuệ, giàu có cũng hơn họ, có nhiều bạn bè. Chúng tôi sẽ làm bạn với các cô”. Khiến cho tăng chưa xảy ra việc tranh cãi, sinh ra sự tranh cãi, đã có sự tranh cãi thì không dứt trừ được. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, tăng vì Tỳ-kheo-ni…… làm pháp yết-maquở trách. Nếu sau này xảy ra sự tranh cãi trở lại, thì chúng tăng sẽ tăng thêm tội mà trị họ, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này ưa thích đấu tranh, mắng nhiếc. Miệng nói lời hung dữ, tranh nhau hơn thua. Các Tỳkheo-ni đấu tranh với nhau rồi, nếu có Tỳ-kheo-ni khác ưa đấu tranh lại đến xúi giục rằng: “Các cô có khả năng, không như bọn họ. Các cô học rộng, trí tuệ, giàu có cũng hơn họ, có nhiều bạn bè. Chúng tôi sẽ làm bạn với các cô”. Khiến cho trong tăng chưa xảy ra việc tranh cãi, sinh sự tranh cãi, đã xảy ra việc tranh cãi thì không dứt trừ được. Tăng vì Tỳ-kheo-ni…… làm pháp yết-ma-quở trách. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni làm yết-ma-quở trách. Nếu sau này xảy ra việc tranh cãi trở lại, mắng nhiếc nhau, thì chúng tăng sẽ tăng thêm tội mà trị thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng, vì Tỳ-kheo-ni…… làm pháp yết-ma-quở trách rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Người kia được pháp rồi, thực hành đầy đủ ba mươi lăm việc. Ba mươi lăm việc này đã nói đầy đủ trong phần trước.

Pháp giải yết-ma-quở trách:

Chúng tăng trong bữa ăn sáng, ăn trưa; hoặc thuyết giới; hoặc bốtát. Người bị yết-ma-quở trách sửa sang y phục, cởi bỏ giày dép, quỳ thẳng chắp tay bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, xin đại tỷ nhận sự sám hối của con. Từ nay về sau con tự trách tâm, không bao giờ tái phạm.

Luật nói: Nếu người kia thuận theo chúng tăng, không có điều nào chống trái, mong được giải yết-ma-quở trách. Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma giải cho họ. Tăng phải quán sát, có năm pháp vì họ giải yếtma. Đó là: Trái với ba mươi lăm việc trên. Người bị yết-ma-quở trách nên đến trong tăng, đầy đủ oai nghi bạch xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… tăng cho yết-ma-quở trách. Nay con thuận theo chúng tăng, không có điều nào chống trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Xin tăng thương xót cho, vì con giải yết-ma-quở trách (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… bị tăng làm yếtma-quở trách. Tỳ-kheo ni kia thuận theo chúng tăng, không có điều gì sai trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo ni……, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… bị tăng làm yếtma-quở trách. Tỳ-kheo-ni kia thuận theo chúng tăng, không có điều gì chống trái, đến tăng xin giải yết-ma-quở trách. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo-ni…… thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên. (nói ba lần).

Tăng đã bằng lòng giải yết-ma-quở trách cho Tỳ-kheo ni…… rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp cho yết-ma tẫn xuất:

Luật nói: Tỳ-kheo ni làm hạnh xấu nhơ nhà người. Hạnh xấu là: Tỳ-kheo-ni tự trồng hoa, dạy người khác trồng, v.v… nhơ nhà người, gồm có bốn việc: 1- Nương nhà người làm nhơ nhà người; 2- Nương lợi dưỡng làm nhơ nhà người; 3- Nương người thân làm nhơ nhà người; – Nương Tăng-già-lam làm nhơ nhà người. Nếu Tỳ-kheo ni làm hạnh xấu nhơ nhà người, ai cũng thấy ai cũng nghe. Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma tẫn xuất, văn tác bạch yết-ma và giải có nói rõ như trong luật.

Pháp cho yết-ma y chỉ:

Nếu có Tỳ-kheo-ni ngu si không biết gì, phạm nhiều tội lỗi, sống chung với người tại gia, ở gần gũi họ, không thuận theo Phật pháp. Cho phép tăng làm yết-ma y chỉ cho họ, bạch bốn lần yết-ma để thực hành, nghĩa là đưa họ đến y chỉ người có đức mà ở, không được chấp địa phương, cõi nước. Văn làm pháp và giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia.

Bạch có năm pháp, tăng nên vì họ làm yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia. Người đó cung kính cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn, việc đáng giữ gìn, vững tâm giữ chắc không bỏ. Tỳ-kheo-ni có mười pháp, tăng nên làm yết-ma ngăn không cho đến nhà người tại gia. Nói xấu, mắng nhiếc người tại gia, tìm cách làm cho người tại gia mất mát thiệt thòi; làm mất lợi lộc; không có chỗ nương ở; đấu tranh não loạn người tại gia trước mặt người tại gia hủy báng Phật, Pháp, Tăng; trước mặt người tại gia nói lời thấp hèn, hứa với người tại gia đúng như pháp mà không thực hành. Ở đây văn sai người đưa đi, sám hối giải v.v… cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma không thấy tội đã nêu:

Nếu có Tỳ-kheo-ni phạm tội, Tỳ-kheo-ni khác nói rằng: “Ong cô có thấy phạm tội không?” Tỳ-kheo-ni phạm tội đáp: “Không thấy”. Phật dạy: Cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, cho làm yết-ma không thấy tội đãnêu, văn làm pháp giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma không sám hối tội đã nêu:

Nếu có Tỳ-kheo ni phạm tội, các Tỳ-kheo ni nói rằng: “Cô có tội nên sám hối”. Tỳ-kheo-ni phạm tội đáp: “Tôi không sám hối”. Phật cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, cho làm yết-ma không sám hối tội đã nêu. Văn làm pháp giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma không bỏ ác kiến đã nêu:

Nếu có Tỳ-kheo-ni sinh ác kiến, nói như vầy: “Tôi biết pháp Phật nói, phạm dâm dục chẳng phải là pháp chướng đạo”. Phật cho phép tăng bạch bốn lần yết-ma, làm yết-ma can ngăn quở trách, khiến cho bỏ việc này. Pháp can ngăn như văn trước. Tăng cho pháp yết-ma can ngăn quở trách, nhưng Tỳ-kheo-ni cố không bỏ ác kiến. Phật dạy: Cho làm pháp yết-ma không bỏ ác kiến đã nêu, bạch bốn lần yết-ma để thực hành. Văn làm pháp giải cũng như trong luật.

Pháp cho yết-ma cuồng si:

Có ba thứ cuồng si: 1- Lúc thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến; 2- Hoặc nhớ mà đến; 3- Hoặc không nhớ không đến. Loại hai và ba không nên làm pháp yết-ma, loại thứ nhất nên bạch hai lần yết-ma, cho pháp như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này tâm loại cuồng si, hoặc nhớ thuyết giới, hoặc không nhớ thuyết giới, hoặc đến hoặc không đến. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho Tỳ-kheo ni…… yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng làm yết-ma thuyết giới, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ thuyết giới, hoặc không nhớ thuyết giới, hoặc đến hoặc không đến. Tăng cho Tỳ-kheo-ni…… yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng làm yết-ma thuyết giới. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng cho Tỳ-kheo-ni…… yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến, tăng làm yết-ma thuyết giới thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… yết-ma tâm loạn cuồng si, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng làm yết-ma thuyết giới rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp giải yết-ma cuồng si:

Nếu Tỳ-kheo-ni…… bệnh cuồng si hết rồi, tăng nên bạch hai lần yết-ma để giải, Tỳ-kheo-ni kia phải đầy đủ oai nghi, bạch xin như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, tôi là Tỳ-kheo-ni…… trước đây mắc bệnh cuồng si. Tỳ-kheo-ni thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Chúng tăng cho tôi yết-ma cuồng si, bệnh đã lành, nay tôi đến tăng xin giải yết-ma cuồng si (nói ba lần).

Tăng nên cho pháp:

– Bạch Đại đức tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… nầy trước đây bị bệnh cuồng si. Tỳ-kheo-ni kia lúc thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Chúng tăng làm yết-ma cuồng si cho. Tăng cho yết-ma rồi, bệnh cuồng si đã dứt, nay Tỳ-kheo-ni…… đến trước tăng xin giải yết-ma cuồng si. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng cho giải yết-ma cuồng si, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này trước đây bị bệnh cuồng si. Tỳ-kheo-ni kia lúc thuyết giới, hoặc nhớ hoặc không nhớ, hoặc đến hoặc không đến. Tăng cho làm yết-ma cuồng si. Tăng cho yết-ma rồi, bệnh cuồng si đã dứt, nay Tỳ-kheo-ni…… đến trước tăng xin giải yết-ma cuồng si. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho Tỳ-kheo-ni…… giải yết-ma cuồng si thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho Tỳ-kheo-ni…… giải yết-ma cuồng si rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Phật dạy: Tùy theo lúc bệnh làm yết-ma cuồng si cho, bệnh lành giải yết-ma cho.

Pháp cho yết-ma học gia:

Bấy giờ, có vợ chồng cư sĩ đều kính tin Phật pháp làm đệ tử Phật. Theo pháp thường của các đệ tử đã thấy đế (chứng quả Dự lưu) của Chư Phật. Họ đối với các Tỳ-kheo, Tỳ –kheo-ni không có vật gì luyến tiếc, cho đến lóc thịt thân mình để cúng dường các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ni.

Nếu có Tỳ-kheo-ni đến nhà, họ thường cúng dường thức ăn và các thứ cần dùng khác. Vì vậy gia đình họ trở nên nghèo cùng, đói cơm thiếu áo. Phật dạy: Cho phép tăng cho cư sĩ kia yết-ma học gia, nên bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có tâm kính tin làm đệ tử Phật, cúng dường các Tỳ-kheo-ni, tiền của đã cạn kiệt. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng làm yết-ma học gia. Các Tỳ-kheo-ni không được nhận thức ăn của nhà ấy, tác bạch như thế.

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có tâm kính tin làm đệ tử Phật, cúng dường các Tỳ-kheo-ni, tiền của đã cạn kiệt. Nay tăng làm yết-ma học gia. Các Tỳ-kheo-ni không được nhận thức ăn ở nhà ấy, Đại tỷ nào bằng lòng cho cư sĩ…… làm yếtma học gia thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng làm yết-ma học gia cho cư sĩ…… rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên biết như thế.

Nếu có mời trước, hoặc bệnh, hoặc bỏ trên đất mà cho, hoặc nhận từ người khác, hoặc học gia cúng dường, hoặc sau này tiền của họ có lại nhiều, Tỳ-kheo-ni nhận không phạm.

Pháp giải yết-ma học gia:

Nếu nhà học gia có lại tiền của nhiều, họ đến tăng xin giải yết-ma học gia thì tăng nên bạch hai lần để giải, tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có tâm kính tin làm đệ tử Phật, ưa thích cúng dường, tiền của cạn kiệt. Tăng đã làm yết-ma học gia cho. Nay gia đình cư sĩ…… tiền của có lại nhiều, đến tăng xin giải yết-ma học gia, nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, giải yết-ma học gia, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, ở trong thành…… vợ chồng cư sĩ…… có tâm kính tin làm đệ tử Phật, ưa thích cúng dường, tiền của cạn kiệt. Tăng đã cho yết-ma học gia. Nay tiền của có lại nhiều, đến tăng xin giải yết-ma học gia. Nay tăng cho cư sĩ…… giải yết-ma học gia. Đại tỷ nào bằng lòng tăng cho cư sĩ…… giải yết-ma học gia thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng cho cư sĩ…… giải yết-ma học gia rồi, tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên biết như thế.

Pháp làm yết-ma nói lời khác:

Có Tỳ-kheo-ni phạm tội, các Tỳ-kheo-ni hỏi: “Cô có biết mình phạm tội hay không?” Tỳ-kheo-ni phạm tội dùng việc khác trả lời với các Tỳ-kheo ni: “Các cô nói với ai? Nói về việc gì? Bàn về lý gì? Nói với tôi hay nói với người khác? Ai phạm tội? Tội từ đâu sinh ra? Tôi không thấy tội, vì sao nói tôi có tội?”.

Phật dạy: Từ nay về sau, cho phép bạch rồi, gọi là Tỳ-kheo ni…… nói lời khác lạ. Nên bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này phạm tội, các Tỳ-kheo-ni hỏi: “Nay cô có biết mình phạm tội hay không?” Vị Tỳ-kheo-ni đó liền đem việc khác trả lời các Tỳ-kheo-ni: “Các cô hỏi ai? Nói về việc gì? Bàn về lý gì? Nói với tôi hay nói với người khác? Ai phạm tội? Tội từ đâu sinh ra? Tôi không thấy tội”. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nên gọi đó là Tỳ-kheo-ni…… nói lời khác lạ, (tác bạch như thế).

Tác bạch rồi, gọi là Tỳ-kheo-ni nói lời khác. Nếu chưa bạch, trước đó Tỳ-kheo-ni nói lời khác, tất cả phạm đột-cát-la. Nếu tác bạch rồi, Tỳ-kheo-ni nói lời khác, tất cả phạm ba-dật-đề.

Pháp làm yết-ma xúc não:

Sau khi chúng tăng lập chế không được nói lời khác lạ, có Tỳkheo-ni liền xúc não tăng bằng cách gọi đến không đến, không gọi đến lại đến; nên đứng không chịu đứng, không nên đứng lại đứng; việc đáng nói không nói, không đáng nói lại nói. Phật dạy: Cho phép tăng cho Tỳ-kheo-ni…… này làm đơn bạch yết-ma, gọi là Tỳ-kheo-ni làm xúc não, tác bạch như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này, tăng gọi là Tỳ-kheo-ni nói lời khác, liền xúc não chúng tăng, bằng cách gọi đến không đến, không gọi đến lại đến; đáng đứng dậy không đứng, không đáng đứng lại đứng; việc đáng nói không nói, không đáng nói lại nói. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, chế cho Tỳ-kheo ni…… gọi là làm xúc não, tác bạch như thế.

Bạch như vậy rồi, gọi là làm xúc não tăng. Nếu chưa bạch, trước đó xúc não tăng, tất cả phạm đột-cát-la. Nếu bạch rồi, mà xúc não tăng, tất cả phạm ba-dật-đề.

Pháp trị ngựa dữ:

Có Tỳ-kheo-ni tánh xấu không nghe lời can ngăn, phạm nhiều tội lỗi, các Tỳ-kheo-ni khác nói: “Cô phạm tội có thấy hay không?” Tỳ-kheo-ni phạm tội đáp: “Không thấy”. Tăng nên bỏ đi, không hỏi nữa, nói rằng:

– Nay cô không thấy tội, chỗ cô đến, ở đó cũng nêu tội cô, vì cô mà làm tự ngôn, không cho cô làm A-nâu-bà-đà, không cho bố-tát, tự tứ”. Như người huấn luyện ngựa, gặp những con khó điều phục, phải dùng dây buộc nó lại rồi bỏ đi. Cô Tỳ-kheo-ni không thấy tội cũng giống như vậy. Tất cả mọi người đều lìa bỏ cô, chỗ cô đến, không cho bố tát, tự tứ.

Người đó không nên cầu thính, đây tức là thính.

Pháp Phạm trị phạt:

Có Tỳ-kheo-ni có tánh xấu phạm giới, lại không nghe lời can ngăn, chúng tăng nên mặc tẫn để trị. Nên làm như sau:

– Tất cả Tỳ-kheo-ni mặc tẫn không nói chuyện với Tỳ-kheo-ni phạm tội. Đây là phạm trị phạt, nhưng người phạm vẫn không thay đổi. Nên đem đến trong chúng, mọi người cùng phê bình rồi đuổi đi, không cho thuyết giới, cũng không cho đến các pháp hội.

Pháp không lễ Tỳ-kheo:

Bấy giờ, Sa-di đệ tử của nhóm Tỳ-kheo sáu vị đến trụ xứ của Tỳkheo-ni cùng ngồi với Thức-xoa-ma-na, Sa-di đệ tử của nhóm Tỳ-kheo ni sáu vị giỡn cười, đọc tụng, khóc la, chơi đùa, làm não loạn các Tỳkheo-ni đang ngồi thiền. Phật cho phép nên gọi họ đến quở phạt. Nếu họ không thay đổi, thì nên vì Hòa-thượng, A-xà-lê của Sa-di kia mà làm yết-ma không lễ kính. Văn làm pháp giải như trong luật.

Pháp yết-ma pháp bát cho nhà người tại gia:

Luật nói: Nhà người tại gia có năm pháp, không nên cho yết-ma úp bát: Không hiếu thuận với cha mẹ, không cung kính Sa-môn, Bà-lamôn, không tôn trọng Tỳ-kheo-ni. Có năm pháp nên làm yết-ma úp bát: tức ngược lại năm điều trên. Lại nữa, nhà người tại gia có mười pháp, chúng tăng nên cho làm yết-ma úp bát: Mắng nhiếc, hủy báng Tỳkheo-ni, làm cho Tỳ-kheo-ni bị tổn hoại, làm việc không lợi ích, làm cho Tỳ-kheo-ni không có nơi nương tựa, đấu tranh náo loạn Tỳ-kheo-ni, trước mặt Tỳ-kheo-ni nói xấu Phật, Pháp, Tăng, dùng việc vô căn cứ về pháp bất tịnh để hủy báng Tỳ-kheo-ni, xúc phạm Tỳ-kheo-ni. Người tại gia phạm một trong mười pháp này, cho làm yết-ma úp bát. Nên tác bạch cho như sau:

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo ni…… này thanh tịnh mà bạch y……. dùng tội Ba-la-di vô căn cứ hủy báng Tỳ-kheo ni. Nếu thời giờ của tăng đã đến xin tăng bằng lòng, nay tăng vì người tại gia…… này làm yết-ma úp bát, không qua lại, (tác bạch như thế).

– Bạch Đại tỷ tăng xin lắng nghe, Tỳ-kheo-ni…… này thanh tịnh, mà người tại gia tên là …… dùng tội Ba-la-di vô căn cứ hủy báng Tỳkheo-ni. Nay tăng vì người tại gia tên là…… làm pháp yết-ma úp bát, không qua lại. Đại tỷ nào bằng lòng, tăng vì người tại gia tên …… làm yết-ma úp bát, không qua lại thì im lặng, vị nào không bằng lòng thì cứ nói lên.

Tăng đã bằng lòng vì người tại gia…… này làm yết-ma úp bát, không qua lại rồi. Tăng bằng lòng vì im lặng, việc đó nên thực hành như thế.

Pháp sai sứ Tỳ-kheo-ni đến nói với người tại gia:

Luật nói: Tăng nên bạch hai lần yết-ma sai một vị Tỳ-kheo-ni làm sứ giả, đến nói với người tại gia để cho họ biết. Vị Tỳ-kheo-ni sứ giả đó phải có tám đức. Tám đức và pháp sai có nói rõ trong luật. Tỳ-kheo ni sứ giả này đến nhà người tại gia kia, không được nhận các thứ cúng dường như: giường, ghế, thức ăn v.v… gặp họ nên nói rằng: “Nay tăng vì ông làm yết-ma úp bát, không qua lại”.

Người tại gia kia không hiểu, nên giải thích cho họ hiểu. Nếu họ nói: “Làm sao giải yết-ma úp bát cho nhà tôi, để Tỳ-kheo-ni qua lại như trước”. Tỳ-kheo-ni sứ giả nên nói rằng: “Ông phải đến sám hối chúng tăng”. Nếu người kia sám hối, thuận theo chúng tăng không dám chống trái, đến tăng xin giải yết-ma úp bát, qua lại như trước. Tăng nên giải yết-ma cho họ, văn giải như trong luật.

 

Trang: 1 2 3