NHỜ NIỆM PHẬT NGỖNG VÃNG SANH
Cư sĩ Hoằng Tây Trương Chuyết Tiên

 

Năm nay, cư sĩ Trương Chuyết Tiên đem đến một cặp ngỗng phóng sinh ở chùa Vân Thê, Côn Minh; thỉnh tôi quy y cho chúng. Khi làm lễ, cặp ngỗng đều cúi đầu lắng nghe. Thuyết giới xong, chúng ngẩng đầu lên như vui mừng. Từ đó, chúng thường theo người lên điện Phật. Thấy chúng Tăng tụng niệm thì đứng nhìn, lắng nghe, khi người đi nhiễu Phật, chúng cũng làm theo. Lâu ngày, không thay đổi, ai thấy cũng mến. Được ba năm, một hôm, con ngỗng mái đứng trước cửa chánh điện, đi nhiễu ba vòng, ngẩng đầu lên nhìn Phật, rồi thoát xác, lìa trần. Hình dạng cánh lông vẫn không đổi sắc, nó được bỏ vào hộp cây đem chôn. Con ngỗng trống còn lại không ngừng cất giọng bi thương, ý chừng rất nhớ bạn, nó bỏ ăn ngót mấy ngày, rồi cũng đến trước điện, đứng nhìn Phật thật lâu, giương cánh vỗ mấy cái rồi mẫt. Nó cũng được bỏ vào hộp đem chôn chung một huyệt với ngỗng mái.

Ông Trương bèn làm bài văn ghi chuyện vãng sinh của đôi ngỗng chùa Vân Thê:

“Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể làm Phật. Do lầm mê, quên bản tánh, tạo nghiệp sai lầm nên mới sinh vào đường ác, luân hồi trong ba cõi không có lúc dừng. Chúng ta may mắn được sinh vào cõi người, song từ nguồn cội so với mọi loài chúng sanh vốn là bình đẳng. Vì vậy không thể nhìn vào hình dạng khác nhau bên ngoài mà phân biệt. Như cặp ngỗng kia. miệng không ăn mặn, đi có trật tự, sống thủy chung với một bạn đời. Đại sư Liên Trì gọi chúng là đạo nhân, cũng là một loài chim khác thường vậy.

Chuyết Tiên tôi vốn thích nuôi ngỗng, nhưng vì không có đất, nên mang chúng đến chùa Văn Thê. Chùa có nuôi đàn gà phóng sinh, đa số đều bị chồn cáo bắt ăn thịt. Nhờ có đôi ngỗng, nạn chồn cáo giảm hẳn đi. Ngoài cửa chùa có đào ao phóng sinh, tôi thấy đôi ngồng hằng ngày bơi dạo trong ao, tối đến thì đi rảo canh ba cửa, rất đắc lực.

Mùa hạ năm nay, tôi đến chùa không thấy ngỗng, hỏi thăm Hòa thượng Hư Vân, Ngài bảo:

– Công đức phóng sinh của cư sĩ không thể nghĩ bàn. Tháng trước, thời khóa sớm tối nào cũng thấy đôi ngỗng đứng sửng trước cửa diện, ngẩng đầu chiêm ngưỡng Phật không chớp mắt. Khi nghe chúng Tăng niệm Phật thì ngỗng giương cánh kêu to, vẻ rất hoan hỷ. Một hôm, con ngỗng mái đứng kêu to vài tiếng rồi nhắm mắt. Đại chúng bèn chôn nó ngoài chùa. Con ngỗng trống bỏ ăn hết mấy bữa, cũng không xuống hồ bơi nữa, tiếng kêu buồn bã ai oán. vẻ rất thống khổ, nhưng mỗi ngày nó vẫn lên điện chiêm ngưỡng Phật như trước. Sư Duy na thấy nó sắc nhợt nhạt, hình dung tiều tụy, không còn đẹp như trước, bèn đánh chuông dạy: “Con buồn vì mất bạn à? Đã biết chiêm ngưỡng Phật thì nên niệm Phật A Di Đà cầu sinh về Cực Lạc, dừng tham tiếc cái thân khổ não này, đại chúng sẽ giúp con niệm, nào: “Nam Mô A Di Dà Phật ”, con cần phải tịnh tâm nghe, tưởng nhớ đến. Cứ mỗi tiếng chuông là con niệm một tiếng Phật nhé”. Niệm được khoảng mấy chục tiếng thì ngỗng cúi thấp đầu xá Phật, xong đứng dậy đi nhiễu ba vòng, giương cánh vỗ một cái rồi xếp cánh co chân, nghiễm nhiên mà mất. Con ngỗng này nhờ duyên lành mà thoát được huyễn thân trong chớp mắt, trong khoảng một niệm được liễu sinh thoát tử, chẳng hổ danh Đạo nhân. Trường hợp này đâu thể nói chúng là loài chim tầm thường?

Thế nên, mang thân người, được nghe danh Phật và tin hiểu pháp môn Tịnh độ, niệm Phật nhiều năm. Quang âm thấm thoát, đến lúc mạng chung có thể giữ tâm không điên dảo, ý chẳng tham mê, nhất niệm chuyên tâm, công phu đắc thành…

Phải biết vãng sinh Tây phương là việc không dễ. Huống chi, loài ngỗng không có lưỡi để nói như chim Anh Vũ, chẳng biết ngày thường trong tâm chúng có siêng niệm Phật hay chăng? Cái chết của con ngỗng mái, đại chúng không để ý đến những thay đổi. Nhưng đến phiên con ngỗng trống, nghe nó niệm Phật mấy mươi tiếng, đi nhiễu ba vòng, vỗ cánh đứng yên mà mất. Mới biết ngỗng đến chùa ở được ba năm, sớm tối dược nghe tụng kinh niệm Phật, chắc tính giác đã được khai mở, cho nên chỉ trong hơn một tháng, ngẩng đầu quán Phật, nhờ nhất tâm quán tưởng chiêm ngưỡng tượng Phật, nương Phật lực mà được giải thoát.

Tôi thẹn mình không bằng chúng, chẳng thể im lặng bỏ qua, xin làm bài minh ghi vào đá để khuyến khích người sau.

Năm Canh Thân, Cư sĩ Hoằng Tây Trương Chuyết Tiên (Trương Phác) soạn.