Nhị Chủng Sắc

Nhị Chủng Sắc
Chưa được phân loại

nhị chủng sắc

Phật Quang Đại Từ Điển

(二種色) I. Nhị Chủng Sắc. Nội sắc và Ngoại sắc. 1. Nội sắc: Sắc bên trong. Tức là 6 thức và 6 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý thuộc trong thân, nên gọi là Nội sắc. 2. Ngoại sắc: Sắc bên ngoài. Tức là 5 căn: Nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân và 5 trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc, đều thuộc cảnh bên ngoài, nên gọi là Ngoại sắc. [X. Tông kính lục Q.58]. II. Nhị Chủng Sắc. Hiển sắc và Hình sắc. 1. Hiển sắc: Chỉ cho các màu sắc rõ ràng như: Xanh, vàng, đỏ, trắng… và mây, khói, bụi, mù… đều là những thứ mắt có thể thấy được. 2. Hình sắc: Chỉ cho các hình tướng có thể thấy được như: Dài, ngắn, vuông, tròn, to, nhỏ, cao, thấp… [X. Tông kính lục Q.58]. III. Nhị Chủng Sắc. Tịnh sắc và Bất tịnh sắc. 1. Tịnh sắc: Chỉ cho các màu sắc thanh tịnh, tươi đẹp. Màu sắc này hay làm cho người ta nổi lòng tham muốn, tổn hoại đạo nghiệp, vì thế người tu đạo nên lánh xa thứ màu sắc này. 2. Bất tịnh sắc: Chỉ cho các màu sắc xấu ác, bất tịnh. Loại màu sắc này thường làm cho người sinh tâm chán ghét, ngăn trở đạo nghiệp, cho nên người tu đạo cũng cần xa lánh. [X. luận Đại trí độ Q.21].

Bài Viết Liên Quan

Chưa được phân loại

Bảo vệ: 42 Hnads

Không có trích dẫn vì bài này được bảo vệ.

Chưa được phân loại

Một lá thư gởi khắp

của Ấn Quang Đại Sư Lời lẽ tuy vụng về chất phác, nhưng nghĩa vốn lấy từ kinh Phật. Nếu chịu hành theo, lợi lạc vô cùng. Năm Dân Quốc 21 – 1932 Pháp môn Tịnh Độ, độ khắp ba căn, lợi – độn trọn…

Chưa được phân loại

Phật Học Từ Điển (Sanskrit - Pali - Việt)

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY SANSKRIT/PALI-VIETNAMESE Thiện Phúc Tổ Đình Minh Đăng Quang
Chưa được phân loại

Buddhist Dictionary [Anh - Việt A - Z]

THIỆN PHÚC PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN BUDDHIST DICTIONARY ANH-VIỆT - PHẠN/PALI - VIỆT ENGLISH - VIETNAMESE SANSKRIT/PALI - VIETNAMESE VOLUME V   v-e-vol-v-anh-viet-1