NHÂN MINH NHẬP CHÁNH LÝ LUẬN NGHĨA TOÁT YẾU
Sa-môn a-môn Tuệ Chiểu
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
Sa-môn Tuệ Chiêu y luận này nêu năm câu giải thích, trong đó có:
Giải thứ nhất: Minh chỉ là giáo, là tên chung của Ngũ Minh nhân tức sinh liễu, là tên riêng của một minh, lại bao gồm nói sinh và nghĩa trí. Nay chánh lý này, tức thiếu phần của hai nhân nên lấy nghĩa chẳng phải khác, là Nhân Minh sinh liễu đạt, hiểu chánh lý, gọi đó là nhập. Do rõ hai nhân này, nhập giải chân tánh các pháp, tức nhận thuộc chánh lý, do đây cùng với minh năng sinh nhập ở đây, nhập vào chánh lý, nhân và minh thuộc nhập chánh lý cũng cũng nói, Nhân Minh Nhập Chánh Lý. Lại nhập chánh lý, không y cứ về lập định để phân nói sơ lược rõ. nhân đây nêu bày giáo để rõ nhân, nhập giải chánh lý, tuy là luận này cũng gọi là nhân giáo, vì cũng nêu bày hai nhân. Nhưng là tên chung, chỉ có chánh lý nhập, đây là để mục riêng. Cách giải thứ hai thứ ba, suy xét kỹ phân biệt cách giải thứ tư, thứ năm. Lại y cứ về nhân thuộc giáo, người lập nói sinh. Dịch là trí liễu, đều gọi là nhân, vì đều nói về quả, liễu là chiếu giải sở tông, nói tức hiển bày sở lập, đều lại xưng là minh, vì đều hiển rõ, văn khác tự hiển rõ, nay ở thứ ba sẽ giải thích sau, lại thêm hai cách giải.
1. Hoặc là Nhân minh, đều lập luận là nêu bày nhân dụ, nói hay sinh địch luận là nói trí của tông, lại có thể hiển rõ tông tự lập tông, thể luận lìa lại chẳng khác. Nói về nghĩa khác, Nhân minh là hai cái khác, vừa nhân vừa minh, nên thuộc về trì nghiệp.
Nhập là trí của địch luận, nhân lập luận nói là nhân là minh, có khả năng chứng nhập.
Chánh lý, tức là nghĩa tông sở lập, do Nhân minh kia có khả năng sinh địch trí, nhập chánh lý này. Nhập Chánh lý, nhập Nhân minh, đều thuộc về y chủ thích.
2. Nhân Minh và nhập đều chung cho lập địch. Trí của địch là năng chiếu sở tông, gọi là hiểu rõ nghĩa tông quả đã hiển bày, lại nhờ trí địch, nên gọi là nhân, nhân tức là minh, thuộc về trì nghiệp thích, bên tông nghĩa đã hiển bày gọi là Minh, năng chứng giải gọi là Nhập, Nhân minh tức nhập, cũng thuộc trì nghiệp thích. Do người lập nói, chánh có thể là nhân sinh ở minh nhập, nhân của minh nhập cũng gọi là Minh nhập. Nhân từ quả mà đặt tên, như nhân Bồ-đề cũng gọi là Bồ-đề, chánh lý như trước, ở thứ năm sau giải lại thêm một pháp giải, hoặc Nhân minh chánh lý, đều là tên của kinh này. Phật nhập là Thiên chủ luận tự xưng, do có khả năng nhập vào căn bản ấy, Phật nói Nhân minh Chánh lý.
Hoặc Nhân minh, tên đó chung cả đạo Phật và ngoại đạo chánh lý là hiện căn bản Phật đã nói.
Nhập chính là đề mục của luận này. Thiên chủ muốn cho thú nhập về Phật đã nói chánh lý.
Hoặc Nhân minh là tên căn bản của Phật.
Nhập chánh lý là Thiên chủ luận tự xưng, nên nói là Chánh lý nhập, có thể nhập Nhân minh Chánh lý, y theo chánh lý lược kết, thêm hai chánh lý tên căn bản của Phật, hoặc Thiên Chủ Luận xưng, đều thành bảy pháp giải thích. Do năm cách giải Nhân minh ở trước, thành ba mươi lăm cách giải thích, nếu xét phân biệt giải thích chung nhân minh, thì có mười một cách giải thích. Đây do chánh lý đã có nói rõ, thành bảy mươi bảy pháp, nếu xen nhau trùng lặp, số thì rộng hơn.
Giải phòng nạn thứ sáu, giúp thêm là một cách giải thích, tông đã là nghĩa, nghĩa sinh ra liễu nhân, lại do nhân dụ chứng Tông để rõ hơn, cũng là Chánh Nhân Minh. Lại tông nói sinh địch trí là nhân hiển rõ nghĩa tông sở lập là Minh.
Có người giải thích rằng, năng lập có bốn:
- Chân năng lập.
- Chân tự năng lập.
- Tự năng lập.
- Tự tự năng lập.
Do trái nhau quyết định, là chân tự năng lập, bốn nhân bất định là tự tự năng lập. Nay cho là không đúng. Vì sao là như chân tự năng lập, mà chỉ là tự lập, cần gì nói chân tự năng lập. Nếu giải thích như đây, tức là có lỗi tự ngữ trái nhau. Lại nếu trong tự có tự tự, thì lẽ ra trong chân có chân chân, đây đã không đúng kia nói, vì sao? Vì chỉ nói chân tự, tức nhiếp nghĩa khắp, lập chân tự và tự tự ngôn, rất là vô dụng.
Trong sớ giải năng phá, nhất định chẳng phải tự lập tự phá, vì chân tự khác. Nay cho rằng hoặc có đó, lại như năng lập đã đối tự phá, làm sao có thể phá mà không đối tự lập. Như Thinh hiển luận đối Thắng luận, lập thinh là Thường trụ, kia lại thành lập thinh là vô thường, há chẳng phải là Năng lập, tự nghĩa bất định, đâu được phi tự lập. Nếu không thể phá họ, vì kia lẽ ra chân lập. Lại năng lập, năng phá, đặt để chữ “giữ”, hiển bày trái nhau ấy, tự lập năng phá không có văn chánh trình bày.
Lại nói năng lập tự phá, đều trong câu giải thích không có câu này, lý ấy quyết như vậy, nói chỉ là tự phá e nghĩa chưa hết. Vì sao? Vì tùy theo âm thinh thù thắng lập trước, tự tông tùy theo nên gọi là địch, há chẳng phải tợ lập, ý đây hoặc y cứ tha phá, chẳng phải y cứ về nghĩa tự lập.
Hỏi: Du-già đối pháp, đều do tự tánh khác nhau làm tông sở lập là năng lập. Vì sao lý nên nhập lý, đều tôn làm sở lập?
Đáp: Trước nêu bày lời giải thích xưa, kế là nói lại để rõ ngày nay.
Xưa có lời giải thích rằng: Do các pháp tự tánh sai biệt, bao gồm là một tụ, là sở thành lập, ở trong đó, riêng tùy theo tự ý đã thừa nhận, chấp một tự tánh và một sai biệt, hợp thành tông, tông đã hợp với tánh thì biệt pháp trong tổng kia, vì hợp chẳng phải biệt, nên gọi là năng lập, vả lại rõ ý này, lẽ ra không đúng, nếu không lựa chọn biệt, thì đều dùng các pháp tự tánh sai biệt, chung làm một nhóm, là sở lập.
Như lập riêng âm thinh là tông vô thường. Đã nói năng lập, là lập nhóm chung ấy. Trong nhóm chung, có thường và vô thường, là thường là vô thường, là trái với lỗi của tự giáo, v.v…, lập tông vô thường, chẳng phải khắp không thừa nhận, có lỗi phù hợp. Nếu nói chỉ riêng tự ý đã thừa nhận, có một tự tánh khác nhau riêng làm sở lập, hợp thành năng lập, tức không nên nói dùng các pháp tự tánh khác nhau, chung làm một nhóm là sở lập thành.
Trong Duy thức của Pháp sư Từ Ân, cũng có ba cách giải thích, trước và sau không trái nhau, trong đó giải thích tợ lỗi, lại tùy theo nên nói, lựa chọn pháp vô vi, căn cứ trong hữu vi, còn có tợ một phần lỗi phù hợp, như lập âm thinh vô thường. Tuy trong nhóm chung tùy theo hữu pháp, âm thinh này tự tánh khác nhau, chung riêng hợp lại đều gọi là Tông, thì nhóm chung ấy không có âm thinh, vì lập làm tông, lại lấy tông riêng này lập chung kia. Nếu lập chỗ khác có thể là có vô thường, chẳng phải tông tất cả không thừa nhận vô thường, nên có tự một phần lỗi phù hợp. Đã nói tùy theo thích ứng thì đều đã lựa chọn xong, tùy theo ứng đối chỗ không thừa nhận, do lượng lập, nên thật có lỗi.
Nay lại giải thích rằng: Nghĩa sở thành lập có hai thứ:
1. Chỉ lý chẳng phải giáo, giáo gọi là Tông, hoặc có thể nói lập Tông, lập giáo lý ấy, giáo tùy theo nêu bày tông, cũng gọi là tự tánh, và do khác nhau.
Nói lập tông, hoặc cũng đều là giáo gọi là Tông, là chỗ tôn quý.
2. Nghĩa là tự tánh sai biệt, không chỉ nói âm thinh là thường, vô thường, gọi là tự tánh sai biệt, mà còn do trước trình bày sau nói. Nói hiển ý thừa nhận, như thứ lớp làm tông, chẳng phải muốn hợp thành hai dùng làm tông y, đây chỉ là nghĩa đã tranh cãi, hoặc tranh hữu pháp, hoặc tranh về pháp, hoặc tranh luận về ngôn hiển, hoặc tranh luận về ý thừa nhận, hoặc cả hai đều tranh cãi, do đây được bốn nhân trái nhau, nên trong Du-già, v.v… nói sở lập tự tánh, nghĩa là có lập là có, không lập là không, đây lập hữu pháp là hữu vô, không tranh cãi trên hữu pháp, ngoài ra sai biệt gọi là tự tánh, như lập ngã hữu và chẳng phải hữu, v.v…
Sở lập sai biệt ấy, nghĩa là trên hữu lập trên trên hữu, trên cái vô lập trên cái vô, thường lập là thường, vô thường lập vô thường, đây là tranh luận biệt pháp trên hữu pháp. Như lập về âm thinh thường, vô thường, v.v… tùy theo tranh luận đối với tự tánh sai biệt này, hoặc phá ở tha, hoặc lập tự nghĩa, chỗ có ngôn giáo, hoặc trừ ở giáo, đối địch sở lập, đều gọi là Tông, nên trong Du-già nói.
Hỏi: Vì sao trước lập tông?
Đáp: Vì trước hiển bày tự sở ái lạc tông nghĩa, nên nói theo năng lập, thì gọi là nghĩa, nghĩa tức đạo lý, giáo tùy theo ở lý, lập luận giải thích, cũng gọi là nghĩa, năng lập danh pháp, gọi là lập luận ngôn, hoặc có thể ngay giáo pháp, pháp nói về lý đều là năng lập, hoặc lập luận rằng: Nói về giáo lý đều là năng lập, nhưng bảy pháp như nhân, v.v…, không chỉ tự tánh sai biệt mà còn nói về Tông, hoặc chánh nói về tông, nên trong Lý môn nói:
Biện nhân: Nghĩa thành tựu tông nghĩa sở lập, ắt phải nương vào dẫn dụ, v.v…. Giải dụ cũng nói rằng: Vì thành tựu tông nghĩa sở lập. Các tông như Du-già v.v… nói về tự tánh khác nhau, nhân v.v… nói về hai món khác nhau, nói các sở hữu đều là năng lập.
Thiên chủ Trần-na, chỉ dùng nhân dụ nói về Tông, Tông là sở lập, nhân v.v… phần nhiều nói tên là năng lập, lý thật tương tự, chỉ nói tông gọi là sở lập, nhân du, v.v… gọi là năng lập, vì đây phần nhiều nói sinh địch trí thù thắng, cho nên trong các Lý môn đều nói, nhiều lời khai thị về các câu hỏi, vì sao biết được? Vì thù thắng chỉ thủ ngôn.
Trong Luận Tạp Tập chép: Nghĩa là do nghĩa đã thích ứng thành, tự thừa nhận nói chỉ bày về tha. Trong Du-già giải thích nhân rằng: Thuận ích Đạo Lý môn luận, là dụ nói so sánh, huống chi ngôn luận, nên đều thủ ngôn, thật bao gồm ở nghĩa, đã nêu bày cũng là tông nhân dụ, nên luận hiển dương, đều không nói ngôn luận mà nói sinh trí cao siêu.
Trong Du-già chỉ nói chỗ đã nêu bày, trước là có trí không thể sinh, nay mượn lập ngôn mới nhớ nhân dụ, nên nói sinh thắng, Hiển Dương đều bao gồm. Nếu không có nghĩa ấy, nói sao để nêu bày, địch v.v… làm sao hiểu, nên đều chấp lấy.
Hỏi: Đã nói sở thành có hai là đều thành, là tùy theo thành một pháp?
Đáp: Tùy theo việc tranh luận mà thành.
Hỏi: Nếu như vậy sao gọi là sở thành có hai?
Đáp: Nghĩa đã tranh luận không có lỗi với hai pháp này.
Hỏi: Nếu tranh luận với pháp sai biệt, thì có thể nói pháp cùng với hữu pháp, hòa hợp làm tông. Nếu tranh luận về tự tánh, như tranh luận ngã hữu vô, nói hòa hợp với ai?
Đáp: Tuy chỉ tranh luận với tự tánh, như trước nêu ngã là hữu pháp, lập thành hữu vô, tức gọi là Pháp, cũng được nói hòa hợp.
Hỏi: Tranh luận với ngã hữu, hữu hòa hợp với ngã do có chung.
Nếu lập ngã thì có pháp nào hòa hợp hay không?
Đáp: Không cùng thì không có hòa hợp, lý nhân minh không trái.
Hỏi: Nếu vậy là tranh luận với pháp, sao gọi là tranh luận với hữu pháp?
Đáp: Nêu Tông thành lập, thì phải thêm ngôn thuyết là thành Pháp. Nói về không thêm lời bổn ý đã tranh luận, tức tranh với hữu pháp.
Hỏi: Như vậy làm sao các tông đều nói vì lựa chọn Cổ Sư hoặc chỉ có hữu hữu pháp, hoặc chỉ thành pháp, hoặc cả hai đều tranh luận, không cùng hòa hợp.
Đáp: Tuy nói lựa chọn xưa, bất cứ các sư như ngài Vô Trước, chỉ có các sư xưa không hiểu Nhân Minh, có bắt bẻ về việc Cổ Sư cho Tông là năng lập, cùng với tạo tác tương vi quyết định lượng rằng: Tông chẳng phải năng lập, do không nêu bày tướng nhân, nay nói không phải như vậy, không cần nêu bày nhân mới là năng lập. Trí hai lượng hiện tỷ không có nêu bày. Nếu nói hai lượng chẳng phải năng lập, làm sao thu nhiếp, nếu nói Trần-na không thừa nhận hai lượng, đối với nhân năng lập chẳng phải bất định, rốt cuộc có trái giáo, lỗi nặng phạm tông.
Thiên chủ Trần-na, vì hiển Du-già, đâu được cùng với tạo tác trái nhau quyết định. Nếu nói các Cổ Sư, cũng không có lỗi bất định.
Hỏi: Cổ Sư năng lập nói hai mươi ba lượng, nay lượng của ngài Trần-na sao chỉ có hai?
Đáp: Luận tất cả pháp không có lỗi hai tướng, một tự hai cộng, được tâm tự tướng gọi là hiện lượng, được cộng tướng tâm gọi là tỷ lượng, định tâm duyên giáo, thì được tự tướng, tán tâm duyên giáo, thì được cộng tướng. Ngài Trần-na y cứ tâm lượng năng duyên này, chỉ lập có hai. Nên trong Lý môn nói: Vì năng liễu tự cộng tướng này, chẳng phải lìa hai pháp riêng này mà có sở lượng, vì rõ biết kia lại lập các lượn, Cổ Sư lập có ba.
Có người nói: Có sư do duyên Thánh giáo và các tâm khác mà chia ra ba lượng, duyên về Thánh giáo chỗ sinh hiện tỷ, gọi là Thánh giáo lượng, duyên ở những chỗ tâm hiện tỷ khác gọi là hiện tỷ lượng, nay thêm một cách giải, liền có thể nêu bày giáo, gọi là Thánh giáo lượng. Vì sao? Vì trong luận Thành Duy Thức nói: Thánh giáo chánh lý là định lượng, đâu phải do Tiểu thừa không tin thức thứ tám, thủ trí và Đại thừa duyên giáo, dùng làm lượng?
Lại luận Hiển Dương quyển thứ mười một chép rằng: Thánh ngôn thu nhiếp, cái gọi là Như Lai và các đệ tử, kinh giáo đã nói, lần lượt truyền bá cho đến ngày nay, gọi là không trái chánh pháp chánh nghĩa, không nói trí đã sinh. Như lập lượng gọi là lượng. Lượng tức có hai lượng đầy đủ, được lượng này gọi là lượng năng sinh. Nên trong Lý môn nói: Ở trong môn lẽ ra đối với nhân hiện kia nói là hiện lượng, đều không ngăn dứt, tâm Cổ Sư hiểu rõ cảnh khác, ngài Trần-na ẩn cảnh từ tâm không ngoài hai lượng, cho nên không trái.
Hỏi: Đã nói về giáo thì thủ giáo nào? Vì chỉ có Phật nói, có chung cho đệ tử hay không?
Đáp: Thuyết chung của đệ tử, như Hiển Dương nói trước đã dẫn ra. Nếu vậy như trong luận Duy thức, các sư trái nhau, Đại thừa, Tiểu thừa bác bỏ lẫn nhau, làm sao thành định lượng?
Đáp: Nói không trái với chánh lý, lần lượt truyền đến gọi là Chí giáo, chẳng phải các đệ tử đã có thể nói được, đều là định lượng. Lại Đại thừa, Tiểu thừa đều tin nhận nói không trái lý gọi là chí giáo, chẳng phải y cứ về khắp thừa nhận, nếu không như vậy thì Đại thừa, Tiểu thừa không tin, há trong Đại thừa không gọi là Chí giáo, các ngoại đạo, v.v… tự đã thừa nhận giáo, cũng là chí giáo ấy đều làm tự tông.
Giải thích các người hỏi: Có người nói: Không đối chứng mọi người vì họ là định nhân, tức tông chưa rõ, hỏi lại nhân dụ, nêu chung lượng định nên nói nhiều lời, nay cho rằng không đúng.
Trong luận nói có người hỏi: Nêu lượng là vì mọi người, lo gì người hỏi. Nay nói lập tông, không chỉ đưa ra một, nhưng các người không thừa nhận, đối với họ tức là hỏi, lập là ngộ ở họ, nên nói nhiều lời, lại trong sớ có giải thích.
Có giải thích cực thành hữu pháp trong năng biệt nói rằng: Tây phương có hai cách giải thích:
1. Trên thỉnh riêng không có cực thành, còn bao nhiêu đều là cực thành, do tổng hợp biệt nên có thể là cực thành, nay nói không đúng, do tổng hợp riêng biệt, là đúng là hiện. Nếu có riêng trên âm thanh, thì địch thừa nhận có cực thành, sao mượn nhân dụ, đã lập thành lỗi, nếu phải cực thành thì hiện chưa cực là thiếu lỗi tông y.
Thứ hai sư nói: Do khi lập tông, tuy chưa cực thành, nhưng sẽ cực thành, tông y sẽ nói hiện nên nói cực thành. Ở đây giải thích đồng với trước thiếu lỗi sở y.
2. Giải thích lỗi đều phi, nay nói năng biệt sở biệt, chỉ y cứ vào trong tông tự tha có không, là cực thành bất cực thành, kia đây tông có tức gọi là cực thành, xét làm tông y, khiến không lìa nhau, lại thuận với tự tông, không như vậy thì dù có chẳng pháp, hữu pháp, lập không lìa nhau, có khởi các lỗi, gọi là tự lập tông, nên kia đây tông không thừa nhận có, lấy đâu làm y, nên phải cộng hứa hữu pháp và pháp, mới gọi là Cực thành, ở đây y cứ cộng lượng, không cần tha thừa nhận pháp y, có pháp mới gọi là cực thành. Nếu thừa nhận phù hợp, thì không nhờ lập lượng. Trong tông thừa nhận các hữu, cũng gọi là Cực thành. Nếu tự tha lượng, thì tùy tự tha giáo, hoặc đến chỗ lý có tên chung là cực thành.
Có người nói: Phê bình thật là pháp sở biệt, lúc lập lượng, lại được xen nhau thừa nhận có, đều cho là cực thành, pháp năng biệt, cần phải hai giáo đồng thừa nhận mới gọi là Cực thành, không y cứ về lập, tạm thừa nhận gọi là thành. Như đối Số Luận nói thần ngã thể sinh diệt vô thường, địch là không thừa nhận, vốn chẳng phải năng biệt, nên ba thứ tỷ lượng tự, tha và cộng, là pháp của năng biệt, phải đồng thừa nhận, mới gọi là Cực thành. Nay nói không đúng. Nếu cộng lượng năng sở ấy, thì đều được cả hai thừa nhận, tự tha hai lượng năng sở, sao mượn cộng thành. Nếu đúng như vậy. Như trong Phật pháp nói các hạnh diệt hoại vô thường, gọi là tợ lập. Như trong luận có nói rõ, là cộng tỷ lượng nên diệt vô thường năng biệt, chẳng phải cực thành. Nếu theo luận nói, thì sở biệt cũng phải hai thừa nhận, sao chỉ có năng biệt, mà lập ngã là tư, sở biệt chẳng phải cực thành, ở đây y cứ cộng lượng, hoặc tự tha lượng, không cần cộng hứa, giả sử cộng tỷ lượng, tha tuy không thừa nhận, do nói lựa chọn sơ lược, cũng không có lỗi, văn luận chỉ y cứ không phân biệt là lỗi, như chân tánh có là không, do phân biệt khác nhau nên nói không là Tông, như nhân phải được cộng hứa. Nếu để phân biệt lời nói, thì lập tha không thừa nhận, cũng được thành nhân, như luận thành Duy thức nói kinh Đại thừa thật là Phật nói: Ưa thích Đại thừa là thừa nhận năng hiển bày không điên đảo, lý khế hợp với kinh. Cho nên theo tông y thì phân biệt chẳng phải lỗi, tự tha cũng như vậy. Như trong luận Duy thức, v.v… đều có nói.
Hỏi: Lỗi của tông có chín, đâu chỉ lựa chọn có ba.
Có người nói: Năm pháp trái, một pháp thuận, vốn chẳng phải Tông, lập y cứ vào Hữu pháp và Pháp, tông không có tướng lìa, nhưng vẫn cực thành, nên chỉ chọn ba không bỏ các lỗi.
Nay cho rằng không đúng. Nếu vì trái thuận chẳng phải tông nên không cần phân biệt, đều không có cực thành, đâu thể là tông mà phải phân biệt ư?
Nên biết, lại y cứ về phân biệt tông sở y lựa chọn ba loại này, chẳng phải không lựa chọn pháp khác, hoặc cùng Lý môn hiển bày, xen nhau lựa chọn có chín lỗi đều hết, còn nói rườm rà, nên không thuật lại.
Nghĩa là hữu pháp cực thành v.v… Có người nói có ba cách giải thích khác nhau:
- Tùy nghĩa biệt môn thích.
- Giản quá bất đồng môn thích.
- Triển chuyển trừ nghi thích.
Trong Giản Quá Thích chép: Nói về tông nghĩa, tức phân biệt chín lỗi. Đầu tiên lựa chọn sở biệt, kế là lựa chọn năng biệt, hợp hai tức lựa chọn đều bất cực thành.
Nói tùy tự: Tức lựa chọn phù hợp.
Nói lạc vi: Tức lựa chọn năm pháp trái như hiện tỷ v.v… và tự nhân dụ, đều chẳng phải lạc vi.
Nay cho rằng: Các lỗi giải thích không trái, nên phân biệt lạc có lỗi, các lạc thành lập cũng trái với hiện lượng, v.v…. Nên luận ở sau nói: Tuy lạc thành lập, do trái với hiện lượng v.v…, gọi là tợ lập tông, nên biết, lạc vi chẳng phải phân biệt năm pháp kia, giải thích nghi đồng lỗi. Tuy tự hỏi rằng: Nếu lạc vi lựa chọn, vì sao chín lỗi cũng nói là lạc vi?
Đáp: Ban đầu tuy lạc vi, bị phá về sau không có lạc vi, tuy làm lời giải thích này, lạc vi nói lẫn lộn có lỗi bất định, lại trái với môn luận Lý. Lạc vi ấy nói, lựa chọn ở tợ nhân dụ, nên luận ấy nói: Lạc vi sở lập, nghĩa là không có lạc vi năng thành lập tánh. Nếu khác với đây, là nói sở thành lập, tợ nhân dụ, nên cũng gọi là Tông. Lại nói là hiển bày lìa các lỗi lầm lập tông, nói chẳng phải nghĩa trái nhau ấy có thể sai khiến. Nên biết, lạc vi không lựa chọn chín lỗi. Nếu dùng nghĩa giải thích, lý không hề trái.
Có người nói: Vì tánh khác nhau, chẳng phải như hoa xanh, tướng nó lại khác thường, chỉ riêng tha tông, nên nói sai biệt, do trái tha thuận mình thành nghĩa tông. Nay cho rằng không đúng, tha sai biệt thế nào?
Nếu nói họ sai biệt thường, sai biệt sao là thường, nếu sai biệt thanh thường, thì khác với giải thích ở trước, nếu không có biệt tha âm thanh là thường, v.v… các tông thì không thành khác nhau.
Hỏi: Trong biện y, vì sao năng biệt chỉ ở nơi pháp, đưa ra trong thể, làm năng biệt sở biệt lẫn nhau?
Đáp: Trước đều giải thích rằng: Biện y là nói về đối địch, pháp là năng biệt, nói rõ tông căn của nghĩa thể, tức làm năng biệt lẫn nhau.
Hỏi: Trong đây chỉ rõ được nghĩa của pháp thể, có thể xen lẫn nhau nói về năng sở, chỉ là đối địch xuất xứ từ tông cần gì thể nghĩa xen lẫn sai biệt?
Nay giải thích rằng: Không chỉ có nghĩa thể xen nhau sai biệt. Nếu nói về đối địch, thì sau đồng với trước. Nếu y cứ nghĩa thể, thì trước đồng với sau.
Lại giải thích trước y cứ về tăng thắng, sau gọi là năng biệt, ở đây đủ rõ sai biệt lẫn nhau.
Có người hỏi: Bộ kinh Đại thừa thừa nhận tướng năng sở chẳng khác thể, có thể không trái tự nói tướng sai biệt, không có tướng lý tánh. Tông Tát-bà-đa nói: Đã thừa nhận dị thể, sao không trái tự mình?
Đáp: Tông Tát-bà-đa tuy là dị thể, thuộc tướng năng sở, nên lập năm uẩn đồng gọi là Vô thường, ngoài uẩn vô vi thuộc về thường trụ, nên đối địch trình bày cũng không trái thứ lớp.
Nay cho rằng: Nạn thô chung tuy có thể như vậy, xét lý chưa đúng là sao?
Nay trong Tát-bà-đa nói tông vô thường, là mười sáu hạnh vô thường hay là bốn tướng?
Nếu là bốn tướng đã thừa nhận năng tướng lìa pháp sở tướng. Nay nói xen lẫn không lìa nhau, sao chẳng trái với tông, sao không nói xen thuộc với nhau. Nhưng bàn luận về bổn tông, chỉ nói thể khác mà không nói lìa, đã không lìa nhau vì tánh khác nhau, ở đây nào có trái nên phải nói thuộc về tướng, thay đổi văn luận, nếu nói mười sáu món hạnh vô thường, thì đây là lý ấy, do đâu mà biết được, ta khởi đế quán gọi là lý quán, lý không lìa sự.
Nói biết tức: Là y cứ sự lý có khác nhau, lại không về các pháp, chẳng phải lìa thể tướng, cũng gọi là cộng tướng, cộng tướng cùng tự tướng, cũng không lìa nhau. Nên trong Duy Thức nói: Ở đây cùng với y tha, chẳng phải khác, chẳng phải không khác, như các tánh vô thường, đưa ra như trong Tát-bà-đa nên nói không lìa, cũng không trái nhau. Vì không có thường kia, nên gọi là vô thường, không chỉ có bốn tướng.
Hỏi: Nếu vậy thì cả hai đều có lỗi, nếu y cứ vào bốn tướng diệt tướng vô thường, nói âm thinh là vô thường, là lỗi trái tông, do pháp thể ấy chẳng phải là diệt tướng. Nêu lý vô thường, lẽ ra lỗi giống như trong đó thành không có lỗi khác?
Đáp: Lại có một cách giải thích khác, lẽ ra thinh có vô thường, nếu vậy thì trái với luận, luận chỉ bày pháp rằng: Nếu có thành lập âm thinh là vô thường, đáp luận y cứ Đại thừa, không nói theo bốn tướng hữu bộ, hoặc chỉ bày chung thì không xét kỹ. Nếu vậy cũng không có lỗi, do thừa nhận riêng có tánh vô thường cùng theo với thinh, thường có vô thường, tức là nghĩa thường, thường xen vô thường. Bồ-tát Trầnna giải thích bắt bẻ đây rằng: Không lập riêng tánh vô thường, nay lập riêng có, há chẳng phải lỗi hay sao, ở đây cũng chẳng phải lỗi.
Ngoài tướng khó nói rằng: Lẽ ra có riêng một pháp hằng, khiến cho âm thinh vô thường, vì đây diệt thể không hằng nên cũng chẳng có lỗi. Nếu vậy thì hằng có thể diệt, làm sao chẳng xen lẫn một lỗi. Ở đây không phải như vậy, vì tánh dời đổi, vì rơi vào ba đời.
Ý ấy bắt bẻ rằng: Lẽ ra có một pháp thường diệt, hòa hợp với thinh này, do đây không đúng, nên vì đây mà vạn hỏi rằng: Đây thuộc về lỗi, trên là giải thích theo sự.
Y cứ vào lý vô thường lập vô thường, làm sao sai khiến lỗi?
Đáp: Trong loại lỗi không có dị, mà đồng là vô thường. Bồ-tát
Trần-na giải thích rằng: Do nghĩa vô thường thủ diệt, tạo tác nghĩa thủ sinh, việc này cũng được, y cứ về lý thủ nghĩa có diệt làm tông, thủ nghĩa có sinh làm nhân, nghĩa đã có khác, không thành vô dị. Trong Đại thừa giải thích theo đó.
Có người nói: Thân sinh sân, chỉ thủ địch luận trí của liễu nhân, đích thân sinh ra tông trí ấy, nên tự hỏi rằng: Nếu thủ ngôn là thân sinh nhân, cũng nên nói là thân liễu nhân. Trong Lý môn nói tên là liễu nhân, tướng nói theo đó.
Lại nói: Đối với trí so sánh quán sát, từ hiện lượng sinh, hoặc tỷ lượng sinh, lại định không có trí giải, ba nghĩa tướng không thành, nên giải nhân trí là thân trí sinh. Nay cho rằng không đúng. Trong Lý môn nói: Từ hiện lượng sinh, hoặc tỷ lượng sinh, là cảnh sở duyên, đủ tỷ lượng, chẳng phải nói trí liễu tông từ hai trí kia sinh. Lại luận này nói: Pháp sinh nhân là y cứ duyên tăng thượng, không y cứ vào thân mà nói tự thể. Nếu y cứ thân nhân, thì hiện từ chủng khải, hiện chẳng phẳng hiện sinh, cần gì nói từ hiện tỷ trí sinh, lại từ tỷ lượng, trí liễu tông, từ tự liễu nhân hai trí mà sinh. Nay y cứ đối địch là sinh trí ấy, nên lập luận nói chánh sinh nhân kia, vì vậy trong Lý môn nói: Các sở thuyết nhân sinh.
Giải thích rằng: Từ như sở thuyết năng lập nhân sinh, là y cứ nghĩa ấy. Lại trong luận trước nói rằng: Khiến cho nhớ nghĩ kia vốn là cực thành.
Lại nói, do tông nhân dụ nhiều lời, khai thị cho những người hỏi vì chưa rõ nghĩa, nên lập luận chánh là sinh nhân. Nếu nói theo trí sinh nhân, thì đây là ngôn sinh. Vì sao tự nêu ngôn sinh là khó. Lại nếu trí sinh, tức lập luận là trí. Trong Du-già đến nói ba lượng là năng lập, nên trong Lý môn cũng nói: Cũng không lìa đắc thành năng lập đây, cũng không được nói, tuy do tha trí khởi nhân, v.v… mà nói, tự duyên nhân trí thân là sinh nhân, khi duyên nhân trí vẫn chưa khởi, mà nêu dụ giải sinh. Khi giải sinh, tức gồm cả liễu tông. Do đây, ngài Trần-na trừ chi hợp kết. Lại khả năng niệm của duyên nhân dụ, nên trong Lý môn nói: Khiến nhớ nghĩ kia vốn là cực thành.
Lại nói: Cho đến nhớ nhân ấy cùng với tông sở lập không có tướng lìa niệm do đây mà thành. Trước nêu khả năng sở thuyết không nói trí, nên phải biết trong đây, y cứ năng lực tăng thượng mà nói: Người lập trí gọi là trí sinh nhân, nếu không như vậy thì tự phải thuyết chủng.
Về giải thích nhân ba tướng, ngài Trần-na giải thích rằng: Tức là chấp nghĩa tướng, phá các Cổ Sư hoặc ngoại đạo sư, hoặc một Cổ Sư.
Có người nói: Trước giải thích nhân ba tướng của Cổ Sư: Nghĩa là đủ ba thể, như trong luận Như thật, v.v… có nói ý thuyết kia, quyết định không đúng: Nghĩa là ý kia chấp trên thinh sở tác làm sơ tướng, trên bình sở tác làm tướng thứ hai, trên hư không vô vi là tướng thứ ba, chẳng phải chấp các hữu pháp như bình kia, v.v…. Nay nói giải tướng nhân của Cổ Sư chỉ như trong luận Như thật, thủ bình thể không làm đồng dị dụ, có thể là như sở tác. Nếu nói không có Cổ Sư lấy thể không của bình làm hai tướng, thì trái với Lý môn. Nên luận ấy nói: Làm sao pháp riêng ở chỗ khác chuyển, là cái khó của Cổ Sư ở đây, do tương tự ấy không nói tên khác. Luận chủ đáp: Nếu không nói dị, thì làm sao do đây nói tên là tông pháp. Vặn hỏi của ngoại đạo, trong đây chỉ nói định là tông pháp, mà không muốn nói chỉ là tông pháp. Luận chủ giải thích, nên biết, Cổ Sư có ba tướng tức thể. Lại ở sau nói, nếu vậy thì dụ nói lẽ ra chẳng phải là phần dị, vì hiển bày nghĩa nhân, đây là vặn hỏi của Cổ Sư. Ý vặn hỏi là muốn cho hai dụ đồng dị chỉ chung gọi là Nhân, là vì nhân tướng.
Luận chủ đáp rằng: Sự tuy là thật, nhưng nhân ở đây nói, chỉ là hiển rõ tông pháp tánh này (này tức là sơ tướng), chẳng phải hiển bày đồng phẩm dị phẩm, hữu tánh vô tánh, nên phải nói riêng đồng dị dụ.
Ngoại đạo vặn hỏi rằng: Nếu chỉ nhân nói sở thuyên tiêu biểu nghĩa nói tên là nhân, ở đây có lỗi gì?
Ý của vặn hỏi đây rằng: Nếu chỉ nhân nêu bày biến tông pháp, không chấp hai tên khác là nhân tướng, thì hai dụ thể này có nghĩa gì? Luận chủ gạn nói có điều gì không?
Ý nói: Nhân lời nói chỉ nêu bày sơ tướng, còn hai cái tức dụ thì có đức gì?
Người ngoài đáp: Nói riêng về dụ đây gọi là đức (trong văn luận trên). Đã nói nói riêng về dụ phần này gọi là Đức, thì rõ biết Cổ Sư, lập hai tướng khác tức hai dụ thể cũng là không, nên nói dụ thể tuy là thủ bình, cũng là hiển bày hai tướng. Vì sao?
Luận ấy nói tiếp rằng: Các loại đồng pháp, không nói nghĩa năng lập sở thành. Nếu hiển bày nhân tướng, làm sao vặn hỏi không nói năng lập.
Lại nói: Chẳng phải trong dị phẩm không hiển bày vô tánh có chỗ phân biệt riêng.
Ý này vặn hỏi rằng: Nếu trong dị phẩm không hiển bày vô tánh, chẳng phải có thể lựa chọn rồi. Nếu hiển bày là không thì cần gì vặn hỏi ở đây.
Lại nếu chấp hai pháp tạo tác và phi tạo tác ở trên, và đối với thinh có dùng làm nhân. Vì sao lại nói: Nếu chỉ có tông pháp là nhân tánh, thì pháp ấy có bất định, lẽ ra cũng thành nhân, nên rõ biết. Không chấp trên bình sở tác cũng làm nhân. Nếu chấp là nhân thì lỗi chẳng phải nhân. Lại không nên nói, nếu chỉ có tông pháp là nhân tánh thì, nên biết Cổ Sư nói ba tướng tức là thể tướng. Nhân chỉ chấp pháp trên tông, hai dụ thể riêng, lại tức văn này chứng minh nên biết.
Nhân thể của ngài Trần-na, không chỉ lấy trên âm thinh một tánh sở tác. Nếu nói nghĩa đối với tướng ấy có biến thành kia. Cổ Sư tìm nghĩa lẽ ra cũng đồng như vậy, cho nên có ba tướng nhân. Ngài Trần-na chấp trên bình thanh các tánh sở tác, và dị vô tánh ba món nghĩa tướng. Nhưng lúc lập tông nói sở tác, chỉ hiển bày sơ tướng: Nên trong Lý môn nói: Tuy tất cả phần đều có thể làm nhân, hiển bày rõ sở lập, song chỉ một phần lại nói làm nhân.
Nói biến là tông pháp tánh, luận Lý môn nói rằng: Hữu pháp không thành đối với hữu pháp và pháp, đây chẳng thành hữu pháp. Nếu dùng hữu pháp thành hữu pháp thì cả hai sở y không thành lỗi, và hữu pháp tánh thành pháp, cũng phạm cả hai đều không thành, và lỗi trái nhau là sao. Trong ấy trước nêu bày vặn hỏi rằng: Như dùng khói lập lửa, dùng lửa lập xúc, dùng khói lập lửa thì hữu pháp thành hữu pháp, dùng lửa lập xúc thì hữu pháp thành pháp. Ngài Trần-na vì đó mà giải thích, chỉ vì thành lập vật tương ưng này, không nói sau khói có lửa, sau lửa có xúc. Nếu không như vậy, thì y khói lập lửa, v.v… lặp lại ýănj hỏi rằng: Sau khói ấy quyết định có lửa, khói là hữu pháp, lửa là pháp kia, đã hợp với danh tông, lại chấp một phần hữu pháp làm nhân, một phần hữu pháp này, cũng gọi là Tông, như nói Biến tông pháp. Đây tức là lấy tông hữu pháp làm nhân, đã lấy làm nhân, thì thiếu tông hữu pháp, vì nhân không sở y. Trong luận nói: Y khói lập lửa, nên thành lập một phần tông làm nhân, do lửa lập xúc, nói lửa là hữu pháp, quyết định có nhiệt xúc, pháp đây cho là lửa, nên nhân cũng có thủ pháp dùng làm nhân, lại thiếu sở y, cũng phạm phù hợp, nên trong Lý môn nói: Chẳng phải muốn thành lập lửa xúc hữu tánh, lửa sau khói, y lửa có xúc, vì cộng biết hữu, nên cũng không được dùng hữu pháp thành hữu pháp, v.v…
Hỏi: Lập ấy như thế nào?
Ngài Trần-na giải thích: Ý kia lập rằng: Các chỗ núi kia quyết định có lửa, vì có khói hiện, trong các lò ấy quyết định có nhiệt xúc, do vì có lửa, nên luận kia nói: Trong đây không dùng thành lập lửa xúc làm 55 tông, chỉ vì thành lập vật tương ưng này.
Nếu dùng pháp thành hữu pháp, vì sao trái với lỗi?
Đáp: Nếu dùng pháp thành hữu pháp, tức thiếu đồng dụ, và nhân thứ hai tướng đồng phẩm quyết định hữu tánh, tức thành lỗi hữu pháp tự tướng trái nhau. Như trong Tát-bà-đa đối với Đại thừa, nói nhãn thức sở duyên quyết định lìa sắc thật sắc do trong năm cảnh thu nhiếp bất cứ một cảnh nào. Như hương, vị, v.v… chấp năm cảnh hương vị riêng chẳng phải là sắc, vì thiếu đồng dụ, do đây biến chuyển nên thành trái nhau, hoặc chấp năng biệt làm nhân, nói vì sắc này, lại là tông nghĩa có một phần làm nhân, tông thiếu năng lập, tông thiếu lỗi chi, do đây không được hữu pháp thành hữu pháp, v.v… lập tranh luận hữu pháp, thành thừa nhận hữu, nhân thành ở đây thiếu lỗi sơ tướng.
Hỏi: Như lập không có tối thắng, tại sao gọi hữu pháp là sở lập, giả lập hữu pháp vô, lại có lỗi gì? Như trong luận Duy thức, phá tánh đồng dị, đây cũng chẳng phải tánh thật đức nghiệp, ý này là tánh đồng dị. Câu dị thật v.v… ngoại biệt có thể, nhưng vì tánh ấy, trong lập luận phá rằng: Tánh đồng dị lẽ ra chẳng phải tánh đồng dị, do dị thật, v.v… như thật đức nghiệp.
Trong luận Lý môn đã gạn ý, chẳng chánh riêng là vặn hỏi, chỉ do pháp pháp thành pháp, không được thành hữu pháp, nương việc ấy trở lại đều vặn hỏi, pháp của tông trước chỉ nương vào hữu pháp, nếu hữu pháp không thì nhân không chỗ nương, nên tông vặn hỏi lập tối thắng không có rằng: Nếu thừa nhận có thể, không thể thừa nhận nói không, thì tự ngộ trái nhau. Nếu tông không thể, thì nhân không chỗ nương, há cũng không phải thành lập hữu pháp hay sao?
Ý của Luận chủ nói: Nếu thành hữu pháp có tự thể, cho đến pháp này thì lẽ ra có lỗi trước, và nhân có thể nêu bày mà cũng ngăn, phải nương hữu thể hữu pháp, nay lập tối thắng không có, cũng tạm an lập không thật có pháp làm nhân. Nhân ấy không thể, chỉ ngăn không nêu bày, vì không làm chỗ nương và thành lỗi hữu pháp, không ngăn được lập tánh sở lập có pháp thể, vì không phá họ, nếu không như vậy thì không được cùng với tông khác, làm các nhân lỗi hữu pháp tự tướng trái nhau, cho nên trong Duy thức vặn hỏi chẳng phải tánh ấy. Nếu ngay vặn hỏi, lý cũng không trái, nhưng pháp của Nhân minh, không được dùng thẳng hữu pháp, thành có hữu pháp, cho đến các pháp này, vì có phạm lỗi.
Hỏi: Nếu không được thành hữu pháp là có, vì sao trong Du-già nói: Nghĩa thành lập có hai loại:
- Tự tánh.
- Sai biệt.
Lập tự tánh, có lập là có, không lập là không, như lập ngã hữu vô v.v…
Lập sai biệt, như lập hữu thượng vô thượng, vì sao nói pháp không thành hữu pháp?
Đáp: Đã giải thích xong, không được lập hữu pháp là có, phá họ lập vô không lỗi. Nếu vậy vì sao nói có lập là có?
Đáp: Có lập là có, phương tiện thành lập, nghĩa sẽ không ngại, ngay thành lập có pháp, tức có lỗi trước như lập phương khác có Phật. Phương tiện lập rằng: Phương khác là hữu pháp, quyết định phải có Phật là pháp, vì người có căn cơ ưa muốn tu hành, như thế giới này. Lại như khói lập lửa, v.v… suy lường giải thích đúng của ngài Trần-na, sẽ làm pháp thành pháp. Nếu nói về thành lập tỷ lượng, thì gọi là pháp, trong Du-già nói về pháp thể ấy, gọi là tự tánh sai biệt, nên trong Lý môn nói: Quán sở thành nên lập pháp có pháp, chẳng phải đức có đức nên không lỗi.
Hỏi: Nếu không được ngay thành có pháp, thì tại có được bốn thứ trái nhau? Như dịch quán tự tướng sai biệt trái nhau, có được chánh lượng, lẽ ra lại có pháp tự tướng trái nhau, sai biệt trái nhau, cũng có chánh lượng. Nếu nói như lửa có, sao không có pháp tự tướng? Ngài Trần-na đã lấy chỗ núi là hữu pháp, thì lửa ngay pháp, sao gọi là lập lượng pháp được?
Đáp: Lấy chỗ núi làm hữu pháp, lấy nghĩa khói hiện ra làm nhân, lấy nghĩa có lửa làm pháp, không cần phải lấy lửa sở hữu, như vậy giúp thành được lửa, lửa có hữu pháp.
Hỏi: Pháp và hữu pháp không nhất định, làm sao quyết định nói lửa là hữu pháp?
Đáp: Văn đây lại y cứ vào một môn nghĩa thể, làm lời vặn hỏi và giải thích. Nếu thành lập ngã là hữu vô, ngã là hữu pháp, thì hữu vô là pháp, ý không ngay việc tranh luận có và không. Tranh luận ngã thể ấy, loại này tức là thành trình bày trước kia.
Lập âm thinh là thường, v.v… tức tranh luận ở thuyết sau, nhưng không được đem hữu pháp trong tông, và tông năng biệt làm nhân, thành hai chỗ tranh luận này, không ngại dùng riêng các lý. Thành lập hữu pháp và pháp, đây tức là tùy theo tương ưng. Trước trình bày sau nói, gọi là pháp hữu pháp, có chánh không chánh, có được bốn loại trái nhau.
Hỏi: Biến là tông pháp tánh, nói nhân nương trên tông hữu pháp, vì sao không nương vào pháp năng biệt?
Đáp: Trước có ba cách giải thích:
1. Trong tông năng biệt họ không thừa nhận, nên nhân chẳng phải biến.
Nay vặn hỏi rằng: Nếu vậy lẽ ra phạm năng biệt bất thành, hoặc nói thừa nhận vô thường đối với có biệt pháp, mà không đối với thinh. Không có lỗi này: Tức thừa nhận có vô thường, vì sao không thừa nhận khắp ở vô thường.
Nếu nói vô thường hợp với vô thinh, thì tông không thừa nhận vô thường. Nay nói tông: Là lấy đây làm tông, nên nhân không nương. Nếu y tông, thì tùy theo bốn pháp sở y không thành. Nếu vậy cũng phải là âm thinh vô thường không lìa nhau, là họ không thừa nhận. Nói nhân nương âm thinh, nên tùy theo một lỗi.
1. Diệt pháp là không nhân không chỗ nương, nếu thừa nhận nhân y, thì thiếu lỗi sở y. Nay cũng vặn hỏi rằng, như lập tông vô thường, v.v… chẳng phải không nên làm chỗ nương. Nếu nói thừa nhận có thì tức là nhân y, không thể có lỗi, vì đây không thừa nhận nhân y năng biệt, đâu thể nhân y không đâu chẳng phải nương vào ngăn có là nhân y, mà không thừa nhận nhân y ở năng biệt. Nay giải thích rằng: Vốn muốn thành pháp nương hữu pháp, không muốn thành hữu pháp y pháp, nên nhân không được ở trên năng biệt. Như nêu dụ kia, nói lên có chỗ sở tác, vô thường sẽ tùy theo, sở tác ở âm thinh, vô thường tùy theo âm thinh. Nếu nhân ở năng biệt, lại nói lên vô thường có sở tác. Thinh ở vô thường, chính là tranh luận khác nhau ở thinh, chẳng phải tranh luận gốc vô thường. Lại do pháp thành pháp, nhân ở trên hữu pháp, không được dùng pháp thành hữu pháp, nên không ở trên pháp, khắp là tông pháp tánh, trước nói bốn câu, hoặc ba, hai câu. Lại bốn câu nói: Hữu là khắp mà chẳng phải tông pháp tánh, nói như trong Đại Thừa sư đối với Tátbà-đa, lập nghiệp chỗ dẫn âm thinh phải là dị thục, vì đại tạo, nên nhân tuy biến âm thinh, nhưng là thể dị, chẳng phải là tông pháp, cho nên tuy biến mà chẳng phải tông pháp, ở đây giải thích không đúng.
Lại hỏi rằng: Vì đại tạo, nên nhân là thuyên, do đại chủng sở tạo, gọi là do đại tạo, là nêu bày thể âm thinh là đại chủng, gọi là do đại tạo. Nếu nói do đại chủng tạo ra, thì gọi là do đại tạo, nghĩa khác với nhân sở tác thế nào? Nhân cũng lấy nghĩa sinh, mà nghĩa sở tạo sở sinh đều là biến tông, đâu được nói biến mà chẳng có tông pháp. Nếu nói là đại chủng, gọi là do đại tạo, thì đây đều bất thành, đâu được gọi là biến.
Nếu nói không chấp sở tạo, cũng không nói thinh gọi là đại tạo, chỉ nói riêng do đại tạo, nên không liên quan, đâu được gọi là biến. Nếu nói tuy chấp nghĩa đại chủng sở tạo, còn có thể riêng đại chủng, mà biến chẳng phải tông pháp, ở đây cũng không phải như vậy, chấp nghĩa sở tạo, vì không nói đại chủng. Lại như trong Tát-bà-đa đối với Thinh luận, nói âm thinh là vô thường, vì tánh sở tác, đâu được nói chấp nghĩa sở sinh, còn có sinh thể riêng, biến chẳng phải là tông pháp.
Hỏi: Nhân nói tánh sở tác, nên lấy âm thinh làm nghĩa sở tác, không lấy năng tác, như lập chỗ núi quyết định sẽ có lửa, vì khói hiện, chấp nghĩa khói năng hiện, không có khói sở hiện. Làm sao có được trí tỷ lượng, từ hiện lượng sinh, do nghĩa hiện khói, vì chẳng phải hiện lượng.
Đáp: Có hai cách giải thích:
1. Chấp năng sở hiện, hợp tên làm nhân, nếu vậy há chẳng phải hữu pháp thành hữu pháp, đáp Nhân minh không thừa nhận cho tông hữu pháp, lại thành hữu pháp, không chướng các pháp khác. Thành hữu pháp này, trong Lý môn nói: Nếu dùng khói lập lửa, dùng lửa lập xúc, lại một phần nghĩa tông làm nhân, như nói sau khói ấy quyết định có lửa, lại nói do khói hiện, tức thủ hữu pháp trong tông làm nhân, cho nên một phần tông nghĩa làm nhân. Nếu nói các chỗ núi ấy quyết định có lửa, vì có khói hiện, đã do chỗ núi là hữu pháp, lấy năng sở hiện làm nhân, thì không có lỗi ấy, nên trí tỷ lượng từ hiện lượng mà sinh.
2. Ngay nghĩa hiện khói, cũng hiện lượng đắc, không như vậy thì thấy khói nương nơi chỗ núi, có nghĩa khói lại phải so sánh? Nên lửa tuy không thấy, mà do trí hiện lượng kia biết có khói, trí năng sinh so sánh biết có lửa.
Hỏi: Tự so sánh biết lửa có thể như đã nói, đối địch trình bày, lập so sánh có lửa, địch chứng khởi giải, trí ấy từ đâu? Nếu hiện lượng sinh, đợi nói mới hiểu, tâm duyên danh chẳng phải hiện lượng, nếu cũng duyên nghĩa hiện khói ấy, v.v… thì lập nói thế nào?
Đáp: Từ xa ở chỗ hiện, gần lập nói sinh, nên liễu tông trí từ hiện lượng khởi so sánh. Nên trong Lý môn nói: Là gần và xa, vì so sánh nhân, hai cách giải thích sau cao xa hơn.
Hỏi: Y theo nhân là tánh sở tác, nên nói chỗ núi chắc chắn có lửa, vì có hiện khói?
Đáp: Ngôn luận phương tiện khác nhau, tùy theo nghĩa phương tiện nói.
Nếu nói hiện khói, thì nghĩa không liên quan với nhau làm sao thành nhân pháp? Hoặc lập hai câu rằng: Chẳng phải tông pháp mà chẳng phải biến. Như lập tất cả âm thinh là vô thường, thì phải phát nhân trên nội thinh, biến là tông pháp, nếu nói về ngoại thinh, thì chẳng phải biến, chẳng phải tông pháp, đây cũng không đúng, lập chung trong ngoài tất cả tông thinh, phải phát sinh nhận, chẳng thể nói riêng về âm thinh trong ngoài, phân ra thành phải, thành quấy, chẳng phải riêng phát mạnh, ắt là vô thường, được gọi là tông pháp, nhưng chẳng phải biến.
Hỏi: Nói về đồng phẩm định hữu tánh, thì pháp nào gọi là đồng phẩm, nhân nào là hữu.
Đáp: Lại lời hỏi đầu, xưa có mấy nhà dịch.
1- Dùng các thể hình gọi là đồng phẩm, do bình và âm thinh đồng là phẩm loại vô thường, gọi là Đồng phẩm.
Một cách giải thích nữa, ngoài âm thanh là phẩm, còn có vô thường là đồng, đồng với cách giải thích ban đầu.
1- Như lập âm thinh vô thường, trừ âm thinh còn tất cả là đồng phẩm.
Một cách giải thích nữa là do tông đã lấy hòa hợp làm tông, đồng phẩm cũng hợp với bình vô thường, do làm đồng phẩm. Nhưng đã nói nhân ấy, đều y bình khác nhau, chẳng phải y vô thường, vì như tông pháp, y tông hữu pháp, vì phi pháp, nay không phải như vậy. Trước nói đồng phẩm, sau nói định hữu tánh, tức dùng vô thường của bình, và âm thinh vô thường, pháp pháp tương tự, gọi là đồng phẩm, nên trong luận nói: Đồng phẩm: Nghĩa là pháp sở lập y cứ vào các nghĩa phẩm, nên gọi là đồng phẩm. Trong Lý môn cũng nói: Trong đây, nếu phẩm và pháp sở lập, gần gũi đều đồng, gọi là đồng phẩm, vì tất cả nghĩa đều gọi là phẩm.
Hỏi: Vô thường trên âm thinh, địch luận không thừa nhận, thì làm sao được vô thường trên bình, gọi là Đồng phẩm?
Đáp: Nếu địch dồng thừa nhận, thì lập đã thành, chỉ trừ tất cả vô thường ngoài tông, cùng với chỗ tranh luận, đều gọi là đồng phẩm, lại kia đồng với đây có pháp sở lập, không cần cùng thừa nhận có tông hữu pháp, mới có thể nói đồng.
Hỏi: Bốn cách giải thích ở trước, nghĩa ấy thế nào?
Đáp: Nếu dùng vô thường làm đồng phẩm, thì trí thấy cùng đồng, nhân theo nghĩa mà khác, kế ở sau sẽ nói. Nếu dùng bình, v.v… làm đồng phẩm, và bình vô thường hợp chung làm đồng phẩm, thảy đều chưa được, cũng khó dùng bình làm đồng phẩm. Nếu nói do các hữu pháp như bình, v.v…, đồng có vô thường, gọi là đồng phẩm, trái với luận đã nói, là pháp sở lập đồng với các nghĩa phẩm, gọi là đồng phẩm, đây là chấp vô thường trên bình, tương tợ với pháp sở lập gọi là đồng, không nói có pháp sở lập, gọi là đồng phẩm. Luận chỉ đáp rằng: Như nói vô thường, bình v.v… là vô thường, nếu cho bình đồng với âm thinh, thì có tánh vô thường, gọi là đồng phẩm. Nên nói như nói âm thinh có vô thường, bình v.v… có vô thường, gọi là đồng phẩm, lại sở lập tương tự gọi là đồng, âm thanh và bình là hữu pháp, đâu phải sở lập.
Tuy nói trong pháp, bình v.v… là vô thường, nêu bình là đồng phẩm y, ý gọi vô thường là đồng phẩm. Như nói bình, v.v… dùng làm dụ y. Lại trái với Lý môn đã nói, văn như trước đã nêu.
Người vặn hỏi rằng: Âm thinh và vô thường, hòa hợp không lìa nhau, gọi là đồng phẩm, đâu thể cả hai hợp thành sở lập. Nếu đều là sở lập, thì tất cả đồng phẩm đều có một phần sở lập không thành. Lại y theo trong dụ, thì sở lập không thành, đều y cứ vào năng biệt, không cùng hữu pháp. Trong luận nói như lập vô thường, bình v.v… vô thường.
Không nói như lập âm thinh vô thường, tuy hòa hợp gọi là tông, ý lập vô thường không lìa ở thinh, không muốn lập âm thinh ở vô thường. Lại pháp thành, nếu cả hai hòa hợp đều gọi là sở lập, tức đều thành hữu pháp và pháp, trái với Lý môn luận, hơn nữa lại đồng dị phẩm, tức một phần hai dụ, dụ đã không thủ, các thể bình không làm sao đồng dị phẩm chấp bình thể không?
Nếu nói chẳng phải một phần của đồng dị dụ thể, vì sao Lý môn y cứ nói về nhân, nên trong bài tụng ấy nói: Ở nhân có hai, ở dị thì chẳng phải nhân, trái lại đây gọi là trái nhau, còn bao nhiêu đều là bất định. Do đây nên biết, đồng phẩm của tông, tức thủ đồng với tông năng biệt pháp, gọi là đồng phẩm. Nếu nói về ngài Trần-na cũng thủ các thể bình không, là hai dụ. Nếu không như vậy thì trong Lý môn đã phá, rườm rà nên không dẫn đủ.
Kế là giải thích định hữu tánh.
Hỏi: Nhân năng lập ấy, là nương trên các hữu pháp như bình v.v…, gọi là đinh hữu tánh, là nương vô thường, v.v… gọi là định hữu tánh? Đáp có hai cách giải thích:
1. Là nương các hữu pháp như bình v.v… nghĩa như thường đã giải thích.
2. Lại giải y trên vô thường, gọi là đồng phẩm định hữu tánh, vì thể của bình v.v… chẳng phải đồng phẩm. Lại trong Lý môn nói: Do tánh sở tác, chấp ở vô thường, đối với thường không chấp, không nói chấp ở trên bình, nên biết đồng phẩm, trên vô thường có tánh sở tác.
Hỏi: Nếu nói nhân đồng phẩm vô thường, vô thường tức là dụ, tại sao nói bình có tánh sở tác, thể của bình là vô thường, phải biết âm thinh có tánh sở tác, thể của âm thinh là vô thường, theo đây, thì sở tác tức nương theo bình, v.v….
Đáp: Đây là Cổ Sư hợp lại chẳng phải nghĩa của ngài Trần-na. Ngài Trần-na lập rằng: “Các tánh sở tác đều là vô thường, thì như bình, v.v… Bình v.v… là dụ y, chẳng phải nhân y”.
Hỏi: Vì sao trên tông vô thường, chẳng phải nhân sở y, đồng phẩm vô thường, tức là nhân y?
Đáp: Trong tông, người vấn nạn không thừa nhận, năng biệt chẳng phải nhân y, đồng phẩm cả hai đều thành, được làm nhân y. Có người lập lượng rằng: “Bình trên vô thường chẳng phải nhân y, vì pháp sở lập, như âm thinh trên vô thường, đây là tợ phá, vì nhân tùy theo một, hoặc đều không thành, thì ai thừa nhận bình là vô thường là pháp sở lập, lại là trái giáo, dụ gọi là năng lập. Nếu vậy vì sao, đồng không năng biệt, gọi là thiếu sở lập?
Đáp: Dụ trên vô thường, pháp tự sở lập, từ tự đặt tên, như nhân làm ra.
Hỏi: Nếu vô thường đồng phẩm, thì định có sở tác ở đây là diệt pháp, làm sao nói định hữu sở tác, diệt chẳng phải nhân sinh cho được?
Đáp: Có hai cách giải thích:
1. Nói vô thường: Không chỉ có diệt tướng, không có thường kia, nên gọi là vô thường, tức trụ dị, v.v… đều gọi là vô thường, y theo đây có lỗi gì?
2.Vô thường tức là tướng diệt: Định hữu tánh, là định từng có tánh. quán quả biết nhân, chẳng phải ngay hữu tánh, tuy không có nhân sinh, nhân sinh mới diệt, nên không có trái.
Vì sao sở tác trong tông đồng phẩm, tức định từng có, mà vô thường trong đồng phẩm, không nói từng có?
Đáp: Nhân là thuận thành tông, bình là sở tác, ngay vô thường sinh chẳng phải diệt tướng khởi, không nói bình sinh từng có diệt.
Hỏi: Nếu đồng định hữu, là từng chẳng phải hiện, lẽ ra tùy theo một pháp thuộc nhân hiện chẳng phải có?
Đáp: Không nói chỉ có định từng có nhân tánh, mà tùy theo một pháp hiện có định nghĩa đâu có trái.
Hai cách giải thích vô thường, cách giải thích sau cao xa hơn.
Hỏi: Vì sao nhân nói về trên tông, nói khắp là tông pháp tánh, mà không nói khắp là tông phẩm tánh, hai dụ đồng dị đều nói là phẩm?
Đáp: Nhân tức tông pháp, vì thể nghĩa phân tích, lại không có nhóm riêng, nên nói là tông pháp, hai dụ đồng dị, loại pháp nhóm khác, nên được gọi là phẩm.
Lại giải thích, nhân là thành tông nói pháp tánh, thì không thành hai dụ, nên hai dụ nói phẩm.
Hỏi: Chỉ nói đồng phẩm, cần gì định hữu tánh v.v…?
Đáp: Nếu không nói định Hữu tánh, thì dụ có năng lập không thành lỗi, không hiện nhân tướng thứ hai. Nếu nói định hữu tánh, không nói đồng phẩm, cũng chẳng phải chánh nhân tướng thứ hai, tức lỗi bất định trái nhau. Nay vì nói nhân tướng thứ hai, đều nói đồng phẩm định hữu tánh, là sao?
Muốn làm câu này, trước nêu bày nghĩa của ngài Trần-na làm chín câu, mới có thể ở trong đó mà phân biệt.
Nghĩa chín câu, y theo thứ lớp tụng rằng:
“Tông pháp ở đồng phẩm
Là câu hữu phi hữu
Ở dị phẩm có ba
Hữu, phi hữu và hai”.
Đây là giải thích nhân pháp, đối với đồng dị phẩm, là đối với đồng phẩm. Hữu phi hữu đều có ba câu, ở trong dị pháp, cũng đều có ba câu, sao nhân đây nói về tông nào.
Trong luận Lý môn nói: Thường, vô thường phải phát mạnh hằng trụ bền chắc, tánh chẳng dời đổi bất biến, do chín câu sở lượng, v.v…, tức là tông này. do thứ ba chuyển ở thinh, do nhân pháp, là đủ năng thành, nên tông có chín, sở lượng khởi vô thường tác tánh nghe mạnh mẽ phát vô thường, mạnh mẽ không xúc chạm, y nơi chín câu thường tánh v.v… đây tức là nhân. Y là thứ năm chuyển từ thinh, do từ sở y chín tông như thường, v.v… là chín nhân, như thế phối hợp giải thích chín tông trước thành lập tỷ lượng, là nghĩa chín câu.
Lập lượng rằng: Âm thinh thường là tánh sở lượng, đồng dụ như hư không, v.v… dị dụ như bình, v.v…, đây là tánh sở lượng đồng dị đều có, tức trong luận này cùng bất định, lập âm thinh vô thường vì tánh sở tác, đồng phẩm như bình, v.v…, dị phẩm như hư không, v.v…, đây là chánh nhân. Lập âm thinh là siêng năng mạnh mẽ phát ra tánh vô thường, đồng phẩm như bình, v.v…, dị phẩm như hư không, v.v… đây là nhân vô thường, ở đồng phẩm biến hữu, ở dị phẩm phần là vô. Do điện chớp có, ở hư không là không, tức trong luận này, đồng phẩm biến hữu, dị phẩm một phần chuyển, lập âm thinh là thường, vì là tánh sở tác, đồng phẩm không, v.v… dị phẩm như bình, v.v… đây là nhân sở tác, ở đồng phẩm không, dị phẩm biến hữu, tức trong luận này, pháp tự tướng trái nhau, lập âm thinh là thường, vì tánh là cái nghe, đồng phẩm không, v.v… do đây biến vô, dị phẩm như bình v.v… cũng biến thành chẳng thật có, tức trong luận này, là bất cộng bất định, lập âm thinh là thường, siêng năng mạnh mẽ phát ra, đồng phẩm là hư không, v.v… về không, dị phẩm bình có, đối với điện chớp là không, cũng tức là luận này, là pháp tự tướng trái nhau, lập thinh chẳng phải siêng năng mạnh mẽ phát ra vì tánh vô thường, đồng phẩm điện chớp, v.v… có hư không, v.v… là không, dị phẩm như bình, v.v… này là nhân biến hữu, tức trong luận này, một phần đồng phẩm chuyển dị phẩm biến chuyển, lập âm thinh là vô thường, tánh siêng năng mạnh mẽ phát ra, đồng phẩm như bình là có, điện chớp, v.v… là không, đối với dị phẩm không, nhân biến chẳng phải có, đây tức là chánh nhân, lập âm thinh là thường, vì vô chất ngại đồng phẩm hư không có, trên cực vi không, vì lập cực vi có chất ngại, dị phẩm ưa thích có, bình v.v… là nhân không, tức trong luận này, vì câu phẩm phần chuyển.
Hỏi: Vì sao biết được? Vì thứ hai, thứ tám, v.v… là chánh nhân, v.v…
Đáp: Tức Lý môn này dẫn ra, nên trong bổn tụng nói: “Ở đồng có và hai
Ở dị không là nhân”.
Trái với đây là trái nhau, hoặc trong các phép tắc của ngài Thế Thân soạn luận, nên biết hai câu, tám câu mà thành chánh, thứ tư trái với thứ hai, thứ sáu trái với thứ tám, nên nói là trái nhau, còn các nhân chung đồng vị. Thứ năm câu phi hữu, nên nói là bất định, nên làm bài tụng rằng:
“Hai, tám là chánh nhân
Bốn, sáu thuộc trái nhau.
Còn lại đều bất định, chánh tợ phải nên biết. Nhưng chín câu này hợp với Thiên chủ, thiếu không có lỗi trái nhau quyết định, nên giải thích và không có ba món trái nhau. Nhưng y theo luận, thì có đủ lỗi này. Hơn nữa, lại chỉ nói theo pháp thể, không nói theo vô thể. Nói y theo vô thể thì bốn, sáu không khác, vì sao? Lấy thứ sáu đồng phẩm chẳng phải có, dị phẩm hữu chẳng phải hữu, nay câu thứ tư, hoặc lấy sừng thỏ, v.v… làm dị phẩm, cũng là đồng phi hữu dị hữu phi hữu.
Chia làm bốn câu.
1. Đồng phẩm mà chẳng phải định hữu tánh, tức trong ba câu đồng phẩm, đều nói khắp chẳng phải hữu, nếu lấy nhân vô, và ba câu sau, vì hư không điện chớp cực vi đều không có nhân, tuy là đồng phẩm mà tánh phi hữu, nếu trong ba câu, vì có trái nhau nên bất cộng bất định, nếu ba câu sau trừ câu thứ hai, thì nhân có bất định, dụ thiếu một chi, vì không có năng lập.
Hỏi: Vì sao không nói biến hữu tánh?
Đáp: Nếu nói biến hữu tánh, tức trong chín câu thì câu thứ tám chẳng phải chánh. Kia đã là chánh, thì không nói biến.
2. Định hữu phi đồng phẩm, ba và trong ba câu, đều trừ câu giữa, nếu lấy hoàn toàn hữu, thì câu thứ nhất, thứ tư, và thứ bảy. Nếu lấy phần hữu, và câu thứ ba, thứ sáu, thứ chín, là bốn và sáu câu hiển bày nhân trái nhau, còn lại là bất định.
3. Vừa đồng phẩm vừa định hữu tánh, tức trừ ba câu giữa. Nếu lấy hoàn toàn ba câu đầu, hoặc lấy phần giữa và ba câu sau, hoặc chọn lấy trong dụ không có lỗi năng lập, đều là chánh dụ. Nếu phân biệt lỗi của nhân, còn có tà, do biến dị phẩm là nhân sẽ định, trừ hai phần tám ấy, hai phần tám tức là chánh nhân.
4. Chẳng phải đồng phẩm chẳng phải định hữu tánh, tức ba trong ba câu, đều có trong mỗi câu. Nếu lấy phần: Là ba trong ba câu đều lấy thứ ba, hoặc lấy chánh nhân, trước sau trong ba câu đều là trong câu đúng, còn bao nhiêu đều không chánh. Nay bốn câu này, chẳng phải hoàn toàn nói nhân đầy đủ ba tướng, chỉ nói rõ tướng thứ hai, cho nên tuy bốn câu không có, chỉ chánh hiển tướng thứ hai, câu thứ ba đúng.
Hỏi: Sở tác tức là biệt pháp của tông, vì sao sở tác ở các chỗ chuyển?
Đáp: Trong Lý môn nói: Do kia tương tự không nói tên khác, nói thì đúng với ở đây, cho nên không có lỗi. Ý này dùng dụ, chẳng khác với tông sở tác nên nói tương tự, không nói trên âm thinh có sở tác ở trên bình, nên không có lỗi.
Hỏi: Đã đối với dụ có, thì tại sao chỉ nói là tông pháp?
Đáp: Ở đây chỉ nói định là tông pháp, không muốn nói chỉ là tông pháp, nên cũng không ngại, vì thế Lý môn nói cũng tạo tác.
Trong luận nói dị phẩm biến vô tánh, lời giải thích như trong sở đã nói.
Hỏi: Vì sao dị phẩm nói khắp vô tánh?
Đáp: Nếu không nói khắp vô tánh, thì có trái nhau bất định và dị dụ năng lập không trái, nên nói khắp vô tánh, cũng chia làm bốn câu:
1. Dị phẩm chẳng phải khắp vô, nếu nói không, thì phân biệt phần chuyển không được, nên nói khắp vô. Trừ ba trong ba câu đều trừ câu giữa. Thứ nhất và thứ ba, thứ bảy, thứ chín là lỗi bất định. Dị dụ có năng lập không sai, nếu thứ tư, thứ sáu, nhân có trái nhau, thì dị có năng lập.
2. Biến vô chẳng phải dị dụ, tức ba câu giữa đồng pháp dụ.
3. Cũng là dị phẩm chẳng phải khắp vô, tức hai và tám.
4. Chẳng phải dị phẩm, chẳng phải khắp vô, tức trừ ba câu giữa, trước sau ba câu là đồng pháp dụ, là nay lấy pháp ban đầu thứ ba, nên nói dị phẩm khắp vô tánh.
Hỏi: Bốn câu này có phân biệt được chánh nhân hay chăng?
Đáp: Chẳng những phân biệt được tướng thứ ba, mà còn là dị phẩm khắp vô, nhưng không phân biệt được bất cộng bất định.
Hỏi: Đồng phẩm chỉ đồng với nhân, không đồng với tông, có được gọi là đồng dụ chăng?
Đáp: Không được, chỉ gọi là đồng phẩm, do phẩm loại nên không đồng với tông, thì nói dụ với ai. Nếu đồng với tông, không đồng với nhân, thì cũng chỉ gọi là đồng phẩm. Nếu chỉ có nhân đồng, không có sở lập, thì cũng là dị phẩm, chẳng phải đồng dụ. Nhưng đồng với tông, tuy cũng gọi là dụ nhưng chẳng phải chân, vì không có năng lập.
Hỏi: Dị pháp dụ đồng với tông, không đồng với nhân, có được gọi là dị chăng?
Đáp: Không được, nếu nói được, thì đồng dụ không có năng lập, cũng được gọi là dị phẩm, ở đây đã không như vậy thì kia nói sao được.
Hỏi: Dị không có tông mà có nhân, có được gọi là dị phẩm chăng?
Đáp: Không, do đây lại chia làm bốn câu phân biệt:
1. Có dị phẩm mà có tông không nhân, trừ sở lập không có lỗi sai khiến.
2. Có dị phẩm này là có nhân không tông, tức trong chín câu đều trừ câu giữa, tức năng lập không có lỗi sai khiến.
3. Dị phẩm có tông nhân, tức đều không có lỗi sai khiến.
4. Dị phẩm không có tông nhân, tức ba trong ba câu mỗi câu đều ở câu giữa, là chánh dụ.
Hơn nữa, do nhân nói về tông đồng dụ, chia làm bốn câu phân biệt:
1. Có biến là tông pháp tánh, mà chẳng phải đồng phẩm định hữu tánh, tức ba câu giữa trong chín câu, trong ba câu sau và hai câu trước sau, bao gồm toàn phần thuyết. Nếu lấy hoàn toàn thì ba câu giữa đúng.
2. Có đồng phẩm định hữu tánh, mà chẳng phải khắp là tông pháp tánh, tức trong chín câu Phật pháp đã nói câu thứ chín. Do nói thinh, v.v… có chất ngại.
3. Vừa là đồng phẩm định hữu, vừa khắp là tông pháp, tức ba câu trước và sau.
4. Có khi chẳng phải đồng phẩm định hữu, chẳng phải khắp là tông pháp. Nói theo thinh hiển thì, câu thứ tư đúng, ở trong tánh lỗi suy nghĩ nên biết. Do nhân nói về tông và dị pháp dụ, cũng có bốn câu.
Có khắp là tông pháp tánh, mà chẳng phải là dị phẩm khắp vô tánh, tức ba trong ba câu đều trừ câu giữa, có dị phẩm khắp vô tánh này, mà chẳng phải khắp là tông pháp tánh. Y cứ vào chín câu thiếu, thông y cứ vào pháp làm cũng có được. Như Tiểu thừa lập âm thinh vô thường là chỗ thấy tánh, dị phẩm hư không là không, mà đối với tông chẳng có, vừa khắp là tông pháp tánh, vừa là dị phẩm khắp vô tánh, tức hai phần tám. Có khi chẳng phải khắp là tông pháp tánh, chẳng phải dị phẩm khắp vô, tức Thinh Hiển luận câu thứ tư đúng. Nếu trong Phật pháp lập câu thứ chín đúng, thì Thinh Hiển nhân trái nhau, trong Phật pháp không thuộc về bất định.
Hơn nữa, lại do nhân nói về đồng dị phẩm, mà chia làm bốn câu, có là đồng phẩm định hữu, chẳng phải dị khắp vô, trong ba câu trước sau đều trừ câu giữa, có là dị vô chẳng phải đồng định hữu, tức trong ba câu giữa là nhân bất định, ba câu có đồng định hữu cũng là dị khắp vô, tức trong ba câu trước sau đều trừ trước sau, đây là chánh nhân, bốn câu đều phi hữu, tức ba câu giữa lấy câu trước và sau, tức nhân tương vi. Nếu lấy phần thuyết, v.v… y theo đây nên biết, nhưng tác pháp riêng, không nên nương chín câu này mà thực hành.
Hỏi: Trong luận này nhân hai tướng sau, ở trong luận Lý môn thuộc câu nào?
Có người đáp: Hai tướng này, chỉ là thuộc về câu thứ hai, thứ tám và hai. Nay cho rằng: Ở đây đối với lý chưa hẳn đúng. Nếu hỏi chung về nhân, thì hai nhân này chỉ có hai, tám kia. Nếu nói về tướng thì đồng có khác không, tức hai tướng sau làm sao chỉ có hai, tám. Nếu tướng thứ hai trước và sau đều có ba, hoặc trong mỗi cái ba của tướng thứ ba, đều là đồng có khác không.
Hỏi: Trong chín câu ấy, không có ba tướng trái nầy phải không?
Đáp: Ai nói không thuộc ba món trái nhau, y theo văn như vậy lập âm thinh là thường, sở tác hai pháp cần, dõng làm nhân, chỉ có pháp tự tướng, đâu gọi là còn. Nếu không nói rõ bốn pháp, kế ở sau trong nhiếp tụng làm sao nói?
Chứng pháp hữu pháp tự tánh hoặc sai biệt, ở đây thành nhân trái nhau, trong văn xuôi không có giải thích rộng, nhiếp chung ở trên, nên biết chín câu cũng đủ nhiếp bốn. Nếu nói chín câu thì có trái nhiếp bốn. Vậy làm sao nói như pháp thành pháp, không nói thành hữu pháp. Lại chín nhân ấy, nói về trái với thường và chẳng phải siêng năng mạnh mẽ, mà đây chỉ trái với pháp, làm sao nhiếp bốn?
Đáp: Tuy nói trái hữu pháp, mà thật chỉ thành pháp. Như vặn hỏi hữu tánh mà chẳng phải hữu tánh, vặn hỏi ý ấy thừa nhận lìa thật có v.v…, mà chẳng phải hữu tánh, nên chỉ thành pháp, ý này liền hiển rõ. Trong Lý môn nói về thành lượng, thành lập cần phải nói thêm. Như lập đại hữu có lìa thật và các hữu, lại không có đồng dụ, có các nhân nhất thật với đồng dị hữu, tức chỉ dị chuyển trái với ý sau trình bày, gọi chung là trái nhau, không thuộc về phần tự tướng và sai biệt.
Trong bài tụng nói: “Chứng pháp hữu pháp” và trong luận này lập bốn món trái nhau, về sau không nói thêm bổn ý để tranh luận.
Nói trình bày ý thừa nhận nên có bốn thứ.
Hỏi: Nếu trái với ý thừa nhận lìa thật có, tức trái với lời trình bày chẳng phải không có, đây chính là đều trái, vì sao chỉ nói trái với tự tướng hữu pháp?
Đáp: Không đúng, vì sao? Như pháp sai biệt, trình bày về tha dụng chân giả, cả hai đều có tự thể, trái chân thành giả mà vẫn không trái tha, chỉ gọi là sai biệt. Nay ở đây chẳng phải không không, tức là lìa hai.
Ý ấy thừa nhận, tức ở đây nói trình bày có chẳng phải không, không có riêng ý kia thừa nhận đại hữu, nên trái với tranh luận, chính là trái với ngôn hiển, nên chỉ gọi là trái với hữu pháp tự tướng.
Do đâu lại không gọi riêng trái với tự tướng, làm có duyên tánh cũng nên đồng như vậy?
Đáp: Nói về sai biệt, phải có hai pháp đồng mới gọi là sai biệt. Như lập tha dụng ý trong thừa nhận tha, có chân giả ấy gọi là pháp sai biệt. Nay đây có chăng giữa không tức là lìa hai, nên trái với tranh luận, tức gọi là trái với tự tướng, do có tánh hữu duyên, có tánh phi hữu duyên, đều có tự thể riêng. Tuy trái với có tánh hữu duyên, mà có tánh hữu duyên vẫn còn, không có tánh ấy thì lìa hai cái có, trái với có lại không có riêng, nên gọi là trái hữu pháp tự tướng, do đây nghiên cứu sâu xa khế hợp với u huyền, sau bậc hiền triết nếu có nêu bày ra thì làm khuôn phép.
Hỏi: Vì sao chín câu không có trái nhau quyết định?
Đáp: Trong tụng Lý môn là nói riêng, không đúng thừa nhận có tánh Thinh luận. Là lập nhân sở tác, nên trong câu không có, trong ấy vặn hỏi chỗ nghe nhân tánh. Nếu đối với thừa nhận có thinh tánh là thường, ở đây lẽ ra thành nhân. Vặn hỏi này là bất cộng bất định, y theo đây nên biết, không y cứ về đối hai. Luận Văn xuôi kia và trong luận này y cứ hai tông đối chiếu, có trái nhau quyết định. Nhưng giải thích đúng văn y theo giải thích dị phẩm, cùng ở đồng phẩm nên nói là đồng phẩm: Nghĩa là pháp sở lập y cứ vào các nghĩa phẩm, gọi là đồng phẩm. Nếu có sở y thấy kia là vô thường, giải thích trong dị phẩm, xưng nên nói dị phẩm. Nghĩa là ở chỗ này không có thuyết sở lập gọi là dị phẩm. Đây tức là luận chủ, muốn nói về lý nhiều để hiển bày lẫn nhau.
Có lời hỏi rằng: Nếu là chánh nhân thì phải đủ ba tướng. Nếu nói đủ. Như luận Chưởng Trân lập chân tánh có là hư không. Do duyên sinh cho nên như huyễn. Ở đây không có dị phẩm nên chẳng phải chánh nhân, tức tự giải thích rằng: Đủ ba tướng, ở đây giải thích hoàn toàn sai, ai nói do đây không có ba tướng, đã không có dị phẩm hữu pháp, tức nhân không xen hạnh, há chẳng phải tướng dị phẩm khắp vô. Nếu thiếu tướng này là chân nhân, các nhân bất định đều thiếu tướng này, cũng được gọi là Chánh.
Lại nếu đủ ba, đều là chánh nhân, thì quyết định trái nhau lẽ ra thuộc về chánh nhân. Lại nữa, lượng này chẳng phải chánh nhân. Trong luận Thành Duy Thức nói là tự lượng, đưa ra lượng này không như trong Duy thức đã sao chép.
Giải thích dụ rằng:
Hỏi: Nêu bày lời dụ, và dụ thể ở đây, là dụ chung phải không?
Đáp: Theo tông nghĩa nói, đã là Tông thì dụ nói và dụ cùng, dụ nào có lỗi.
Hỏi: Nếu vậy vì sao là nói sinh nhân thể. Nếu nói nêu bày nhân là nói sinh nhân thể, nêu dụ nói sai, ngay dụ lẽ ra chẳng phải nhân tướng thứ hai. Đã là tướng thứ hai thì cũng nên nói nhân?
Đáp: Có hai cách giải thích:
1. Nêu Tông Nhân Dụ để nói, đều gọi là sinh nhân, đều có thể khiến địch, là liễu tống trí khởi, nên luận này nói: Do tông nhân dụ nói 568 nhiều, mở bày cho người chưa hiểu nghĩa. Nếu vậy thì lẽ ra không có Tông Dụ khác nhau.
Đáp: Nói về nghĩa có khác, nói về sinh tha trí gọi là sinh nhân, nên cả ba đều là do tha thành, gọi là Tông chi, chánh trợ thành tông, nói tên nhân dụ, dị dụ trợ nhân hiển bày tông nghĩa, nên cả ba nói đâu khác.
2. Trừ nêu tông, vì chẳng phải nhân tướng, vì quả của nhân dụ, chỉ có bày nhân dụ nói là sinh nhân, chánh sinh tha trí, nói đây là chánh.
Hỏi: Nhân cùng hiển tông lẽ ra gọi là Dụ?
Đáp: Nhân tuy chánh mà làm thành tông, chưa nêu cộng hứa đã hiển bày liễu nghĩa, hiểu tông chưa rõ, nếu có nhân này quyết định có sở lập, mới thành so sánh, nên chẳng phải dụ.
Hỏi: Nêu nhân tông chưa hiển rõ, nên nhân không được gọi là dụ. Trình bày nhân trí chưa sinh, chẳng phải nói thuộc về sinh nhân, nói nhân là đối với quả không có quả làm sao có nhân, nên địch trí chưa sinh, chẳng phải nói thuộc về sinh. Nói là hiển nhân đồng phẩm quyết định hữu tánh?
Có người nói: Hiển nhân đồng phẩm quyết định hữu tánh là hiển bày nhân thứ hai đồng phẩm định hữu tánh hiển nhân ở trong tông đồng phẩm, quyết định có nhân tánh sở tác này, bổn ý nêu dụ là hiển bày nhân. Nay cho rằng không như vậy thì hiển nhân đồng phẩm, tức trừ nhân còn sở tác. Quyết định hữu tánh, tức sở lập tánh vô thường, như giải tông đồng phẩm, nêu ngoài vô thường, là vì đồng phẩm. Nếu không như vậy, vì sao trước giải tông đồng phẩm. Nói như lập vô thường: Bình, v.v… vô thường, đây gọi là đồng phẩm, nên giải thích trong sự rằng: Nếu là sở tác, như bình, v.v… trong ấy chấp sở tác, hoặc nên cho rằng: Nếu không có chấp thường sở tác ấy thì làm sao nói: Nếu là sở tác, thì chấp vô thường kia, lại giải thích trong nhân tức nêu tông đồng phẩm, do bình, v.v… là vô thường nên gọi là đồng phẩm.
Nói định hữu tánh, tức tánh có sở tác, nên biết giải thích dụ nói đồng phẩm: Là do bình sở tác, làm nhân đồng phẩm, quyết định hữu tánh, tức có sở lập vô thường. Nếu giải thích trong sự nói đồng phẩm, là tông đồng phẩm, đây là thay đổi vài chỗ văn luận, tức văn dụ nói hiển bày nhân đồng pháp, lại ở sau giải thích trong bất định, nhân này do ưa thích dùng làm hư không, là vì đồng phẩm. Lại nói: Do điện chớp, bình, v.v… là đồng phẩm. Nếu không có nhân đồng phẩm, thì làm sao nói do lạc, do hư không, v.v…?
Lại nói: Nếu là sở tác, thấy là vô thường, hơn nữa trong Lý môn luận, giải đồng dụ, v.v… là đồng pháp ư? Song tuy phẩm pháp tông có sai khác, đều là nhân giống nhau, là thứ nhất nói về nhân, tông đã tùy theo, thứ hai nói về tông không có nhân nên không có, theo đây thì trái với nhiều tông giáo. Lại nhân thuận thành tông, tức nói trong tông đồng phẩm, có tánh làm ra, dụ đã thuận nhân, cũng nên nói trong nhân đồng phẩm, có tánh vô thường. Lại nếu đồng dụ, chỉ đồng nhân pháp, tức gọi là đồng dụ, dụ thiếu sở lập, nên không thuộc về lỗi. Dị không lìa tông, nên cũng không có lỗi, theo đây thì trái với lý, nên cách giải thích xưa đúng.
Lại dẫn ra trong Lý môn rằng: Do nói như vậy, có thể hiển bày nhân đồng phẩm định hữu tánh, dị phẩm khắp vô tánh, nên biết, nói hiển bày nhân đồng phẩm quyết định hữu tánh, là hiển bày nhân tướng thứ hai. Trong tông đồng phẩm, là định hữu tánh, ở đây cũng không đúng, ý của văn ấy có khác nhau, đây là lời đáp của ý.
Trong văn có người vặn hỏi: Lại do duyên gì, mà thứ nhất nói nhân tông tùy theo, thứ hai nói không có nhân nào mà không có, chẳng nói nhân không có tông là không có hay sao?
Thuyết thứ nhất: Là dụ có hai loại, thứ nhất là đồng dụ, vì sao đồng dụ, thì trước có nói về nhân, hiển bày sở lập tùy theo, tức trong luận này, cho rằng nếu sở tác, thì thấy vô thường. Thứ hai so sánh ở đây nên biết, đây lặp lại tông của luận chẳng nói nhân không tông là không có, đưa ra vặn hỏi để hiển bày rõ. Vặn hỏi đồng dụ là sao? Là không nói có vô thường nên sở tác?
Đáp: Do thuyết như vậy, sẽ hiển bày nhân đồng phẩm định hữu, dị phẩm khắp vô, chẳng phải thuyết điên đảo, ý này đồng phẩm có sở tác, muốn đem sở tác thành vô thường, ở trên vô thường, thấy có sở tác, trên thinh có sở tác, nói rõ chẳng phải thường, ở trên các thường thấy có sở tác, trên thinh có sở tác, nói rõ chẳng phải thường, ở trên các thường, không thấy sở tác, nên ở đồng dụ, nêu có sở tác, vì vô thường tùy theo. Nếu nói do vô thường, nên sở tác, lại do vô thường, nên thành sở tác, chẳng phải vốn đã tranh luận, cho nên đồng dụ, v.v… thực hành thuyết như vậy, chỉ biết riêng dẫn văn hạn cuộc, không hiểu xa tìm ý sâu, loại ấy còn chấp chỉ cầu bỏ, đối với tự mình không lầm hay sao?
Lại có cách giải thích rằng: Nói thuyết nhân tông đã tùy theo: Là lập dụ giảng nói thứ lớp, chẳng phải chánh nói về thể, nên đồng ở trước, hiển bày tướng thứ hai, ở đây cũng không đúng. Trong luận Lý môn nói: Như vậy đã nói xong, về nhân và tự nhân, dụ nay sẽ nói, nói tùy theo tông sở nhân, tông không có nhân cũng không có, hai pháp này gọi là thí dụ, còn đều là tương tự. Đây chánh nêu ra thể, làm sao nương theo lập thuyết. Nếu nói theo đó, thì nên nói hai thuyết thí dụ này, lại nói phải trái của dụ thể, đâu nói rõ ngôn thuyết kia. Lại chánh nói về dụ, dụ đủ hai pháp lập, mới gọi là chánh dụ. Nếu nói nhân thứ hai, đâu chỉ có pháp lập, tức là chánh dụ. Lại nói, đã nói hiển nhân đồng phẩm, đồng phẩm là tông tương đối. Nếu sở tác giống nhau, nên gọi là đồng pháp định hữu tánh, nên ở sau nói, do đây dùng lại dùng bình, là vì đồng pháp, ở đây cũng không đúng, nếu nói đồng pháp, chỉ có nhân xen lẫn nhau, vì sao trong Lý môn, và trong luận này đều nói có hai loại:
- Đồng pháp.
- Dị pháp.
Há có thể hai dụ nói về nhân hay sao?
Dụ: Ở phương Tây nói là Ô-bá-ma, Hán dịch là dụ, nay trong Nhân minh ở sau chi đồng dị, y theo phương Tây nói là Đạt-lợi-trí-bítrí-án-đa, Hán dịch là Kiến Biên, vì thuận theo xứ nay nên nghĩa nói là dụ.
Hỏi: Hai dụ đồng dị, là ngay nhân hay có khác nhau?
Đáp: Thiết lập nào có lỗi, mà cả hai đều có lỗi. Nếu ngay đó là nhân, thì nhân chỉ là sở tác. Trong dụ vì sao đều nói là vô thường. Nếu khác với nhân, thì trong luận Lý môn không nên vặn hỏi xưa ở ngoài phần nhân, mà lập riêng hai dụ, họ không nên vặn hỏi. Nếu vậy thì dụ nói, lẽ ra chẳng phải phần dị, vì hiển bày rõ nghĩa nhân. Hơn nữa, luận chủ, không nên đáp rằng: Sự tuy thật như vậy, mà như trước đã dẫn rộng, thì lời đáp nên nói là hai dụ thể, tức là hai tướng của sau nhân, như đạo lý trước. Hỏi sau vặn hỏi khéo giải thích, trước vặn hỏi làm sao hiểu?
Đáp: Nhân nói sở tác, thể bao gồm vô thường, chẳng lìa sở tác, mà chỉ đối với các pháp. Nhưng sở tác nói, nghĩa vô thường ẩn, nên nêu dụ thể và ở dụ y, đều hiển rõ trong nhân làm nghĩa vô thường, vì trên bình có sở tác nên vô thường tùy theo, nên do đây nói sở tác, rõ vô thường tùy theo, cho nên thành tông. Thinh đã là sở tác, nói vô thường cũng tùy theo. Lại giải nhân sơ tướng, hai dụ tức hai tướng sau, nên trong Lý môn nói: Tuy tất cả phần đều có thể làm nhân hiển rõ sở lập. Nhưng chỉ có một phần lại nói là nhân, nhưng do sơ tướng hiển nhân còn ẩn, nên y cứ hai phẩm có không khác nhau, và hai phẩm y, nhiều lần nêu bày nghĩa, nên hai phẩm này tức là đồng có khác không, hai tướng mới được thành nhân. Trong hai dụ, hiển bày nhân có chỗ thì có quả, tùy theo không quả không thành năng lập, nếu quả không có chỗ, thì nhân không có, có nhân mà không có quả, thì không thành chia lìa, tức nhân tướng trước, đều hiển rõ có không tức hai dụ. Trong Lý môn nói ngay nhân y cứ hai tướng để nói, mặc tình hai cách giải thích.
Hỏi: Hai phẩm trong nhân có và không, cùng hai dụ này, thể tánh vì sao có lỗi?
Đáp: Tức hai dụ này trước gồm cả nhân, thể hiển rõ đủ ba tướng, và phần nhân dụ. Lại nói sơ tướng, lấy đó làm nhân, sau có vô tướng tức đồng dị dụ. Trong Lý môn nói: Nhưng chỉ có một phần lại làm nhân, lại có giải thích khác, rườm rà không thể nêu bày, phải biết nói dụ cùng nhân thể khác nhau, y theo luận biết sai, không thể y theo đó mà tin.
Hỏi: Nhân và hai dụ sở y đều có khác nhau, vì sao nhân dụ gọi là một?
Đáp: Sở tuy khác, mà sở tác vô thường nghĩa ấy tương tự, nên hợp thành một.
Nhân nói bao gồm, mà không đồng sai khác, chỉ bình hư không dụ y. Y cứ y nói khác nhau, nên trong Lý môn nói, làm sao pháp biệt đối với biệt cũng chuyển, ý vặn hỏi đây, vì sao sở tác trên âm thinh, chỉ chuyển trên bình.
Luận chủ đáp: Do tương tự kia không gọi là dị, nói tức là ở đây nên không có lỗi.
Hỏi: Đồng dụ tức nhân tướng, nhân đồng với bình là vô thường, dị dụ cùng với nhân tướng, nhân đồng với hư không thường chẳng phải tạo tác?
Đáp: Đồng dụ thuận thành nhân, sở tác nên nhân, đồng bình là dị vô thường, dụ trở lại hiển rõ nhân, nhân không đồng hư không thường chẳng phải tác.
Hỏi: Nhân nói sở tác cũng vô thường, nhân dụ tương tự nên nói một. Dị không là thường, chẳng phải sở tác, không đồng với nhân, thể tánh khác nhau?
Đáp: Thứ ba là nhân tướng dị biến vô, chấp ngăn ở tông nhân, không có dị du, thường không chẳng phải sở tác, chấp ngăn tiêu biểu nên tức là nhân.
Hỏi: Đồng dụ tác vô thường, dị dụ thường chẳng phải tác, đều không chấp sở y kia, hai dụ ấy thuộc về pháp nào?
Đáp: Tùy theo hai pháp năng y cũng đều thuộc về hai, nếu vậy thì lẽ ra thủ thể bình kia làm đồng dụ hay sao?
Đáp: Y môn vô thường, bình không có tự thể khác, nên cũng đồng dụ, bình y môn khác nên chẳng phải đồng dụ, nghĩa biệt không thể y 52 theo một, dị dụ sở y cũng đồng cách giải thích này, có người nói ngài Trần-na, không dùng tương tự và dị làm dị dụ, tại sao nêu hư không thường chẳng phải tác.
Giải thích rằng: Thông thể có không, nêu không chẳng phải tác, không là nói theo thể, giải thích hỏi đáp này không tương ưng. Văn luận tự giải thích, cần gì rườm rà dị chấp.
Đây là nói theo đồng phẩm. Có người nói rằng: Đồng pháp dụ nói, hiển nhân tùy theo chỗ đồng phẩm có, gọi là tùy đồng phẩm, do ở đây nói năng hiển nhân tướng tướng thứ hai, dị phẩm y theo đây, ở đây giải thích cũng sai, y theo phá giải dụ để hiển bày nhân đồng phẩm quyết định hữu tánh, so sánh ở đây sẽ biết.
Nói chỉ có ba phần, ở đây nêu tên năng lập.
Hỏi: Vì muốn đủ ba mới thành năng lập là thiếu cũng phải?
Đáp: Thiết lập nào có lỗi, mà cả hai đều có lỗi, nếu thiếu làm sao nói “duy”, rộng trái với Bách luận không khác thành lỗi. Nếu muốn đủ: Là như trong Đại thừa lập âm thinh là tông vô thường, đã không có hư không, dụ năng y thiếu, há là tự năng lập, như trong thật nghĩa là dị dụ đã ngăn, dầu không có hư không, nhưng chẳng phải sở tác và chẳng phải vô thường ngăn nghĩa đắc lập, nên cũng đủ chi. Nếu không có dị dụ nói là lỗi, y cứ vào nhân nói nên không có trái nhau, cách giải thích này rất hay.
Hỏi: Có lý nào biết được, không có nghĩa ngăn dị dụ kia cũng thành được thành năng lập hay không?
Đáp: Trong Lý môn luận nói, làm sao được nói kia đây không. Đây là ý hỏi như lập vô thường, đã một vô thường hư không có thể làm dị dụ, làm sao có thể nói nhân không có lỗi thường?
Đáp rằng: Nếu thường không có thì vô thường không chuyển, hoàn toàn không nghi, nên không có lỗi. Ý đáp thường hư không kia không có, thì do đây ở nơi kia hoàn toàn không chuyển, nên không có nghi ngờ.
Trước là ngăn thuyên, sau chỉ là ngăn lẫn lộ, do hợp và ly so sánh nghĩa, do đây tuy đối bất lập, thật có đại hư không, v.v… mà hiển bày không có tông xứ, không có nhân nghĩa thành, có y luận này và rộng trăm bài văn, phán xét nhiếp luận vô tánh, chứng thứ bảy có vô minh bất cộng, chỗ lập lượng trái, do không đồng dụ chỉ có dị dụ hiển bày, vì tánh thiếu kém, lại dị pháp dụ có lỗi trái lìa, ở đây cũng không đúng, không rõ văn ấy rườm rà tìm cầu, thì lý nào biết được pháp ấy không đồng dụ?
Đáp: Nếu không đồng dụ kia có, thì vì sao chỉ nói không cùng vô minh, trong năm thức không cho có tông, vì không có thể đối trị, mà không nêu đồng loại, lại nêu dị dụ rằng: Nếu chỗ có thể trị quyết định có sở tác, ở đây cũng không đúng. Trong luận sơ lược không nêu đồng dụ này. Ai cho rằng không có đồng dụ dị dụ để hiển bày, vì sao? Vì đây là lập để ngăn, người Tiểu thừa chấp trong năm thức có vô minh bất cộng, họ tự thừa nhận thức thứ sáu có năng trị, tức có sở trị. Nay y cứ có khó kiến đạo, không đúng với hữu lậu, vô lậu trong năm thức, tám thức của Đại thừa chung, nên có bất cộng. Nay cái khó của Đại thừa, khi ý thức khởi tâm thiện không có vô minh bất cộng, có thì lẽ ra thành nhiễm nên không thể có vô minh, lập ngăn chuyển chấp kia rằng: Vì ở năm thức, lập lượng thành nhãn, v.v… thức không đồng dụ, như sắc, v.v… sau mới hiển bày trở lại, là ở thức thứ bảy, không được nói lượng, do vì có lỗi. Nếu nói thức thứ bảy thì có bất cộng vô minh, tha sở biệt không thành. Nếu nói bất cộng vô minh thì ở thứ bảy, tha năng biệt không thành, vì đây là cộng lượng. Lại lập ngăn rằng: Chẳng phải trong ý thức không nhiễm có, vì kia đây nên thành tánh nhiễm. Y cứ lúc khởi thiện hoặc các thức là khó, vì lập ngăn chấp ấy ở thức thứ sáu. Y cứ vào lúc khởi tâm lành chẳng phải nhiễm thức khó. Nghĩa là nếu đều do thức, thì đây nên thành tánh nhiễm. Ý đây nói: Do vô minh ấy, cùng lúc khởi thiện ý thức chung, phải nên thành nhiễm. Ý nói: Nên thành bất thiện, cùng chung bất cộng. Vì kia đã không thừa nhận, cho nên không chung, năm thức trước ngăn che nên khiến họ tin có thức thứ bảy này, có thể nương thức thứ bảy. Do tự Đại thừa thừa nhận tự thấy đạo bình đẳng trí sinh, là năng đối trị, nên khiến được có. Nếu theo nghĩa này thì thức thứ bảy cũng có thể là đạo đối trị, chỉ nói thức thứ sáu có lìa nhiễm là y cứ Ba thừa nói chung, không như vậy trước là so lường có lỗi bất định, là như sắc, v.v… không có đạo năng trị, nhãn thức v.v… không cùng vô minh, là như ông thừa nhận, thức thứ bảy không có đạo năng trị, được cùng chung hay sao?
Nhưng dị pháp dụ cũng không có thứ lớp, tánh tướng A-tỳ-đạt-ma, là văn chẳng phải thứ lớp để tìm cầu, như trong luận Duy Thức, ở đây nêu bày chẳng phải một.
Tỷ lượng trái nhau cũng có tự cộng tha, có vặn hỏi trong các sớ rằng: Giải trái với tự so sánh không nên chánh lý, không nên nói như Đại thừa lập hiện tại các pháp lìa nhân giúp đỡ, có lực dụng riêng, nhận lấy các lưu quả. Như vậy gọi là tông bất chánh, theo tự ở trong tha cộng tỷ lượng đều thêm lìa nhân giúp đỡ chỉ có năm chữ, trở thành bất chánh, trái với nghĩa Đại thừa nhân duyên giúp đỡ, cho nên thuộc về tỷ lượng trái nhau. Nay cho rằng vặn hỏi ở đây là trái, pháp ấy tuy thành năng phá, tự so sánh lại có lỗi, như thật có, phi thật có, và nhân thuộc về thế gian, đều ở dị phẩm chuyển, vì sao gọi là chánh nhân, nói tông trái với chánh nhân?
Sao gọi là tỷ lượng trái nhau?
Đáp: Có một thuyết giải thích rằng: Vì lập tông trái với nhân chánh lượng, vì tự cộng nhân chánh, lập lượng tức trái với tỷ lượng, nói là tỷ lượng trái nhau.
Hỏi: Nếu tông trái với nhân lập thành lỗi tông, vì sao trong Lý môn không thừa nhận lập?
Đáp: Trong Lý môn nói: Các nơi nói, nói tông nhân trái nhau gọi là tông vi, ở đây chẳng phải lỗi của tông. Ý đây không phải tông vi đối với lỗi của nhân, là lỗi của nhân dụ. Y cứ theo lập lượng để phá, không ngăn tất cả ngôn thuyết, không trái với lỗi của nhân.
Nêu lượng rằng: Như lập âm thinh là thường chẳng phải tất cả. Nói theo lượng này thì xưa gọi là lỗi của Tông. Ngài Trần-na nói: Lượng đây là lỗi của nhân dụ, chẳng phải tông nhân trái nhau.
Hơn nữa, ngài Trần-na, không ngăn lỗi của tông trái với nhân, vì lập tỷ lượng trái nhau, chỉ ngăn xưa lập tông trái nhau, giải thích nghĩa như trước.
Hỏi: Ở đây lập âm thinh thường không gọi là lỗi của Tông. Lập bình là thường, nên chẳng phải lỗi của tông, vì đều là vô thường.
Lời đáp không nói lập âm thinh là thường, chẳng phải tỷ lượng trái nhau. Nhưng đối với nhân khác. Lý môn nói về chẳng phải tất cả nhân, lỗi của nhân chẳng phải Tông. Do họ không thừa nhận âm thinh là sở tác, nhập lý y cứ vào nhân sở tác, tông chẳng có lỗi của nhân, đối với họ thừa nhận âm thinh là sở tác. Lại giải thích đối với tất cả tông bình thường là lỗi của tông, âm thinh là thường chẳng phải lỗi, có không thừa nhận thinh là sở tác. Nếu vậy cũng có không thừa nhận bình là sở tác, tức từ duyên hiển rõ Tông, cho nên trước giải thích chỗ cao siêu.
Giải thích đều bất cực thành rằng: Ngã là hữu pháp hòa hợp nhân duyên thành pháp, cho nên trong Phật pháp nhân duyên tuy có, là nêu hòa hợp, vì nhân duyên này, nên cũng không thành, nay hỏi đây để giải thích, thế nào là hòa hợp, nếu y theo nhân duyên này, hoặc do hòa hợp với tha làm nhân duyên, nhân duyên là pháp hòa hợp thành hữu pháp, nói ngã làm sao thành, nếu do hòa hợp nhân duyên đều là pháp, thì đây tức là một phần năng biệt bất thành, cũng chẳng phải toàn phần, nhân duyên Phật pháp cộng hứa là có, cho nên nói ngã là hữu pháp, có thể cùng hòa hợp làm nhân duyên là pháp. Nếu nói nhân duyên, thì chẳng phải tự không thừa nhận. Do nói thần ngã có thể hòa hợp làm nhân duyên, tức Phật pháp không thừa nhận, như nói Bồ-tát Thích-ca thật không có âm thinh, khéo léo, quả thật không có âm thinh, khéo léo, chẳng phải Đại thừa không thừa nhận, y cứ theo người lập có, tức là bất thành, Đại thừa không thừa nhận Bồ-tát Thích-ca có âm thinh bất thiện. Nhân duyên này cũng vậy, lại hòa hợp cũng không, nên mười câu luận nói: Ngã làm sao hiểu biết vui, v.v…, hòa hợp nhân duyên trí khởi lên thành tướng, ý này do cùng hòa hợp làm nhân duyên, hòa hợp mới làm cho hiểu biết vui, v.v… hòa hợp với ngã, nên hoàn toàn gọi chung là bất cực thành.
Có cách giải thích khác là sai khiến các pháp tự tướng môn, nói năm cái ban đầu là trái với sai khiến của họ, như trong Lý môn nói: Nay cho rằng không đúng, họ nói chẳng phải nghĩa trái nhau ấy sai khiến, tức chẳng phải là người tha trái nhau sai khiến, nên trong luận Lý môn nói: Vì cực thành đây là nghĩa hiện lượng, tỷ lượng sai khiến. Luận này nói là sai khiến các pháp tự tướng nên, tức nói là năng khiển, há dụng và hình giống nhau, đều đồng một phán xét. Nay giải thích hai luận đều y cứ một nghĩa, trong Lý môn y cứ hiện lượng các năng lực cao siêu, nên năng khiển kia lìa năm lỗi mới thành lập tông, ở đây y cứ vào sở lập, muốn gượng trái với các hiện lượng kia, vì không đúng mới có thể trái với khiển kia, lập năm lỗi này gọi là tự lập tông.
Hỏi: Trong tông đã có chín lỗi, nhân đều có lập chăng?
Đáp: Năm lỗi đầu trái và năng biệt không thành, tức cả hai tùy theo một, hai thuộc bất thành, như nói âm thinh thường mắt đã thấy, tức trái với hiện lượng tự giáo và thế gian, v.v…
Có người nói: Tuy trái với ở đây mà chẳng phải lỗi của nhân, ở đây cũng không đúng. Nếu chẳng phải lỗi của nhân, vì sao không thành sở biệt bất thành, tức thứ tư bất thành, phù hợp cực thành trong nhân không lập, tông phải phân lập lẫn nhau đưa ra quả sinh, nếu cả hai đều trở thành luống uổng là lỗi, nên trong tông trái lỗi, nhân ắt cộng hứa, chứng bất cực thành, thừa nhận tức năng thành, không thừa nhận là lỗi, nên không phù hợp.
Hỏi: Nhân có mười bốn lỗi, tông làm sao lập?
Đáp: Vì nhân rộng tông hẹp, lỗi không nhiếp nhau, nói về nghĩa đều có khác nhau, lại lập giải có chín lỗi, cũng nhiếp nhân mười bốn lỗi, năm trái nhau, ấy và sở biệt bất cực thành, nhiếp bốn lỗi bất thành. Lại tỷ lượng trái nhau, nhiếp năm lỗi bất thành, trừ bất cộng bất định, trái nhau quyết định, nghĩa hiển nên biết, như nhân sở lượng, thành lập tông thường, tông vô thường có, tông thường cũng có, cả hai đều trái nhau, cũng thuộc bốn món trái nhau, như lập âm thinh là thường, sở tác thành nhân, tuy là trái tông, cũng trái với sở tác và vô thường, nên nhiếp chín lỗi này, trước giải thích là chánh.
Hỏi: Hai dụ đồng dị hợp có mười lỗi, vì sao không lập?
Đáp: Đồng dụ trước ba pháp, nhân lỗi của tướng thứ hai, năng lập không thành sở lập và chung, tức trong bốn câu, trừ câu thứ ba vừa đồng phẩm vừa định hữu tánh, là lỗi riêng của câu, sở lập không thành, hoặc tức bốn món trái nhau, năng lập không thành, tức bốn món bất thành, câu bất thành tức hợp hai lỗi, không hợp đảo đảo hợp nghĩa lập, không thể nhân lỗi y thể, nên không nương hai pháp đó. Ba món trước trong dị, tức là lỗi của tướng thứ ba trong nhân, sở lập không khiển, tức khắp vô tánh chẳng phải dị phẩm, vì có sở lập, năng lập không khiển và cùng không khiển, tức là trái nhau, và lỗi bất địch, không lìa đảo ly, cũng là nghĩa lập lại, không có thể khác, nhân không có lỗi ấy.
Hỏi: Nhân có mười bốn lỗi, hai dụ có mười lỗi, cũng thuộc về nhân hay sao?
Đáp: Vừa thuộc vừa không thuộc, y cứ theo trước nên biết.
Hỏi: Trong tông vì sao không lập mười lỗi?
Đáp: Đồng dụ sở lập bất thành, tức tông năng biệt bất thành, năng lập bất thành, tức tông hiện tỷ lượng, và tự trái với giáo, chẳng phải giáo của tỷ lượng, đối với dụ ấy có thể biết thừa nhận, đều bất thành, hợp với hai lỗi trước. Hợp như nhân đã nói, dị dụ có sơ lược, trong tông không lập, vì cách biệt với hai tướng nhân ở đầu. Lại khác với tông, trong tông không lập.
Lại giải thích, ba chi tông, nhân, dụ mỗi chi đều hiểu khác nhau, không cần tất cả đều phải cộng đồng, nói về tướng mà lập, ở đây giải thích là cao siêu.
Hỏi: Như trong luận có nói, là tông có chín lỗi, mỗi tông hiểu rõ khác nhau là trong nhân dụ có lỗi gì?
Hiện lượng phù hợp, không trái với nghĩa nhân, tùy theo chỗ nêu nhân phải nói rõ lỗi ấy, tỷ lượng trái nhau thiếu phần, và quyết định thuộc về trái nhau, đồng dụ năng lập bất thành, dị dụ năng lập bất khiển, tự giáo rất đồng với tỷ lượng trái thuyết. Nếu thế gian trái nhau, là lỗi của nhân bất định, vì như thịt v.v… là phần của chúng sinh, là bất định hay sao?
Nói theo lý, thì đồng dụ không có sở lập, do không cần thừa nhận đầy đủ là Tịnh. Nếu vậy thì pháp tự tướng trái nhau, đầy đủ là dị, phần chúng sinh ở đó mà chuyển, tức dị dụ năng lập bất khiển, nếu nói hoại bỏ chẳng phải mặt trăng, có nên như mặt trời, v.v…. Nhân Dụ không có lỗi, nếu nói mặt trăng chẳng bị hư hoại, có nên như mặt trời, v.v… ở đây cũng bất định, do bỏ chẳng phải không, mà lại hoại bỏ, thì nên làm dị dụ, có nhân biến chuyển, trong dị dụ năng lập bất khiển, tự lời của mình trái nhau, sau trái với trước, trong nhân sở y không thành lỗi, trước trái với sau, không có lỗi đồng dụ, tùy theo nêu nhân, hoặc bất định và trái nhau, năng biệt bất cực thành, tùy theo nhân nào?
Tức bốn món trái nhau và các bất định khác, hai dụ nên biết. Sở biệt bất cực thành, tùy theo nhân nào, định hữu sở y bất thành, các chỗ khác bất định, vì chưa nêu nhân. Nếu đều bất cực thành, hoặc tùy theo một, hai đều sở y bất thành, còn bao nhiêu đều đồng với hai pháp trước, quyết định trong hai pháp, cũng giống như vậy.
Hỏi: Nhân hoại do dự, tức rơi vào lỗi, trong tông sinh nghi, sao không thành lỗ?
Đáp: Theo lý lẽ ra có, nhưng lược bỏ không bàn luận, như hiện trái, v.v… há không có hai câu và tùy theo một, v.v…. Nên trong luận lược nêu, để nêu bày các pháp khác.
Hỏi: Nhân làm thành tông, bất thành bất định và do trái nhau, đều không thể thành tông, vì sao tướng ban đầu có lỗi gọi riêng là bất thành, còn lập tên riêng?
Đáp: Sơ tướng của nhân, chánh là thành tông, nên phải nói khắp, nay nếu không khắp, tức không thành Tông, còn hai pháp tuy cũng thành tông, mà trợ giúp chẳng phải chánh, tùy theo đặt các tên không gọi là bất thành, lý thật tương tự. Nhưng có cách giải thích, không thành tông nên gọi là Bất thành. Như cực thành hữu pháp, v.v… đâu phải cũng thành tông, nên biết nhân thể không thành gọi là bất thành, do tự cộng tha không thừa nhận nó có, nói là bất thành, ở đây không phải như vậy. Nếu tự thể không thành gọi là bất thành, như trong lập dụ hai pháp lập bất thành, chẳng lẽ tự không thành mà gọi là bất thành?
Dụ đã không đúng, nhân cũng phải vậy, nếu vậy tông y bất thành, sao gọi là bất thành, lập tông vốn nương sở y, nếu không có sở y, thì tông bại không lập, cho nên đều phải cực thành, đây là nói rõ sở y nên cũng thành tông. Suy cứu rằng: Ai nói trên dụ sở lập không thành, mong người khác chẳng phải mình. Nếu không có hai pháp lập thể chẳng phải dụ. Nếu vậy nhân dụ vốn thành tông, không nói về tông để rõ, thì nhân nào là dụ. Nếu không thành tông gọi là bất thành, còn mười lỗi cũng không thể thành tông, nên gọi là bất thành.
Đáp: Sự tuy thật vậy, nhưng y cứ nghĩa có khác, đối với tông không gọi là bất thành, đồng khác đều có, hoặc là đều không, không thành tự tha và tùy theo đó y cứ nên biết, chỉ có tha chẳng phải tự gọi là trái nhau, nếu thành tự gọi là bất định, vì sao gọi là trái nhau quyết định, hai tông trái nhau đều quyết thành tự, đều không có phải trái nên gọi là bất định. Lại trong ba tướng biến ở tông gọi là tông pháp, nếu thiếu sơ tướng không thành tông pháp, còn có sơ tướng, riêng thành tông pháp, mà có lỗi riêng, ban đầu gọi là bất thành, lại có giúp phá, chẳng phải không thành Tông, nên gọi là bất thành, như tánh nhân sở văn, cũng không thành Tông, làm sao gọi là thành, nên biết thể của nhân không thành gọi là bất thành. Nếu làm phá đây, tha tìm cầu tuy không đồng dụ hiển tông, mà cũng được làm dị dụ hiển tông, vì cũng được thành tông, chẳng được nói không thể thành tông. Nói nếu suy cứu đây, nghĩa ấy lại thành, nên không được dẫn đến tánh nghe khó. Người đời nay cho rằng: đây là suy cứu cùng vặn hỏi đều không đúng, ai nói tánh nhân sở văn gọi là nhân thành.
Nói về thành nhân: Là ba tướng đầy đủ mới thành nhân, trong ấy thiếu tướng thứ hai sao gọi là thành nhân, giả lập căn đương thể, thể cũng không thành, lại lập suy cứu rằng: Vì hiển thành tông, không gọi là bất thành. Đã có thể thành tông, lẽ ra chẳng phải bất định.
Lại nói: Để phá thêm, như nhân trái nhau cũng không thành tông, nên gọi là bất thành, pháp ấy tuy không thành tông. Nhưng do biến tông pháp nên nhân cực thành, rõ biết, bất thành y cứ vào nhân thể, vặn hỏi này cũng sai, ai nói chỉ gọi là trái nhau, không gọi là bất thành. Nếu hiến tông pháp cực thành, sao gọi là trái nhau. Lại nếu thừa nhận có sơ tướng tức là thành nhân, lại trái với Thánh giáo. Trong luận Lý môn chép: Nếu chỉ có tông pháp là nhân tánh, thì pháp ấy có bất định nên cũng thành nhân, y theo đây rõ biết. Có sơ và hậu cũng không thành nhân. Có lời giải thích rằng: Thiếu sơ tướng gọi là bất thành, thiếu thứ ba gọi là bất định, thiếu thứ hai gọi là trái nhau. Nếu một phen đến phán xét như vậy, theo lý cũng sai, như thứ sáu bất định, ba tướng đầy đủ, sao gọi là bất định, như nhân do dự, ba tướng đều thiếu, đâu chỉ không thành, như bất cộng bất định, thiếu tướng thứ hai, sao chẳng phải trái nhau, nên thuận theo sớ giải.
Hỏi: Hư không thật có, vì đức sở y, đối với không có chẳng luận, sở y bất thành, như đối Đại thừa lập hư không, dùng làm vô vi, sở y có hay chăng? Nếu sở y có, thì Đại thừa chẳng phải chẳng lập không. Nếu không có sở y, thì Đại thừa vô vi không lập?
Đáp: Đại thừa không lập hư không riêng, nên nói là không có sở y, y như và thức lập không vô vi, nói nhân có sở y, mà thể thật chẳng phải không. Đối với kinh Bộ Sư, chẳng có thể hư không, nên không có sở y. Hoặc có thể, do đây đối với Kinh bộ và Đại thừa, nói về sự tranh luận kia, tức có sở y bất thành, tùy theo một pháp bất thành, hữu pháp tự tướng và sai biệt trái nhau, thuộc về bốn lỗi. Có người nói, lập ngã đã thừa nhận, ngã là thật có, tức là sở biệt bất thành, nhân có tự thừa nhận rằng, lẽ ra cũng bất cực thành, ở đây nói thừa nhận rằng, chỉ hiển tự thừa nhận mà địch không thừa nhận, nói về địch nhân không sở y, cũng bất thành, ở đây phán xét không đúng. Nếu là cộng lượng, có thể thuộc bất thành. Nếu làm tự lượng sắp đặt đã thừa nhận ngôn thuyết, thì cũng chẳng phải lỗi, không như vậy thì nhân tuy tự thừa nhận, cũng tùy theo một pháp bất thành, lại cộng lượng nhân để tự thừa nhận, cũng được thành nhân. Như trong luận Duy thức: Ưa thích Đại thừa, thừa nhận có thể hiển bày, không trái lý cho nên đồng.
Hỏi: Nhân cộng lượng, để tự thừa nhận lời nói, không thuận theo một lỗi, tông để tự thừa nhận lẽ ra cũng không có lỗi?
Lại giải thích rằng: Cũng được không lỗi. Lại giải thích: Tông để tự thừa nhận, nhân tức tùy theo một pháp không chỗ nương cho nên lỗi, nhân để tự thừa nhận, hữu pháp không đâu chẳng phải là không lỗi.
Hỏi: Đã nói cộng lượng, nhân dụ trước phải cộng thành, nhân nói tự thừa nhận tha không, vì sao tự nhân khiến cho cộng giải.
Lại giải thích: Y cứ lý chí cực tha tông cho nên trái, nhân để tự thừa nhận, nên Đức không lỗi, tức như trong luận Duy thức ưa Đại thừa, thừa nhận có thể hiển bày, không có lý điên đảo, khế hợp với kinh nhiếp cho nên là nhân, nên trong kinh Đại thừa, hiển bày lý vô ngã, do lý trái ngôn giáo không thể hiển bày nên nói tự thừa nhận, chẳng phải không cực lý để tự cũng được. Lại lý Nhân minh, không phân biệt có lỗi, để tự thừa nhận phân biệt cộng hứa không có lỗi.
Hỏi: Bốn món bất thành tức lưỡng câu bất thành, tự còn bao nhiêu đều có tự tha, do dự sở y bất thành. Nhưng trừ tùy một pháp, còn hai pháp bất thành, lại có cả hai đều bất thành, cũng tự tùy theo một pháp do dự sở y bất thành? Vừa tha vừa cộng ư? Hay tự hỏi tha cộng cũng vậy?
Đáp: Lại cả hai đều bất thành, ắt không có tự tha, tùy theo một pháp bất thành, vì hai, một có khác nhau, cũng chẳng phải tự tha cộng do dự, do nghi quyết dị, lại có cả hai đều bất thành, cũng là tự tha cộng sở y bất thành phải không?
Đáp: Có khi như đệ tử Phật đối với Số Luận sư, lập ngã là thật có, vì đức sở y, đây là đều của cả hai đều không thừa nhận có đức, cả hai đều bất thành. Nhưng đệ tử Phật, v.v… vì không thừa nhận có ngã, tự sở y bất thành. Nếu không như vậy, thì tông hữu pháp không, chẳng lẽ không lỗi, không thể là cả hai đều, tức chẳng phải lỗi ấy, đây cũng tức là tự sở biệt bất thành. Như các sư Đại thừa đối với Tát-bà-đa, lập thinh Phật ở phương khác, vì đức câu y, đây là cả hai đều bất thành, tha sở y bất thành, do tha không thừa nhận có Phật ở phương khác, cũng tha sở biệt bất thành, tức đối với tông này lập ngã là có. Đức câu sở y, cả hai đều bất thành, cộng sở y bất thành, câu sở biệt bất thành, tha sở biệt tự sở y bất thành, đã tùy theo một sở biệt bất thành, thì không được là cộng sở y bất thành. Vì tông dị, như vậy là có tự tùy theo một pháp bất thành, cũng tự tha cộng, do dự sở y bất thành?
Đáp: Nếu tự tùy theo một pháp, thì chẳng phải tự cộng do dự, hai pháp tha tự khác nhau, vì nghi quyết dị, còn bao nhiêu có thể có. Lại tự tùy theo một pháp bất thành, là tha do dự. Như người Đại thừa đối với ngoại đạo, lập vô dư diệt hết người sẽ được thành Phật. Vì có chủng tánh, người vô dư này tất cả đều không. Nói có chủng tánh dù tự tùy theo một pháp bất thành, ngoại đạo không biết, vô dư đều không có, chỉ nghi chủng tánh, là hữu vô, cũng tự sở y bất thành, và tự sở biệt bất thành, tự tùy theo một pháp bất thành, cũng tự sở y bất thành. Như các sư kinh Bộ Sư đối với Thắng Luận, lập hư không thật có, vì đức sở y, hư không đều câu tự đều không, chỉ có tông ấy có tự tùy theo một pháp bất thành. Cũng tha sở y bất thành, là như trong các sư Đại thừa đối với Tát-bà-đa, lập Thinh Phật phương khác, quyết định không lìa thức, vì bất thiện, tha thừa nhận Phật có như mắng Đề-bà, chỉ tự không thừa nhận, tha không thừa nhận có Phật phương khác, thinh cũng là không tha, không sở y, tự tùy theo một pháp bất thành. Cộng sở y bất thành. Như ngươig Đại thừa đối với ngoại đạo, lập thinh gái bất dục quyết định la thật có, vì ngã đã biết, tông ấy có ngã, hữu pháp thinh không. Đại thừa vô ngã, nên tự tùy theo môt pháp là đều không sở y.
Hỏi: Có tự do dự bất thành, cũng tự tha cộng sở y bất thành?
Đáp: Có không đối với hữu pháp do dư, đối với hữu pháp do dự, tức chẳng phải sở y bất thành, vì nghi quyết dị. Lại giải thích vừa nhân do dự, vừa do dự sở y bất thành, như nhân do dự được gọi là bất thành, hữu pháp do dự, sao chẳng phải trong nhân do dự sở y bất y thành, lại y cứ quyết định sở y bất thành, đối chiếu nhau để rõ. Nhưng đối với nhân thì nghi, chẳng phải nghi hữu pháp, tức là lỗi này, như người Đại thừa đối với Tát-bà-đa, lập người đã nhập vô dư, sẽ được thành Phật, Phật nói pháp cho họ nghe. Song diệt vô dư kia, cả hai chẳng phải nhân y, chỉ có tự nghi Phật nói pháp cho họ nghe phải chăng? Các sư Tát-bà-đa, quyết định biết mà không nói, tự do dự bất thành, tự do dự bất thành, cũng tự sở y bất thành. Như Tát-bà-đa đối với người Đại thừa, lập Thinh Phật phương khác, quyết định có bất thiện. Đại thừa ấy vì tai đã nghe, nhưng nghi người kia vì nghe những điều chưa nghe nên sinh do dự, là không thừa nhận có Thinh Phật phương khác, nên tự không y tự nghi tha không y. Như người Đại thừa đối với Tát-bà-đa, lập thinh Phật phương khác, quyết định chỉ là thiện, tức chấp nhân ở trước cũng sinh nghi, tha do dự sở y bất thành cộng nghi, và cộng sở y bất thành, bốn câu này y cứ về nhân. Tuy hữu pháp quyết định làm phân biệt đây, ở trong đó có phần, có đầy đủ, và hữu pháp tuy nghi lại đối nhau để hiện bày rõ, cũng có phần đầy đủ, đều y cứ theo suy nghĩ.
Hỏi: Lý nào biết được, lại có các lỗi này?
Đáp: Trong Lý môn nói bất thành đã đúc kết rằng: Như vậy cái gọi là tất cả phẩm loại, tất cả ngôn từ, đều chẳng phải năng lập. Nếu chẳng phải như trước có phân biệt đây, lại nói pháp nào gọi là phẩm loại, nên phải như trước phân biệt khác nhau.
Giải thích lỗi bất định, có tự tha cộng mỗi mỗi đều có ba, có tự tỷ lượng tự bất định, tự tỷ đối với tha bất định, tự tỷ đối với cộng bất định, tha cộng y cứ theo đó. Nhưng tự tỷ đối với tỷ, đối với tự và cộng bất định thành lỗi, đối với tha chẳng phải lỗi, cộng lượng cũng như vậy, y cứ tha phá tha, đối với tha và cộng tự bất định đều là lỗi. Có thuyết nói: Đối với tự chẳng phải lỗi, cho nên trong Duy thức thứ nhất phá tha ngã lượng, khí sắc đồng chỗ xen lẫn, v.v… cũng không thành lỗi ở đây cũng không đúng, khí sắc đồng chỗ, vì chẳng phải loại ấy, chẳng phải xen tập thể đồng, do nếu nêu bày đồng, nên nêu bày thành giả, nên không được làm giống như lỗi bất định. Nếu phá tha đối với tự bất định trái, như hủy tha chẳng phải tha dẫn đồng với tự, chẳng phải lỗi, là lượng cũng như vậy.
Lại nói cộng lượng đối với tha có bất định, cũng được là lỗi, nghĩa này không đúng. Đã nói cộng lượng, tức cộng nhân dụ, đối với tha bất định, dụ chẳng phải đã thừa nhận, nên chẳng phải thành lỗi, hoặc được thành lỗi.
Trong giải cộng bất định nói: Như Đại thừa lập lìa sáu thức, ngoài ra còn có các thức, vì thừa nhận sở tri, như các lượng sắc, v.v…, phạm tự cộng bất định, không cùng dị dụ có tự dị dụ. Do bao gồm tám thức thành dị dụ, vì nhân sở tri chuyển. Nay cho rằng không đúng, lại hoa đốm trong hư không, v.v… là thuộc đồng khác. Nếu là đồng phẩm, có hai lỗi:
1. Lìa ngoài tự thể còn có các thức, làm sao lìa tự? Vì tự thể không, nên thành một lỗi.
2. Lập thinh đồng dụ, lại thành dụ y, do có nghĩa nhân thành nghĩa Tông, lại thủ có nghĩa đồng dụ, có nghĩa đồng dụ, y không nghĩa sở y, đây cũng không được, nhân chung cho cả hai, có thể được thông y, dụ không chung với vô, nên hoa đốm trong hư không, v.v… chẳng phải là đồng dụ. Nếu chẳng phải đồng dụ lại thành dị dụ, nhân sở tu cộng hứa dị chuyển, sao thành tự cộng bất định, nên lượng này trái, hoặc có thể thành chung, lượng đây cũng được, do hoa đốm hư không, v.v… thức thứ sáu duyên lìa vô thứ sáu. Nay hoa đốm hư không cũng thuộc về pháp, vì không lìa thứ sáu.
Giải cộng phẩm một phần chuyển.
Hỏi: Như lập âm thinh thường, vì có chất ngại, do đây lẽ ra tùy theo một pháp bất thành, sao gọi là bất định?
Có người nói rằng: Thủ không chướng qua lại gọi là vô ngại. Nay cho rằng không đúng, như núi đá, v.v… không ngại chung cho người được qua lại, nên gọi là Vô ngại. Nay đây y cứ tông khác, là câu phẩm chuyển.
Nếu đối với Phật pháp, cũng tùy theo một lỗi, hoặc Thinh luận đối với Thắng luận lập âm thinh là thường, nhân vô chất ngại vì cả hai đều thừa nhận, nhưng đối với đồng khác, đều một phần chuyển, thuộc về bất định, chẳng phải tùy theo một lỗi.
Giải thích chân nên cực thành sắc, chẳng phải lìa nhãn thức, tự hứa thuộc ba pháp đầu. Có người nói: Ba tạng là ngăn lượng trái nhau. Lượng trái nhau nói: Chân nên cực thành sắc, lẽ ra chẳng phải tức sắc của thức tự hứa thuộc về ba pháp đầu, không thuộc về nhãn. Tự hứa thuộc ba pháp đầu, chẳng phải tức sắc của thức, là như tông ta Phật sắc phương khác, tự hứa thuộc ba pháp đầu nên tức sắc của thức? Nay cho là không đúng, phàm trái nhau quyết định lượng, như thường và vô thường trái nhau, nay nói lìa thức mà không lìa thức, có thể là trái nhau quyết định, nói lẽ ra chẳng phải tức sắc của thức, vốn chẳng phải trái với lượng ban đầu, sao thành trái nhau, nêu thủ lượng đây tức thành trái nhau, tức tất cả lượng đều có lỗi này, như lập âm thinh vô thường, nên chẳng phải âm thinh vô thường, vì là tánh sở tác, như dụ bình, v.v…, nên lại trái nhau quyết định, nhân dụ cộng hứa. Đã nói rằng tự hứa, tức là tự nhân, đâu được làm lượng trái nhau với tha, nếu đây thành trái nhau, thì tất cả không chánh lượng. Lại nói, chỉ nói ba pháp không thuộc nhãn đã không chấp nhận, cũng được làm lỗi bất định với tha, cần gì tự thừa nhận nói.
Giải thích rằng: Nếu không nói tự thừa nhận, thì có tha bất định, vì như nhãn thức không lìa thức, vì như Bồ-tát Thích-ca ta thật có thiện sắc, quyết định lìa nhãn thức. Ơ đây cho rằng không đúng, nếu vì lựa chọn ở đây, tức các tỷ lượng phần nhiều có các lỗi này. Như Đại thừa phá cực vi của Tiểu thừa, nên chẳng phải thật có, vì có chất ngại, như bình bồn v.v… đây cũng là bất định, vì như bình bồn, giả tạm chẳng phải thật có, vì như tông của ta các màu xanh vàng, v.v… là thật có.
Lại có thuyết giải thích rằng: Đây chẳng phải lập tự, làm trái nhau quyết định với tha, do tha lập sắc quyết định là lìa nhãn thức, là ba pháp đầu đã không thuộc nhãn thức. Như nhãn căn, đây cũng không đúng, lượng không có các lỗi bất định, cùng làm trái nhau, nhân có bất định, cần gì cùng làm tương vi quyết định. Do kia đồng dụ có đồng phần, đồng phần kia căn không thừa nhận đồng phần nhãn căn quyết định lìa thức, lập thuyết ấy đổi rằng như đồng phần nhãn căn kia, tức có đồng phần nên thành bất định. Lại lập nếu làm cần gì tự thừa nhận. Lại có cách giải nhân nói cùng thừa nhận thuộc ba pháp đầu, ở đây là không lỗi. Nếu đổi nhân, vốn chẳng phải bổn lượng, tự thành lập riêng, cần gì giải cùng thừa nhận. Lập nói cộng hứa, cũng có bất định, đồng phần đồng phần kia, vì đều là cộng hứa. Nay cho rằng lập như kia là nhãn thức trong ba pháp đầu, và đã không thuộc đồng phần nhãn, như nhãn đồng phần kia, nhân đây phân biệt sơ lược không có lỗi bất định, có thể cùng với tác trái nhau quyết định ấy. Nhưng lại không mượn nhân tự thừa nhận nói mà để tự thừa nhận nói hiểu rõ không theo các dị phiền não ở trước.
Lại có cách giải thích rằng: Chân thật nên sắc cực thành, không phân biệt tám, sáu đều là hữu pháp, nghĩa cũng không đúng, có trái với tự lỗi, há là thức thứ tám, thứ sáu là sắc của sở biến, cũng khiến không lìa nhãn thức, khiến không lìa nhãn thức, lẽ ra tướng bất biến nương nhãn thức sẽ đích thân nhận lấy.
Lại nói: Ở đây chỉ ngăn tha chấp quyết định lìa, nói chẳng phải quyết định lìa nhãn thức, không phân biệt đối với đây, tám thức, sáu thức đều được, không muốn thành quyết định chẳng phải lìa nhãn thức, y đây tuy không có lỗi của tông nhưng nhân tự thừa nhận. Đây tức là tự nhân cùng với tha tác trái nhau quyết định lý cũng không được, cho nên phải như trong sớ đã nói. Nay lập tông, thành tự Duy thức không lìa nhãn thức.
Nhưng nói, vì phân biệt bất định và lỗi của pháp tự tướng trái nhau quyết định, nên nói thuộc về ba pháp đầu mà không thuộc về mắt, phân biệt bất định có thể được, lựa chọn pháp tự tướng trái nhau quyết định, lý chưa chắc đúng. Do như không lỗi có thể là trái nhau, họ lập lượng rằng: Chẳng phải không lìa nhãn thức, vì thuộc ba pháp đầu, cũng như nhãn căn, ở đây có bất định. Sao gọi là bất định, do căn đồng phần, chẳng phải quyết định lìa, nhưng có thể ngăn các lỗi bất định đồng biến dị. Nhưng ý của Pháp sư, y cứ bất định không lìa, cùng tác quyết định, chẳng phải y cứ nhân bất định, lại làm lỗi quyết định, lại tự thừa nhận nói, chỉ lựa chọn hữu pháp khác nhau, không nói phân biệt khác, cũng chưa hết lý, có trái với lỗi của tồn, hoặc có thể là bất định, đâu thể sáu duyên và chẳng phải nhãn thức chánh sắc sở duyên, cũng khiến không lìa. Nay nói cũng lựa chọn một bề đã hiện rõ sắc, nhưng thức thứ sáu, cùng với nhãn đồng thời đích thân sở duyên và sắc sở hữu của nhãn chẳng phải duyên, đều thuộc ba pháp đầu, chỉ có trông mong căn cảnh, sáu pháp duyên theo không gọi là ba pháp đầu. Song trong pháp xứ, không thuộc thứ sáu cùng thứ năm đồng duyên với sắc gọi là thật, vì đây cũng là ban đầu thuộc về sắc cảnh, thành không lìa nhãn thức, có trái với tự lỗi. Nếu trong dị dụ, thì có lỗi bất định, nên để tự thừa nhận.
Ý nói là nhãn thức tư thừa nhận sắc sở duyên thuộc ba pháp đầu, chẳng phải không có sở duyên thuộc ba pháp đầu, nếu vậy trong tông có trái với tự lỗi, sao không phân biệt sơ lược?
Đáp: Đây phân biệt xong sao gọi là lựa chọn, sở duyên thứ tám tha không thừa nhận có, y của năm đồng duyên có bộ bất thành. Nếu chỉ tán ý duyên sắc chẳng phải thật, nên cực thành nói đều do lựa chọn xong.
Giải thích bốn tướng trái nhau nói: Như trong Đại thừa đối với tha lập âm thinh vô thường, ý thừa nhận là thức biến vô thường, do ba thức thứ tám, thức sáu nhĩ thức đồng chấp, y cứ sai khác trái với một thức, chỉ có trái với ý thừa nhận không mất lời hiển bày, nên thành sai khác. Nay cho rằng không đúng, như thành tha dụng, hai cộng hứa có mượn tha, thay thế chỗ không mất lời hiển bày.
Nói vô thường: Là không có cộng hứa, chẳng phải là thức biến vô thường, thay thế chỗ cũng mất lời hiển bày, làm sao gọi là khác nhau.
Nếu nói do ba thức khác nhau, nói nhĩ thức chấp vô thường, chỉ có trái với thức biến, chẳng phải biết ba thức nên thành khác nhau là cũng trái. Nếu y cứ theo cách giải thích sau hữu pháp tự tướng trái nhau, ở đây cũng chánh pháp tự tướng trái nhau, là trái ý thừa nhận có, vì nói hiển bày cũng là lỗi. Nếu tranh luận vô thường lại là ý thừa nhận, là thức biến vô thường, cũng đã tranh tức là trái hai pháp. Do đâu chỉ gọi là khác nhau? Nay trong sớ giải bảo y theo Pháp sư nói: Nếu lập chân ngã thọ dụng nhãn, v.v… tức sở biệt bất thành chứa nhóm tánh nhân, lưỡng câu bất thành hữu rõ sở lập ở trước, cả hai đều bất thành cũng có sở y bất thành, v.v…. Nên cả hai đều bất thành không cần hữu pháp chỉ có định hữu.
Hỏi: Như lập đại hữu chẳng phải, v.v…, đâu được là nhãn thức hữu pháp tự tướng trái nhau?
Đáp: Nay chấp đồng dị cho là đồng dụ, mong các tông ấy chẳng phải thật các pháp, tức chánh sẽ thành. Nay cũng thành hữu tánh, đây là tánh đồng dị lại làm dị dụ, ở đây có một nhân thật, ở kia biến chuyển. Tánh ấy chỉ đồng khác, không phải hữu tánh, nên trái với thành tông khiến thành phi hữu, nên thành trái nhau, chánh thành lập hữu, do thật đức nghiệp hòa hợp đồng khác, đều chứng thành dị dụ, vì đều chẳng phải đại hữu. Nay mong hữu tánh trong sở thánh tông, khiến lìa thật v.v… có tự tánh hữu, nên có một nhân thật, đối với đồng dị hữu là đây có một nhân thật không ở đâu chẳng có năng hữu, cũng biến hữu pháp, nên nhân không tùy theo một mà cả hai đều, nên thành trái nhau, tức câu thứ sáu trong chín câu.
Hỏi: Nếu do đồng khác, tuy chẳng phải bất không, mà không gọi là có, mà có một nhân thật, làm sao tánh ấy chuyển?
Giải rằng: Tuy thể không gọi là có, mà nghĩa cộng hứa của thể bất không. Nay thủ nghĩa bất không này, vì làm năng hữu, nên nói có một nhân thật, v.v…. Nhưng trên các đồng dị nghĩa bất không, thì không gọi là hữu, nên mong cầu hữu tức thành dị dụ. Dụ như giữa hư không có chim bay, hư không tuy chẳng gọi là hữu, mà được nói hư không có thể có chim bay, đồng dị cũng vậy, nên nhân biến chuyển trái với sở lập.
Hỏi: Năm câu thật v.v…, được gọi là hữu của bất vô không được chăng?
Đáp: Tuy nói bất vô, nhưng không gọi là Hữu. Nếu vậy trong Thành Duy Thức, nói thật, v.v… lẽ ra chẳng phải thật có mà phải phù hợp nhau, nếu lượng ấy thành, nói rõ thật, v.v… năm câu của bất vô.
Giải rằng: Tuy lập lượng để phá nói rằng lẽ ra chẳng phải thật có, ý phá chẳng phải mượn danh thật, vì kia lập thật có thật thể, nhưng không gọi là có, nên ý của luận phá, lẽ ra chẳng phải có thật tự tánh. Vì sao bất không mà chẳng gọi là hữu, tánh chấp như thế, như do thật thể bất không, đều do đại hữu mà có, đồng dị hòa hợp chẳng phải có hữu, làm sao là thể bất vô, tuy bất vô mà không gọi là hữu, nếu không như vậy, thì không được thành hữu pháp tự tướng trái nhau, do trong lời nói nói hữu bất vô, mà thành hữu pháp, đồng khác cũng là hữu của bất vô, đâu được trái với hữu pháp ấy. Nếu nói do đồng khác chẳng phải đại hữu, trái ý thừa nhận, ý thừa nhận đại hữu không, tức nói chỗ hiển bày hữu của bất vô, cũng lại chẳng lập, do thật v.v… nên bất vô. Vì đại hữu có, nên thành hữu pháp tự tướng trái nhau, điều này cũng không đúng. Trong lời nói pháp hữu vi có, không chỉ chấp lìa có trên thật, v.v…. Nhưng tướng chung nói hữu bất vô, tức bất vô trên đồng dị cũng có. Nay dụ tuy trái ý thừa nhận đại hữu, nhưng chẳng do ý thừa nhận đại hữu không, có trong lời nói không lập, do năng lực đồng dụ chứng minh khiến chẳng phải thật, v.v… lại là hữu của bất vô, sức đồng dụ cao siêu, hữu bất vô tồn tại.
Sao gọi là trái nhau?
Nếu nói đồng khác tuy bất vô, mà không gọi là hữu, nên thành trái nhau, tức thật v.v… thể tuy là bất vô, cũng không gọi là hữu vi đều bất vô. Nếu nói thật, v.v…, đại hữu có nghĩa bất vô được gọi là Hữu. Đồng khác chẳng phải có hữu. Bất vô không gọi là hữu, cũng phải thật do hữu có thể bất vô, tánh ấy chẳng phải có hữu nên chẳng phải hữu, nếu nói tánh ấy vốn thừa nhận. Thì sao không thừa nhận, vốn thừa nhận thật v.v… bất vô, mà không gọi là Hữu. Gọi hữu: Tức là tánh đại hữu.
Trong sớ giải hỏi nếu đại hữu tánh khó lìa thật, sở biệt sở y, phạm tự bất thành, cũng phạm trái tông, tùy theo một pháp bất thành, nếu đại hữu khó không lìa thật, v.v… mà chẳng phải hữu tánh, đã trái với phù hợp, mà cũng trái với tự giáo, tánh ấy đâu chẳng phải hữu hay sao?
Đáp: Tánh ấy trước nói tổng quát, nay cũng vặn hỏi chung, tánh đã thành lập hữu lìa thật, nên nay vặn hỏi tánh lìa thật đại hữu, khiến chẳng phải hữu đây. Nói đồng ý sai biệt nên không có các lỗi. Nay cho rằng: Bao gồm hữu khó bì thật, khiến chẳng phải hữu, tức nên đệ tử chánh khó lìa tánh đại hữu thật, thì có lỗi ở trước. Nếu nói không muốn chỉ có tánh đại hữu khó lìa thật, thì bao gồm cái khó là lại có lỗi sau. Nay cho rằng ý nói của Pháp sư đây có tạm nêu bày. Như vậy nếu nói về đệ tử, chỉ có tánh đại hữu khó lìa thật. do phá tông họ không cần có hữu pháp mà làm sở biệt, nên không có lỗi của tông. Như phá tha ngã, nên cũng đồng với ở đây. Nếu thừa nhận có ngã, là trái với lỗi tự tông. Nếu nói vô là thiếu nhân riêng, tánh đã thành lượng, ở đây cũng phải như vậy, do đó nên biết.
Nhân trái nhau: Là đối với định luận, không chỉ một lỗi, mong ý họ thừa nhận, mà cũng có lỗi sở biệt bất cực thành, nhân không chỗ nương, vì như pháp khác nhau không chỉ một, ở đây tức là người lập trông mong với địch, là tha sở biệt sở y bất thành, nay phá tha hữu, tức tự sở biệt sở y bất thành. Nếu cộng tự lượng, đây tức là lỗi, vì phá với tha, y cứ họ lập tông, tuy có sở biệt sở y bất thành, mà không thành lỗi, lại tự cộng lượng hữu pháp vô nghĩa, hữu nghĩa nhân y, đây tức là lỗi, hữu pháp hữu nghĩa vô nghĩa nhân y, cũng tức là lỗi. Ý nói tông hữu nghĩa ắt có ngăn nêu bày, nếu nhân vô nghĩa, chỉ ngăn không nêu bày, nên cũng thành lỗi.
Hỏi: Nếu lập ngã thường, nhân chẳng phải tạo tác nên ở đây vô nghĩa, nhân thành lập hữu pháp, tại sao nói là lỗi, ai nói chẳng phải tạo tác chỉ ngăn không nêu bày, mà là vô nghĩa. Ở đây nói chẳng phải tạo tác nêu bày, chẳng phải tạo tác thể, vì như dụ hư không. Nếu vậy, lập ngã vô vì ngã chẳng phải tạo tác, nên nhân có nghĩa mà y tông vô nghĩa. Sao không gọi là lỗi?
Đáp: Đều nói chẳng phải tạo tác, mà chấp nghĩa riêng, vì đây tức là chỉ ngăn, là vô nghĩa không muốn nêu bày có chẳng phải thể tạo tác. Lấy lông rùa, v.v… làm ví dụ.
Xưa cũng có giải thích, tông nhân dụ hữu nghĩa, vô nghĩa y hữu vô, hữu nghĩa chỉ y vào có, mà không phân biệt tự tha cộng lượng, tại sao nhân hữu nghĩa y tông vô nghĩa.
Lại nếu nhân hữu nghĩa, phải nương tông hữu nghĩa, như các sư Tát-bà-đa phá tha, ngã lẽ ra không ở nghiệp thọ quả do cùng không nên nhân, như hư không làm dụ, ngã ấy tự tha không có nhân thể cộng hữu, vì sao nương vào vô. Nếu nhân tự tha cộng, thì không có lỗi. Như trong các sư Đại thừa phá tha, tức y cứ tha tạo lượng, đều tha có thể tự đều vô thể, có thể như đã nói. Có người giải thích rằng: Đồng dị có nhất thật, v.v… chẳng phải lìa thật hữu, nên nêu bày các sư phá lìa thật có, đồng khác có nhất thật, v.v… chẳng phải tức thật có, nêu bày phá đệ tử tức thật có.
Giải thích rằng: Hễ nhân trái nhau, thì dùng nhân lập luận, là nghĩa trái lập, chỉ có khó với các sư, không cần phải lập là nhân trái với địch là nghĩa, không được phá hữu của đệ tử.
Hỏi: Nếu vậy có các nhân nhất thật, là đệ tử cộng hứa, vì các sư riêng thành nhân phạm, tùy theo một pháp. Nếu là cộng hứa, lại nhân của hai tông, sao chỉ gọi là lập nhân. Nếu nói thành, tức là thật có, không dùng nhân này lại có nhân gì, lập thành đều lỗi, lại nói không cần lập nhân, là trái với nghĩa của địch, lập trên nhân đã rõ, là nghĩa phá địch. Vì sao không được trái với nghĩa của địch?
Do vì nhân cộng hứa, lại hễ lập lượng, ắt trái với tha, thuận với mình, nêu nhân lập tông, bở ý trái tha. Lại như Thắng Luận đối với Thinh luận, lập thinh vô thường tánh sở tác, tức Thinh Luận lập thành thường sẽ là tánh sở văn, đã chẳng phải lập nhân, vì sao địch phá lập nghĩa. Nếu nói cộng hứa, kia đây đều như vậy, vì sao trách riêng. Nếu nói chỉ có thể địch nhân trái với lập nghĩa, tại sao không thừa nhận lập nhân, trái với nghĩa địch, kia đây khác nhân không thể được. Nay giải sư lập nghĩa mình chỉ muốn giúp họ tin, đối với họ thành lập lìa thật có. Nhân trái sở lập là trái nhau, nghĩa của đệ tử không muốn sư tin, không đối thành lập tức là thật có. Sư chủ không được phá ngược lại, không phải ngay thật có. Nếu thành thật, v.v… không phải có, lại hoại nghĩa của mình, khiến cho đệ tử không có sự vâng thọ, lại không tin. Hơn nữa đệ tử, chấp thể tánh đồng khác đã bất vô, không cùng đồng dụ thể tuy là có, mà chẳng phải bất vô, không được vặn hỏi ngay thật có, ở đây giải thích rất hay, không cần tìm cầu nào khác. Trong sớ giải xưa, có nhân nhất thật, sao không tùy theo một pháp không thành, như lập giác tuệ chẳng phải tư, do vô thường cho nên là nhân, có tùy theo một lỗi, nay đây có nhân nhất thật, nhân không phải tùy theo một lỗi, cũng không đúng. Như vô thường, không lìa ẩn hiển và hoại diệt, thành tùy theo một pháp có nhân nhất thật, cũng không khác tức lìa, lẽ ra tùy theo một pháp, nay giải, như lập Đại hữu là hữu pháp, không phải hữu pháp thuộc về bất thành. Do nói có nhất thật, vì sao tùy theo nhiếp một pháp. Nay nhân cũng là nghĩa bất vô trên thật, v.v… có nhân thể có nhất thật, chẳng phải tức hữu câu dùng làm nhân ấy, vì thủ bất vô ở đây dùng làm nhân, lại có câu nhất thật nhân đồng khác. Nhưng lìa thật, v.v… có nhân nhất thật, đều cộng thành nên cần gì phân biệt, là phải tức ly bất thành tùy theo một pháp. Ơ đây nếu phân biệt, thì tất cả nhân đều có lỗi này. Như Đại thừa đối với Tiểu thừa, lập lỗi quá khứ, vị lai thể chẳng thật có, hiện tại đã không thuộc vô vi, cũng nên không nhiếp, cũng nên phân biệt hiện tại không thuộc về nhân, vì thức biến hiện không nhiếp, vì chẳng phải thức biến hiện không nhiếp, do vì đây không phân biệt, nhân ấy cũng như vậy.
Nếu vậy, Số luận sư đối với đệ tử Phật, thành lập giác tuệ chẳng phải tư. Vì vô thường, nhân cũng không phân biệt phải chăng?
Đáp: Cũng không nên phân biệt, chỉ nên tranh luận giác tuệ là tư chẳng phải tư. Nếu vậy lượng ở đây là không lỗi, lại trái với tự nghĩa tư là giác tuệ.
Giải thích rằng: Tông này có lỗi, vì không phân biệt, có phù hợp cực thành, thừa nhận trừ tư còn bao nhiều đều là pháp tâm sở, tuy cũng là giác tuệ, mà không phải tư, hoặc tuệ chẳng phải tên chung của tâm, tâm sở. Vì chỉ là tuệ cũng chẳng phải Tư. Lại nhân cũng lỗi, thành pháp sai biệt trái nhau, nên ý ấy giác tuệ chẳng phải tư, ý thừa nhận các pháp tâm, tâm sở, lại không có đồng dụ, lại do giác tuệ ấy là tên của nhóm chung tâm, tâm sở. Ý thừa nhận là tâm, tâm sở, lại không có tâm, tâm sở phân biệt, làm đồng dụ, nhân chỉ dị hữu nên thành trái nhau. Nếu lập chẳng phải tranh luận, là các tâm sở, còn có lỗi trước, nên là tự lượng. Nhưng hiện tại nhân đã không thuộc về vô vi, hoặc cộng hoặc tha, cũng đều không có lỗi. Lại nói, ba trái nhau sau, đã y cứ về trong ngọa cụ dụ đồng khác là khó, đây là lỗi của dụ, vì sao mà nói nhân trái nhau?
Đáp: Y cứ về nghĩa thành lỗi, là nhân trái nhau, không y cứ vào lời nói là khó, nên chẳng phải lỗi của dụ.
Cách giải thích này cũng sai, vì sao? Nay hai dụ này, trông mong sự tranh luận tông, đều là dị dụ, nhân ở tánh chuyển, tức trong dị dụ năng lập không sai khiến, tự có năng lập, không có sai khiến chẳng phải lỗi của trái nhau, tức bất định đúng, sao chẳng phải lỗi của dụ, do trong đây giải thích thể của tự nhân, không nói lỗi của dụ, nên không hiện rõ, đều chẳng phải lỗi của dụ, như trong lỗi của tông sở biệt bất cực thành, đâu phải chỉ có lỗi của tông mà không có lỗi của nhân?
Biên soạn nghĩa cốt yếu của Luận Nhân Minh Nhập Chánh Lý.
Sách ghi chép cốt yếu Tuệ Huyền đại húy vì cấm lạy Tam tạng đổi thành Tuệ Chiểu, v.v….
Sa-môn Tín Tây viết xong sách vào ngày hai mươi tháng sáu năm Canh thân, niên hiệu Chánh Trị năm thứ hai, ở Đông Biệt chùa Siêu Thăng.
Điểm bổn áo ghi rằng:
Bổn áo ký chép:
Sa-môn Tề Thuận kính phát nguyện viết tất cả các chương sớ kinh, luật, luận của Đại thừa, Tiểu thừa y kinh khuyên dụ những người hiểu biết đồng ở chùa nêu bày để viết.
Vào ngày mùng tám, tháng tám năm Mậu thìn niên hiệu Cửu Hòa năm thứ tư.
Truyện được Đại Pháp sư Tạng Tuấn Cô Triệu, những người đồng chí hướng thường vui mừng vâng theo thay đổi địa điểm.
Ghi vào ngày hai mươi chín, tháng giêng, mùa xuân niên hiệu Vĩnh Vạn năm thứ hai.
Điểm bổn áo ký chép: Cốt yếu nêu ra để giải thích rõ và so sánh sơ lược trải qua tám năm.
Vào ngày hai mươi sáu tháng ba, năm thứ chín giảng tại chùa Hưng phước rồi vị tăng nhập định thị tịch vào ngày ba mươi tháng hai năm Kỷ ngọ, năm Canh ngọ,niên hiệu An Hòa năm thứ ba. Sau đó tìm mượn quyển sách điểm bổn giải thích rõ về Tăng đô, v.v…
Sách viết xong vào ngày hai mươi mốt tháng tám năm Canh dần niên hiệu Gia Ứng năm thứ hai, Sa-môn Trừng Tuệ viết sách vào ngày hai tháng chín.
Đồng năm đồng tháng đồng ngày hợi khắc tại Đăng hạ. Đồng giờ Mậu ngày mười ba tháng chín khắc ở Đăng hạ. Đồng thời gian tháng hai, mười, đều bốn tuần nhật một, hai, ba, bốn, thêm các duyên ngã chấp so lường lẫn nhau, công ghi chép ấy chỉ có trong vòng địa điểm đều thêm suy xét, trong ấy chuyên tắm gội đắp pháp y, một quyển sách này có ba trăm mười tám tờ viết cho đến ngài Di Điểm Triệu Tăng Trừng Tuệ khiến cho công viết kia so sánh hơn công của Ngu Tăng. Nhờ gốc lành này cung kính báo đáp bốn ân, Ngu Tăng được ra khỏi bùn lầy sinh tử, chúng sinh mau lên bờ giác Bồ-đề.
Sa-môn hậu học Thích Giác Hiến kính ghi.
Tháng sáu mùa hạ niên hiệu Chánh Trị năm thứ hai, Sa-môn Tín Tây nói ở chùa Siêu Thăng, công viết của các vị rốt cuộc xong rồi (bổn viết thường được tôn xưng, được để ở thư viện).
Ngày mùng ba đầu tuần tháng bảy đồng năm, sách Di Điểm viết xong (địa điểm vốn ở viện sách Bảo Tích).
Vả lại, vào năm ấy nhân gian đói khát, sức người suy yếu, còn một phần mạng sống cũng viết, công sức yếu kém mà chí thú của Di Điểm lại có hai:
1. Nguyện phải trụ chùa Già-lam, công lao tạo dựng mau thành, tiếp nối tuệ mạng Phật pháp lâu dài.
2. Vãng sinh về Nội viện, đích thân kính thờ Đức Di-lặc, tâm không lui sụt phát Đại Bồ-đề.