nguyệt xưng

Phật Quang Đại Từ Điển

(月稱) Phạm: Candrakìrti. Tạng: Zla-ba grags-pa, hoặc Zla-grags. Cao tăng Ấn độ sống vào khoảng thế kỉ VII, thuộc phái Trung quán cụ duyên, dòng dõi Bà la môn ở vùng Sa mãn đa (Phạm: Samanta), Nam Ấn độ. Sư y vào ngài Ca ma la bồ đề (Phạm: Kamalabuddhi) xuất gia, học tập tông nghĩa và các bộ luận của bồ tát Long thụ. Sư cũng học Đát đặc la (Phạm: Tantra, mật chú), đạt được bí thuật. Sau khi học xong, sư trụ trì chùa Na lan đà (Phạm: Nàlanda) chuyên biên tập và chú thích các sách. Sư chủ yếu xiển dương tông phong Thiền phái Trung quán cụ duyên của ngài Phật hộ và có lần sư đã tranh luận về tông nghĩa với ngài Nguyệt quan thuộc phái Du già. Về cuối đời, sư đại phá ngoại đạo ở Khang ca na (Phạm: Koíkaịa) tại Nam Ấn độ, rồi vào núi Mạn nô hãn cát (Phạm: Manubhaíga) tu luyên chân ngôn, sau sư tịch ở đó. Sư để lại các tác phẩm: Trung luận chú (tức Căn bản Trung luận chú minh giải), Tứ bách luận chú(tức Bồ tát du già sư tứ bách luận quảng chú), Nhất thiết Như lai kim cương tam nghiệp tối thượng bí mật đại giáo vương kinh chú (tức Tác quang minh quảng thích), Nhập trung quán (Phạm: Madhya= makàvatàra), Lục chi du già chú, Kim cương tát đỏa thành tựu pháp, Nhập trung quán tuệ… [X. Đông bắc Đế quốc đại học Tây tạng đại tạng kinh tổng mục lục; Bát nhã tư tưởng sử; The Buddhism of Tibet by L.A. Waddell; History of Buddhism by E. Obermiller; The Conception of Buddhist Nirvàịa by Th. Scherbatsky; Aspects of Mahàyàna Buddhism and its Relation to Hìnayàna by N. Dutt].