ngũ sắc

Phật Quang Đại Từ Điển

(五色) Phạm: Paĩca varịa. Pàli:Paĩca vaịịà. Cũng gọi Ngũ chính sắc, Ngũ đại sắc. Tức chỉ cho năm màu căn bản: Xanh (Phạm: Nìla), vàng (Phạm: Pìta), đỏ (Phạm: Lohita), trắng (Phạm: Avadàta) và đen (Phạm: Kfwịa). Tại Ấn độ, chư tăng trong giáo đoàn không được dùng 5 màu này làm màu của áo pháp, vì cho rằng năm màu này là màu lòe loẹt, hoa mĩ. Nhưng màu sắc trang nghiêm cõi Tịnh độ và mây 5 sắc trong vật cầm tay của bồ tát Quan âm nghìn tay đều là 5 màu này. Trong Mật giáo, 5 màu được phối hợp với 5 trí, 5 Phật, 5 chữ, 5 đại, 5 căn, 5 phương, 5 chuyển, 5 hình v.v… đồ biểu như sau: Ngoài ra, thứ tự sắp xếp 5 màu, tùy theo các kinh và nghi quĩ mà có khác. Chủ yếu có 7 cách sắp xếp, đó là: Trắng đỏ vàng xanh đen; Trắng xanh vàng đỏ đen; Trắng vàng đỏ xanh đen; Xanh vàng đỏ trắng đen; Trắng vàng xanh đỏ đen; Vàng đỏ trắng xanh đen; Vàng trắng đỏ xanh đen. Còn màu trung gian của 5 màu là màu lụa đào, màu hồng, màu tía, màu xanh lá cây và màu diêm sinh, gọi là Ngũ gian sắc. [X. kinh Tệ túc trong Trường a hàm Q.7; phẩm Nhập mạn đồ la cụ duyên chân ngôn trong kinh Đại nhật Q.1; Đại nhật kinh sớ Q.4, 5; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.hạ, phần 1, tiết 1; Đại tạng pháp số Q.31].