NGỌN LỬA TỪ TRUNG TÂM

 

C:\Users\Tu Duc\Pictures\1-lời dllm\bài dịch\1 34.jpg

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang hội ý với tổng giám mục. Vị tu sĩ Tây Tạng trong bộ y áo màu đỏ thẩm và vị tu sĩ Anh Giáo trong bộ đồ màu đen ngồi kế bên đầu họ gần đụng vào nhau, bàn tay họ xiết chặc với nhau. Họ nhìn sâu vào đôi mắt của nhau, biểu lộ cho toàn thế giới giống như hai thanh thiếu niên thương nhau lắm. Truyền thông thế giới cách vài mét phía sau những hàng dây nhung bảo vệ. Những phóng viên truyền hình và báo chí từ mọi châu lục đã miêu tả. Rất hiếm hoi khi 33 nhà Khôi Nguyên Nobel hiện diện trong một phòng – đại sảnh lấp lánh của Khách Sạn Oslo’s Holmenkllen. Kỷ niệm một trăm năm giải Nobel Hòa Bình, Na Uy đã quy tụ sự tập họp lớn nhất những nhà lãnh giải Nobel Hòa Bình chưa từng có năm 2001.

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Tổng Giám Mục Desmond Tutu có một lúc yên tĩnh trước buổi sáng đầu tiên của Hội Nghị Chuyên Đề Một Trăm Năm. Tôi đã đứng phía sau hai vị, khom thấp xuống, cố gắng để nắm bắt những ý chính những đối thoại của các ngài trên những tiếng lách cách của những máy quay phim.

“Tôi vừa đến từ Na Uy phía bắc, nơi tôi nhận một bằng danh dự từ trường Đại Học Tromso,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nói với Tổng Giám Mục Tutu. “Một kinh nghiệm đặc biệt. Một lần tôi nhận một bằng cấp khác từ Đại Học Bologna ở Ý Đại Lợi, trường đại học lâu đời nhất ở Âu châu. Ở đấy, có một truyền thống. Trong khi tôi nhận bằng cấp, bên cạnh việc mặc quần áo đẹp đẻ, còn phải đeo nhẫn. Vào lúc ấy, trước mặt công chúng, tôi nói rằng, ‘Như một tu sĩ Phật Giáo tôi bị cấm đeo nhẫn, nhưng hôm nay, do bởi một phần của buổi lễ, cho nên tôi sẽ mang.’ Tôi đeo chiếc nhẫn ấy trong một thời gian ngắn.”

“Vâng, rất tốt,” Tổng Giám Mục Tutu nói. “Và tôi chắc rằng ngài có thể bán chiếc nhẫn ấy và được rất nhiều tiền.”

Hai người bắt đầu khúc khích – dịu dàng, rúc rích hi hi lúc bắt đầu. Và bổng nhiên, tiếng khúc khích của họ biến thành tiếng cười rộ lớn lên và rúc rích. Tiếng cười của Tây Tạng thì ầm ầm, người kia thì chít chít cao hất lên. Tiếng cười tự do và lan truyền xoáy thành cao trào làm rung ring những tấm cửa rộng của chiếc phòng lớn. Mọi người dừng lại việc đang làm của họ và nhìn chăm chú.

Tôi chụp một bức ảnh với đèn chiếu bất ngờ. Mặc dù khác biệt nhau và màu da và tuổi tác (Tutu lớn hơn bốn tuổi), nhưng được xem như sinh đôi với tính nết. Mỗi người có một năng lực kỳ bí để hoàn toàn đưa mình vào một hoàn cảnh và có một niềm vui hồn nhiên không kềm chế. Mỗi người có thể nhìn vào những thứ phàm tục chung quanh họ và xoay sở tìm điều gì đó để phá lên cười.

Một phóng viên bước qua làn dây nhung và bước đến hai người, người quay phim kéo làn dây.

Bà ta nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Tôi có thể hỏi ngài một câu được không?”

“Bà từ đâu đến?” ngài ngước mắt hỏi bà ta.

“TV Na Uy. Thưa Đức Thánh Thiện, điều gì đặc biệt nhất đối với ngài năm 2001?”

“Tôi nghĩ là những tin tức rất sốc, trải nghiệm rất sốc,” Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời. “Khi tôi nghe sự kiện 11 tháng Chín, chủ yếu khi tôi xem hình ảnh trên TV, máy bay dân sự với những hành khách vô tội – đầy nhiên liệu và được sử dụng như vũ khí gây nổ. Không thể tưởng tượng được. Cũng vậy họ dự tính, không phải là hàng năm, thì tối thiểu là nhiều tháng. Tôi cảm thấy sự thông minh của con người bị lèo lái hay kiểm soát bởi lòng thù hận con người, là thảm họa.”

Tổng Giám Mục Tutu gật đầu một cách mạnh mẽ.

“Cho nên, chúng ta có một trách nhiệm đặc biệt để giúp thúc đẩy những cảm xúc con người, có phải không? Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với Tổng Giám Mục.

“Rất tốt, rất hay. Vâng, tôi nhất trí với ngài.” Tutu vỗ bàn tay nói.

***

Buổi trưa cho những nhà khôi nguyên và những vị khách tham dự hội nghị tại Holmenkollen là một công việc kín đáo trong nhà hàng chính. Sau lần hội họp buổi sáng, Tổng Giám Mục Tutu và tôi đi vào căn phòng thanh lịch với nhau. Ngài biết tôi đi với Đức Đạt Lai Lạt Ma và đề nghị lịch sự tôi cùng với ngài dùng trưa. Chúng tôi đã ngồi tại một bàn ăn sát cửa ra vào. Gần như ngay lập tức, chúng tôi được Colm O’Cuanachain, chủ tịch của Hội Ân Xá Quốc Tế (Amnesty), tổ chức đã được giải Nobel Hòa Bình năm 1977. Theo sát O’Cuanachain là Cora Weiss, hiện đứng đầu Văn Phòng Hòa Bình Quốc Tế, đoạt giải năm 1910. Một bồi bàn đến gần và hỏi chúng tôi đặt thức uống.

“Cảm ơn, cảm ơn rất nhiều,” Tổng Giám Mục Tutu nói với anh ta. “Bây giờ, tôi rất đói bụng. Sẽ khác chứ nhĩ, chúng ta được cho ăn lẹ thế nào nhĩ?”

“Tôi có thể cố gắng để đi tắt cho mau,” người bồi bàn Na Uy trả lời.”

“Cảm ơn, cảm ơn.” Tổng Giám Mục Tutu bùng nổ một tràng cười nắc nẻ đặc sản của ngài.

Tôi bồn chồn trong một nhóm khách khứa nổi tiếng như vậy. Nhưng tôi quyết định nói chuyện với Tổng Giám Mục về mối quan hệ của ông với lãnh tụ Tây Tạng.

“Ngài ấn tượng gì về Đức Đạt Lai Lạt Ma?” tôi hỏi ông, giọng của tôi lớn không tự nhiên. O’Cuanachain và Weiss quay lại nhìn tôi.

“Ngài là một người tuyệt vời. Tôi yêu mến ngài,” Tutu nói ngay. “Cả hai chúng tôi có một cảm giác vui tươi dễ sợ – trong chúng tôi là một đứa trẻ nhỏ cố gắng ra ngoài. Giê Su đã nói: ‘Ngoại trừ bạn trở thành một đứa con nít, bằng không bạn không thể vào nước thiên đàng.’ Đứa bé có một cảm nhận kỳ diệu, và Đức Đạt Lai Lạt Ma như vậy. Ngài cũng có sự thánh thiện trong sáng này. Ngài có danh hiệu Đức Thánh Thiện, nhưng trong thực tế, ngài là một bậc thánh thiện. Lớp trẻ thấy ngài là hấp dẫn không cưỡng lại được. Lớp trẻ rất nhanh chóng trong việc chọn lựa ra khi bạn không xác thật, khi bạn là giả mạo. Họ nhận ra rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là thật.

“Ngài có sự hấp dẫn tương hổ rất đặc biệt này với Đức Đạt Lai Lạt Ma,” tôi tiếp tục. “Khi hai vị ở gần bên nhau, giống như hai đứa trẻ đang nô đùa. Ngài có được mối quan hệ đặc biệt này như thế nào?”

“Tôi không biết, tôi không biết,” Tutu nói. “Ông yêu như thế nào? Nó là điều gì đấy xảy ra như vậy thôi. Có những người làm nó xảy ra, ông không thể hiểu khoa luyện kim. Tại sao tôi có thể làm ra những thứ như vậy với Đức Đạt Lai Lạt Ma và ngài với tôi chỉ là một trong những điều kỳ bí hết sức thú vị của … Hãy nói là ân phước.” Ông lẫm nhẫm một câu cầu nguyện nhanh như một rỗ bánh mì đến bàn.

“Với kinh nghiệm của ngài về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (apartheid), ngài có thể nói gì về người Tây Tạng và Trung Hoa?” tôi hỏi vị tổng giám mục khi chúng tôi nhóp nhép nhai những ổ bánh mì nhỏ của Na Uy.

“Một trong những điều quan trọng nhất, chúng tôi là người da đen Nam Phi tin tưởng nhiệt thành rằng chúng tôi sẽ thắng,” Tutu trả lời. Tôi có cảm nhận rằng những nhà khôi nguyên khác ở bàn ăn đang lắng nghe từng lời của Tutu. “Tin tưởng, ông biết không.. đôi khi ông nắm chặc nó một cách hiếm hoi không ngờ. Một cách đặc biệt trong những ngay đen tối khi chúng tôi đang dẫn tới những đám tang giống như nó sắp hết thời. Chúng tôi may mắn: người dân chúng tôi cực kỳ phi thường trong năng lực cười vui của họ. Họ có thể cười vào chính họ. Bây giờ này, những người Trung Cộng. Ông biết không, họ cuối cùng sẽ thua. Họ cũng sẽ đánh mất bất cứ điều gì mà thế giới đã dành cho họ. Chính quyền Bắc Kinh phải tháo cái vòng lo lắng ở cổ họ ra và để cho người Tây Tạng có một sự tự trị thật sự.”

Người bồi bàn đến với một dĩa lớn với cá và rau cải cho Tutu. Nhưng không có gì cho tất cả những người còn lại.

Vị tổng giám mục ngước mặt lên. “Tốt quá, tốt quá. Chúa phù hộ anh. Thật là dễ thương.” Với cả bàn: “Người đàn ông này thật rõ ràng, thật rõ ràng.” Khi ông bùng nổ với tiếng cười, lỗ mũi của ông phồng lớn dễ sợ và đôi mắt nhỏ của ông biến mất.

“Rất nhanh, vì bạn của anh. Rất nhanh.” Người bồi bàn bối rối vì cao trào vui nhộn không ngờ.

“Tôi sử dụng sự ảnh hưởng ngoài luồng một chút – là thứ mà chúng ta có trong đường giây nóng. Tôi nói với anh ta rằng những người bạn của tôi cũng cần lợi lạc từ sự ấm cúng mà chúng ta có ở đây,” Tutu giải thích với tất cả chúng tôi và vẫn đang cười.

“Chúng ta chưa có lợi lộc gì cả,” O’Cuanachain nói. Tôi có thể nghe bao tử của ông ta càu nhàu.

“Nó sẽ đến, nó sẽ đến,” Tutu cam đoan với ông, chỉ trước khi người bồi bàn đến với một mâm thức ăn.

***

Từ năm 1995 đến 1997, Tổng Giám Mục Tutu là chủ tịch của Ủy Ban Chân Lý và Hòa Giải của Nam Phi. Công việc của ông? Lắng nghe 21,000 nhân chứng miêu tả sự ngược đãi quyền con người và sự tàn nhẫn đã xảy ra trong thời kỳ phân biệt chủng tộc. Vào những lúc ấy, ông thường lau nước mắt sau khi nghe những câu chuyện tra tấn, chân tay con người bị làm tàn phế bởi đèn hàn. Yêu cầu của ông? Ông phải tha thứ những thủ phạm nhằm để nuôi dưỡng sự hàn gắn vết thương.

“Người ta nói,” Tutu nói, “có lẻ chúng ta phải mở những vết thương ra, lau sạch chúng để chúng không nung mủ. Đổ dầu vào chúng. Và sau đó có lẻ, có lẻ, chúng sẽ được lành. Chuyện tha thứ không rẻ rúng. Và sự hòa giải không dễ dàng. Nhưng với sự tha thứ, chúng ta mở cửa cho những người nào đó. Những người có lẻ đã xiềng xích quá khứ lại, để tháo mở gông cùm, bước ngược qua cửa và đi vào một tương lai mới.

Trong năm 2004, trong một diễn đàn với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Đại Học British Columbia, nói về kinh nghiệm với Ủy Ban Chân Lý và Hòa Giải của Nam Phi.

Nhiều lần con người bị xúc động bởi những tấm gương, một cách đặc biệt với những thí dụ của những con người vốn đã bị khổ đau quá nhiều, thay vì đòi hỏi một kí thịt để trừng phạt, đã cư xử một cách phi thường.

Một phụ nữ da đen trẻ đến với chúng tôi và kể câu chuyện này: “Cảnh sát đến và bắt tôi đến trụ sở cảnh sát. Họ đưa tôi vào một căn phòng, cởi áo quần tôi. Họ lấy bộ ngực tôi nhét vào ngăn kéo. Và rồi họ đóng mạnh ngăn kéo vài lần trên đầu vú tôi cho đến chảy rịn chất trắng ra.” Bây giờ, các bạn tưởng tượng người nào đó đã có kinh nghiệm về sự tàn nhẫn này sẽ là cay đắng, sẽ là khao khát trả thù. Nhưng thường thường, những người như cô ta sẽ nói rằng họ đã sẳn sàng tha thứ. Chúng tôi ngồi ở đó nhúng nhường sâu sắc, khiêm hạ sâu lắng. Khiêm hạ bởi đặc quyền được nghe những con người mà đúng ra họ có quyền để giận dữ, bực tức, biểu lộ tinh thần phục thù. Và thay vì thế, họ đầy tràn với một khao khát tha thứ.

Có một điều gì đó được gọi là sự tàn sát Bisho[1], ba mươi hay bốn mười người bị giết và 200 người bị thương. Chúng tôi tổ chức một cuộc họp để nghe các nhân chứng trong một hội trường khổng lồ, căn phòng đầy những người đong đầy giận dữ, nhiều người trong họ hoặc là thương tật tại sự kiện đó hay đã mất những người thương. Bốn người cảnh sát đã bắn và làm chết người đi vào. Bạn có thể cảm nhận sự căng thẳng của căn phòng, của sự giận dữ. Họ đến và ngồi ở đó trên sân khấu và chúng tôi ở chính giữa. Một trong những người cảnh sát, cảnh sát da trắng, ba người kia da đen, đứng dậy và nói, “Vâng, chúng tôi ra lện cho binh sĩ bắn.”

Nhiệt độ trong phòng tăng lên, sự căng thẳng mà bạn có thể cắt bằng một con dao. Và rồi, ông ta nói, “Xin hãy tha thứ chúng tôi. Xin hãy tha thứ ba người đồng nghiệp này của tôi và nhận họ lại vào cộng đồng.” Bây giờ, quý vị nghĩ căn phòng này có thể nổ tung với sự giận dữ. Các bạn biết thính chúng đã làm gì không? Họ vỗ tay. Không thể ngờ được. Họ vỗ tay. Và khi sự vỗ tay hạ xuống, tôi nói, “Chúng ta hãy dành một phút im lặng. Bởi vì chúng ta đang ở trong điều gì đó thánh thiện. Chúng ta đang đứng trên mãnh đất thánh thiện. Chúng ta phải cởi giày ra, như Moses đã làm.”

Tổng Giám Mục Tutu với sự tin chắc sâu đậm về tha thứ qua sự trình bày của ông tới một mãng tuệ trí cổ xưa. Khi Tutu đặt nó vào sự thảo luận của ông với Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Vancouver: “Trong xứ sở của tôi, chúng tôi nói về điều gì đó gọi là ubuuntu (ubuntu). Khi tôi muốn – ca ngợi bạn, sự ca ngợi cao nhất mà tôi có thể cho bạn là nói bạn có ubuuntu. Người này có điều mang theo là một con người. Đây là một con người nhận ra rằng người ấy tồn tại chỉ bởi vì những người kia tồn tại ; một người là một người qua những người khác. Khi chúng tôi nói bạn có ubuuntu, là chúng tôi muốn nói rằng bạn tế nhị, bạn yêu thương, bạn mến khách, bạn muốn chia sẻ, và bạn muốn quan tâm đến lợi ích của những người khác. Đây là bởi vì nhân tính của tôi đồng nhịp trong nhân tính của bạn. Cho nên khi tôi vô nhân đạo với người khác, cho dù tôi thích nó hay không, một cách không mũi lòng, thì tôi vô nhân đạo với chính tôi. Vì chúng ta chỉ có thể là con người, thì chúng ta chỉ có thể tự do, cùng với nhau. Tha thứ thật sự là hình thức tốt nhất của tự trọng.”

***

Một tháng sau khi những khôi nguyên Hòa Bình tập hợp ở Oslo, tôi cùng với Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi ở Dharamsala cho một cuộc phỏng vấn mở rộng. Trong một cuộc thảo luận về khái niệm tha thứ, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kể cho tôi nghe câu chuyện của Lobsang Tenzin, một Phật tử Tây Tạng. Bằng việc tha thứ thật sự, cho nên sự phát triển tâm linh của Tenzin đã tiến bộ một cách đáng kể.

“Tenzin là một chiến binh tự do ở Tây Tạng, vùng Pempo, một trong những lãnh đạo của làng ông,” Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu. “Ông bị Trung Cộng bắt năm 1959 và giam vào tù. Sau đó ông trốn sang Ấn Độ. Ban đầu ông không biết gì về Phật Giáo. Nhưng ông thế nào đó tự nuôi dưỡng sự thực tập về nội hỏa – tumo. Ông đến với những sự thực tập rất trể trong cuộc đời ông.”

Tenzin đang hành thiền trong một hang động cao ở Dharamsala khi ông đã thấy ánh sáng mãnh liệt. Đó là dấu hiệu đầu tiên là ông đã tiến đến một nơi nào đó trong sự thực hành mật tông của ông. Ông nhắm mắt lại để thấy ánh sáng biến mất có biến mất không. Nhưng không, ánh sáng thật sự trở thành dữ dội hơn. Sau đó ông cảm thấy một sự bỏng rát, giống như ngọn lửa với những tia lửa bắn ra, trong vùng rốn của ông. Bằng việc tập trung tâm thức vào đó, ông thấy rằng ông có thể mở rộng hay co rút quả cầu lửa và làm nó chuyển động. Ông chuyển nó đến vùng trái tim ông, giữ nó ở đó, và hành thiền thêm. Có một cảm giác mới: ông thấy rằng bây giờ ông miễn nhiễm với cái cực kỳ lạnh. Ông ở trong sự trải nghiệm kinh ngạc, của năng lực ông mới tìm ra để phát sinh nội hỏa – tumo – sức nóng bên trong.

Sau khi tiếp tục hành thiền khoảng một năm, Tenzin thấy rằng sự hành thiền của ông đã đạt đến một tầm cao mới: sức nóng tâm linh đã trở nên mạnh mẽ hơn, và sự phát sinh của nó dễ dàng hơn. Bây giờ ông thấy rằng ông có thể hướng dẫn năng lượng của sức nóng vào trong một kinh mạch tâm linh trung tâm trong thân thể của ông. Một khi điều này xảy ra, ông đạt đến một thể trạng an lạc thậm thâm và bền lâu.

Vào đầu những năm 1980, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với Tenzin, lúc ấy ông ở trong độ tuổi bốn mươi, rằng ông nên tập trung vào nội hỏa như một thành phần then chốt trong sự thực tập tâm linh của ông. Với sự khuyến nghị của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin tìm đến Khyentse một vị lạt ma nổi tiếng về nội hỏa ở Manali, một thị trấn nhỏ trên vùng núi cao của Himachal Pradesh, Ấn Độ.

“Các đệ tử của Khyentse Lạt Ma thực hành nội hỏa suốt năm, sử dụng kỷ thuật tấm vải ướt. Ngay cả ngày lạnh nhất – gần như trần truồng,” Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với tôi, “Để tấm vải vào trong nước đá, xong vắt nước, và rồi quấn chung quanh mình và hành thiền. Trong vài phút, hơi nóng lên. Khô hoàn toàn trong không đầy một tiếng đồng hồ. Lại nhúng tấm vải vào trong nước, rồi quấn chung quanh mình. Trong một đêm, mười đến mười ba tấm, như thế đấy. Sau đó Tiến sĩ Herbert Benson ở Harvard đã trở nên thích thú với nội hỏa. Họ đến Dharamsala và thực hiện một số thử nghiệm với những vị chuyên môn về nội hỏa sống trên núi. Họ rất ấn tượng với năng lực của Tenzin phát sinh sức nóng của thân thể. Thế nên, với sự cho phép của tôi, họ mời Tenzin làm một vài thử nghiệm ở Harvard.”

Karma Gelek, một tu sĩ trẻ nói Anh văn rất thạo, đi cùng với Tenzin đến Hoa Kỳ. Sư nói với tôi rằng chuyến du hành 1985 của họ rất khó khăn. Tenzin đến Boston và bị choáng váng vì chuyến bay trầm trọng. Ông rất mệt mõi và muốn tạm dừng việc thử nghiệm nội hỏa cho đến khi ông quen với thời tiết. Nhưng phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Benson dày đặc chương trình, không thể dời chậm lại được. Những cuộc thử nghiệm đã bắt đầu ngày kế tiếp.

Tenzin bị bắt phải chịu những thử nghiệm toàn diện trong phòng thí nghiệm mà nhiệt độ được giữ ở mức độ lạnh ướp thịt sống. Các nhân viên phòng thí nghiệm mặc áo gi lê dưới bộ đồ trắng phòng thí nghiệm của họ. Tenzin phải cởi y áo trên ra, và chỉ mặc một áo khoác cô tông mõng không tay. Các thử nghiệm đã xảy ra dài đăng đẳng. Theo Gelek, Tenzin được để đông lạnh tới mức trong buổi thử nghiệm.

Khi Tenzin sau cùng thâm nhập vào thể trạng sâu lắng của thiền tập, việc tiếp nhận dưỡng khí của ông hạ xuống đến mức ngoạn mục, với sự giảm thiểu tương ứng trong việc trao đổi chất, ông cần chỉ thực hiện năm hay sáu hơi thở trong một phút, so với mười ba hay mười bốn lúc bình thường. Vào lúc nội hỏa phát sinh, nhiệt độ thân thể của ông đã tăng lên một mức mười độ tốt đẹp. Tiến sĩ Benson đã viết trong nghiên cứu của ông về những hành giả nội hỏa (Khoa học Tâm thức, Đối thoại Đông Tây, the Dalai Lama et al., Wisdom Publications, 1991): “Những gì chúng ta đang tìm thấy qua những thử nghiệm này là những tiến trình hành thiền đưa tới những sự thay đổi sinh lý ấn tượng nổi bật hơn. Những sự thay đổi này quan hệ mật thiết trực tiếp đến sức khỏe … bất cứ sự rối loạn nào do hay làm tệ hại hơn bởi căng thẳng.”

Tôi bị hấp dẫn bởi câu chuyện của Lobsang Tenzin. Tôi tự hỏi làm thế nào một chiến sĩ đấu tranh cho tự do, một người thường đi giết người, có thể phát triển một năng lực tâm linh khác thường tương đối trể trong cuộc đời như vậy. Hầu hết những tu sĩ Tây Tạng, thí dụ thế, bắt đầu sự tu tập của họ trong tu viện khi họ ở độ tuổi sáu hay bảy.

Karma Gelek nói với tôi rằng Tenzin tin tưởng sự thực tập tâm linh của ông ấy đã bắt đầu và sau đó cải thiện một cách ấn tượng sâu sắc trong thời gian ông ở trong nhà tù Trung Cộng. Đó là trong thời gian khó khăn này mà ông đến với hai sự hiểu biết sâu sắc. Một, ông nhận ra rằng sự khổ đau của ông trong nhà tù bị nối kết với nghiệp quả, một kết quả trực tiếp của sự tàn bạo chính ông chống lại người Trung Cộng. Thứ hai, ông trực nhận rằng nếu ông tự cho phép mình mòn mõi với việc thù hận người Trung Cộng, nếu sự tập trung của ông chính yếu vào sự trả thù, ông sẽ tự đưa mình đến chỗ mất trí.

Mặc dù ông không thể kiểm soát đối với những gì người Trung Cộng có thể làm đối với thân thể ông, nhưng Tenzin cuối cùng hiểu rằng người Trung không thể làm tổn hại sức khỏe tinh thần ông một cách đơn phương. Cách duy nhất mà sự cát tường của tâm lý ông có thể đau khổ là qua thái độ của chính ông, sự phản ứng của chính ông đối với tình cảnh hoạn nạn khốc liệt của ông. Ông biết rằng nếu ông có thể phát triển một cảm nhận trung tính – hay, nhưng vẫn tốt hơn, là cảm nhận tích cực đối với những kẻ bắt bớ ông, thì ông có thể ngủ ban đêm. Và bất chấp người Trung Cộng tra tấn tệ hại thế nào đi nữa, tâm thức ông sẽ luôn luôn là nơi trú ẩn an toàn cho ông trải qua sự thay đổi trong tư duy.

Theo Gelek, Tenzin làm trong sạch sự thù hận của ông đối với người Trung Cộng. Đơn giản là ông tha thứ họ. Dần dần, ông ngay cả phát triển một lòng từ bi chân thành cho họ. Điều đó đã chứng minh là chìa khóa. Đó là vấn đề ông đã sống sót với sự giam cầm khắc nghiệt như thế nào với chút ít tổn hại trong thể trạng tinh thần của ông. Trong khi ở trong tù, ông đi đến tin tưởng một cách chầm chậm trong năng lực chửa trị của tha thứ. Gelek nghĩ rằng điều này là những gì cho phép Tenzin thực hiện bước nhảy vọt lượng tử trong sự thực tập tâm linh của ông. Năng lực khác thường trong nội hỏa cũng gia tăng một cách ấn tượng.

***

Thế nên có thể tha thứ kẻ thù của bạn thì có thể làm nên một sự khác biệt cho tiến trình tâm linh của hành giả chứ gì?” Tôi hỏi Đức Đạt Lai Lạt Ma.

“Vâng, vâng, không nghi ngờ gì nữa,” ngài trả lời. “Nó là thiết yếu. Nó là một trong những điều quan trọng nhất. Nó có thể thay đổi đời sống của một người. Để giảm thiểu thù hận và những cảm xúc tàn phá khác, thì bạn phải phát triển những đối kháng của nó – bi mẫn và từ ái. Nếu ông có một lòng bi mẫn mãnh liệt, một sự tôn trọng nhiệt tình người khác, thế thì tha thứ sẽ dễ dàng hơn. Một cách chính yếu cho lý do này: tôi không muốn làm tổn hại người khác. Tha thứ cho phép ông xúc chạm với những cảm xúc tích cực này. Điều này sẽ giúp sự phát triển tâm linh.

“Có một kỷ năng hành thiền đặc biệt nào mà ngài đã sử dụng không?” tôi hỏi.

“Tôi sử dụng kỷ năng thiền tập gọi là cho và nhận,” Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích. “Tôi thực hiện sự quán tưởng: gửi cảm xúc tích cực như hạnh phúc, tình cảm đến người khác. Rồi thì một sự quán tưởng khác. Tôi quán tưởng nhận những khổ đau của họ, những cảm xúc tiêu cực của họ. Tôi làm điều này mỗi ngày. Tôi chú ý một cách đặc biệt đến người Trung Hoa – một cách đặc biệt những người đã làm những thứ kinh khủng cho người Tây Tạng. Cho nên, khi thiền tập, tôi thở vào tất cả những độc hại của họ – thù hận, sợ hãi, tàn bạo. Sau đó tôi thở ra từ ái, bi mẫn, tha thứ. Tôi đem vào thân thể tôi tất cả những thứ xấu xa của họ. Rồi thì thay thế những độc hại với không khí trong lành. Cho và Nhận. Tôi chăm sóc không để đổ lỗi – tôi không đổ lỗi người Trung Hoa, và tôi không đổ lỗi cho chính tôi. Sự thiền tập này rất hiệu quả, hữu ích trong việc giảm thiểu thù hận, hữu ích cho việc trau dồi sự tha thứ.

Ần Tâm Lộ, Wednesday, November 11, 2015

  1. Bisho Massacre: xảy ra ngày 7 tháng Chín năm 1992.