LUẬN NHẬP A TỲ ĐẠT MA
Tác giả: A-la-hán Tắc-Kiến-Đà-La
Hán dịch: Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng, Đời Đường vâng chiếu dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN HẠ
Thủ có bốn thứ: Thủ dục, thủ kiến, giới cấm thủ và ngã ngữ thủ. Tức dục bộc lưu thêm vô minh, gọi là dục thủ. Có ba mươi bốn vật là tham, sân, mạn, vô minh, mỗi thứ đều có năm loại, Nghi có bốn, triền có mười, hữu bộc lưu thêm vô minh, gọi là ngã ngữ thủ.
Có bốn mươi vật là tham, mạn, vô minh, mỗi thứ có mười loại, Nghi có tám thứ và hôn trầm, trạo cử, trừ giới cấm thủ trong các kiến, số còn lại gọi là kiến thủ.
Có năm mươi vật: Giới cấm thủ, gọi là giới cấm thủ, có sáu vật. Do đó, riêng làm oán của Thánh đạo, vì dối gạt cả hai chúng tại gia, xuất gia. Đó là lập riêng thủ trong năm kiến. Nghĩa là chúng tại gia do sự dối gạt này, nên chấp rằng tự nhịn đói, chỉ hớp không khí và từ đỉnh núi cao gieo mình xuống vực thẳm v.v… là đạo trời. Các chúng xuất gia do sự mê hoặc lừa dối này mà cho bỏ cảnh đáng yêu, thọ công đức đỗđa (đầu-đà) là đạo thanh tịnh.
Nghĩa củi là nghĩa của thủ, có thể khiến lửa nghiệp đốt cháy nối tiếp nhau mà sinh trưởng. Như vì có củi, nên lửa mới được cháy bùng. Như vậy, vì có phiền não, nên nghiệp của hữu tình mới được sinh trưởng.
Lại, nghĩa mạnh mẽ, nhạy bén là nghĩa của thủ, hoặc nghĩa ràng buộc bên trong là nghĩa của thủ, như con tằm ở trong kén tự ràng buộc mình rồi chết. Như vậy hữu tình bị bốn thủ buộc ràng, trôi lăn trong sự sống chết, đánh mất tuệ mạng.
Sự trói buộc thân có bốn thứ: Nghĩa là tham dục trói buộc thân, giận dữ trói buộc thân, giới cấm thủ trói buộc thân, chấp thân này có thật trói buộc thân. Năm bộ tham của cõi Dục, gọi là sự trói buộc thân ban đầu. Năm bộ sân, gọi là sự trói buộc thân thứ hai. Sáu giới cấm thủ, gọi là sự trói buộc thân thứ ba. Mười hai kiến thủ, gọi là sự trói buộc thân thứ tư. Các thứ triền ràng buộc hữu tình, vì tự trói buộc lấy mình, nên gọi là trói buộc thân. Những thứ này đều có nghĩa trói buộc thân
hữu tình.
Cái có năm thứ: cái dục tham, cái sân hận, cái hôn trầm thùy miên, cái trạo cử ác tác, cái nghi.
Năm bộ tham của cõi Dục, gọi là cái ban đầu. Năm bộ sân, gọi là cái thứ hai. Hôn trầm và thùy miên bất thiện của cõi Dục, gọi là cái thứ ba. Trạo cử và ác tác bất thiện, gọi là cái thứ tư. Bốn bộ nghi của cõi Dục, gọi là cái thứ năm. Do ngăn che Thánh đạo và lìa nhiễm cõi Dục và hai thứ căn thiện gia hạnh này, nên gọi là cái.
Trước đây đã nói các giới, các đường, các sinh, các địa chịu khổ, nên nói.
Thế nào là sinh về giới đường? Giới địa có ba thứ: Là cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc. Cõi Dục có hai mươi xứ, đó là tám địa ngục lớn:
- Đẳng hoạt.
- Hắc thằng.
- Chúng hợp.
- Hào kiếu.
- Đại hào kiếu.
- Viêm nhiệt.
- Đại viêm nhiệt.
- Vô gián cùng Bàng sinh, cõi quỷ là mười.
Người có bốn châu:
- Châu Thiệm-bộ.
- Châu Thắng-thân.
- Châu Ngưu-hóa.
- Châu Câu-lô.
Có sáu trời Dục:
- Trời Tứ đại vương chúng.
- Trời Tam Thập Tam.
- Trời Dạ-ma.
- Trời Đỗ-sử-đa.
- Trời Lạc-biến-hóa.
- Trời Tha-hóa-tự-tại.
Kết hợp là hai mươi xứ.
Cõi Sắc có mười sáu xứ: Sơ Tĩnh lự có hai xứ: Là trời Phạm Chúng và trời Phạm Phụ. Đệ nhị tĩnh lự có ba tầng trời:
- Trời Thiểu Quang.
- Trời Vô Lượng Quang.
- Trời Cực Quang Tịnh.
Đệ tam Tĩnh lự có ba tầng trời:
- Trời Thiểu Tịnh.
- Trời Vô Lượng Tịnh.
- Trời Biến Tịnh.
Đệ tứ Tĩnh lự có tám tầng trời:
- Trời Vô Vân.
- Trời Phước Sinh.
- Quảng Quả thiên.
- Trời Vô Phiền.
- Trời Vô Nhiệt.
- Trời Thiện Hiện.
- Trời Thiện Kiến.
- Trời Sắc Cứu Cánh.
Kết hợp là mười sáu xứ.
Vì Đại Phạm, Vô tưởng không có chỗ riêng, nên không phải mười tám.
Cõi Vô Sắc dù không có chỗ trên, dưới mà vẫn có bốn chỗ sinh khác nhau:
- Không vô biên xứ.
- Thức vô biên xứ.
- Vô sở hữu xứ.
- Phi tưởng Phi phi tưởng xứ.
Thú (đường) có năm thứ:
- Nại-lạc-ca.
- Bàng sinh.
- Cõi quỷ.
- Trời.
- Người.
Sinh có bốn thứ: Noãn sinh, Thai sinh, Thấp sinh, Hóa sinh.
Địa có mười một thứ: Tĩnh lự cõi Dục, Vị chí, Trung gian ở cõi Dục, bốn Tĩnh lự, bốn Vô Sắc là mười một địa. Cõi Dục và Hữu đảnh hoàn toàn hữu lậu, chín địa kia có cả hữu lậu và vô lậu. Giới, thú, sinh nói ở trước hoàn toàn là hữu lậu.
Trí có mười thứ: Pháp trí, loại trí, trí thế tục, trí tha tâm, khổ trí, tập trí, diệt trí, đạo trí, tận trí và trí vô sinh.
Các hành của cõi Dục và nhân của các hành đó diệt, đạo Gia hạnh, đạo thắng tiến, đạo Vô gián, đạo Giải thoát và trí vô lậu đã có trong địa Pháp trí, gọi là Pháp trí. Từ vô thỉ đến nay, thường ôm ấp chấp ngã, nay vì mở ra thấy pháp, nên gọi là Pháp trí. Các hành của cõi Sắc, Vô Sắc và nhân của các hành đó diệt, đạo Gia hạnh, Vô gián, Giải thoát, thắng tiến và trí vô lậu đã có trong địa loại trí, gọi là loại trí. Vì tùy theo pháp trí nẩy sinh nên gọi là loại trí. Các tuệ hữu lậu gọi là trí thế tục. Trí này phần nhiều phân biệt sự chuyển của thế tục, như bình, y v.v…, nên gọi là trí thế tục. Trí thế tục này có hai thứ là nhiễm ô, không nhiễm ô. Nhiễm ô lại có hai thứ là kiến tánh và phi kiến tánh.
Kiến tánh có năm loại: Hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ và giới cấm thủ.
Phi kiến tánh: Là tuệ tương ưng với nghi, tham, sân, mạn, vô minh, phẫn, hại, v.v…
Không nhiễm ô cũng có hai thứ:
- Thiện.
- Vô phú vô ký.
Vô phú vô ký nghĩa là không phải kiến, vì không suy luận, cân nhắc là tuệ và trí.
Thiện: Như năm thức đều có, cũng không phải kiến mà là tuệ và trí. Nếu ý thức đều có là chánh kiến thế tục, vừa là tuệ, vừa là trí. Các định phát sinh trí, có thể biết rõ sự trói buộc của cõi Dục, cõi Sắc ở người khác. Một phần vô lậu hiện tại, giống như tâm, tâm sở pháp gọi là trí tha tâm. Trí này có hai thứ:
- Hữu lậu.
- Vô lậu.
Hữu lậu có thể biết rõ pháp tâm, tâm sở thuộc về cõi Dục, cõi Sắc khác.
Vô lậu có hai thứ:
- Pháp trí phẩm.
- Loại trí phẩm.
Pháp trí phẩm: Biết pháp tâm, tâm sở của phẩm pháp trí. Loại trí phẩm biết pháp tâm, tâm sở của phẩm loại trí. Trí này không biết sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành và quá khứ, vị lai thuộc về cõi Vô Sắc. Tất cả tâm, tâm sở thù thắng của Bổ-đặc-già-la nơi địa căn đều không thể biết. Ở phần quả của năm thủ uẩn, có trí vô lậu, tạo nên hành tướng phân biệt vô thường, khổ, không, vô ngã, gọi là khồ trí. Về phần nhân của năm thủ uẩn, có trí vô lậu, với hành tướng quán sát tập làm nhân sinh ra duyên, gọi là tập trí. Ở diệt kia có trí vô lậu, tạo nên hành tướng phân biệt của diệt, tịnh, diệu, ly gọi là diệt trí. Đối trị ở nơi kia được đạo Niết bàn, có trí vô lậu với hành tướng phân biệt của đạo, như hành, chuyển gọi là đạo trí.
Có trí vô lậu suy nghĩ: “Khổ ta đã biết, tập ta đã đoạn, diệt ta đã chứng, đạo ta đã tu”. Hết thảy hành tướng đều chuyển, gọi là tận trí.
Có trí vô lậu suy nghĩ: “Khổ ta đã biết, không còn biết nữa, cho đến đạo ta đã tu, không còn tu nữa, hành tướng vô sinh chuyển gọi là trí vô sinh.
Hai trí sau này vì không suy luận đắn đo, nên không phải là tánh kiến. Trí tha tâm chỉ là kiến tánh. Sáu trí khác có cả kiến tánh và phi kiến tánh. Trí thế tục chỉ có hữu lậu. Trí tha tâm có cả hữu lậu, vô lậu. Tám trí khác chỉ là vô lậu. Diệt trí chỉ duyên vô vi. Trí tha tâm, khổ, tập, đạo chỉ duyên hữu vi. Năm trí còn lại duyên cả hữu vi và vô vi. Khổ trí, tập trí chỉ duyên hữu lậu. Diệt trí, đạo trí chỉ duyên vô lậu. Sáu trí còn lại duyên cả hữu lậu và vô lậu.
Pháp trí ở sáu địa, đó là bốn Tĩnh lự, thiền Vị chí và Trung gian.
Loại trí ở chín địa, đó là sáu địa trước và ba Vô Sắc dưới.
Trí tha tâm ở bốn địa là bốn tĩnh lự.
Trí thế tục ở tất cả địa.
Pháp trí phẩm và sáu trí còn lại là ở sáu địa, loại trí phẩm thì ở chín địa.
Nhẫn có tám thứ: Pháp trí nhẫn khổ, tập, diệt, đạo và loại trí nhẫn khổ, tập, diệt, đạo. Tám trí này có thể dẫn sinh trí quyết định và tuệ thù thắng. Do nhẫn có thể đạt được lý bốn Thánh đế như khổ v.v… nên gọi là Nhẫn. Trong các nhẫn, tám trí này chỉ là quán sát pháp nhẫn, là kiến và tuệ, không phải tự tánh của trí. Nghĩa quyết định là nghĩa của trí. Ý ưa tìm tòi, ý lạc của tám trí này chưa dứt. Vì chưa thể xem xét, quyết đoán, nên không gọi là trí. Khổ pháp trí nhẫn và mười tùy miên do kiến khổ dứt trừ ở cõi Dục đều được trừ diệt. Khổ pháp trí đều sinh với sự dứt trừ kia.
Nhẫn là đạo Vô gián, trí là đạo Giải thoát. Đối trị với mười thứ tùy miên ở cõi Dục do kiến khổ dứt trừ. Như có hai người: một người ở trong nhà đuổi giặc ra, còn một người thì đóng cửa lại không cho chúng vào nữa. Khổ loại trí nhẫn và mười tám thứ tùy miên của cõi Sắc, cõi Vô Sắc do kiến khổ dứt trừ đều được cùng diệt. Khổ loại trí và sự dứt trừ kia được sinh chung với trí khác, như trước đã nói.
Bốn tâm như vậy, có thể hiện quán khổ đế ở ba cõi. Ở tập, diệt, đạo đều có bốn tâm, nên biết cũng vậy. Mười sáu tâm này có thể hiện quán bốn đế ở ba cõi, dứt trừ tám mươi tám kiết do kiến dứt trừ mà được quả Dự lưu. Mười thứ tùy miên khác do tu đạo dứt trừ. Nghĩa là cõi Dục có bốn thứ, cõi Sắc, Vô Sắc, mỗi cõi đều có ba thứ, nên thành ra mười thứ. Bốn thứ của cõi Dục ví như bó cỏ lau được chia đều thành chín phần, là từ thượng thượng cho đến hạ hạ. Đạo đối trị vô gián, giải thoát kia cũng có chín phẩm. Đó là đạo của phẩm hạ hạ, có thể đối trị tùy miên của phẩm thượng thượng, cho đến đạo của phẩm thượng thượng có thể đối trị tùy miên của phẩm hạ hạ. Lúc sáu phẩm tùy miên dứt hết là được quả Nhất lai. Lúc chín phẩm tùy miên dứt hết thì được quả Bấthoàn. Như cõi Dục có bốn thứ được chia đều thành chín phần, cũng có Vô gián, giải thoát của chín phẩm có thể là đạo Đối trị.
Cõi Sắc, Vô Sắc đều có bốn địa, chủ thể đối trị, đối tượng được đối trị trong mỗi địa đều có chín phẩm, nên biết cũng vậy. Lần lượt dứt trừ tùy miên của tám địa kia, cho đến khi dứt hết phẩm hạ hạ của Hữu đảnh, được quả A-la-hán. Ở giữa bốn quả đã có các đạo và kiến đạo trước kia, gọi là bốn hướng. Tùy theo ở quả nào trước gọi là hướng của quả đó.
Như vậy có tám Bổ-đặc-già-la là hành bốn hướng và trụ bốn quả. Quả hướng như vậy là do phần riêng của chủng tánh mà chia làm sáu thứ là chủng tánh của phàm phu, căn cơ châm hụt, nhạy bén. Nếu nhập mười lăm tâm của Kiến đạo gọi là Tùy tín hành và Tùy pháp hành, tức hai thứ này đến quả vị tu đạo, là từ tâm thứ mười sáu cho đến định Kim Cương dụ, gọi là Tín thắng giải và được gọi là Kiến chí, nghĩa là hai thứ này đến quả vị vô học. Từ tận trí ban đầu, cho đến tâm sau cùng, gọi là Thời giải thoát và Bất thời giải thoát, v.v… đó là những chủng loại khác nhau của tâm sở mà có vô lượng thứ.
Vì dựa vào tâm mà có, nên gọi là pháp tâm sở, cũng như ngã sở. Tâm sở như vậy gọi là hành tương ưng.
Hành bất tương ưng trái với hành tương ưng này, nghĩa là các đắc v.v… Đắc là xưng gọi có pháp, tức pháp của nhân có ba thứ:
- Tịnh.
- Bất tịnh.
- Vô ký.
Tịnh là tín, v.v…, bất tịnh là tham, v.v…, vô ký, tâm biến hóa v.v… Nếu thành lập pháp này, gọi là pháp có, nghĩa là xưng gọi pháp này là nhân nhất định, gọi là đắc được thành tựu. Nếu không có đắc thì lúc các phiền não như tham v.v… hiện khởi ở trước, người hữu học đã không có tâm vô lậu nên không phải bậc Thánh. Nếu phàm phu khởi tâm thiện, vô ký, thì bấy giờ nên gọi là người đã lìa nhiễm! Vả lại, các bậc Thánh với các phàm phu đều không có đắc của Niết-bàn. Vì giống nhau nên đều gọi là phàm phu, hoặc đều gọi là bậc Thánh! Như đấng Pháp Vương nói: “Vì khởi đầu được thành tựu mười pháp vô học, nên gọi là bậc Thánh, dứt hẳn năm chi”, cho đến nói rộng.
Lại nữa, Đức Thế Tôn nói: “Bí-sô nên biết! Nếu có ai thành tựu pháp thiện, bất thiện, ta nhận thấy các loài hữu tình như vậy, pháp thiện, bất thiện trong tâm họ nối tiếp nhau sẽ được tăng trưởng vô biên”. Ngài nói rằng: “Bí-sô các thầy không nên so sánh, cân nhắc sự hơn, kém của hữu tình. Không nên vọng chấp về chất lượng của đức Bổ-đặc-già-la là cạn, sâu”, cho đến nói rộng.
Vì vậy, nên biết ngoài pháp thì nhất định có đắc thật. Đắc này có hai thứ:
- Chưa được, đã mất nay được.
- Được rồi không mất, nay thành tựu.
Nên biết, không phải đắc là trái với đây. Vì có đắc, phi đắc trong pháp nào, tức đối với sự nối tiếp nhau của mình và trong hai diệt, có đắc, phi đắc, không phải là sự nối tiếp của người khác. Vì không có pháp thành tựu ở thân người khác, không phải là chẳng nối tiếp nhau, vì không có thành tựu pháp phi tình, cũng chẳng phải hư không, vì không có ai thành tựu hư không, vì cái đắc kia đã không có thì phi đắc cũng không có.
Đắc có ba thứ:
- Như bóng theo hình.
- Như bò đầu đàn dẫn đi trước mà đắc.
- Như nghé con theo sau mà đắc.
Pháp đắc thứ nhất, phần nhiều như pháp vô phú vô ký. Pháp đắc thứ hai, phần nhiều là như lúc qua đời ở địa trên, sinh xuất cõi Dục, lúc kiết phát sinh, đắc pháp thiện của cõi Dục, pháp đắc thứ ba, phần nhiều như văn, tư, tạo thành tuệ, v.v… trừ những pháp đắc khác cùng sinh.
Trong đây, nên tóm tắt Tỳ-bà-sa, nghĩa là sắc thiện, bất thiện thuộc cõi Dục, không có đắc của đời trước, chỉ có đắc cùng sinh và theo sau, trừ sự thông minh của mắt, tai và tâm năng biến hóa, đồng thời ngoại trừ phần ít, nếu là đường oai nghi, hoặc xứ công xảo, người thường xuyên tập luyện. Tất cả pháp vô phú vô ký khác và Biểu sắc của hữu phú vô ký chỉ có đắc cùng sinh. Vì uy lực yếu kém, nên không có đắc trước, sau. Các pháp khác, mỗi pháp đều có đắc trước sau và cùng sinh. Đắc của pháp thiện chỉ là thiện, đắc của pháp bất thiện chỉ là bất thiện. Đắc của pháp vô ký chỉ là vô ký. Đắc của pháp cõi Dục chỉ là cõi Dục. Đắc của pháp cõi Sắc chỉ là cõi Sắc. Đắc của pháp cõi Vô Sắc chỉ là cõi Vô Sắc. Đắc của pháp vô lậu chung cho cả ba cõi và vô lậu. Pháp vô lậu, nghĩa là đạo đế, ba vô vi đều không bị ràng buộc. Đắc của đạo đế chỉ là vô lậu. Đắc của Phi trạch diệt chung cả ba cõi. Đắc của trạch diệt tức là đạo lực của cõi Sắc, Vô Sắc khởi lên, tức là liền theo cõi đó. Đạo lực vô lậu khởi lên là vô lậu.
Đắc của pháp vô lậu nói chung có bốn thứ: Đắc của pháp học chỉ có học, đắc của pháp vô học chỉ có vô học, đắc của pháp phi học phi vô học có ba thứ:
Pháp phi học phi vô học, nghĩa là các hữu lậu và hữu lậu vô vi và đắc của phi trạch diệt chỉ có phi học phi vô học.
Đắc của trạch diệt do sức của đạo học khởi, chỉ là học – sức của đạo vô học khởi, chỉ là vô học. Sức của đạo thế gian khởi chỉ là phi học phi vô học.
Đắc của pháp do kiến dứt trừ, chỉ là kiến dứt trừ.
Đắc của pháp do tu dứt trừ, chỉ là tu dứt trừ.
Đắc của pháp phi sở đoạn có hai thứ: tu sở đoạn và phi sở đoạn.
Pháp phi sở đoạn, nghĩa là đạo đế và vô vi. Đắc của đạo đế chỉ là phi sở đoạn. Đắc của phi trạch diệt chỉ do tu dứt trừ, vì không nhiễm ô. Vì là hữu lậu, nên đắc của trạch diệt, khi sức của đạo thế gian khởi chỉ là tu đạo đoạn. Sức của đạo vô lậu khởi, chỉ là phi sở đoạn.
Tất cả phi đắc đều chỉ thuộc về tánh vô phú vô ký, không phải như đắc trước đây có nghĩa khác nhau. Nhưng pháp quá khứ, vị lai, mỗi pháp đều có phi đắc của ba đời. Pháp hiện tại không có hiện tại là phi đắc, vì tánh của đắc và phi đắc trái nhau. Không có pháp hiện tại có thể thành tựu vì không thành tựu. Nhưng có phi đắc của quá khứ, vị lai. Cõi Dục, Sắc, Vô Sắc và pháp vô lậu, mỗi pháp vô lậu đều có phi đắc của ba cõi.
Không có phi đắc là vô lậu. Nghĩa là trong phi đắc có tánh phàm phu. Như nói: Thế nào là tánh của phàm phu? Nghĩa là không được Thánh pháp. Không được là tên khác của phi đắc. Vả lại, vì các phi đắc chỉ là tánh vô ký, nên không phải vô lậu.
Đã lìa nhiễm của đệ tam tĩnh lự, chưa xa lìa nhiễm của đệ Tứ tĩnh lự, nên tâm, tâm sở của địa đệ Tứ Tĩnh lự diệt. Có pháp bất tương ưng gọi là định Vô tưởng. Dù diệt tất cả pháp tâm, tâm sở mà vẫn khởi định này. Vì chuyên trừ tưởng, nên gọi là Vô tưởng, như trí tha tâm. Định Vô tưởng này là thiện, thuộc về đệ Tứ tĩnh lự, vì chỉ có chẳng phải Thánh. Trong sự nối tiếp nhau đã khởi sự cầu tưởng giải thoát, vì khởi hiện định này. Bậc Thánh đối với định ấy, như tưởng cõi ác, tâm nhàm chán lìa bỏ thật sâu xa. Ở đây, chỉ có thuận thọ định, nghĩa là thuận theo thứ lớp sinh ra đời sống kế tiếp là gia hạnh đắc, không phải diệt định lìa nhiễm đắc: Nghĩa là đã lìa nhiễm của Vô sở hữu xứ. Pháp tâm, tâm sở của Hữu đảnh diệt. Có pháp bất tương ưng làm cho đại chủng bình đẳng nối tiếp nhau, nên gọi là định diệt. Đó là thuộc về gia hạnh thiện của địa Hữu đảnh. Hoặc thuận theo thứ lớp sinh thọ, hoặc thuận theo hậu sinh thọ, hoặc thuận theo thọ bất định. Khởi định này rồi, chưa được dị thục là nhập Niết bàn, nên là thọ bất định.
Định này có thể cảm nhận dị thục bốn uẩn trong địa Hữu đảnh, vì cõi kia không có. Bậc Thánh có thể khởi hiện không phải các phàm phu, vì do sức của Thánh đạo khởi định ấy. Bậc Thánh vì được hiện pháp lạc trụ, nên khởi định này. Phàm phu đối với định ấy rất sợ đoạn diệt. Vì không có sức của Thánh đạo, nên không thể khởi. Đối với định này, bậc Thánh do gia hạnh đắc, không phải lìa nhiễm đắc. Chỉ có Phật Thế Tôn đối với định diệt này gọi là lìa nhiễm đắc. Lúc tận trí ban đầu đã có định này có thể khởi hiện tự tại, nên gọi là đắc. Công đức của Chư Phật không do gia hạnh mà, vì hễ muốn thì liền khởi hiện ở trước. Nếu sinh trong trời hữu tình Vô tưởng, pháp có thể khiến tâm, tâm sở diệt gọi là sự Vô tưởng, là vật thực có, là vì quả dị thục của định Vô tưởng. Đó gọi là dị thục sinh, thuộc về tánh vô ký, tức là có chỗ vượt hơn trong cõi trời Quảng Quả. Như tĩnh lự trung gian, gọi là trời Vô Tình, lúc sinh, lúc chết đều có tâm tưởng. Vì trung gian không có, nên đặt tên Vô tưởng. Lúc người kia sắp chết, như ngủ lâu vừa tỉnh giấc, trở lại khởi lên tâm tưởng. Khởi rồi không bao lâu thì qua đời, sinh ở cõi Dục. Người sắp sinh cõi Dục kia sẽ có thuận hậu thứ họ của cõi Dục, vì nghiệp quyết định, như người sắp sinh ở châu Câu-lô ở phía Bắc kia rất có thể chiêu cảm nghiệp sinh lên cõi trời.
Nghiệp trước kia đã dẫn phát nhân của sáu xứ nối tiếp nhau không dứt. Dựa vào nghiệp nhân đó, đặt ra bốn thứ sinh trong năm đường, đó là mạng căn. Vì cũng gọi là tuổi thọ, nên Đối pháp nói: Thế nào là mạng căn? Nghĩa là tuổi thọ của ba cõi. Tuổi thọ này có thật thể, có thể duy trì thức, noãn, như già-tha nói:
Thọ, noãn cùng với thức
Lúc ba pháp bỏ thân.
Thân bỏ cứng đờ ra
Như cây không biết gì.
Khế kinh cũng nói: “Tiếp nhận dị thục rồi, gọi là Na-lạc-ca, cho đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, nên biết cũng thế. Nếu mạng căn khác, sẽ không có pháp riêng mà là thuộc về căn tánh ở khắp cả ba cõi. Trong một thời kỳ nối tiếp nhau không gián đoạn, có thể dựa vào sự đặt ra bốn loại sinh, năm đường sinh cõi Vô Sắc, khởi từ tâm thiện nhiễm ô của địa trên, hoặc khi khởi tâm vô lậu của địa dưới, dựa vào sự lập bày nào mà hóa sinh cõi trời? Lúc khởi thiện nhiễm, lẽ ra gọi là chết. Nếu khởi vô ký, lẽ ra gọi là sanh. Bác bỏ không có mạng căn sẽ có lỗi lớn này!
Các loại hữu tình đồng làm sự nghiệp, đồng là nhân của sự ưa muốn, nên gọi là Chúng đồng phần. Chúng đồng phần này có hai thứ:
- Không khác.
- Có khác.
Không khác, nghĩa là các hữu tình đều có ngã ái, đồng nhờ vào thức ăn, ưa muốn giống nhau. Nhân bình đẳng này được gọi là chúng đồng phần. Trong mỗi thân đều có một riêng, có khác nhau, nghĩa là sự của các cõi hữu tình, ở giới, địa, đường sinh, chủng tánh nam, nữ, cận sự, Bí-sô, Học, Vô Học, v.v… Trong mỗi thân đều có nghiệp đồng sự, nhân nhất định của lạc dục gọi là chúng đồng phần. Nếu không có chúng đồng phần này thì Thánh không phải Thánh, đồng như tiếng nói của thế tục lẽ ra đều lẫn lộn!
Các tánh phàm phu với đồng phần phàm phu có gì khác nhau không? Vì đồng nhân ưa muốn, v.v… nên gọi phàm phu kia là đồng phần.
Tánh của phàm phu, nghĩa là phàm phu có thể làm tất cả nhân vô nghĩa lợi. Như Khế kinh nói: “Bí-sô nên biết! Ta nói ngu phu phàm phu ít học không có chút nghiệp ác, bất thiện, vì họ không thể gây tạo”. Lại Đức Thế Tôn nói: “Nếu đến trong cõi người sẽ được đồng phần của người, không phải tánh của phàm phu, thì khi chết, sống sẽ có nghĩa được xả. Vì vậy, tánh của phàm phu khác với đồng phần”.
Lúc các pháp sinh là đã có lực của nhân bên trong, khiến pháp đó được công năng riêng. Chính nhân bên trong này gọi là tướng sinh.
Nghĩa là nhân của pháp sinh, gồm có hai thứ:
- Trong.
- Ngoài.
Trong là tướng sinh, ngoài là sáu nhân, hoặc là tánh của bốn duyên. Vì nếu không có tướng sinh thì các pháp hữu vi lẽ ra đều như hư không, v.v… dù có đủ nhân duyên bên ngoài, cũng không có nghĩa sinh. Hoặc hư không, v.v… lẽ ra cũng có nghĩa có thể sinh, trở thành tính hữu vi, là có lỗi lớn. Do đó nên biết, có tướng sinh riêng, có thể dẫn sinh quả riêng.
Nhân tạm thời trụ nói là trụ tướng. Nghĩa là lúc tạm trú, pháp hữu vi đều có thế lực, có công năng dẫn đến quả riêng, khiến cho tạm thời trụ, đây là dẫn quả riêng, thế lực nội nhân gọi là tướng trụ. Nếu không có tướng trụ, thì các pháp hữu vi trong lúc tạm trú, lẽ ra cũng không thể dẫn đến quả riêng. Do vậy nên biết có tướng trụ riêng.
Già, nghĩa là sự hao mòn, yếu kém, công năng dẫn đến quả khiến cho sự già kia không thể còn dẫn đến quả riêng. Nghĩa là pháp hữu vi nếu không có tưởng đổi khác thì công năng của sự suy yếu, sẽ phải do duyên nào mà không thể dẫn đến quả riêng, rồi lại không dẫn nữa? Đã dẫn rồi, lại dẫn nữa, lẽ ra sẽ trở thành lỗi vô cùng! Và nếu vậy, lẽ ra lại không phải là tính chất của sát-na. Chính vì lý do này, nên biết phải có riêng tướng đổi khác.
Vô thường, nghĩa là công năng gây tổn hại cho mình, khiến pháp hiện tại nhập nhân quá khứ. Nghĩa là có pháp riêng gọi là tướng diệt, khiến từ hiện tại rơi vào quá khứ. Nếu không có vô thường này, thì pháp lẽ ra sẽ không diệt. Hoặc hư không v.v… cũng có nghĩa diệt. Tướng hữu vi của bốn hữu vi ấy, nếu có bốn tướng hữu vi này gọi là hữu vi, chẳng phải hư không, v.v… Nhưng Đức Thế Tôn nói: “Có tướng hữu vi của ba hữu vi”. Sự sinh khởi của hữu vi cũng có thể biết rõ, tận và trụ, dị cũng có thể biết rõ. Vì được hóa ra sinh, nhàm chán hữu vi, như nói dị cùng với sự tốt lành chung khởi. Hai tướng trụ, dị hợp lại gọi là một. Thế nên, nhất định có bốn tướng hữu vi, chẳng phải tức “Sở tướng” (Đối tượng tướng) là thể của pháp hữu vi. Vì nếu có “Sở tướng” hữu vi là thể, tất nhiên như thể của “Sở tướng” và “Năng tướng” (chủ thể tướng) là một, “Năng tướng” lẽ ra cũng lần lượt không khác. Nếu vậy, thì khi các pháp diệt lẽ ra nên sinh, lúc sinh lẽ ra diệt, hoặc hoàn toàn bất sinh.
Bốn tướng gốc này vì là hữu vi, như pháp “sở tướng” có bốn tướng theo, đó là sinh sinh, cho đến diệt diệt, nhưng chẳng phải vô cùng, vì bốn tướng gốc này mỗi tướng đều có tám pháp tùy tướng. Vì chỉ có thể mỗi tướng sinh một, nghĩa là lúc pháp sinh và chín pháp tự thể của nó đều khởi. Tự thể là một tướng và tám tùy tướng. Sinh trong tướng gốc, ngoại trừ tự thể của nó, sinh ra tám pháp kia. Trong tùy tướng sinh trong chín pháp, chỉ có sinh ra từ sự sinh gốc, vì thế lực yếu kém. Tướng trụ, dị, diệt, nên biết cũng vậy. Tướng gốc dựa vào pháp, tùy tướng dựa vào tướng. Vì pháp nhân tướng, nên được có tác dụng. Tướng nhân tùy tướng mà được có tác dụng.
Tác dụng là sao? Nghĩa là sinh, trụ, dị, diệt.
Sở sinh, v.v… (đối tượng sinh) nghĩa là vì công năng dẫn sinh quả, nên thể của pháp hữu vi dù luôn luôn có mà dụng không phải thường. Chỉ tạm nhờ sức của nhân trong, ngoài của bốn tướng này mà tác dụng đươc hoàn thành, nên gọi là danh thân, cú thân. Văn thân v.v… Nghĩa là dựa vào ngôn ngữ mà sinh như trí kèm theo nghĩa ảnh tượng mà hiện. Có thể giải thích (năng thuyên) về nghĩa của mình, gọi là. Cú văn, tức là mục khác của tưởng chướng tự. Như nhãn thức, v.v… dựa vào mắt, v.v… mà sinh, là của nghĩa kèm sắc v.v… mà ảnh tượng khởi hiện, có thể phân biệt rõ sinh, v.v của cảnh mình cũng vậy. Không phải tức tiếng nói có thể giải thích được nghĩa, chớ nói lửa là bị cháy ở miệng, trình bày trực tiếp nghĩa đó. Vì cần phải dựa vào lời nói, thì danh từ lửa, v.v mới phát sinh, vì danh từ lửa, v.v giải thích rõ ràng về nghĩa của lửa, v.v…
Chữ thuyên, nghĩa là có thể làm rõ nghĩa làm nẩy sinh sự hiểu biết của người khác, không phải kết hợp với nghĩa, vì tiếng có chất ngại.
Các Ký luận giả chấp tiếng là thường còn. Vì lý không thành, không nên lìa ba thứ: Danh, cú, văn này mà để chấp là có pháp nào có thể nói rõ nghĩa. Nhưng sự giống nhau của bốn thứ pháp là đồng một tướng:
- Âm thanh.
- Danh.
- Nghĩa.
- Trí.
Trong đây, danh là tưởng như sắc v.v… Cú là rốt ráo nghĩa năng thuyên. Như nói: Bài tụng: “Các điều ác đừng làm, v.v…”. Thế gian cũng nói: “Đề-bà-đạt-đa lùa bò trắng đến, vắt lấy hết sữa, v.v…”.
Văn, tức là hợp nhất các chữ lại v.v. Ba thứ này đều khác, tập hợp đồng loại, nói là thân. Như Đại Tiên nói: “Bí-sô nên biết! Như Lai xuất hiện ở thế gian là có danh thân, cú thân và văn thân, có thể biết rõ, nghĩa là ý gọi uẩn, xứ, giới của đế thật. Pháp duyên khởi, v.v của quả Sa-môn là danh, cú, văn thân”.
Lại, Đức Thế Tôn nói: “Như Lai đã được danh, cú, văn thân kia”. Nghĩa là ý nói Như Lai được những pháp danh, cú, văn thân, v.v… kia không chung với Phật pháp.
Trong đây, giải thích khác về cú, nghĩa của các hành giống như đây nên biết.
Cú nghĩa của thức: Phân biệt cảnh sự như sắc,v.v… gọi là thức, tức trong sáu thứ cảnh như sắc, v.v… do sự giúp đỡ của nhãn căn v.v mà khởi tác dụng hiện tại. Chỉ có phân biệt chung về sự cảnh của sắc v.v, gọi là thức. Nếu có thể phân biệt tướng khác nhau, thì gọi là các pháp tâm sở như thọ, v.v… Thức không có tác dụng đó, chỉ làm nơi nương tựa. Tác dụng của thức chỉ có một khoảng sát-na ngay trong đời hiện tại, có thể phân biệt rõ ràng. Thức này vừa gọi là ý, vừa gọi là tâm, cũng là đặt ra bổn sự của hữu tình, có tác dụng phân biệt rõ về các cảnh sắc, v.v…
Do căn cảnh riêng, nên lập ra sáu thức, đó là nhãn thức cho đến ý thức. Trong kinh, Đức Phật tự nói tướng của thức kia, nghĩa là vì có thể phân biệt rõ, nên lập tên thức. Do vậy, nên biết, sự phân biệt rõ là tướng.
Trước đây ở phần suy chọn tướng hữu vi đã có nói về nhân của pháp sinh, gồm có hai thứ:
- Trong.
- Ngoài.
Trong là tướng sinh, ngoài là sáu nhân. Hoặc là tánh của bốn duyên, nay nên suy nghĩ lựa chọn:
Nhân duyên là sao? Nhân có sáu thứ:
- Nhân tương ưng.
- Nhân câu hữu.
- Nhân đồng loại.
- Nhân biến hành.
- Nhân dị thục.
- Nhân năng tác.
Pháp Tâm, tâm sở lần lượt tương ưng nhau, đồng nhận lấy một cảnh, gọi là nhân tương ưng. Như tâm và thọ v.v… thọ v.v… và thọ v.v. Thọ v.v… lại với tâm đều bỏ đi tự tánh của mình.
Các pháp hữu vi lại làm quả lẫn nhau, hoặc đồng một quả, gọi là nhân câu hữu, như các đại chủng, sở tướng năng tướng. Tâm, tâm chuyển biến theo, lại đối lẫn nhau.
Hai nhân riêng: Như các người đi buôn, nhờ ra sức hỗ trợ lẫn nhau, nên họ có thể vượt qua chặng đường nguy hiểm, đó là nhân câu hữu.
Các thức uống ăn lần lượt đồng nghĩa, là nhân tương ưng.
Tâm chuyển biến theo, nghĩa là các tâm sở và các tĩnh lự, luật nghi vô lậu, các tướng hữu vi, vì những pháp đó đều có với tâm, rơi vào một đời, một khởi, một trụ, một diệt, một quả, một đẳng lưu, một dị thục, đồng nhân thiện, bất thiện, vô ký.
Do mười nhân này nên gọi là tâm tùy chuyển. Các pháp của đời trước thuộc bộ mình, địa mình, như pháp hạt giống tương tợ với pháp sau là nhân đồng loại. Các pháp biến hành của đời trước kia thuộc địa mình, cùng đi với pháp nhiễm ở đời sau, là nhân biến hành. Tất cả pháp bất thiện, thiện hữu lậu đều làm nhân dị thục cho dị thục của mình.
Lúc các pháp sinh, ngoại trừ tự tánh của chúng, lấy tất cả pháp làm nhân năng tác, hoặc chỉ có, vô chướng ngại, hoặc vì có thể sinh.
Sáu nhân như vậy, đều lấy tất cả hữu vi làm quả. Vì do đó sinh ra, nghĩa là nhân tương ưng nên câu hữu được quả Sĩ dụng. Do uy lực này, nên quả kia được sinh, đó gọi là sĩ dụng, đó gọi là quả.
Nhân đồng loại, biến hành được quả Đẳng lưu. Vì quả giống với nhân, nên gọi là đẳng. Vì từ nhân sinh, lại nói là lưu. Quả tức đẳng lưu, nên gọi là quả Đẳng lưu.
Nhân dị thục được quả Dị thục, vì quả không giống nhân nên nói là dị thục. Nghĩa là vì thành thục, có thể thọ dụng, quả tức dị thục, gọi là quả dị thục, chỉ thuộc về số hữu hình.
Tánh vô phú vô ký có thể làm nhân được quả tăng thượng. Do sức tăng thượng này mà quả kia mới được phát sinh như nhãn căn, v.v đối với nhãn thức, v.v… và nông phu đối với việc cày cấy v.v… Do tăng thượng trước, pháp sau mới được sinh, quả tăng thượng gọi là quả Tăng thượng.
Trạch diệt vô vi, gọi là quả Ly hệ. Quả này do đạo mà được, chứ không phải do đạo quả sinh tức lìa sự lệ thuộc, gọi là quả Ly hệ.
Duyên có bốn thứ: Nhân duyên, duyên đẳng vô gián, duyên sở duyên và duyên tăng thượng. Ngoài nhân năng tác, năm nhân khác gọi là Nhân duyên.
Pháp tâm, tâm sở trong quá khứ, hiện tại, trừ tâm sau cùng, v.v… của A-la-hán, gọi là duyên đẳng vô gián.
Tất cả pháp gọi là duyên sở duyên. Tánh của nhân năng tác, gọi là duyên tăng thượng.
Dung chứa vật có trở ngại là tướng hư không. Nhờ sức tăng thượng này mà vật kia mới được sinh, vì có khả năng dung nạp là tánh hư không. Nếu không có tính chất này của hư không thì mọi vật có thể có trở ngại, lẽ ra không được phát sinh, vì không có chỗ chứa. Như Đức Thế Tôn nói: Phạm chí nên biết! Gió dựa vào hư không. Bà-La-môn nói: Hư không dựa vào đâu? Đức Phật lại bảo: Ông hỏi phi lý. Vì hư không Vô Sắc, vô kiến, vô đối thì sẽ dựa vào chỗ nào? Nhưng có hư không sáng rõ, có thể hiểu được, cho nên biết là thật có hư không vô vi. Vì nếu không có tự thể của hư không này thì gió sẽ dựa vào đâu mà trụ! Nói Vô Sắc v.v là nói dựa vào đâu? Nhân có sáng suốt thì phân biệt rõ những thứ nào? Biết rõ về lông rùa, v.v… vì không có gì để so sánh.
Các khổ dứt hẳn, gọi là trạch diệt. Các khổ là sao? Là các sự sống, chết. Như Đức Thế Tôn nói: “Bí-sô nên biết! Nếu các hữu sinh, thì nói là khổ. Các hữu là tên khác của sự sống, chết. Nếu hữu bất sinh, gọi là khổ dứt hẳn. Như đê ngăn nước, như vách chắn gió, khiến cho khổ bất sinh, gọi là trạch diệt. Trạch nghĩa là lựa chọn, tức là tuệ thiện vượt hơn, thường phân biệt bốn Thánh đế. Vì sự khổ được diệt, nên đặt tên trạch diệt. Trạch diệt này tùy theo thể của đối tượng đoạn có vô lượng, vì lượng pháp bị đoạn là vô biên. Nếu thể là một thì đạo ban đầu đã được tu các đạo sau sẽ trở nên vô dụng. Nếu nói lần đầu tiên chúng phần ít không phải toàn phần, thì một thể diệt, lẽ ra sẽ có nhiều phần, một thể có nhiều phần là trái với lý. Tùy theo pháp hữu lậu mà có ngần ấy số lượng. Trạch diệt vô vi, nên biết cũng vậy”.
Thuyết này là tốt, vì thích hợp với chánh lý. Ở đây tùy theo đạo mà lập riêng tám mươi chín thứ. Tùy theo biến tri dứt trừ mà có chín thứ. Nếu tùy theo năm bộ mà lập có năm thứ. Lại nữa, tùy theo quả khác nhau mà lập chung bốn thứ. Nghĩa là Dự lưu v.v… Do đoạn, lìa cõi diệt, lập riêng ba thứ. Do dứt trừ khổ, tập và hữu dư y, vô dư y khác nhau mà lập chung hai thứ. Y theo sự dứt trừ sinh tử, được lập chung là một.
Như vậy, Trạch diệt có nhiều tên khác nhau, nghĩa là tận, ly, diệt, Niết-bàn, v.v… Như Nhân kinh nói: “Bí-sô nên biết! Bốn uẩn Vô Sắc và nhãn sắc, v.v… gọi chung là con người. Trong đó giả tưởng nói tên là hữu tình, cũng gọi là ý sinh cũng gọi là người, Ma-nạp-bà, v.v… Trong đây, tự cho mắt, v.v… của họ là thấy sắc, v.v… rồi phát sinh các thứ ngôn luận thế tục. Nghĩa là Tôn giả này có danh như vậy, dòng họ như vậy, cho đến nói rộng”. Bí-sô nên biết! Điều ấy chỉ có tưởng, chỉ có lời nói, các pháp như vậy, đều là vô thường. Pháp hữu vì duyên sinh do vô thường này nên khổ, nghĩa là lúc sinh khổ rồi trụ, v.v… cũng khổ. Các khổ này dứt hẳn không sót, ngoại trừ từ bỏ sự đổi thay, loại trừ, đều dứt lìa hẳn nhiễm, diệt, vắng lặng, ẩn mất. Pháp khác không khởi nối tiếp nữa, gọi là không sinh. Đấy là phép mầu nhiệm yên tĩnh cùng cực, nghĩa là tất cả sự nương dựa, ngoại trừ bỏ hết ái, lìa diệt Niết bàn.
Đã nói tất tất cả sự nương tựa trừ bỏ, nghĩa là trong diệt này, vì được sự diệt này là đã vĩnh viễn lìa pháp nhiễm, nên gọi là lìa. Chứng diệt này rồi, mọi khổ đều dứt hết, nên gọi là diệt. Chứng diệt này xong, tất cả lửa tai họa phiền não đều tắt mất, nên gọi là Niết-bàn.
Phi trạch diệt, nghĩa là có pháp riêng hoàn toàn chướng ngại sự sinh của pháp vị lai, chỉ do thiếu duyên không phải do lựa chọn mà được. Như mắt với ý lúc chuyên chú vào một sắc, sẽ loại trừ các sắc, tiếng, hương, vị, xúc v.v… khác. Năm thức thân v.v… khi duyên cảnh giới đó cũng thế. Do được sự diệt này có thể vĩnh viễn bị ngăn cách hẳn, trụ đời vị lai là hoàn toàn không sinh. Duyên thiếu cũng do uy lực diệt này, nên phi trạch diệt quyết định thật có. Như Đức Thế Tôn nói: “Nếu bấy giờ lạc thọ biểu hiện trước, hiện tiền thì hai thọ kia liền diệt”.
Nói sự diệt đó nghĩa là ngoại trừ sự diệt này là gì? Nhất định không phải vô thường và trạch diệt lại nữa. Khế kinh nói: “Bí-sô nên biết! Nếu được Dự lưu thì đã hết địa ngục, đã hết cõi Quỷ và đã hết Bàng sinh. Nói dứt hết ở đấy là phi trạch diệt. Lúc ấy, pháp dị thục chưa được, vì trạch diệt là nghiệp ban đầu. Nghĩa là ưa thích, siêng học, tránh các vấn đáp, tóm tắt tạo ra luận này. Các người chưa biết khắp tướng thân mật của A-tỳ-đạt-ma, theo ý mình, gom góp các tụ hý luận đặt để ở trước, rồi câu kết với tà mạn, muốn chê bai nhau. Chính họ đã chê bai chánh giáo mà Đức Phật đã nói. Như Đức Thế Tôn nói: “Có hai hạng người chê bai chánh giáo của Phật:
- Không tin, sinh ra sự oán ghét.
- Dù tin mà vẫn thọ trì điều ác”.