LUẬN ĐẠI TRÍ ĐỘ
Nguyên tác: Bồ tát Long Thọ
Hán dịch: Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 47

GIẢI THÍCH PHẨM MƯỜI TÁM: ĐẠI THỪA

Phần 2

KINH: Lại nữa, Tu-bồ-đề! Bồ-tát ma-ha-tát Đại thừa gọi là Tam- muội Thủ Lăng-nghiêm, Tam-muội Bảo ấn, Tam-muội Sư tử du hý, Tam-muội Diệu nguyệt, Tam-muội Nguyệt tràng tướng, Tam-muội Xuất chư pháp, Tam-muội Quán đảnh, Tam-muội Tất pháp tánh, Tam- muội Tất tràng tướng, Tam-muội Kim cang, Tam-muội Nhập pháp ấn, Tam-muội Vương an lập Tam-muội, Tam-muội Phóng quang, Tam- muội Lực tiến, Tam-muội Cao xuất, Tam-muội Tất nhập biện tài, Tam- muội Thích danh tự, Tam-muội Quán phương, Tam-muội Đà-la-ni ấn, Tam-muội Vô cuống, Tam-muội Nhiếp chư pháp hải, Tam-muội Biến phú hư không, Tam-muội Kim cang luân, Tam-muội Bảo đoạn, Tam- muội Năng chiếu, Tam-muội Bất cầu, Tam-muội Vô trú, Tam-muội Vô tâm, Tam-muội Tịnh đăng, Tam-muội Vô biên minh, Tam-muội Năng tác minh, Tam-muội Phổ chiếu minh, Tam-muội Kiên tịnh chư Tam- muội, Tam-muội Vô cấu minh, Tam-muội Hoan hỷ, Tam-muội Điển quang, Tam-muội Vô tận, Tam-muội Oai đức, Tam-muội ly tận, Tam- muội Bất động, Tam-muội Bất thối, Tam-muội Nhật đăng, Tam-muội Nguyệt tịnh, Tam-muội Tịnh minh, Tam-muội Năng tác minh, Tam- muội Tác hành, Tam-muội Biết tướng, Tam-muội Như Kim cang, Tam- muội Tâm trú, Tam-muội Phổ minh, Tam-muội An lập, Tam-muội Bảo tụ, Tam-muội Diệu pháp ấn, Tam-muội Pháp đẳng, Tam-muội Đoạn hỷ, Tam-muội Đáo pháp đảnh, Tam-muội Năng tán, Tam-muội Phân biệt chư pháp cú, Tam-muội Tự đẳng tướng, Tam-muội Ly tự, Tam- muội Đoạn duyên, Tam-muội Bất hoại, Tam-muội Vô chủng tướng, Tam-muội Vô xứ hành, Tam-muội Ly mông muội, Tam-muội Vô khứ, Tam-muội Bất biến dị, Tam-muội Độ duyên, Tam-muội Tập chư công đức, Tam-muội Trú vô tâm, Tam-muội Tịnh diệu hoa, Tam-muội Giác ý, Tam-muội Vô lượng biện, Tam-muội Vô đẳng đẳng, Tam-muội Độ chư pháp, Tam-muội Phân biệt chư pháp, Tam-muội Tán nghi, Tam- muội Vô trú xứ, Tam-muội Nhất trang nghiêm, Tam-muội Sinh hành, Tam-muội Nhất hành, Tam-muội Bất nhất hành, Tam-muội Diệu hành, Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán, Tam-muội Nhập danh ngữ, Tam- muội Ly âm thanh tự ngữ, Tam-muội Nhiên cự, Tam-muội Tịnh tướng, Tam-muội Phá tướng, Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc, Tam-muội Bất hỷ khổ lạc, Tam-muội Vô tận tướng, Tam-muội Đa Đà-la-ni, Tam- muội Nhiếp chư tà chánh tướng, Tam-muội Diệt tăng ái, Tam-muội Ng- hịch thuận, Tam-muội Tịnh quang, Tam-muội Kiên cố, Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang, Tam-muội Đại trang nghiêm, Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế, Tam-muội Đẳng Tam-muội, Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh, Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ, Tam-muội Như trú định, Tam-muội Hoại thân suy, Tam-muội Hoại ngữ như hư không, Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm.

Sao gọi là Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm? Biết chỗ thi hành của các Tam muôi, gọi là Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm.

Sao gọi là Tam-muội Bảo ấn? Trụ ở Tam-muội ấy có thể ấn nhập các Tam-muội khác, gọi là Tam-muội Bảo ấn.

Sao gọi là Tam-muội Sư tử du hý? Trụ ở Tam-muội ấy có thể dạo chơi trong các Tam-muội như Sư tử, gọi là Tam-muội Sư tử du hý.

Sao gọi là Tam-muội Diệu nguyệt? Trú ở Tam-muội ấy có thể chiếu soi các Tam-muội như trăng trong, gọi là Tam-muội Diệu nguyệt.

Sao gọi là Tam-muội Nguyệt tràng tướng? Trú ở Tam-muội ấy có thể giữ gìn các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Nguyệt tràng tướng.

Sao gọi là Tam-muội Xuất chư pháp? Trú ở Tam-muội ấy có thể xuất sinh các Tam-muội, gọi là Tam-muội Xuất chư pháp.

Sao gọi là Tam-muội Quán đảnh? Trú ở Tam-muội ấy có thể quán xem các chú đảnh Tam-muội, gọi là Tam-muội Quán đảnh.

Sao gọi là Tam-muội Tất pháp tánh? Trú ở Tam-muội ấy quyết định biết pháp tánh, gọi là Tam-muội Tất pháp tánh.

Sao gọi là Tam-muội Tất tràng tướng? Trú ở Tam-muội ấy có thể giữ gìn các Tam-muội tràng, gọi là Tam-muội Tất tràng tướng.

Sao gọi là Tam-muội Kim cang? Trú ở Tam-muội ấy có thể phá các Tam-muội, gọi là Tam-muội Kim cang.

Sao gọi là Tam-muội Nhập pháp ấn? Trú ở Tam-muội ấy nhập vào các pháp ấn, gọi là Tam-muội Nhập pháp ấn.

Sao gọi là Tam-muội Vương an lập Tam-muội? Trú ở Tam-muội ấy thì an lập trú trong các Tam-muội như vua, gọi là Tam-muội Vương an lập Tam-muội.

Sao gọi là Tam-muội Phóng quang? Trú ở Tam-muội ấy có thể phóng ánh sáng chiếu các Tam-muội, gọi là Tam-muội Phóng quang.

Sao gọi là Tam-muội Lực tiến? Trú ở Tam-muội ấy có thể làm thế lực đối với các Tam-muội, gọi là Tam-muội Lực tiến.

Sao gọi là Tam-muội Cao xuất? Trú ở Tam-muội ấy có thể tăng trưởng các Tam-muội, gọi là Tam-muội Cao xuất.

Sao gọi là Tam-muội Tất nhập biện tài? Trú ở Tam-muội ấy có thể biện thuyết các Tam-muội, gọi là Tam-muội Tất nhập biện tài.

Sao gọi là Tam-muội Thích danh tự? Trú ở Tam-muội ấy có thể giải thích danh tự các Tam-muội, gọi là Tam-muội Thích danh tự.

Sao gọi là Tam-muội Quán phương? Trú ở Tam-muội ấy có thể quán sát các phương Tam-muội, gọi là Tam-muội Quán phương.

Sao gọi là Tam-muội Đà-la-ni ấn? Trú ở Tam-muội ấy giữ gìn các Tam-muội ấn, gọi là Tam-muội Đà-la-ni ấn.

Sao gọi là Tam-muội Vô cuống? Trú ở Tam-muội ấy không khi dối dối với các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô cuống.

Sao gọi là Tam-muội Nhiếp chư pháp hải? Trú ở Tam-muội ấy, có thể thu nhiếp các Tam-muội như nước biển lớn, gọi là Tam-muội Nhiếp chư pháp hải.

Sao gọi là Tam-muội Biến phú hư không? Trú ở Tam-muội ấy, khắp trùm các Tam-muội như hư không, gọi là Tam-muội Biến phú hư không.

Sao gọi là Tam-muội Kim cang luân? Trú ở Tam-muội ấy, có thể giữ gìn phần các Tam-muội, gọi là Tam-muội Kim cang luân.

Sao gọi là Tam-muội Bảo đoạn? Trú ở Tam-muội ấy, dứt nhơ cấu phiền não nơi các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bảo đoạn.

Sao gọi là Tam-muội Năng chiếu? Trú ở Tam-muội ấy, có thể lấy ánh sáng chiếu rõ các Tam-muội; gọi là Tam-muội Năng chiếu.

Sao gọi là Tam-muội Bất cầu? Trú ở Tam-muội ấy, không có pháp gì có thể cầu, gọi là Tam-muội Bất cầu.

Sao gọi là Tam-muội Vô trú? Trú ở Tam-muội ấy không thấy pháp trú trong hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô trú.

Sao gọi là Tam-muội Vô tâm? Trú ở Tam-muội ấy tâm tâm số pháp không hiện hành; gọi là Tam-muội Vô tâm.

Sao gọi là Tam-muội Tịnh đăng? Trú ở Tam-muội ấy làm sáng như đèn nơi các Tam-muội, gọi là Tam-muội Tịnh đăng.

Sao gọi là Tam-muội Vô biên minh? Trú ở Tam-muội ấy làm ánh sáng vô biên cho các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô biên minh.

Sao gọi là Tam-muội Năng tác minh? Trú ở Tam-muội ấy tức thời làm ánh sáng cho các Tam-muội, gọi là Tam-muội Năng tác minh.

Sao gọi là Tam-muội Phổ chiếu minh? Trú ở Tam-muội ấy có thể chiếu rõ các cửa Tam-muội, gọi là Tam-muội Phổ chiếu minh.

Sao gọi là Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội? Trú ở Tam-muội ấy, có thể làm kiên tịnh các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội.

Sao gọi là Tam-muội Vô cấu minh? Trú ở Tam-muội ấy, có thể trừ cấu nhiễm của các Tam-muội; cũng có thể chiếu hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô cấu minh.

Sao gọi là Tam-muội Hoan hỷ? Trú ở Tam-muội ấy có thể lãnh thọ cái mừng của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Hoan hỷ.

Sao gọi là Tam-muội Điển quang? Trú ở Tam-muội ấy chiếu các Tam-muội như điện sáng, gọi là Tam-muội Điển quang.

Sao gọi là Tam-muội Vô tận? Trú ở Tam-muội ấy đối với các Tam-muội chẳng thấy cùng tận, gọi là Tam-muội Vô tận.

Sao gọi là Tam-muội Oai đức? Trú ở Tam-muội ấy đối các Tam- muội uy đức chiếu rõ, gọi là Tam-muội Oai đức.

Sao gọi là Tam-muội Ly tận? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội cùng tận, gọi là Tam-muội Ly tận.

Sao gọi là Tam-muội Bất động? Trú ở Tam-muội ấy, khiến các Tam-muội không động, không đùa bỡn, gọi là Tam-muội Bất động.

Sao gọi là Tam-muội Bất thối? Trú ở Tam-muội ấy, có thể không thấy các Tam-muội thối, chuyển gọi là Tam-muội Bất thối.

Sao gọi là Tam-muội Nhật đăng? Trú ở Tam-muội ấy phóng ánh sáng chiếu các môn Tam-muội; gọi là Tam-muội Nhật đăng.

Sao gọi là Tam-muội Nguyệt tịnh?Trú ở Tam-muội ấy có thể trừ bóng tối nơi các Tam-muội, gọi là Tam-muội Nguyệt tịnh.

Sao gọi là Tam-muội Tịnh minh? Trú ở Tam-muội ấy, được bốn trí vô ngại đối với các Tam-muội, gọi là Tam-muội Tịnh minh.

Sao gọi là Tam-muội Năng tác minh? Trú ở Tam-muội ấy, hay làm sáng các môn Tam-muội, gọi là Tam-muội Năng tác minh.

Sao gọi là Tam-muội Tác hành? Trú ở Tam-muội ấy hay khiến các Tam-muội mỗi mỗi có tác động, gọi là Tam-muội Tác hành.

Sao gọi là Tam-muội Tri tướng? Trú ở Tam-muội ấy thấy tướng biết của các Tam-muội. gọi là Tam-muội Tri tướng.

Sao gọi là Tam-muội như Kim cang? Trú ở Tam-muội ấy hay xuyên suốt các pháp, cũng không thấy xuyên suốt, gọi là Tam-muội như Kim cang.

Sao gọi là Tam-muội Tâm trú? Trú ở Tam-muội ấy tâm không động, không chuyển không não, cũng không nghĩ có tâm ấy, gọi là Tam-muội Tâm trú.

Sao gọi là Tam-muội Phổ minh? Trú ở Tam-muội ấy khắp thấy ánh sáng các Tam-muội, gọi là Tam-muội Phổ minh.

Sao gọi là Tam-muội An lập? Trú ở Tam-muội ấy đối với các Tam- muội an lập chẳng động, gọi là Tam-muội An lập.

Sao gọi là Tam-muội Bảo tụ? Trú ở Tam-muội ấy khắp thấy các Tam-muội như thấy báu tích tụ, gọi là Tam-muội Bảo tụ.

Sao gọi là Tam-muội Diệu pháp ấn? Trú ở Tam-muội ấy hay ấn nhập các Tam-muội, vì vô ấn ấn nhập vậy, gọi là Tam-muội Diệu pháp ấn.

Sao gọi là Tam-muội Pháp đẳng? Trú ở Tam-muội ấy quán xem các pháp bình đẳng, không pháp gì không bình đẳng; gọi là Tam-muội Pháp đẳng.

Sao gọi là Tam-muội Đoạn hỷ? Trú ở Tam-muội ấy dứt sự mừng trong hết thảy pháp, gọi là Tam-muội Đoạn hỷ.

Sao gọi là Tam-muội Đáo pháp đảnh? Trú ở Tam-muội ấy dứt các ám muội đối với pháp, cũng ở trên các Tam-muội, gọi là Tam-muội Đáo pháp đảnh.

Sao gọi là Tam-muội Năng tán? Trú ở Tam-muội ấy, hay phá tán các pháp, gọi là Tam-muội Năng tán.

Sao gọi là Tam-muội Phân biệt chư pháp cú? Trú ở Tam-muội ấy phân biệt các pháp cú của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Phân biệt chư pháp cú.

Sao gọi là Tam-muội Tự đẳng tướng? Trú ở Tam-muội ấy, được các danh tự Tam-muội, gọi là Tam-muội Tự đẳng tướng.

Sao gọi là Tam-muội Ly tự? Trú ở Tam-muội ấy cho đến chẳng thấy một chữ trong các Tam-muội, gọi là Tam-muội Ly tự.

Sao gọi là Tam-muội Đoạn duyên? Trú ở Tam-muội ấy dứt các duyên Tam-muội, gọi là Tam-muội Đoạn duyên.

Sao gọi là Tam-muội Bất hoại? Trú ở Tam-muội ấy chẳng bị biến dị; gọi là Tam-muội Bất hoại.

Sao gọi là Tam-muội Vô chủng tướng? Trú ở Tam-muội ấy chẳng thấy chủng chủng pháp, gọi là Tam-muội Vô chủng tướng.

Sao gọi là Tam-muội Vô xứ hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy nơi chỗ của Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô xứ hành.

Sao gọi là Tam-muội Ly mông muội? Trú ở Tam-muội ấy lìa các tối tăm vi tế của Tam-muội, gọi là Tam-muội Ly mông muội.

Sao gọi là Tam-muội Vô khứ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng đi của hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô khứ.

Sao gọi là Tam-muội Bất biến dị? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng biến dị của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bất biến dị.

Sao gọi là Tam-muội Độ duyên? Trú ở Tam-muội ấy độ khỏi cảnh giới duyên của hết thảy Tam-muội, gọi là Tam-muội Độ duyên.

Sao gọi là Tam-muội Tập chư công đức? Trú ở Tam-muội ấy nhóm các công đức Tam-muội, gọi là Tam-muội Tập chư công đức.

Sao gọi là Tam-muội Trú vô tâm? Trú ở Tam-muội ấy, tâm không nhập vào các Tam-muội, gọi là Tam-muội Trú vô tâm.

Sao gọi là Tam-muội Tịnh diệu hoa? Trú ở Tam-muội ấy khiến các Tam-muội được sáng sạch như hoa, gọi là Tam-muội Tịnh diệu hoa.

Sao gọi là Tam-muội Giác ý? Trú ở Tam-muội ấy được bảy giác phần trong các Tam-muội, gọi là Tam-muội Giác ý.

Sao gọi là Tam-muội Vô lượng biện?Trú ở Tam-muội ấy được biện tài vô lượng đối với các pháp, gọi là Tam-muội Vô lượng biện.

Sao gọi là Tam-muội Vô đẳng đẳng? Trú ở Tam-muội ấy được tướng vô đẳng đẳng trong các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô đẳng đẳng.

Sao gọi là Tam-muội Độ chư pháp? Trú ở Tam-muội ấy vượt khỏi hết thảy cõi Tam-muội, gọi là Tam-muội Độ chư pháp.

Sao gọi là Tam-muội Phân biệt chư pháp? Trú ở Tam-muội ấy Phân biệt thấy các Tam-muội và các pháp, gọi là Tam-muội phân biệt chư pháp.

Sao gọi là Tam-muội Tán nghi? Trú ở Tam-muội ấy được tán hoại việc nghi đối với các pháp, gọi là Tam-muội Tán nghi.

Sao gọi là Tam-muội Vô trú xứ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy trú xứ các pháp, gọi là Tam-muội Vô trú xứ.

Sao gọi là Tam-muội Nhất trang nghiêm? Trú ở Tam-muội ấy trọn không thấy các pháp hai tướng, gọi là Tam-muội Nhất trang nghiêm.

Sao gọi là Tam-muội Sinh hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các hành sinh khởi, gọi là Tam-muội Sinh hành.

Sao gọi là Tam-muội Nhất hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy bờ này bờ kia của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Nhất hành.

Sao gọi là Tam-muội Bất nhất hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội một tướng, gọi là Tam-muội Bất nhất hành.

Sao gọi là Tam-muội Diệu hành? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội hai tướng, gọi là Tam-muội Diệu hành.

Sao gọi là Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán? Trú ở Tam-muội ấy nhập vào hết thảy hữu, hết thảy trí tuệ Tam-muội, thông đạt cũng không chỗ thông đạt, gọi là Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán.

Sao gọi là Tam-muội Nhập danh ngữ? Trú ở Tam-muội ấy vào hết thảy danh tự ngữ ngôn các Tam-muội, gọi là Tam-muội Nhập danh ngữ.

Sao gọi là Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các âm thanh danh tự ngữ ngôn Tam-muội, gọi là Tam- muội Ly âm thanh tự ngữ.

Sao gọi là Tam-muội Nhiên cự? Trú ở Tam-muội ấy oai đức chiếu sáng như đuốc; gọi là Tam-muội nhiên cự.

Sao gọi là Tam-muội Tịnh tướng? Trú ở Tam-muội ấy sạch các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Tịnh tướng.

Sao gọi là Tam-muội Phá tướng? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các tướng Tam-muội, gọi là Tam-muội Phá tướng.

Sao gọi là Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc ? Trú ở Tam-muội ấy hết thảy các thứ Tam-muội đều đầy đủ, gọi là Tam-muội Nhất thiết chủng diệu túc.

Sao gọi là Tam-muội Bất hỷ khổ lạc? Trú ở Tam-muội ấy không thấy khổ vui của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bất hỷ khổ lạc.

Sao gọi là Tam-muội Vô tận tướng? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng cùng tận của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Vô tận tướng.

Sao gọi là Tam-muội Đa Đà-la-ni? Trú ở Tam-muội ấy hay giữ gìn các Tam-muội; gọi là Tam-muội Đa Đà-la-ni.

Sao gọi là Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng tà chánh nơi các Tam-muội; gọi là Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng.

Sao gọi là Tam-muội Diệt tăng ái? Trú ở Tam-muội ấy không thấy ghét thương các Tam-muội, gọi là Tam-muội Diệt tăng ái.

Sao gọi là Tam-muội Nghịch thuận? Trú ở Tam-muội ấy, không thấy các pháp các Tam-muội nghịch thuận, gọi là Tam-muội Nghịch thuận.

Sao gọi là Tam-muội Tịnh quang? Trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam-muội sáng, nhơ, gọi là Tam uội Tịnh quang.

Sao gọi là Tam-muội Kiên cố? Trú ở Tam-muội ấy, chẳng đặng các Tam-muội không kiên cố, gọi là Tam-muội Kiên cố.

Sao gọi là Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang? Trú ở Tam-muội ấy, các Tam-muội tròn đầy như trăng rằm, gọi là Tam-muội Mãn tịnh quang.

Sao gọi là Tam-muội Đại trang nghiêm? Trú ở Tam-muội ấy đại trang nghiêm thành tựu các Tam-muội, gọi là Tam-muội Đại trang nghiêm.

Sao gọi là Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế? Trú ở Tam-muội ấy, hay chiếu các pháp và các Tam-muội, gọi là Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế.

Sao gọi là Tam-muội Đẳng Tam-muội? Trú ở Tam-muội ấy không thấy tướng định loạn đối với các Tam-muội; gọi là Tam-muội Đẳng Tam-muội.

Sao gọi là Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh? Trú ở Tam-muội ấy hay khiến các Tam-muội không phân biệt hữu tránh vô tránh, gọi là Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh.

Sao gọi là Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ? Trú ở Tam-muội ấy không thấy chỗ nương tựa của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ.

Sao gọi là Tam-muội Như trú định? Trú ở Tam-muội ấy không vượt qua như tướng của các Tam-muội, gọi là Tam-muội Như trú định.

Sao gọi là Tam-muội Hoại thân suy? Trú ở Tam-muội ấy không thủ đắc thân tướng, gọi là Tam-muội Hoại thân suy.

Sao gọi là Tam-muội Hoại ngữ như hư không? Trú ở Tam-muội ấy không thấy ngữ nghiệp của các Tam-muội như hư không, gọi là Tam- muội Hoại ngữ như hư không.

Sao gọi là Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm? Trú ở Tam- muội ấy thấy các pháp như hư không vô ngại, cũng không ô nhiễm, gọi là Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm.

Tu-bồ-đề! Ấy gọi là Ma-ha Diễn của Bồ-tát ma-ha-tát.

LUẬN: Trên lấy mười tám không giải thích Bát-nhã Ba-la-mật, nay lấy một trăm lẻ tám Tam-muội giải thích Bát-nhã Ba-la-mật. Một trăm lẻ tám Tam-muội, Phật tự nói nghĩa đó, lúc ấy người vì lợi căn nghe nói đều được tin hiểu. Nay thì không được như vậy, nên luận giả giải thích lại nghĩa ấy, khiến cho dễ hiểu.

Tam-muội Thủ Lăng-nghiêm dịch là Kiện tướng, phân biệt. Biết hành tướng các Tam-muội nhiều ít sâu cạn, như đại tướng biết các binh lực nhiều ít.

Lại nữa Bồ-tát được Tam-muội ấy, các ma phiền não và người ma không làm hoại được; ví như hảo tướng chủ binh của Chuyển luân Thánh vương, những chỗ đi đến đều hàng phục.

Tam-muội Bảo ấn là, hay ấn hợp các Tam-muội. Trong các thứ báu, pháp báu là thật báu, hay làm lợi ích đời này đời sau cho đến Niết- bàn. Như trong Kinh nói: Phật bảo Tỳ-kheo: Ta sẽ vì ngươi thuyết pháp, pháp được nói là pháp ấn, pháp ấn tức là Bảo ấn, Bảo ấn tức là cửa giải thoát.

Lại nữa, có người nói ba pháp ấn là Tam-muội Bảo ấn; hết thảy pháp vô ngã, hết thảy tác pháp (hành) vô thường, tịch diệt Niết-bàn. Ba pháp ấn ấy, hết thảy trời người không thể đúng như pháp phá hoại được. Vào Tam-muội ấy, có thể ba cách quán các pháp, ấy gọi là Bảo ấn.

Lại nữa, Bát-nhã la mật là báu, Tam-muội tương ưng Bát-nhã gọi là ấn, ấy gọi là Bảo ấn.

Tam-muội sư tử du hý là, Bồ-tát được Tam-muội ấy, thì ra vào hết thảy Tam-muội mau chậm đều được tự tại; thí như khi các con thú giỡn chơi, nếu thấy Sư tử thảy đều sợ hãi, còn khi Sư tử giỡn chơi thì tự tại không sợ gì hết.

Lại nữa, khi Sư tử giỡn chơi đối với các con thú, con mạnh thì giết, con sợ nép thì tha. Bồ-tát cũng như vậy, được Tam-muội ấy đối với các ngoại đạo, hễ kẻ cương cường thì phá, kẻ tín phục thời độ cho.

Lại nữa, Sư tử giỡn chơi là như trong phẩm đầu nói: Bồ-tát vào Tam-muội ấy có thể làm quả đất chấn động sáu cách, làm cho hết thảy mười phương thế giới địa ngục nóng lạnh, kẻ mù được thấy, người điếc được nghe v.v…

Tam-muội Diệu nguyệt là, như trăng tròn trong sạch không có các chướng che, có thể trừ đêm tối. Tam-muội này cũng như vậy. Bồ-tát vào Tam-muội ấy, hay trừ các tà kiến và vô minh che tối đối với các pháp.

Tam-muội Nguyệt tràng tướng là, như vị tướng của đại quân lấy tràng báu làm tượng mặt trăng, hễ thấy tướng tràng ấy, người đều đi theo. Bồ-tát vào trong Tam-muội ấy, thông đạt các pháp không ngăn ngại, thảy đều đi theo.

Tam-muội Xuất chư pháp là, Bồ-tát được Tam-muội ấy thì làm cho các Tam-muội tăng trưởng; thí như mưa đúng thời, rừng cây tươi tốt.

Tam-muội Quán đảnh là, vào Tam-muội ấy thì thấy được khắp Tam-muội; như ở trên chóp núi, thấy hết mọi vật.

Tam-muội Tất pháp tánh là, pháp tánh không lượng không hai, khó có thể nắm giữ, vào Tam-muội ấy, chắc chắn được định tướng; thí như hư không, không thể cư trú, được lực thần túc, thì có thể ở được.

Tam-muội Tất tràng tướng là, vào Tam-muội ấy thì rất tôn trưởng đối với các Tam-muội; thí như quân tướng được cờ phướng, tiêu biểu vị đại tướng.

Tam-muội Kim cang là, thí như Kim cang phá hoại hết mọi vật, Tam-muội này cũng như vậy, thông đạt đến các pháp, khiến các Tam- muội mỗi mỗi đắc dụng; như xa cừ, mã não, lưu ly, chỉ có Kim cang xoi được.

Tam-muội nhập pháp ấn là, như người đi vào nước an ổn, có ấn tín thì được vào, không có ấn tín không được vào, Bồ-tát được Tam-muội ấy có thể vào trong thật tướng các pháp, đó là các pháp rốt ráo không.

Tam-muội Vương an lập Tam-muội là, ví như đại vương an trú chánh điện, triệu các bầy tôi, thảy đều vâng mệnh; Bồ-tát vào Tam- muội vương, phóng ánh sáng lớn, triệu thỉnh mười phương, thảy đểu tụ tập, lại sai hóa Phật khắp đến mười phương. An lập là thí như quốc

vương an ổn ở chánh điện, thân tâm thản nhiên không chút sợ sệt

Tam-muội Phóng quang là, thường tu hỏa nhất thiết nhập (một trong phép tu quán mười pháp biến nhập vào khắp cả mọi vật, gọi là phép tu mười nhất thiết nhập hay mười biến xứ – ND) nên phát sinh lực thần thông, tùy ý phóng các ánh sáng màu sắc, theo chỗ ưa của chúng sinh, hoặc nóng hoặc lạnh, hoặc không nóng không lạnh.

Tam-muội Năng chiếu là, ánh sáng có hai thứ:

  1. Ánh sáng màu sắc.
  2. Ánh sáng trí tuệ.

Trú trong Tam-muội ấy, chiếu các Tam-muội không có tà kiến vô minh v.v…

Tam-muội Lực tiến là, trước đối với các pháp được năm thứ lực là tín v.v… vậy sau đối với các Tam-muội được lực tự tại. Lại tuy ở Tam- muội mà thường biến hóa thần thông, độ các chúng sinh.

Tam-muội Cao xuất là, Bồ-tát vào Tam-muội ấy, phước đức trí tuệ có được thảy đều tăng trưởng, các tánh Tam-muội từ tâm mà ra.

Tam-muội Tất nhập biện tài là, trong bốn vô ngại biện, Tam-muội tương ưng với từ-biện tài. Bồ-tát được Tam-muội ấy, biết hết ngữ ngôn thứ lớp của chúng sinh và kinh sách, danh tự v.v… đều phân biệt được vô ngại.

Tam-muội Thích danh tự là các pháp tuy không, mà dùng danh tự biện biệt nghĩa các pháp, khiến người được hiểu.

Tam-muội Quán phương là, đối với mười phương chúng sinh, lấy tâm từ-bi thương xót bình đẳng xem xét.

Lại nữa, phương là tuân theo đạo lý gọi là được phương. Vì lực Tam-muội ấy, đối với các Tam-muội được đạo lý, ra vào tự tại vô ngại.

Tam-muội Đà-la-ni ấn là, được Tam-muội ấy, thì có thể phân biệt được các Tam-muội, đều có Đà-la-ni.

Tam-muội Vô cuống là, có Tam-muội phát sinh ái, giận, vô minh, tà kiến v.v… Tam-muội này đối với các Tam-muội hoàn toàn không có việc mê muội.

Tam-muội Nhiếp chư pháp hải là biết hết thảy dòng nước đều chảy về biển, pháp ba thừa đều vào trong Tam-muội này cũng như vậy. Lại các Tam-muội khác đều vào trong Tam-muội này, như Bốn thiền, Bốn định vô sắc thu nhiếp hết các giải thoát, định Chín thứ lớp đều vào trong đó.

Tam-muội Biến phú hư không là, hư không vô lượng vô biên, lực Tam-muội này hay trùm khắp hư không; hoặc ngồi kiết già phu, hoặc phóng ánh sáng, hoặc lấy âm thanh chứa đầy trong đó.

Tam-muội Kim cang luân là, như bánh xe chân Kim cang, chỗ ở vô ngại, được Tam-muội này, đối với các pháp đến được vô ngại.

Lại nữa, có thể phân biệt phần vị ranh giới các Tam-muội, nên gọi là luân (bánh xe), luân là phần vị ranh giới.

Tam-muội Bảo đoạn là, như có thứ báu có thể làm sạch các báu; Tam-muội này cũng như vậy, hay trừ các cấu nhơ phiền não của Tam- muội. Cấu nhơ ngũ dục dễ trừ, các cấu nhơ Tam-muội khó trừ.

Tam-muội Năng chiếu là, được Tam-muội này thì có thể lấy mười thứ trí tuệ chiếu rõ các pháp, thí như mặt trời mọc chiếu rõ Diêm-phù- đề, mọi sự đều rõ ràng.

Tam-muội Bất cầu là quán các pháp như huyễn hóa, tâm ái ba cõi dứt nên không mong cầu gì.

Tam-muội Vô trú là, Tam-muội ấy gọi là Tam-muội vô tác, trú ở Tam-muội ấy quán các pháp niệm niệm vô thường, không có lúc ngưng trụ.

Tam-muội Vô tâm tức là diệc tận định hoặc vô tưởng định, vì sao? Vì Phật tự nói nhân duyên: Vào trong Tam-muội ấy, các tâm tâm số pháp không hiện hành.

Tam-muội Tịnh đăng là, đăng là đèn trí tuệ, các phiền não gọi là nhơ, lìa nhơ thì tuệ thanh tịnh.

Tam-muội Vô biên minh là, vô biên gọi là vô lượng vô số; sáng có hai: 1. Vì độ chúng sinh nên thân phóng hào quang. 2. Phân biệt tướng chung tướng riêng các pháp nên trí tuệ sáng suốt. Được Tam-muội này hay chiếu vô biên thế giới ở mười phương và vô biên các pháp.

Tam-muội Năng tác minh là, hay làm sáng nơi các pháp, như đốt đuốc trong chỗ tối.

Tam-muội Phổ chiếu minh là, ngọc báu của Chuyển luân Thánh vương, chiếu một do tuần ngoài bốn phía quân binh. Bồ-tát được Tam- muội ấy chiếu khắp mỗi mỗi môn các pháp.

Tam-muội Kiên tịnh chư Tam-muội là, Bồ-tát được lực Tam-muội ấy nên làm cho các Tam-muội thanh tịnh cứng chắc.

Tam-muội Vô cấu minh là, Tam-muội tương ưng với ba môn gỉải thoát; được Tam-muội ấy lìa hết thảy cấu nhơ Tam-muội, lìa hết thảy vô minh, tham ái v.v… cũng hay chiếu hết thảy các Tam-muội.

Tam-muội Hoan hỷ là, được Tam-muội ấy thì đối với pháp sinh vui hoan hỷ. Thế nào là hoan hỷ? Có người nói: Đó là Sơ thiền. Như Phật dạy có bốn tu định:

  1. Tu Tam-muội ấy được vui hiện tại hoan hỷ.
  2. Tu định được biết thấy, thấy chúng sinh sinh tử.
  3. Tu định được trí tuệ phân biệt.
  4. Tu định được sạch hết lậu hoặc.

Lại nữa, được Tam-muội ấy thì phát sinh vô lượng vô biên pháp lạc hoan hỷ.

Tam-muội Điển quang là, như chớp sáng tạm hiện ra, người đi thấy đường; được Tam-muội ấy, bị mất đạo từ vô thỉ đời đến nay trở lại được.

Tam-muội Vô tận là, được Tam-muội ấy thì dứt các tướng vô thường của các pháp, tức vào bất sinh bất diệt.

Tam-muội Oai đức là, Bồ-tát được Tam-muội thì oai đức trang nghiêm.

Tam-muội Ly tận là, Bồ-tát được Tam-muội ấy thì chắc chắn được công đức thiện bổn vô lượng vô số kiếp, quả báo không mất.

Tam-muội Bất động là, có người nói: Thiền thứ tư là bất động.

Ở trong cõi Dục vì ngũ dục nên động, trong Sơ thiền vì giác quán nên động, trong Nhị thiền vì mừng nhiều nên động, trong Tam thiền vui nhiều nên động, trong Tứ thiền lìa hơi thở ra vào, không có các tướng động nên bất động.

Có người nói: Bốn định vô sắc là bất động, vì lìa các sắc; có người nói diệt tận định là bất động, vì lìa tâm tâm số pháp; có người nói Tam- muội tương ưng với trí tuệ biết thật tướng các pháp rốt ráo không, nên bất động; được Tam-muội ấy đối với hết thảy Tam-muội, hết thảy pháp hoàn toàn không hý luận.

Tam-muội Bất thối là, trú ở Tam-muội ấy không thấy các Tam muội thối chuyển. Luận giả nói Bồ-tát trú ở Tam-muội ấy thường không thối chuyển, tức là Tam-muội tương ưng với trí tuệ bất thối. Bất thối là không đọa vào đảnh vị, như đã nói ở trong nghĩa đọa đảnh.

Tam-muội Nhật đăng là, được Tam-muội ấy thì có thể chiếu mỗi mỗi môn của hết thảy pháp và các Tam-muội; ví như mặt trời mọc hay chiếu hết thảy Diêm-phù-đề.

Tam-muội Nguyệt tịnh là như mặt trăng từ ngày mười sáu giảm dần đến ngày ba mươi là hết. Người phàm phu cũng như vậy, các công đức lành dần dần giảm hết phải đọa vào ba ác đạo; như mặt trăng từ ngày mồng một dần dần tăng trưởng, đến ngày mười lăm thì sáng suốt thanh tịnh, Bồ-tát cũng như vậy. được Tam-muội ấy từ khi phát tâm đời đời dần tăng trưởng thiện căn cho đến được Vô sinh pháp nhẫn, được thọ ký, trí tuệ thanh tịnh, lợi ích chúng sinh. Lại hay phá vô minh trong các Tam-muội.

Tam-muội Tịnh minh là, sáng gọi là tuệ, cấu làm ngại. Được Tam- muội ấy đối với các pháp không chướng ngại, vì vậy nên nơi đây Phật dạy: Trú trong Tam-muội ấy được bốn trí vô ngại.

Hỏi: Sao Phật chỉ riêng ở trong đây đối với Tam-muội nói bốn trí vô ngại?

Đáp: Ở trong Tam-muội không có tâm giác quán, có thể vui nói (lạc thuyết vô ngại), trái với định việc ấy là khó, vì được lực Tam-muội ấy nên được bốn trí vô ngại, nghĩa bốn trí vô ngại như trước nói.

Tam-muội Năng tác minh là, sáng tức là trí tuệ, trong các trí tuệ, trí tuệ Bát-nhã là cao tột. Tam-muội tương ưng với Bát-nhã ấy hay làm sáng.

Tam-muội Tác hành là, được lực Tam-muội ấy hay phát khởi trước tiên là được các Tam-muội.

Tam-muội trí tướng là, được Tam-muội ấy thì thấy có tướng trí tuệ thật trong hết thảy Tam-muội.

Tam-muội Như Kim cang là, được Tam-muội ấy thì lấy trí tuệ thông đạt hết thảy pháp, cũng chẳng thấy thông đạt; vì dùng vô sở đắc vậy.

Hỏi: Ba thứ Tam-muội, sao đều nói tên là Kim cang?

Đáp: Đầu nói Kim cang, giữa nói bánh xe Kim cang, sau nói như Kim cang. Tam-muội như Kim cang Phật dạy xuyên suốt hết thảy pháp, cũng không thấy Tam-muội Kim cang ấy thông suốt các Tam-muội.

Tam-muội Kim cang luân là, được Tam-muội ấy hay giữ gìn các bánh xe Tam-muội, đó đều là nghĩa của Phật dạy. Luận giả nói: Tam- muội như Kim cang là có thể phá hết thảy các phiền não kiết sử, không còn dư sót, thí như trời Đế-thích tay cầm Kim cang phá quân A-tu-la, tức là tâm cuối cùng của học nhân. Từ tâm ấy thứ lớp được ba thứ Bồ-đề, là Bồ-đề Thanh-văn, Bồ-đề Bích-chi Phật, Bồ-đề Phật Vô thượng. Tam- muội Kim cang là có thể phá hết thảy pháp vào Vô-dư Niết-bàn, không còn thọ thân sau, ví như chân Kim cang có thể phá các núi làm cho diệt sạch không còn. Bánh xe Kim cang là Tam-muội này hay phá hết thảy pháp, không ngăn ngại, ví như bánh xe Kim cang lúc chuyển đi không gì không phá, không bị chướng ngại.

Lại nữa, đầu là Kim cang, hai là bánh xe Kim cang, ba là như Kim cang. Danh tự khác nhau, Phật dạy nghĩa nó cũng khác nhau. Luận giả giải thích nhân duyên nó cũng khác, nên không nên cật nạn.

Tam-muội Tâm trú là, tâm tướng nhẹ nhanh, đi xa, vô hình, khó chế khó giữ, thường lay động như con khỉ; lại như điển chớp, cũng như lưỡi rắn. Được Tam-muội này có thể thâu nhiếp làm cho trú lại, cho đến trước dục lạc cõi trời, tâm cũng không động chuyển, huống gì dục lạc cõi người.

Tam-muội Phổ minh là, được Tam-muội ấy thì đối với hết thảy pháp thấy tướng quang minh, không có tưởng tối ám, như thấy ban ngày; thấy ban đêm cũng vậy; thấy trước thấy sau, thấy trên, thấy dưới cũng như vậy. Trong tâm vô ngại, do tu Tam-muội ấy nên được thiên nhãn thông, khắp thấy ánh sáng, rõ ràng vô ngại. Khéo tu thần thông ấy nên được thành tuệ nhãn, chiếu khắp các pháp, thấy rõ không ngại.

Tam-muội An lập là, được Tam-muội ấy thì an lập bền chắc trong hết thảy công đức thiện pháp. Như núi Tu-di ở giữa biển lớn, an lập bất động.

Tam-muội Bảo tụ là, được Tam-muội ấy, thì quốc độ có được đều thành bảy báu.

Hỏi: Điều đó mắt thịt thấy, hay thiền định thấy?

Đáp: Mắt trời, mắt thịt đều có thể thấy. Vì sao? Vì sáu trần bên ngoài bất định, hành giả thường tu tập thiền định nên có thể chuyển đổi bốn tướng nó.

Tam-muội Diệu pháp ấn là, diệu pháp là công đức và trí tuệ thâm diệu của chư Phật Bồ-tát. Được Tam-muội ấy là được các công đức và trí tuệ thâm diệu.

Tam-muội Pháp đẳng là, đẳng có hai: 1. Chúng sinh bình đẳng, 2. Pháp bình đẳng. Tam-muội tương ưng với pháp đẳng, gọi là pháp đẳng.

Tam-muội Đoạn hỷ là, được Tam-muội ấy thì quán các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh v.v… tâm sinh nhàm lìa. Trong mười tưởng. Tam-muội này tương ưng với tưởng hết thảy thế gian không thể vưi.

Tam-muội Đáo pháp đảnh là, pháp là pháp Bồ-tát, nghĩa là Sáu Ba-la-mật. Đến trong Bát-nhã Ba-la-mật, được lực phương tiện, đến đỉnh núi pháp. Được Tam-muội ấy có thể trú ở đỉnh núi pháp ấy, các vô minh phiền não không thể làm lay động.

Tam-muội Năng tán là, được Tam-muội ấy thì có thể phá tán các pháp, đây là Tam-muội tương ưng với tán không.

Tam-muội Phân biệt chư pháp cú là, được Tam-muội ấy thì có thể phân biệt ngữ ngôn tự cú của hết thảy pháp, vì chúng sinh thuyết ngôn từ không trệ ngại. Đây là Tam-muội tương ưng với trí lạc thuyết vô ngại.

Tam-muội Tự đẳng tướng là, được Tam-muội ấy thì quán các chữ, các ngữ đều bình đẳng, trách mắng hay tán thán, không có ghét thương.

Tam-muội Ly tự là, được Tam-muội ấy thì không thấy chữ ở trong nghĩa, cũng không thấy nghĩa ấy ở trong chữ.

Tam-muội Đoạn duyên là, được Tam-muội ấy, thì hoặc trong hoặc ngoài, đối với vui không sinh mừng, đối với khổ không sinh giận, đối với không khổ không vui không sinh tâm không biết mà xả. Đối với ba thọ ấy xa lìa không vướng mắc, thì tâm qui về tịch diệt, tâm nếu diệt thì duyên cũng diệt.

Tam-muội Bất hoại là, Tam-muội tương ưng với duyên pháp tánh rốt ráo không, hý luận không phá được, vô thường không chuyển được, vì trước đã hoại rồi.

Tam-muội Vô chủng tướng là, được Tam-muội ấy thì không thấy các pháp có mỗi mỗi tướng, chỉ thấy một tướng, đó là vô tướng (không có tướng).

Tam-muội Vô xứ hành là, được Tam-muội ấy thì biết lửa ba độc đốt ba cõi nên tâm không nương dựa, còn Niết-bàn rốt ráo không cũng không nương dựa.

Tam-muội Ly mông muội là, được Tam-muội ấy, ở trong các Tam- muội, các thứ vô minh vi tế che ngăn đều trừ hết.

Tam-muội Vô khứ là, được Tam-muội ấy thì không thấy tướng đi lại của hết thảy pháp.

Tam-muội Bất biến dị là, được Tam-muội ấy thì quán hết thảy pháp, nhân không biến làm quả, như sữa không biến thành lạc, vì các pháp đều ở trong tự tướng, bất động.

Tam-muội Độ duyên là, được Tam-muội ấy thì các phiền não nơi sáu trần dứt hết, vượt qua biển lớn sáu trần, cũng có thể vượt qua hết thảy duyên Tam-muội, phát sinh trí tuệ.

Tam-muội Tập chư công đức là, được Tam-muội ấy thì nhóm các công đức, từ lòng tin đến trí tuệ, đầu đêm cuối đêm tu tập không ngừng, như mật trời mặt trăng vận chuyển, chưa bao giờ ngừng nghỉ.

Tam-muội Trú vô tâm là, vào trong Tam-muội ấy, thì không theo tâm, chỉ theo trí tuệ, đến trú trong thật tướng các pháp.

Tam-muội Tịnh diệu hoa là, hoa trên cây rộ nở, làm cho cây ng- hiêm sức, được Tam-muội ấy, trong các Tam-muội mở ra các công đức để trang nghiêm.

Tam-muội Giác ý là, được Tam-muội ấy thì khiến các Tam-muội biến thành vô lậu, tương ưng với bảy giác chi, ví như một cân nhựa đá có thể biến ngàn cân đồng thành vàng.

Tam-muội Vô lượng biện tức là, lạc thuyết vô ngại biện, được lực Tam-muội ấy cho đến chỉ vui nói một câu trải vô lượng kiếp mà không cùng tận.

Tam-muội Vô đẳng đẳng là, được Tam-muội ấy xem hết thảy chúng sinh đều như Phật, xem hết thảy pháp đều đồng Phật pháp, vô đẳng đẳng, đó là tương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật.

Tam-muội Độ chư pháp là, vào ba cửa giải thoát, ra khỏi ba cõi, độ chúng sinh ba thừa.

Tam-muội Phân biệt chư pháp tức là, Tam-muội tương ưng với phân biệt tuệ. Được Tam-muội ấy thì phân biệt các pháp tướng thiện bất thiện, hữu lậu vô lậu, hữu vi vô vi.

Tam-muội Tán nghi là, có người nói: Tức là Tam-muội vô tướng trong Kiến đế đạo, vì Tam-muội tương ưng với Trí kiến để dứt nghi kiết.

Có người nói: Đây là Tam-muội tương ưng với Vô sinh pháp nhẫn. Bấy giờ lưới nghi đối với hết thảy pháp đều dứt, thấy mười phương chư Phật, được thật tướng các pháp. Có người nói: Đây là Tam-muội tương ưng với vô ngại giải thoát, chư Phật được Tam-muội ấy đối với các pháp đều vô ngại, không gần không xa, như xem bàn tay.

Tam-muội Vô trú xứ tức là, Tam-muội tương ưng với trí tuệ không lãnh thọ, được Tam-muội ấy không thấy hết thảy pháp có trú xứ nhất định.

Tam-muội Nhất trang nghiêm là, được Tam-muội ấy thì xem hết thảy pháp đều một, hoặc hết thảy pháp có tướng nên một, hoặc hết thảy pháp không có tướng nên một, hoặc hết thảy pháp không nên một, như vậy vô lượng đều một. Vì trí tuệ nhất tướng trang nghiêm Tam-muội ấy, nên nói là nhất trang nghiêm.

Tam-muội Sinh hành là, hành gọi là quán, được Tam-muội ấy, thì hay quán các hành tướng, tướng vào, tướng trú, tướng ra. Lại hành ấy đều không, cũng không thể thấy.

Tam-muội Nhất hành là, được Tam-muội ấy thì thường nhất hành, trong Tam-muội tương ưng với rốt ráo không, không còn các hành thứ lớp khác. Như trong vô thường hành, theo đấy có khổ hành, trong khổ hành thứ đến có vô ngã hành. Lại Bồ-tát đối với Tam-muội ấy không thấy bờ này, không thấy bờ kia. Tướng vào các Tam-muội là bờ này, tướng ra là bờ kia; tướng mới được là bờ này, tướng diệt là bờ kia.

Tam-muội Bất nhất hành là, trái với hành ở trên, đó là các hành tướng quán khác.

Tam-muội Diệu hành tức là, Tam-muội tương ưng với rốt ráo không (một trong mười tám không), cho đến không thấy không hai tướng, hết thảy trí luận không thể phá.

Tam-muội Đạt nhất thiết hữu để tán là, hữu là ba cõi, để là phi hữu tưởng phi vô tưởng, vì khó đến nên gọi là để; đạt là lấy trí tuệ vô lậu xa lìa cho đến phi hữu tưởng phi vô tưởng mà vào Vô-dư Niết-bàn, ba cõi, năm uẩn đều là tán diệt.

Lại nữa, Bồ-tát được trí tuệ bất sainh bất diệt ấy thì hết thảy các cõi được thông đạt và tán diệt, đều không có gì.

Tam-muội Nhập danh ngữ là, được Tam-muội ấy thì biết hết thảy danh tự của hết thảy chúng sinh, hết thảy vật, hết thảy pháp, cũng lấy danh tự ấy nói giáo hóa người, hết thảy danh tự đều hiểu rõ hết, đều có thứ lớp.

Tam-muội Ly âm thanh tự ngữ là, được Tam-muội ấy thì quán hết thảy các pháp đều không có âm thanh ngôn ngữ, tướng thường tịch diệt.

Tam-muội Nhiên cự là, như cầm đuốc đi đêm, không rơi chỗ hiểm, Bồ-tát được Tam-muội ấy, dùng đuốc trí tuệ không lầm không dính đối với các pháp.

Tam-muội Tịnh tướng là, được Tam-muội ấy thì có thể thanh tịnh đầy đủ, trang nghiêm ba mươi hai tướng, lại có thể đúng như quán pháp tướng chung tướng riêng các pháp, cũng có thể quán các pháp thanh tịnh vô tướng, tức là không, vô tướng, vô tác, như phẩm Tướng nói rộng.

Tam-muội Phá tướng là, được Tam-muội ấy thì không thấy tướng hết thảy pháp huống gì tướng các Tam-muội, đây tức là vô tướng Tam- muội.

Tam-muội Nhất thiết hữu diệu túc là, được Tam-muội ấy thì lấy các công đức trang nghiêm đầy đủ, dòng họ tốt, gia đình tốt, thân tốt, quyến thuộc tốt; thiền định, trí tuệ đều đầy đủ, thanh tịnh.

Tam-muội Bất hỷ khổ lạc là, được Tam-muội ấy thì xem cái vui vẻ thế gian nhiều lỗi, nhiều lo, hư vọng điên đảo, không thể ưa vui, xem cái khổ thế gian như bịnh như mũi tên vào thân, tâm không mừng vui, vì hết thảy pháp hư dối, chẳng cầu cái vui đó. Vì sao? Vì lúc khác biến đổi là khổ; vui còn chẳng mừng huống gì đối với khổ.

Tam-muội Vô tận tướng là, được Tam-muội ấy thì xem hết thảy pháp không hoại không tận.

Hỏi: Nếu như vậy, sao không rơi vào chấp bên thường?

Đáp: Cũng như Bồ-tát tuy quán vô thường cũng không rơi vào chấp đoạn, hoặc quán chẳng cùng tận không rơi trong chấp thường. Hai tướng ấy, đều không thể có được nơi các pháp. Có nhân duyên nên tu hành, nghĩa là vì tội phước chẳng mất nên nói thường, vì lìa chấp trước nên nói vô thường.

Tam-muội Đa Đà-la-ni là, được lực Tam-muội ấy, thì các Đà-la-ni như Văn trì Đà-la-ni v.v… đều tự nhiên được.

Tam-muội Nhiếp chư tà chánh tướng là, được Tam-muội ấy thì chẳng thấy ba nhóm chúng sinh là nhóm chánh định, nhóm tà định và nhóm bất định, nhất tâm nhiếp lấy hết không bỏ nhóm nào. Lại nơi các pháp không thấy tướng chánh nhất định, tướng tà nhất định, vì các pháp không có tướng nhất định.

Tam-muội Diệt tăng ái là, được Tam-muội ấy thì đối với pháp khả hỷ không sinh yêu, đối pháp khả ố không sinh giận.

Tam-muội Nghịch thuận là, được Tam-muội ấy thì đối với các pháp nghịch thuận tự tại. Có thể phá chúng sinh tà nghịch, có thể thuận theo chúng sinh đáng được hóa độ. Lại lìa chấp trước nên phá hết thảy pháp, vì căn lành tăng trưởng nên thành hết thảy pháp, cũng chẳng thấy các pháp nghịch thuận, việc ấy cũng không thấy, vì không có vậy.

Tam-muội Tịch quang là, được Tam-muội ấy thì các cấu nhơ phiền não đối với các pháp không thể có được, vì không thể có được, nên các Tam-muội đều thanh tịnh.

Tam-muội Kiên cố là, có người nói tức là Kim cang Tam-muội, vì kiên cố không hoại. Có người nói: Kim cang không phải, vì Kim cang cũng dễ phá. Đây là Tam-muội tương ưng với trí biết thật tướng các pháp, không thể phá hoại như hư không, vì vậy nên gọi là kiên cố.

Tam-muội Mãn nguyệt tịnh quang là, được Tam-muội ấy thì lời nói thanh tịnh, không sai lầm, như mùa thu hư không trong sáng sạch, trăng tròn sáng mát mẻ đáng ưa, không chi đáng ghét. Bồ-tát cũng như vậy, tu các công đức như trăng tròn phá tối vô minh nên tịnh trí sáng suốt đầy đủ; dứt lửa ưa, giận v.v…nên công đức mát mẻ đầy đủ; làm lợi ích cho chúng sinh nên đáng ưa.

Tam-muội Đại trang nghiêm là, thấy mười phương thế giới số như hằng hà sa, lấy hoa hương bảy báu trang nghiêm, Phật ở trong đó trang nghiêm thanh tịnh như vậy, được Tam-muội ấy nên cùng một lúc trang nghiêm các công đức. Lại xem sự trang nghiêm đó rỗng không không có gì, tâm không dính mắc.

Tam-muội Năng chiếu nhất thiết thế là, được Tam-muội ấy nên có thể chiếu soi ba thứ thế gian là chúng sinh thế gian, trú xứ thế gian (khí thế gian) và ngũ uẩn thế gian.

Tam-muội Đẳng Tam-muội là được Tam-muội ấy, quán các Tam- muội đều nhất đẳng, nghĩa là nhiếp tâm tướng. Tam-muội ấy đều từ nhân duyên sinh, pháp hữu vi tạo tác, không có cạn sâu, được Tam- muội ấy thảy đều bình đẳng, ấy gọi là đẳng, cùng các pháp khác cũng bình đẳng không khác. Vì vậy nên theo nghĩa nói trong hết thảy pháp, tướng định, tướng loạn không thể có được.

Tam-muội Nhiếp nhất thiết hữu tránh vô tránh là, được Tam-muội ấy thì không thấy pháp ấy có tướng như vậy, pháp ấy không có tướng như vậy, không phân biệt các pháp hữu tránh vô tránh, đối với hết thảy pháp thông đạt vô ngại, đối với hết thảy chúng sinh cũng không tranh luận tốt xấu, chỉ theo tâm hành của chúng sinh mà độ thoát. Được Tam- muội ấy nên đối với các Tam-muội tùy thuận không nghịch.

Tam-muội Bất lạc nhất thiết trú xứ là, được Tam-muội ấy thì không ưa ở thế gian, không ưa ở phi thế gian, vì thế gian vô thường nên không ưa, trong phi thế gian thì không có hết thảy pháp, là chỗ đáng sợ nên không sinh ưa vui.

Tam-muội Như trú định là, được Tam-muội ấy thì biết tướng như thật của hết thảy pháp, không thấy có pháp gì quá hơn tướng như như ấy. Nghĩa như như, như trước đã nói.

Tam-muội Hoại thân suy là, máu thịt xương gân v.v… hòa hợp gọi là thân, thân ấy nhiều hoạn nạn, thường đấu tranh với đói, lạnh, nóng; ấy gọi là thân suy. Được Tam-muội ấy nên dùng lực trí tuệ phá hoại từng phần tướng thân suy, cho đến không thấy tướng không thể có được.

Tam-muội Hoại ngữ như hư không là, ngữ gọi là gió phát ra bên trong, chạm vào bảy chỗ nên có tiếng, nương tiếng nên có ngữ. Quán nhân duyên của ngữ ngôn như vậy nên hay phá ngữ ngôn, không sinh ngã tướng và ghét thương. Có người nói: Nhị thiền không có giác quán, đó là Tam-muội hoại ngữ, hiền thánh im lặng. Có người nói: Đó là Tam-muội định vô sắc, ở đây không có thân, lìa hết thảy sắc. Có người nói: Đó chỉ là Tam-muội của các Bồ-tát, hay phá thân bất tịnh do kiết nghiệp nhân duyên đời trước tạo ra mà thọ lấy pháp thân, tùy chúng sinh đáng được độ mà hiện các hình tướng.

Tam-muội Ly trước hư không bất nhiễm là, Bồ-tát thực hành Bát- nhã Ba-la-mật, quán các pháp rốt ráo không, chẳng sinh chẳng diệt; như hư không không vật gì ví dụ được. Độn căn Bồ-tát đắm trước hư không ấy, được Tam-muội này nên lìa nhiễm trước các pháp hư không, cũng không nhiễm trước Tam-muội ấy; như người bị sa trong bùn được có người kéo ra, khóa chân bắt làm nô bộc; có Tam-muội được lià khỏi nhiễm trước hư không nhưng lại nhiễm trước Tam-muội thì cũng như vậy. Nay Tam-muội này có thể lìa nhiễm trước hư không, hư không cũng tự lìa nhiễm trước.

Hỏi: Phật phần nhiều nói về Tam-muội, sao ông chỉ nói các pháp?

Đáp: Phật nói nhiều về quả báo, Luận giả thì hợp cả nhân duyên và quả báo để nói, ví như người quán thân bất tịnh, được Tam-muội bất tịnh; thân là nhân duyên, Tam-muội là quả. Lại như người quán năm uẩn vô thường, khổ, không v.v… mà được Tam-muội Bảy giác ý, có thể sinh Tám Thánh đạo, Bốn quả Sa-môn.

Lại nữa, Phật thích ứng theo chúng sinh chỉ nói một pháp, Luận giả nói rộng ra, phân biệt các việc; thí như hết thảy hữu lậu đều là nhân của khổ, song Phật chỉ nói ái là nhân của khổ; hết thảy phiền não diệt gọi là Diệt đế, song Phật chỉ dạy ái tận. Bồ-tát ấy đối với các quán hạnh chắc chắn không nghi, nhưng đối với các Tam-muội thì chưa rõ, nên Phật chỉ nói Tam-muội. Luận giả nói các pháp, mà hết thảy Tam-muội đều ở trong đó. Cuối các Tam-muội đều nên nói “dùng vô sở đắc”, vì đồng Bát-nhã vậy.

Như vậy vô lượng vô biên Tam-muội hòa hợp lại gọi là Ma-ha Diễn.