LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP

SỐ 1606

Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Quyển 15

PHẦN QUYẾT TRẠCH

Phẩm 4: LUẬN (Phần 1)

Hỏi: Thế nào là luận quyết trạch?

Đáp: Lược có bảy thứ:

  1. Nghĩa quyết trạch.
  2. Thích quyết trạch.
  3. Phân biệt hiển bày quyết trạch.
  4. Đẳng luận quyết trạch.
  5. Thâu nhiếp quyết trạch.
  6. Luận quỹ quyết trạch.
  7. Bí mật quyết trạch.

1. Nghĩa quyết trạch: Là dựa vào sáu nghĩa mà khởi quyết trạch. Sáu nghĩa gồm: a. Nghĩa tự tánh. b. Nghĩa nhân. c. Nghĩa quả. d. Nghĩa nghiệp. e. Nghĩa tương ưng. f. Nghĩa chuyển.

a. Nghĩa tự tánh: Là ba thứ lớp tánh Biến kế sở chấp, Y tha khởi, Viên thành thật.

b. Nghĩa nhân: Là ba nhân: 1. Sinh nhân. 2. Chuyển nhân. 3. Thành nhân.

– Sinh nhân: Là bốn duyên như nhân v.v…. Vì nhân nầy có thể sinh các pháp hữu vi.

– Chuyển nhân: Là do thứ lớp nầy mà các pháp kia chuyển, như vô minh duyên hành… cho đến tập và diệt do thứ lớp nầy mà nhiễm và tịnh chuyển.

– Thành nhân: Là hiện lượng khả đắc và không thật có, thuộc về chánh thuyết, do đây có thể thành lập nghĩa đã thành, chưa biết rõ trước kia.

c. Nghĩa quả: Là năm quả, năm quả gồm: 1. Quả Dị thục. 2. Quả đẳng lưu. 3. Quả tăng thượng. 4. Quả sĩ dụng. 5. Quả lìa hệ.

– Quả Dị thục: Là thức A-lại-da.

– Quả đẳng lưu: Là sự khởi các pháp thiện đời trước tự nối tiếp các pháp thiện đời sau.

– Quả tăng thượng: Là do cộng nghiệp lực tăng thượng của tất cả hữu tình chiêu cảm khí thế gian.

– Quả sĩ dụng: Là gieo giống v.v…

– Quả lìa hệ: Là do tùy miên của Thánh đạo diệt hẳn.

d. Nghĩa nghiệp: Là năm thứ nghiệp: 1. Nghiệp thủ thọ. 2. Nghiệp tác dụng. 3. Nghiệp gia hạnh. 4. Nghiệp chuyển biến. 5. Nghiệp chứng đắc. Nghĩa của năm nghiệp nầy như trong nghiệp nhiễm ở trước đã giải thích.

e. Nghĩa tương ưng: Là năm thứ tương ưng: 1. Tụ kiết tương ưng. 2. Tùy trục tương ưng. 3. Liên xuyết tương ưng. 4. Phần vị tương ưng. 5. Chuyển biến tương ưng.

– Tụ kiết tương ưng: Là như đối với nhà cửa… có gỗ đá, gạch ngói…

– Tùy trục tương ưng: Là nhân của tùy miên… Do có tùy trục nầy, tuy phiền não… không hiện hành nhưng nói cùng với tương ưng tùy trục kia.

– Liên xuyết tương ưng: Là thân thuộc… xoay vần tương ưng.

– Phần vị tương ưng: Là phần vị nối tiếp như nhiếp thọ lợi ích, vì phần vị nầy hiện tiền nên nói tương ưng với lạc cho đến tương ưng với bất khổ bất lạc.

– Chuyển biến tương ưng: Là khách trần phiền não… hiện tiền vì có tương ưng nầy, nên nói chuyển biến nầy tương ưng với tham…, tín…

f. Nghĩa chuyển: Là năm thứ chuyển: 1. Tướng chuyển. 2. An trụ chuyển. 3. Điên đảo chuyển. 4. Bất điên đảo chuyển. 5. Sai khác chuyển.

– Tướng chuyển: Là ba hữu của sinh, trụ, dị làm tướng, do ba tướng đó mà chuyển sai khác .

– An trụ chuyển: Là trong pháp sở trì trụ năng trì mà chuyển.

– Điên đảo chuyển: Là pháp tạp nhiễm không chuyển như thật.

– Bất điên đảo chuyển: Là pháp thanh tịnh chuyển như thật.

– Sai khác chuyển: Là tất cả hạnh quá khứ, vị lai, hiện tại, nội ngoại… chuyển Sai khác .

2. Thích quyết trạch: Là có thể giải thích tông yếu của các kinh để khai phát nghĩa của tông yếu đó.

Hỏi: Điều nầy thế nào?

Đáp: Lược có sáu thứ: a. Sự Sở biến tri. b. Nghĩa Sở biến tri. c. Nhân duyên Biến tri. d. Tự tánh Biến tri. e. Quả Biến tri. f. Bỉ chứng thọ. Do sáu nghĩa nầy tùy sự thích ứng của nó mà giải thích rộng khắp các kinh, gọi là thích quyết trạch.

– Việc Sở biến tri, là uẩn, giới, xứ.

– Nghĩa Sở biến tri, là Vô thường…

– Nhân duyên Biến tri, là tịnh Thi-la thủ hộ căn môn.

– Tự tánh Biến tri, là pháp Bồ-đề phần.

– Quả Biến tri, là giải thoát.

– Bỉ chứng thọ, là giải thoát tri kiến.

Lại nữa, có mười bốn môn để biện giải thích quyết trạch. Mười bốn môn là: 1. Nhiếp thích môn. 2. Nhiếp sự môn. 3. Tổng biệt phân môn. 4. Hậu hậu khai dẫn môn. 5. Già chỉ môn. 6. Chuyển biến tự môn. 7. Hoại bất hoại môn. 8. An lập súc thủ thú môn. 9. An lập sai khác môn. 10. Lý thú môn. 11. Biến tri đẳng môn. 12. Lực vô lực môn. 13. Biệt biệt dẫn môn. 14. Dẫn phát môn.

– Nhiếp thích môn: Hoặc ở chỗ đó giảng nói duyên khởi của các kinh, nên thứ lớp và ý hướng của cú nghĩa khó giải thích.

– Nhiếp sự môn: Hoặc ở chỗ đó căn cứ theo học sự, Thánh đế sự… mà giải thích các kinh, như nói: “Các điều ác chớ làm, các điều thiện vâng hành, khéo điều tự tâm, là lời Phật Thánh dạy”. Già-tha nầy là nói theo ba học …

– Tổng biệt phân môn: Hoặc ở chỗ đó nói, trước là dùng một câu chung, sau đó dùng các câu khác để giải thích riêng biệt, như trong kinh thập Nhị Hạ Tổng Tập, trước nói: “Tự viên tịnh, tha viên tịnh”, sau hai câu như thứ lớp của nó mà từng nhóm năm câu giải thích riêng như thế…

– Hậu hậu khai dẫn môn: Hoặc ở chỗ đó hiển bày có thể làm chỗ nương để khai dẫn các pháp sau, các pháp nầy thứ lớp như vậy mà nói, năm căn như tín… có thứ lớp trước sau, chắc chắn trước hết là tín thọ mới phát tinh tiến, đã phát tinh tiến rồi sau đó mới niệm trụ, đã niệm trụ rồi thì tâm được an định, tâm an định rồi mới như thật mà biết như thế…

– Già chỉ môn: Hoặc ở chỗ đó nói nương vào sự nầy mà ngăn dứt việc nầy, như trong kinh Cân Kha Dụ nói: “Dựa vào lậu tận mà ngăn dứt bốn thứ Bổ-đặc-già-la: 1. Xử chánh pháp ngoại. 2. Xử chánh pháp trung, chỉ đắc văn tư thì liền sinh hỷ túc. 3. Tâm sanh yếu đuối trong tu tuệ. 4. Tư lương chưa mãn. Bảo các Tỳ-kheo rằng: Ta biết, ta thấy, ta nói lậu tận”. Như vậy một đoạn văn kinh ngăn dứt thứ nhất; người không siêng năng tinh tiến tu tập quán hạnh, là ngăn dứt thứ hai; nói thí dụ cân kha (lưỡi búa cán búa) là ngăn dứt thứ ba; nói thí dụ thuyền phiệt (thuyền bè) là ngăn dứt thứ tư.

– Chuyển biến tự môn: Hoặc ở chỗ đó hiển bày chuyển các tự nghĩa khác biến thành các nghĩa khác, như bất tín, bất tri ân… bài tụng sau sẽ nói.

– Hoại bất hoại môn: Hoặc ở chỗ đó nói thất hoại và bất thất hoại, hai phương tiện kia và hai sai khác kia, như kinh thiện sanh nói: “Thất hoại, là nhiễm chấp các sự nội y và ngoại y. Nội y sự lấy năm thủ uẩn làm tướng; ngoại y sự lấy gia trạch thê tử làm tướng. Bất thất hoại, là xa lìa hai thứ nhiễm chấp. Thất hoại phương tiện, là không xuất gia, hoặc tuy xuất gia nhưng hành buông lung, không đắc lậu tận, trái với bất thất hoại nên gọi là thất hoại phương tiện. Phật bảo thiện sinh: Nầy Tộc tánh tử, có hai thứ sự đều là tốt đẹp, hoặc rụng râu tóc, cho đến hướng về phi gia, hoặc tận các lậu cho đến tự xưng là người không thọ hậu hữu”. Chánh nguyện bất thất hoại nầy và phương tiện bất thất hoại kia cùng hiển bày thất hoại và phương tiện thất hoại kia, vì trái với tướng nầy. Bất thất hoại sai khác, như trong tụng hiển bày, là các Tỳ-kheo, tốt đẹp, vắng lặng, lìa các lậu, đây là nói xuất gia và lậu tận. Để nói lậu tận nên nói các câu khác, nói lìa dục, lìa hệ phược, không chấp thọ Niết-bàn, gìn giữ thân sau rốt. Hàng phục bị ma sai sử, đây là nói do lìa dục của đạo thế gian, vì đạo xuất thế gian dứt hẳn thuận hạ phần kết, dứt hẳn thuận thượng phần kết, dứt hẳn nội y sự, các điều nầy thì nói lược nhân tận và quả tận, cũng cùng nói về thất hoại sai khác, vì trái với những điều nầy.

– An lập sác thủ thú môn: Hoặc ở chỗ đó nói dựa vào chỗ Bổ-đặcgià-la nọ mà nói như vầy: “Như trong Kinh Thủy Dụ, nương vào hai sác thủ thú mà nói ba thứ sai khác và bốn thứ sai khác khác nhau”. Hai thứ, là dị sinh và kiến đế dị sinh. Sai khác có ba thứ, là vô bạch pháp, thiểu bạch pháp và đa bạch pháp. Kiến đế sai khác có bốn thứ: a. Trụ bốn. b. Quả ba. c. Hữu học một. d. Vô học.

– An lập sai khác môn: Hoặc ở chỗ đó nói bốn câu (trường hợp)… để hỏi nghĩa, như kinh Vô thường nói: “Nếu người chánh quán thì tất cả là quán sắc hay nếu người quán sắc thì tất cả là chánh quán”? Phải chia làm bốn câu: Câu thứ nhất là đối với bốn uẩn thọ, tưởng, hành, thức không có điên đảo tăng ích thường, tịnh, lạc, ngã, cũng quán bốn pháp nầy là nên biết và nên dứt. Câu thứ hai, là đối với sắc uẩn có điên đảo tăng ích thường, tịnh, lạc, ngã, cũng quán bốn pháp nầy nên biết không nên dứt. Câu thứ ba, là đối với sắc uẩn không có điên đảo tăng ích thường, tịnh, lạc, ngã, cũng quán bốn pháp nầy là nên biết và nên dứt. Câu thứ tư, là đối với bốn uẩn thọ tưởng hành thức có điên đảo tăng ích thường, tịnh, lạc, ngã, cũng quán bốn pháp nầy là không nên biết và không nên dứt. Như nương theo sắc nêu bốn câu, như vậy nương theo thọ… tất cả xứ nên nói rộng cho đến nói: “Nếu việc phải làm đã làm xong, thì tất cả tự cho không thọ hậu hữu hay sao? Nếu người tự cho không thọ hậu hữu, việc phải làm đã làm xong ư? Điều nầy phải làm bốn câu . Câu thứ nhất, là chư dị sinh cho đến qua đời thường thường thực diệu hạnh. Câu thứ hai, là người đoạn kiến. Câu thứ ba, là Vô học. Câu thứ tư, là trừ các tướng trên.

– Lý thú môn: Hoặc ở chỗ đó nói nghĩa của sáu lý thú. Sáu lý thú là: 1. Chân nghĩa lý thú. 2. Chứng đắc lìa thú. 3. Giáo đạo ly thú. 4. Lìa hai bên lý thú. 5. Bất tư nghì lìá thú. 6. Ý lạc lý thú.

Sáu thứ như vậy ba thứ trước như thứ lớp phải tùy ba thứ sau mà hiểu rõ. Như trong kinh Ái vị nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo! Đối với sắc hữu vị…” Cho đến nói rộng như trong kinh nầy hiển bày, là do xa lìa lý thú của hai bên tăng ích và tổn giảm nên chắc chắn hiểu rõ chân nghĩa lý thú, hữu vị, hữu hoạn, hữu xuất ly, là hiển lìa biên tổn giảm. Đối với sắc cho đến đối với thức, là hiển lìa biên tăng ích, vì hiển bày nhiễm ô và thanh tịnh chỉ dựa vào các uẩn mà không dựa vào ngã, cho đến bảo các Tỳ-kheo: “Ta tự chứng biết do chân nghĩa lý thú nầy, cho đến đã chứng giác chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng”, là hiển bày do ly thú bất tư nghì mà chắc chắn chứng đắc lìá thú, đây là hiển chân chứng tự điều mà mình thọ bên trong. Như vậy tất cả kinh đều là lý thú giáo đạo, phải tùy lý ý lạc thú mà chắc chắn. Nói dựa vào sở biến tri sự, sở biến tri nghĩa, biến tri, biến tri quả, bỉ chứng thọ và ý lạc mà thuyết kinh nầy. Sở biến tri sự là sắc… Sở biến tri nghĩa là hữu vị… Do sai khác nơi nghĩa nầy mà biết khắp các sự sắc… Biến tri là đối với năm thủ uẩn do 3 chuyển như vậy mà như thật biến tri. Biến tri quả, là từ chư thiên, thế gian nầy, cho đến gồm cả thiên nhân đều đắc giải thoát, cho đến cực giải thoát. Bỉ chứng thọ là tự chứng biết ta đã chứng giác chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng.

– Biến tri Đẳng môn: Hoặc ở chỗ đó hiển bày dựa vào chân thật tướng mà nói nghĩa biết khắp tướng, nghĩa vĩnh dứt tướng, nghĩa tác chứng tướng, nghĩa tu tập tướng, tức là nghĩa phẩm loại sai khác tướng của các nghĩa chân thật tướng… này, có thể nương vào chỗ nương tương thuộc tướng nghĩa. Nghĩa chướng ngại pháp tướng của biến tri… nghĩa thuận theo pháp tướng của biến tri… đối với biến tri… và nghĩa đức tội tướng của biến tri… các pháp nầy cũng như kinh Ái vị nói rộng.

Tướng Chân thật, là tướng Khổ đế thuộc về thủ uẩn.

Tướng Biến tri, là ngay ở hữu vị… này như thật mà biết.

Tướng dứt hẳn và tướng tác chứng là từ tất cả thế gian mà đắc giải thoát, vì dứt hẳn các chướng đắc chuyển y.

Tướng Tu tập, là lìa tâm điên đảo, thường tu tập trụ.

Tướng Phẩm loại sai khác, là tướng chân thật, có năm thứ sai khác, là sắc cho đến thức.

Tướng Biến tri có ba thứ sai khác, là vị do vị cho đến xuất ly do xuất ly. Như thật biết vĩnh dứt tướng và tác chứng tướng đều có hai thứ sai khác, là giải thoát phiền não và giải thoát khổ . Từ đây chư thiên thế gian cho đến gồm cả thiên nhân đều đắc giải thoát, đây là hiển phiền não giải thoát, để nói nghĩa sai khác nầy, kế là nói xuất ly. Vì sao? Vì các kinh khác nói: “Xuất ly là thế nào? Hoặc ở chỗ đó tham dục diệt hẳn, tham dục dứt hẳn, vượt qua tham dục, như vậy do có thể sinh khổ phiền não ở vị lai được lìa trói buộc, thì khổ cũng giải thoát. Để hiển nghĩa sai khác nầy nên kế là nói ly hệ phược và cực giải thoát. Tu tập tướng có hai thứ sai khác là Kiến đạo và tu đạo. Lìa tâm điên đảo là hiển bày Kiến đạo. Thường tu tập trụ là hiển bày tu đạo. Năng y sở y là tướng tương thuộc, là hiển bày tướng chân thật, làm tánh chỗ nương của các pháp sau. Chướng ngại pháp tướng biến tri… là ba chuyển như vậy không biết như thật. Thuận theo pháp tướng như biến tri… là quán sát như chỗ an lập các tướng như vị… trong pháp của sắc… Đối với tội tướng của biến tri… là không giải thoát cho đến không chứng giác chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng, trái với tướng nầy gọi là đối với công đức tướng của biến tri…

– Lực vô lực môn: Hoặc ở chỗ đó hiển bày mỗi câu đều có công năng, hoặc không nói nghĩa của một câu tức là không hiểu rõ, như kinh Duyên Khởi nói: “Cái nầy có nên cái kia có, cái nầy sinh nên cái kia sinh, đã gọi là Vô minh duyên hành…”. Như vậy mỗi câu đều có công năng, như trong tướng duyên khởi trước đã nói.

– Biệt biệt dẫn môn: Hoặc ở chỗ đó hiển bày, trước nêu một câu kinh, sau đó dùng vô lượng môn nghĩa mà giải thích rộng , như kinh nói: “Nếu Tỳ-kheo thành tựu sáu pháp, cũng có thể dùng miệng thổi gió bay nát núi chúa đại vương cao rộng, huống chi là thây chết vô minh. Sáu pháp là? Hoặc các Tỳ-kheo tâm sinh khéo léo cho đến phương tiện khéo léo. Làm thế nào Tỳ-kheo tâm sinh khéo léo? Điều gọi là Tỳkheo lìa dục, pháp ác bất thiện cho đến tĩnh lự thứ tư đầy đủ trụ, như vậy là Tỳ-kheo tâm sinh khéo léo. Thế nào là Tỳ-kheo tâm trụ khéo léo? Điều gọi là Tỳ-kheo khéo tu tập, tất cả thuận thoái phần vắng lặng chuyển thành thuận trụ phần, như vậy là Tỳ-kheo tâm trụ khéo léo. Thế nào là Tỳ-kheo tâm khởi khéo léo? Cái gọi là Tỳ-kheo khéo tu tập, tất cả thuận trụ phần vắng lặng chuyển thành thuận phần thắng tiến, như vậy là Tỳ-kheo tâm khởi khéo léo. Thế nào là Tỳ-kheo sinh trưởng khéo léo? Điều gọi là Tỳ-kheo chưa sinh pháp thiện thì tạo phương tiện khiến cho sinh, cho đến nói rộng hai chánh đoạn, như vậy là Tỳ-kheo sinh trưởng khéo léo. Thế nào là Tỳ-kheo tổn giảm khéo léo? Điều gọi là Tỳ-kheo đã sinh pháp ác tạo phương tiện khiến cho dứt, cho đến nói rộng hai chánh đoạn, như vậy là Tỳ-kheo tổn giảm khéo léo. Thế nào là Tỳ-kheo phương tiện khéo léo? Cái gọi là Tỳ-kheo muốn Tam-ma-địa, đoạn hành thành tựu tu như ý túc, cho đến nói rộng bốn như ý túc, như vậy là Tỳ-kheo phương tiện khéo léo.

– Dẫn phát môn: Hoặc ở chỗ đó hiển bày trong mỗi câu nói bốn câu, là mỗi một câu chia làm bốn câu, như vậy xoay vần dẫn phát vô biên, như dẫn kinh Phật rằng: “Các Bồ-tát có bốn thứ pháp tịnh tu Bồđề: 1. Khéo tu không tánh. 2. Đối với các chúng sinh tâm không có trở ngại. 3. Thường thâu nhiếp lợi ích của các chúng Bồ-tát. 4. Dùng tâm vô nhiễm rộng khai pháp thí. Bốn pháp như vậy đối với môn tự lợi lợi tha mà tịnh tu Bồ-đề, vì muốn đối trị bốn thứ chướng cần đối trị. Bốn chướng là: 1. Tham đắm định vị. 2. Sân hận. 3. Mạn. 4. Yêu đắm lợi dưỡng.

Lại có sai khác, tham đắm vị định là nói dứt phiền não đối trị , ba thứ còn lại là nói xa lìa thừa thấp kém, vì ba thứ nhân duyên của các Bồ-tát xa lìa thừa thấp kém: 1. Nhiếp thọ tất cả hữu tình. 2. Người đã nhập pháp thì giúp cho thành thục. 3. Người chưa nhập pháp thì giúp cho nhập chánh pháp.

Lại có sai khác, tham đắm vị định là nói trí tư lương , ba thứ còn lại là nói phước tư lương, ba thứ sai khác nầy là nhiếp thọ thành thục khiến nhập ba môn, đều có thể sinh trưởng phước phẩm cao quý.

Lại nữa, do hai duyên sai khác: 1. Do ý lạc, là do tâm từ đồng thời hiện hành. 2. Do chánh hạnh, là hai hạnh thuyết giáo và chứng giáo.

Lại nữa, các Bồ-tát thành tựu bốn pháp có thể tu tánh không: 1. Đối với nội tâm không lay động. 2. Sự duy trì của năng lực tín, hiểu chọn lựa. 3. Đối với tất cả pháp thông đạt như thật. 4. Giải thoát tất cả chướng. Bốn pháp Như vậy là hiển chỗ nương của tu và tu sai khác. Lấy gì để làm chỗ nương? Lấy Tĩnh lự Ba-la-mật-đa. Thế nào là tu sai khác? Có ba thứ: 1. Do dị sinh đạo. 2. Do học đạo. 3. Do đạo Vô học. Do ba thứ nầy mà thoát tất cả chướng. Lại nữa, các Bồ-tát thành tựu bốn pháp, đối với các hữu tình tâm không quái ngại: 1. Tu tâm từ. 2. Không hủy chánh hạnh. 3. không phân biệt tướng. 4. Chịu đựng khó nhọc. Như vậy bốn pháp hiển bày chỗ nương và tâm sai khác không trở ngại. Pháp nào làm chỗ nương? Là sự tu từ của đời quá khứ. Thế nào là tâm sai khác không chướng ngại? Là đối với trụ tà hạnh tâm không chống trái hủy phạm, đối với kẻ thù không phân biệt oan thân, vì lợi ích cho người mà tinh tiến không biếng nhác. Lại nữa, các Bồ-tát thành tựu bốn pháp thường có thể thâu nhiếp lợi ích của các chúng Bồ-tát: 1. Không tự xứng lượng. 2. Chánh giáo hối chuyển. 3. Nhu hòa dễ có thể ở chung. 4. Siêng năng hầu hạ cúng dường. Bốn pháp như vậy nói về chỗ nương và thâu nhiếp lợi ích sai khác. Thế nào là chỗ nương? Là điều phục kiêu mạn.

Hỏi: Thế nào là thâu nhiếp lợi ích sai khác?

Đáp: Là ba câu nói ở sau, đối với ba loại Bồ-tát kém, bằng, hơn như thứ lớp. Lại nữa, các Bồ-tát thành tựu bốn pháp, có thể không có tâm nhiễm, rộng mở pháp thí: 1. Khéo đạt chướng nạn. 2. Khéo có thể dứt trừ ngu si chìm đắm. 3. Vui mừng nhiếp thọ. 4. Ái lạc làm pháp nương tựa. Bốn pháp Như vậy nói lên chỗ nương và rộng khai pháp thí sai khác. Thế nào là chỗ nương? Khéo thông đạt lợi dưỡng cung kính là chướng nạn pháp. Thế nào là rộng khai pháp thí sai khác? Là thị hiện dạy bảo, khuyến khích, chúc mừng. Thị hiện, là đối với ngu si chìm đắm. Dạy bảo khuyến khích, là đối với người mê nhiễm buông lung, tự khinh khi thấp kém. Chúc mừng, là đối với chánh hạnh tròn đầy, vì tánh ái lạc pháp. Như vậy trong bốn câu trước, mỗi câu lại dẫn bốn câu sai khác, như vậy gọi là dẫn phát môn.

3. Phân biệt hiển bày quyết trạch: Là như trong các pháp như uẩn… đã nói tùy nơi thích ứng của nó mà làm một hàng thuận với câu trước, thuận câu sau, hai câu, ba câu, bốn câu, câu có thể thuật, câu ngăn dứt, v.v…

Một hàng: Tức là pháp vấn luận, là dùng một pháp nầy cùng với pháp khác, mỗi pháp lẫn nhau hỏi rồi, trừ bỏ pháp nầy, lại dùng pháp thứ hai cùng với pháp khác hỏi lẫn nhau, như vậy mỗi câu mà hỏi tất cả pháp. Như có người hỏi: “Nếu thành tựu nhãn xứ thì cũng là sắc xứ phải chăng?” Nếu là thành tựu sắc xứ thì cũng là nhãn xứ chăng?” Câu nầy nêu đáp thuận với câu trước. “Nếu là thành tựu nhãn xứ thì cũng là nhĩ xứ chăng?” Câu nầy phải đáp bốn câu mà đáp, như vậy cho đến đối với ý xứ phải nói như lý. “Nếu là thành tựu nhãn xứ thì cũng là pháp xứ phải chăng?” Câu nầy cũng phải đáp thuận với câu trước. “Nếu là thành tựu sắc xứ thì cũng là nhãn xứ phải không, nếu là thành tựu nhãn xứ thì cũng là sắc xứ chăng”? Câu nầy phải đáp thuận với câu sau. “Nếu thành tựu sắc xứ thì cũng là nhĩ xứ phải chăng”? Câu nầy cũng phải thuận với câu sau, như vậy cho đến đối với pháp xứ phải như ly mà nói. “Nếu là thành tựu nhĩ xứ thì cũng là nhãn xứ phải chăng”? Câu nầy phải đáp bốn câu, như vậy cho đến đối với pháp xứ phải như lý mà nói. Như vậy từng câu thứ lớp giảm dần, các xứ phải lẫn nhau như ly mà nói.

Thuận với câu trước: Là trong các pháp hễ dùng bất cứ hai pháp nào để hỏi nhau, dựa vào pháp trước mà đáp câu đã hỏi. Như có người hỏi: “Nếu là trí thì cũng là sở tri phải chăng, nếu là sở tri thì cũng là trí chăng”? Câu nầy phải làm thuận với câu trước mà đáp, các trí cũng là sở tri, có sở tri không phải trí, là các pháp khác.

Thuận với câu sau, tức là hai pháp xoay vần hỏi nhau, dựa vào pháp sau để đáp câu đã hỏi. Như có người hỏi: “Nếu là sở thủ thì cũng là năng thủ chăng, nếu là năng thủ thì cũng là sở thủ phải chăng”? Câu nầy phải đáp thuận với câu sau. Các năng thủ cũng là sở thủ , có sở thủ không phải năng thủ, là năm cảnh của sắc và pháp xứ. Trừ tương ưng câu hai, là đối với đã hỏi phải đáp hai câu, không được có thừa, như có pháp dựa vào uẩn lập ra, dựa vào giới lập ra mà phát hỏi: “Nếu là uẩn số thì cũng là giới số phải chăng, nếu là giới số thì cũng là uẩn số phải chăng”? Câu nầy phải đáp hai câu, hoặc có khi uẩn số không phải giới số, mà là sắc uẩn và thức uẩn. Vì sao? Vì không có một giới nào hoàn toàn thâu nhiếp tướng của sắc uẩn, hoặc hoàn toàn thâu nhiếp thức uẩn, hoặc giới số chẳng phải uẩn số mà là pháp giới.

Ba câu: Là đối với câu đã hỏi chỉ có ba câu đáp. Như có người hỏi: “Nếu là uẩn số thì cũng là xứ số chăng, nếu là xứ số thì cũng là uẩn số chăng”? Câu nầy phải đáp ba câu, hoặc uẩn số không phải xứ số, mà là sắc uẩn; hoặc xứ số chẳng phải uẩn số, mà là pháp xứ, hoặc uẩn số cũng là xứ số, mà là thức uẩn và ý xứ. Đều chẳng phải số, là trong uẩn xứ chắc chắn không có.

Bốn câu: Là đối với câu đã hỏi có bốn câu để đáp. Như có người hỏi: “Nếu thành tựu nhãn căn thì cũng là nhĩ căn phải chăng, nếu thành tựu nhĩ căn thì cũng thành tựu nhãn căn phải chăng” ? Phải đáp bằng bốn câu để đáp. Câu thứ nhất, là nhãn căn của người điếc đã sinh rồi thì không xả. Câu thứ hai, nhĩ căn của người mù đã sinh thì không xả.

Câu thứ ba, nhãn nhĩ căn đã sinh rồi thì không xả. Câu thứ tư, trừ các tướng trên.

Câu có thể thuật: Là đối với câu đã hỏi thì thuận như vậy mà đáp, vì những lời tường thuật như vậy thích đáng với đã hỏi, như có người hỏi: “Các Vô thường đều là hành phải chăng, nếu đang là hành thì đều là Vô thường phải chăng”? Phải tường thuật thích đáng mà đáp câu đã hỏi như vậy.

Câu ngăn dứt: Là đối với câu hỏi không như vậy mà đáp, vì không phải câu nói như vậy mà ngăn dứt câu đã hỏi, như có người hỏi: “Ngoài uẩn ra, các hành có bao nhiêu đế thâu nhiếp”? Phải ngăn dứt mà đáp, vì ngoài uẩn ra thì không có hành.

4. Đẳng luận quyết trạch: Là dựa vào tám chữ hà (nào, gì, sao, đâu, bao nhiêu) tám chữ nhược (hoặc, nếu, như), để hỏi đáp quyết trạch tất cả chân giả. Tám chữ hà, như hỏi:

Người nào Vô sở đắc ? Là Bồ-tát Ma-ha-tát đã đắc Bát-nhã Bala-mật-đa.

Chỗ nào Vô sở đắc ? Là sở thủ tướng sở thủ và tướng năng thủ.

Dùng pháp gì Vô sở đắc ? Là dùng Bát-nhã Ba-la-mật-đa.

Vì sao Vô sở đắc ? Vì cứu thoát tất cả hữu tình khiến trụ trong Chánh đẳng Bồ-đề Vô thượng .

Do đâu Vô sở đắc ? Là do gặp Phật xuất thế nghe chánh pháp, tác ý như ly pháp tùy pháp hành.

Vô sở đắc của cái gì ? Là Vô sở đắc của tất cả pháp.

Cái nào Vô sở đắc ? Là tại địa thắng giải hạnh cho đến địa Bồ-tát thứ mười.

Bao nhiêu Vô sở đắc? Là mười một thứ: 1. Đã sinh đã diệt. 2. Chưa sinh. 3. Hiện tiền. 4. Nhân lực sinh ra. 5. Năng lực bạn lành sinh ra. 6. Nhất thiết pháp Vô sở đắc. 7. Không tánh Vô sở đắc. 8. Hữu ngã mạn. 9. Vô ngã mạn. 10. Vị cụ tư lương. 11. Dĩ cụ tư lương. Mười một Vô sở đắc như vậy , tùy sự có quá khứ vị lai hiện tại, hoặc nội hoặc ngoại, hoặc thô hoặc tế, hoặc kém hoặc hơn, hoặc xa hoặc gần, phải biết thứ lớp.

Như chữ hà, tám chữ nhược cũng vậy, nói rằng:

Hoặc năng Vô sở đắc. Hoặc sở Vô sở đắc.

Hoặc dụng Vô sở đắc.

Hoặc vì Vô sở đắc.

Hoặc do Vô sở đắc.

Hoặc Vô sở đắc kia.

Như đối với Vô sở đắc.

Như chỗ Vô sở đắc nọ.

Như vậy phải biết hết tất cả xứ. Lại có bốn thứ đạo lý của đẳng luận quyết trạch: 1. Năng phá. 2. Năng lập. 3. Năng đoạn. 4. Năng giác. Năng phá, là ngăn phá Tông kẻ khác: “Đó là thuyết ác, chẳng phải sự thiện”. Năng lập, là lập ra Tông mình: “Đây là thuyết thiện, đúng là việc thiện ”. Năng đoạn, là có thể chắc chắn các mà kẻ khác sinh nghi. Năng giác, là khai hiểu ngu tình khiến cho hiểu diệu nghĩa.

Lại có năm thứ đạo lý của đẳng luận quyết trạch, là như bài tụng nói:

Tự tánh, sở y, thức,
Thanh tịnh phương tiện thảy,
Năm đạo đều có sáu,
Quán các pháp sở tri.

Năm đạo ly đẳng luận quyết trạch là: 1. Tự tánh. 2. Chỗ nương. 3. Thức. 4. Thanh tịnh. 5. Phương tiện. Mỗi mỗi có sáu loại.

– Tự tánh có sáu thứ: 1. Tự tánh. 2. Nhân. 3. Cảnh giới. 4. Hành tướng. 5. Đẳng vô gián. 6. Tăng thượng.

– Chỗ nương có sáu thứ: 1. Chỗ nương . 2. Dựa. 3. Thâu nhiếp. 4. Tương ưng. 5. Thành tựu. 6. Tạp nhiễm.

– Thức có sáu thứ: 1. Thức. 2. Thọ. 3. Tưởng. 4. Tác ý. 5. Trí. 6. Biến tri.

– Thanh tịnh có sáu thứ: 1. Thanh tịnh. 2. Từ chữ 3. Ra khỏi. 4. Sâu xa. 5. Môn giải thoát. 6. Nhập tất cả pháp.

– Phương tiện có sáu thứ: 1. Phương tiện. 2. Thông đạt. 3. Tu. 4. Viên chứng. 5. Rốt ráo. 6. Dẫn phát.

+ Tự tánh có bốn thứ: 1. Thật tự tánh. 2. Giả tự tánh. 3. Thế tục tự tánh. 4. Nghĩa tự tánh.

+ Nhân có bốn thứ: 1. Sinh nhân. 2. Thành nhân. 3. Chuyển nhân. 4. Hoàn nhân.

+ Cảnh giới có bảy thứ: 1. Cảnh hữu tướng. 2. Cảnh hữu phân biệt. 3. Cảnh đối trị. 4. Cảnh an trụ. 5. Cảnh tăng ích. 6. Cảnh tổn giảm. 7. Cảnh tự tại.

+ Hành tướng có năm thứ: 1. Phân tích hành tướng. 2. Sai khác hành tướng. 3. Chánh giải hành tướng. 4. Quán sát hành tướng. 5. Tác tùy tác hành tướng.

+ Đẳng vô gián có chín thứ: 1. Tự loại Đẳng vô gián. 2. Dị loại

Đẳng vô gián. 3. Tam-ma-bát-để Đẳng vô gián. 4. Thoái Đẳng vô gián. 5. Sinh Đẳng vô gián. 6. Lân thứ (gần thứ lớp) Đẳng vô gián. 7. Cách việt Đẳng vô gián. 8. Khởi Đẳng vô gián. 9. Diệt Đẳng vô gián.

+ Tăng thượng có bảy thứ: 1. Thủ tăng thượng. 2. Sinh tăng thượng. 3. Trụ tăng thượng. 4. Thọ dụng tạp nhiễm tăng thượng. 5. Thanh tịnh tăng thượng. 6. Ruộng tăng thượng. 7. Chấp thọ tăng thượng.

+ Sở y (chỗ nương) có tám thứ: 1. Giới sở y. 2. Thú sở y. 3. Cồn bãi sở y. 4. Xóm làng sở y. 5. Bổ-đặc-già-la sở y. 6. Vô bệnh sở y. 7. Thi-la sở y. 8. Trang nghiêm sở y.

+ Y (nương tựa) có năm thứ: 1. Chúng cụ y. 2. Thiện hữu y. 3. Pháp y. 4. Tác ý y. 5. Tam-ma-bát-để y.

+ Nhiếp (thâu nhiếp) có mười một thứ: 1. Giới thâu nhiếp. 2. Tướng thâu nhiếp. 3. Chủng loại thâu nhiếp. 4. Phần vị thâu nhiếp. 5. Trợ giúp thâu nhiếp. 6. Thời thâu nhiếp. 7. Phương thâu nhiếp. 8. Cụ phần thâu nhiếp. 9. Nhất phần thâu nhiếp. 10. Cánh hỗ thâu nhiếp. 11. Thắng nghĩa thâu nhiếp.

+ Tương ưng có mười thứ: 1. Tha tánh tương ưng. 2. Bất tương vi tương ưng. 3. Biến hành tương ưng. 4. Bất biến hành tương ưng. 5. Sở trị tương ưng. 6. Năng đối trị tương ưng. 7. Tằng tập tương ưng. 8. Vị tằng tập tương ưng. 9. Thấp kém tương ưng. 10. Rộng lớn tương ưng.

+ Thành tựu có ba thứ: 1. Hạt giống thành tựu. 2. Tự tại thành tựu. 3. Hiện hành thành tựu.

+ Tạp nhiễm có bốn thứ: 1. Phiền não tạp nhiễm. 2. Nghiệp tạp nhiễm. 3. Sinh tạp nhiễm. 4. Chướng tạp nhiễm.

+ Thức có sáu thứ: 1. Nhãn. 2. Nhĩ. 3. Tỷ. 4. Thiệt. 5. Thân. 6. Ý thức.

+ Thọ có ba thứ: 1. Khổ thọ. 2. Lạc thọ. 3. Bất khổ bất lạc thọ.

+ Tưởng có hai mươi thứ: 1. Vô thường tưởng. 2. Vô thường khổ tưởng. 3 Khổ vô ngã tưởng. 4. Yếm lìa thực tưởng. 5. Nhất thiết thế gian bất khả lạc tưởng. 6. Quá hoạn tưởng. 7. Đoạn tưởng. 8. Lìa dục tưởng. 9. Diệt tưởng. 10. Tử tưởng. 11. Tưởng bất tịnh. 12. Tưởng sanh bầm. 13. tưởng nát vữa 14. Phá hoại tưởng. 15. Tưởng Bành trướng. 16. Tưởng Thực đạm. 17. Tưởng Huyết đồ. 18. Tưởng Lìa tán. 19. Tưởng Cốt toả. 20. Tưởng Không quán.

+ Tác ý có bảy thứ: 1. Tác ý liễu tướng. 2. Tác ý thắng giải. 3. Tác ý xa lìa. 4. Tác ý thâu nhiếp lạc. 5. Tác ý quán sát. 6. Tác ý phương tiện rốt ráo. 7. Tác ý phương tiện quả rốt ráo.

+ Trí có mười thứ: 1. Pháp trí. 2. Loại trí. 3. Thế tục trí. 4. Tha tâm trí. 5. Khổ trí. 6. Tập trí. 7. Diệt trí. 8. Đạo trí. 9. Tận trí. 10. Vô sinh trí.

+ Biến tri có chín thứ: 1. Dục hệ kiến khổ tập sở đoạn đoạn biến tri. 2. Sắc Vô Sắc hệ kiến khổ tập sở đoạn đoạn biến tri. 3. Dục hệ kiến diệt sở đoạn đoạn biến tri. 4. Sắc Vô Sắc hệ kiến diệt sở đoạn đoạn biến tri. 5. Dục hệ Kiến đạo sở đoạn đoạn biến tri. 6. Sắc Vô Sắc hệ Kiến đạo sở đoạn đoạn biến tri. 7. Thuận hạ phần kiết đoạn biến tri. 8. Sắc ái tận biến tri. 9. Vô Sắc ái tận biến tri.

+ Thanh tịnh có bảy thứ: 1. Giới thanh tịnh. 2. Tâm thanh tịnh. 3. Kiến thanh tịnh. 4. Độ nghi thanh tịnh. 5. Đạo thanh tịnh. 6. Phi đạo trí kiến thanh tịnh. 7. Hạnh đoạn trí kiến thanh tịnh.

+ Từ (chữ) có tám thứ, là 8 chữ hà (và 8 chữ nhược )

+ Xuất ly có sáu thứ: 1. Thế gian xuất ly. 2. Thanh văn xuất ly. 3. Độc giác xuất ly. 4. Đại thừa xuất ly. 5. Bất tất cánh xuất ly. 6. Tất cánh xuất ly.

+ Sâu xa vi diệu có mười thứ: 1. Tướng sâu xa. 2. Tạp nhiễm sâu xa. 3. Thanh tịnh sâu xa. 4. Duyên khởi sâu xa. 5. Nghiệp sâu xa. 6. Trí sâu xa. 7. Sinh sâu xa. 8. Bồ-đề sâu xa. 9. Phật sâu xa. 10. Giáo sâu xa.

+ Giải thoát có ba thứ: 1. Không. 2. Vô nguyện. 3. Vô tướng.

+ Nhập nhất thiết pháp có tám thứ: 1. Dục làm căn bản của tất cả pháp. 2. Sự sinh bởi tác ý. 3. Sự tập khởi do xúc. 4. Sự dẫn dắt của thọ. 5. Định làm thượng thủ. 6. Tuệ làm tối thắng. 7. Giải thoát làm vững chắc. 8. Xuất ly làm hậu biên.

+ Phương tiện có bảy thứ: 1. Nhậm trì phương tiện. 2. Du-già phương tiện. 3. Tướng phương tiện. 4. Quyết trạch phương tiện. 5. Cách việt phương tiện. 6. Lân thứ phương tiện. 7. Lân thứ cách việt phương tiện.

+ Thông đạt có năm thứ: 1. Hữu tướng văn tự thông đạt. 2. Sở nhiếp năng nhiếp thông đạt. 3. Trì thông đạt. 4. Tốc thông đạt. 5. Pháp tánh thông đạt.

+ Tu có bốn thứ: 1. Đắc tu. 2. Tập tu. 3. Trừ khử tu. 4. Đối trị tu.

+ Viên chứng có bốn thứ: 1. Quả viên chứng. 2. Lìa dục viên chứng. 3. Căn mãn túc viên chứng. 4. Công đức viên chứng.

+ Rốt ráo có sáu thứ: 1. Trí rốt ráo. 2. Dứt rốt ráo. 3. Tất cánh rốt ráo. 4. Bất tất cánh rốt ráo. 5. Thấp kém rốt ráo. 6. Rộng lớn rốt ráo.

+ Dẫn phát có hai mươi thứ, là vô lượng dẫn cho đến Nhất thiết chủng diệu trí dẫn phát.