LUẬN ĐẠI THỪA A-TỲ ĐẠT-MA TẠP TẬP

SỐ 1606

Tác giả: Bồ-tát An Tuệ
Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang-đời Đại Đường
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Quyển 6

B. PHẦN QUYẾT TRẠCH

Phẩm 1: ĐẾ (Phần 1)

– Lại nữa, nói lược Quyết trạch có bốn thứ:

  1. Đế Quyết trạch.
  2. Pháp Quyết trạch.
  3. Đắc Quyết trạch.
  4. Luận nghị Quyết trạch.

– Đế quyết trạch lại có bốn thứ, là nương vào bốn Thánh đế Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà nói.

Hỏi: Thế nào Khổ đế?

Đáp: Là hữu tình sinh và chỗ nương của sinh, tức là hữu tình thế gian và khí thế gian, như thứ lớp của nó hoặc là sinh, hoặc là xứ sinh, đều gọi là Khổ đế. Hữu tình sinh, là các hữu tình sinh ở cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người trời.

Loài người là các châu Đông Tỳ-đề-ha, Tây Cù-đà-ni, Nam Thiệm bộ châu, Bắc Câu lô.

Trời là bốn trời đại vương chúng, trời ba mươi ba, trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, trời Phạm chúng, trời Phạm phụ, trời Đại phạm, trời Thiểu quang, trời Vô lượng quang, trời Cực quang tịnh, trời Thiểu tịnh, trời Vô lượng tịnh, trời Biến tịnh, trời Vô vân, trời Phước sinh, trời Quảng quả, trời Vô tưởng hữu tình, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt thiên, trời Thiện hiện, trời Thiện kiến, trời Sắc rốt ráo, trời Vô biên không xứ, trời Vô biên thức xứ, trời Vô sở hữu xứ, trời Phi tưởng Phi phi tưởng.

Chỗ nương của sinh tức là khí thế giới, là nước lớn nương vào phong luân, lớp đất nương vào nước lớn. Nương vào lớp đất nầy có núi

Tô-mê-lô, bảy lớp núi vàng, bốn đại châu, tám tiểu châu, nội hải, ngoại hải, bốn tầng cấp bên ngoài núi Tô-mê-lô là bốn đại vương chúng thiên, là chỗ cư trú riêng của trời Ba mươi ba; bên ngoài núi luân vi là cung điện hư không, hoặc trời Dạ-ma, trời Đỗ-sử-đa, trời Lạc biến hóa, trời Tha hóa tự tại, và chỗ ở riêng của như thân cõi Sắc, chỗ ở riêng của các A-tố-lạc và chỗ ở riêng của các Na-lạc-ca Na-lạc-ca-nóng, na-lạc-ca lạnh, Na-lạc-ca Cô độc, và một phần chỗ ở riêng của bàng sinh, ngạ quỷ, cho đến một mặt trời, một mặt trăng vòng quanh chiếu sáng, các phương xứ được chiếu đến gọi là một thế giới, như vậy trong một ngàn thế giới thì có một ngàn mặt trời, một ngàn mặt trăng, một ngàn núi chúa Tô-mê-lô, một ngàn bốn đại châu, một ngàn bốn đại vương chúng thiên, một ngàn trời Ba mươi ba, một ngàn trời Dạ-ma, một ngàn trời Đỗ-sử-đa, một ngàn trời Lạc biến hóa, một ngàn trời Tha hóa tự tại, một ngàn trời Phạm thế, như vậy gọi chung là Tiểu thiên thế giới, một ngàn Tiểu thiên thế giới gọi là Trung thiên thế giới, một ngàn Trung thiên thế giới gọi chung là Đại thiên thế giới, như vậy Tam thiên Đại thiên thế giới gồm có núi Đại luân vi bao chung quanh.

Lại nữa, Tam thiên đại thiên thế giới nầy đồng hoại đồng thành, ví như trời mưa, hạt mưa như trục xe liên tục không dứt từ hư không rơi xuống, như vậy phương Đông nối nhau không dứt, vô lượng thế giới hoặc có thế giới sắp hoại, hoặc có thế giới sắp thành, hoặc có thế giới đang hoại, hoặc có thế giới hoại rồi trụ, hoặc có thế giới đang thành, hoặc có thế giới thành rồi trụ. Như đối với phương Đông, tất cả mười phương cũng vậy, như vậy hoặc hữu tình thế gian, hoặc khí thế gian, đã sinh do năng lực nghiệp phiền não, sanh khởi do nghiệp phiền não tăng thượng, gọi chung là khổ đế. Đã sinh do sức nghiệp phiền não, sanh khởi do nghiệp phiền não tăng thượng, hai câu nầy như thứ lớp của nó hiển hữu tình thế gian và khí thế gian đều là tánh khổ. Lại nữa, có thế giới thanh tịnh không thuộc khổ đế, vì chẳng phải do sức nghiệp phiền não sinh, chẳng phải do nghiệp phiền não tăng thượng khởi, nhưng do sự dẫn của đại nguyện gốc lành tăng thượng thanh tịnh. Xứ sinh nầy không thể nghĩ bàn, chỉ là sự biết của Phật, cũng chẳng phải cảnh giới tĩnh lự của người đắc tĩnh lự, huống chi là người Tầm Tứ.

Lại nữa, đã nói lược tướng Khổ đế. Bây giờ sẽ nói về tướng khổ khác nhau mà các kinh đã nói, gọi là Sinh khổ, Già khổ, Bệnh khổ, Chết khổ, khổ ghét mà phải gặp, khổ thương mà chịu lìa, khổ mong cầu mà không toại ý lược thâu nhiếp tất cả năm thủ uẩn khổ.

Hỏi: Sinh do vì sao khổ ?

Đáp: Vì là bị khổ ép ngặt, là chỗ nương của các khổ khác. “Nhiều khổ ép ngặt”, là đã từng ở trong thai mẹ, sinh dầy đủ các phủ tạng, thọ đủ chỗ ép ngặt khổ của các thứ vật rất bất tịnh, chính lúc xuất thai lại bị các chi thể ép ngặt rất đau khổ. “Chỗ nương của các khổ khác”, là có sinh nên già bệnh chết… nhiều khổ theo đuổi.

Hỏi: Già do vì sao khổ ?

Đáp: Là thời phần biến hoại mà khổ.

Hỏi: Bệnh do vì sao khổ ?

Đáp: Là đại chủng biến hoại mà khổ.

Hỏi: Chết do vì sao khổ ?

Đáp: Là tuổi thọ biến hoại mà khổ.

Hỏi: Ghét mà phải gặp mặt do vì sao khổ ?

Đáp: Là do gặp nhau mà sinh khổ.

Hỏi: Thương yêu mà chia lìa do vì sao khổ ?

Đáp: Là do chia lìa mà sinh khổ.

Hỏi: Mong cầu mà không toại ý do vì sao khổ ?

Đáp: Là điều hy vọng không có kết quả mà sinh khổ.

Hỏi: Lược thâu nhiếp tất cả năm thủ uẩn do vì sao khổ ?

Đáp: Là do thô nặng mà khổ. Như vậy tám thứ lược nhiếp thành sáu thứ:

  1. Ép ngặt khổ.
  2. Chuyển biến khổ.
  3. Hợp hội khổ.
  4. Biệt lìa khổ.
  5. Chỗ mong cầu không kết quả khổ.
  6. Thô nặng khổ.

Như vậy sáu thứ chia rộng thành tám thứ, là trong chuyển biến khổ chia ra ba thứ, hoặc sáu, hoặc tám, như nhau.

Hỏi: Như nói ba khổ, thì tám khổ trong đây là ba thâu nhiếp tám hay là tám thâu nhiếp ba ?

Đáp: Là xoay vần thâu nhiếp nhau. Điều gọi là Sinh khổ cho đến ghét mà gặp mặt có thể nói về Khổ khổ, là nghĩa thuận tự tướng khổ thọ pháp khổ. Ái biệt lìa khổ và Cầu bất đắc khổ có thể nói về Hoại khổ, là nghĩa đã đắc hoặc chưa đắc thuận tự tướng lạc thọ pháp hoại. Lược nhiếp tất cả năm thủ uẩn khổ có thể nói về Hành khổ, là nghĩa sự tùy thuộc không an ổn chưa giải thoát hai Vô thường.

Hỏi: Như nói hai khổ, là Thế tục đế khổ và Thắng nghĩa đế khổ, thế nào là Thế tục khổ, thế nào là Thắng nghĩa khổ ?

Đáp: Sinh Khổ cho đến Cầu bất đắc khổ, là Thế tục đế khổ, vì là cảnh giới của trí thế gian. Lược thâu tất cả năm thủ uẩn khổ, là Thắng nghĩa đế khổ, vì là an lập môn Chân như, cảnh giới của trí xuất thế gian.

Lại nữa, người quán hành đối với Khổ Thánh đế dùng bốn hành mà quán sát Cộng tướng:

  1. Tướng Vô thường.
  2. Tướng khổ.
  3. Tướng không.
  4. Tướng vô ngã.

a. Tướng Vô thường: lược có mười hai thứ: Tướng phi hữu. Tướng hoại diệt. Tướng đổi khác. Tướng biệt lìa. Tướng hiện tiền. Tướng pháp nhĩ. Tướng sát-na. Tướng nối tiếp. Tướng bệnh v.v… Tướng chủng chủng tâm hành chuyển. Tướng tư sản hưng suy. Tướng khí thế gian thành hoại.

1. Tướng phi hữu, là Uẩn Giới Xứ đối với tất cả thời Ngã, Ngã sở tánh thường chẳng thật có. Nói Vô thường nghĩa là chẳng thật có, vì khổ Thánh đế thường không có tự tánh của ngã và ngã sở. Chữ “Vô” nghĩa là dứt trừ, chữ “Thường” nghĩa là bất cứ lúc nào cũng thường không thật có nên gọi là Vô thường.

2. Tướng hoại diệt, là các hành sinh rồi liền diệt, tạm có rồi lại không.

3. Tướng đổi khác, là các hành dị sinh dị, vì không tương tự nối tiếp chuyển.

4. Tướng biệt lìa, là đối với các hành mất lực tăng thượng, hoặc thuộc về kẻ khác mà chấp là chính mình có, vì đối với các sự vật dụng cụ tài sản, hoặc có khi tự bị mất hoại, hoặc bị người khác chiếm đọat làm của họ.

5. Tướng hiện tiền, là đang ở trong Vô thường, do nhân đeo đuổi mà hiện tại chịu Vô thường.

6. Tướng pháp nhĩ, vị lai Vô thường, do nhân đeo đuổi mà chắc chắn sẽ thọ, tánh chết Vô thường chắc chắn sẽ thọ.

7. Tướng sát-na, là các hành sau sát-na sẽ không trụ, các hành niệm niệm yếu ớt nắm lấy tự thể không gián đoạn sẽ là hoại.

8. Tướng nối tiếp, là vô thỉ đến nay các hành sinh diệt nối tiếp không đoạn, do sinh tử vô thỉ xoay vần nương nhau luân hồi không dứt.

9. Tướng bình đẳng: là bốn đại, thời phân, tuổi thọ đổi khác, do bốn đại chống trái nhau nên răng tóc rụng thưa thớt, khi trụ thì thế lực đã hết.

10. Tướng chủng chủng tâm hành chuyển: Là cùng lúc mà khởi tâm tham, hoặc cùng lúc mà khởi tâm lìa tham, như vậy có sân lìa sân, có si lìa si, hoặc hợp hoặc tan, hoặc hạ xuống hoặc đưa lên, hoặc trạo cử lìa trạo cử, hoặc không vắng lặng hoặc vắng lặng, hoặc định hoặc bất định, các tâm hành trôi lăn như vậy, là do trụ sai khác của vị năng trị và vị sở trị .

11. Tướng tư sản hưng suy, là các sự hưng thạnh chung quy cũng trở về suy tàn biến hoại, do sự giàu sang sung thịnh của thế gian không đáng ưa thích, vì chẳng phải rốt ráo.

12. Tướng khí thế gian thành hoại, là ba thứ lửa, nước, gió thành hoại. Do lửa, nước, gió gây tai họa làm cho trái đất này thường thành hoại, có thể thiêu đốt khô dần như thứ lớp của nó. Lại nữa, có đảnh ba tai, là các tĩnh lự đệ nhị, đệ ba và đệ bốn, do tai lửa, nước, gió có thể họai thế giới hoặc an lập xứ sở cho đến bờ mé của bậc nhất, tĩnh lự đệ nhị, đệ ba. Kế trên chỗ gọi là đảnh ba tai họa, như thứ lớp của nó, xứ sở sai khác của đệ nhị, đệ tam, tĩnh lự thứ tư. Bên ngoài tĩnh lự thứ tư là cung điện, tuy không có tai họa bên ngoài thành hoại, nhưng các Trời kia cùng với cung điện cùng sinh cùng diệt. Nói có thành hoại là do hữu tình kia khi mới sinh thì cùng lúc cung điện sinh, cuối cùng khi chết thì cả hai cùng diệt, tức là nói sự sinh diệt nầy làm thành hoại.

Lại, có ba thứ trung kiếp:

  1. Cơ cẩn (đói khát).
  2. Dịch bệnh.
  3. Đao binh.

Tiểu ba tai nầy đến khi kiếp rốt ráo đầy đủ mới xuất hiện, là thế giới đã thành một trung kiếp thứ nhất thì chỉ có giảm, một trung kiếp sau thì chỉ có tăng, một trung kiếp thì vừa tăng vừa giảm. “Một trung kiếp thứ nhất thì chỉ có giảm”, là khi kiếp thành kiếp thứ hai mươi mốt. “Một trung kiếp sau thì chỉ có tăng”, là kiếp sau cùng. “mười tám trung kiếp thì vừa tăng vừa giảm”, là khoảng giữa có mười tám trung kiếp, hai mươi trung kiếp thế giới đang hoại, hai mươi trung kiếp thế giới hoại rồi trụ, hai mươi trung kiếp thế giới đang thành, hai mươi trung kiếp thế giới thành rồi trụ, cộng chung tám mươi trung kiếp nầy thành một đại kiếp, do kiếp số ấy mà nói về thọ lượng của các tầng trời cõi Sắc và cõi Vô Sắc, như nói vì tuổi thọ hết, nên phước hết, nghiệp hết, các hữu tình kia từ các xứ kia chết.

Hỏi: Thế nào là thọ hết ?

Đáp: Là khi chết thì tuổi thọ nầy căn cứ theo lúc chết mà nói, do sự dẫn thọ thời phần xứng với lúc chết.

Hỏi: Thế nào là phước hết ?

Đáp: Là chết phi thời, tức là chết phi phước, phước nầy là nói theo chết phi chết thời . Vì hữu tình kia tham nhiễm vị định (mùi vị của định), phước lực giảm hết, do đây mà qua đời. Do ưa vị định tổn hại sở tu, dẫn khởi tuổi thọ nghiệp lực phi thời mà chết.

Hỏi: Thế nào là nghiệp hết ?

Đáp: Là thuận sinh thọ nghiệp, thuận hậu thọ nghiệp đều hết nên chết. Đây là nói theo nối tiếp chết. Do đối với xứ nầy thuận sinh, sau đó thọ nghiệp thọ dụng đã hết, vì không có nghiệp nên không sinh lại nghiệp nầy.

b. Tướng khổ: hoặc là ba hoặc là tám, hoặc là sáu, nói rộng như trước.

Hỏi: Vì sao kinh nói: “Nếu Vô thường thì tức là khổ” ?

Đáp: Do ba phần Vô thường làm duyên tướng khổ có thể biết rõ: 1. Sinh phần Vô thường; 2. Diệt phần Vô thường; 3. Câu phần Vô thường. Sinh phần Vô thường làm duyên, tánh khổ khổ có thể biết rõ.

1. Sinh phần Vô thường, là xưa không nay có, thể các hành của phẩm khổ là ép ngặt, do Vô thường nầy làm duyên tánh khổ khổ có thể biết, diệt phần Vô thường làm duyên tánh hoại khổ có thể biết rõ.

2. Diệt phần Vô thường, là đã có lại không, các hành không đáng ưa thích của lạc phẩm, do Vô thường nầy làm duyên tánh hoại khổ có thể biết rõ, câu phần Vô thường làm duyên tánh hành khổ có thể biết.

3. Câu phần Vô thường, là các hành thô nặng nối tiếp trôi lăn, hoặc sinh hoặc diệt đều không đáng ưa thích, do câu phần Vô thường nầy làm duyên các tánh hành khổ có thể biết rõ, tức là nương vào nghĩa nầy mà Đức Bạc-già-phạm nói: “Các hành Vô thường, các hành biến hoại”. Lại nữa, nương vào nghĩa nầy mà nói tất cả thọ Ta nói đều là khổ. Phải biết trong đây đối với bất khổ bất lạc thọ và lạc thọ có mật ý, nên nói khổ khổ; tánh của thọ khổ thì thế gian cùng biết nên không mật ý nói.

Lại nữa, đối với hai pháp sinh diệt, tùy trong các hành có tám khổ như sinh, già… tánh có thể biết rõ. Phật nói: “Nếu Vô thường tức là khổ”. Lại nữa, “Trong các hành Vô thường có các khổ như sinh, già… có thể biết rõ”, là Như Lai nương vào đây mà mật ý nói: “Do Vô thường nên khổ, chẳng phải tất cả hành”. Nếu không như thế thì Thánh đạo Vô thường nên đáng lẽ cũng là khổ.

c. Tướng không: Hoặc đối với xứ đó thì đây là phi hữu, do lý nầy chánh quán làm không, hoặc đối với xứ đó mà các xứ khác là hữu, do lý nầy mà như thật biết có, gọi là khéo nhập tánh không. “Như thật biết”, là nghĩa không điên đảo.

Hỏi: Đối với xứ nào và ai phi hữu ?

Đáp: Đối với Uẩn Giới Xứ thường hằng ngưng trụ, pháp không biến hoại ngã ngã sở… là phi hữu, do lý nầy mà các pháp kia đều là không.

Hỏi: Đối với xứ đó và xứ nào khác là hữu ?

Đáp: Tức là xứ nầy tánh vô ngã, ngã nầy vô tánh vô ngã hữu tánh, đó là tánh không, do tướng của các hành kia là thường mà tướng ngã trong đây không có. Các hành thường lìa tánh tướng của ngã, vô ngã chân tánh trong đây là có, chẳng phải hoàn toàn không có chân tánh nầy, đều gọi là tánh không, nên Đức Bạc-già-phạm mật ý nói: “Có thì như thật biết là có, không thì như thật biết là không”.

Lại có ba thứ tánh không:

  1. Tự tánh tánh không.
  2. Như tánh tánh không.
  3. Chân tánh tánh không.

Tánh không thứ nhất là nương vào tự tánh Biến kế sở chấp mà quán, vì tự tướng nầy chắc chắn là phi hữu; tánh không thứ hai là nương vào tự tánh y tha khởi mà quán, vì tự tánh nầy như sở kế đạc, đều là phi hữu; tánh không thứ ba nương vào tự tánh viên thành thật mà quán, vì tự tánh nầy tức là chân tánh không.

d. Tướng vô ngã: là như ngã luận, đã lập tướng ngã là Uẩn Giới Xứ chẳng phải tướng nầy, vì tướng ngã của Uẩn Giới Xứ không có, gọi là tướng vô ngã. Ngã luận của ngoại đạo chấp cho các hành là ngã, vì các hành kia chẳng phải tướng nên gọi là vô ngã, do đó đức Bạc-giàphạm mật ý nói: “Tất cả pháp đều là vô ngã”. Như thế tôn nói: “Tất cả pháp nầy là chẳng phải ngã sở, đây là phi ngã xứ, nầy là phi ngã, ngã sở”. Đối với các nghĩa như vậy, phải lấy chánh tuệ như thật mà quán sát.

Hỏi: Câu nói nầy có nghĩa gì ?

Đáp: Là đối với các sự bên ngoài đều mật ý nói “Tất cả pháp nầy là phi ngã sở”, đối với các việc bên trong thì có mật ý nói “đây là phi ngã xứ, đây là phi ngã ngã sở”. Vì sao? Vì đối với sự bên ngoài chỉ chấp tướng của ngã sở, do đó chỉ dứt trừ ngã sở, đối với bên trong thì chấp chung tướng của ngã và ngã sở, do đó loại trừ cả ngã và ngã sở.

Hỏi: Trước nói Vô thường đều là tướng sát-na, tướng nầy làm sao biết được ?

Đáp: Như tâm, tâm pháp là tướng sát-na, phải biết sắc… cũng là tướng sát-na:

  1. Do tâm chấp thọ.
  2. Đẳng tâm an nguy.
  3. Tùy tâm chuyển biến.
  4. Là chỗ nương của tâm.
  5. Tâm tăng thượng sinh.
  6. Tâm tự tại chuyển.

Lại nữa, đối với vị sau rốt sự biến hoại khả đắc, đã sinh rồi thì không chờ duyên mà tự nhiên hoại diệt, phải quán sắc… cũng là niệm niệm diệt, tướng của các hành Vô thường, hoại diệt… Tướng của tâm tâm pháp sát-na, thế gian đều hiểu rõ, không cần nói thêm. Tướng pháp sát-na diệt của sắc… thì không phải thế gian đều hiểu rõ bây giờ sẽ thành lập.

– Do tâm chấp thọ, là thân của sắc… do sát-na tâm niệm niệm chấp thọ nên sát-na diệt.

– Đẳng tâm an nguy, là thân của sắc… thường đi chung với thức, nếu thức xả lìa thì liền tan rã, do thân cùng với tâm an nguy, nên chắc chắn như tâm niệm niệm sinh diệt.

– Tùy tâm chuyển biến, là tâm của thế gian hiện thấy, tại các vị của khổ, vui, tham, sân… thân tùy theo đó mà chuyển biến, tùy theo sátna tâm mà chuyển biến nên thân niệm niệm diệt.

– Là chỗ nương của Tâm, là thế gian đều biết tâm nương vào hữu căn thân, hoặc pháp nương vào hữu căn thân nầy mà sinh, chẳng phải hữu căn thân nầy tự nó không hoại, có thể nương vào hữu có thể thấy, như, mầm lửa… nương vào củi, hạt giống… nên thân nầy là chỗ nương của tâm sát-na, cũng là sát-na diệt.

– Tâm tăng thượng sinh, là tất cả Nội sắc, Ngoại sắc đều do tâm tăng thượng sinh, vì nhân năng sinh là sát-na diệt, quả được sinh cũng là sát-na diệt. Như đức Thế Tôn nói: “Các nhân, các duyên có thể sinh ra sắc, sắc kia cũng Vô thường, vì Vô thường do năng lực nhân duyên sinh ra”. Sắc thế nào là thường? Tùy theo câu nghĩa của kinh nầy, thân chắc chắn là sát-na diệt.

– Tâm tự tại chuyển, nếu chứng đắc tâm thắng oai đức, đối với tất cả sắc như chỗ muốn của nó mà tự tại chuyển biến, vì tùy sát-na năng biến mà thắng giải chuyển biến sinh, ly sát-na của sắc được thành tựu.

“Đối với vị sau rốt biến hoại khả đắc”, là các sắc… ban đầu lìa tự tánh mà niệm niệm biến hoại, đối với vị sau rốt cảnh giới biến hoại là không đúng ly, nhưng điều nầy thì khả đắc, nên biết sắc… từ ban sơ đến nay niệm niệm biến hoại, tự loại nối tiếp dần tăng làm nhân, có thể dẫn thô tướng sau rốt biến hoại, nên sắc… niệm niệm sinh diệt.

“Đã sinh rồi thì không chờ duyên mà tự nhiên hoại diệt”, là tất cả pháp từ duyên đã sinh rồi thì không chờ duyên mà tự nhiên biến hoại, vì không chờ các duyên khác mà tự nhiên hoại diệt, đầu tiên đã sinh rồi thì chắc chắn hoại diệt. Nếu nói đã sinh rồi, ban đầu không có hoại diệt, sau mới có hoại diệt là không đúng, vì không có sai khác nên biết tất cả là pháp có thể hoại diệt. Ban đầu mới sinh rồi thì liền hoại diệt nên nghĩa sát-na của các pháp được thành.

Hỏi: Như Thế Tôn nói: “Tất cả các sắc, tất cả sắc kia hoặc là bốn đại chủng, hoặc do bốn đại chủng tạo ra”. Câu nầy nương vào ý gì mà nói?

Đáp: Nương vào ý dung hữu (ý cho phép) thì nói đồng tại một xứ, nương vào đây mà có nghĩa tạo, do sự tạo sắc lìa xứ đại chủng mà riêng tự lập ra vô công năng, hoặc đối với nhóm này mà đại chủng nầy khả đắc, nên biết nhóm này chỉ có đại chủng nầy, không phải đại chủng nào khác, hoặc có tụ chỉ có một đại chủng, như hòn đất khô, hoặc có hai đại chủng, tức là hòn đất ướt, hoặc có ba đại chủng, tức là hòn đất nóng, hoặc có tất cả đại chủng, tức hòn đất nầy là bùn, nóng, ướt… Đối với vị di chuyển, sự tạo sắc cũng vậy, hoặc đối với nhóm này mà sự tạo sắc nầy có thể được, phải biết nhóm này chỉ có sự tạo nầy chẳng phải sự tạo nào khác, hoặc có nhóm chỉ có một sự tạo sắc, như ánh sáng, hoặc có hai sự tạo sắc, như có thanh, hương, phong, hoặc có ba sự tạo sắc, như hương, khói, vì hương khói nầy có chỗ hiển sai khác của sắc hương xúc, xúc sai khác là tánh khinh trong đây, hoặc có bốn sự tạo sắc, như hạt đường cát, hoặc có năm sự tạo sắc, tức là sự tạo nầy có âm thanh và thời gian. Lại nữa, hoặc đối với nhóm đại chủng tạo sắc nầy tùy phần có thể được, phải biết trong đây chỉ có nhóm này không phải nhóm nào khác, đây là nương vào vật thô mà nói chẳng phải hạt giống, vì trong mỗi nhóm có tất cả hạt giống.

Lại như đại chủng tạo sắc của nhóm này là tùy phần có thể được, phải biết cực vi trong đây không có thể, không có thật, không có tánh, chỉ có giả lập ra, vì xoay vần phân tích thì không có hạn lượng, chỉ do giác tuệ dần dần phân tích, phân tích nhỏ dần cho đến bờ mé có thể phân tích, tức là căn cứ theo bờ mé nầy mà lập ra cực vi.

Hỏi: Nếu các cực vi không có thể tánh thật thì vì sao lập ra?

Đáp: Vì trừ tưởng nhất hợp, hoặc dùng giác tuệ phân tích từng phần tất cả các sắc, lúc đó vọng chấp tất cả các sắc làm tưởng nhất hợp liền xả lìa, do đây mà thuận nhập tánh vô ngã sổ thủ thú. Lại nữa, vì ngộ nhập tất cả các sắc chẳng phải chân thật, hoặc dùng giác tuệ như vậy phân tích tất cả các sắc đến Vô sở hữu, thì lúc đó liền có thể ngộ nhập các pháp đều không chân thật, do đó mà ngộ nhập ly của duy thức, do đây mà thuận nhập tánh vô ngã của các pháp.

Lại nữa, pháp khổ lược có tám thứ sai khác: 1. Rộng lớn bất vắng lặng khổ. 2. Vắng lặng khổ. 3. Vắng lặng bất vắng lặng khổ. 4. Trung bất vắng lặng khổ. 5. Vi bạc bất vắng lặng khổ. 6. Vi bạc vắng lặng khổ. 7. Cực vi bạc vắng lặng khổ. 8. Phi khổ tự khổ trụ đại vắng lặng. Hỏi: Thế nào là rộng lớn bất vắng lặng khổ ?

Đáp: Là người sinh cõi Dục nhưng chưa hề chứa nhóm các gốc lành, vì cõi Dục là chỗ hiển tất cả cõi sinh gồm đủ khổ, chưa chứa nhóm gốc lành thì không thể dừng đến các đường, như thứ lớp của nó gọi là rộng lớn bất vắng lặng khổ.

Hỏi: Thế nào là vắng lặng khổ ?

Đáp: Tức là người đã sinh khổ nầy thì thuận phần giải thoát gốc lành, chắc chắn tiến đến Niết-bàn.

Hỏi: Thế nào là vắng lặng bất vắng lặng khổ ?

Đáp: Tức là người vì đạo thế gian lìa dục rồi gieo trồng gốc lành, người ở cõi Dục khổ nầy vì đạo thế gian lìa dục rồi gieo trồng gốc lành thì chắc chắn siêu vượt khổ khổ… nhưng chẳng phải rốt ráo. Như thứ lớp của nó, như vậy trong bất vắng lặng khổ… tùy theo sự thích ứng của nó mà giải thích.

Hỏi: Thế nào là trong bất vắng lặng khổ ?

Đáp: Là người sinh cõi Sắc xa lìa phần thuận giải thoát .

Hỏi: Thế nào là vi bạc bất vắng lặng khổ ?

Đáp: Là người sinh cõi Vô Sắc xa lìa phần thuận giải thoát.

Hỏi: Thế nào là vi bạc vắng lặng khổ ?

Đáp: Là các bậc Hữu học.

Hỏi: Thế nào là cực vi bạc vắng lặng khổ ?

Đáp: Là mạng căn của các bậc Vô học trụ duyên sáu xứ.

Hỏi: Thế nào là phi khổ tự khổ trụ đại vắng lặng ?

Đáp: Là Đại Bồ-tát đã được rốt ráo, nương nguyện lực đại bi mà sinh trong các đường, do có thể trừ diệt vô lượng khổ lớn nối tiếp của chúng sinh, nên gọi là trụ đại vắng lặng.

Lại nữa, trước đã nói chết khổ, chết có ba thứ: 1. Tâm thiện chết. 2. Tâm bất thiện chết. 3. Tâm Vô ký chết.

– Tâm thiện chết, là đối với khi tâm bén nhạy tại vị hiện tiền, hoặc do sự duy trì của gốc lành chính mình, hoặc do sự dẫn thâu nhiếp của kẻ khác mà phát khởi tâm thiện tiến đến vị qua đời.

– Tâm bất thiện chết, là cũng đối với tâm bén nhạy tại vị hiện tiền , hoặc do sự duy trì của bất thiện căn chính mình, hoặc do sự thâu nhiếp của kẻ khác mà khởi tâm bất thiện tiến đến vị qua đời .

– Tâm Vô ký chết, hoặc là đối với tâm bén nhạy tại vị hiện tiền, hoặc do thiếu hai duyên, hoặc do gia hạnh không có công năng, mà khởi tâm Vô ký tiến đến vị qua đời. Trong đây đã nói cái chết thiện hoặc Bất thiện hoặc Vô ký, phải biết là nương vào ngã ái tương ưng với vị tâm sắp qua đời ở trước mà nói. Người tu tịnh hạnh khi tại vị sắp qua đời, nơi thân phần dưới trước hết là khởi xúc lạnh, người hạnh bất tịnh khi tại vị sắp qua đời, nơi thân phần trên khởi xúc lạnh trước.

Lại nữa, người hạnh bất tịnh khi trung hữu sinh, thì tướng của nó hiển hiện như bóng đen của con dê con, hoặc như phần bóng tối của ban đêm; người tu tịnh hạnh khi trung hữu sinh, thì tướng của nó hiển hiện như ánh sáng của tấm lụa trắng, hoặc như phần sáng tạnh của ban đêm.

Lại nữa, trong đây có vị chánh thọ sinh ở cõi Dục và cõi Sắc, cũng từ vị sau khi qua đời của cõi Vô Sắc, hoặc gọi là Kiện-đạt-phược ý sinh, trụ trong bảy ngày, hoặc có khi bị trung yểu, hoặc có khi di chuyển. Nói ý sinh, là thọ thân hóa sinh, vì chỉ có tâm làm nhân, sự dẫn của hương, gọi là Kiện-đạt-phược, là đeo đuổi theo hương đến chỗ thọ sinh, có nghĩa là cực trụ trong bảy ngày.

“Hoặc người bị trung yểu”, đây là nói theo người mau chóng đắc sinh duyên, hoặc quá bảy ngày chưa đắc sinh duyên thì chắc chắn khi qua đời sẽ sinh lại trung hữu, như vậy xoay vần cho đến bảy lần không được quá.

“Hoặc có khi dời chuyển”, là đối với vị nầy đến chỗ sinh khác, duyên mạnh thì hiện tiền, như đắc tĩnh lự thứ tư thì khởi Tỳ-kheo tăng thượng mạn A-la-hán. Khi trung hữu của địa kia sinh, do tà kiến chê bai giải thoát mà chuyển sinh trung hữu địa ngục.

Lại nữa, trụ trong Trung hữu cũng có thể nhóm hợp các nghiệp, là chỗ dẫn lực quán tập trước kia mà tư của thiện… hiện hành. Lại nữa, có thể quán thấy đồng loại hữu tình, là cùng chung những người hành thiện, bất thiện trước kia, như trong mộng thấy mình cùng những người kia đang dạo chơi.

Lại nữa, thân Trung hữu tương tự nơi sắp sinh, và giống như nơi sắp sinh, vì trước có thân mới khởi.

Lại nữa, chỗ đến của trung hữu nầy vô ngại, như có đủ thần thông thì tới lui mau chóng, nhưng đối với chỗ sinh vẫn bị câu ngại.

Lại nữa, Trung hữu nầy đối với chỗ sinh giống như nguyên tắc của hai đầu cân lên xuống cao thấp, khi qua đời kết sinh thì thời gian cũng vậy.

Lại nữa, trụ trong Trung hữu đối với chỗ sinh mà phát khởi tham ái, thì cũng dùng các phiền não khác làm trợ duyên, thân trung hữu nầy và thân đồng thời diệt, thân Yết-la-lam cùng thức đồng thời sinh, vì thức nầy chỉ là Dị thục, từ đây về sau, các căn dần dần sinh trưởng, như trong duyên khởi nói: “Đối với bốn sinh loại, hoặc thọ Noãn sinh, hoặc thọ Thai sinh, hoặc thọ Thấp sinh, hoặc thọ Hóa sinh”. Như trong duyên khởi nói, là danh sắc… trước sau thứ lớp như thuyết.

Đầu tiên Yết-la-lam,
Kế sinh Át-bộ-đàm,
Từ đây sinh Bế-thi,
Bế-thi sinh Kiện-nam.
Kế Bát-la-xa-khư,
Sau tóc, lông, móng, thảy
Và hình tướng sắc căn,
Dần dần mà sinh trưởng.

Hỏi: Thế nào là tập đế ?

Đáp: Là các nghiệp do phiền não và phiền não tăng thượng sinh ra, đều gọi là tập đế, vì tập đế nầy tập khởi sinh tử khổ. “Nghiệp do phiền não tăng thượng sinh”, là nghiệp hữu lậu.

Hỏi: Nếu thế thì vì sao Thế Tôn chỉ nói ái là tập đế ?

Đáp: Vì nó tối thắng. Đức Bạc-già-phạm tùy theo sự thù thắng mà nói, hoặc ái, hoặc hậu hữu ái, hoặc tham hỷ và hành ái, hoặc hy lạc ái (ái mong cầu vui) kia, gọi là Tập đế. Nói tối thắng, là nghĩa biến hành, vì ái có đủ sáu nghĩa biến hành, nên tối thắng. Sáu nghĩa gồm có:

1. Sự biến hành: Là đối với tất cả đã đắc hoặc chưa đắc cảnh giới tự thân với sự biến hành. Đối với tự thân đã đắc thì khởi ái, đối với tự thân chưa đắc thì khởi hậu hữu ái, đối với cảnh giới đã đắc thì khởi tham hỷ và hành ái, đối với cảnh giới chưa đắc thì khởi hy lạc ái.

2. Vị biến hành: Là đối với ba vị như tánh khổ khổ… trong các hành khắp tùy hành. Đối với vị tánh khổ khổ đã đắc thì khởi biệt lìa ái, đối với vị tánh khổ khổ chưa đắc thì khởi bất hòa hợp ái, đối với vị tánh hoại khổ thì khởi bất biệt lìa ái và hòa hợp ái, vì sai khác của đã đắc và chưa đắc, đối với vị tánh hành khổ khởi ngu si ái, vì phiền não thô nặng đã nói về và của bất khổ bất lạc thọ đã nói về, chỉ có thức A-lại-da là vị tối thắng hành khổ, nương vào vị nầy, nhân theo môn ngã si mà tham ái chuyển.

3. Thế biến hành: Là trong ba đời tùy ý đi khắp. Đối với đời quá khứ thì khởi hành nhớ nghĩ, ái tùy ý đi khắp, đối với đời vị lai thì khởi hành hy lạc, ái tùy ý đi khắp; đối với hiện tại thì khởi hành chấp đắm, ái tùy ý đi khắp.

4. Giới biến hành: Là ba ái của cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô Sắc xoay vần đi khắp ba cõi.

5. Cầu biến hành: Là do tham ái đi khắp cầu dục hữu và tà phạm hạnh, do năng lực cầu của dục nên không thoát khỏi cõi Dục mà chiêu cảm khổ của cõi Dục, do sức cầu của hữu không thoát khỏi hai cõi mà chiêu cảm khổ cõi Sắc và cõi Vô Sắc, do sức cầu của tà phạm hạnh không thoát khỏi sinh tử trôi lăn kia.

6. Chủng Biến hành: Là Hữu ái và Vô hữu ái đi khắp Nhất thiết chủng của đoạn và thường.

Phiền não là do Số, Tướng, Duyên khởi, Cảnh giới, Tương ưng, Sai khác, tà hạnh, Giới, Chúng, Đoạn, mà quán các phiền não.

Số, hoặc là sáu hoặc là mười. Sáu là Tham, Sân, Mạn, Vô minh, Nghi và Kiến. Mười là năm kiến ở trước cũng phân làm năm, là Tát-cada kiến, Biên chấp kiến, Tà kiến, Kiến thủ, Giới cấm thủ.

Tướng, nếu khi pháp sinh thì tướng bất vắng lặng do pháp sinh nầy mà thân tâm nối tiếp, bất vắng lặng chuyển là tướng phiền não, tánh bất vắng lặng là cộng tướng của các phiền não, tánh nầy lại có sáu thứ: 1. Tánh tán loạn bất vắng lặng. 2. Tánh điên đảo bất vắng lặng. 3. Tánh trạo cử bất vắng lặng. 4. Tánh hôn trầm bất vắng lặng. 5. Tánh buông lung bất vắng lặng. 6. Tánh vô sỉ bất vắng lặng.

Duyên khởi, là phiền não tùy miên chưa dứt hẳn, pháp thuận phiền não hiện trước mặt, tư duy bất chánh hiện tiền khởi, như vậy phiền não mới được sinh. “Phiền não tùy miên chưa dứt hẳn”, là phẩm thô nặng kia chưa dứt trừ hẳn. “Pháp thuận phiền não hiện trước mặt”, là hiện tiền gặp cảnh đáng ưa. “Tư duy bất chánh tiền hiện khởi”, là đối với các cảnh giới kia chấp lấy tướng tịnh… có thể thuận theo sinh tham sân…

Cảnh giới, là tất cả phiền não trở lại dùng tất cả phiền não làm

cảnh sở duyên và duyên các sự phiền não. Lại nữa, phiền não cõi Dục trừ Vô minh, Kiến và Nghi ra, phiền não còn lại không thể duyên địa cõi trên làm cảnh. Vô minh, Kiến và Nghi nầy tuy cũng có thể duyên địa cõi trên, nhưng nó không thể duyên địa gần gũi cõi trên như duyên tự địa. Do nương vào môn cảnh giới mà khởi phân biệt, lập cảnh giới kia làm sở duyên. Đã nói vô minh duyên cõi trên, là vô minh tương ưng với kiến, nghi. Kiến, là trừ Tát-ca-da kiến không thấy thế gian, duyên các hành của địa khác chấp làm ngã, các phiền não của địa trên không duyên địa dưới làm cảnh, vì đã lìa dục của địa kia. Lại nữa, các phiền não duyên nơi Diệt đế và Đạo đế, không thể gần gũi duyên diệt và đạo làm cảnh, vì Diệt đế Đạo đế là chỗ chứng bên trong của trí xuất thế gian và trí hậu đắc, nhưng do nương vào phiền não kia mà vọng khởi phân biệt gọi là sở duyên, vì cảnh chấp trước của phân biệt không lìa phân biệt. Lại nữa, phiền não có hai thứ, là duyên vô sự và duyên hữu sự. Duyên vô sự, là kiến tương ưng với pháp kiến, kiến là Tát-ca-da kiến và Biên chấp kiến. Các phiền não khác thì gọi là duyên hữu sự.

Tương ưng, là tham không tương ưng với Sân, như Sân, Si cũng vậy, còn lại thì được tương ưng.

Hỏi: Vì sao tham không tương ưng với Sân?

Đáp: Vì toàn bộ các pháp trái nhau không đồng thời chuyển. Lại nữa, tham không tương ưng với nghi, vì tuệ đối với cảnh không chắc chắn là không nhiễm chấp. “Còn lại thì được tương ưng”, là không trái với mạn…, như tham sân cũng vậy, là sân không tương ưng với tham, mạn, kiến, hoặc đối với việc nầy khởi giận ghét, tức là đối với việc nầy không khởi cao cử, và có thể suy cầu cùng với tương ưng khác như lý phải biết, mạn không tương ưng với sân, nghi. Vô minh có hai thứ: 1. Tương ưng vô minh tất cả phiền não. 2. Vô minh bất cộng. Vô minh bất cộng, là đối với các đế không có trí, kiến không cùng tương ưng với sân, nghi, nghi không tương ưng với tham, mạn, kiến. Phẫn… Nơi tùy phiền não không tương ưng lẫn nhau, vì pháp xoay vần trái nhau thì không tương ưng, như phần tham và phần sân nếu không trái nhau thì cũng như phiền não xoay vần tương ưng. Vô tàm, vô quí trong tất cả phẩm bất thiện thường chung tương ưng, nếu lìa không chú ý đến chỗ bất thiện của tự tha hiện hành thì không có việc ấy. Hôn trầm, trạo cử, bất tín, biếng nhác, buông lung, trong tất cả phẩm nhiễm ô, thường cùng tương ưng, nếu lìa tánh nhiễm ô của tánh không gắng nhận thì không có việc đó.

Sai khác, là các phiền não nương vào các thứ nghĩa mà lập các

môn sai khác, điều đó là các kiết, phược, tùy miên, tùy phiền não, triền, bộc lưu, ách, thủ, hệ, cái, chu ngột, cấu, thiêu hại, tiễn, sở hữu, hành vi ác, lậu, quỹ, nhiệt, não, tránh, xí nhiên, trù lâm, câu ngại…

Hỏi: Kiết có bao nhiêu thứ ? Thế nào là kiết? Kiết ở xứ nào?

Đáp: Kiết có chín thứ: 1. Ái kiết. 2. Sân kiết. 3. Mạn kiết. 4. Vô minh kiết. 5. Kiến kiết. 6. Thủ kiết. 7. Nghi kiết. 8. Tật kiết. 9. San kiết.

– Ái kiết, là ba cõi tham, là đã trói buộc do ái kiết nên không chán ba cõi, do không chán ba cõi nên làm nhiều việc bất thiện, không làm các điều thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ của đời vị lai tương ưng với khổ. Phải biết trong đây giảng nói các kết, hoặc tướng, hoặc dụng, hoặc vị, biện luận sự sai khác của kiết. Lại như ái kiết thì thế nào là kiết ? Tham ở ba cõi là tự tánh của kiết. Thế nào là kiết ? Là người có tham nầy thì không nhàm chán ba cõi. Do đó mà bất thiện xoay vần hiện hành, thiện không hiện hành. Đối với vị nào mà kiết ? Là đối với vị do khổ quả của đời sau. Như vậy sân kiết… đều như ly phải biết.

– Nhuế kiết, là đối với hữu tình khổ và thuận khổ pháp mà tâm có tổn hại, bị kiết trói buộc nên đối với cảnh tướng giận, tâm không buông xả, vì không buông xả nên làm nhiều việc bất thiện, không làm các điều thiện. Do đây có thể chiêu cảm khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.

– Mạn kết, tức là bảy mạn: 1. Mạn. 2. Quá mạn. 3. Mạn quá mạn. 4. Ngã mạn. 5. Tăng thượng mạn. 6. Thấp kém mạn. 7. Tà mạn.

+ Mạn, là đối với người thua kém cho mình là hơn, hoặc đối với người tương đương cho là mình tương tự, tâm cao cử làm tánh.

+ Quá mạn, là đối với người tương đương thì chấp mình là hơn, hoặc đối với người hơn thì cho mình tương đương, tâm cao cử làm tánh.

+ Mạn quá mạn, là đối với người hơn mình mà cho là mình hơn, tâm cao cử làm tánh.

+ Ngã mạn, là đối với năm thủ uẩn quán ngã, ngã sở, tâm cao cử làm tánh.

+ Tăng thượng mạn, là đối với sự chưa đắc chứng pháp thượng thắng cho là mình đã đắc chứng pháp thượng thắng, tâm cao cử làm tánh.

+ Thấp kém mạn, là đối với hơn mình nhiều mà cho mình là thua họ chút thôi, tâm cao cử làm tánh.

+ Tà mạn, thật ra mình vô đức mà cho là mình hữu đức, tâm cao cử làm tánh. Vì bị kiết trói buộc nên đối với ngã và ngã sở không thể hiểu rõ, vì không thể hiểu rõ nên chấp ngã, ngã sở, làm nhiều việc bất thiện, không làm việc thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.

– Vô minh kết, là ba cõi vô trí, vì bị vô minh trói buộc nên đối với pháp khổ và pháp tập không thể hiểu rõ, vì không thể hiểu rõ nên làm nhiều việc bất thiện, không làm việc thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ đời vị lai và tương ưng với khổ. Người đối với pháp khổ tập không hiểu rõ, là đối với các hành của tánh quả, tánh nhân và hữu lậu, tất cả tội lỗi không thể hiểu rõ.

– Kiến kết, tức là ba kiến:

+ Tát-ca-da kiến.

+ Biên chấp kiến.

+ Tà kiến.

Vì sự ràng buộc của kiến kiết nên đối với xuất ly tà vọng chấp truy cầu cho“ngã sẽ giải thoát, ngã sở giải thoát, giải thoát rồi, ngã sẽ thường trụ hoặc sẽ đoạn diệt”. Lại cũng cho”Trong pháp Phật chắc chắn không có giải thoát”. Như vậy đã chấp trước tà xuất ly, thì làm nhiều việc bất thiện, không làm việc thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ của đời vị lai và tương ưng với khổ.

– Thủ kết, là kiến thủ và giới cấm thủ, vì bị thủ kiết trói buộc nên đối với phương tiện tà xuất ly vọng kế chấp trước, xả bỏ tám Thánh chi đạo, vọng chấp Tát-ca-da kiến… và Tát-ca-da kiến kia làm đầu, hoặc ngăn hoặc cấm để làm đạo thanh tịnh, vì vọng chấp trước phương tiện xuất ly tà, nên làm nhiều việc bất thiện, không làm việc thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.

– Nghi kết, là đối với đế do dự, vì chỗ buộc của nghi kiết nên đối với ba ngôi báu Phật pháp tăng vọng sinh nghi hoặc, vì nghi hoặc nên đối với Tam Bảo không tu chánh hạnh, vì đối với Tam Bảo không tu chánh hạnh nên làm nhiều việc bất thiện, không làm việc thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ của đời vị lai và tương ưng với khổ.

– Tật kết, là đắm chấp, lợi dưỡng, không chịu nổi sự vinh quang của người khác mà sanh tâm ganh ghét, bị tật kiết trí buộc nên xem trọng lợi dưỡng, không tôn kính pháp, vì coi trọng lợi dưỡng nên làm nhiều việc bất thiện, không làm việc thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.

– San kết, là đắm chấp, lợi dưỡng, đối với tài sản thì tâm keo kiệt, vì bị keo kiệt trói buộc nên rất thích chứa để, không tôn kính hạnh xa lìa, vì coi trọng chứa để, nên làm nhiều việc bất thiện, không làm việc thiện, do đây có thể chiêu cảm khổ ở đời vị lai và tương ưng với khổ.

Phược có ba thứ: 1. Tham phược. 2. Sân phược. 3. Si phược. Do tham phược nên ràng buộc các chúng sinh khiến cho ở trong hoại khổ, do sân phược nên ràng buộc chúng sinh khiến cho sống trong khổ khổ, do si phược nên ràng buộc chúng sinh khiến cho sống trong hành khổ, “do ba phược tham sân si ràng buộc chúng sinh khiến cho sống trong ba khổ”, vì tham sân si đối với các thọ lạc khổ… thường là tùy miên. Lại, nương vào tham sân si, đối với phương tiện thiện không được tự tại nên gọi là phược, giống như ngoại phược ràng buộc các chúng sinh khiến cho đối với hai sự không được tự tại: 1. Không được tùy ý du hành. 2. Đối với trụ xứ, chỗ tạo tác không được tùy ý. Phải biết nội pháp tham sân si ràng buộc cũng giống như vậy.

Tùy miên có bảy thứ:

  1. Dục ái tùy miên.
  2. Sân nhuế tùy miên.
  3. Hữu ái tùy miên.
  4. Mạn tùy miên.
  5. Vô minh tùy miên.
  6. Kiến tùy miên.
  7. Nghi tùy miên.

– Dục ái tùy miên, là phẩm thô nặng của dục tham.

– Sân nhuế tùy miên, là phẩm thô nặng của sân nhuế .

– Hữu ái tùy miên, là phẩm thô nặng của cõi Sắc và cõi Vô Sắc.

– Mạn tùy miên, là phẩm thô nặng của mạn.

– Vô minh tùy miên, là phẩm thô nặng của vô minh.

– Kiến tùy miên, là phẩm thô nặng của kiến.

– Nghi tùy miên, là phẩm thô nặng của nghi.

Hoặc người chưa lìa dục cầu, thì tùy miên dục ái sân nhuế cứ bị tùy miên đi theo. Do nương vào môn dục cầu đó mà hai tùy miên nầy tăng trưởng. Người chưa lìa hữu cầu thì bị tùy miên theo hữu ái tùy miên mãi. Người chưa lìa cầu tà phạm hạnh thì do tùy miên của mạn tùy miên, vô minh, tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên đi theo mãi, do chúng sinh kia được đối trị chút ít thì liền sinh kiêu mạn, ngu đối với Thánh đế, chấp trước luống dối tà giải thoát và giải thoát phương tiện, tùy thứ lớp của nó mà ba kiến hai thủ như trong kiết đã nói, đối với chánh pháp Tỳ-nại-da trong Thánh giáo Phật, còn do dự nghi ngờ.