Phật Thuyết Kinh Quyết Định Nghĩa

–  Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, Kinh số 0762
–  Dịch Phạn sang Hán: Tây Thiên dịch Kinh Tam tạng Triêu Phụng đại phu Thí Quang Lộc khanh, Minh giáo Đại sư thần Pháp Hiền phụng chiếu dịch
–  Dịch Hán sang Việt và chú: Tỳ kheo Thích Hạnh Tuệ – Chùa Phật Đà, California, Hoa Kỳ
–  Hiệu đính: HT Thích Như Điển – Phương trượng Chùa Viên Giác, Đức Quốc

 

Tôi nghe như vầy.

Một thời, Đức Phật tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ cùng với đại chúng Tỳ Kheo 1250 vị câu hội. Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các vị Tỳ kheo: “Ta nay vì các ngươi nói rõ chỗ thâm sâu Quyết định chánh nghĩa[1], trước thiện, giữa thiện và sau thiện. Nghĩa lý nầy sâu xa, thuần nhất không tạp, đầy đủ tướng phạm hạnh, trong sạch. Các ngươi hãy lắng nghe, khéo nhớ nghĩ lấy.”

Bấy giờ, các vị Tỳ kheo bạch Đức Phật rằng: “Lành thay Thế Tôn, thế nào là “Quyết định chánh nghĩa?” Chúng con muốn nghe, ngưỡng mong Thế Tôn vì chúng con giải nói.”

Bấy giờ, Đức Phật bảo các vị Tỳ kheo rằng: “Quyết định nghĩa là chỗ gọi cho năm Uẩn, năm Thủ uẩn, mười tám Giới, mười hai Xứ, mười hai Duyên sanh, bốn Thánh đế, hai mươi hai Căn, mười Lực Như Lai, bốn Vô sở úy, bốn Thiền định, bốn Vô sắc định, bốn Vô lượng hành, bốn Vô ngại trí, bốn Tam ma địa tưởng, bốn Niệm xứ, bốn Chánh đoạn, bốn Thần túc, năm Căn, năm Lực, bảy Giác chi, tám Chánh đạo. Các pháp như thế được gọi là Quyết định chánh nghĩa.”

1. Năm Uẩn là chỉ cho sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Như thế được gọi là năm Uẩn.

2. Năm Thủ uẩn là chỉ cho sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn và thức thủ uẩn. Như thế được gọi là năm Thủ uẩn.

3. Mười tám Giới là chỉ cho nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới; nhĩ giới, thanh giới, nhĩ thức giới; tỷ giới, hương giới, tỷ thức giới; thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới; thân giới, xúc giới, thân thức giới; ý giới, pháp giới, ý thức giới. Như thế được gọi là mười tám Giới.

4. Mười hai Xứ là chỉ cho nội nhãn xứ, ngoại sắc xứ; nội nhĩ xứ, ngoại thanh xứ; nội tỷ xứ, ngoại hương xứ; nội thiệt xứ, ngoại vị xứ, nội thân xứ, ngoại xúc xứ; nội ý xứ, ngoại pháp xứ. Như thế được gọi là mười hai Xứ.

5. Mười hai Duyên sanh là chỉ cho Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Sáu xứ, Sáu xứ duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Già chết, buồn rầu, đau khổ. Như vậy tức là một khổ uẩn lớn được tạo thành. Do các duyên này mà có các Uẩn, nếu không có các duyên ấy, Uẩn pháp mất hết. Cho nên Vô minh hết thì Hành hết, Hành hết thì Thức hết, Thức hết thì Danh sắc hết, Danh sắc hết thì Sáu xứ hết, Sáu xứ hết thì Xúc hết, Xúc hết thì Thọ hết, Thọ hết thì Ái hết, Ái hết thì Thủ hết, Thủ hết thì Hữu hết, Hữu hết thì Sanh hết, Sanh hết thì Già chết, buồn rầu, đau khổ hết. Như vậy thì một khổ uẩn lớn hết. Các pháp này đây do Vô minh làm duyên mà có. Sanh – diệt làm duyên là sao? Cho nên lúc trước chẳng hết, lúc sau chẳng hết, lúc giữa chẳng hết; pháp trong chẳng hết, pháp ngoài chẳng hết, pháp trong ngoài đều chẳng hết; nghiệp thiện chẳng hết, nghiệp bất thiện chẳng hết, nghiệp thiện bất thiện đều chẳng hết; nhân chẳng hết, quả chẳng hết, nhân quả đều chẳng hết; pháp duyên đã sanh chẳng hết, pháp duyên chưa sanh chẳng hết, pháp duyên hiện sanh chẳng hết; ở nơi Phật chẳng hết, ở nơi Pháp chẳng hết, ở nơi Tăng chẳng hết; pháp Khổ chẳng hết, pháp Tập chẳng hết, pháp Diệt chẳng hết, pháp Đạo chẳng hết; pháp thiện chẳng hết, pháp bất thiện chẳng hết; pháp tội chẳng hết, pháp phước chẳng hết; pháp có thể hành chẳng hết, pháp không thể hành chẳng hết; pháp cao thấp chẳng hết, pháp hữu vi vô vi chẳng hết. Như vậy chẳng hết, không thể ở nơi các pháp đen trắng v.v… mà phát sinh trí vô tướng được. Do đó, Vô minh này không thể hiểu biết hết được mà làm cho vuột mất, cho đến làm chướng ngại trí như thật, không thể chứng được niết bàn tịch tĩnh. Cho nên thể tánh vô minh, mê mờ, u ám, ngu si cả thảy; giống như người mù đi một mình trên đường tối tăm, tích tụ các nhơ bẩn của cuộc đời làm cho trí tuệ tổn giảm. Ở chỗ các pháp chướng ngại không thể ra khỏi, mà vô minh này làm chướng ngại sự sáng suốt, vô minh làm đau khổ, vô minh làm đồ độc hại, vô minh làm dây trói, vô minh làm gốc rễ độc hại, vô minh làm cây độc, vô minh làm gốc rễ phiền não, vô minh làm gốc tùy phiền não, vô minh là chỗ điên đảo, vô minh là nhà đen tối, vô minh làm ngu muội. Các nghĩa như vậy được gọi là vô minh. Do điều này làm duyên, pháp Hành được khởi lên.

Pháp Hành là: Hành có ba loại, gọi là thân hành, ngữ hành, ý hành. 1. Thân hành là chỉ cho hơi thở ra vào nương ở nơi thân, phụ thuộc vào thân. Do nương ở nơi thân mà có hơi thở ra vào nên được gọi là thân hành. 2. Ngữ hành là chỉ cho sự bàn luận khó phân biệt. Tức là sự phân biệt, bàn luận khó nói ra thành từ ngữ cho nên gọi là ngữ hành. 3. Ý hành là chỉ cho tham, sân, si, các pháp tâm sở .v.v… nương ở nơi tâm, phụ thuộc vào tâm. Do nương ở tâm nên được gọi là ý hành. Lại có ba Hành, thế nào là ba? Ba Hành là phước hành, tội hành, bất động hành, đây là ba Hành. Do Hành làm duyên để pháp Thức được khởi lên.

Pháp Thức là: Thức có sáu loại, chỉ cho thức của mắt, thức của tai, thức của mũi, thức của lưỡi, thức của thân, thức của ý. Đây gọi là sáu Thức. Do Thức làm duyên để Danh sắc được khởi lên.

Danh sắc là chỉ cho sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Sắc là chỉ cho năm trần ở bên trong, đều do bốn đại hợp lại mà thành. Bốn đại là chỉ cho đất, nước, lửa, gió. Thể của đất cứng – nặng, tánh của nước chảy – thấm, lửa làm ấm – nóng, gió làm động – chuyển. Như vậy, bốn đại làm nên năm trần, gọi là sắc uẩn, mà trong sắc uẩn này, bốn uẩn được gọi là Danh, một uẩn gọi là Sắc. Như vậy, năm uẩn được gọi là Danh sắc. Danh sắc làm duyên, Sáu xứ được sinh khởi.

Sáu xứ là chỉ cho sáu xứ ở bên trong: xứ của mắt, xứ của tai, xứ của mũi, xứ của lưỡi, xứ của thân, xứ của ý. Điều này được gọi là Sáu xứ. Sáu xứ làm duyên để pháp Xúc được sinh khởi.

Xúc có sáu loại, chỉ cho sự tiếp xúc bằng mắt, tiếp xúc bằng tai, tiếp xúc bằng mũi, tiếp xúc bằng lưỡi, tiếp xúc bằng thân, tiếp xúc bằng ý. Những thứ này gọi là Xúc. Do Xúc làm duyên để pháp Thọ được sinh khởi.

Thọ có ba loại, chỉ cho khổ thọ, lạc thọ, xả thọ. Như vậy, mắt tiếp xúc cùng với ba thọ này, cho đến ý tiếp xúc cũng lại như vậy. Ấy gọi là Thọ. Do Thọ làm duyên, pháp Ái được sinh khởi.

Ái có sáu loại, chỉ cho mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý phân biệt mọi thứ. Do mong cầu sáu pháp mà được gọi là Ái. Do Ái làm duyên, pháp Thủ sinh khởi.

Thủ có bốn loại, chỉ cho dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ, ngã ngữ thủ. Do Ái tăng trưởng được gọi làm Thủ. Do Thủ làm duyên, pháp Hữu được sinh khởi.

Pháp Hữu có ba: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu. Dục hữu là chỉ cho mười cõi ác và người, trời. Mười cõi ác là chỉ cho tám địa ngục: 1. Đẳng hoạt[2], 2. Hắc thằng[3], 3. Chúng hợp[4], 4. Hiệu khiếu[5], 5. Đại hiệu khiếu[6], 6. Diễm nhiệt[7], 7. Cực diễm nhiệt[8], 8. Vô gián[9], 9. Loài bàng sanh[10], 10. Loài ngạ quỷ. Mười loại như vậy được gọi là cõi ác.

Cõi người là chỉ cho bốn châu lớn: Nam thiện bộ châu, Đông thắng thân châu, Tây ngưu hóa châu, Bắc câu lô châu. 1. Nam thiện bộ châu có số đo rộng là 7,000 do tuần, hình dáng của châu này là phía bắc rộng, phía nam hẹp, giống như hình chiếc xe. 2. Đông thắng thân châu có số đo rộng là 8,000 do tuần, hình dáng của châu này giống như nửa mặt trăng. 3. Tây ngưu hóa châu có số đo rộng là 9,000 do tuần, hình dáng của châu này giống như mặt trăng tròn đầy. 4. Bắc câu lô châu có số đo rộng là 10,000 do tuần, hình dáng của châu này bốn phía ngay thẳng giống như hào ao quanh thành. Như vậy bốn châu chỉ cho cõi người.

Cõi trời là: 1. Sáu cõi trời dục giới, chỉ cho trời Tứ thiên vương, trời Đao lợi, trời Dạ ma, trời Đâu suất, trời Hóa lạc, trời Tha hóa tự tại. Như vậy gọi cho sáu cõi trời dục giới, các cõi này còn gọi là dục hữu. 2. Sắc hữu là: có mười tám cõi trời, chỉ cho cõi trời Phạm chúng, cõi trời Phạm phụ, cõi trời Đại phạm, cõi trời Quang, cõi trời Vô lượng quang, cõi trời Quang âm, cõi trời Tịnh, cõi trời Vô lượng tịnh, cõi trời Biến tịnh, cõi trời Vô vân, cõi trời Phước sanh, cõi trời Quảng quả, cõi trời Vô tưởng, cõi trời Vô phiền, cõi trời Vô nhiệt, cõi trời Thiện hiện, cõi trời Thiện kiến, cõi trời Sắc cứu cánh. Như vậy, các cõi trời này gọi là sắc hữu. 3. Vô sắc hữu là: có bốn cõi trời, chỉ cho cõi trời Không vô biên xứ, cõi trời Thức vô biên xứ, cõi trời Vô sở hữu xứ, cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Các cõi trời này đây gọi là vô sắc hữu. Như vậy Tam Hữu được gọi là Hữu. Do Hữu làm duyên, pháp Sanh được phát khởi.

Sanh là gọi cho các hữu tình đã lìa bỏ các uẩn này rồi, tùy nơi quả báo của nghiệp mà trở lại trong các cõi, tướng của các uẩn xuất hiện cho nên được gọi là Sanh. Do Sanh làm duyên mà Già chết mới có được.

Già là gọi cho các hữu tình mà các uẩn đã chín mùi, tâm thức mê loạn, nhiều chỗ quên mất, phát sinh tóc trắng mặt nhăn, sức lực nơi thân yếu kém, cử động nương gậy, thở mau rên rỉ, yếu sức dần dần, các căn suy mục. Đây gọi là già. Sao lại gọi là chết? Chỉ cho các hữu tình tùy vào khả năng nhận lãnh nghiệp, tuổi thọ đã hết, thức lìa khỏi chấp trước cảm thọ, mạng căn lùi mất, các uẩn xa rời… thì gọi là chết. Gọi là già không có cái tướng nhất định, chết theo sau đứng cận kề, hai pháp ấy hợp lại thành một. Cho nên gọi là già chết. Như vậy làm thành tên gọi pháp mười hai nhân duyên.

6. Sao gọi là pháp bốn Thánh đế? Chỉ cho Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. 1. Khổ đế là: khổ vì sanh ra, khổ vì già nua, khổ vì bệnh tật, khổ vì chết đi, khổ vì yêu mà chia cách, khổ vì oán ghét mà gặp nhau, khổ vì cầu mà không được, khổ vì năm ấm lớn mạnh. Các khổ như vậy được gọi làm khổ đế. 2. Tập đế là chỉ cho pháp tham ái. Do tham ái này mà sanh ra đắm nhiễm. Do đắm nhiễm nên phát sinh thêm nghiệp, vẫy gọi Tập làm nhân. Đây gọi là Tập đế. 3. Diệt đế là chỉ cho các pháp tham ái và phiền não còn lại, tất thảy đã được dứt sạch, chứng đắc chân lý tịch diệt. Đây gọi là Diệt đế. 4. Đạo đế là tám con đường chân chánh. Chỉ cho: cái thấy chân chánh, suy nghĩ chân chánh, lời nói chân chánh, việc làm chân chánh, mạng sống chân chánh, siêng năng chân chánh, nhớ nghĩ chân chánh, định tâm chân chánh. Tám con đường chân chánh này gọi là Đạo đế. Như vậy, bốn chân lý mà bậc Thánh trí có thể quán sát được thì gọi là bốn Thánh đế.

7. Lại nữa, sao gọi là hai mươi hai Căn[11]? Chỉ cho: 1. Căn của mắt, 2. Căn của tai, 3. Căn của mũi, 4. Căn của lưỡi, 5. Căn của thân, 6. Căn của nam, 7. Căn của nữ, 8. Căn của mạng, 9. Căn của ý, 10. Căn của sự sung sướng thọ nhận, 11. Căn của sự đau khổ thọ nhận, 12. Căn của sự mừng vui thọ nhận, 13. Căn của sự buồn rầu thọ nhận, 14. Căn của sự xả bỏ thọ nhận, 15. Căn của niềm tin, 16. Căn của sự siêng năng, 17. Căn của sự nhớ nghĩ, 18. Căn của định tĩnh, 19. Căn của trí tuệ, 20. Căn của điều chưa biết cần biết, 21. Căn của điều đã biết, 22. Căn của điều đã biết đầy đủ. Như vậy gọi tên làm thành hai mươi hai Căn.

8. Lại nữa, sao gọi là mười Lực? Chỉ cho trí của Như Lai. 1. Ở nơi xứ hay không phải xứ của các hữu tình mà biết rõ như thật. Đây gọi là Như Lai xứ phi xứ trí lực thứ nhất; 2. Như Lai lại ở trong đời quá khứ, hiện tại, vị lai, chỗ pháp hành nghiệp sở hữu của chúng sanh, chỗ chỗ quả báo nhân duyên sanh ra. Phật dùng trí lực biết rõ như thật. Đây gọi là Như Lai nghiệp báo trí lực thứ hai; 3. Như Lai lại ở trong các pháp giải thoát tam-ma-địa[12], tam-ma-bát-để[13], sạch hết các pháp hữu lậu. Phật dùng trí lực biết rõ như thật. Đây gọi là Như Lai định lực thứ ba; 4. Như Lai lại ở trong các chúng sanh, các loài căn tánh hơn kém mỗi mỗi khác biệt. Phật dùng trí lực biết rõ như thật. Đây gọi là Như Lai căn thắng liệt trí lực thứ tư; 5. Như Lai lại ở trong các chúng sanh, mỗi loài có niềm tin, kiến giải, mỗi mỗi chẳng giống nhau. Phật dùng trí lực biết rõ như thật. Đây gọi là Như Lai tín giải trí lực thứ năm. 6. Như Lai lại ở trong các chúng sanh, các loài có mỗi mỗi cõi giới thọ sanh khác biệt. Phật dùng trí lực biết rõ như thật. Đây gọi là Như Lai giới thú trí lực thứ sáu. 7. Như Lai lại ở trong các chúng sanh, các loài có chỗ vui mừng, ham thích của mình. Phật dùng trí lực biết rõ như thật. Đây gọi là Như Lai lạc dục trí lực thứ bảy. 8. Như Lai ở trong quá khứ vô lượng vô số, ở trong đời sống, chỗ mỗi mỗi sự việc của chúng sanh chỉ cho một đời, mười đời, trăm đời, ngàn đời và trăm ngàn đời, cho đến vô số trăm ngàn vạn đời. Như vậy, chúng sanh ở trong vô số kiếp thành, kiếp hoại, chết chỗ này sanh chỗ kia, chết chỗ kia sanh chỗ này, cho đến dòng họ, sang hèn, tên gọi, ăn uống, khổ vui, tuổi thọ dài ngắn, đầy đủ tướng trạng như vậy, nhân duyên như vậy, vô lượng quá khứ như vậy… mỗi mỗi sự việc trong đời sống, Phật dùng trí lực đều có thể biết rõ. Đây gọi là Như Lai túc mạng trí lực thứ tám. 9. Như Lai lại dùng thiên nhãn thanh tịnh, quán thấy chúng sanh sang hèn, trên dưới, tốt xấu, còn mất, hoặc sanh trong đường lành, hoặc đoạ vào cõi ác mà nơi đó chúng sanh đã tạo nên các hành nghiệp: gọi là thân không làm nghiệp lành làm các hạnh tà vạy, miệng không làm nghiệp lành chê bai hiền thánh, ý không làm nghiệp lành khởi lên cái thấy xấu xa. Do nhân duyên này, sau khi mạng chung đoạ vào trong đường ác. Lại có chúng sanh, thân làm nghiệp lành không làm hạnh tà vạy, miệng làm nghiệp lành không huỷ báng hiền thánh, ý làm nghiệp lành phát sinh chánh kiến. Do nhân duyên này, sau khi mạng chung sanh vào cõi người, cõi trời. Những sự việc như vậy, với thiên nhãn của Như Lai đều có thể thấy khắp. Đây gọi là Như Lai thiên nhãn trí lực thứ chín. 10. Lại nữa, Như Lai rõ biết các lậu hoặc đã hết của các chúng sanh ấy, chứng được vô lậu giải thoát, trí tuệ giải thoát. Dùng năng lực thông đạt của mình mà chứng được các pháp như vầy: Đời sống của ta đã hết, phạm hạnh đã vững vàng, chỗ cần làm đã làm xong, không còn thọ thân sau nữa. Các pháp như vậy, Phật dùng trí lực đều có thể biết rõ. Đây gọi là Như Lai lậu tận trí lực thứ mười. Như vậy, mười lực Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng, Chánh Giác, do có mười lực ấy nên ở trong đại chúng làm tiếng hống sư tử, chuyển bánh xe pháp lớn.

9. Lại nữa, sao gọi là bốn Vô sở uý? Nghĩa là: 1. Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Đẳng Chánh Giác ở trong đại chúng nói lời thế này: Ta dùng trí tuệ của mình đạt được Đạo như thật, thành tựu Chánh giác, dùng tiếng hống sư tử, quay bánh xe diệu pháp, không có Sa môn, Bà la môn, Trời, Người, Ma phạm nào mà có thể được vậy. Đây gọi là Như Lai nhất thiết trí vô uý. 2. Như Lai đã đạt được an lạc, vắng lặng, không còn chỗ kết quả công đức nào hơn trên nữa, các lậu hoặc đã sạch, các loại tập khí đều mất hết. Đây gọi là Như Lai lậu tận vô uý. 3. Như Lai lại vì các chúng Thanh Văn mở bày cho thấy con đường khổ, nói cho sự xa lìa phiền não, dứt hết bờ mé khổ đau. Đây gọi là Như Lai xuất khổ đạo vô uý. 4. Như Lai lại vì các vị Thanh Văn nói pháp có chỗ chướng nạn khiến cho các vị ấy xa lìa. Đây gọi là Như Lai chứng đạo vô uý. Như vậy gọi là bốn pháp Vô uý.

10. Lại vầy nữa, sao gọi là bốn Thiền định? Nghĩa là: 1. Xa lìa các dục và các pháp ô nhiễm; cắt đứt, dứt trừ những tư tưởng nghi ngờ, phân biệt. Đây gọi là Định ly sanh hỷ lạc thứ nhất. 2. Lại nữa, xa lìa tham dục, đã dọn sạch những tư tưởng phân biệt rồi, sẽ ở nơi các pháp bên ngoài tất thảy đều dứt hết; bên trong lại vắng lặng, định tĩnh, tóm thâu các pháp trong ngoài, tất thảy đều quy về một mối. Đây gọi là Định sanh hỷ lạc thứ hai. 3. Lại nữa, loại bỏ những tư tưởng vui mừng, nhớ nghĩ. Ở nơi hỷ lạc của thân mà không có chỗ thọ nhận. Đây gọi là Định ly hỷ diệu lạc thứ ba. 4. Lại nữa, xa lìa các pháp khổ vui, không còn tư tưởng buồn rầu, mừng rỡ, các pháp đều trong sạch. Đây gọi là Định xả niệm thanh tịnh thứ tư. Như vậy gọi là bốn pháp Thiền định.

11. Sao lại gọi là bốn Định vô sắc? Nghĩa là: 1. Việc tu tập định ấy: bên dưới chán ghét các sắc tướng, bên trên vui vẻ với cái không có sắc tướng. Do nơi không có sắc tướng nên chỉ có hư không, bèn thấy rõ hư không không có bờ mé. Tưởng được như vậy, cho nên gọi là Định không vô biên xứ. 2. Lại kế tiếp, xa lìa chỗ các duyên không vô biên xứ rồi, tư tưởng lại có thể duyên theo Thức cũng không có bờ mé. Cho nên gọi là Định thức vô biên xứ. 3. Lại kế tiếp, xa lìa cái có thể duyên theo Thức kia rồi, tư tưởng sẽ lại có thể duyên theo chỗ các duyên mà đều không có nắm bắt. Đây gọi là Định vô sở hữu xứ. 4. Lại kế tiếp, xa lìa chỗ không có nắm bắt kia rồi, tư tưởng sẽ lại ở nơi không có chút tư tưởng thô sơ ấy nữa, không còn tư tưởng nhỏ nhặt nào nữa. Đây gọi là Định phi tưởng phi phi tưởng. Như vậy, gọi là bốn Định vô sắc.

12. Lại nữa, sao gọi là bốn Hành vô lượng? Nghĩa là: Từ vô lượng, Bi vô lượng, Hỷ vô lượng, Xả vô lượng. 1. Nếu có Tỳ kheo đủ tâm yêu thương rộng lớn, ở trong các hữu tình chẳng oán chẳng thân, thảy đều có thể được an vui. Như vậy thường dùng tâm yêu thương vô lượng, cho nên gọi là Từ vô lượng hành. 2. Nếu có Tỳ kheo đủ tâm thương xót rộng lớn, ở trong các hữu tình chẳng oán chẳng thân, đều có thể nhổ bỏ sầu khổ. Như vậy thường dùng tâm thương xót vô lượng, cho nên gọi là Bi vô lượng hành. 3. Nếu có Tỳ kheo đủ tâm hỷ xả rộng lớn, ở trong các hữu tình chẳng oán chẳng thân đều ban phát sự hoan hỷ. Như vậy thường dùng tâm hỷ xả vô lượng, cho nên gọi là Hỷ vô lượng hành. 4. Nếu có Tỳ kheo ở trong các hữu tình chẳng oán chẳng thân, bình đẳng, an trụ, thường hành hoạt như vậy, cho nên gọi là Xả vô lượng hành. Như vậy, gọi là bốn Hành vô lượng.

13. Lại nữa, sao gọi là bốn Vô ngại trí? Nghĩa là: Từ vô ngại trí, Biện tài vô ngại trí, Pháp vô ngại trí, Nghĩa vô ngại trí. 1. Từ vô ngại là dùng âm thanh làm cảnh. Ở trong các âm thanh, lời nói, ngôn từ chẳng vướng mắc. Gọi là Từ vô ngại trí. 2. Biện tài vô ngại là chỉ cho tứ biện[14] hay thất biện[15]. Phàm có chỗ nào khó luận bàn mà vào nhanh không thiếu sót. Cho nên gọi là Biện tài vô ngại trí. 3. Pháp vô ngại là duyên theo tên gọi, câu cú, văn tự, tuỳ ở chỗ nào của giáo pháp, không có chỗ nào không thông suốt. Cho nên gọi là Pháp vô ngại trí. 4. Nghĩa vô ngại là duyên theo nghĩa làm cảnh, theo chỗ nghĩa lý đủ đầy, không có chỗ nào không hiểu rõ. Cho nên gọi là Nghĩa vô ngại trí. Như vậy gọi là bốn Vô ngại trí.

14. Lại nữa, sao gọi là bốn Tam ma địa[16] tưởng? 1. Nếu có Tỳ kheo quán sát như vầy: Thân này của ta từ đầu tới chân, nơi có tóc lông, móng răng, da thịt, gân xương, mỗi mỗi như vậy, mọi thứ chẳng sạch do hợp lại mà hình thành. Ví như kho đụn rộng chứa lương thực, người vào trong ấy, khéo có thể phân biệt được đây là gạo, đây là lúa. Sự tích chứa như vậy gọi là kho đụn. Tỳ kheo quán sát ở trong thân mình cũng giống như vậy. Người quán sát được vậy liền dứt bỏ được các pháp tham dục. Đây gọi là Tam ma địa tưởng thứ nhất. 2. Lại nữa, Tỳ kheo đã quán tưởng thân rồi, ở nơi Tam ma địa nếm được sự an lạc nhẹ nhàng. Lại quán sát như vậy, ở nơi Tam ma địa này nếm được sự an lạc mà cũng không cần có tư tưởng. Ví như hoa sen từ nước mà sanh lên, chúng không có tư tưởng rằng ta từ nước sanh ra mà có được sự trong sạch. Tỳ kheo quán tưởng cũng giống như vậy. Người có thể quán tưởng liền được thấy pháp, nếm được sự an lạc, nhẹ nhàng. Đây gọi là Tam ma địa tưởng thứ hai. 3. Lại nữa, Tỳ kheo ở nơi Tam ma địa dùng tư tưởng sáng suốt mà quán sát như mặt trời không chút tối tăm. Quán sát như vậy liên tục không dứt, ngày đêm sáng tối đều không có chỗ khác nhau. Làm cho tư tưởng sáng suốt như vậy, trong sạch không xen lẫn. Ví như vào mùa thu, mây che rợp cả, ánh mặt trời không thấy xuất hiện. Nếu người có cái nhìn sáng suốt sẽ quán thấy ánh sáng của mặt trời trong sạch không xen lẫn. Tỳ kheo quán tưởng cũng giống như vậy. Người có thể quán tưởng là người liền được trí tuệ sáng suốt hiện tiền. Đây gọi là Tam ma địa tưởng thứ ba. 4. Lại nữa, Tỳ kheo ở nơi Tam ma địa quán tưởng như vậy, dứt trừ khổ vui cho đến sầu lo, sung sướng. Chỉ khi xả bỏ được hai loại ý niệm ấy thì được thanh tịnh. Ví như có người có thể dùng xe ngựa đi trên đất bình thản không có trở ngại gì. Tỳ kheo quán tưởng cũng giống như vậy. Người có thể quán tưởng ấy liền được trí tuệ lợi lạc hiện tiền. Đây gọi là Tam ma địa tưởng thứ tư. Những điều này gọi là bốn Tam ma địa tưởng.

15. Lại nữa, sao gọi là bốn pháp Niệm xứ? Nghĩa là: Thân, Thọ, Tâm, Pháp. 1. Nếu có Tỳ kheo quán thân không trong sạch, đầy dẫy các xấu ác, không có gì là chân thật. Quán sát như vậy gọi là Thân niệm xứ. 2. Lại nữa, quán hai pháp trong ngoài, nơi có các thọ thảy đều là khổ. Người quán tưởng như vậy gọi là Thọ niệm xứ. 3. Lại nữa, quán tâm ở nơi các pháp tâm sở, cả thảy đều vô thường. Người quán tưởng như vậy gọi là tâm niệm xứ. 4. Lại nữa, quán sát hai pháp trong ngoài, ở trong các pháp ấy mà không sanh khởi tư tưởng của ta. Người quán tưởng như vậy gọi là Pháp niệm xứ. Như vậy gọi là bốn pháp Niệm xứ.

16. Lại nữa, sao gọi là bốn pháp Đoạn trừ chân chánh? Nghĩa là: 1. Các việc ác đã sanh, nên phát khởi sự tinh tấn, siêng năng thực hành việc đoạn trừ, cả thảy đều khiến cho dứt hết. Đây gọi là pháp đoạn trừ chân chánh thứ nhất. 2. Lại nữa, các việc ác chưa sanh, nên phát khởi tinh tấn, giữ gìn, đoạn trừ cả thảy, làm cho không sinh khởi. Đây gọi là pháp đoạn trừ chân chánh thứ hai. 3. Lại nữa, các việc thiện lành chưa sanh, nên phát khởi tinh tấn làm cho các pháp thiện lành đều được sinh trưởng. Đây gọi là pháp đoạn trừ chân chánh thứ ba. 4. Lại nữa, các việc thiện lành đã sanh, nên phát khởi tinh tấn mà khiến cho tăng trưởng, vững chắc, tròn đủ. Đây gọi là pháp đoạn trừ chân chánh thứ tư. Như vậy gọi là 4 pháp Đoạn trừ chân chánh.

17. Lại nữa, sao gọi là bốn pháp Thần túc? Nghĩa là: Dục, Cần, Tâm, Quán. 1. Nếu có Tỳ kheo ở nơi các pháp nhiễm ô, xa lìa khỏi những vọng niệm, ở nơi các pháp thiện lành mà khởi lòng mong cầu, theo đuổi việc thiện lành không nhàm chán. Gọi là Dục thần túc. 2. Lại nữa, ở nơi các pháp thiện lành, siêng năng tu sửa các hành động, hành động chân chánh không lui sụt. Gọi là Cần thần túc. 3. Lại nữa, ở nơi các pháp mà xa lìa suy nghĩ tà vạy, tâm chân chánh phân biệt. Gọi là Tâm thần túc. 4. Lại nữa, dùng trí tuệ chân chánh, quán sát trong thân, trong thân không có ngã. Lại quán sát cảnh bên ngoài, cảnh bên ngoài không có pháp. Thực thể của ta và pháp đều không có, chứng được hai không. Gọi là Quán thần túc. Như vậy gọi là bốn pháp Thần túc.

18. Lại nữa, sao gọi là năm Căn? Nghĩa là: Tín căn, tấn căn, niệm căn, định căn, tuệ căn. Như vậy gọi là năm Căn.

19. Lại nữa, sao gọi là năm Lực? Nghĩa là: Tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực. Như vậy gọi là năm Lực.

20. Lại nữa, sao gọi là bảy pháp Giác tri? Nghĩa là: Trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, xả giác chi, niệm giác chi, định giác chi. Đây gọi là bảy pháp Giác chi.

21. Lại nữa, sao gọi là pháp tám Con đường chân chánh? Nghĩa là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. 1. Gọi là Chánh kiến vì tin có pháp bố thí, tin có cha mẹ, có các việc làm thiện và việc làm bất thiện. Như vậy, nghiệp thiện, bất thiện đều phải có quả báo. Tin có đời nay, đơi sau, ở trong các đời sống ấy có các chúng sanh, có A la hán. Như đạo lý tu hành, dùng năng lực để tự mình thông đạt, thấy các pháp như vầy: đời sống của ta đã hết, phạm hạnh đã vững vàng, chỗ cần làm đã làm, không còn thọ thân sau. Các việc như vậy gọi là Chánh kiến (cái thấy chân chánh). 2. Sao gọi là Chánh tư duy? Chỉ cho xa lìa suy nghĩ tà vạy. Suy nghĩ tà vạy là khởi lên cái thấy không chân chánh làm phát sinh tham sân si. Xa lìa như vậy gọi là Chánh tư duy (suy nghĩ chân chánh). 3. Sao gọi là Chánh ngữ? Chỉ cho sự xa lìa lời nói không thật, lời nói hai lưỡi, lời nói ác khẩu.v.v… Đây gọi là Chánh ngữ (lời nói chân chánh). 4. Sao gọi là Chánh nghiệp? Chỉ cho sự xa lìa sát sanh, trộm cắp, các pháp ô nhiễm, sai trái. Đây gọi là Chánh nghiệp (việc làm chân chánh). 5. Sao gọi là Chánh mạng? Chỉ cho cái thấy chân chánh, đầy đủ rằng xuất gia đúng pháp, mang áo giáo pháp, xa lìa các hạnh tà vạy, tin ở chánh pháp, cho đến thọ nhận ăn uống, nằm ngồi… đều nương theo chánh pháp. Đây gọi là Chánh mạng (mạng sống chân chánh). 6. Sao gọi là Chánh tinh tấn? Chỉ cho xa lìa sự chăm chỉ sai trái. Ở trong pháp chân thật mà phát khởi sự siêng năng chân chánh. Đây gọi là Chánh tinh tấn (siêng năng chân chánh). 7. Sao gọi là Chánh niệm? Chỉ cho xa lìa sự nhớ nghĩ sai trái, thường xuyên nghĩ nhớ chánh pháp, những điều nghĩ nhớ ấy luôn ở trong tâm, không có chỗ nào quên mất. Đây gọi là Chánh niệm (nhớ nghĩ chân chánh). 8. Sao gọi là Chánh định? Chỉ cho tâm ở tại tâm, không khởi lên sự tán loạn, xa lìa các duyên theo đuổi, ở nơi thiền quán về hơi thở, quán tưởng chân chánh không thối chuyển. Đây gọi là Chánh định (định tâm chân chánh). Như vậy, gọi là pháp tám Con đường chân chánh.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói pháp xong rồi, lại bảo các chúng Tỳ kheo: “Các ngươi phải nên biết, ta đã nói rõ Pháp chân chánh không thối chuyển (Quyết định chánh pháp), trước giữa sau đều lành, ý nghĩa sâu xa, thuần nhất không xen tạp, trong sạch, tròn đầy.” Bấy giờ, các vị Tỳ kheo nghe Đức Phật thuyết rồi tất cả đều hoan hỷ, tin nhận, phụng hành.

Phật Thuyết Quyết Định Nghĩa Kinh

Dịch xong ngày 26/12/2013

 

No. 762

佛說決定義經

西天譯經三藏朝奉大夫試光祿卿明教大師臣法賢奉 詔譯

如是我聞。一時佛在舍衛國。祇樹給孤獨園。與大苾芻眾千二百五十人俱。

爾時世尊。告諸苾芻我今為汝。宣說甚深。決定正義。初善中善後善。其義深遠。純一無雜。具足清白梵行之相。汝等諦聽。善思念之。時諸苾芻。白佛言。善哉世尊。何等名為決定正義。我等樂聞。惟願世尊。為我解說。

爾時佛告諸苾芻言。決定義者。所謂五蘊。五取蘊。十八界。十二處。十二緣生。四聖諦。二十二根。如來十力。四無所畏。四禪定。四無色定。四無量行。四無礙智。四三摩地想。四念處。四正斷。四神足。五根。五力。七覺支。八正道。如是等法。是名決定正義。五蘊者。謂色蘊受蘊想蘊行蘊識蘊。此等名為五蘊。五取蘊者。謂色取蘊受取蘊想取蘊行取蘊識取蘊。此等名為五取蘊。十八界者。謂眼界色界眼識界。耳界聲界耳識界。鼻界香界鼻識界。舌界味界舌識界。身界觸界身識界。意界法界意識界。此等名為十八界。十二處者。謂內眼處外色處。內耳處外聲處。內鼻處外香處。內舌處外味處。內身處外觸處。內意處外法處。此等名為十二處。十二緣生者。謂無明緣行。行緣識。識緣名色。名色緣六處。六處緣觸。觸緣受。受緣愛。愛緣取。取緣有。有緣生。生緣老死憂悲苦惱。如是即一大苦蘊集。由此緣故。即有蘊法。若無緣故。蘊法即滅。所謂無明滅即行滅。行滅即識滅。識滅即名色滅。名色滅即六處滅。六處滅即觸滅。觸滅即受滅。受滅即愛滅。愛滅即取滅。取滅即有滅。有滅即生滅。生滅即老死憂悲苦惱滅。如是則一大苦蘊滅。此等諸法。無明為緣乃有。生滅為緣者何。所謂先際不了。後際不了。中際不了。內法不了。外法不了。內外法俱不了。善業不了。不善業不了。善不善業俱不了。因不了。果不了。因果俱不了。已生緣法不了。未生緣法不了。現生緣法不了。於佛不了。於法不了。於僧不了。苦法不了。集法不了。滅法不了。道法不了。善法不了。不善法不了。罪法不了。福法不了。可行法不了。不可行法不了。高下法不了。有為無為法不了。如是不了。不能於黑白法等。起無相智。由此無明不能覺了而為過失。乃至障如實智。不能證得寂靜涅盤。謂此無明體性迷闇純一癡法。猶如盲者唯行闇道。集諸塵垢損減智慧。於諸障法不能出離。而此無明與明為障。無明為苦痛。無明為毒器。無明為繩縛。無明為毒根。無明為毒樹。無明為根本煩惱。無明為隨煩惱本。無明是顛倒處。無明為黑闇室。無明是癡闇。如是等義。名為無明。由此為緣。行法得起。行法者。行有三種。謂身行語行意行。身行者。謂出入息。依止於身。繫屬於身。由依身故。而出入息。得名身行。語行者。謂論難分別。即此分別論難言辭故名語行。意行者。謂貪瞋癡心所法等。依止於心。繫屬於心。由依心故。得名意行。復有三行。何等為三。謂福行罪行不動行。是名三行。由行為緣。識法得起。識法者。識有六種。謂眼識耳識鼻識舌識身識意識。此名六識。由識為緣。名色得起。名色者。謂色蘊受蘊想蘊行蘊識蘊。色者謂內五塵。皆四大所成。四大者。謂地水火風。地體堅重。水性流潤。溫煖為火。動轉名風。如是四大所成五塵。名為色蘊。而此蘊法。四蘊名名。一蘊名色。如是五蘊。名為名色。名色為緣六處得起。六處者。謂內六處。眼處耳處鼻處舌處身處意處。此名六處。六處為緣。觸法得起。觸有六種謂眼觸耳觸鼻觸舌觸身觸意觸。此等名觸。由觸為緣。受法得起。受有三種。謂苦受樂受捨受。如是眼觸緣此三受。乃至意觸。亦復如是。此名為受。由受為緣。愛法得起。愛有六種。謂眼觀色耳聽聲鼻嗅香舌了味身覺觸意分別法。由貪六法。得名為愛。由愛為緣。取法得起。取有四種。謂欲取見取戒禁取我語取。由愛增故。得名為取。由取為緣。有法得起。有法有三。欲有色有無色有。欲有者。謂十惡趣及人天。十惡趣者。謂八地獄。一等活。二黑繩。三眾合。四號叫。五大號叫。六炎熱。七極炎熱。八無間。九傍生趣。十餓鬼趣。如是十種。名為惡趣。人趣者。謂四大洲。南贍部洲。東勝身洲。西牛貨洲。北俱盧洲。南贍部洲。其量縱廣七千由旬。此洲之相。北闊南狹。猶如車形。東勝身洲。其量縱廣八千由旬。彼洲之相。猶如半月。西牛貨洲。其量縱廣九千由旬。彼洲之相。猶如圓月。北俱盧洲。其量縱廣十千由旬。彼洲之相。四方徑直。猶如池沼。如是四洲。名為人趣。天趣者。欲界六天。謂四王天。忉利天。夜摩天。兜率天。化樂天。他化自在天。如是名為欲界六天。此等諸趣。名為欲有。色有者。有十八天。謂梵眾天。梵輔天。大梵天。光天。無量光天。光音天。淨天。無量淨天。遍淨天。無雲天。福生天。廣果天。無想天。無煩天。無熱天。善現天。善見天。色究竟天。此等諸天。名為色有。無色有者。有四種天。謂空無邊處天。識無邊處天。無所有處天。非想非非想處天。此等諸天。名無色有。如是三有。得名為有。由有為緣。生法得起。生者。謂諸有情捨此蘊已。隨業果報。復於界趣。蘊相出現故名為生。由生為緣。老死得有。老者。謂諸有情蘊法果熟。心識迷亂。多所忘失。髮白面皺。身力羸弱。舉動策杖。喘息呻吟。漸漸力微。諸根衰朽。是名為老。復何名死。謂諸有情隨能招業。壽量終盡。識捨執受。命根謝滅。諸蘊離散。是名為死。謂老無定相。附死立支。二法合一。故名老死。如是名為十二緣法。復何名為四聖諦法。謂苦諦集諦滅諦道諦。苦諦者。生苦老苦病苦死苦。愛別離苦。怨憎會苦。求不得苦。五盛陰苦。如是等苦。名為苦諦。集諦者。謂貪愛法。由此貪愛。而生耽著。以耽著故。發業潤生。招集為因。是名集諦。滅諦者謂貪愛法及餘煩惱。悉皆斷盡。證寂滅理。是名滅諦。道諦者。即八正道。謂正見正思惟正語正業正命正精進正念正定。此八正道。名為道諦。如是四諦。聖智可觀。名四聖諦。

又復何名二十二根。謂眼根耳根鼻根舌根身根。男根女根。命根意根。樂受根苦受根喜受根憂受根捨受根。信根進根念根定根慧根。未知當知根已知根具知根。如是名為二十二根。

復何名為十力。謂如來智。於諸有情處非處法。如實了知。是名如來第一處非處智力。

如來復於過去現在未來世中。所有眾生諸業行法。處處所生因緣果報。佛以智力。悉皆了知。是名如來第二業報智力。

如來復於諸禪定法解脫三摩地三摩鉢底。盡諸漏法。佛以智力。如實了知。是名如來第三定力。

如來復於諸眾生類根性勝劣種種差別。佛以智力。如實了知。是名如來第四根勝劣智力。如來復於諸眾生類所有信解種種不同。佛以智力。如實了知。是名如來第五信解智力。

如來復於諸眾生類所有種種界趣差別。佛以智力。如實了知。是名如來第六界趣智力。

如來復於諸眾生類所有樂欲。佛以智力。如實了知。是名如來第七樂欲智力。

如來復於過去無量無數世中所有眾生種種之事。謂一生十生百生千生及百千生。乃至無數百千萬生。如是無數成劫壞劫。其中眾生。死此生彼。死彼生此乃至族姓貴賤名字。飲食苦樂。壽量長短。具如是相。如是因緣。如是過去無量世中種種之事。佛以智力。悉能了知。是名如來第八宿命智力。

如來復以清淨天眼。觀見眾生貴賤上下好醜生滅。或生善道。或墮惡趣。而彼眾生所作行業。謂身不善業。作諸邪行。口不善業。毀謗賢聖。意不善業。起於邪見。由是因緣。命終之後。墮惡趣中。又復眾生。身作善業。不行邪行。口作善業。不謗賢聖。意作善業。起於正見。由是因緣。命終之後。生人天界。如是等事。如來天眼。悉能觀見。是名如來第九天眼智力。

又復如來。知彼眾生諸漏已盡證無漏解脫智慧解脫。以自通力。證如是法。我生已盡。梵行已立。所作已辦。不受後有。如是之法。佛以智力。悉能了知。是名如來第十漏盡智力。如是十力。如來應供正等正覺。由十力故。於大眾中。作師子吼。轉大法輪。

復何名為四無所畏。謂如來應供正等正覺。於大眾中。唱如是言。我以自智。乘如實道。來成正覺。作師子吼。轉妙法輪。無有沙門婆羅門天人魔梵而能等者。是名如來一切智無畏。如來已得安樂寂靜無上勝處功德果法。諸漏已盡。種習俱亡。是名如來漏盡無畏。

如來復為諸聲聞眾。開示苦道。說離煩惱盡苦邊際。是名如來出苦道無畏。

如來復為諸聲聞。說所有障法。令彼出離。是名如來障道無畏。如是名為四無畏法。

又復何名為四禪定。謂離諸欲及諸染法。斷除疑惑分別之想。是名第一離生喜樂定。

復次離欲斷除分別想已。當於外法悉皆泯絕。內復寂定。攝內外法。悉皆歸一。是名第二定生喜樂定。

復次捨於喜樂思念之想。於身喜樂。而無所受。是名第三離喜妙樂定。

復次捨苦樂法。無憂喜想。諸法清淨。是名第四捨念清淨定。如是名為四禪定法。

復何名為四無色定。謂修彼定。厭下色相。忻上無色。由無色故。唯有虛空。乃觀虛空無有邊際。作如是想。是故名為空無邊處定。

復次離彼所緣空無邊處已。復想能緣識亦無邊。是故名為識無邊處定。

復次離彼能緣識已。當復想於能緣所緣俱無所有。是故名為無所有處定。

復次離彼無所有已。當復想於無彼麁想。不無細想。是故名為非想非非想定。如是名為四無色定。

復何名為四無量行。謂慈無量悲無量喜無量捨無量。若有苾芻。具大慈心。於諸有情。無怨無親。等能與樂。如是常行慈無量心。是故名為慈無量行。

若有苾芻。具大悲心。於諸有情。無怨無親。等能拔苦。如是常行悲無量心。是故名為悲無量行。

若有苾芻。具大喜心。於諸有情。無怨無親。等施歡喜。如是常行喜無量心。是故名為喜無量行。

若有苾芻。於諸有情。無怨無親。平等安住如是常行。是故名為捨無量行。如是名為四無量行。

復何名為四無礙智。謂辭無礙智。辯才無礙智。法無礙智。義無礙智。辭無礙者。緣聲為境。於諸音聲。言辭無礙故。名辭無礙智。辯才無礙者。謂四辯七辯。凡有論難。迅捷無滯。是故名為辯才無礙智。法無礙者。緣名句文。隨何教法。無所不通。是故名為法無礙智。義無礙者。緣義為境。隨所詮義。無所不曉。是故名為義無礙智。如是名為四無礙智。

復何名為四三摩地想。若有苾芻。作如是觀。我今此身。從頂至足。所有髮毛爪齒皮肉筋骨。如是種種不淨之物。所共合成。譬如倉廩廣積糧斛。人入其中。善能分別。是米是麥。如是積聚。名為倉廩。苾芻觀想於自身中。亦復如是。作此觀者。即得斷除貪欲之法。是名第一三摩地想。

又復苾芻觀想身已。於三摩地。得輕安味。復作是觀。此三摩地所得樂味。亦無有想。譬如蓮華從水而生。彼無有想我從水生而有清涼。苾芻觀想。亦復如是。能觀想者。即得見法輕安樂味。是名第二三摩地想。

又復苾芻。於三摩地。作於明想觀察。如日無餘闇冥。如是觀察。相續不斷。晝夜明闇。皆無有異。作是明想。清淨無雜。譬如秋時雲翳陰闇日光不現。若明眼人。觀想日光。清淨無雜。苾芻觀想。亦復如是。能觀想者。是人即得明智現前。是名第三三摩地想。

又復苾芻在三摩地。作是觀想。斷除苦樂乃至憂喜。唯有捨念二種清淨。譬如有人能馭車乘。平坦地中行無所礙。苾芻觀想。亦復如是。能觀想者。即得智慧勝利現前。是名第四三摩地想。此等名為四三摩地想。

復何名為四念處法。謂身受心法。若有苾芻。觀身不淨穢惡充滿無有真實。如是觀察。名身念處。

又復觀於內外二法。所有諸受。悉皆是苦。作是觀者。名受念處。

又復觀於心心所法。皆悉無常。作是觀者。名心念處。

又復觀於內外二法。於是法中。不生我想。作是觀者。名法念處。如是名為四念處法。

復何名為四正斷法。謂已生惡法。當起精進勤行除斷。皆悉令滅。是名第一正斷之法。

又復未生惡法。當起精進防護除斷。皆令不生。是名第二正斷之法。

又復未生善法。當起精進令諸善法皆得生長。是名第三正斷之法。

又復已生善法。當起精進而令增長堅固圓滿。是名第四正斷之法。如是名為四正斷法。

復何名為四神足法。謂欲勤心觀。若有苾芻。於諸染法。離其妄念。於諸善法。而起悕求。進善無厭。名欲神足。復於善法。勤修諸行。正行不退。名勤神足。復於諸法。離邪思惟。心正分別。名心神足。復以正智。觀察內身。內身無我。復觀外境。外境無法。我法體無。趣證二空。名觀神足。如是名為四神足法。

復何名為五根。謂信根進根念根定根慧根。如是名五根。

復何名為五力。謂信力進力念力定力慧力。如是名五力。

復何名為七覺支法。謂擇法覺支。精進覺支。喜覺支。輕安覺支。捨覺支。念覺支。定覺支。是名七覺支法。

復何名為八正道法。謂正見正思惟正語正業正命正精進正念正定。謂正見者。信有施法。信有父母。有諸善行及不善行。如是善不善業。當有果報。有今後世。於其世中。有諸眾生。有阿羅漢。如理修行。以自通力。見如是法。我生已盡。梵行已立。所作已辦。不受後有。如是等事。名為正見。

何名正思惟。謂離邪思邪思法者。起不正見。發貪瞋癡。遠離如是。名正思惟。

何名正語。謂離妄言綺語兩舌惡口等語。是名正語。

何名正業。謂離殺生偷盜邪染等法。是名正業。

何名正命。謂具正見正法出家。被於法服。離諸邪行。信於正法。乃至受用飲食坐臥。皆依正法。是名正命。

何名正精進。謂離邪勤。於真實法。而起正勤。是名正精進。

何名正念。謂離邪念。常念正法。記憶在心。無所忘失。是名正念。

何名正定。謂心心所。不起散亂。離諸攀緣。於奢摩他毘鉢舍那。決定正觀。是名正定。如是名為八正道法。

爾時世尊。說是法已。復告苾芻眾言。汝等當知。我所宣說。決定正法。初中後善。其義深遠。純一無雜。清淨圓滿。是時苾芻眾。聞佛所說。皆大歡喜。信受奉行。

佛說決定義經

 

[1] Quyết định chánh nghĩa: Ý nghĩa chân chánh không thối chuyển

[2] Đẳng hoạt địa ngục (等活地獄, sa. saṃjīva-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình, rồi sống lại và chịu tội báo như những lần trước.

[3]  Hắc thằng địa ngục (黒繩地獄, sa. kālasūtra-naraka): nơi chúng sinh bị trói bằng dây màu đen.

[4] Chúng hợp địa ngục (衆合地獄, sa. saṃghāta-naraka): nơi chúng sinh bị (núi đá) ép chặt.

[5] Hiệu khiếu địa ngục (號叫地獄, sa. raurava-naraka): nơi chúng sinh kêu la thảm thiết.

[6] Đại khiếu địa ngục (大號 叫地獄, sa. mahāraurava-naraka): nơi chúng sinh kêu la rất thống thiết.

[7] Diễm nhiệt địa ngục (炎熱地獄, sa. tāpana-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình bằng cách thiêu đốt.

[8] Cực diễm nhiệt địa ngục (極炎熱地獄, sa. pratāpana-naraka): nơi chúng sinh bị hành hình bằng sự thiêu đốt rất khổ sở.

[9] Vô gián địa ngục (無間地獄, sa. avīci-naraka): dành cho 5 đại trọng tội: giết cha, giết mẹ, giết A la hán, phá hóa hợp Tăng, làm thân Phật ra máu. Nơi đó chúng sinh bị hành hình liên tục, không gián đoạn, bỏ thân nầy thọ thân khác trả quả báo tiếp.

[10] Tức loài có xương sống nằm ngang, như: trâu, bò, heo… chỉ cho loài súc vật.

[11] Âm Hán Việt của 22 căn: Nhị thập nhị căn: nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam, nữ, mạng, ý, lạc thọ, khổ thọ, hỷ thọ, ưu thọ, xả thọ, tín, tấn, niệm, định, tuệ, vị tri đương tri, dĩ tri, cụ tri căn.

[12] Tam-ma-địa (三摩地) hoặc Định (定, samādhi), chính định, đẳng trì, tức là định tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng.

[13] Tam-Ma-Bát-Để (三摩鉢底) tức là tu Quán hay là tu Trí Tuệ.

[14] Tứ biện (4 biện tài vô ngại): Trí vô ngại, Pháp vô ngại, Nghĩa vô ngại và Biện tài vô ngại.

[15] Thất biện: 1. Tiệp biện (mau mắn mà luận biện), 2. Vô đoạn biện (diễn giải một cách khéo léo, không đứt đoạn), 3. Tấn biện (lưu loát, thông hiểu sự lý, lời ăn, tiếng nói lanh lẹ), 4. Tuỳ ứng biện (ứng hợp với thời cơ, lời nói ra không sai lạc), 5. Vô mậu biện (không có lầm lộn), 6. Phong nghi vị biện (lý sự đầy đủ và có ý vị), 7. Nhất thiết thế gian tối thượng diệu biện (sự biện luận cao trội hơn hết, huyền diệu hơn hết).

[16] Tam ma địa: Chính là đại định của Phật, những nhà tu hành bậc cao có thể đạt tới định này. Đây là trạng thái khi hành giả nhập định thì thân thể và tâm trí chẳng còn xao động, chí thú hướng vào một mục đích mà thôi. Lúc bấy giờ những vọng kiến những vọng tưởng tà vạy không thể xâm nhập vào tâm đại định này. Đắc Tam ma địa nhà đạo hoàn toàn nhập vào pháp thân của Đức Đại Nhựt Phật cũng như chư Phật mười phương. (Từ Điển Phật Học của Đoàn Trung Còn)