Khám Phá Cội Nguồn Của Vấn Đề
Bị hấp dẫn bởi ánh sáng và hơi nóng, con thiêu thân bay vào trong ngọn lửa.
Vì sửng sờ bởi âm thinh của cây đàn Tây Ban Cầm,
Con nai đứng vô ý thức trước một thợ săn.
Bị lôi cuốn bởi mùi hương của bông hoa, con bọ phải mắc bẩy bên trong.
Do dính mắc với vị nếm, con cá lao vào lưỡi câu
Bị đẩy vào vũng bùn, con voi không thể thoát khỏi
-Những Từ Ngữ Thánh Thiện của Patrul Rinpoche-
Những giác quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản chất của nó. Được biểu hiện với tín hiệu bị bóp méo này, tâm thức đồng ý với thể trạng bị cường điệu này của sự vật. Người Phật tử gọi tâm thức như vậy là “si mê” vì chấp nhận sự xuất hiện sai lầm này thay gì phủ nhận nó. Tâm thức si mê không chất vấn các hiện tướng để quyết định chúng là đúng thật hay không; nó chỉ chấp nhận một cách đơn thuần rằng mọi vật là như chúng xuất hiện.
Tiếp theo chúng ta trở nên tin tưởng đến việc dường như những đối tượng thật sự cụ thể chắc chắn, và nghĩ, “Nếu điều này không thật, thì điều gì có thể là thật!” Khi chúng ta làm như thế, cảm nhận sai lầm si mê của chúng ta càng trở nên mạnh mẻ hơn. Thí dụ, khi chúng ta gặp phải điều gì đấy hay người nào đấy dễ thương, chúng ta lập tức nắm lấy khái niệm của đối tượng vào sự chú ý của chúng ta, một cách đơn thuần nhận ra sự hiện diện của nó. Tâm thức tại thời điểm ấy hầu như trung tính. Nhưng khi những hoàn cảnh làm cho chúng ta chú ý hơn đến đối tượng, nó xuất hiện trong một cách hấp dẫn dần dần đến đối tượng. Khi tâm thức bám chặc vào đối tượng trong cách này – sự suy nghĩ rằng nó tồn tại như nó xuất hiện – sự tham dục vì đối tượng và thù hận vì những gì gây trở ngại với sự mắc phải nó có thể thiết lập.
Khi tự ngã của chính chúng ta được nối kết, chúng ta nhấn mạnh sự liên hệ ấy: bây giờ nó là “thân thể tôi”, “đồ đạc của tôi”, “bạn bè của tôi”, hay “chiếc xe của tôi”. Chúng ta phóng đại sự hấp dẫn của đối tượng, làm lu mờ những sự sai lầm và bất lợi của nó, và trở nên dính mắc đến nó như là lợi ích trong việc đạt được khoái lạc, bởi đó chúng ta bị đẩy đến một cách cưỡng bức vào trong tham dục, giống như bị lôi đi bằng một cái vòng nơi lổ mũi của chúng ta. Chúng ta cũng có thể thổi phồng sự thiếu hấp dẫn của đối tượng, làm cho điều gì đó với khiếm khuyết nhỏ nhoi thành to lớn, quên đi những phẩm chất tốt đẹp hơn của nó, và bây giờ chúng ta thấy đối tượng như là làm quấy rầy những niềm vui thích của chúng ta, bị đẩy vào trong thù hận, một lần nữa giống như bởi một cái vòng nơi lổ mũi của chúng ta. Ngay cả nếu đối tượng dường như không hoặc là vừa ý hay không vừa ý nhưng chỉ một việc bình thường ở giữa, si mê tiếp tục thắng thế, mặc dù trong trường hợp này nó không phát sinh thèm khát hay thù hận. Như Long Thọ Đại Sĩ, hành giả du già Ấn Độ, nói trong Sáu Mươi Dòng Kệ Lý Luận rằng:
Làm thế nào những cảm xúc phiền não độc hại dễ sợ không sinh khởi
Trong tâm thức của những ai căn cứ trên sự tồn tại tự tính?
Ngay cả khi một đối tượng là tầm thường, tâm thức của họ
Bị bám chặc bởi con rắn của những cảm xúc tàn phá.
Nhận thức thô thiển hơn của cái “tôi” và “của tôi” gợi lên hiển nhiên hơn những cảm xúc tàn phá, chẳng hạn như kiêu ngạo và hung hăng, làm rắc rối cho chính quý vị, cộng đồng quý vị, và ngay cả quốc gia quý vị. Đây là những nhận thức sai lầm cần được nhận diện bằng việc nhìn vào chính tâm thức quý vị như nhà tư tưởng và hành giả du già Pháp Xứng nói trong bình luận của ngài về tư tưởng Phật Giáo:
Trong một người phóng đại tự ngã
Luôn luôn có sự bám chặc đến cái “tôi”.
Qua sự bám chặc ấy có sự dính mắc đến khoái lạc.
Qua dính mắc, những bất lợi bị làm cho lu mờ
Và những mối lợi được thấy, mà do đó có sự dính mắc mạnh mẻ,
Và những đối tượng là “của tôi” được dẫn lên như ý nghĩa của việc đạt đến khoái lạc.
Vì thế, chừng nào mà có sự hấp dẫn với tự ngã,
Bạn vẫn xoay vòng trong luân hồi sinh tử
Thật cần yếu để nhận diện và nhìn ra những tiến trình khác nhau của tư tưởng. Một số tư tưởng chỉ đơn thuần làm chúng ta cảnh giác về đối tượng, chẳng hạn như thấy một cái đồng hồ đeo tay chỉ như là một chiếc đồng hồ đeo tay mà không có bất cứ xảm xúc nào như tham dục. Những tư tưởng khác quyết định một cách đúng đắn rằng một đối tượng là tốt hay xấu nhưng vẫn không giới thiệu bất cứ cảm xúc phiền não nào; những tư tưởng này chỉ nhận ra tốt là tốt và xấu là xấu. Tuy nhiên, khi ý tưởng rằng những đối tượng tồn tại một cách cố hữu (có tự tính) xuất hiện, thì nền tảng của si mê đã được mở đầu. Tính chất sai lầm về sự tồn tại tự tính trở nên kiên cố hơn, tham dục hay thù hận trở nên liên lụy, trở thành phức tạp.
Điểm quyết định từ việc cảnh giác đơn thuần đến nhận thức sai lầm xãy đến khi si mê phóng đại thể trạng của tính chất tốt đẹp hay tính chất xấu xí của đối tượng vì thế nó hóa ra được thấy như tốt hay xấu một cách cố hữu, tự tính hấp dẫn hay không hấp dẫn, tự tính xinh đẹp hay xấu xí. Sự phán đoán sai lầm một cách si mê sự hiện hữu lừa dối là sự kiện mở đường cho tham dục, thù hận, và vô số những cảm xúc ẩn tàng chướng ngại. Đến lượt những cảm xúc phiền não này đưa đến những hành động căn cứ trên tham dục và thù hận. Những hành vi này thành lập những khuynh hướng thiên về nghiệp chướng trong tâm thức mà chính chúng đã đưa đường cho tiến trình sinh tử luân hồi từ đời này sang đời khác.
GỐC RỂ CỦA SINH TỬ LUÂN HỒI
Tiến trình mà chúng tôi vừa diễn tả là việc chúng ta đã bị điêu tàn như thế nào bởi chính sự si mê của chúng ta và đứng vào vòng khổ đau hết đời sống này đến đời sống khác mà chúng ta gọi là “vòng sinh tử luân hồi”; một số cấp độ của tâm thức mà chúng ta cho là đúng đắn một cách bình thường thực tế là sự phóng đại của thể trạng của con người và sự vật mà đã tạo nên rắc rối cho chính chúng ta và những người khác. Si mê khống chế khiến chúng ta không thể thấy được chân lý, sự kiện mà con người và những hiện tượng khác là đối tượng của luật nhân quả nhưng không có thể trạng căn bản độc lập trong chính chúng và của chính chúng.
Quý vị cần nhận diện tiến trình này tốt nhất như quý vị có thể, dần dần phát triển sự thấu hiểu ngày càng rộng lớn hơn sự liên tục của những sự kiện bắt đầu với sự quán chiếu ly tham và lên đến cực điểm trong những cảm xúc cùng những hành động ẩn tàng chướng ngại. Không có si mê, những cảm xúc ẩn tàng chướng ngại không thể biểu hiện; chúng không thể xãy ra. Si mê là sự hổ trợ của chúng. Đây là tại sao môn đệ của Long Thọ là học giả và hành giả du già Thánh Thiên đã nói:
Giống như khả năng để cảm nhận hiện diện qua toàn thân thể,
Si mê trú ngụ trong tất cả những cảm xúc phiền não.
Do thế tất cả những càm xúc phiền não được chiến thắng
Qua việc chiến thắng si mê
Phản chiếu thiền quán
Quán chiếu:
- Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng dường như là tính chất toàn bộ của đối tượng?
- Có phải sự hấp dẫn của một đối tượng làm lu mờ những sai lầm và bất lợi của nó?
- Có phải sự phóng đại tính dễ thương của những đối tượng nào đấy dẫn đến tham dục?
- Có phải sự phóng đại tính khó ưa của những đối tượng náo đấy dẫn đến thù ghét?
- Hãy chú ý như thế nào quý vị:
- Đầu tiên nhận thức một đối tượng
- Sau đó chú ý đối tượng là tốt hay xấu
- Rồi thì kết luận rằng chính đối tượng có căn bản độc lập cho sự tồn tại
- Tiếp theo kết luận rằng sự tốt hay xấu của đối tượng tồn tại một cách cố hữu trong đối tượng.
- Kế đến phát sinh tham dục hay thù ghét tùy theo sự phán xét ban đầu của chúng ta.
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ
Bài liên hệ