HOA NGHIÊM DU Ý

MỘT QUYỂN 

Sa môn Hồ Cát Tạng ở Đạo tràng Tuệ Nhật soạn.

 

Nói về cõi Diêm-phù-đề có được kinh này, sách vở tuy không ghi chép nhưng tương truyền rằng: Bồ-tát Long Thọ có một đệ tử tài giỏi, khuyến thỉnh thầy mình để cùng với Đức Thích-ca giáo hóa, trí đức của thầy như vậy, thích hợp để làm một Đức Phật mới, lẽ nào làm đệ tử của Đức Thích-ca hay sao? Như lời đã nói mà hạn định ngày tháng, riêng chế ra giới luật mới và y phục mới khiến cho giống nhau trên đại thể, chỉ khác nhau ở chi tiết, ngồi trong phòng thủy tinh suy nghĩ về việc này. Lúc ấy có Bồ-tát Đại Long thương xót liền đón về Long cung, chỉ ra vô lượng kinh của ba đời chư Phật, lại chỉ ra kinh của bảy Đức Phật quá khứ, chín tuần ở Long cung mà đọc gấp mười lần ở cõi Diêm-phù đề, những đề mục còn lại không thể nào đọc hết được. Long Thọ từ Long cung ra ngoài, Long Vương lấy một bộ kinh này đưa Long Thọ vượt ra. Vì nhân duyên này cho nên cõi Diêm-phù-đề có được kinh Hoa Nghiêm này.

Ở Giang Nam giảng kinh này cũng cần phải biết về nguồn gốc đầu tiên. Trước đây ba vị Đại pháp sư không giảng kinh này, về sau ở Kiến Sơ-Bành Thành cũng không giảng. Kiến Sơ về sau mới giảng, mà Pháp sư Trường Can chỉ dựa vào nghĩa sớ; Bành Thành về sau cũng giảng nhưng không thuận theo người hỏi về văn chưa giảng. Trước là ba Đại pháp sư, sau là hai bậc danh đức, phần nhiều không giảng kinh này. Giảng về kinh này bắt đầu từ Nhiếp Sơn, lúc ấy có Pháp sư Thắng vì giáo hóa đàn việt, được hơn ba ngàn người hiểu nhưng chưa bao gồm bảy Xứ trong kinh, chỉ có tám lần thiết hội, bắt đầu từ trang nghiêm trí tuệ cuối cùng quy về Chỉ Quán, một hội thì giảng về kinh văn của một Hội, lúc bấy giờ thật là hưng thịnh. Sau đó Hưng Hoàng tiếp tục dấu tích ấy mà hoằng dương lớn mạnh về kinh này. Nhân duyên giảng kinh như vậy. Nhưng nghĩa kinh này đích thực trình bày về hai giáo môn, Tịnh độ, ba mươi tâm, Thập địa… của hai Đức Phật.

Nay sơ lược trình bày về nghĩa Tịnh độ. Tịnh độ gồm có bốn loại:

  1. Hóa chủ.
  2. Hóa xứ.
  3. Giáo môn.
  4. Đồ chúng.

Bốn loại này hợp lại làm thành hai cặp: Hóa chủ-Hóa xứ tức là hai quả y-chánh của Như Lai, Hóa chủ tức là Chánh báo, Hóa xứ tức là Y báo, tức là một cặp y-chánh; giáo môn-đồ chúng tức là một cặp duyên-giáo, giáo môn tức là duyên giáo, đồ chúng tức là giáo duyên, chính là một cặp về giáo duyên. Tuy có bốn loại mà hợp lại làm thành hai ý. Nhưng không phải chỉ riêng Tịnh độ có bốn loại này, mà cõi của chư Phật mười phương ba đời, trong mỗi một cõi đều có đủ bốn loại này. Cõi ở mười phương ba đời tuy là vô lượng mà không ra ngoài mười loại cõi. Mười loại cõi: 1-Tịnh; 2-Uế; 3-Tạp; -Gốc tịnh mà ngọn bất tịnh, vốn là Tịnh độ, về sau chúng sinh phước mỏng vốn tịnh mà lại trở thành uế, đây gọi là xưa tịnh mà nay uế; 5-Gốc bất tịnh mà ngọn tịnh, thay đổi xưa nay có thể biết. Đây là quốc độ của Thích-ca, có năm ứng hiện. Lại có năm loại hợp thành mười loại cõi, mười loại cõi đều có đủ bốn loại trên. Dựa vào hai cặp mười loại này, thâu nhiếp hết tất cả các cõi. Trong mười loại sơ lược trình bày về một loại Tịnh độ, trong bốn loại lại phân rõ về một loại Hóa chủ.

Hỏi: Kinh này là do Thích-ca thuyết ra hay là do Xá-na thuyết ra? Đại sư Hưng Hoàng lúc bắt đầu khai phát đã đưa ra câu hỏi này, nhưng trả lời câu hỏi này, thì có hai cách giải thích của hai phương Nam-Bắc.

Phương Nam giải thích rằng: Giáo pháp của Phật gồm có ba loại, đó là Đốn-Tiệm và Vô phương bất định. Nói là Đốn giáo, tức là giáo không có gì không tròn vẹn, lý không có gì không đầy đủ, thuyết cho người Đại căn. Vì vậy trong kinh nói: Ví như mặt trời mọc trước hết soi chiếu núi cao, cho nên nói là Đốn giáo. Nói là Tiệm giáo, là giáo đã thuyết ra bắt đầu từ vườn Nai cuối cùng đến rừng Hộc, kinh giáo từ cạn đến sâu, từ từ mà thuyết ra, cho nên gọi là Tiệm giáo, ngay trong Tiệm giáo có năm Thời khác nhau. Nói là Vô phương bất định, thì tiến lên không bằng Đốn giáo, lùi lại không phải là Tiệm giáo, tùy theo duyên không nhất định, cho nên nói là Bất định giáo.

Hỏi: Giáo này là Đại thừa hay là Tiểu thừa?

Giải thích: Là giáo Đại thừa, như kinh Kim Quang Minh, Thắng Man… Dùng ba kinh này là muốn giải thích rằng kinh này là do Thích-ca thuyết ra. Vì sao? Bởi vì ba giáo này là giáo pháp của Phật.

Hỏi: Là giáo pháp của Phật nào?

Giải thích: Là Đức Phật Thích-ca trong một thời gian xuất thế từ đầu đến cuối có ba giáo này. Nếu sử dụng như vậy thì vì thế mà biết kinh Hoa Nghiêm là do Đức Phật Thích-ca thuyết ra, Thích-ca tuy thuyết ra ba giáo này mà lại không giống nhau. Vì sao? Bởi vì nếu là Tiệm giáo và Vô phương giáo thì giáo này là vì hiện tiền mà thuyết ra; nếu là Đốn giáo thì vì từ xa thuyết về người và hoa ở cõi kia, tương tự như kinh Vô Lượng Thọ, Thích-ca từ xa thuyết về người và hoa thanh tịnh ở cõi Tây Phương kia, nay ở cõi này có ba hạng vãng sinh. Nay kinh này cũng như vậy, là Thích-ca từ xa thuyết về người và hoa ở quốc độ Liên Hoa Tạng.

Tiếp theo Luận sư phương Bắc giải thích rằng: Giáo ấy có ba vị Phật:

  1. Pháp.
  2. Báo.
  3. Hóa.

Hoa Nghiêm là Báo Phật thuyết ra, Niết-bàn và Bát-nhã đều là Hóa Phật thuyết ra, Pháp Phật thì không thuyết giáo. Họ phân định Xána là Báo Phật, Thích-ca là Hóa Phật, Xá-na là Báo Phật của Thích-ca, Thích-ca là Hóa Phật của Xá-na, kinh Hoa Nghiêm là Phật Xá-na thuyết ra. Đây chính là Luận sư hai phương Nam-Bắc giải thích như vậy.

Nay tiếp theo chất vấn về cách giải thích của hai Luận sư này, thuật lại toàn bộ lời của Đại sư. Trước là chất vấn về cách giải thích của phương Nam. Thích-ca và Xá-na không khác, nay vẫn dùng bốn loại trước để vặn hỏi cho nên không có thể là một.

Một là Hóa chủ khác nhau: Niết-bàn và Bát-nhã là Đức Phật Thích-ca thuyết ra, bảy xứ-tám hội là Đức Phật Xá-na thuyết ra, bởi vì Xá-na là Bổn Phật, Thích-ca là Tích Phật. Kinh Bồ-tát giới nói: “Nay Ta Lô-xá-na, đang ngồi đài hoa sen, trên ngàn cánh bao quanh, thị hiện ngàn Thích-ca.” Vì thế Xá-na là Bổn, Thích-ca là Tích. Nếu khiến cho Bổn-Tích khác nhau như vậy thì làm sao có thể là một?

Hai là Hóa xứ khác nhau: Thích-ca ở thế giới Ta bà, Xá-na ở quốc độ Liên Hoa Tạng, Ta bà là quốc độ tạp ác, cảnh giới Liên Hoa Tạng là cõi thuần tịnh, hai nơi khác nhau thì lẽ nào có thể là một? Vả lại, cõi Ta bà chấn động thì có sáu loại chấn động, cõi Liên Hoa Tạng chấn động thì có mười tám loại chấn động. Lại nữa, đài cánh hai nơi khác nhau, Xá-na ở trên đài, Thích-ca ở trên cánh, hai nơi khác nhau như vậy thì sao có thể là một?

Ba là giáo môn khác nhau: Thích-ca thì thuyết xen tạp về ba-một, thuyết xen tạp về nửa-đầy đủ, thuyết xen tạp về chỉ-không chỉ; Xá-na thuyết thuần về một Đại, thuần về đầy đủ, thuần về không chỉ. Thích-ca hợp với duyên xen tạp thuyết về giáo xen tạp, hợp với duyên ba-một thuyết về giáo ba-một, cho đến hợp với duyên chỉ-không chỉ thuyết về giáo chỉ-không chỉ; Xá-na chỉ hợp với duyên một Đại thuyết về giáo một Đại, cho đến hợp với duyên đầy đủ- không chỉ thuyết về giáo đầy đủ-không chỉ. Nếu như vậy thì vì thế mà không có thể là một.

Bốn là đồ chúng khác nhau: Thích-ca có đủ ba loại duyên, duyên với chỉ-không chỉ, như một ngàn hai trăm Thanh văn, Bồ-tát Di-lặc…, đó là duyên xen tạp; Xá-na chỉ có duyên với một Đại, duyên với đầy đủ, Bồ-tát Phổ Hiền…, đó là duyên Đại. Giáo đã khác nhau mà duyên cũng khác nhau, duyên đã khác nhau cho nên hai Đức Phật không có thể là một.

Lấy bốn loại khác nhau này để công kích người phương Nam giải thích về hai Đức Phật không có thể là một.

Tiếp theo lại chất vấn trước đây, vì sao? Bởi vì họ nói: Thích-ca từ xa thuyết về cõi Liên Hoa Tạng, như Thích-ca ở cõi này từ xa thuyết về cõi Vô Lượng Thọ. Nhưng cách giải thích này không biết là ai giải thích? Pháp sư Sơn Trung và Pháp sư Hưng Hoàng đều thuật về cách giải thích này thật ra không trở thành giải thích, có thể hiểu mà không cần phải chất vấn. Vì sao? Bởi vì ông đã nói Xá-na tức là Thích-ca, thì sao có thể nói là Thích-ca từ xa mà thuyết ra?

Nhưng có chất vấn khác, nay lại thuật nói ra. Vì sao Thích-ca thuyết về Vô Lượng Thọ gồm có hai loại kinh, một là kinh Quán Vô Lượng Thọ, hai là kinh Vô Lượng Thọ. Kinh Quán Vô Lượng Thọ thuyết cho Phu nhân Vi-đề-hy là mẹ của vua A-xà-thế, lúc Phu nhân ở trong ngục, khiến cho Phu nhân quán về Tam-muội của Phật. Nếu là kinh Vô Lượng Thọ thì vì mười sáu Tỳ kheo Chánh sĩ mà thuyết về người và hoa thanh tịnh ở quốc độ kia, khiến cho năm đau khổ-năm thiêu đốt ở cõi này có ba hạng vãng sinh. Nếu nói như vậy thì cõi Vô Lượng Thọ đã có duyên tạo thành, Thích-ca từ xa thuyết về cõi Liên Hoa Tạng, là duyên với vật gì? Không thấy có giải thích cho nên không thích hợp để nói là từ xa mà thuyết, có thể hiểu mà không cần phải chất vấn. Đại sư đã có lời này sơ lược mà thuật rõ. Đây chính là mượn sự khác nhau của người phương Bắc để công kích về cách giải thích là Một của người phương Nam.

Tiếp theo mượn chỉ Một của người phương Nam để công kích sự khác nhau của người phương Bắc, cũng có hai chất vấn. Họ nói: Như vậy hai Đức Phật có bốn sự sai khác này, lẽ nào có thể là Một? Vì vậy ở phương Bắc giảng kinh Hoa Nghiêm hơn hẳn ở phương Nam.

Nay tiếp tục chất vấn vẫn dùng bốn loại trước. Chất vấn về Một, Hóa chủ không có thể khác nhau, gồm nêu ra văn ba Xứ.

Chất vấn về Một, phẩm Danh Hiệu của kinh này là Hội thứ hai, Bồ-tát Văn Thù nói văn rằng: Hoặc gọi là Lô-xá-na, hoặc gọi là Thíchca Văn, hoặc gọi là Tất-đạt-đa. Đã nói hoặc gọi là thì sao có thể nói là khác nhau? Nếu như hoặc gọi là Xá-na hoặc gọi là Thích-ca mà nói là khác nhau, thì hoặc gọi là Nhãn hoặc gọi là Mục cũng phải khác nhau.

Hỏi vặn lại rằng: Thứ hai là trong kinh Tượng Pháp Quyết Nghi nói: “Hoặc có người thấy ta là Xá-na, hoặc có người thấy ta là Thíchca.” Đây là duyên thấy khác nhau chứ Phật nào khác nhau? Như có người thấy thân Phật là ba thước, hoặc có người thấy thân Phật là vô biên, như Trưởng giả Cù-sư-la thấy thân Phật là thấp, Đại Phạm Thiên Vương không thấy đỉnh đầu Đức Phật, chỉ là một Đức Phật mà duyên thấy có khác nhau vậy thôi. Nếu duyên thấy Xá-na Thích-ca mà nói hai Đức Phật khác nhau, thì duyên thấy cao thấp cũng phải là khác nhau.

Hỏi vặn lại rằng: Nếu như vậy thì không nên nói là khác nhau.

Tiếp theo là thứ ba, Hội thứ sáu trong kinh này ở tại cung trời Tha Hóa Tự Tại thuyết về pháp môn của Thập Địa, Thích-ca từ tướng lông trắng giữa chặng mày phát ra ánh sáng khuyến khích Kim Cang Tạng thuyết ra. Đã là Thích-ca khuyến khích Kim Cang Tạng thuyết về Thập Địa, thì sao có thể nói là Xá-na thuyết ra? Nếu là Xá-na thuyết ra thì phải là Xá-na phát ra ánh sáng khuyến khích, mà nay là Thích-ca phát ra ánh sáng khuyến khích, vì vậy không nên nói là hai Đức Phật khác nhau.

Hai là xứ sở không có thể khác nhau, thuyết kinh này tại Đạo tràng Tịch diệt thuộc nước Ma-kiệt-đề, Ma-kiệt-đề cũng là Ma-già-đà, đây chính là sự nhanh chậm của Phạm âm, đâu liên quan đến hai xứ sở có khác nhau? Nếu như vậy thì kinh này cũng thuyết tại cõi Ta bà. Vì sao biết được? Bởi vì trong kinh Niết-bàn nói: “Cùng với Đại vương Axà-thế trong chốc lát liền đến nước Ma-kiệt-đề.” Vua A-xà-thế tức là Quốc chủ Ma-già-đà, vì vậy mà nói là biết hai nơi không khác nhau.

Ba là giáo môn không có thể khác nhau, vì sao? Bởi vì Thích-ca thuyết giáo xen tạp, Thích-ca thuyết giáo thuần tịnh, Thích-ca thuyết giáo phần nửa-đầy đủ, Thích-ca thuyết giáo hoàn toàn đầy đủ. Nếu vậy thì Thích-ca thuyết giáo thuần tịnh chăng? Giải thích rằng: Thích-ca khuyến khích Kim Cang Tạng thuyết về pháp môn Thập Địa, là ở trong kinh này, cho nên biết Thích-ca thuyết về Đại giáo thuần tịnh.

Bốn là đồ chúng cũng không khác nhau, trong Hội thứ tám nêu ra đầy đủ các chúng Đại-Tiểu thừa, nêu ra năm trăm Thanh văn như Thân Tử và Tu-bồ-đề…, nếu như vậy thì đồ chúng của hai Đức Phật cũng không khác nhau. Nếu như nói Xá-na chỉ là một duyên với Đại thì lẽ ra chỉ nêu ra một chúng Đại thừa, vì sao lại nêu ra đầy đủ chúng ĐạiTiểu, bởi vì duyên đầy đủ với Đại-Tiểu. Vả lại, nêu ra đã nêu ra xen tạp, duyên chính là duyên xen tạp, giáo là giáo xen tạp. Thích-ca duyên với Đại như Văn Thù và Di-lặc…, lại không khác Văn Thù và Di-lặc, đâu khác với Xá-na duyên với Tiểu như Thân Tử và Tu-bồ-đề…, không khác với Thân Tử và Tu-bồ-đề… Nếu là như vậy thì vì thế mà biết đồ chúng của hai Đức Phật lại cũng không khác nhau. Bốn loại đã không khác nhau, thì sao có thể giải thích là hai Đức Phật có khác nhau?

Thứ hai là chất vấn riêng biệt. Họ nói: Xá-na là Báo Phật, Thíchca là Hóa Phật, Xá-na là Báo thân của Thích-ca, Thích-ca là Hóa thân của Xá-na. Sư chất vấn rằng: Đây là hai Đức Phật trở về với nhau, thế giới thay đổi lẫn nhau, giáo môn lẫn lộn trong nhau.

Nói đến hai Đức Phật trở về với nhau, nghĩa là Xá-na tự có BáoỨng, Xá-na tự có Bổn-Tích; Thích-ca cũng tự có Báo-Ứng, tự làm BổnTích, sao có thể chỉ ra Đức Phật kia là Báo thân của Đức Phật này, Đức Phật này là Hóa thân của Đức Phật kia, Đức Phật kia là Bổn của Đức Phật này, Đức Phật này là Tích của Đức Phật kia? Nếu chỉ ra Đức Phật kia là Báo thân của Đức Phật này, Đức Phật này là Hóa thân của Đức Phật kia, thì có sai lầm của hai Đức Phật trở về với nhau.

Nói đến thế giới thay đổi lẫn nhau, thì Thích-ca tự xuất hiên trên cánh hoa, Xá-na tự an tọa trên đài hoa, hai thế giới đều tự khác nhau, sao có thể chỉ ra Đức Phật kia là Báo thân của Đức Phật này, Đức Phật này là Hóa thân của Đức Phật kia?

Nói đến giáo môn lẫn lộn trong nhau, thì Thích-ca đến với duyên Đại-Tiểu thuyết về giáo Đại-Tiểu, Xá-na vì duyên với Đại thuyết về giáo của Đại khác nhau, sao có thể lấy Xá-na làm Bổn của Thích-ca, Thích-ca làm Tích của Xá-na?

Trước mở ra nhờ vào khác biệt để phá bỏ một, ở đây mở ra dựa

vào khác biệt để công kích khác biệt. Tóm lại mà nói, trước dựa vào khác biệt của phương Bắc để công kích một của phương Nam, nay dựa vào một của phương Nam để phá bỏ khác biệt của phương Bắc. Đây là hai phái dựa vào nhau để công kích hai cách giải thích của họ.

Đã gạt bỏ một-khác của Nam-Bắc, hai phái đều không phải. Họ liền hỏi lại: Ông đã công kích một-khác đều không phải, ông đưa ra cách giải thích riêng biệt như thế nào? Pháp sư Kiến Sơ từng đem điều này hỏi một Đại học sĩ ở Hưng Hoàng rằng: Xá-na và Thích-ca là một hay là khác? Đáp rằng: Xá-na là Thích-ca, Thích-ca là Xá-na. Kiến Sơ liền nói: Tôi đã hiểu, nếu như hiểu, thì đã nói Xá-na là Thích-ca, Thíchca là Xá-na, lẽ nào là một, lẽ nào là khác? Đưa ra một câu trả lời này thì người ấy liền hiểu, nhưng nào chỉ bốn câu không phải là một-khác đều không phải. Vì sao? Bởi vì Thích-ca là Xá-na, Thích-ca lẽ nào có thể là khác nhau, cho đến không phải là khác nhau cũng như vậy. Vả lại, Thích-ca là Xá-na thì lẽ nào có thể là một, Thích-ca là Xá-na thì lẽ nào có thể là khác, Thích-ca là Xá-na thì lẽ nào có thể là cũng một cũng khác, không phải là một không phải là khác hay sao? Tuy bốn câu không phải là một-khác mà muốn nói bốn câu một-khác cũng không mất bốn câu về nhân duyên. Vì sao? Bởi vì Thích-ca là Xá-na lẽ nào là một, không một mà không mất đi một; Thích-ca là Xá-na lẽ nào là khác, không khác mà không mất đi khác; hai câu còn lại cũng như vậy. Do đó không phải là bốn câu mà không mất đi bốn câu, bởi vì nhân duyên không ngăn ngại. Bốn câu không phải là một-khác mà là bốn câu một-khác, cùng có văn nghĩa ấy. Vì sao? Bởi vì văn nói: Hoặc gọi là Thích-ca, hoặc gọi là Xá-na. Vì vậy không có thể là khác, mà đài-cánh và Bổn-Tích khác nhau, cho nên không có thể là một. Hoặc vì duyên thấy là Thích-ca, hoặc có duyên thấy là Xá-na, cho nên có thể là cũng một cũng khác. Hoặc có duyên thấy không phải là Thích-ca, không phải là Xá-na, cho nên có thể là không phải một không phải khác. Vì lẽ đó nhân duyên không ngăn ngại, không hướng đến không được. Nhưng cần phải công kích bốn câu ấy thì mới có thể sáng tỏ bốn câu về nhân duyên này. Vì sao? Bởi vì nơi khác nói là cũng cần công kích nói không phải là. Đương nhiên cần công kích về nói đã là thì đâu cần công kích về nói? Giải thích rằng: Nói tuy là mà không có được ý về nhân duyên không ngăn ngại, đã mất đi ý ấy thì không thành lời nói. Hoặc là hoặc không phải là đều cần phải công kích, bởi vì công kích sạch hết điều ấy, sau đó mới có thể sáng tỏ nhân duyên không ngăn ngại này. Dùng lời này là vì đối trị người khác rõ ràng không phải là. Lúc này trình bày về nghĩa nhân duyên chỉ vì đối trị nghĩa nhất định kia, phương Nam nhất định nói là một, phương Bắc nhất định nói là khác, bởi vì phá bỏ nhất định là một-nhất định là khác kia, cho nên trình bày về nhân duyên một-khác này. Lời này đã giải đáp câu hỏi về một-khác trước đây.

Tiếp theo lại trình bày riêng biệt về bốn câu một-khác, hoặc là thành tựu ý trước đây, bốn câu này là khác với bốn câu xưa nay.

Nói đến bốn câu, một là hai Đức Phật thuyết ra một giáo, hai là một Đức Phật thuyết ra hai giáo, ba là một Đức Phật thuyết ra một giáo, bốn là hai Đức Phật thuyết ra hai giáo.

Hai Đức Phật thuyết ra một giáo: Xá-na và Thích-ca là hai Đức Phật, Xá-na là Bổn, Thích-ca là Tích, Bổn-Tích và đài-cánh khác nhau, cho nên là hai Đức Phật; một giáo, Niết-bàn và Hoa Nghiêm là một giáo, Niết-bàn tức là Hoa Nghiêm, Hoa Nghiêm tức là Niết-bàn, cho nên là một giáo.

Một Đức Phật thuyết ra hai giáo: Một Đức Phật tức là Xá-na, Thích-ca là một Đức Phật, Xá-na tức là Thích-ca, Thích-ca tức là Xána, Bổn tức là Tích, Tích tức là Bổn. Nói về Bổn-Tích tuy khác mà là một không thể nghĩ bàn, cho nên là một Đức Phật. Nói về hai giáo, Niết-bàn và Hoa Nghiêm là hai, cho nên nói là hai giáo.

Hai Đức Phật thuyết ra hai giáo: Xá-na và Thích-ca là hai Đức Phật, Niết-bàn và Hoa Nghiêm là hai giáo.

Một Đức Phật thuyết ra một giáo: Thích-ca tức là Xá-na, Niết-bàn tức là Hoa Nghiêm.

Đây là bốn câu về vật gì? Giải thích rằng: Bốn câu hợp-ly, hai Đức Phật một giáo, đây là tách người hợp giáo, tách Xá-na và Thíchca làm hai Đức Phật, hợp Niết-bàn và Hoa Nghiêm làm một giáo; một Đức Phật hai giáo, tức là hợp người tách giáo, hợp Thích-ca và Xá-na làm một Đức Phật, tách Niết-bàn và Hoa Nghiêm làm hai giáo; hai Đức Phật hai giáo, tách người tách giáo; một Đức Phật một giáo, hợp người hợp giáo. Bốn câu này là tác dụng như vậy.

Sở dĩ dùng bốn câu là muốn trả lời câu hỏi trước đây. Trước đây hỏi rằng: Hai Đức Phật là một hay là khác? Nay hướng về bốn câu này để trả lời: Tự có hai Đức Phật thuyết ra một giáo, tự có một Đức Phật thuyết ra hai giáo. Hai Đức Phật thuyết ra một giáo, Xá-na thuyết ra Hoa Nghiêm tức là thuyết về Niết-bàn, Thích-ca thuyết ra Niết-bàn tức là thuyết về Hoa Nghiêm. Một Đức Phật thuyết ra hai giáo, Thích-ca thuyết ra Niết-bàn tức là Xá-na thuyết, Xá-na thuyết ra Hoa Nghiêm tức là Thích-ca thuyết. Hai câu còn lại có thể biết, vì vậy cho nên không giống với cách giải thích của họ. Trước đây đưa ra lời nói Xá-na là Thích-ca, Thích-ca là Xá-na, đây là đối trị người khác cho nên đưa ra cách nói như vậy. Nhưng lời nói này lại có nghĩa khác, vì sao? Bởi vì cần phải đọc kinh, kinh nói: “Xá-na ở trên đài, Thích-ca ở trên cánh, đài này là cánh-đài, cánh này là cánh-đài.” Đài-cánh lẽ nào là một, lẽ nào là khác, không có thể là một, không có thể là khác, nói là vật gì vậy? Nói là đài-cánh, cánh-đài vậy. Đài-cánh đã như vậy, Xá-na và Thích-ca cũng như vậy.

Hỏi: Đài-cánh và cánh-đài làm thành hoa, Xá-na và Thích-ca có thành một Đức Phật hay không? Giải thích rằng: Được.

Hỏi: Có thể gọi Phật là vật gì? Đài-cánh thành một hoa, hoa gọi là hoa sen; Xá-na và Thích-ca thành một Đức Phật, Đức Phật gọi là vật gì? Giải thích rằng: Đài-cánh thành một hoa sen, Xá-na và Thích-ca là một Ứng Phật, đài-cánh thành hoa sen, hoa sen cùng một gốc, Xá-na và Thích-ca thành một Ứng Phật, Ứng Phật cùng một Bổn, Bổn tức là Pháp thân Phật. Kinh nói: “Các Như Lai khắp mười phương, cùng chung một thân Pháp giới.” Hai Đức Phật cùng một Bổn, đài-cánh cùng một gốc, vì hai nghĩa này cho nên nói Xá-na là Thích-ca, Thích-ca là Xá-na.

Tiếp theo trình bày về nghĩa hai Đức Phật mở thông nhau và không mở thông nhau. Nói về mở thông nhau và không mở thông nhau, là hai Đức Phật khác nhau, hai cõi khác nhau, hai giáo môn, hai đồ chúng. Nói về hai Đức Phật khác nhau, là Xá-na và Thích-ca đều mở thông Bổn-Tích. Xá-na mở thông Bổn-Tích, là Xá-na lấy Pháp thân làm Bổn, chỉ có Xá-na là Tích; Thích-ca mở thông Bổn-Tích cũng như vậy, lấy Pháp thân làm Bổn, chỉ có Thích-ca là Tích. Pháp thân Thích-ca làm Bổn, Thích-ca là Tích. Nhưng trong Tích này lại mở thông Bổn-Tích, Thích-ca là Bổn trong Tích. Thân này lại khởi lên Hóa Phật, tức là Tích trong Tích; như Đại kinh thọ Thuần-đà và đại chúng cúng dường, thọ Thuần-đà cúng dường là thân Bổn trong Tích, thọ đại chúng cúng dường tức là Tích trong Tích. Một loại này đã như vậy, tương tự còn lại cũng như vậy. Thích-ca đã có hai tầng Bổn-Tích, Xá-na cũng có hai tầng Bổn-Tích này, Pháp thân là Bổn, Xá-na là Tích. Nhưng trong Tích này lại lại mở thông Bổn-Tích, không rời khỏi Đạo tràng tịch diệt tức là Bổn trong Tích, hiện thân ở cung điện sáu cõi trời tức là Tích trong Tích. Vì vậy hai Đức Phật có hai tầng Bổn-Tích, đây là nghĩa về hai Đức Phật mở thông nhau và không mở thông nhau, chỉ cần nói đến nhân duyên chứ không có thể chỉ nói về sắc.

Tiếp theo trình bày về không mở thông nhau và mở thông nhau, Pháp thân là Bổn, Xá-na là Tích, nên hiểu chỉ cần có một tầng BổnTích, vì sao? Bởi vì chư Phật ba đời mười phương xuất thế, chỉ vì một Đại sự nhân duyên cho nên xuất thế. Như Pháp Hoa vì Đại sự cho nên xuất hiện, đó là mở ra tri kiến Phật… Lại như Đại Phẩm nói: “Bát-nhã vì Đại sự cho nên phát khởi, vì sự không thể nghĩ bàn cho nên phát khởi, vì sự vô đẳng đẳng cho nên phát khởi.” Nay Xá-na xuất thế chỉ vì một Đại sự cho nên xuất hiện, chỉ vì người Đại căn tánh mà nói về một Đại nhân duyên, cho nên chỉ cần có Bổn-Tích này, ý chính của chư Phật ba đời mười phương chỉ cần như vậy. Mà nay ở trong Tích lại mở ra BổnTích, chỉ vì chúng sinh trong cõi uế, tội nặng-căn chậm chạp không chịu nổi sự hóa độ to lớn của Xá-na, cho nên phương tiện ở trong Tích lại mở ra Bổn-Tích, Bổn là vì người Đại căn tánh ở cõi Tịnh mà nói về Đại nhân-Đại quả, Tích là vì người độn căn ở cõi uế mà ban đầu nói về giáo môn ba Thừa, tiếp theo nói về Bát-nhã…, sau đó mới có thể nói về nghĩa của Đại thừa như Pháp Hoa Niết-bàn…, như ví dụ về nhà lửa-người con nghèo khốn… Ban đầu Đại thừa hóa độ không được, phương tiện nói về ba Thừa, sau đó mới có thể nói về Đại thừa. Hai Đức Phật cũng như vậy, chúng sinh cõi uế không chịu nổi sự hóa độ to lớn của Xá-na, lại khởi lên Tích Phật bắt đầu nói về ba Thừa, sau nói về Đại thừa. Bởi vì nghĩa này, cho nên Xá-na trong Tích lại mở ra Bổn-Tích, Xá-na là Bổn, Thích-ca là Tích. Đây chính là nghĩa về hai Đức Phật không mở thông nhau và mở thông nhau. Nhưng Bổn-Tích của chư Phật ba đời mười phương tuy là vô lượng, mà thâu nhiếp trong hai câu mở thông nhau-không mở thông nhau và không mở thông nhau-mở thông nhau, thì không có gì không hết, vì vậy cho nên trình bày về hai loại này.

Tiếp theo mở ra bốn câu thành tựu nghĩa trước đây. Bốn câu: Một chỉ có Bổn mà không Tích, hai chỉ có Tích mà không Bổn, ba cũng là Tích cũng là Bổn, bốn không phải Bổn không phải Tích. Dụng của bốn câu này đưa vào nơi nào? Dụng của bốn câu này đưa vào nghĩa không mở thông nhau-mở thông nhau, không có thể sử dụng tùy tiện mà sử dụng cần phải đúng chỗ.

Hỏi: Thế nào là chỉ có Bổn mà không Tích, cho đến không phải Bổn không phải Tích?

Giải thích rằng: Chỉ có Bổn mà không Tích, tức là Pháp thân, trong kinh nói: “Pháp thân của Phật giống như hư không.” Nói về chỉ có Tích mà không Bổn, tức là Thích-ca, chỉ là Ứng thân; cũng là Tích cũng là Bổn, tức là Xá-na, Xá-na hướng về Pháp thân tức là Tích, hướng về

Thích-ca tức là Bổn, cho nên Xá-na cũng là Tích cũng là Bổn; không phải Bổn không phải Tích, đây là thâu nhiếp trong ba câu trước. Vì sao? Bởi vì trước tuy có ba câu mà chỉ là hai câu về Bổn-Tích, Pháp thân là Bổn, Xá-na và Thích-ca đều là Tích, Bổn này là Bổn của Tích, Tích này là Tích của Bổn. Bổn này là Bổn của Tích, không phải là Bổn thì không có thể thị hiện Tích; Tích này là Tích của Bổn, không phải là Tích thì không có thể hiển bày Bổn. Không phải là Bổn thì không có thể thị hiện Tích, do Bổn mà có Tích; không phải là Tích thì không có thể hiển bày Bổn, do Tích mà có Bổn. Do Bổn mà có Tích, Tích là Tích của Bổn; do Tích mà có Bổn, Bổn là Bổn của Tích. Bổn của Tích thì không phải là Bổn, Tích của Bổn thì không phải là Tích. Vậy thì không phải Bổn không phải Tích hoàn toàn thanh tịnh, tức là Bổn-Tích tuy khác nhưng là một không thể nghĩ bàn, tản ra đầy khắp pháp giới, tụ vào thì mất hết không còn dấu tích. Sơ lược trình bày về Hóa chủ trước đây xong.

Nay phần thứ hai phân tích về Hóa xứ. Hóa xứ cũng có hai nơi, một là cõi Liên Hoa Tạng của Xá-na, hai là cõi Ta bà của Thích-ca. Cũng có thể lấy tương tự hai Đức Phật trước đây, nay hai cõi lấy Chánh vì tương tự Y, vì sao? Bởi vì trước đây nói: Xá-na là Thích-ca, Thích-ca là Xá-na, không có thể nói là một, không có thể nói là khác, không có thể nói một mà cũng có thể nhân duyên là một, không có thể khác mà cũng có thể nhân duyên là khác, cho nên không phải là một-không phải là khác mà cũng có thể nhân duyên là một-khác. Nay cõi nước cũng vậy, Liên Hoa Tạng là Ta bà, Ta bà là Liên Hoa Tạng, không có thể nói là một, không có thể nói là khác, không có thể nói một mà cũng có thể nhân duyên là một, không có thể khác mà cũng có thể nhân duyên là khác, cho nên hai cõi không phải là một-không phải là khác mà cũng có thể nhân duyên là một-khác. Đây là lấy Chánh để tương tự Y. Y ở đây là Y của Chánh, Chánh đã như vậy thì tương tự Y cũng như vậy, vì sao? Bởi vì Chánh này là Chánh của Y, Y-Chánh đã như vậy thì ChánhY lẽ nào là không như vậy? Cho nên hai Đức Phật tương tự hai cõi cũng không phải là một-khác, mà không mất đi nhân duyên một-khác.

Tiếp theo lại lấy hai Bổn-Tích trước đây, tương tự Hóa xứ này cũng có hai loại, một là hai cõi đều có cõi Bổn-Tích, hai là hai cõi cùng luận về cõi Bổn-Tích.

Hai cõi đều luận về cõi Bổn-Tích, trước đây nói Xá-na có Pháp thân Xá-na là Bổn, Xá-na là Tích, Xá-na trong Tích lại mở ra Bổn-Tích. Nay cõi cũng như vậy, Pháp thân Xá-na thì có cõi của Pháp thân Xá-na, Tích của Xá-na thì có cõi Tích của Xá-na. Trong Tích của Xá-na mở ra Bổn-Tích, tức là trong Tích mở ra cõi Bổn-Tích. Xá-na đã như vậy,

Thích-ca cũng như vậy.

Hỏi: Như vậy là thế nào?

Giải thích rằng: Xá-na có cõi của Pháp thân Xá-na.

Hỏi: Pháp thân sao cần đến cõi?

Giải thích rằng: Cõi của Pháp thân mới là cõi tốt đẹp, vì sao? Bởi vì lấy Chánh pháp làm Pháp thân, tức là lấy Chánh pháp làm cõi, thâncõi này lại không có gì khác nhau, Chánh pháp làm thân thì gọi là Pháp thân, nơi Chánh pháp cư trú thì gọi là cõi, cho nên Pháp thân mới có Tịnh độ thanh tịnh, do đó trong kinh Nhân Vương nói: “Ba Hiền mười Thánh trú quả báo, chỉ một mình Phật ở Tịnh độ.” Đây là chỉ có Pháp thân Phật ở cõi Đệ nhất nghĩa thanh tịnh.

Nói về Xá-na là Tích thì có cõi Tích của Xá-na, bởi vì Hội thứ nhất của kinh này Bồ-tát Phổ Hiền nói rằng: “Này Phật tử! Liên Hoa Tạng là do lực thệ nguyện quá khứ của Xá-na mà cảm thành.” Vì vậy cõi này là cõi Tích của Xá-na. Cõi Tích của Xá-na, trước đây nói không rời khỏi Đạo tràng tịch diệt là Bổn, hiện thân ở trong cung điện của sáu cõi trời là Tích, vô lượng việc khác nhờ vào một loại này mà trình bày thôi. Nay vẫn dựa vào đây phân định về cõi Bổn-Tích, cũng có thể chỉ hạn chế trong nghĩa này.

Nay trình bày về cõi Bổn-Tích trong Tích của Xá-na. Liên Hoa Tạng giới tức là cõi Bổn trong Tích, Xá-na đã là vua thì mười thế giới hải của Phật tức là cõi Tích trong Tích. Thích-ca cũng có hai tầng này, Thích-ca có Pháp thân Phật thì có cõi của Pháp thân, như cõi của Pháp thân Xá-na không khác. Vì sao? Bởi vì mười phương Như Lai cùng chung Pháp thân, Pháp thân đã giống nhau thì cõi của Pháp thân cũng không khác, Chánh pháp là Pháp thân, Chánh pháp cư trú là cõi. Cõi Tích của Thích-ca tức là thế giới Ta-bà này.

Cõi Tích trong Tích của Thích-ca, dựa vào Bổn-Tích trong Tích trước đây cũng được, vì sao? Bởi vì thọ nhận thức ăn của Thuần-đà là Phật Bổn trong Tích, tức là cõi Bổn trong Tích; thọ nhận đại chúng cúng dường là Phật Tích trong Tích, tức là cõi Tích trong Tích. Nhưng việc này không phải là một, như Đức Phật Thích-ca và chư Phật phân thân trong Pháp Hoa, cõi của Đức Phật Thích-ca là cõi Bổn trong Tích, cõi của chư Phật phân thân là cõi Tích trong Tích. Cõi của hai Đức Phật đều có hai tầng này.

Tiếp theo trình bày về hai Đức Phật cùng luận về cõi Bổn-Tích, như Pháp thân là Bổn, Xá-na là Tích, chỉ có Phật của một Bổn một

Tích; cũng bởi vì cõi của Pháp thân, cõi của Xá-na chỉ là cõi của một Bổn một Tích. Chư Phật ba đời mười phương chỉ vì một Đại sự mà xuất hiện ở thế gian, cũng chỉ là tâm chánh trực của Xá-na thành tựu cõi thanh tịnh. Nhưng bởi vì chúng sinh độn căn phước mỏng tội dày, cho nên trong cõi Tích mở ra cõi Bổn-Tích là cõi uế Ta-bà. Cõi Liên Hoa Tạng của Xá-na là cõi Bổn trong Tích, cõi Ta-bà của Thích-ca là cõi Tích trong Tích, cho nên kinh Bồ-tát giới nói: “Nay Ta Lô-xá-na, đang ngồi đài hoa sen, trên ngàn cánh bao quanh, thị hiện ngàn Thích-ca, một hoa trăm ức cõi, một cõi một Thích-ca.” Như vậy trăm ức cõi có ngàn trăm ức Thích-ca; hoa có ngàn cánh, một cánh một Thích-ca, cho nên có ngàn Thích-ca; một hoa có trăm ức cõi, một cõi có một Thích-ca, cho nên có ngàn trăm ức Thích-ca.

Tiếp theo lấy bốn câu về Bổn-Tích trước đây, tương tự cõi BổnTích cũng có bốn câu: Một là cõi chỉ có Bổn mà không phải là Tích, tức là cõi của Pháp thân; hai là cõi chỉ có Tích mà không phải là Bổn, tức là cõi của Thích-ca; ba là cõi cũng Bổn cũng Tích, tức là cõi của Xá-na, hướng về cõi của Pháp thân là Tích, hướng về cõi của Thích-ca là Bổn; bốn là cõi không phải Bổn không phải Tích, vẫn thâu nhiếp trong ba câu trước. Trước tuy có ba câu nhưng không ra ngoài hai câu Bổn-Tích. Pháp thân là Bổn, hai Đức Phật Xá-na và Thích-ca là Tích, đây là Tích của Bổn và Bổn của Tích. Tích của Bổn không phải là Bổn thì không có thể trình bày về Tích, Bổn của Tích không phải là Tích thì không có thể trình bày về Bổn. Không phải là Bổn thì không có thể trình bày về Tích, tức là do Bổn mà có Tích; không phải là Tích thì không có thể trình bày về Bổn, tức là do Tích mà có Bổn. Do Bổn mà có Tích, Tích là Tích của Bổn; do Tích mà có Bổn, Bổn là Bổn của Tích. Tích của Bổn không phải là Tích, Bổn của Tích không phải là Bổn, thanh tịnh không phải là Bổn không phải là Tích, hai Đức Phật đã như vậy, hai cõi tương tự như vậy có thể biết. Đây là thâu nhiếp ba câu thành không có câu, không có câu thành không có câu hoàn toàn thanh tịnh. Tuy là không có câu mà không có câu là câu, thì có câu Y-Chánh và câu Bổn-Tích, thì ba câu là hai câu, hai câu là không có câu. Nay không có câu mà là câu, một câu mà vô lượng câu, vô lượng câu mà một câu. Vô lượng câu tức là một câu, trong vô lượng hiểu một; một câu tức là vô lượng câu, trong một hiểu vô lượng. Trong vô lượng hiểu một, đây là một của vô lượng; trong một hiểu vô lượng, đây là vô lượng của một. Một của vô lượng tức là không phải một, vô lượng của một tức là không phải vô lượng, không phải một-không phải vô lượng mà không mất đi một và vô lượng, lời này huyền diệu không dễ gì có thể nghe được.

Tiếp theo trình bày về nghĩa hai cõi mở thông nhau-không mở thông nhau. Nhưng cõi gồm có năm loại:

  1. Tịnh.
  2. Uế.
  3. Bất tịnh và tịnh.
  4. Tịnh và bất tịnh.
  5. Cõi tạp.

Năm cõi này là do Pháp sư Tăng Duệ phân rõ. Năm cõi ấy về không gian thì thâu nhiếp hết tất cả các cõi. Vì sao? Bởi vì chỉ trong một cõi Tịnh có vô lượng cõi Tịnh. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tịnh độ có trăm ức A-tăng-kỳ phẩm loại, Tây phương của Phật A-di-đà là Tịnh độ phẩm hạ, thế giới Thánh Phục Chàng là Tịnh độ phẩm thượng.” Tịnh độ đã như vậy, cho nên biết bốn cõi còn lại cũng là vô lượng, cho nên nói: Năm loại cõi này về không gian thì thâu nhiếp hết tất cả các cõi. Về không gian đã như vậy, về thời gian thì không xác định.

Trong năm loại cõi tạm thời trình bày về hai cõi Tịnh và Uế. Ở đây có vô lượng bốn câu, tạm thời phân tích về một loại bốn câu. Bốn câu đó là: Một chất một xứ, khác chất khác xứ, khác chất một xứ, một chất khác xứ. Bốn câu này rất là khó hiểu, nay sẽ phỏng theo nghĩa Tịnh độ của Sư Sinh, và Pháp sư Quan Trung đã phân rõ mà trình bày. Nhưng một chất một xứ và khác chất khác xứ, hai câu này thì dễ hiểu, hai câu còn lại thì rất khó hiểu.

Hỏi: Thế nào là chất (sắc chất), thế nào gọi là xứ(nơi chốn)? Giải thích rằng: Chất tức là tịnh-uế…, xứ tức là phương hướng nơi chốn, như chất tịnh ở phương Tây, chất uế ở phương Đông.

Nói về một chất một xứ, là một chất tịnh-một chất uế, một chất tịnh ở cõi An Dưỡng phương Tây, một chất uế ở cõi Ta-bà phương Đông, cho nên nói là một chất một xứ.

Nói về khác chất khác xứ, là tịnh-uế hướng về với nhau, chất tịnh khác với chất uế, chất uế khác với chất tịnh, cho nên nói là khác chất; nơi chốn của chất tịnh khác với nơi chốn của chất uế, nơi chốn của chất uế khác với nơi chốn của chất tịnh, cho nên nói là khác xứ.

Nói về khác chất một xứ, câu này khó hiểu, khác chất một nghĩa cũng gọi là khác chất đồng nghĩa, khác mà cùng ở một nơi. Tạm thời trình bày về khác chất cùng xứ.

Hỏi: Thế nào là khác chất mà cùng xứ? Giải thích rằng: Tịnh-uế khác chất, cùng ở một cõi Ta-bà, như cõi Liên Hoa Tạng trong kinh này ở cõi Ta-bà, cõi Diệu Trang Nghiêm trong kinh Tịnh Danh ở cõi Tabà. Trong kinh Pháp Hoa nói: “Nơi khác bị cháy hết, Tịnh độ ta không hoại.” Đây đều là chất tịnh ở cõi uế. Nay sơ lược trình bày về chất tịnh cùng ở cõi uế như vậy.

Hỏi: Vì sao chất tịnh có thể ở cõi uế? Giải thích rằng: Điều này có nhiều nghĩa.

Một là sở dĩ chất tịnh có thể ở cõi uế, bởi vì tịnh-uế không như nhau, tịnh không ngăn ngại uế cho nên tịnh có thể ở cõi uế, uế không ngăn ngại tịnh cho nên uế có thể ở cõi tịnh. Bởi vì không như nhau, cho nên tịnh-uế có thể cùng ở một nơi. Trước tiên nêu ra Thủ Thiên Tử để chứng minh, Thủ Thiên Tử là trời tịnh ở cõi Sắc, đến nơi uế ở cõi Dục không ngăn ngại nhau. Thủ Thiên Tử là ba cõi tịnh trong ba cõi, hãy còn không ngăn ngại uế của ba cõi, nay cõi Liên Hoa Tạng-cõi Bảo Trang Nghiêm… không phải là ba cõi, không phải là ba cõi thì lẽ nào lại giống với ba cõi? Tịnh độ ta không cháy: Lửa là lửa điên đảo của ba cõi, cũng có thể đốt cháy điên đảo của ba cõi, Tịnh độ không phải là ba cõi, lửa của ba cõi lẽ nào có thể đốt cháy không phải là ba cõi? Lửa là lửa uế trở lại đốt cháy uế, lửa uế lẽ nào có thể đốt cháy tịnh, cho nên Tịnh độ ta không hoại trời người thường đầy đủ. Vả lại, cõi Bảo Trang Nghiêm, chỉ ở trong một cõi Ta-bà, đào xới cõi Ta-bà chứ không đào xới cõi Bảo Trang Nghiêm. Đào xới cái gì? Là đào xới ba cõi, chỉ có thể đào xới ba cõi. Cõi Bảo Trang Nghiêm không phải là ba cõi, đào xới ba cõi lẽ nào có thể đào xới không phải là ba cõi? Sắc trở lại đào xới sắc, sắc lẽ nào có thể đào xới cõi diệu? Đây là cách giải thích của Pháp sư Thập. Xưa nay công kích cách giải thích này, là người khác thì từ nơi nào có thể giải thích như vậy? Cách giải thích này là do Pháp sư Thập giải thích, Pháp sư Thập là bậc thầy về Tam luận, thì nghĩa về Tam luận cần phải nói hơn hẳn người khác, vì thế cho nên chất tịnh có thể ở cõi uế.

Hai là sở dĩ cõi tịnh có thể ở cõi uế. Lại hỏi vặn về cùng cõi, ông nói sao có được Tịnh độ này? Nay giải thích rằng: Tịnh độ này là do tịnh nghiệp của Như Lai mà phát khởi, thân Như Lai đã vô ngại thì cõi đã cảm được cũng vô ngại, thân tức là Chánh của Y, cõi tức là Y của Chánh, Y vô ngại cảm được Chánh vô ngại, Y cũng vô ngại, vậy thì Chánh vô ngại cho nên cõi vô ngại, bởi vì vô ngại cho nên có thể ở cõi uế.

Tiếp theo hỏi: Tịnh ở cõi uế là ý gì? Hai nghĩa trước đây giải thích về Tịnh độ có thể ở cõi uế xong, nay giải thích về ý của Tịnh độ ở cõi uế.

Hỏi: Tịnh độ ở cõi uế là ý gì? Giải thích rằng: Điều này cũng có hai nghĩa.

Một là theo kinh Hoa Nghiêm-Tịnh Danh…, vì muốn giáo hóa chúng sinh, cho nên trình bày về Tịnh độ ở cõi uế. Chỉ Tịnh độ ở đây vì sao không thấy? Bởi vì ông là hạng độn căn phước mỏng có ý ĐoạnThường không thấy mà thôi. Nếu nói cõi uế ở phương Đông, Tịnh độ ở phương Tây thì không có thể hóa duyên. Vì sao? Bởi vì Tịnh độ ở phương Tây, cõi uế ở phương Đông, hai thế giới xa cách như vậy không có thể làm thay đổi. Nay nói Tịnh độ ngay tại nơi này, tâm ông điên đảo Đoạn-Thường cho nên không thấy, nghĩa là bỏ vọng lấy chân, bỏ Vô thường lấy Thường lạc, có ý như vậy đều là tâm bất tịnh, tâm đã bất tịnh cho nên không thấy Tịnh độ. Nếu thấy Tịnh độ thì phải là tâm thanh tịnh, loại trừ chân-vọng thường-vô thường khác nhau như vậy, ý thanh tịnh mới gọi là Chánh quán, bởi vì Chánh quán thì cõi Phật thanh tịnh. Vì hóa độ chúng sinh cõi này, cho nên trình bày Tịnh độ ở cõi uế.

Hai là sở dĩ Tịnh độ ở cõi uế, vì hợp với duyên đã thấy. Như Lai dùng Tịnh độ, vì sao không như người giàu tích chứa vật báu xếp đặt trong nhà, Như Lai dùng rất nhiều Tịnh độ để làm gì? Nay trình bày về Như Lai dùng Tịnh độ này, vì muốn phù hợp với duyên. Cho nên Pháp sư Triệu nói: “Thánh nhân rỗng lặng giống như không có hình bóng, lẽ nào quốc độ lại có tường vách? Thân Thánh hãy còn chưa từng có, lại cũng chưa từng không có, lẽ nào lại có cõi và không có cõi hay sao? Thánh nhân chưa từng có hình bóng và không hình bóng, lại cũng chưa từng có tâm và không tâm. Chưa từng có tâm và không tâm, tâm sinh đối với có tâm; chưa từng có hình bóng và không hình bóng, hình bóng xuất hiện đối với có hình bóng. Chưa từng có hình bóng và không hình bóng, hình bóng và không hình bóng hợp với duyên, duyên xuất hiện đối với có hình bóng. Chưa từng có cõi và không cõi, cõi và không cõi hợp với duyên. Chưa từng có tịnh và không tịnh, tịnh và không tịnh hợp với duyên. Duyên nếu thuận theo dùng uế để được độ, thì thị hiện dùng đất cát; nếu thuận theo dùng tịnh để được độ, thì hiện bày dùng ngọc báu.” Bởi vì nghĩa này, cho nên Tịnh độ ở trong cõi uế. Từ trước tới nay cứ nói đến khác chất một xứ, không biết vì nhân duyên gì mà tịnh uế khác chất ở cùng một cõi? Nay giải thích là có nghĩa như vậy.

Tiếp theo trình bày về một chất khác xứ. Nhưng ba câu trước hãy còn có thể hiểu được, một câu này là khó hiểu nhất. Vật gì cùng một chất mà ở khác xứ? Giải thích rằng: Nơi khác nêu ra một chất, như một chất tịnh ở hai nơi là phương Tây và phương Đông. Một chất uế ở hai nơi Nam-Bắc, là có câu này hay là không có? Nếu không có thì không thành bốn câu, nếu có thì điều này là thế nào? Nay dựa vào nhiều nghĩa để trình bày một câu này. Nay lại dựa vào kinh Tịnh Danh để phân rõ, chỉ một chất tịnh của Diệu Hỷ, trải qua hai nơi Đông-Tây. Thế nào là Diệu Hỷ? Một thế giới vốn là cõi Vô Động ở phương Đông, Tịnh Danh cắt lấy đem đến cõi Ta-bà ở phương Tây. Nếu như vậy thì chỉ một chất tịnh của Diệu Hỷ trải dài qua hai nơi Đông-Tây. Như Tịnh độ đã vậy, tương tự các cõi uế cũng như vậy, cho nên là một chất hai xứ.

Trước đây khác chất một xứ, hai chất tịnh-uế đang ở một nơi. Nay một chất khác xứ, cũng thuận theo một chất tịnh, đang ở hai nơi. Nay lại dựa vào kinh Tịnh Danh để giải thích. Trong kinh ấy nói: “Bồ-tát Bất Khả Tư Nghị, lấy thế giới Ta-bà ném vào cõi nước ở phương khác, Bồ-tát Bất Động ở cõi này chỉ nâng lấy cõi Ta-bà, ném vào thế giới An Lạc ở phương Tây, mà cõi Ta-bà rõ ràng không lay động.” Có thể nói: Đến mà không lay động, không lay động mà đến. Nếu như vậy thì chỉ một chất uế này trải qua hai nơi Đông-Tây, cho nên là một chất hai xứ. Như chất uế đã vậy, tương tự bốn cõi còn lại cũng như vậy.

Tiếp theo trình bày về chỉ một chất uế ở hai cõi tịnh-uế. Trước đây trình bày ném chất uế đến cõi tịnh, chất uế trải qua hai nơi. Nay trình bày chỉ một chất uế ở hai nơi tịnh-uế, như thế giới Ta-bà ở cõi Liên Hoa Tạng, chỉ một chất uế của cõi Ta-bà, ở cõi Ta-bà và ở cõi Liên Hoa Tạng. Vì sao? Bởi vì hoa sen không những dùng đài làm hoa sen, mà cánh cùng làm một hoa sen. Trong kinh Niết-bàn nói: “Đài cánh nhụy cùng hợp lại làm hoa sen, cánh không lìa hoa, cánh ở trong hoa.” Ta-bà đã ở trên cánh, cho nên biết Ta-bà tức là ở trong Liên Hoa Tạng. Vì vậy trong kinh Bồ-tát giới nói: “Nay Ta Lô-xá-na, đang ngồi đài hoa sen, trên ngàn cánh bao quanh, thị hiện ngàn Thích-ca.” Cho nên biết thế giới Ta-bà ở trên cánh hoa. Cánh không lìa hoa, cho nên Ta-bà không lìa Liên Hoa Tạng. Nếu như vậy thì cõi uế Ta-bà, không những ở cõi Ta-bà mà cũng ở cõi Liên Hoa Tạng, cho nên biết là một chất ở hai nơi.

Hỏi: Hoa Tạng tự ở trên đài, Ta-bà tự ở trên cánh, sao có thể là một chất ở hai nơi?

Giải thích rằng: Có đủ hai nghĩa, có lúc trình bày Ta-bà và Liên Hoa Tạng khác nhau, cõi Ta-bà ở ngoài cõi Liên Hoa Tạng, mà lại đàicánh cùng thành, cùng thành một cánh, Ta-bà thì không lìa Liên Hoa Tạng. Vì sao như vậy? Giải thích rằng: Muốn trình bày Ta-bà và Hoa Tạng, không thể nói là khác, không thể nói là một. Bởi vì hai nơi khác nhau, cho nên không thể nói là một; bởi vì không lìa nhau, cho nên không thể nói là khác. Không thể nói là một mà một, không thể nói là khác mà khác, vậy thì không phải là một-không phải là khác, mà một mà khác. Sơ lược trình bày về một loại bốn câu, như vậy nay lại cùng chọn lấy nghĩa bốn câu này.

Hỏi: Nơi khác cũng trình bày về bốn câu này, cùng với nơi khác có gì khác nhau? Không có thể nói nơi khác không có bốn câu này, bởi vì các kinh đều có đủ nghĩa này, nơi khác cũng trình bày về bốn câu này, nay cũng phân rõ về bốn câu này, có gì khác nhau?

Giải thích: Nơi khác không có thể trình bày về nghĩa bốn câu này, lúc này mới có thể trình bày về bốn câu này mà thôi. Vì sao? Bởi vì tuy có bốn câu mà không ra ngoài hai câu một-khác, nơi khác có một thật là một, không có thể do khác mà một; có khác thật là khác, không có thể do một mà khác. Không do khác mà một, một là tự tánh một; không do một mà khác, khác tức là tự tánh khác. Tự tánh một một thì ngăn ngại khác, tự tánh khác khác thì ngăn ngại một. Khác đã ngăn ngại một, thì khác lẽ nào có thể cùng xứ? Khác không có thể cùng một xứ thì không có một, đã không có một thì sao có thể có khác? Đã không có một-khác, cho nên bốn câu không thành, từ trước đến sau như vậy mà thôi. Quyết định thì hoàn toàn không có, vì sao? Bởi vì có một thật là một, không do khác khởi lên một; có khác thật là khác, không do một khởi lên khác. Không do khác mà một, một không thành một; không do khác mà khác, khác không thành khác. Một không thành một thì không có một, khác không thành khác thì không có khác. Vậy thì không có một-khác, luận cái gì là bốn câu có một-khác mà thật là có bốn câu? Đã không có mộtkhác thì không có bốn câu, cho nên nơi khác không có thể trình bày về nghĩa bốn câu. Lúc này đã trình bày, không có bốn câu mà là bốn câu, cần phải công kích về nơi khác có nghĩa ngăn ngại tánh trước đây, mới trình bày về nghĩa nhân duyên vô ngại này, vì sao? Bởi vì nay không có một thật là một, do khác mà một; không có khác thật là khác, do một mà khác. Do khác mà một thì do một mà mộ-một, do một mà khác tức là do khác mà khác-khác. Có thể nói: Không có câu mà là câu, một câu mà là hai câu, hai câu mà là bốn câu. Do đó trong kinh Đại Phẩm nói: “Nghĩa không có câu là nghĩa câu của Bồ-tát.” Nay cũng như vậy, không có câu mà câu, một câu mà bốn câu, bốn câu mà không có câu, bốn câu tức là một câu, một câu trở lại không có câu, không có câu mà câu thì không phải là câu, câu mà không có câu thì không phải là không có câu, không phải là câu-không phải là không có câu mà là câu, mới là câu vô ngại của Bồ-tát. Bởi vì câu vô ngại cho nên có thể một chất ở hai nơi, hai chất ở một nơi… Vì vậy lúc này trình bày về bốn câu khác với nơi khác. Nơi khác vì vậy không có thể có bốn câu này, nơi khác ngăn ngại vì một-khác, khác không có thể ở một nơi, một không có thể ở khác nơi. Như hai cây trụ ngăn ngại nhau, cho nên không có thể dung chứa nhau được. Vì sao? Bởi vì cây trụ là sắc. Như giải thích về sắc là nghĩa chất ngại, cây trụ là sắc, cây trụ không dung chứa cây trụ; cõi cũng là sắc, cõi không có thể dung chứa cõi. Lúc này tức là vô ngại, bởi vì vô ngại cho nên một-khác cùng có thể tồn tại với nhau. Vì thế cho nên nơi khác không có thể trình bày về bốn câu này, lúc này mới có thể phân rõ về bốn câu này. Nhưng bốn câu này theo sự hãy còn dễ hiểu, bốn câu sau này càng khó hơn.

Tiếp theo lại trình bày về một loại bốn câu. Trước đây trình bày về một loại bốn câu xong. Nay lại trình bày về một loại bốn câu, dần sâu vào vi diệu hơn. Nhưng bốn câu trước đây nhiều ý không giống với luận khác, hoặc giống và không giống. Nếu là bốn câu này thì không những ý không giống mà luận còn vượt xa hơn. Nói đến bốn câu đó là: Khác chất một xứ, một chất khác xứ, một chất một xứ, khác chất khác xứ.

Nói về khác chất một xứ, đây là chất tịnh-uế khác nhau cho nên nói là khác chất, tịnh-uế này là nhân duyên tịnh-uế. Nhân duyên tịnhuế, không phải là tịnh thì không có thể trình bày về uế, không phải là uế thì không có thể trình bày về tịnh. Không phải là tịnh thì không có thể trình bày về uế, uế là uế trong tịnh; không phải là uế thì không có thể trình bày về tịnh, tịnh là tịnh trong uế. Uế-tịnh thì không phải là tịnh, tịnh-uế thì không phải là uế, không phải là uế-không phải là tịnh, tịnhuế không hai gọi là một xứ. Vậy thì tịnh-uế hai là khác, không phải là tịnh-không phải là uế không hai là một xứ.

Nói về một chất khác xứ, trước hai mà không hai, nay gọi không hai mà hai, trước tịnh-uế mà không phải là tịnh-uế, nay gọi không phải là tịnh-uế mà tịnh-uế, không phải là tịnh-không phải là uế mà gọi là tịnh-gọi là uế, vậy thì không phải là tịnh-không phải là uế không hai là một chất, tịnh-uế hai là khác xứ, trái lại với trước.

Nói về một chất một xứ, chất không phải là tịnh-không phải là uế, xứ không phải là tịnh-không phải là uế, không hai là một chất, không hai là một xứ.

Nói về khác chất khác xứ, tịnh-uế khác chất, tịnh-uế khác xứ, cho nên nói là khác chất khác xứ.

Ý chính của Đại sư ở bốn câu này.

Hỏi: Bốn câu này đâu khác với bốn câu trước?

Giải thích rằng: Bốn câu trước dựa theo sự mà phân rõ, nay tuy có bốn câu mà chỉ là một câu không phải là tịnh-không phải là uế mà tịnh-uế, tịnh-uế mà không phải là tịnh-uế, mở thông một câu này để làm bốn câu, cho nên khác với trước.

Hỏi: Trước cũng nói về chất-nói về xứ, nay cũng nói về chất-nói về xứ, nào khác với chất-xứ trước đây?

Giải thích rằng: Trước dùng tịnh-uế làm chất, phương Đông-Tây làm xứ. Nay nói về khác chất một xứ, là dùng tịnh-uế làm khác chất, không phải là tịnh-không phải là uế làm một xứ, chỉ tịnh-uế rõ ràng đều là tịnh-uế, tịnh-uế rõ ràng không mà có thể động tâm, chỉ hai mà không hai, cho nên hai chất ở một xứ. Một chất khác xứ, là dùng không phải là tịnh-không phải là uế không hai là một chất, tịnh-uế hai là hai xứ. Một chất một xứ, không hai là một chất, không hai là một xứ. Khác chất khác xứ, tịnh-uế hai là chất, tịnh-uế hai là xứ. Tuy có bốn câu mà chấtxứ hai câu sau giống với chất-xứ hai câu trước, ý tuy giống mà chuyển là khác nhau, đây lại là một loại bốn câu.

Tiếp theo lại trình bày về một loại bốn câu. Bốn câu đó là: Một chất hai kiến, hai chất một kiến, một chất một kiến, hai chất hai kiến. Bốn câu này thì một câu thứ nhất là khó hiểu, ba câu sau thì dễ hiểu. Tạm thời phân rõ về một chất hai kiến. Điều này là thế nào? Lại nêu hai kinh Tịnh Danh và Hoa Nghiêm. Trong kinh Tịnh Danh nói: “Loa Kế thấy vàng ngọc, Thân Tử nhìn đất đá.” Hội thứ tám trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Tinh xá Kỳ Hoàn, các Đại Bồ-tát thấy Kỳ Hoàn do bảy báu tạo thành, năm trăm Thanh văn thấy Tu Đạt dùng gỗ đất mà dựng lên.” Chỉ là một chất mà hai duyên nhìn thấy khác nhau, cho nên nói là một chất hai kiến.

Nay hỏi: Một chất là chất của một vật gì làm một, chất uế là một, chất tịnh là một, chất không phải tịnh-không phải uế là một? Ba chất này thì có ba cách giải thích của ba phái. Thứ nhất là Luận sư Thành Thật trước đây giải thích rằng: Một chất tịnh, một chất uế. Chỉ một chất tịnh, Thân Tử tự mình thấy là gỗ; chỉ một chất uế, Phạm Vương tự mình thấy là vàng, tinh xá Kì Hoàn cũng như vậy. Tiếp theo Địa Luận giải thích rằng: Một chất là chất không phải vàng-không phải gỗ, chỉ như rừng cây, tâm có tưởng giữ lấy thì thành cây hữu lậu, tâm không có tưởng giữ lấy thì thành cây vô lậu. Cây chưa từng là hữu lậu vô lậu, tùy theo trong tâm mà thành hữu lậu vô lậu. Nay cũng như vậy, chưa từng là tịnh uế, tịnh duyên theo thấy tịnh, uế duyên theo thấy uế mà thôi. Lại có Tam Luận Sư, không tinh thông được ý nghĩa của một phái, xét tới cách giải thích này: Một chất không phải vàng-không phải gỗ mà duyên theo thấy là vàng-thấy là gỗ, chất này chưa tùng là vàng-gỗ, Thân Tử tự thấy là gỗ, Phạm Vương tự thấy là vàng, gọi là một chất khác kiến.

Nay lại chất vấn về điều đó, không chất vấn Thành Thật Luận và Địa Luận, chỉ chất vấn về cách giải thích của Tam Luận Sư: Tam Luận đã hoại, các thứ khác tự sụp đổ, thế nào là một chất không phải vàngkhông phải gỗ của ông? Thân Tử-Phạm Vương thấy gỗ-vàng, là cho rằng Thân Tử thấy gỗ không phải gỗ-không phải vàng; Thân Tử thấy gỗ, Phạm Vương thấy vàng, là cho rằng Phạm Vương thấy vàng không phải vàng-không phải gỗ; Thân Tử thấy gỗ, Phạm Vương thấy vàng, là cho rằng lìa Thân Tử thấy gỗ, Phạm Vương thấy vàng có riêng không phải gỗ-không phải vàng, cho nên Thân Tử thấy gỗ, Phạm Vương thấy vàng chăng?

Tạm thời nêu ra ba câu vặn hỏi về điều này, lần lượt thiết lập chất vấn. Nếu như chỉ một mình Thân Tử thấy gỗ không phải gỗ-không phải vàng, cho nên Thân Tử thấy gỗ, Phạm Vương thấy vàng, thì gỗ của Thân Tử đã bị đốt, vàng của Phạm Vương là bị đốt hay không bị đốt?

Lại mở ra hai câu vặn hỏi về một câu này. Nếu gỗ của Thân Tử bị đốt, vàng của Phạm Vương bị đốt thì phá hỏng nghiệp quả, vì sao nghiệp ác của Thân Tử cảm thấy là gỗ, nghiệp thiện của Phạm Vương cảm thấy là vàng, hai nghiệp đều cảm một quả, nghiệp của Thân Tử hủy hoại thì gỗ tự bị đốt, Phạm Vương không hủy hoại thì sao có thể vàng cũng bị đốt? Vả lại, nghiệp ác của Thân Tử có thể hủy hoại, nghiệp thiện của Phạm Vương sao phải hủy hoại? Nghiệp ác hủy hoại thì nghiệp thiện cũng hủy hoại, địa ngục hủy hoại thì thiên đường cũng hủy hoại, mà không như vậy bởi vì gỗ của Thân Tử hủy hoại nhưng vàng của Phạm Vương không thuận theo hủy hoại. Nhưng mà nghiệp thiện hạn định không có thể hủy hoại, đã cùng một gỗ, nghiệp ác-nghiệp thiện hạn định sao có thể hủy hoại chăng? Do đó không có thể cùng hủy hoại. Nếu như gỗ của Thân Tử tự hủy hoại, vàng của Phạm Vương không hủy hoại thì chính là hai chất, sao nói là một chất hai kiến? Câu trước được một chất thì làm hỏng nghĩa về nghiệp, câu sau được nghĩa về nghiệp thì làm hỏng nghĩa của một chất. Gỗ của Thân Tử không phải vàng-không phải gỗ mà thấy vàng-gỗ đã như vậy, vàng của Phạm Vương không phải vàng-không phải gỗ cũng như vậy, tương tự trước có thể biết.

Tiếp theo vàng-gỗ có riêng một chất không phải vàng-không phải

gỗ, hai duyên thấy hai, thì không phải vàng-không phải gỗ của ông là cho rằng không phải vàng-gỗ này, hay là cho rằng đều là vàng-gỗ này? Nếu không phải vàng-không phải gỗ lại không phải vàng này-không phải gỗ này, thì vàng-gỗ cùng thành không phải vàng-không phải gỗ. Nếu như vậy thì vẫn vướng vào nạn bị đốt trước đây, vì sao đã cùng một chất mà đốt gỗ rồi đốt vàng? Vả lại, nếu cùng thành một chất không phải vàng-không phải gỗ, hai người thấy vàng-gỗ thì đều điên đảo, chất này không phải là vàng, Phạm Vương thấy vàng đã không phải là điên đảo; gỗ này không phải là gỗ, Thân Tử thấy gỗ cũng không phải là điên đảo. Không phải là gỗ, Thân Tử thấy gỗ đã điên đảo; không phải là vàng, Phạm Vương thấy vàng cũng điên đảo. Như nhau đều không phải vàng-không phải gỗ, mà nói Thân Tử điên đảo, Phạm Vương không điên đảo. Như nhau đều không phải vàng-gỗ, lẽ nào không phải Phạm Vương điên đảo, Thân Tử không điên đảo? Tại vì sao đều là không phải vàng-gỗ? Nếu không phải là vàng-gỗ đều là vàng-gỗ, thì lìa vàng-gỗ có riêng không phải vàng-không phải gỗ; đã lìa vàng-gỗ thì sao có thể có riêng không phải vàng-gỗ? Lại nữa, nếu lìa vàng-gỗ có riêng không phải vàng-gỗ, thì thành ra ba Thể, hai Thể vàng-gỗ, không phải vàngkhông phải gỗ lại là một Thể, cho nên thành ba Thể. Sư nói: Như vậy một mùa lê hai lần kết trái, vì không phải vàng-không phải gỗ là một Thể, lúc vàng-gỗ là hai Thể, cho nên nghĩa không thành. Nghĩa bốn câu mà một câu này lại khó nên chưa có thể giải thích.

Nay sẽ giải thích ba câu sau. Câu thứ hai nói về hai chất một kiến. Câu này có ba nghĩa: Nói hai chất là hai chất tịnh-uế. Nói một kiến, tịnh-uế là nhân duyên tịnh-uế, không phải là tịnh thì không có thể trình bày về uế, không phải là uế thì không có thể phân rõ về tịnh, do tịnh cho nên nói uế, do uế cho nên nói tịnh, tịnh là tịnh trong uế, uế là uế trong tịnh, tịnh-uế không uế, uế-tịnh không tịnh, chỉ tịnh-uế mà không tịnh-uế, bởi vì thấy hai mà không hai. Kinh Niết-bàn nói: “Minh và vô minh, người ngu nói là hai, người trí hiểu rõ tánh đó không hai.” Tánh không hai tức là thật tánh, pháp ác-pháp thiện và pháp tịnh-bất tịnh cũng như vậy, cho nên là hai chất một kiến.

Hai là miệng tịnh-uế hai chất, Bồ-tát thực hành sâu sắc đều thấy là tịnh, cho nên Đại kinh nói: “Tất cả Thế đế, nếu đối với Như Lai thì thành Đệ nhất nghĩa đế, hoặc là tục hay là chân đối với Như Lai thì đều là chân; cũng hoặc là tịnh hay là uế, Bồ-tát đều thấy là tịnh.” Cũng như phẩm Pháp Sư Công Đức trong kinh Pháp Hoa nói: “Các vị hoặc là ngọt hoặc là đắng…, đến miệng Bồ-tát đều trở thánh Cam lộ.” Trong kinh Đại Phẩm nói: “Bồ-tát thấy việc của sản nghiệp, không có gì không phải là Bát-nhã.”

Ba là chúng sinh có nghiệp ác, hoặc là tịnh hay là uế đều thấy là uế, như ngạ quỷ không những thấy lửa nơi ấy, mà thấy nước sông Hằng cũng là lửa; cũng như ở nước Sư Tử lấy châu báu, người phước đức có được châu báu, người bạc phước thấy châu báu thành rắn, không những thấy rắn thành rắn, mà thấy châu báu cũng thành rắn. Vì vậy vốn là hai chất một kiến.

Câu thứ ba nói về một chất một kiến, chất không phải là tịnhkhông phải là uế, thấy(kiến) không phải là tịnh-không phải là uế, đây là Chánh độ Trung đạo. Chánh độ này tức là Pháp thân, Bát-nhã và Niếtbàn. Chánh độ Trung đạo này, xưa không hề tịnh, nay cũng không hề uế, trước không có-nay cũng không phải không có, không phải là tịnhkhông phải là uế, không có-không phải không có, gọi là thân Chánh Pháp; chỉ Chánh Pháp này có thể nương tựa, gọi là cõi Chánh Pháp. Chánh độ này do người nào mà thấy? Vẫn là do người đích thực không phải tịnh-không phải uế mà thấy, cho nên nói là một chất một kiến.

Lại nói về một chất một kiến, chất không phải tịnh-không phải uế mà phương tiện uế, thì có thấy không phải tịnh-không phải uế mà phương tiện uế. Uế đã như vậy thì tịnh cũng như vậy, chất không phải tịnh-không phải uế mà phương tiện tịnh, thì có thấy không phải tịnhkhông phải uế mà phương tiện tiện, cho nên nói là một chất một kiến. Đây là trước trình bày về phương tiện thật sự một chất một kiến, nay trình bày về thật sự phương tiện một chất một kiến.

Câu thứ tư nói về hai chất hai kiến, không phải tịnh-không phải uế, tịnh-uế cùng qua lại, tịnh-uế cùng hiện bày. Như đài hoa thị hiện ngàn Thích-ca, đài hoa thì Xá-na là Bổn, Thích-ca là Tích, không phải Bổn-không phải Tích, Bổn-Tích cùng qua lại; cũng không phải tịnhkhông phải uế, tịnh-uế cùng hiện bày, tức là đã cùng hiện bày-cùng thấy, cho nên nói là hai chất hai kiến. Tuy nhiên lời nói cùng theo dõi nhau, vì sao? Bởi vì trước đây câu thứ hai cũng không hai là một kiến, câu thứ ba cũng không hai là một kiến thì đâu khác nhau? Giải thích rằng: Trước đây câu thứ hai thấy hai không hai là hai chất một kiến, câu thứ ba vốn không hai thấy không hai là một chất một kiến, cho nên khác nhau so với trước.

Tiếp theo trình bày về cõi(độ) có bốn loại:

  1. Cõi uế tịnh.
  2. Cõi tịnh uế.
  3. Cõi uế uế.
  4. Cõi tịnh tịnh.

Nói về cõi uế tịnh, đây là nhân duyên tịnh-uế. Vì sao? Bởi vì xưa nay Xá-na và Thích-ca mở ra hai loại tịnh-uế, Xá-na là tịnh, Thích-ca là uế. Tịnh-uế này là nhân duyên tịnh-uế, không phải là tịnh thì không có thể trình bày về uế, không phải là uế thì không có thể trình bày về tịnh, cho nên tịnh là uế tịnh, uế là tịnh uế. Vì vậy Xá-na là uế tịnh, Thích-ca là tịnh uế. Y quả đã như vậy, Chánh quả cũng như vậy. Xá-na là Bổn, Thích-ca là Tích, đây là nhân duyên Bổn-Tích, không phải là Bổn thì không có thể trình bày về Tích, không phải là Tích thì không có thể phân rõ về Bổn, Bổn là Bổn Tích, Tích là Tích Bổn. Nói về cõi uế uếcõi tịnh tịnh, đây chính là do nghiệp điên đảo của chúng sinh mà cảm đến, bởi vì nghiệp uế uế điên đảo của chúng sinh, cho nên cảm đến cõi uế uế; bởi vì nghiệp tịnh tịnh điên đảo, cho nên cảm đến cõi tịnh tịnh. Hai câu trước là do chúng sinh điên đảo mà cảm đến.

Hỏi: Cõi uế uế là do nghiệp điên đảo mà cảm đến, cõi tịnh tịnh vì sao cũng là do nghiệp điên đảo mà cảm đến, nghiệp điên đảo sao có thể cảm đến tịnh?

Giải thích rằng: Tuy cùng điên đảo mà trong điên đảo có nặng có nhẹ, điên đảo nặng cho nên cảm đến cõi uế uế, điên đảo nhẹ cho nên cảm đến cõi tịnh tịnh. Tuy cùng điên đảo mà điên đảo có nặng nhẹ, tuy cùng cõi mà cõi không giống nhau cho nên cõi có uế-tịnh. Nay chúng sinh được hóa độ, tuy cùng điên đảo mà điên đảo không giống nhau, có điên đảo tịnh tịnh-điên đảo uế uế. Trước đây chư Phật chủ động hóa độ tuy cùng phương tiện mà phương tiện không giống nhau, có phương tiện tịnh-uế, có phương tiện uế-tịnh. Nhưng cõi có bốn loại này, thấy cũng có bốn: Nhân duyên cõi tịnh uế, nhân duyên cõi uế tịnh, tức là chư Phật Bồ-tát thấy nhân duyên uế-tịnh, thấy nhân duyên tịnh uế; cõi uế uế-cõi tịnh tịnh của chúng sinh, thì chúng sinh thấy uế uế-thấy tịnh tịnh điên đảo. Cho nên cõi có bốn, thấy cũng có bốn. Trình bày về nghĩa thấy cõi tịnh-uế chưa xong.

Lại phân rõ một loại bốn câu về uế:

1. Thấy uế không thấy tịnh;

2..Thấy tịnh không thấy uế;

3. Cũng thấy tịnh mà cũng thấy uế;

Không thấy tịnh cũng không thấy uế.

Bốn câu này dựa vào hai nơi để phân rõ.

Thấy uế không thấy tịnh, thấy tịnh không thấy uế, hai loại này dựa vào nơi nào để phân rõ? Giải thích rằng: Tạm thời dựa vào Kỳ Hoàn mà phân rõ. Chỉ là một Kỳ Hoàn, năm trăm Thanh văn chỉ thấy Kỳ Hoàn do Tu-đạt đã xây dựng, không thấy Kỳ Hoàn của pháp giới, bởi vì tội nặng phước mỏng, tâm chấp Đoạn-Thường, cho nên thấy Kỳ Hoàn uế tạp gò đồi hầm hố; bởi vì tâm có Đoạn-Thường cao thấp, cho nên thấy Kỳ Hoàn ở cõi gò đồi cao thấp, không thấy Kỳ Hoàn của pháp giới ở cõi thanh tịnh. Loại này đã như vậy, ba loại còn lại cũng như vậy. Chỉ thấy Kỳ Hoàn của Tu-đạt mà không thấy Kỳ Hoàn của pháp giới, chỉ thấy Thích-ca thọ dụng chứ không thấy Xá-na thọ dụng, chỉ thấy đồ chúng ba Thừa mà không thấy thuần là chúng Bồ-tát, chỉ thấy giáo của ba Thừa chứ không thấy thuần là giáo môn Đại thừa, cho nên nói là thấy uế không thấy tịnh. Thấy tịnh không thấy uế trái lại với trước, như các Bồ-tát Phổ Hiền-Văn Thù… trong pháp giới, thì thấy Kỳ Hoàn của pháp giới mà không thấy Kỳ Hoàn của Tu-đạt. Sở dĩ như vậy là bởi vì tâm các Bồ-tát không chấp Đoạn-Thường, cho nên không thấy cõi gò đồi, chỉ thấy Kỳ Hoàn của pháp giới mà không thấy Kỳ Hoàn của Tu-đạt, chỉ thấy Xá-na thọ dụng chứ không thấy Thích-ca thọ dụng, chỉ thấy chúng Đại Bồ-tát mà không thấy chúng ba Thừa, chỉ thấy giáo Đại thừa chứ không thấy giáo của ba Thừa, cho nên nói là thấy tịnh không thấy uế.

Nói về cũng thấy tịnh cũng thấy uế, không thấy tịnh không thấy uế, hai câu này lại dựa vào nơi nào để trình bày? Giải thích rằng: Hai câu này có thể dựa vào đài hoa để phân rõ, bởi vì trong kinh nói: “Nay Ta Lô-xá-na, đang ngồi đài hoa sen, trên ngàn cánh bao quanh, thị hiện ngàn Thích-ca.” Xá-na là Bổn của Tích, Thích-ca là Tích của Bổn, đài là tịnh trong uế, cánh là uế trong tịnh. Các Bồ-tát Đại thừa không những thấy Xá-na và Thích-ca là Bổn-Tích mà cũng thấy Thích-ca và Xá-na là Tích- Bổn, không những thấy đài và cánh là tịnh-uế mà cũng thấy cánh và đài là uế-tịnh. Đây là tịnh-uế cùng thấy. Nguyên cớ cùng thấy, Sư nói: Hai tuệ trong nhân, hai thân trong quả. Bởi vì Bồ-tát có hai tuệ, cho nên thấy hai thân của chư Phật, không những thấy Tích mà cũng thấy Bổn, không những thấy Tích trong Bổn mà còn thấy vô lượng Tích trong Tích. Chánh báo đã như vậy thì Y báo cũng như vậy. Cho nên nói là cũng thấy tịnh cũng thấy uế. Không thấy tịnh không thấy uế, tức hàng Nhị thừa là người khác thường, không những không thấy Thích-ca và Xá-na là Tích-Bổn mà cũng không thấy Xá-na và Thích-ca là BổnTích, không những không thấy cánh và đài là uế-tịnh mà cũng không thấy đài và cánh là tịnh-uế. Sở dĩ không thấy hai thân-hai cõi là bởi vì họ không có hai tuệ, Bồ-tát có hai tuệ cho nên thấy hai thân. Đã không có hai tuệ thì lẽ nào có thể thấy hai thân? Không những không thấy Bổn mà cũng không thấy Tích, không những không thấy Bổn-Tích mà cũng không thấy vô lượng Tích trong Tích. Thân đã như vậy thì cõi cũng như vậy, cho nên nói là không thấy tịnh không thấy uế.

Tiếp theo lại dựa vào hai câu trước để hỏi hai câu sau. Vì sao trước đã nói các Bồ-tát thấy tịnh không thấy uế, lại vì ý gì mà nói các Bồ-tát cũng thấy tịnh cũng thấy uế? Trước đây đã nói hàng Nhị thừa thấy uế không thấy tịnh, lại vì ý gì mà nói cả hai không thấy?

Nay lại đưa ra một loại bốn câu để trả lời hai loại bốn câu này:

  1. Biết mà không thấy.
  2. Thấy mà không biết.
  3. Cũng thấy cũng biết.
  4. Không biết không thấy.

Nói về biết mà không thấy: Câu này chính là chọn lấy nghĩa Bồtát thấy tịnh không thấy uế trước đây, cho nên nói Bồ-tát biết mà không thấy. Bồ-tát biết Thanh văn vì nghiệp Đoạn-Thường điên đảo mà cảm đến cõi gò đồi bất tịnh, biết Thanh văn thấy cõi này mà Bồ-tát vì tâm tịnh-nghiệp tịnh nên không thấy cõi do Thanh văn đã thấy. Như Đức Phật biết ngạ qủy vì nghiệp ác cho nên thấy lửa, nhưng Đức Phật không thấy lửa mà ngạ qủy đã thấy. Cho nên nói là biết mà không thấy, nghĩa giải thích về Bồ-tát thấy tịnh không thấy uế.

Nói về thấy mà không biết: Vẫn là các Thanh văn, chỉ thấy cõi uế của Thích-ca, không biết Thích-ca là Thích-ca trong Xá-na, không biết uế là uế trong tịnh, cho nên nói là thấy mà không biết.

Nói về cũng biết cũng thấy: Bồ-tát biết Xá-na là Xá-na Thích-ca, biết Thích-ca là Thích-ca Xá-na; biết Bổn là Bổn của Tích, biết Tích là Tích của Bổn; biết Bổn là Bổn của Tích, thấy Bổn thì thấy Tích, biết Tích là Tích của Bổn, thấy Tích thì thấy Bổn. Bổn-Tích đã như vậy thì tịnh-uế cũng như vậy, biết tịnh là tịnh trong uế, biết uế là uế trong tịnh, đã biết tịnh-uế thì thấy tịnh-uế. Đã biết Bổn là Bổn của Tích, biết Tích là Tích của Bổn, biết đài là đài của cánh, biết cánh là cánh của đài. Đài một mà cánh nhiều thì biết Bổn một mà Tích nhiều. Biết một là một của nhiều, biết nhiều là nhiều của một. Biết một là một của nhiều, trong vô lượng hiểu một; biết nhiều là nhiều của một, trong một hiểu vô lượng. Vô lượng không trở ngại một, trong vô lượng hiểu một, một không trở ngại vô lượng, tuy vô lượng mà một, tuy một mà vô lượng. Vô lượng một, một vô lượng; vô lượng một không phải một, một vô lượng không phải vô lượng. Không phải một-không phải vô lượng mà phương tiện là một vô lượng.

Hỏi: Nếu như Bổn-Tích nhiều một-một nhiều không trở ngại, đã Bổn một mà Tích nhiều, thì sao không phải là Tích một mà Bổn nhiều? Giải thích rằng: Ví dụ như trước đã trình bày, mà nay luôn luôn mở ra Bổn-Tích. Bổn một Tích nhiều: Bổn là Thể cho nên một, Tích là tùy duyên cho nên vô lượng. Vả lại, Bổn là một duyên lớn cho nên một, Tích vì duyên khác nhau cho nên vô lượng. Phật Bổn-Tích đã như vậy thì cõi Bổn-Tích cũng như vậy, biết cõi Bổn-Tích này thấy Bổn-Tích này.

Nói về không biết không thấy, gồm có ba ý. Một là dựa theo trước đây trình bày về biết Bổn là Bổn của Tích, biết Tích là Tích của Bổn; thấy Bổn là Bổn của Tích, thấy Tích là Tích của Bổn, Bổn-Tích đã như vậy thì tịnh-uế cũng như vậy. Nay biết không có gì biết, thấy không có gì thấy; biết tịnh-uế rõ ràng mà chưa hề biết tịnh-uế, thấy tịnh uế rõ ràng mà chưa hề thấy tịnh-uế, chỉ thấy tịnh-uế rõ ràng mà chưa từng tịnh-uế; như thí dụ ảnh Phật trong hang đá, nhìn từ xa tướng tốt rõ ràng, đến bên cạnh thì không còn thấy gì, cho nên nói là không biết không thấy. Ý thứ hai nói về không biết không thấy, Nhị thừa không biết Bổn là Bổn của Tích, không biết Tích là Tích của Bổn, không biết tịnh là tịnh trong uế, không biết uế là uế trong tịnh, không thấy Bổn-không thấy Tích, không thấy tịnh-không thấy uế, vậy thì rõ ràng là không biết không thấy. Vì thế trong kinh nêu ra ví dụ: “Như hai người đều ngủ, một người lên cõi trời Đao Lợi, thấy mọi việc như vườn rùng-cung nữ…, một người hoàn toàn không biết không hiểu. Bồ-tát và Nhị thừa cũng như vậy, Bồ-tát thấy biết mọi việc về Bổn-Tích và tịnh-uế…, mà hàng Nhị thừa thì hoàn toàn không biết không thấy.” Sở dĩ đưa ra cách giải thích này là bởi vì trong kinh có câu này, nay vì giải thích kinh cho nên nêu ra lời này, không phải là nghĩa lúc này mới có cho nên đưa ra cách giải thích này. Ý thứ ba nói về không biết không thấy, phàm phu điên đảo không biết Bổn cũng không biết Tích, không thấy tịnh cũng không thấy uế, như chúng sinh bây giờ không thấy thân Tích của Thích-ca, cũng không thấy cõi của Thích-ca. Tuy có bốn câu nhưng dựa theo ba hạng người, trước đây biết mà không thấy là Bồ-tát so với Thanh văn, thấy mà không thấy là phân rõ về Thanh văn, cũng biết cũng thấy là Bồ-tát, không biết không thấy là chúng sinh không biết tịnh-uế cũng không thấy tịnh-uế. Đây lại là ý của nghĩa một đoạn.

Trước đây trình bày về một chất khác kiến, bốn câu giải thích xong ba câu. Một câu khó mà chưa giải thích, tức là câu một chất khác kiến, nay trở lại giải thích về câu ấy. Nhưng mà Thành Luận-Địa Luận và Tam Luận giải thích về một chất khác kiến, sở dĩ đưa ra nhiều cách vặn hỏi, nhiều cách chất vấn như trước, là bởi vì họ có một chất thật là một chất, bởi vì có một chất thật là một chất, cho nên vướng vào các chất vấn. Nay trình bày đâu từng ở trong một chất này? Nếu có ở trong một chất này, thì có nơi khác đã tìm đến có thể bị nơi khác chất vấn. Nay trình bày chưa từng là một chất, không một chất mà nói một chất khác kiến, là trình bày không Liên Hoa Tạng trong Liên Hoa Tạng, không Ta-bà trong Ta-bà, không tịnh trong tịnh, không uế trong uế, đây là Chánh độ của Như Lai. Không phải cõi tịnh-không phải cõi uế, cõi tịnh-uế có từ hai duyên, Chánh độ của Như Lai chưa từng có-chưa từng không có, chưa từng tịnh-chưa từng uế, vậy thì không phải là có-không phải là không, không phải là uế-không phải là tịnh, không biết lấy gì để gọi, miễn cưỡng gọi là Chánh độ Trung Đạo, tức là cõi Đệ nhất nghĩa.

Nói về một chất hai kiến, Chánh độ của Như Lai không phải là tịnh-không phải là uế, duyên tịnh thấy tịnh, duyên uế thấy uế. Chánh độ không phải là tịnh-không phải là uế, bởi vì nghiệp uế của Thân Tử cho nên thấy uế; Chánh độ không phải là tịnh-không phải là uế, bởi vì nghiệp tịnh của các Bồ-tát cho nên thấy tịnh. Cũng như Kỳ Hoàn không phải là tịnh-không phải là uế, Thân Tử thấy Kỳ Hoàn của Tu-đạt-đa xây dựng, thấy Ta-bà gò đồi cao thấp, thấy sự thọ dụng của Thích-ca; nếu các Bồ-tát thì thấy Kỳ Hoàn của pháp giới, thấy cõi Liên Hoa Tạng, thấy sự thọ dụng của Xá-na. Vì vậy chỉ là Kỳ Hoàn chưa từng là tịnhchưa từng là uế, duyên tịnh thấy là tịnh, duyên uế thấy là uế.

Hỏi: Chánh độ chưa từng là tịnh-uế, duyên tịnh-uế thấy tịnh-uế, tịnh-uế đều là điên đảo hay không?

Giải thích rằng: Đều là điên đảo. Chánh độ không phải là tịnhkhông phải là uế, bởi vì nghiệp uế điên đảo cho nên thấy uế, Chánh độ không phải là tịnh-không phải là uế, bởi vì nghiệp tịnh điên đảo cho nên thấy tịnh, do đó tịnh-uế đều là điên đảo. Tuy cùng điên đảo mà điên đảo có nặng nhẹ, điên đảo nặng thì không phải tịnh-uế mà thấy là uế, điên đảo nhẹ thì không phải tịnh-uế mà thấy là tịnh. Do đó Chánh độ không phải tịnh- không phải uế, vì hai duyên mà thấy tịnh-uế, gọi là một chất hai kiến.

Hỏi: Vì ý gì mà đưa ra lời nói này, vì ý gì mà nói Chánh độ không phải là tịnh-không phải là uế duyên thấy tịnh-uế là một chất hai kiến?

Giải thích rằng: Vì giải thích trong kinh.

Hỏi: Kinh vì ý gì mà đưa ra lời nói này?

Giải thích rằng: Vì đối với duyên. Vì sao? Bởi vì trình bày về Chánh độ của Như Lai không phải là tịnh-không phải là uế, thấy tịnhthấy uế đều là điên đảo. Trong kinh Tịnh Danh luôn luôn nói: “Không dựa vào trí tuệ của Phật thấy cõi uế.” Cũng nên nói: “Không dựa vào Chánh tuệ của Phật thấy cõi tịnh.”

Hỏi: Thấy uế không dựa vào trí tuệ của Phật, thấy tịnh sao cũng không dựa vào trí tuệ của Phật?

Giải thích rằng: Chánh độ không phải là uế, thấy uế đã không dựa vào trí tuệ của Phật; Chánh độ không phải là tịnh, thấy tịnh cũng không dựa vào trí tuệ của Phật. Vả lại, cõi không phải là uế thấy uế thì thấy uế; cõi không phải là tịnh thấy tịnh thì thấy tịnh. Nếu như vậy thì tịnh-uế đều không dựa vào trí tuệ của Phật, tịnh-uế đều là kiến, đều là điên đảo. Vì đối trị với duyên này cho nên nói Chánh độ của Như Lai không phải là tịnh-không phải là uế mà duyên thấy tịnh-thấy uế. Lại nữa, sở dĩ trình bày về Chánh độ không phải là tịnh-không phải là uế mà duyên thấy tịnh-uế, là đối trị nguồn gốc của con người, nguồn gốc của con người không có nghĩa về cõi không phải là tịnh-không phải là uế, nếu là cõi tịnh thì cũng có cũng không. Thành Luận không có nghĩa Tiểu thừa mà có nghĩa Đại thừa.

Hỏi: Đã có Khổ thọ-Lạc thọ và bất khổ bất lạc thọ, thì có thể có cõi tịnh-cõi uế và cõi không tịnh-không uế hay không?

Luận ấy giải thích rằng: Thọ có ba thọ, cõi không có ba cõi, chỉ có cõi tịnh-cõi uế, không có cõi không tịnh-không uế. Vì đối trị với người như vậy mà trình bày về có cõi không tịnh-không uế. Cõi Đệ nhất nghĩa của Như Lai không tịnh-không uế, duyên thấy cõi tịnh, duyên thấy cõi uế. Vì đối trị điều này cho nên trình bày về một chất hai kiến. Nghĩa cần phải có nguồn gốc, nếu không có được nguồn gốc thì nghĩa không thành. Nay trình bày vì đọc kinh-vì đối trị người khác cho nên đưa ra lời nói này. Nếu không có ý này thì không cần phải trình bày về câu này, bởi vì một người thì không có nghĩa.

Hỏi: Một chất hai kiến, hai kiến một chất, dường như là đối trị phân định về mê-ngộ được-mất?

Giải thích rằng: Nếu là hai chất một kiến thì là ngộ, vì lẽ đó trước đây giải thích rằng: Minh và vô minh, người ngu nói là hai, người trí hiểu rõ tánh đó không hai. Tịnh-uế cũng như vậy, người trí hiểu rõ tịnh-uế không tịnh-uế cho nên là ngộ, nếu là một chất hai kiến thì là mê. Chánh độ không phải là tịnh-uế mà duyên thấy tịnh-uế, không tịnhuế mà duyên thấy tịnh-uế là mê. Thấy hai mà không hai là ngộ, thấy không hai mà hai là mê. Thấy hai mà không hai là ngộ, chỉ thấy hai này là không hai; thấy không hai mà hai là mê, bởi vì chỉ thấy không hai là hai. Sự mê-ngộ giống như lật bàn tay, mê thì thấy hai, ngộ thì thấy một, có mê có ngộ, ngộ không thấy hai cũng không thấy một, đã là Thánh thì không mê lại cũng không ngộ, vậy thì thanh tịnh không một-không hai, không mê-không ngộ.

Hỏi: Cõi không phải là tịnh-không phải là uế, duyên thấy tịnh-uế là một chất khác kiến thì có thể là một chất tịnh, thấy tịnh-thấy uế là một chất khác kiến, không uế cũng đưa ra câu hỏi này?

Giải thích rằng: Có đủ ba nghĩa: Chất không phải là tịnh-không phải là uế mà duyên thấy tịnh-uế, nghĩa này đã trình bày như trước. Cũng có thể một chất tịnh mà duyên thấy tịnh lại thấy uế; một chất uế duyên thấy uế lại thấy tịnh, gọi là một chất khác kiến. Vặn hỏi vì sao thì giải thích rằng: Như kinh Thích Ma Nam nói: “Thành Ma Nam do bảy báu tạo thành, Ma Nam thấy là trụ vàng, người khác thì thấy là trụ gỗ.” Chỉ đối với một trụ vàng lại thấy là trụ gỗ, đây là một chất tịnh mà duyên thấy tịnh-uế, gọi là một chất khác kiến. Một chất tịnh đã như vậy, một chất uế tương tự như vậy có thể biết.

Hỏi: Trụ vàng của cảnh giới ma, Ma Nam thấy là trụ vàng, người khác thấy là trụ gỗ, Ma Nam giấu trụ vàng, người khác còn thấy trụ gỗ hay là không thấy?

Giải thích rằng: Có đủ thấy và không thấy. Vì sao? Bởi vì thấy gỗ trên vàng của cảnh giới ma, cảnh giới ma giấu vàng thì không thấy gỗ; cũng như thấy hình rắn ở trên ngọc, đã giấu ngọc thì không có rắn có thể thấy.

Hỏi: Nếu giấu vàng người khác không còn thấy gỗ thì thuộc về nghĩa làm hỏng nghiệp quả, vì sao họ thấy gỗ? Do nghiệp ác của họ cho nên thấy gỗ, thấy gỗ là nghiệp quả, nay đã không có vàng không còn thấy gỗ thì nghĩa làm hỏng nghiệp quả.

Giải thích rằng: Vật điên đảo đều có nơi phụ thuộc, vàng của cảnh giới ma thuộc về cảnh giới ma, bởi vì ở cảnh giới ma tạo ra, cho nên cảnh giới ma giấu vàng thì người khác không còn thấy gỗ. Nói thấy là trình bày tuy cảnh giới ma giấu vàng mà người kia hãy còn thấy gỗ.

Hỏi: Nếu không có vàng mà hãy còn thấy gỗ thì nghĩa thành ra hai chất, nếu là một chất thì không có vàng sẽ không thấy gỗ, nếu thấy thì là hai chất. Vả lại, gỗ ở trên vàng thấy gỗ, đã không có vàng thì sao có gỗ?

Giải thích rằng: Tuy hãy còn thấy gỗ mà là một chất, tuy là một chất mà hãy còn thấy gỗ. Đại sư đối với điều này đã đưa ra thần rắn làm ví dụ: Có người đi đường thấy một con rắn liền chém, trong bụng rắn có rượu thịt, rắn từ nơi nào có được rượu thịt? Rắn này là thần rắn, khi người đem rượu thịt cúng thần, rắn có được rượu thịt. Rượu thịt này là rượu thịt của người, rắn mang rượu thịt của người đi, người hãy còn thấy rượu thịt. Do con người chỉ thấy rượu thịt mà không phải là hai rượu thịt, chỉ là một rượu thịt, rắn mang đi mà người hãy còn thấy. Người đem đi mà bụng rắn có nghiệp hạnh. Không thể nghĩ bàn như vậy, cho nên vàng tuy không có mà hãy còn thấy gỗ, tuy thấy gỗ mà không phải là hai chất.

Tiếp theo lại đưa ra một nghĩa, chỉ là một chất vàng, người phước đức thấy vàng, người bạc phước thì thấy là rắn, chỉ là một chất vàng mà hai người thấy khác. Tuy thấy khác mà chỉ là một chất.

Hỏi: Chỉ là một chất thì chặt rắn tức là chặt vàng, chặt vàng tức là chặt rắn phải không? Thẳng thắn đưa ra câu hỏi này, không biết trả lời thế nào? Nay trình bày tuy có thể chặt rắn là chặt vàng mà không có thể chặt vàng tức là chặt rắn. Nói có thể chặt rắn tức là chặt vàng, đây là lời nói của Đại sư. Vì sao? Bởi vì như hai người cùng đi theo nhau, thấy một thỏi vàng, hai người nhường nhau thế là không lấy liền bỏ đi. Sau lại có một người đến thấy thỏi vàng này thành một con rắn, liền chặt làm hai đoạn mà đi. Do đó nói là hai người cùng tâm, bởi vì loại ấy chặt vàng, chặt rắn tức là chặt vàng. Người không có thể chặt vàng tức là chặt rắn, bởi vì người ấy vốn không thấy vàng, cho nên không có thể chặt vàng tức là chặt rắn.

Hỏi: Chặt rắn tức là chặt vàng, cũng thuận theo đốt uế thì đốt tịnh?

Giải thích rằng: Lại là nói đến nghĩa này, chặt rắn tức là chặt vàng, cũng đốt uế tức là đốt tịnh.

Tiếp theo lấy Chánh quả tương tự ví dụ các loại bốn câu về Y quả trước đây. Vì sao trước đây nói: Cõi có hai chất một xứ, một chất hai xứ, một chất một xứ, hai chất hai xứ?

Giải thích rằng: Hai chất một kiến, một chất hai kiến, một chất một kiến, hai chất hai kiến, có thể tương tự với Chánh quả, như bốn câu là hai Phật một xứ, một Phật hai xứ…; bốn câu là hai Phật một kiến, một Phật hai kiến… Không giải thích rằng: Y quả đã có hai loại bốn câu này, tương tự Chánh quả cũng có hai loại bốn câu này. Hai loại bốn câu này,

bốn câu trước là Đại sư đưa ra, bốn câu sau là Học sĩ trình bày.

Nói hai Phật một kiến: Khai mở Bổn-Tích làm hai, đây là BổnTích, đây là Tích-Bổn, nhân duyên Bổn-Tích. Nếu nhân duyên BổnTích thì không phải là Bổn-Tích, Bổn-Tích hai là hai chất, không phải Bổn-Tích là một xứ. Cho nên nói Bổn-Tích tuy khác nhưng là một không nghĩ bàn. Một không nghĩ bàn là vật gì? Pháp sư Thiệu Long Triết thành lập nghĩa, có người hỏi: Một không nghĩ bàn, một gọi là vật gì? Thì giải thích rằng: Một gọi là Chánh tánh. Đại sư nói: Không phải là giải thích. Chánh tánh là năm tánh, là trong năm tánh, thì nhân và nhân của nhân, quả và quả của quả, bốn tánh là duyên tánh, không phải quả là Chánh tánh. Một không nghĩ bàn không có thể nói là Chánh tánh. Sư nói: Bổn-Tích hai xứ, Xá-na Thích-ca không phải Bổn-không phải Tích gọi là Chánh Pháp thân. Bổn-Tích tuy khác nhưng là một không nghĩ bàn là hai Phật một xứ.

Một Phật hai xứ, Chánh Pháp không phải Bổn-Tích là một Phật, không phải Bổn-Tích là Bổn-Tích là hai xứ. Vậy thì Bổn-Tích tuy là một không nghĩ bàn nhưng khác. Trước tuy khác nhưng là một không nghĩ bàn, một là một không nghĩ bàn. Nay tuy một không nghĩ bàn nhưng khác, khác là không nghĩ bàn mà khác, cho nên nói là một Phật hai xứ.

Một Phật một xứ, là không phải Phật Bổn-Tích ở nơi không phải Bổn-Tích.

Tiếp theo trình bày về bốn câu như hai Phật một kiến…

Tạm thời phân rõ về hai Phật một kiến: Bổn-Tích là nhân duyên Bổn-Tích, nhân duyên Bổn-Tích thì không Bổn-Tích, bởi vì trước đây nói nhân duyên của Minh và Vô minh, người trí thì hiểu rõ không hai, cho nên hai Phật một kiến.

Một Phật hai kiến: Chánh Pháp thân không phải Bổn-không phải Tích là không hai, vì sao hai duyên thấy Bổn-Tích là hai? Pháp thân chưa từng có hai duyên thấy Bổn-Tích, Pháp thân chưa từng có BổnTích, cho nên là một Phật hai kiến.

Một Phật một kiến: Pháp thân Phật không phải Bổn-không phải Tích, duyên như Pháp thân mà thấy, cho nên là một Phật một kiến.

Hai Phật hai kiến: Pháp thân Phật không phải Bổn-Tích, Bổn-Tích đến với duyên. Đã là Bổn-Tích đến với duyên duyên thì thấy Bổn-Tích, Bổn-Tích nếu không đến với duyên duyên thì không do đâu mà thấy Bổn-Tích. Bởi vì Bổn-Tích đến với duyên, duyên có thể thấy Bổn-Tích, cho nên hai Phật hai kiến. Vì lẽ đó Chánh quả cũng có thể có hai loại bốn câu.

Tiếp theo lại kết hợp hai loại bốn câu trình bày về hai quả YChánh. Tạm thời trình bày về một loại bốn câu. Bốn câu thế nào? Đó là: Một Phật nhiều xứ, nhiều Phật một xứ, một Phật một xứ, nhiều Phật nhiều xứ.

Một Phật nhiều xứ, như phẩm Đức Vương trong kinh Niết-bàn trình bày: “Đức Thích-ca có Tịnh độ ở phương Tây tên là Vô Thắng.” Đây là một Thích-ca ở các nơi tịnh-uế. Đại Trí Luận nói: “Đức Thích-ca có Uế độ cũng có Tịnh độ. Uế độ của Thích-ca đã có Tịnh độ, thì Tịnh độ của Di-đà cũng có uế độ.” Cho nên nói là một Phật ở nhiều xứ.

Nhiều Phật một xứ, như kinh Pháp Hoa trình bày: “Chư Phật mười phương cùng ở Ta-bà, cũng như năm Đức Phật cùng hiện trong thất của Tín Tướng.”

Một Phật một xứ: Đức Thích-ca có phương Đông, Đức Di-đà ở phương Tây.

Nhiều Phật nhiều xứ: Chư Phật mười phương ở các cõi nước khắp mười phương.

Lại còn có bốn câu, đó là: Một Phật hai xứ, hai Phật một xứ, một Phật một xứ, hai Phật hai xứ.

Một Phật hai xứ: Thích-ca tức là Xá-na, Xá-na tức là Thích-ca, đây là một Phật. Kỳ Hoàn có tịnh-uế khác nhau là hai xứ.

Hai Phật một xứ: Thích-ca và Xá-na là hai Phật, Kỳ Hoàn tuy có tịnh-uế nhưng chỉ là một Kỳ Hoàn là một xứ.

Một Phật một xứ: Bổn-Tích là một Phật, Kỳ Hoàn tịnh-uế là một xứ.

Hai Phật hai xứ: Bổn-Tích là hai Phật, tịnh-uế là hai xứ.

Nhưng bốn câu này khó hiểu, tạm thời đưa ra chương môn như vậy, về sau trong Hội thứ tám lại sẽ giải thích tường tận. Sơ lược trình bày về nghĩa của cõi như vậy.

Nay hỏi chung về bốn câu trước. Vì sao một người trình bày về nghĩa nhân duyên, nếu không phải nhân duyên thì không thành nghĩa công kích về tự tánh khác, trình bày về nhân duyên này đã đều là nhân duyên, một-hai hai-một thật là nhân duyên, một-một hai-hai dường như là nhân duyên chăng? Như ban đầu công kích có-không ở nơi khác, nơi khác có là tự có, không là tự không. Tự có thì có cho nên có, tự không thì không cho nên không, có-có không-không không phải là nhân duyên, nay ông một-một hai-hai dường như là nhân duyên chăng? Tạm thời giải thích rõ ràng về bốn câu, nhân duyên nhân duyên bốn câu, bốn câu bốn câu, không bốn câu bốn câu, bốn câu không bốn câu. Bốn câu này đều là nhân duyên, đây là giải thích chung. Tiếp theo giải thích riêng, trước giải thích chung thì theo chiều dọc mà chặt chẽ, nay giải thích riêng thì theo chiều ngang mà sơ lược.

Trình bày riêng bốn câu đều là nhân duyên, do một-hai cho nên hai-một; do hai-một cho nên một-hai. Một-hai hai-một nhân duyên dường như là một-một hai-hai nhân duyên chăng? Giải thích rằng: Do hai-một cho nên một-hai có thể khởi lên, sao có thể có một-một? Do một-hai cho nên hai-một thì do hai-một cho nên một-một. Đã do haimột cho nên một-một, cũng do một-một cho nên hai- một thì một-một là nhân của hai-hai, một-một là nhân của một-một; do một-hai có hai-hai, cũng do hai-hai cho nên một-hai thì hai-hai là nhân của một-hai, mộthai là nhân của hai-hai. Đây là bốn câu đều là bốn câu nhân duyên, nhân duyên nhân duyên bốn câu thì không phải là bốn câu, không phải không phải là bốn câu-không phải không phải là không bốn câu, cuối cùng là thanh tịnh.

Trên đây tuy trình bày như vậy nhưng bốn câu chưa từng có một người đã nói. Trong kinh Đại Phẩm nói: “Tu-bồ- đề nói với các Thiên tử: Ta không hề nói, không có chữ nào đáng nói.” Đây là luận mà không hề luận, thuyết mà không hề thuyết. Nay cũng như vậy, vô lượng bốn câu mà chưa hề có, bốn câu mà lại vô lượng bốn câu; vô lượng một tuy một mà vô lượng, một vô lượng tuy vô lượng mà một. Tuy không hề thuyết mà thuyết, tuy thuyết mà không hề thuyết, tản ra thì đầy khắp pháp giới, hợp lại thì mất đi không hề có, tuy tụ vào mà không có gì không có. Chỉ trải qua mình như vậy, không có thể rõ ràng-không có thể lẫn lộn. Rõ ràng thì thành có được cái được, lẫn lộn thì không có thể hiểu. Nay tạm thời rõ ràng mà lẫn lộn, lẫn lộn mà rõ ràng. Sơ lược trình bày về nghĩa Tịnh độ như vậy. Như vậy nghĩa về bốn loại, nghĩa về hai loại sơ lược đã xong.

Nay phần thứ ba tiếp theo trình bày về Giáo môn. Trước đây trình bày về Hóa chủ-Hóa xứ tức là y-chánh năng-sở, có năng hóa thì có sở hóa, có sở hóa thì có năng hóa, vậy thì y-chánh đầy đủ nhân duyên năng-sở. Trình bày về Hóa chủ-Hóa xứ này để làm gì? Vì muốn hóa duyên thiết giáo, cho nên nay phần thứ ba trình bày về Giáo môn. Ngay trong Giáo môn gồm có ba câu:

  1. Năng sở.
  2. Nhân quả.
  3. Một nửa và đầy đủ, thường và vô thường.

Sư tuy trình bày về ba loại này nhưng đều dẫn ra quy cách phân rõ bàn bạc tóm tắt giữ lại đại ý mà thôi. Đại sư nói: Nghĩa về năng-sở dài nhất, nghĩa về nhân quả là trung bình, nghĩa về một nửa và đầy đủthường và vô thường là hạn chế nhất.

Nhưng trong này tạm thời trình bày về nghĩa của năng-sở, ngay trong nghĩa này lại đưa ra bốn câu:

  1. Năng mà không sở (nghĩa về thường và vô thường, một nửa và đầy đủ, đầu kinh Niết-bàn sẽ riêng biệt giải thích rộng ra, nay nêu ra nội dung cốt lõi phân rõ về khái lược, ba câu mà lại không sở).
  2. Sở mà không năng.
  3. Cũng năng cũng sở.
  4. Không phải năng không phải sở.

Nói về Năng mà không sở: Như Lai thiết lập giáo pháp không có duyên được ngộ, gọi là năng mà không sở.

Nói về Sở mà không năng: Hoặc có chúng sinh thấy lá rơi mà ngộ đạo, nhìn hoa tàn mà thành Thánh, Như Lai không gặp được để giáo hóa họ, gọi là sở mà không năng.

Nói về cũng năng cũng sở: Có giáo của Như Lai che phủ, có duyên của chúng sinh che phủ, giáo là giáo của duyên, duyên là duyên của giáo, duyên giáo hợp nhau, giáo hợp với duyên, duyên hợp với giáo, duyên giáo hòa hợp, chúng sanh đắc đạo, cho nên gọi là cũng năng cũng sở.

Nói về không phải năng không phải sở: Không có giáo chủ động(năng) gặp được của Như Lai, không có duyên thụ động(sở) gặp được của chúng sinh, cho nên nói là không phải năng không phải sở.

Hỏi: Vì sao trình bày về bốn câu này?

Giải thích rằng: Tuy trình bày bốn câu này nhưng nay phân rõ về giáo môn, đích thực dựa theo câu cũng năng cũng sở để phân rõ. Vì sao? Bởi vì trình bày về giáo, trình bày về giáo là muốn duyên gặp được, cho nên nay dựa theo cũng năng cũng sở để phân rõ câu thứ hai. Tuy cũng năng cũng sở mà trình bày về giáo của chủ động gặp được, câu thứ tư sau tức là trình bày về duyên thụ động gặp được. Nay chính là trình bày về giáo của chủ động gặp được.

Hỏi: Đức Phật Thích-ca và Đức Phật Xá-na thiết lập giáo pháp là giống nhau hay là khác nhau?

Giải thích rằng: Hai Đức Phật thiết lập giáo pháp là giống nhau.

Hỏi: Hai Đức Phật đã khác nhau sao có thể giáo pháp giống nhau?

Giải thích rằng: Hai Đức Phật tuy khác mà thiết lập giáo pháp đều vì hiển bày đạo, hiển bày đạo không khác cho nên nghĩa thiết lập giáo pháp giống nhau. Tại vì sao? Bởi vì đạo là thụ động hiển bày, giáo là chủ động biểu hiện, đạo do thụ động hiển bày đã không khác, giáo do chủ động biểu hiện là giống nhau. Hai Đức Phật đã như vậy, tương tự mười phương chư Phật cũng như vậy. Mười phương chư Phật thiết lập giáo pháp để làm gì? Đều hiển bày đạo đã giống nhau, vì hiển bày đạo cho nên nghĩa của giáo là giống nhau.

Tiếp theo trình bày về giáo pháp của hai Đức Phật giống nhau, là cùng trình bày về pháp môn nhân quả. Giáo pháp của hai Đức Phật tuy vô lượng mà không ra ngoài pháp môn nhân quả. Giáo pháp của mười phương chư Phật cũng như vậy, không ra ngoài pháp môn nhân quả. Giáo pháp của mười phương chư Phật không ra ngoài pháp môn nhân quả, pháp môn nhân quả này thâu nhiếp hết giáo pháp của mười phương chư Phật. đã trình bày về pháp môn nhân quả là giống nhau cho nên giáo pháp của hai Đức Phật không khác. Nhưng nhân quả này không phải là nhân quả về sáu nhân-năm quả của vài người, nhân quả cùng thời của Luận sư, nhân quả khác thời, nhân quả bốn duyên-ba nhân, những nhân quả này đều không phải là nghĩa của nhân quả. Đại sư trước đây dùng phẩm Nhân Quả trong Trung Luận để công kích nhân quả này, trình bày không phải là nhân này-không phải là quả này, kiếm xét nhân này không có thể không phải là nhân, cầu mong quả này không có thể không phải là quả. Công kích nhân quả như vậy rồi, mới có thể trình bày về nhân quả nhân duyên-nhân duyên lúc này, nhân quả thì không ngăn ngại cũng có thể cùng thời, cũng có thể khác thời, nhân duyên cùng thời-nhân duyên khác thời, nhân duyên cùng thời-không cùng thời, nhân duyên khác thời-không khác thời, tuy không cùng thời mà cùng thời, tuy không khác thời mà khác thời, như tiếng vang trong hang vắng, như cảnh tượng trong gương sáng. Luôn luôn cần đến ý này, cần phải là ý này trước hết công kích nhân quả của người khác, mới có thể trình bày về nhân quả nhân duyên lúc này, nghĩa về nhân quả-nhân quả nhân duyên mới thành tựu. Vì vậy hai Đức Phật cùng trình bày về nhân quả.

Hỏi: Dường như là hai Đức Phật cùng trình bày về nhân quả chăng?

Đáp: Hai Đức Phật cùng trình bày về nhân quả, đều có nghĩa sai biệt-không sai biệt, không sai biệt-sai biệt. Sai biệt-không sai biệt của Thích-ca: Một nhân Bát-nhã, một quả Tát-bà-nhã; một nhân Phật tánh, một quả Niết-bàn. Không sai biệt-sai biệt của Thích-ca: Khai mở một nhân Bát-nhã làm vô lượng nhân, đó là nhân của Tam Thừa cùng với nhân của Thập Địa; khai mở một quả Tát-bà-nhã làm vô lượng quả, đó là quả Tát-bà-nhã, quả Bồ-đề, quả Niết-bàn. Xá-na cũng có nghĩa sai biệt-không sai biệt, không sai biệt-sai biệt: Thực hành một nhân lìa thế gian đạt được một quả pháp giới, tức là nghĩa không sai biệt. Nhân của Thập Tín-Thập Trú-Thập Hạnh-Thập Hồi Hướng-Thập Địa…, Chánh quả mười thế giới hải, tướng hải Đại-Tiểu, và thị hiện các thân BổnTích…, tức là nghĩa không sai biệt-sai biệt. Đây chính là hai Đức Phật đều có nghĩa sai biệt-không sai biệt, cho nên hai Đức Phật trình bày về nhân quả là giống nhau.

Nói về khác thì Thích-ca phần nhiều trình bày về nghĩa sai biệtkhông sai biệt, gom lại phân ra(thúc-tán) trình bày về nghĩa, trình bày về một nhân Bát-nhã, một quả Tát-bà-nhã, không đưa ra mười-mười để trình bày về nghĩa; nếu là Xá-na thì phần nhiều trình bày về nghĩa không sai biệt-sai biệt, phân ra gom lại trình bày về nghĩa, mười-mười để trình bày về nghĩa, Thập Tín-Thập Địa…, cho đến hai trăm câu hỏi của Bồ-tát Phổ Tuệ, hai ngàn câu trả lời của Bồ-tát Phổ Hiền, một câu hỏi đưa ra mười câu trả lời, cho đến mười thế giới hải của Phật, tướng hải Đại-Tiểu…, là nghĩa không sai biệt-sai biệt. Đây là nghĩa giống-khác trong giáo môn của hai Đức Phật. Như vậy trình bày về giáo pháp của hai Đức Phật tuy nhiều nhưng không ra ngoài nhân quả, do đó hai Đức Phật cùng trình bày về nhân quả. Đại sư từ trước tới nay nói: Hai Đức Phật cùng trình bày về nhân quả, trình bày về nhân quả khác nhau.

Nói về hai Đức Phật cùng trình bày về nhân quả: Thích-ca chủ động hóa độ trong quá khứ thực hành nhân không sanh diệt, nay đạt được quả không Đoạn-Thường, Thích-ca chủ động hóa độ đã như vậy; Xá-na chủ động hóa độ cũng như vậy, Xá-na chủ động hóa độ trong quá khứ thực hành nhân không sanh diệt, nay đạt được quả không ĐoạnThường. Thích-ca thụ động hóa độ trong hiện tại thực hành nhân không sanh diệt, vị lai đạt được quả không Đoạn-Thường, Thích-ca thụ động hóa độ đã như vậy; Xá-na thụ động hóa độ cũng như vậy, trong hiện tại thực hành nhân không sanh diệt, vị lai đạt được quả không ĐoạnThường. Do đó hai Đức Phật cùng trình bày về nhân quả.

Nghĩa giống mà không giống: Thích-ca chủ động hóa độ trình bày đầy đủ về nhân quả, Xá-na chủ động hóa độ cùng trình bày về quả chứ không trình bày về nhân. Xá-na thụ động hóa độ trình bày đầy đủ về nhân quả, Thích-ca thụ động hóa độ chỉ trình bày về nhân chứ không trình bày về quả.

Nói về Thích-ca chủ động hóa độ trình bày đầy đủ nhân quả: Giáo pháp của Thích-ca trình bày hiện tại là phàm phu, thực hành nhân đạt được quả gồm trình bày về nhân của hai đời, trình bày quá khứ thực hành các nhân Lục độ…, hiện tại vượt thành xuất gia học đạo, sáu năm khổ hạnh; trình bày đầy đủ về nhân quả hai đời, là trình bày về nhân phân rõ về quả, dưới cội Bồ-đề chứng đắc thành tựu Chánh giác tức là phân rõ về quả, cho nên nói Thích-ca chủ động hóa độ trình bày đầy đủ nhân quả. Xá-na chủ động hóa độ chỉ có quả chứ không có nhân: Trong giáo pháp của Xá-na không trình bày về Xá-na chủ động hóa độ thực hành nhân. Vì sao không trình bày về quá khứ thực hành nhân, không trình bày về hiện tại thực hành nhân? Bởi vì thẳng đến lúc Xá-na mới thành Chánh giác trình bày về hai quả Y-Chánh, Y quả tức là cõi nước mười phương, Chánh quả tức là mười danh hiệu của Phật, cho nên Xána chủ động hóa độ chỉ trình bày về quả chứ không trình bày về nhân.

Xá-na thụ động hóa độ trình bày đầy đủ nhân quả: Xá-na thụ động hóa độ tu hành về nhân của Thập Tín-Thập Trú-Thập Địa…, đạt được quả tướng hải Đại-Tiểu không nghĩ bàn, thực hành nhân lìa thế gian đạt được quả pháp giới, cho nên nói Xá-na thụ động hóa độ trình bày đầy đủ về thực hành nhân đạt được quả.

Thích-ca thụ động hóa độ chỉ trình bày về thực hành nhân chứ không phân rõ về đạt được quả: Bởi vì trong Đại Phẩm nói: “Bồ-tát bởi vì không trú vào pháp, mà trú trong Bát-nhã đầy đủ vạn hạnh. Đây là chỉ trình bày về thực hành các nhân Bát-nhã… chứ không trình bày về đạt được quả Tát-bà-nhã, cho nên Thích-ca thụ động hóa độ chỉ có nhân chứ không có quả.

Nhưng bốn câu này từ Pháp sư Sơn Trung đến nay đã có lời nói này: Nghĩa đã từng có của một người này tự nhiên rất khó, người sau tuy đọc được lời nhưng thật ra không hiểu được ý đó.

Nay tạm thời đưa ra mấy câu hỏi. Vì sao đã nói: Xá-na thụ động hóa độ thực hành các nhân của Thập Tín-Thập Địa…đạt được quả tướng hải Đại-Tiểu không nghĩ bàn, thực hành nhân lìa thế gian đạt được quả pháp giới. Vì sao có thể biết?

Điều này vì sao có thể biết, Thập Trú-Thập Địa…là nhân của Xána thụ động hóa độ, tướng hải Đại-Tiểu là quả của Xá-na thụ động hóa độ?

Sau một vòng nhân quả cũng đưa ra vặn hỏi về điều này. Kinh văn trong bảy Xứ-tám Hội của kinh Hoa Nghiêm, nơi nào nói về Thập Tín-Thập Địa là nhân của Xá-na thụ động hóa độ, tướng hải Đại-Tiểu là quả của Xá-na thụ động hóa độ?

Sau một vòng nhân quả cũng đưa ra vặn hỏi về điều này. Kinh văn trong bảy Xứ-tám Hội của kinh Hoa Nghiêm, nơi nào nói lìa thế gian là nhân của thụ động hóa độ, pháp giới là quả của thụ động hóa độ?

Vả lại làm sao biết Thập Tín-Thập Trú không phải là nhân của Xá-na chủ động hóa độ, tướng hải Đại-Tiểu không phải là quả của Xána chủ động hóa độ? Làm sao biết lìa thế gian không phải là nhân của Xá-na chủ động hóa độ, pháp giới không phải là quả của Xá-na chủ động hóa độ?

Lại vặn hỏi một câu, nếu nói Thập Tín-Thập Địa…là nhân của Xána thụ động hóa độ, tướng hải Đại-Tiểu là quả của Xá-na thụ động hóa độ, thì Xá-na thụ động hóa độ ngay trong hiện tại đạt được quả tướng hải Đại-Tiểu hay không?

Nếu như nói Xá-na thụ động hóa độ không đạt được quả tướng hải Đại-Tiểu, chính là Xá-na thuyết giảng cho các Bồ-tát, nay các Bồ-tát tu nhân được quả; thì điều này cùng với Thích-ca thụ động hóa độ lại có gì khác nhau? Thích-ca cũng nói cho các Bồ tát về các quả Niết-bàn, Tát-bà-nhã…, nay các Bồ-tát trình bày từ nhân được quả này. Nếu như vậy thì hai Đức Phật thụ động hóa độ không khác nhau, sao có thể phân định Thích-ca thụ động hóa độ chỉ có nhân chứ không có quả, Xá-na thụ động hóa độ đầy đủ nhân quả?

Nếu như nói Xá-na thụ động hóa độ đã đạt được quả tướng hải Đại-Tiểu, thì các Bồ-tát thảy đều là Phật, tại vì sao? Bởi vì quả tướng hải Đại-Tiểu là quả tướng hải Đại-Tiểu của Như Lai, các Bồ-tát đã đạt được quả này thì các Bồ-tát đều đã thành Phật, sao lại còn thực hành nhân lìa thế gian đạt được quả pháp giới?

Đưa ra nghĩa rối rắm vặn hỏi về hai câu này không có thể giải thích được. Sở dĩ không có thể giải thích được, bởi vì Sư đưa ra lời này vốn khó hiểu, không có đủ những điều khác. Nhưng nghĩa tướng về nhân quả của hai Đức Phật là cao nhất thì đương nhiên khó thấy. Trước đây nói: Thích-ca chủ động đầy đủ nhân quả, thụ động chỉ có nhân chứ không có quả; Xá-na chủ động chỉ có quả chứ không có nhân, thụ động đầy đủ nhân quả, vì sao trình bày nhân quả này không giống nhau?

Trình bày về điều này đưa ra nghĩa, Đại sư nói: Sở dĩ trình bày về bốn câu nhân quả này, là muốn phân rõ về nghĩa chủ động và thụ động của hai Đức Phật gồm đủ nhau, Thích-ca chủ động hóa độ trình bày đầy đủ nhân quả, Xá-na thụ động hóa độ trình bày đầy đủ nhân quả. Vậy thì chủ động-thụ động đối lập với nhau, không chủ động thì không thành thụ động, không thụ động thì không thành chủ động, chủ động là chủ động của thụ động, thụ động là thụ động của chủ động. Chủ động và thụ động này đều đầy đủ nhân quả, tuy đều đầy đủ nhân quả nhưng chỉ có nghĩa một nhân một quả, cho nên Thích-ca chủ động trình bày đầy đủ nhân quả, Xá-na thụ động trình bày đầy đủ nhân quả.

Câu thứ hai gồm đủ nhau: Xá-na chủ động hóa độ chỉ có quả chứ không có nhân, Thích-ca thụ động hóa độ chỉ có nhân chứ không có quả, thì đây cũng là nghĩa chủ động-thụ động, không chủ động thì không có thể trình bày về thụ động, không thụ động thì không có thể trình bày về chủ động, bởi vì quả của thụ động-chủ động gồm đủ nhân của chủ động-thụ động, nhân của chủ động-thụ động gồm đủ quả của thụ độngchủ động. Chủ động-thụ động này cũng là nghĩa một nhân một quả, cho nên Xá-na chủ động chỉ có quả chứ không có nhân, Thích-ca thụ động chỉ có nhân chứ không có quả.

Câu thứ ba gồm đủ nhau: Thích-ca chủ động đối với Xá-na chủ động, Thích-ca chủ động là nghĩa một-hai, Xá-na chủ động là nghĩa hai-một. Hai này là một-hai, một này là hai-một; Bổn này là Bổn của Tích, Tích là Tích của Bổn. Vì Bổn-Tích cho nên một-hai, vì Tích-Bổn cho nên hai-một. Một-hai gồm đủ hai-một, hai-một gồm đủ một-hai. Vì Bổn-Tích gồm đủ Tích-Bổn, Tích-Bổn gồm đủ Bổn-Tích, cho nên Thích-ca chủ động trình bày đầy đủ nhân quả, Xá-na chủ động chỉ có nhân chứ không có quả. Đại sư chỉ đưa ra lời này.

Nay lại hỏi: Vì sao trình bày về bốn câu nhân quả này gồm đủ nhau?

Giải thích rằng: Có hai nghĩa:

1. Trình bày về chủ động-thụ động của hai Đức Phật nối thông với nhau, Thích-ca chủ động hóa độ đã trình bày đầy đủ nhân quả biểu hiện Xá-na chủ động hóa độ cũng như vậy, Xá-na chủ động hóa độ chỉ có quả chứ không có nhân biểu hiện Thích-ca chủ động hóa độ cũng như vậy. Hai Đức Phật là hai câu nhưng đều hiển bày một nghĩa, cho nên một-hai không giống nhau. Chủ động hóa độ đã như vậy thì thụ động hóa độ cũng như vậy. Nghĩa này dễ biết.

2. Muốn mất đi nghĩa chủ động-thụ động, nhân quả, Bổn-Tích. Thích-ca Bổn-Tích là một-hai, Xá-na Tích-Bổn là hai-một; Bổn-Tích không phải là Tích, Tích-Bổn không phải là Bổn; một-hai không phải là hai, hai-một không phải là một; chủ động-thụ động không phải là thụ động, thụ động-chủ động không phải là chủ động. Vậy thì không phải một-không phải hai, không phải Bổn-không phải Tích, hoàn toàn thanh tịnh, đây là nghĩa của tên gọi Đại Phương Quảng.

Lại giải thích về nghĩa của một câu trước. Vì sao trước đây nói Xá-na chủ động hóa độ chỉ có quả chứ không có nhân, thụ động hóa độ đầy đủ nhân quả? Bởi vì trình bày kinh này ban đầu chỉ nói về hai quả y-chánh của Xá-na, mười quốc độ của Phật tức là Y quả, mười thế giới hải của Phật tức là Chánh quả, nhưng không trình bày về nhân của Xána chủ động hóa độ. Nếu là Xá-na thụ động hóa độ thì trước trình bày về năm vị như Thập Tín-Thập Địa… là nhân của thụ động hóa độ, tướng hải Đại-Tiểu là quả của thụ động hóa độ. Đây là một vòng trình bày về nghĩa của nhân quả thụ động hóa độ.

Lại nưa, một vòng trình bày về nhân quả thụ động hóa độ, đó là nhân lìa thế gian-quả pháp giới. Ở giữa hai vòng nhân quả này, phẩm Tánh Khởi kết hợp trước-phát sinh sau (kết tiền-sinh hậu). Kết hợp trước là trước trình bày về nhân của năm vị, tiếp theo trình bày về quả tướng hải Đại-Tiểu, phẩm Tánh Khởi đã thâu nhận nhân quả này, trở về nghĩa của một Chánh tánh không nhân-không quả; phát sinh sau là do không nhân-không quả mới có thể trình bày về nghĩa nhân quả, từ Thể sinh ra Dụng. Do không phải là nhân mới có thể trình bày về nhân lìa thế gian, do không phải là quả mới có thể phân rõ về quả pháp giới, cho nên phẩm Tánh Khởi kết hợp trước-phát sinh sau.

Nay hỏi: Vì sao có thể biết, nhân của Thập Tín-Thập Địa… và quả tướng hải Đại-Tiểu này là nhân quả thụ động hóa độ của Xá-na? Làm sao biết là nhân quả thụ động hóa độ không phải là nhân quả chủ động hóa độ? Giải thích rằng: Sở dĩ có thể biết Thập Tín-Thập Địa… là nhân thụ động hóa độ, bởi vì rõ ràng Như Lai dùng các nhân như vậy để khuyến khích chúng sinh thụ động hóa độ, khiến cho họ thực hành nhân này, nói rõ rằng nếu các người có thể thực hành nhân này thì nhất định sẽ được thành Phật. Cho nên biết nhân quả này là nhân quả thụ động hóa độ của Xá-na.

Đại sư nói: Đây là thụ động hóa độ luôn luôn có nghĩa gồm đủ, vì sao? Bởi vì Xá-na thụ động hóa độ gồm đủ nhân của chủ động hóa độ, không có thể chủ động hóa độ gồm đủ thụ động hóa độ.

Nói về nhân thụ động hóa độ gồm đủ nhân chủ động hóa độ, là trình bày về thụ động hóa độ thực hành các nhân này đạt được quả, nên biết Xá-na chủ động hóa độ thực hành những nhân này khiến cho đạt được quả.

Chất vấn: Nhân thụ động hóa độ gồm đủ nhân chủ động hóa độ,

cũng phải là quả thụ động hóa độ gồm đủ quả chủ động hóa độ; nhân thụ động hóa độ gồm đủ nhân chủ động hóa độ, cũng phải là quả chủ động hóa độ gồm đủ quả thụ động hóa độ? Giải thích: Không có thể quả của chủ động hóa độ gồm đủ quả của thụ động hóa độ, vì sao? Bởi vì muốn ca ngợi Xá-na thụ động hóa độ hiện tại thực hành nhân riêng biệt đạt được quả, cho nên không có thể quả của chủ động hóa độ gồm đủ quả của thụ động hóa độ.

Chất vấn: Hiển bày thụ động hóa độ riêng biệt đạt được quả, không có thể quả của chủ động hóa độ gồm đủ quả của thụ động hóa độ, cũng phải là chủ động hóa độ riêng biệt có nhân, không có thể nhân của thụ động hóa độ gồm đủ nhân của chủ động hóa độ? Giải thích: Nếu cùng gồm đủ thì thành một nghĩa, nay đều đưa ra một nghĩa cho nên không giống nhau.

Hỏi: Vì sao nhân thụ động gồm đủ quả chủ động, mà không có thể quả thụ động gồm đủ nhân thụ động? Giải thích rằng: Có gồm đủ và không gồm đủ, không có thể như nhau ở nơi chưa rõ ràng, mà còn trải qua giải thích.

Tiếp theo lại hỏi: Vì sao Thích-ca thụ động hóa độ chỉ có nhân chứ không có quả, Xá-na thụ động hóa độ lại đầy đủ nhân quả? Giải thích rằng: Tịnh-uế, lợi-độn. Vì lẽ đó Thích-ca thụ động hóa độ trong cõi uế, bởi vì căn cơ chậm chạp cho nên thực hành nhân chưa lập tức đạt được quả; Xá-na thụ động hóa độ trong cõi tịnh, bởi vì căn tánh nhanh nhạy cho nên thực hành nhân thì đạt được qủa. Phần nhiều phân định như vậy mà thôi. Luận bàn tỉ mỉ thì nhân của Thích-ca thụ động hóa độ không đạt được quả, không phải là không đầy đủ nhân quả; nhân của Xá-na thụ động hóa độ đầy đủ nhân quả, không phải là không có nghĩa chỉ có nhân mà không có quả. Vì sao? Bởi vì trong Đại Luận nói: “Đức Phật Thích-ca chuyển pháp luân có hai loại, trong pháp luân bí mật có người đạt được Vô sinh, có người ngay thân này thành Phật.” Trong kinh Nhân Vương nói: “Nghe nói về Bát-nhã hiện tại thành Chánh giác.” Nhân của Thích-ca thụ động hóa độ không có quả, đã có nhân quả tương tự

Xá-na thụ động hóa độ đầy đủ nhân quả cũng có nhân mà không có quả.

Hỏi: Đã như vậy vì sao đưa ra cách giải thích này?

Giải thích rằng: Phần nhiều phân định như vậy mà thôi.