HÀNH TRẠNG TAM TẠNG PHÁP SƯ THIỆN VÔ ÚY1

Đệ tử Lý Hoa soạn thuật
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

Sa-môn Tam Tạng Thâu-bà-ca-la, nói đủ bằng tiếng Phạm thì phải là Thú-bà-nga-la-tăng-hạ. Dịch đúng âm đời Đường là Tịnh Sư Tử, dịch nghĩa là Thiện Vô Úy. Người nước Ma-già-đà thuộc Trung Ấn Độ, trụ ở tại chùa Na-lan-đà trong thành Vương-xá, vốn là thuộc dòng Sátđế-lợi, Sát-đế-lợi xả bỏ vinh hoa phú quý ở thế gian, xuất gia theo Phật. Thần khí trong sáng, đạo nghiệp lồng lộng, tinh thông thiền tuệ, khéo đạt tổng trì Tam Tạng môn. Một lòng muốn đi khắp các nước thuộc năm miền Ấn Độ, ban rải danh thơm. Với tâm đại bi làm lợi ích chúng sanh, có duyên với Đông Độ, trên đường đi khắp xứ Bắc Ấn Độ, âm hưởng vang động đến xứ Chi-na. (Trung Hoa) trong lúc, hoàng đế nước ta đang sưu tầm hiền lương, bèn sai sứ đến đón rước.

Niên hiệu Khai Nguyên thứ tư (716), Sư mang một lượng lớn kinh điển tiếng Phạm đến Trường An, ban đầu an trí tại ngôi Tháp Viện ở phía Nam chùa Hưng Phước. Qua đến năm năm sau, tức năm Đinh Tỵ (717) ở chùa Bồ-đề, dịch kinh “Hư Không Tạng Bồ-tát”, “Năng Mãn Chư Nguyện Tối Thắng Tâm Đà-la-ni Cầu Văn Trí Pháp” một quyển. Do Sa-môn Tất Đạt dịch ngữ, Sa-môn Vô Trước chuốt văn ghi chép. Các kinh điển bản Phạm do Hòa thượng mang đến, có ban sắc đều khiến dâng vào nội cung, vì thế mà chưa được dịch rộng các kinh. Trước đó, Hòa thượng vô hành, đi đến Thiên Trúc học xong, nói trở về đến Bắc Thiên (= Bắc Ấn Độ), không may đã thị tịch, các kinh điển bản Phạm, có sắc chiếu thỉnh về tôn trí tại chùa Hoa Nghiêm ở Tây kinh, đều giao lại Hòa thượng Thiện Vô Úy, cùng Sa-môn Nhất Hạnh chọn được trong đó một số kinh điển bản Phạm đều là giáo nghĩa tổng trì (bí mật tạng). Sa-môn Nhất Hạnh trước đó chưa từng là dịch giả, đến niên hiệu Khai Nguyên thứ mười hai (72), theo xa giá đến Lạc Dương, an trí tại chùa Đại Phước Tiên, Sa-môn Nhất Hạnh thỉnh Hòa thượng Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy dịch kinh “Đại Tỳ-lô-giá-na thành Phật Thần Biến Gia Trì” một bộ; chín quyển, kinh đó đầy đủ tiếng Phạm, có mười vạn bài tụng, bản hiện nay đang lưu hành thâu tóm được yếu chỉ. Do Sa-môn Bảo Nguyệt dịch ngữ, Sa-môn Nhất Hạnh ghi chép vâng thừa yếu chỉ, đồng thời cắt bỏ chỗ rườm rà, trau chuốt lời văn, nghĩa lý; văn chất cùng nửa, hài hòa sâu xa. Lại dịch kinh “Tô-bà-hô Đồng Tử” ba quyển, kinh “Tố-tất-địa-yết-la” ba quyển.

Hòa thượng Tam Tạng tính ưa điềm đạm giản đơn, vắng lặng hiệp thần, thường mở thiền quán, khuyên giúp người mới học, luôn nghĩ nhớ từ bi, dẫn dắt dụ dỗ không thiếu sót. Đối với mọi người hoặc hỏi điều nghi, thảy đều phân tích khúc chiết không để vướng mắc. Các nơi bị nước ngập cầu rút hay nắng hạn cầu mưa, tài năng giúp khắp các vị xuất gia, rộng như biệt ký. Về sau có dâng biểu xin trở về nước (Magià-đà) có chiếu ban đình chỉ việc ấy. Đến niên hiệu Khai Nguyên thứ hai mươi ba (735), ngày mồng 7 tháng 11, nằm nghiêng phía phải, xếp chân viên thị tịch tại thiền thất, thọ 99 tuổi; 80 tăng lạp, khắp pháp giới lạnh lẽo, hoàng đế (= Huyền Tông) động lòng kính thương, ban tặng chức Hồng Lô Khanh, an táng tại Tây Sơn Long Môn. Quan Hồng Lô Thừa Lý Hiện cùng Sa-môn oai nghi, Luật sư Định Tân, coi xét giúp đỡ việc tang. Đến ngày mồng 08 tháng 08, an táng tại Tây Sơn thuộc Long Môn, lệ rơi nghiêng thành, núi sông biến sắc.

 

BIA MINH CỐ HÒA THƯỢNG TAM TẠNG PHÁP SƯ THIỆN VÔ ÚY2

Đệ tử:

– Tiền tả bổ khuyết Triệu Quận Lý Hoa soạn.
– Sa-môn Giới Thành ở chùa Trường Khánh tại Hằng Phủ viết.
– Sa-môn Hằng Tú ở chùa Đương viết chữ Triện lên đầu bia.

Cúi mong: Hòa thượng Thâu Vương Phạn Đích, hiệu Thiện Vô Úy là con cháu của vua Cam Lộ Phạn, tức là chú út của Đức Thích Ca Như Lai. Vốn trước kia ở tại Trung Ấn, đến lúc phân vua ở nước Yên Đồ (= Odra, thuộc sông Ấn Độ), cha là vua Phật Thủ Vương, hoà thượng lúc mới sanh đã có dáng dấp bậc thánh, sớm có được đức hạnh và tài nghệ, nên trải qua mấy lần thử nghiệm, lên mười tuổi thống giới, mười ba tuổi nối ngôi, các người anh dấy binh làm loạn, bất đắc dĩ phải đánh dẹp. Tiếp nhận trung thể, lớn mạnh hại đầu. Vì quân thuận thắng, vì anh ưa an toàn, mới thưa cùng mẫu hậu, bảo quan rằng: “Nếu còn những cuộc đánh mới thì ân nghĩa dứt hẳn, nay đã nhường nước”. Thực hiện ý chí ấy, nhân đó nhường ngôi cho anh, cố cầu vào đạo, thái hậu buồn chấp nhận, bèn đem tặng cho hạt châu truyền quốc, đi đến phía nam Hải Tân, gặp được Thù Thắng Chiêu Đề, ngộ nhập Pháp Hoa Tam-muôi, nhóm cát xây tháp, nguyện làm muôn ngôi, rắn độc cắn hại vào tay vẫn không lui sụt. Đến lúc thôi nghỉ, gá thân thuyền của những người đi buôn đến Trung Ấn Độ, mật tu thiền tụng, miệng phát ra ánh sáng, ba ngày không có gió mà thuyền chạy đến cả muôn dặm, cùng những người đi buôn gặp giặc cướp, nguy hiểm sắp bỏ mạng, bèn an ủi lịch thiệp cùng mọi người, thầm tụng chân ngôn, cảm ứng Ngài Thất Câuchi hiện toàn thân tướng, giặc bị bọn cướp giết chết, bọn cướp mới thú tội, thành tâm quy y chỉ dấu di hiểm, vượt cùng hoang sơ, băng qua nước độc, đến đất trung thiên mới gặp được vua ở đó. Phu nhân của vua là chị gái của Hòa thượng vậy. Hòa thượng mặc đồ người thường, các bạn bè (= các thương buôn) kính lễ Ngài như vua. Vua hỏi, biết được nguyên do, ngợi khen hết lời. Bồ-đề quyến thuộc, ngày ấy đồng quy tụ, mây từ bủa giăng, một cảnh thật sự thay đổi.

Từ đó, mở Tạng Tam thừa, nghiên cứu tông thú các bộ, các thứ phẩm kệ chương cũ, tụng đọc không sót, nói nghĩa lý ở cung rồng, đắc tần thân của Sư Tử, danh vang năm xứ Ấn Độ, tôn xưng đứng đầu. Bấy giờ chùa Nan-lan-đà là suối nguồn trong thời tượng pháp, là nơi nhóm họp các Thánh vậy. Hòa thượng mới xả bỏ châu báu, chú một đại tượng bằng đá tuyệt đẹp, ban ngày như chỗ tối của mặt trăng, đêm thì tỏa sáng. Tăng bảo thì có Đạt-ma-cúc-đa; thời Đường dịch là “Pháp Hộ”, nắm giữ chìa khóa bí quyết của cửa định, đeo mang mật ấn của Như Lai, dáng vẻ như 0 tuổi mà kỳ thật là 800 vậy. Hòa thượng mới gieo đầu đảnh lễ hai chân người, kính thờ là bổn sư. Hòa thượng thấy trong bình bát của bổn sư chẳng phải là thức ăn của nước ấy, mà hiện bày một vị Thiền tăng, Thiền tăng đó lại là người Trung Hoa. Thầy bánh dầu còn ấm, cơm gạo vẫn nóng, kinh ngạc mà khen ngợi rằng:“Trung Quốc cách đây mười tám ngàn dặm (18000) dặm, ở đó sáng sớm nấu chín mà trưa thì đến đây, sao mau chóng vậy? “Cả chúng hội thảy đều giật mình, chỉ một mình Hòa thượng điềm nhiên. Bổn sư mật bảo với Hòa thượng rằng: ở Trung Quốc có chùa Bạch Mã, lầu các mới xây thành, ta đến đó nhận cúng mà trở lại. Nếu ông có thể không nói thì thật có thể học vậy”. Bèn trao Tổng trì tôn giáo, rồng thần vây quanh đông đúc trước mắt, vô lượng ấn khế cùng một lúc nhận ngay, ngay ngày ấy làm lễ Quán Đảnh, làm thầy trời người, xứng gọi là Tam Tạng.

Tam Tạng có 6 nghĩa; trong là giới định tuệ, ngoài là kinh, luật luận, dùng Đà-la-ni tổng nhiếp tất cả. Chỉ Đà-la-ni là bánh xe mau chóng, là biển giải thoát tốt lành. Các Đức Phật ba đời đều sanh ra từ cửa này. Cái do tuệ chiếu truyền chỉ một ngọn đèn mà thôi, căn tánh khác lạ, đèn cũng vô biên, do đó mà có trăm ức Đức Thích Ca, vô số bụi nhỏ Tammuội. Bồ-tát dùng kim cang tổng nhiếp các định, Bạch nguyệt huyền diệu đồng với pháp thân, mau lên giai vị, gần với Đại giác. Ngay tướng ấy vậy, Hòa thượng tham lễ khắp các thánh tích, trải dài khắp cùng những nơi hoang sơ chẳng hối hận gian nan. Mỗi nơi đều ba lần, được Tôn giả Ca-diếp cạo đầu, được Bồ-tát Quán Thế Âm xoa đảnh. Thường kiết hạ ở núi Linh Thứu, có thú dữ trước đường dẫn vào hang sâu, trong hang sáng như ban ngày. Thấy tôn tượng đứng của Đức Thích-ca Mâuni, hai bên có người hầu, sắc tướng như còn sống.

Tại trung Ấn Độ gặp phải nắng hạn thỉnh Hòa thượng cầu mưa, Đức Đại thánh Quán thế Âm ở trong vầng trăng tay cầm bình rải nước xuống đất. Cảm nghẹn khi đến Sa-la song thọ, hỏi người thời xưa ở đời Phật hễ làm thì không nói, mười nghe được một, ép vàng như lá bối để viết kinh Đại Bát-nhã, đúc bạc xây tháp, đồng như thân tướng Phật.

Mẫu hậu cho rằng Hòa thượng đã qua đời, khóc khô lệ mờ mắt, đến lúc gởi thư hỏi thăm thì sáng mắt lại như cũ. Sau khi Đức Đại Hùng diệt độ, thì ngoại đạo đông đảo như rừng, chín mươi sáu tông phái, mỗi phái đều chuyên giữ sự thấy biết của họ, Hòa thượng bèn tùy chỗ chấp của họ, rũ lòng dẫn dụ phá nghi, cởi mở tà kiến bó buộc, dẫn đến cửa không xa bỏ bến mê, bước lên đường giác. Mây pháp đại tiểu đều thấm đượm, nước Định vuông tròn đều đầy vật đựng. Xô ngã trống cờ của Dị học, dựng lập cờ cao của tâm Vương, khiến họ buộc niệm ngăn cuồng, ngay thân mình mà quán Phật.

Bổn sư của Hòa thượng vui mừng nói: “Này thiện nam! Ông có duyên hãy đi Trung Quốc”. Hòa thượng bèn đảnh lễ từ tạ đi xuống đông độ. Trải qua nước Ca-thấp-di-la, trong đêm kế tiếp qua sông, sông không có cầu thuyền, bay trên hư không mà qua, được gọi là ở Trưởng giả. Có vị A-la-hán giáng xuống nói: “Tôi là bậc Thánh Tiểu thừa, Đại đức là hàng Bồ-tát Đăng địa”. Bèn nhường chỗ ngồi suy tôn, Hòa thượng tặng cho danh y, bèn bay lên không trung mà đi. Đến nước Ô-tràng, có con chuột trắng trở lại nhiễu quanh, hàng ngày hiến dâng tiền vàng. Hòa thượng giảng Tỳ-ni ở đình Đột-quyết mà có thể đôn đốc thỉnh pháp, ở cung Đột-quyết có người đưa tay bóp bầu vú của mình, từ vú có ba lằn khí rót vào trong miệng Hòa thượng. Hòa thượng liền chắp tay, dung mạo nghiêm trang, nói rằng: “Đó là mẹ tôi đời trước”. Hoặc lầm đưa dao chặt ba lần, các chi phần trong thân thể không tổn thương gì. Người bị chặt chỉ nghe tiếng đồng kêu mà thôi. Đến nơi hồ lớn ở dưới núi tuyết mà Hòa thượng vẫn chưa lành. Bổn sư của Hòa thượng từ trên không trung đáp xuống, nói rằng: “Thân Bồ-tát với như thế gian, không xả bỏ sanh tử. Ông từ lâu lìa các tướng, sao lại bị bịnh?” Nói xong bay thẳng lên trời. Hòa thượng tẩy rửa xong tự nhiên lành hẳn vậy. Trên đường ra Thổ-phiên, cùng đi với các thương buôn, giống người rợ Di tham của, dẫn mọi người bao vây, bèn mật hành tâm ấn, mà bọn Thổ phiên giàu có đến xin tội.

Đến vùng phía Tây nước Trung Quốc, ban đêm có vị thần hiện ra nói: “Phương Đông này không phải là cõi của đệ tử, Bồ-tát Vănthù-sư-lợi giữ gìn Trung Châu”, bèn đảnh lễ dưới Chân Hòa thượng rồi biến mất. Hòa thượng dùng lạc đà để chở kinh, đến Tây Châu, vượt qua sông, rồng vùi lấp chân lạc đà, chìm ngập dưới suối, đến nỗi Hòa thượng vào suối ba ngày, dừng ở lại cung rồng mà giáo hóa, khi dẫn lạc đà lên bờ, hề dính một chút nước. Vua Duệ Tông đạo đức rộng lớn, huyền khế vô phương, ban chiếu bảo vị tăng là Nhã-na cùng tướng quân Sử Hiến ra cửa ải ngọc môn biểu để hầu đón lai nghi. Đến khoảng niên hiệu Khai Nguyên tiếp tục hưng thạnh, giáo hóa rộng lớn, Thánh hoàng mộng thấy gặp gỡ Cao tăng, tướng mạo phi thường, đích thân nắm lấy màu sắc xanh đỏ họa vẽ lên vách điện, lúc Hòa thượng đến nơi, thì thấy phù hợp như trong giấc mộng. Bậc Thiên Tử sáng suốt anh minh linh, vui mừng tôn kính, trang nghiêm lại nội đạo tràng, tôn Hòa thượng làm giáo chủ. Từ Ninh-tát trở xuống đều quỳ dưới chiếu bưng vật đãi Đại sĩ nơi Cung trời, tiếp Phạm Diên ở tòa vua, kính lễ Quốc sư để đạo lớn thành, đặt để nhân chủ nơi thừa Như Lai, pháp môn vòi vọi, từ đó hưng thạnh. Những người có tài thuật nắm khế hợp quỷ thần, tham công biến hóa, vâng chiếu đến trước vua so tài thần dị, Hòa thượng vẫn điềm nhiên bất động, mà các nhà tài thuật tay chân không thể làm gì được. Ngoài ra các thứ bí mật khác đời chẳng nghe vậy. Nhiều lần thỉnh ở ngoài, ban sắc các chùa thay nhau đón rước. Theo vua đến kinh thành Lạc Dương, vua ban chiếu an trí ở chùa Thánh thiện. Từ sau khi ra khỏi nội cung, tăng tục chiêm lễ, đua ganh giữa người Trung Hoa và Rợ Di, Hòa thượng một khi đã đến thì sang hèn như nhau. Những người kính phụng nghi dung, giống như hoa sen hé nở trong mắt. Những ai bẩm thọ ngôn giáo, như nước cam lồ rưới vào nguồn tâm, siêu nhiên tự ngộ nói: có người như thế vậy. Các pháp lữ nêu cao, tôn phụng Trưởng lão Bảo tư Duy, ngoài ra đều nhận lễ của các môn nhân. Thiền sư Nhất Hạnh định tuệ có dư, học thuật suốt cùng trời đất, song, có các điểm chưa thấu đạt thì tham hỏi, sau đó mới thực hành. Hòa thượng tư chất thuần túy, tinh thần sâu xa, khí khái ôn hòa, nói năng giản dị. Chẳng bỏ luật nghi, thân tâm tự hại. Dưới lìa yên nghỉ mà nguyện lực đều tròn đủ, có đến thì có ứng, xúc cảnh vô ngại, nên mọi buồn lo đều cởi mở, tài năng đủ cả trăm nghề, tâm đại bi đều xông khắp, xem cây cỏ đồng như con một, không thể biết sự cùng cực. Ở tại bổn viện đúc linh tháp bằng đồng mạ vàng, nói rằng: Đem công đức này để ứng duyên cứu đời, tuy làm khuôn phép diệu cực trời người. Chúng tăng trong bổn tự nấu đúc rất rộng lớn mà mé sân lại sâu hiểm, lo sợ gió đến lửa bốc mạnh gieo tai họa khắp bảo phường. Hòa thượng cười, nói rằng: “Không có gì đáng lo!”, tự sẽ có sự linh nghiệm, đến ngày nổi trống rót đồng, tuyết nhiều rơi khắp không trung, linh tháp đã thành, hoa thổi đầy khắp chiếu. Trước sau vâng chiếu chỉ, lúa gieo gặp nắng hạn cầu mưa xuống, dập tắt lửa ngăn gió, sáng rực rỡ khắp các tai mắt. Thung dung dừng thỉnh, giúp người xuất gia, chánh pháp hưng thạnh, phần nhiều nhờ bậc long tượng, thật đáng tin vậy. Hòa thượng dâng biểu xin về nước, buồn chiếu không cho phép. Đến ngày mồng bảy tháng 11 niên hiệu Khai nguyên thứ hai mươi ba (735), Hòa thượng nằm nghiêng phía phải xếp chân thị tịch tại thiền thất, thọ 99 tuổi; 80 tăng lạp, khắp pháp giới lạnh lẽo, lòng trời chấn động buồn thương, ban chức Hồng Lô Khanh. Sai quan Hồng Lô Thừa Lý Hiện, tăng oai nghi luật sư Định Tân, coi sóc việc an tang ở Tây Sơn thuộc Long môn. Lệ đổ bởi kính mộ, đến nỗi nghiêng thành, núi sông biến đổi sắc màu.

Đệ tử Tăng Bảo Tư, Hộ Bộ Thượng thư Vinh Dương Trịnh Công, Thiện Quả hội tôn vậy. Đệ tử Tăng Minh Tư, Lang Gia Vương Thị, đồng dòng họ cao quý thượng tài, vượt cao tự giác, tự tâm nói là biện tài của Nhạo thuyết, Diệu dụng tức tông yếu của thiền-na, được vào thất Hòa thượng chỉ có hai người ấy mà thôi. Đến khoảng những năm của niên hiệu Càn nguyên (758-760) lại làm Thiên duy, Đại Quân tâm chứng được tâm Từ vô duyên, đích thân hành hiếu không thiếu sót. Từ đó, Phạm Vương, Đế Thích theo gót, trời rồng giúp sư, hung uế quét trừ, người cầu thanh tịnh. Ngôi sáng phó chúc, dạy Đại Hưng; Nhất Hạnh, hai Thiền sư bèn khắc kệ tụng vào vàng đá. Pháp lìa văn tự, đạo không thể gọi tên, vì an ủi tâm cảm mến của môn nhân, có Đồng Nhan Tử bùi ngùi, than thở như sau:

“Vốn dòng họ Thích
Rồng giúp ra ao
Bỏ ngôi, thành đạo
Làm thầy trời người.
Độ chúng như bụi
Hành từ Cam lộ,
Gió tan nóng bức
Trăng xua tối tăm
Pháp vốn không sanh
Nay ta không đắc
Tùy phương giảng giáo
Bèn đến Trung Hoa.
Đế hậu đón rước
Hoa trời đầy áo
Trong vườn hoan hỷ
Chỉ nghe chiêm bặc
Trăm ngàn muôn ức
Điều phục tâm mình.
Quán đảnh từ xưa
Tiếng tăm hiện nay
Núi Diệu cao vương
Biển sâu, trăng tròn
Hiện diệt, chẳng diệt
Không bi, hạc lâm
Kia nước núi Tây
Vắng lặng thất đá
Kim quan đã đóng
Thử ngắm suốt ngày
Song Bảo nối sáng
Giáo quý lời mật
Quy về pháp ta
Nhân quyền ngộ thật.”

(Có bản nói): Niên hiệu Trinh Nguyên thứ 11, tức năm Ất Hợi (795) ngày 17 biến Giáp dần; tháng tư sóc Mậu Tuất. Niên hiệu Càn Nguyên thứ nhất (758), Quách Lịnh Công tấu: Tháp viện là do chùa Quảng Hóa chuyên lo coi sóc. Đệ tử tăng thượng tọa ở chùa Đương, tăng Quang tư tự chủ chùa Thiện nghĩa, vị tăng Chí Mãn đệ tử trước thượng tọa Tuệ Chiếu giữ chức Đô-duy-na. Tăng Như Chương tự chùa Đàm Chân, điển tòa vững chắc, đạo ngập phù phong, Mã chiêm Hà đông khuất phần khắc chữ.

Đến ngày 13 tháng 8 niên hiệu Ứng An thứ ba, khiến viết chép cho xong hết, khoảng năm sau tìm ra được chỗ của bản, vừa được văn đó, liền nhờ hai vị hiền nhân viết lại, thỉnh đến có thể tìm đó. (Truyện ngài Thiện Vô Úy trong Đại Tồng Cao Tăng Truyện đều y cứ vào đó để viết).

Tháng tám, niên hiệu Ứng Niên thứ ba (thêm một giao xong) Quyền thiếu tăng Đô Hiền Bảo (đang tuổi 38).

Một vị đệ tử ngài Thiện Vô Úy là Thiền sư Kính Hiền ở Tung Nhạc (giao phó việc của thiền sư Nhất Hạnh).

Tổ thứ năm là Đại sư Hoằng Nhẫn truyền xuống thiền sư Thần Tú; Bắc tông, kế tiếp Phổ Tịch ở Tung sơn (không cơ sở ghi chép ngữ cú nên không ghi) tiếp nữa là Nhất Hạnh ở chùa Tung dương (đồng) thiền sư Giáo ở Tung sơn (không cơ sở ghi chép ngữ cú nên không ghi).

Trên đây là “Truyền Đăng Lục” quyển bốn sao chép vậy.

Thầm nghĩ: Thiền sư Kính Hiền ở chùa Hội Thiện, Tung Nhạc thọ Bồ-tát giới yết ma nghi quỷ với Tam Tạng Pháp sư Thiện Vô Úy. Tham hỏi yếu chỉ nhiệm mầu của Đại thừa. Thiền sư Tuệ Kính chùa Tây minh soạn tập làm một quyển “Thiền yếu” là đó vậy. Thiền sư Kính Hiền sợ Thiền sư Thần Tú kính phụng thờ Thiền sư Thần Tư. Bản “Thiền yếu” do Thiền sư Tuệ Kính soạn, Thiền sư Nhất Hạnh lại thêm sửa chữa.

Dùng tâm địa Bí duệ, tùy theo văn mà biết được ý chỉ.

Phổ Tịch ở Tung Sơn thụy hiệu là Đại Tuệ Thiền sư, thấy trong “Đại Tống Cao Tăng Truyện”. Lại nữa, Chân Ngôn Nhất Hạnh thọ yếu chỉ pháp thiền với Thiền sư Đại Chiếu, thấy trong “Toản Yếu Tập” của Tiểu Dã. Còn Nhất Hạnh chùa Tung dương là Đồng thể môn nhân của Thiện Vô Úy, vả lại ý chỉ đó trong “Đại Tống Cao Tăng Truyện” quyển 5, đoạn viết về Nhất Hạnh vậy.

Năm Đinh Mão niên hiệu Diên Hưởng thứ tư

Di Tắc Nạp cửu thiện trang liễu Bạt-đà-la-hệ-đát-phược (đang ở tuổi 6).