HÀNH TRẠNG TAM TẠNG PHÁP SƯ BẤT KHÔNG 1
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
– Tiền thí tư lãnh Quân vệ bịnh tào tham – Quân thâu lâm đãi chiếu thần triệu thiên.
Hoàng Đế Huyền Tông thọ pháp Quán Đảnh với Đại sư pháp hiệu Bất Không, dùng hạnh nguyện Phổ Hiền truyền tâm Đại Bồ-đề Ấn Kim Cương Trí, vâng theo giáo lệnh của Phật cứu giúp các chúng sanh. Giữ gìn Đại Pháp Bảo, ứng thời mà đến, giúp sức ba triều (Huyền Tông – Túc Tông và Đại Tông) gần ba mươi năm.
Đại sư vốn người ở Phú Tây Lương, thuộc dòng họ Bà-la-môn ở Bắc Thiên Trúc, cha mất sớm, được nuôi dưỡng ở nhà cậu, nên lấy họ mẹ. Ban đầu bà mẹ thuộc dòng họ Khương. Lúc bà chưa mang thai, có một vị thiện tướng nói rằng: “Nhà ngươi sau này chắc chắn sẽ hạ sanh Bậc Đại Bồ-tát”. Nói xong bèn biến mất, rất lạ lùng, bèn tắm rửa thay đổi y phục, không nói chuyện, chỉ lo trì niệm chưa đến ba ngày, ngồi mà giả ngủ, mộng thấy Đức Phật mỉm cười, hai mắt sáng ngời, soi rọi trên đầu, bỗng nhiên kinh hãi tỉnh giấc, khắp mình toát mồ hôi, nhân đó biết có thân, hương đèn từ đó về sau, trong thất ban đêm sáng như ban ngày, suốt mười hai tháng mới sanh. Vừa mới sanh đã biết nói, phong cách thần thái khác người thường, tính khí khác chúng, sáu Ba-la-mật, bốn vô lượng tâm, tự biết rõ ràng, không cần thầy trao truyền. Chỉ Phật với Phật mới rốt ráo như thế!
Xưa kia, Đức Như Lai Tỳ-lô-giá-na phó chúc “Pháp Ấn kim cương đảnh Du-già bí mật giáo vương chân ngôn” cho Bồ-tát Kim Cương Thủ, trải qua gần một ngàn năm, lại truyền cho Bồ-tát Long Mãnh. Sau đó vài trăm năm, Long Mãnh lại truyền cho A-xà-lê Long Trí, sau đó mấy trăm năm nữa, Long Trí lại truyền cho A-xà-lê Kim Cương Trí. Kim Cương Trí truyền cho Đại sư ngày nay vậy. Tuy nguồn chỉ một mà dòng lại chia, chỉ vài mươi người mà thôi, song, tông phong chính đích cùng nhau kế thừa thì Đại sư là đời thứ sáu.
Ban đầu, Đại sư tùy theo họ ngoại xem xét nước Phong Đại, đến năm 10 tuổi, tuần du trải qua các xứ Võ Oai; Thái Nguyên. Năm 13 tuổi thờ ngài Đại Hoằng Giáo (= Kim Cương Trí), Tổ sư nói Tất Đàm Chương; Bà-la-môn ngữ luận, liền tụng thuộc lòng, ngay ngày ấy liền thông suốt tỏ ngộ, Tổ sư cho là rất lạ lùng, ngày khác truyền Bồ-đề tâm giới, dẫn vào Kim cương giới Đại Mạn-trà-la, thử nghiệm ném hoa, biết đã có người tiếp nối dòng pháp. Đầu năm 15 tuổi cạo tóc, 20 tuổi thọ giới cụ túc, giỏi luật tạng của Nhất Thiết Hữu Bộ, hiểu rõ ngôn ngữ các nước, biết được sách của nước khác. Trước khi dịch kinh thường khiến dịch ngữ, đối chiếu sự khinh trọng ngôn ngữ của tiếng Phạm bà tiếng Hán đời Đường, đắn đo về tinh hoa của văn nghĩa. Thảo bàn tập hợp thanh luận trong mười hai năm; công chỉ sáu tháng mà hoàn tất, tụng đọc Văn-thù hạnh nguyện kỳ hạn chỉ một năm, lại một đêm mà xong.
Về sau, ở chỗ Tổ sư ai cầu năm bộ Du-già, Tam Mật Tương Ưng, cầu đến ba năm chưa toại nỗi lòng năm xưa. Vì chánh pháp nên muốn trở lại Thiên Trúc. Đêm hôm đó nghỉ trọ tại Tân Phong. Tổ sư cũng đêm đó tình cờ nằm mộng thấy tượng Phật, Bồ-tát ở các chùa trong kinh thành đều đi về hướng Đông, chợt thức giấc, bảo mau hoàn trả, đến khi nghe về đến, Tổ sư rất vui mừng, bảo rằng: “Pháp tạng của ta thảy đều giao phó cho ngươi”. Kế đó, một buổi sáng khác vì trao truyền cho pháp của năm bộ, làm pháp Quán Đảnh Hộ-ma A-xà-lê. Cá bộ kinh pháp như Kinh Đại Nhật, Tất Địa Nghi Quỹ, chư Phật Đảnh bộ chúng chân ngôn hạnh, mỗi mỗi đều truyền trì, đều tận cùng sự nhiệm mầu. Sau đó vài năm, Tổ sư vâng chiếu trở về nước, Đại sư theo hầu, đến phủ Hà Nam, Tổ sư thị hiện bị bệnh mà qua đời. Bấy giờ là tháng tám niên hiệu Khai nguyên thứ hai mươi chín (72). Xây dựng tháp thờ hoàn thành, Đại sư trước vâng theo di ngôn của tiên sư bảo qua nước Sư Tử đến Thiên thật sơ, rồi đến quận Nam Hải, tin truyền chưa đến, Tham phỏng Lưu Cự Lân, ba lần cung thỉnh Đại sư, ai cầu làm lễ Quán Đảnh, Đại sư bèn chấp nhận, bày chước phương tiện dựng lập đạo tràng tại chùa Pháp Tánh, nhờ Lưu Cự Lân mà bốn chúng đều được nương nhờ lợi lạc, độ người đến cả ức ngàn. Lúc Đại sư chưa đến, nhập Mạn-đồ-la đối trước thánh tượng Bổn tôn, gia trì bằng Kim cương tam mật, niệm tụng kinh hành, chưa qua mười ngày, thì Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi hiện thân, nhân sự chí thành mà đại nguyện không bị cô phụ, nỗi lòng xưa kia đã toại, bèn dẫn môn nhân đồ chúng như Hàm Quang, Tuệ Biện tăng tục ba mươi bảy vị chống tích trượng lên thuyền, tham phỏng trở xuống. Khắp châu sĩ thứ đại hội, lập bày hương hoa khắp đến mé biển, lễ phạn cao đến chân trời, đưa tiễn Đại sư mấy trăm dặm. Đầu tiên đến biên giới nước Ha-lăng, gặp phải cơn gió độc lớn, những người đi buôn kinh hoàng hoảng sợ, bèn thực hành pháp Bổn Thiên, khẩn cầu không hiệu nghiệm, cúi đầu lễ lạy, ai cầu Đại sư, Tuệ Biện tiểu sư cũng tha thiết kêu gào. Đại sư bảo rằng: “Nay ta đã có phương pháp, các vị chớ buồn lo”, nói đoạn tay phải Sư liền nắm lấy chày Ngũ Trí Bồ-đề tâm, tay trái cầm kinh Bát-nhã Phật Mẫu, thực hành pháp gia trì, tụng thần chú Đại Tùy cầu, vừa xong một biến, Tuệ Biện cũng lấy làm lạ, gió ngừng biển lặng đó là do năng lực của Đại sư. Sau đó lại gặp gió thổi mạnh, cá kình nhảy trên biển phung sóng cao như núi, hoạn nạn dữ dội hơn lần trước, những người đi buôn đành lòng nạp mạng. Đại sư thương xót, như sự trì niệm trước cũng bảo Tuệ Biên tụng kinh Ta-kiệt-la Long Vương, chưa qua một giờ mà các nạn đều dứt. Thử đến tới thành Hải Khẩu, vua nước Sư Tử sai sứ đón rước, Đại sư thấy vua, vua rất mừng vui, bèn thỉnh Đại sư trụ trong nội cung, cúng dường suốt bảy ngày. Mỗi ngày thường tắm trong bồn bằng vàng ròng, chứa đầy nước thơm, đích thân vua tắm rửa cho Đại sư, kế đến là Thái tử, Hậu phi, Phụ tướng đều như vua mà lễ kính Đại sư. Vào một ngày khác tìm cầu A-xà-lê Phổ Hiền v.v… kính dâng vàng bạc vật báu gấm thêu. Cầu thỉnh khai mở mười tám hội Kim cương đảnh du già pháp môn Tỳ-lô-giá-na Đại Bi Thai Tạng. Đại sư dựng lập đàn pháp và cho phép các môn nhân Hàm Quang, Tuệ Biện, đồng thời trao cho Ngũ Bộ quán đảnh.
Đại sư từ đó giác ngộ được sự vô thường, tìm khắp các thứ giáo điển châm ngôn và các kinh luận hơn năm trăm bộ. Bản Tam-muội chư tôn Mật ấn, nghi hình sắc tượng, đàn pháp cờ hiệu, văn nghĩa tánh tướng, không gì chẳng tận ngọn nguồn. Vào một ngày khác, vua sai điều khiển voi cuồng hý lộng, để thị uy người trong nước, mọi người đều nhìn lên chỗ cao, chẳng dám kề mắt, Đại sư mật tụng “Phật nhãn chân ngôn” và kết đại ấn, tâm an trú trong định từ, đứng ở ngã tư đường, hơn mười con voi điên, chỉ trong vài bước, bỗng quẩy tuôn chạy, cả nước đều lấy làm lạ. Lại đến năm xứ Ấn Độ, đi khắp các nước, sự tích rất nhiều nhưng thiếu sót chẳng ghi.
Đến niên hiệu Thiên Bảo thứ 5 (76), trở lại thượng kinh, dâng biểu lên Thi-la-mê-già nước Sư Tử, và vàng bạc anh bạc, kinh Bát-nhã bằng bản Phạm, các sáu Bạch Điệp v.v… vâng chiếu sắc trú tại chùa Hồng Lô. Ngày khác lại có chiếu thỉnh Đại sư vào trong nội cung, xây dựng lập Mạn-đồ-la, trao quyền Ngũ Bộ quán đảnh cho vua Huyền Tông. Cũng trong năm đó, dời đến ở chùa Tịnh Ảnh, năm ấy suốt mùa hạ nắng hạn, Hoàng đế thỉnh Đại sư vào nội cung để cầu mưa, định ra ngày giờ, không được lâu dài, mưa không lớn lắm. Đại sư tấu lập đàn pháp trì kinh Đại Khổng Tước Minh Vương, chưa đầy ba ngày mà mưa tuôn tràn đầy, Hoàng đế rất vui mừng, tự tay bưng lấy hòm báu dâng tặng Đại sư áo ca sa màu tía, vua đắp mặc cho Đại sư và tặng hai trăm xấp lụa. Về sau có cơn gió bảo chợt thổi đến, lại ban sắc cho Đại sư khiến dừng cơn gió dữ, đại sư thỉnh một bình bạc, tác pháp gia trì, chỉ trong chốc lát gió liền dừng thổi, Hoàng đế rất xem trọng, sau đó có trì nga vô ý làm ngã bình, gió lại thổi mạnh như trước, lại ban sắc cho Sư khiến dừng gió, hễ Sư thực hành là có hiệu nghiệm, vua lại càng thêm kính trọng, ân ban hiệu là “Trí tạng”.
Đến niên hiệu Thiên Bảo thứ tám (79) lại ban ân chỉ, cho phép Sư trở về bổn quốc, ban cho năm con ngựa giỏi, đến quận Nam Hải, sau đó lại ban sắc lệnh dừng ở. Đến niên hiệu Thiên Bảo thứ mười hai (753) ban sắc lệnh thỉnh đốn Hà Lang tiết độ ngự sử đại phu La Thư Hàn. Qua năm Thiên Bảo thứ mười ba (75) Sư đến Võ Oai, trú tại chùa Khai Nguyên, tiết độ trở xuống đến cả một mạng, đều trao Quán Đảnh. Các loại sĩ thứ, đông đến mấy ngàn người, đều đến đạo tràng, Đại sư trao Ngũ bộ pháp cho vị tăng đệ tử tăng là Hàm Quang, kế là trao cho Công đức sứ khai phủ Lý Nguyên Tông hiện nay, và trao cho Kim cương giới Đại Mạn-trà-la. Ngày đó, khắp đạo tràng, đất đều rung chuyển. Đại sư cảm động nói rằng: “Đó là do tâm chí thành của Ông chiêu cảm nên”.
Đến niên hiệu Thiên Bảo thứ mười lăm (756) trong mùa hạ, Đại sư vâng chiếu chỉ trở lại kinh, trú tại chùa Đại Hưng Thiện. Đến niên hiệu Chí Đức (756-758). Loan giá tại Linh Võ Phong Tường, Đại sư thường thầm sai người hỏi đạo, dâng biểu khởi cư, lại thường luận về chính sách khắc phục, Hoàng Đế Túc Tông cũng thường mật hỏi sứ giả, đến chỗ Đại sư, cầu pháp bí mật và định ngày lấy lại kinh thành. Quả như dự liệu, khoảng niên hiệu Càn Nguyên (758-760), Hoàng đế cung thỉnh Đại sư vào nội cung, dựng lập đạo tràng và pháp Hộ-ma, Hoàng đế trao chuyển luân vương bảy báu, thọ pháp Quán Đảnh. Cuối niên hiệu Thượng Nguyên (762), Hoàng đế long thể bất an, bèn thỉnh Đại sư, dùng chân ngôn Đại tùy cầu, phất trừ bảy biến, thánh thể an khương muôn phước. Hoàng đế đặc biệt lễ trọng. Đại sư dâng biểu xin vào núi, Lý Phục Quốc mang nhận sắc lệnh đưa đến chùa Trí Cự ở núi Chung Nam, phụng tu công đức, trong đêm niệm tụng, đại nhạc Tát-đỏa, phát ra ánh sáng, để cùng chứng nghiệm, ngôi vị đã gần Tất-địa, Đại sư lại nói: “Chúng sanh chưa độ, ta đâu tự độ?”. Bèn đỡ tiên thánh lên xa, nay Hoàng đế ngự trị hoàn vũ, ân sủng ngày một thêm nhiều, ban tặng quá lắm, ở đây nói sơ lược mà thôi. Hai bộ kinh Nhân Vương, Mật Nghiêm, Hoàng đế đặc biệt soạn lời tựa. Ngày sắc lệnh ban hành, mây lành giăng phủ, cả triều đình lộ vẻ mừng vui, biên vào quốc sử.
Ngày mồng một tháng 11 niên hiệu Vĩnh Thái thứ nhất (765), ban chế trao cho Đại sư chức Đặc Tiến Thí Hồng Lô Khanh, tặng hiệu Đại Quảng Trí Tam Tạng niên hiệu Đại lịch thứ ba (768), Đại sư lập đạo tràng ở chùa Đại Hưng Thiện, tặng mười hai tấm nệm gấm, ba mươi hai tấm phướn lụa thêu, trị giá đến ngàn muôn, lại ban cấp lương thực cúng dường đại chúng trong đạo tràng suốt hai tuần lễ. Các quan hầu cận, các sứ cấm quân, ban sắc vào đạo tràng Quán Đảnh, kẻ tăng người tục có hơn năm ngàn (5000) vị. Đến mùa Đông niên hiệu Đại Lịch thứ tư (769), Đại sư tấu cùng Hoàng đế: “Trong trai đường của các chùa khắp cả nước, nên thờ thánh tượng Đức Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi làm Thượng tọa”, vua chấp thuận, phải tuyên bố khắp trong nước. Mùa ha, tháng năm, niên hiệu Đại Lịch thứ năm (770), Hoàng đế ban chiếu cung thỉnh Đại sư đến Thái Nguyên Đài Sơn để phụng tu công đức. Năm đó có sao chổi xuất hiện, khi pháp sự xong xuôi thì yêu tinh tự diệt, đến tháng 09 trở về kinh đô, Hoàng đế vì thế thừa sư tử, hứa cùng ngự yên giá, sai Trung sứ ra thành đón rước Đại sư. Đại sư cố từ chối, nhưng ân ban không chấp thuận, mới thừa đó vào cung, Hoàng thượng rất vui mừng, cùng tất cả các hàng đệ tử cả tăng lẫn tục, đều ban tặng cúng dường trai phạn tại nội điện, ban tặng lụa là rất hậu. Mùa xuân, tháng hai, niên hiệu Đại Lịch thứ sáu (771), ban tặng cho đạo tràng của Đại sư hai mươi bốn lá phan bằng lụa thêu, một tấm lụa thêu, và một tấm biển thêu. Đến tháng 10, nhân ngày thánh Đản, Đại sư đem tất cả các kinh đã dịch được trước sau, có sắc chiếu tuyên bày trong ngoài, biên vào “mục lục Nhất Thiết kinh”. Và tất cả đệ tử tăng tục, đều tặng vật năm trăm mười xấp. Mùa xuân niên hiệu Đại Lịch thứ bảy (772) ban sắc tặng cho một trăm xấp lụa. Cũng trong mùa Xuân, mùa Hạ năm đó nắng hạn, Hoàng đế có chiếu ban thỉnh Đại sư cầu mưa. Trung sứ Lý Hiến Thành phụng tuyên ân chỉ: “Nếu trong ba ngày mưa đủ thì đó là công của Hòa thượng, nếu không quá ba ngày thì liên quan đến việc của Hòa thượng!” Đại sư nhận lấy chế văn, dựng lập đạo tràng, một ngày đã qua, đến lúc y pháp cầu thỉnh cũng không quá hạn. Mưa lớn tràn khắp, Hoàng đế rất vui mừng, thiết lễ cúng dường pháp hội một ngàn vị tăng, và các đệ tử tăng mỗi vị chiếc y bảy điều, để báo đáp công ân ấy. Đến mùa Đông, Đại sư tấu xin xây dựng điện thờ Đại thánh Văn-thù-sư-lợi các và chính Thánh Thượng tự làm chủ điện thờ ấy. Quý Phi Hàn Vương, Công Chúa Hoa Dương đều khen ngợi. Phàm xuất của cải trong kho, ước khoảng số hơn ba ngàn muôn, đặc biệt sửa chữa. Mùa Xuân niên hiệu Đại Lịch thứ tám (773), Hoàng đế ban tặng Đại sư hai trăm xấp lụa cộng thêm sữa thuốc. Đến tháng năm, vâng chiếu, phiên dịch kinh “Tát-lộ-đồ Vương” một quyển, Hoàng đế ban tặng hai trăm hai mươi xấp lụa. Đến mùa Đông ngày 1 tháng 12, làm lễ khởi công xây điện thờ đại thánh Văn-thù, tất cả mọi phí tổn đều do ân chỉ, riêng có ban tặng cũng trông vào đạo lộ. Mùa xuân, tháng giêng, niên hiệu Đại Lịch thứ chín (77), Hoàng đế ban tặng sáu mươi xấp lụa màu. Đến mùa hạ, ban tặng ba trăm xấp lụa, cộng thêm y bát. Đến ngày 11 tháng 06, có chiếu cho Sư đến phủ Gia Khai nghi đồng tam ty, đối Túc Quốc Công thực ấp ba ngàn hộ, ngoài ra đều như cũ. Đại sư nhiều lần từ chối, không chấp nhận. Các đệ tử theo nhau dâng lễ mừng. Đại sư không vui nói:
“Đại chúng nghiễm nhiên
Duỗi tay an ủi
Trăng sáng tròn đầy
Là lúc ta đi.
Nhọc gì khi mất
Lại bày danh vị
Phụ khiến từ chối
Đại sư tự đi.”
Trong đêm ba mươi tháng chạp, Đại sư bảo đệ tử Triệu Thiên đem bút nghiên đến: “Ta muốn nói sơ lược nghi quỹ trà tỳ sau khi thị tịch, để các ngươi sau này theo đó mà cử hành lễ tang”. Triệu Thiên cúi đầu, ba lần cầu thỉnh: “Cúi xin Đại sư như lòng đại bi, ở lâu trên thế gian” Đại sư mỉm cười không chấp nhận. Từ mùa xuân suốt qua mùa hạ, ít ngủ, giảng nói pháp mầu, răn dạy các đệ tử, mỗi lời là hạnh nguyện Phổ Hiền xuất sanh vô biên môn kinh, khuyên bảo tụng trì, hai ba lần than thở, đó là điều tiên quyết để thọ pháp. Riêng bảo thuộc ý quán tâm Bồđề đại ấn bổn tôn chân thuyên chữ “A”, rõ pháp bất sanh, chứng thân Đại giác, như các ngón tay ở bàn tay, ủy thác dạy dỗ tha thiết, buồn vui lẫn lộn. Các ông đối với giáo pháp, nên vượt qua thân mạng. Đó là điều không dễ được nghe. Ta nhớ ngày trước vượt qua hiểm nạn, vì pháp quên thân, đến khắp các nước, đến đi qua lại hơn mười muôn dặm. Các ông phải nghĩ đến ý đó mà gấp rút tu hành, không được quay cuồng theo lợi mà nhục thân, chớ vì danh mà mất đạo, vâng theo lời chân thành của ta lúc sắp từ biệt, các ông cố gắng ghi nhớ!
Đến ngày 15 tháng 6 niên hiệu Đại Lịch thứ chín (77), tắm gội nước thơm, thay đổi y phục, ngồi ngay thẳng trang nghiêm, bảo thảo biểu văn từ tạ Hoàng đế, mặt xoay nhìn về hướng Bắc, đầu quay về hướng Đông dựa nằm, trụ trong định Đại Ấn thân mà thị tịch. Thần tuy đã xuất mà dung mạo vẫn như cũ, hơi thở sắp dứt mà nhan sắc càng tươi tắn, đó là nhờ sự gia trì của pháp lực, đâu phải tướng chết hủy hoại được ư? Đại sư trụ thế bảy mươi năm, năm mươi tăng lạp. Đệ tử tăng Tuệ Lãng kế thừa pháp vị Quán Đảnh, ngoài ra, các vị tri pháp chỉ có vài mươi vị mà thôi.
Thánh thượng xót thương buồn bã, bãi triều ba ngày, nghĩ nhớ tình khéo khuyên của thầy trò, nhìn lại vết xưa mà xót thương trắc ẩn, ban tặng ba trăm xấp lụa, hai trăm xấp vải bố, bốn trăm thạch gạo bún, bảy thạch dầu, mười lăm xe củi, ba xe than, tặng bốn mươi muôn đồng tiền, lại ban tặng tiền xây dựng tháp hơn hai trăm muôn đồng tiền, cúng dường trai thất thảy đều cung cấp. Thường ngày, Trung sứ Dư Ủy còn hỏi, sắc ban Công đức sứ Lý Nghiêm Tông coi sóc việc tang.
Ban đầu, lúc Đại sư sắp thị tịch, các tướng hiện ra trước mặt. Chư tăng mộng thấy cột cờ bàu cao ngàn nhận vô cớ đổ ngã, điện thờ đại thánh Văn-thù-sư-lợi mới xây dựng bỗng nhiên sụp đổ, khắp điện vũ đều rung chuyển, đến lúc tỉnh ngộ, âm thanh vẫn còn văng vẳng bên tai. Chày Kim cương trí bay vụt lên không trung, hồ nước phía sau chùa Đại Hưng Thiện khô cạn, rừng trúc sống thật, sân hoa đổi màu, các việc với tướng trạng khác lạ có gần mấy mươi điều, nay chỉ nói sơ lược, ngoài ra đều không ghi chép. Ngày xưa, lúc Đức Như Lai diệt độ, song lâm biến thành màu trắng, Văn Tuyên Đế băng, nước sông Tứ chảy ngược, tuy xưa nay có khác, song, nghiệm bày điềm ứng chẳng khác vậy. Ngày mồng sáu tháng bảy, nhóm họp chỗ tháp cử hành lễ trà-tỳ, người tùy hỷ có đến số ức ngàn muôn. Ngày đó, Hoàng đế ban chiếu bảo Cao phẩm Lưu Tiên Hạc đến kính tế và ban tặng chức “Tư không”, thụy hiệu là “Đại Biện Chánh Quảng Trí Bất Không Tam Tạng Hòa thượng” tỏ lòng tôn trọng đức hạnh của Đại sư. Sau khi trà-tỳ lửa tắt, còn lại trong lò có đến mấy trăm viên xá-lợi, tám mươi viên đem dâng vào nội cung. Lại ở trong cốt đảnh (sọ não) có một viên nửa ẩn nửa hiện. Sau đó, có chiếu ban sắc tại viện cũ nơi Đại sư ngày trước thường trú ở chùa Đại Hưng Thiện, xây dựng tháp xá-lợi, đặc biệt ban tặng tiền xây tháp hơn một muôn quan tiền. Các vị đệ tử kế thừa Đại sư ở bổn viện, Thánh thượng cũng ân sủng như lúc Đại sư còn tại thế.
Hoàng thượng y cứ theo đồ tịch của bốn biển chỉ có mười ba năm mà ban thư tay cho Đại sư có đến mấy mươi bài, đều là mật chỉ của bậc Thánh. Và ngay cả dâng phụng, xa từ tiên triều, cho đến Hoàng thượng ngày nay, có các chế văn pho quyển đầy hòm, ban tặng lụa là, chẳng biết đến số bao nhiêu, qua nhiều năm tháng, chứa nhóm như núi, không hề nói là chứa nhóm nên chẳng mưu cầu sự sống, nay đều chẳng viết. Thường ở trong cung cấm, xây dựng đao tràng, trải qua nhiều năm, trao truyền pháp ấn, gia trì Hộ Ma, dứt trừ tai dị, tăng thêm sự tốt lành, các sự bí mật. Đại sư không hề tuyên nói điều ấy, nay đều không nói trong hành trang. Các loại sự tích, thứ ấy rất nhiều, còn nơi biệt truyện, phú pháp cho đệ tử. Thâu thành quốc gia thì tại nơi Di thư tiến phụng, trình bày tình cảm rộng rãi đề nơi văn biểu tạ từ. Đại sư từ đầu niên hiệu Khai Nguyên (-72) cho đến niên hiệu Đại Lịch này (-77), phiên dịch kinh điển có hơn một trăm hai mươi quyển, các Đức Phật chỉ bày phương tiện, tồi ma hộ quốc, chẳng phải tôi thần có thể nhận nghe được, giam ở tại nơi cung trời. Phổ Hiền hạnh môn, Bồ-đề Bát-nhã là người tu hạnh Du-già phải tuyên lưu ở đời người. Đại sư giữ lấy ngôi vị làm thầy Quán Đảnh hơn bốn mươi năm, đệ tử nhập đàn, trao truyền cho đệ tử, tể thần cả ba triều, các Đại đức khắp năm kinh, kẻ tăng người tục sĩ lưu, mới thâu nhạc chủ, các loại nông dân, thương buôn, người dân có, đến cả ức muôn. Người đến giới đàn có hai ngàn (2000) đệ tử, Nhất Thiết hữu bộ riêng làm tông sư. Than ôi! Đại sư, với đạo dạy người, nhọc ấy chẳng một, hợp hết Nhị Đế, thích cùng các nhân, trước quán tánh để chỉ bày phương cách, chẳng gieo vọng mà hư lực. Đem pháp bảo như biển lớn tùy chỗ nhận mà thích ứng với tâm, dùng thuốc hay của núi Tuyết Sơn, nên tùy bệnh mà cho uống. Vì vậy, có Kinh Tô-tất-địa Tỳ-lô-giána Kim Cương Đảnh, các bộ chân ngôn, như giới định tuệ, đốn tiệm bán mãn, là giáo pháp của Đại sư vậy.
Đại sư như thế, còn sống thì làm thầy cả ba triều vua, đã thị tịch thì muôn người buồn đau! Giáo pháp cao vời như mặt trời mặt trăng, sanh tử thấm nhuần như mưa móc, mười bốn vị tăng thường nhập hội nơi cõi trời, ba ngàn (3000) môn sĩ còn thừa ân của Thánh Thượng. Vả lại, Phật giáo kể từ lúc truyền đến phương Đông, gần hai ngàn (2000) năm, truyền thắng pháp, gội nhuần Quang Vinh, thật chưa từng có đồng thời như Đại sư mà nói vậy. Các đệ tử v.v… đau xót, ánh sáng trong thất giữa đêm vụt tắt, cửa Phật mất của báu, trụ giữa trời bị gãy, thuyền cứu bỗng lật úp, biển khổ mênh mông biết nương tựa vào đâu! Lệ khô huyết cạn, tâm suy phách táng. Đệ tử triệu thiên con nâng khăn cầm gậy gần chín năm nay, nắm bút bưng nghiên tám năm mà thôi, chịu ân kế ở phiên dịch, trộm thừa vết thơm sâu mầu. Đại sư có các nguyên do hành hóa, hội thân bẩm thọ, những ngày lúc bình sanh, bảo làm tựa thuật, ở nơi hầu dâng, chưa rảnh sửa sang biên tập, huống là vâng phụng di huấn lúc lâm chung, cố từ chối mà chẳng được, đến lúc dứt hơi, lệ buồn khó dứt, chiêm bói các cố sự, mười chẳng ở một, cẩn trạng!
Niên hiệu Ứng An thứ ba (…) ngày mồng 01 tháng 02. Vì hoặc vốn báo viết hành trạng tùng đem bản xưa ở viện Bảo thọ hiệu điểm xong. Quyền Thiếu Tăng Đô Hiền bảo (đang năm 38 tuổi).
Niên hiệu Diên hưởng thứ tư (…), năm Đinh Mão. Di khắc tám tu bổ hoàn tất.
– Tăng chánh, Hiền hạ (đang tuổi 6).