DU GIÀ SƯ ĐỊA LUẬN
SỐ 1579
QUYỂN 52
Tác giả: Bồ tát Di Lặc giảng thuật, Bồ tát Vô Trước ghi.
Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Huyền Trang.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Phần Nhiếp Quyết Trạch
Địa Năm Thức Thân Tương Ưng và Địa Ý
Đoạn 2:
Lại nữa, Thế nào là đẳng vô gián duyên? Nghĩa là các Tâm Tâm sở bày vô gián khiến các Tâm Tâm sở kia sanh, nói các Tâm Tâm sở nầy làm duyên đẳng vô gián cho các Tâm Tâm sở kia. Nếu sáu thức nầy làm duyên đẳng vô gián cho sáu thức kia, từ chỗ thiết lập ở đấy gọi là ý căn, cũng gọi là ý xứ, cũng gọi là ý giới.
Thế nào là Sở Duyên duyên? Nghĩa là năm thức thân, dùng năm cảnh như sắc v.v… theo như thứ lớp làm Sở Duyên duyên (Làm duyên của đối tượng duyên). Hoặc ý thức dùng tất cả mười hai xứ trong ngoài làm Sở duyên duyên.
Thế nào là Tăng thượng duyên? Nghĩa là các xứ như Nhãn v.v… vì Nhãn thức cùng sanh khởi duyên tăng thượng. Hoặc tác ý nơi cảnh của đối tượng duyên, vì các thức dẫn phát duyên tăng thượng. Hoặc các Tâm Tâm sở lần lượt cùng làm, cũng sanh khởi duyên tăng thượng. Hoặc nghiệp tịnh, bất tịnh cùng với quả yêu thích không yêu thích nơi sau, và quả dị thục, vì chỗ tạo tác ở trước làm duyên tăng thượng. Như ruộng, phân bón, nước v.v…, cùng với các thứ mạ lúa làm duyên tăng thượng thành tựu. Hoặc các Trí công xảo kia, cùng với các xứ nghiệp công xảo của thế gian kia làm duyên tăng thượng cho nghiệp công xảo. Lại nữa, trong bốn duyên nầy, một loại Nhân duyên, so với pháp đã sanh có thể làm nhân sanh. Ba thứ duyên còn lại, đối với pháp đã sanh nên biết chỉ là nhân phương tiện. Do đó, các Hành kia sanh, lúc duyên phương tiện hiện tiền, chủng tử của các Hành kia liền có thể sanh khởi các Hành ấy. Thế nên các Hành không có nghĩa đồng thời sanh khởi tức thì. Nên biết, nương dựa vào bốn duyên như thế để kiến lập mười Nhân, như trong địa Bồ Tát đã nêu.
Hỏi: Như đức Thế Tôn nói: “Các Hành quá khứ làm duyên sanh ý. Các Hành vị lai làm duyên sanh ý…” các Hành quá khứ, vị lai không phải là có, vì sao đức Thế Tôn nói rõ các Hành kia làm duyên sanh ý? Nếu ý cũng duyên nơi cảnh sự không phải có mà được sanh, thì vì sao không trái với ngôn thuyết vi diệu? Như đức Thế Tôn nói: Do hai thứ duyên nên các thức được sanh. Những gì là hai? Nghĩa là Nhãn và Sắc. Như vậy nói rộng cho đến ý pháp.
Đáp: do có thể nắm giữ chỗ nghĩa không hành của năm thức thân.
Đức Phật Thế Tôn giả nói gọi là pháp, vì vậy nói duyên nơi ý và pháp ý thức được sanh.
Hỏi: do nhân duyên nào nên biết đức Phật Thế Tôn có mật ý ấy?
Đáp: Do ý thức kia cũng duyên nơi thúc khứ lai làm cảnh giới thế gian hiện có thể đạt được, không phải là thức của cảnh kia thuộc về pháp xứ. Lại, tánh có, an lập nghĩa có, có thể giữ lấy nghĩa có. Nếu tánh không thì an nghĩa không, có thể giữ vững nghĩa không, nên đều gọi là pháp. Do ý thức kia đối với nghĩa của Hữu tình, hoặc do nghĩa nầy mà được an lập, tức dùng nghĩa nầy nên khởi thức phân biệt nhận rõ nơi nghĩa của tánh không. Hoặc do nghĩa nầy mà được an lập, tức dùng nghĩa ấy để khởi thức phân biệt nhận rõ. Nếu nơi hai thứ không do hai nghĩa để khởi phân biệt nhận rõ, thì không nên nói ý duyên nơi tất cả nghĩa để giữ lấy tất cả nghĩa. Nếu như tạo ra thuyết nầy, tức nên trái hại với tất đàn đa của chính mình.
Lại, không nên nói như chỗ hiện có kia, không phải có cũng thế, là nói như lý. Thế nên ý thức như sự việc khứ lai không phải là tướng thật có, duyên nơi tướng ấy làm cảnh. Do đấy nên biết ý thức cũng duyên nơi chẳng phải có làm cảnh.
Lại có đạo lý của ngôn luận rộng lớn, do đấy chứng biết có duyên không thức. Nghĩa là, như ngôn thuyết vi diệu của đức Thế Tôn, hoặc trong hoặc ngoài và trung gian của hai thứ đều không có ngã. Ngã nầy không tánh, không phải thuộc về Hữu vi, không phải thuộc về Vô vi. Thức quán cộng tướng chẳng phải là không duyên nơi cảnh giới kia mà chuyển. Đây gọi là đạo lý của ngôn luận thứ nhất. Lại, đối với sắc hương vị xúc, như thế như thế sanh khởi, biến dị. Trong chỗ an lập, nên đặt các việc như ăn uống, xe cộ, y phục, vật dụng trang sức, nhà cửa, quân rừng v.v… Việc ăn uống v.v… nầy lìa sắc, hương v.v… đều không thật có. Tánh không có ấy không phải thuộc về Hữu vi, không phải thuộc về Vô vi. Thức quán tự tướng chẳng phải là không duyên nơi cảnh giới kia mà chuyển. Đó gọi là đạo lý của ngôn luận thứ hai.
Lại, Tà kiến bác bỏ, cho tất cả đều không thật có, Nghĩa là không có bố thí, không có thọ nhận, cũng không tế tự, nói rộng như trước. Nếu thí, nhận, tế tự v.v… không tánh là có, tức kiến giải như thế nên chẳng phải là Tà kiến. Vì sao? Vì kiến giải kia đã thấy như thật, đã nói như thật. Ở đây nếu không có các tà kiến ấy, thì duyên nơi cảnh giới nầy, Thức nên không chuyển. Đó gọi là đạo lý của ngôn luận thứ ba. Lại, trong các Hành không thường, không hằng, thảy đều biến dịch, nơi các Hành ấy thường hằng không biến đổi, không tánh, không phải thuộc về Hữu vi, không phải thuộv về Vô vi, Thức quán cộng tưởng, không phải là không duyên nơi cảnh giới ấy mà chuyển. Nếu duyên nơi cảnh ấy mà Thức không chuyển, thì ở trong các Hành thường hằng chẳng biến đổi, không tánh, trí huệ không thể quan sát như thật. Nếu không quan sát nên không sanh chán bỏ, nếu không sanh chán bỏ nên không lìa lục. Nếu không lìa lục nên không giải thoát. Nếu không giải thoát, nên không vĩnh viễn đạt đếnNiết bàn cứu cánh. Nếu có lý ấy, thì tất cả Hữu tình đều nên gắn kiền hoàn toàn với tạp nhiễm, không có kỳ hạn xuất ly. Đó gọi là đạo lý của ngôn luận thứ tư.
Lại, hành vị lai hãy còn không có sanh, huống chi có diệt. Nhưng đệ tử của bậc Thánh đối với hành vị lai không phải là không theo đấy quán sanh diệt mà trụ. Đó gọi là đạo lý của ngôn luận thứ năm. Do đấy chứng biết có duyên, không ý thức. Ngoài ra, còn có chủng loại đạo lý của ngôn luận như thế, chứng thành nhất định có duyên không thức, nên biết như vậy.
Hỏi: như đức Thế Tôn nói: “Có nghiệp quá khứ”. Nếu Thể của nghiệp quá khứ là không, thì hiện thời không nên có một thứ thọ lãnh nạp tổn hại. Hoặc lại không nên có một thứ thọ lãnh nạp không tổn hại. Đấy là có mật ý gì?
Đáp: Nghiệp tịnh, bất tịnh trong đời quá khứ đã khởi đã diệt, có thể chiêu cảm quả yêu thích của vị lai. Chủng tử của nghiệp nầy thâu nhận, huân tập nơi các Hành nối tiếp lần lượt không dứt. Đức Thế Tôn vì nhằm hiểu bày sự nối tiếp như vậy, do đó đã nói: “Có nghiệp quá khứ”.
Lại, đức Thế Tôn quán hai nghĩa, nên nói như thế. Một là nhằm ngăn chận ý của Luận giả về nhân không bình đẳng, để hiểu bày đạo lý nầy. Nghĩa là Luận giả kia vọng chấp cho là từ tự tánh của Trời đại tự tại, đế Thích Phạm Vương, nên trượng phu cùng hết thảy Hữu tình còn lại đều chuyển theo nẻo tịnh bất tịnh. Hai là nhằm ngăn chặn ý của Luận giả cho tất cả là không nhân, để hiểu bày đạo lý nầy. Nghĩa là Luận giả kia vọng chấp cho tất cả Hữu tình chuyển theo nẻo tịnh, bất tịnh đều không có nhân.
Hỏi: Như đức Thế Tôn nói: Có Hành quá khứ, ở trong Hành ấy, chúng Thánh đệ tử gồm đủ đa văn của ta không lưu luyến an trụ. Có Hành vị lai, ở trong Hành ấy, chúng Thánh đệ tử gồm đủ đa văn của ta không trông mong an trụ. Đây có mật ý gì?
Đáp: các Hành quá khứ cho quả nên có. Các Hành vị lai thâu tóm nhân nên có. vì sao? Vì các Hành hiện tại đã hiểu bày ba tướng:
- Tánh của quả nơi quá khứ.
- Tánh của nhân nơi vị lai.
- Tự tướng nối tiếp không dứt.
Vì nhằm làm rõ lý nầy, nên đức Phật Thế Tôn đã nói như thế. Lại quán xét hai nghĩa nên nêu bày như vậy. Một là nhằm ngăn dứt chấp đối với pháp khứ lai cho là thật có, để hiểu bày đạo lý nầy. Nghĩa là nếu các Hành khứ lai, tánh tướng là thật có, thì không nên do tánh của khứ lai kia mà nói là có. Hai là nhằm ngăn dứt chấp bài bác cho là không, để hiển bày đạo lý nầy. Nghĩa là kiến giải kia vọng chấp cho như đời khứ lai, hiện tại cũng vậy, đều không thật có.
Hỏi: Như đức Thế Tôn nói: “có cảnh giới quá khứ, có giới vị lai, có giới hiện tại”. Đây là mật ý gì?
Đáp: Nếu đã cùng với chủng tử của quả nối tiếp, gọi là Giới quá khứ. Nếu chưa cùng với chủng tử của quả vị lai nối tiếp, gọi là Giới vị lai. Nếu chưa cùng với chủng tử của quả hiện tại nối tiếp, gọi là Giới hiện tại. Nên biết ở đây, như thế là mật ý. Nếu Bí-sô v.v… ở trong sự nối tiếp của chủng tử như vậy mà đạt được thiện xảo, gọi là ở trong tất cả các pháp kia, chứng đắc vô lượng vô số tự tánh thiện xảo của các Giới.
Lại nữa, vì sao nên biết sanh lão, trụ, vô thường, lìa uẩn như sắc v.v… không thật có riêng biệt. Nghĩa là đã ngăn chận chấp tánh thật có nơi các hành vị lai, nên biết là cũng ngăn chận chấp tánh thật có sanh. Vì sao? Vì sanh của đời vị lai tự nó không thật có, làm sao có thể sanh các Hành còn lại. Cũng chẳng phải đời hiện tại có thể sanh các Hành hiện tại. Do đấy tướng sanh có tên gọi sai biệt. Đó là các Hành hoặc sanh hoặc khởi. Nếu tánh hiện tại lìa sự sai biệt ấy, thì tướng khác của sanh nhất định không thể thủ đắc. Các bậc thông tuệ không nên nói: Tức do hiện tại khiến các Hành kia thành tánh hiện tại. Vì sao? Vì nếu nói như thế là các Hành sanh diệt nối tiếp nên biết nghĩa hiểu bày tức tánh hiện tại có thể thành hiện tại.
Lại, tất cả pháp mỗi mỗi đều có riêng nhân của tự chủng tử, đâu cần cho là có hàng phàm phu có thể sanh. Lại, tướng sanh nầy tức là do các Hành sanh chăng? Hay là do nhân của các Hành sanh? Nếu là các Hành sanh thì cho tướng sanh nầy có thể sanh các Hành, do có sanh nên các Hành được sanh, là không hợp đạo lý. Nếu là nhân của các Hành sanh, thì lúc các Hành sanh, nơi mỗi mỗi Hành nên có hai sanh, là sanh và chủ thể sanh, là không hợp đạo lý. Như sanh, thì Lão trụ, vô thường, do đạo lý nầy, như chỗ ứng hợp nên biết. Vì vậy nên rõ, sanh v.v… ở trong các Hành là giả nêu đặt là có, do có nhân, nên các Hành chẳng phải là gốc. Tự tướng mới khởi gọi là sanh. Sau khởi các Hành cùng với trước sai biệt gọi là Lão. Tức phần vị sanh của các Hành kia tạm dừng, gọi là trụ. Sau sát na sanh, tướng của các Hành dứt gọi là diệt, cũng gọi là vô thường.
Hỏi: Nếu pháp Hữu vi, với bốn tướng Hữu vi là sanh lão trụ diệt có thể nắm bắt đầy đủ, do đâu đức Thế Tôn chỉ nói có ba thứ:
- Sanh
- Diệt
- Trụ nơi tánh khác.
Đáp: Do tất cả hành nơi ba đời được hiển bày. Từ đời vị lai vốn không mà sanh. Vậy nên đức Thế Tôn, do đời vị lai, đối với pháp Hữu vi nói sanh là tướng Hữu vi. Tướng ấy đã sanh rồi rơi rụng lui về quá khứ, vậy nên đức Thế Tôn do đời quá khứ đối với pháp Hữu vi nói diệt là tướng Hữu vi. Pháp của đời hiện tại đã hiển bày hai tướng là trụ và dị. vì sao? Vì chỉ thời gian hiện tại có trụ có thể đạt được. Trước sau biến dị cũng chỉ là hiện tại. Do đấy, đức Thế Tôn nhân nơi đời hiện tại đối với pháp Hữu vi nói chung trụ, dị là một tướng Hữu vi.
Hỏi: Thánh đệ tử của Phật nên quán đầy đủ về ba tướng Hữu vi.
Vì sao chỉ nói chúng Thánh đệ tử ở trong các uẩn tùy quán sanh, diệt mà trụ? Không nói tùy quán tánh trụ dị?
Đáp: sanh cùng trụ dị được hiển bày cùng sanh. Thế nên hai tướng hợp làm một phần, kiến lập phẩm sanh, tức nói tùy quán một tướng sanh mà trụ. Đối với phần thứ hai kiến lập phẩm diệt, tức nói tùy quán một tướng diệt mà trụ.
Lại nếu do tướng nầy khởi tư duy chán lìa, nên nay ở trong ấy chỉ nói về tướng nầy. Nghĩa là trong các Hành quán về tướng vô thường, có thể dấy khởi chán bỏ, lìa dục, giải thoát, nên chỉ tư duy về tánh tướng vô thường. Tánh tướng vô thường xưa không nay có, có rồi trở lại không, đã hiện rõ. Xưa không nay có, đó gọi là sanh. Có rồi trở lại không, đó gọi là diệt.
Lại nữa, sai biệt của sanh có nhiều thứ. Nghĩa là sanh sát na, sanh tương tục, sanh tăng trưởng, sanh tâm sai biệt, sanh chốn đáng yêu thích, sanh chốn yêu thích, sanh thấp kém, sanh xứ trung, sanh thắng diệu, sanh hữu thượng, sanh vô thượng. Trong ấy, các Hành nơi từ sát na sát na đổi thay mà khởi, gọi là sanh sát na. Nếu đủ các kiết, hoặc không đủ kiết, từ các tụ hữu tình kia diệt mất, rồi đi đến các tụ hữu tình khác, các uẩn nối tiếp sanh, gọi là sanh tương tục. Hoặc từ các phần vị trẻ thơ, đồng tử v.v… cho đến đi về phần vị lão suy, gọi là sanh tăng trưởng. Hoặc duyên nơi các cảnh giới kia, nơi những phần vị ngày đêm, sát-na, Lạp-phược, Mâu-hô-lật-đa v.v… thường xuyên dời đổi, không phải một mà là rất nhiều, vô số tâm khởi, hoặc tương ưng với vui, hoặc tương ưng với khổ, hoặc tương ưng với không khổ không vui. Hoặc có tâm tham, hoặc lìa tâm tham, nói rộng cho đến hoặc tâm khéo giải thoát, hoặc tâm không khéo giải thoát. Như thế gọi là sanh tâm sai biệt. Hoặc sanh trong các cỏi khổ như Na-lạc-na, Bàng sanh Ngạ quỷ, Như vậy gọi là sanh nơi không đáng yêu thích. Nếu sanh trong các cõi vui như người, trời, gọi là sanh nơi đáng yêu thích. Hoặc sanh trong cõi dục thấp kém, gọi là sanh nơi thấp kém. Nếu sanh trong cõi sắc xứ trung, gọi là sanh nơi xứ trung. Hoặc sanh nơi cõi vô sắc thắng diệu, gọi là sanh nơi chốn thắng diệu.
Lại có sai biệt: Nghĩa là đầu tiên nhập thai, gọi là sanh thấp kém. Lần thứ hai nhập thai, gọi là sanh xứ trung. Nhập thai sau cùng gọi là sanh thắng diệu.
Lại có sai biệt: Nghĩa là từ pháp nhiễm ô và quả nhiễm ô sanh gọi là sanh thấp kém. Nếu từ các pháp thiện và quả thiện sanh gọi là sanh thắng diệu. Trừ quả thiện bất thiện nơi pháp vô ký, sanh từ pháp vô ký còn lại, gọi là sanh xứ trung.
Nếu dựa theo giới sanh mà nói thì đầu tiên từ cõi dục, cho đến xứ vô sở hữu, gọi là hữu thượng sanh. Sanh nơi xứ phi tưởng phi phi tưởng gọi là vô thượng sanh. Hoặc dựa theo sự nối tiếp sanh sát na tương tục sanh mà nói, trừ quả vị A-la-hán với thân sau cùng mạng chung, sanh từ các uẩn hiện có, từ tất cả quả vị khác với các Hành hiện có, gọi là sanh hữu thượng. Nếu sanh từ quả vị A-la-hán với thân sau cùng mạng chung với các Hành hiện có gọi là sanh vô thượng.
Lại nữa, sai biệt của lão (già) nên biết cũng có nhiều loại. Đó là thân lão, tâm lão, thọ mạng lão, lão của biến hoại, lão của tự thể chuyển biến. Trong ấy suy biến v.v… cho đến thân hoại, nói rộng như Kinh. Đó gọi là Thân lão. Hoặc Tâm tương ưng với Lạc thọ biến đổi, chuyển thành tâm tương ưng với khổ thọ. Hoặc tâm thiện biến đổi, chuyển thành Tâm nhiễm ô. Hoặc ở trong sự việc đáng yêu thích, tâm hy vọng biến đổi, chuyển thành Tâm hy vọng không kết quả. Đó gọi là Tâm lão. Hoặc đối với các phần vị ngày đêm, sát-na, Lạc-phược, Mâuhô-lực-đa, luôn luôn dời đổi, thọ lượng tổn giảm, dần dần chuyển diệt cho đến đều hết. Đó gọi là Thọ mạng lão hoặc các người giàu sang, hưng thạnh rồi khối chuyển hư mất. Sắc lực không bệnh, sung mãn vui thích đều biến đổi, đó gọi là Lão của biến hoại.
Hoặc từ trong tụ tăng thạnh của cõi thiện, tự thể mất rồi, sanh đến trong tụ thấp kém của cõi ác, tự thể sanh khởi đó gọi là Lão của tự thể chuyển.
Lại có một thứ lão làm duyên, có thể tạo thành tất cả thứ lão như trên đã nói. Đó là Lão nơi tánh của các Hành từng sát na, sát na chuyển dị. Lại nữa, sai biệt của trụ nên biết cũng có nhiều loại. Nghĩa là trụ sát na, trụ tương tục, trụ duyên nơi tương tục, trụ không tán loạn, trụ lập nơi quỹ phạm.
Nếu các Hành đã sanh, lúc sanh tạm dừng lại, gọi là trụ sát na.
Hoặc các Hữu tình, nơi các xứ kia, nơi các tự thể kia, do các thứ ăn uống kia làm chỗ nương dựa, cho đến thọ mạng trụ, trụ nơi lượng đại kiếp của khí thế gian bên ngoài. Đó gọi là Trụ tương tục. Hoặc là thọ lạc, thọ khổ, thọ không khổ không lạc, hoặc nơi pháp thiện, bất thiện, vô ký, cho đến đều duyên riêng nơi hiện tiền, trong từng ấy thời gian trụ. Đó gọi là Trụ duyên nơi tương tục. Hoặc các tâm định do Tam-ma-địa đang khởi, hiện tiền, đó gọi là Trụ không tán loạn.
Hoặc ở nơi các phương khác, vùng khác kia, thành nước, thôn xóm, kinh đô, vương cung, hoặc trong các đại chúng, nắm giữ pháp luật, buôn bán, chung ấp, kiến lập khuôn phép như xưa, theo đấy mà chuyển. Như thế gọi là trụ lập nơi quỹ phạm.
Lại nữa, sai biệt của vô thường nên biết cũng có nhiều loại. Đó là vô thường hoại diệt, vô thường sanh khởi, vô thường biến đổi, vô thường tan hoại, vô thường sẽ có, vô thường hiện đọa.
Nếu tất cả Hành sanh rồi liền diệt, đó gọi là vô thường hoại diệt. Hoặc hết thảy Hành xưa không nay có, đó gọi là vô thường sanh khởi. Hoặc các Hành khả ái, tướng dị hiện khởi, đó gọi là vô thường biến đổi. Hoặc các thứ vật dụng hoặc biến hoại, khả ái và phần vị tăng thượng trở nên ly tán, thối chuyển, hư mất, đó gọi là vô thường tan hoại. Tức bốn thứ vô thường ở nơi thời vị lai, gọi là vô thường sẽ có. Tức nơi đời hiện tại, lúc đang hiện tiền, gọi là vô thường hiện đọa.
Nếu là người thọ dụng dục trần, có nhiều phóng dật, thì chỉ có thể tư duy về vô thường biến đổi, vô thường tan hoại, vô thường hiện đọa, khởi rộng xót thương, than thở sầu lo, tiều tụy, nhưng đối với các Hành không thể chán lìa. Hoặc các ngoại đạo, tức đối với tánh của các thứ vô thường như thế, khởi nhiều tư duy, nhưng ít có thể tạo phương tiện chán bỏ, lìa dục, chỉ ở nơi các Hành chán lìa một phần, không thể hoàn toàn. Nếu Thánh đệ tử, tư duy đầy đủ về tánh của các thứ vô thường, nơi hết thảy Hành, chán lìa rốt ráo, cho đến giải thoát.
Lại nữa, thế nào là đạt được thành tựu?
Nghĩa là nếu lược nói, sanh duyên nơi nhân tăng thạnh thâu nhận, gọi là đạt được, do đạo lý nầy nên biết đạt được là giả có. Nếu cho đạt được là thật có, thì đấy chính là nhân sanh các Hành, hay là nhân không lìa tan của các pháp? Nếu là nhân sanh các Hành, thì hoặc từ trước nay chưa được pháp nầy. Ở đây đã không có nhân sanh đạt được nên thường không sanh, do đấy nên cũng hoàn toàn không đạt được. Nếu là nhân không lìa tan của các pháp, thì hết thảy pháp thiện, bất thiện, vô ký đạt được đã cùng có, chúng tuy trái nhau nên tức thì hiện hành, do đó cả hai thứ đều không hợp lý.
Lại, nhân sanh, đó là thuộc về duyên riêng nhận lấy tự chủng của các pháp. Nhân không lìa tan, nghĩa là do duyên khác hiện tiền, nên duyên khác lìa tan. Hoặc ở trong duyên dẫn phát có uy lực tự tại, giả lập là đạt được, do sự tự tại ấy làm chỗ nương dựa, nên các sĩ phu, bổ-đặcgià-la hiện có, tuy các pháp kia đã khởi đã diệt, nếu mong muốn chúng lại hiện tiền nữa, liền có thể mau chóng dẫn phát các duyên khiến được sanh khởi. Thế nên cũng gọi đó là đạt được. Nên biết sự đạt được nầy lược có ba loại:
- Thành tựu chủng tử
- Thành tựu tự tại
- Thành tựu hiện hành
Nếu các pháp nhiễm ô, các pháp vô ký hiện có sinh được, pháp thiện không do công dụng mà hiện hành, thì các chủng tử kia chưa bị Xa-ma-tha tổn phục, hoặc chưa bị Thánh đạo loại trừ vĩnh viễn, hoặc không bị tà kiến hủy hoại các thiện, như người đoạn thiện căn, như thế gọi là thành tựu chủng tử. Vì sao? Vì đạt đến chủng tử nầy là chưa bị tổn phục, chưa bị loại trừ vĩnh viễn. Bấy giờ các pháp nhiễm ô kia, hoặc hiện hành hoặc không hiện hành, đều gọi là thành tựu. Nên nếu gia hạnh đã sanh pháp thiện cùng một phần pháp vô ký sanh, duyên nơi chỗ thâu nhận chủng tử của nhân tăng thạnh, đó gọi là thành tựu tự tại. Nếu tự tướng của các pháp hiện tại hiện tiền chuyển, đó gọi là thành tựu hiện hành.
Lại nữa, thế nào là Mạng căn? Nghĩa là do nghiệp trước, nơi các xứ kia, đã sanh tự thể, lúc trụ hiện có với thế phần hạn lượng, gọi là mạng căn của thọ sanh khí. Đây lại có nhiều thứ sai biệt, đó là định chẳng định, tùy chuyển không tùy chuyển, hoặc nhiều hoặc ít, hoặc có biên vực, hoặc không có biên vực, hoặc do tự uy lực chuyển, hoặc không do tự uy lực chuyển. Trừ phần lượng thọ mạng của người thuộc Châu Thiệm Bộ, các xứ sanh còn lại thọ lượng đều quyết định. Châu Thiệm Bộ nầy, hoặc có thời gian thọ mạng dài rộng không có lượng, hoặc có thời kỳ thọ mạng ngắn ngủi, chẳng định. Người của Châu Bắc Câu lô thọ lượng tùy chuyển, như lượng quyết định tùy chuyển rốt ráo, không có trung yểu. Hết thảy xứ khác gọi là không tùy chuyển. Người của Châu Thiệm Bộ, thời kỳ thọ lượng mười tuổi gọi là thọ ít. Một phần băng sanh cũng gọi là thọ ít. vì sao? Vì một phần Bàng sanh thọ lượng có thể đạt được chỉ một ngày đêm. Hoặc có một phần, hoặc hai ngày đêm hoặc ba ngày đêm, cho đến thọ lượng tối đa có thể đạt được là mười ngày mười đêm. Hữu tình thọ sanh xứ phi tưởng phi phi tưởng gọi là thọ nhiều, trải qua tám vạn đại kiếp. Bậc A-la-hán v.v… gọi là thọ lượng có biên vực. Hoặc các bậc hữu học ở trong hiện pháp quyết định Bát Niết bàn, hoặc các phàm phu trụ nơi thân sau cùng cũng gọi là thọ lượng có biên vực. nên biết phần còn lại là thọ lượng không biên vực. Hoặc A-la-hán v.v…, hoặc chư Như lai, hoặc các Bồ tát, ở trong hành thọ, mạng căn hiện có dài ngắn tự tại, gọi là do tự uy lực chuyển. Nên biết số còn lại gọi là không do tự uy lực chuyển.
Lại nữa, thế nào là chúng đồng phận?
Nghĩa là nếu lược nói, Hữu tình thọ sanh nơi các xứ kia, đồng giới, đồng cõi, đồng sanh, đồng loại về phần vị, tánh, hình. Do các phần ấy cùng tánh tương tự, đó gọi là chúng đồng phận, cũng gọi là hữu tình đồng phận. Ở đây, hoặc có hữu tình do Giới đồng phận nên nói là đồng phận, nghĩa là đồng sanh nơi một Giới (cõi). Hoặc có hữu tình do nẻo (Thú) đồng phận, nên nói là đồng phận, nghĩa là đồng sanh nơi một nẻo. Hoặc có hữu tình do sanh đồng phận, nên gọi là đồng phận, nghĩa là đồng sanh nơi một đời. Hoặc có hữu tình do loại đồng phận nên gọi là đồng phận, nghĩa là đồng một chủng loại. Hoặc có hữu tình do phần vị, thể tánh, dung mạo, hình tướng, âm thanh, sự che chở, nuôi dưỡng mạng sống đồng phận, nên gọi là đồng phận. Hoặc có Hữu tình do lỗi lầm, công đức đồng phận, nên gọi là đồng phận. Như kẻ sát sanh, nói rộng cho đến các kẻ theo tà kiến so với tà kiến, người lìa sát sanh so với người lìa sát sanh, cho đến người chánh kiến so với người chánh kiến. Từ dự lưu cho đến A-la-hán, Độc giác so với dự lưu v.v… Bồ tát so với Bồ tát. Như Lai đối chiếu với Như-lai. Như thế lại cùng gọi là đồng phận.
Lại nữa, Thế nào là tánh phàm phu? Nghĩa là chủng tử của pháp do kiến đạo đoạn trong ba cõi, chỉ chưa dứt trừ vĩnh viễn số lượng ấy, gọi là tánh phàm phu. Đây lại lược nêu có bốn loại:
- Thuộc về chủng tánh không có pháp Bát-niết-bàn.
- Thuộc về chủng tánh Thanh văn.
- Gắn liền với chủng tánh Độc giác.
- Gắn liền với chủng tánh Như lai.
Lại nữa, thế nào là hòa hợp? Nghĩa là có thể sanh các pháp, các nhân các duyên kia, tóm lược chung làm một gọi là hòa hợp. Tức ở đây cũng gọi là nhân đồng sự. Lại, sai biệt nầy tức hoặc có hòa hợp lãnh thọ, nghĩa là sáu xứ duyên nơi xúc, hoặc sắc v.v… duyên, hoặc tác ý v.v… duyên, hoặc xúc duyên thọ.
Hoặc có Hòa hợp dẫn sanh đời sau, Nghĩa là vô minh duyên hành v.v…, thọ duyên Ái, Ái duyên thủ, nói rộng cho đến sanh duyên Lão tử. Hoặc có Hòa hợp trụ Lục xứ, nghĩa là bốn cách ăn và mạng căn.
Hoặc có Hòa hợp thành tựu xứ công xảo, nghĩa là Trí công xảo cùng nghiệp tương ưng kia, có đủ tác dụng của sĩ phu.
Hoặc có Hòa hợp thanh tịnh, nghĩa là mười hai thứ tập hội không xen tạp, tức tự tha viên mãn.
Lại có hòa hợp của thế tục, nghĩa là các hữu tình nương cùng với lực tăng thượng của ý lạc, nên đều không mâu thuẫn, không tranh tụng cũng không trái lìa.
Lại nữa, thế nào là Danh thân? Nghĩa là dựa nơi các pháp để thiết lập tự tánh, thiết lập tự tướng, do phân biệt khắp, thuận theo ngôn thuyết chỉ kiến lập tưởng, đó gọi là Danh thân.
Thế nào là Cú thân? Nghĩa là tức dựa nơi tự tướng kia thiết lập các pháp hiện có, thiết lập sự sai biệt, kiến lập công đức, Lỗi lầm, tạp nhiễm, thanh tịnh, hý luận, đó gọi là Cú thân.
Thế nào là Văn thân? Nghĩa là chỗ nương dựa nơi tánh của Danh thân, Cú thân, với chữ thân hiện có, đó gọi là Văn thân.
Lại, ở trong tất cả sự việc của đối tượng nhận biết, đối tượng của
giảng giải, tướng hết sức tóm lược là Văn, hoặc vừa là Danh, hoặc rộng là Cú. Nếu chỉ dựa nơi Văn thì chỉ có thể thấu đạt về âm vận mà thôi, không thể thấu đạt về sự nghĩa hiện có. Hoặc nương dựa nơi danh, thì có thể thấu đạt về tự tướng, tự tánh của các pháp kia, cũng có thể thấu đạt về âm vận hiện có, nhưng không thể thấu đạt về sự sai biệt sâu rộng của pháp được phân biệt, lựa chọn. Nếu nương dựa nơi Cú, nên biết tất cả đều có thể thông đạt. Lại, Danh Cú Văn nầy, nên biết là dựa vào năm minh xứ để phân biệt kiến lập. Đó là Nội minh, Nhân minh, Thanh minh, Y phương minh và Thế gian công xảo sự nghiệp minh.
Lại nữa, thế nào là lưu chuyển?
Nghĩa là, tánh nhân quả của các hành tương tục không dứt, đó gọi là lưu chuyển. Lại, sự sai biệt của lưu chuyển nầy có nhiều loại. Hoặc có chủng tử lưu chuyển, nghĩa là có chủng tử nơi các pháp không hiện tiền. Hoặc có uy lực tự tại lưu chuyển, nghĩa là các pháp hiện hành có chủng tử đã bị loại trừ. Hoặc có lưu chuyển chủng quả, nghĩa là các pháp hiện hành có chủng tử được gieo trồng không bị tổn hại. Hoặc có lưu danh lưu chuyển, nghĩa là bốn uẩn không phải sắc. Hoặc có lưu sắc lưu chuyển,nghĩa là mười xứ có sắc trong ngoài và các sắc thuộc về các pháp xứ. Lại có lưu dục giới lưu chuyển, nghĩa là các Hành bị dục trói buộc. Lại có lưu vô sắc giới lưu chuyển, nghĩa là các Hành bị vô sắc ràng buộc. Lại có lưu lạc lưu chuyển, nghĩa là lạc thọ cùng với chốn nương dựa kia. như thế , lưu khổ lưu chuyển, lưu không khổ không lạc lưu chuyển nên biết cũng vậy. Lại có lưu thiện lưu chuyển, nghĩa là các Hành thiện. Lại có lưu bất thiện lưu chuyển, nghĩa là các Hành bất thiện. Lại có lưu vô ký lưu chuyển, nghĩa là các Hành vô ký. Lại có lưu thuận lưu chuyển, nghĩa là duyên khởi thuận. Lại có lưu nghịch lưu chuyển, nghĩa là duyên khởi nghịch.
Lại nữa, thế nào là Định dị?
Nghĩa là từ vô thỉ đến nay, tánh của vô số nhân quả quyết định sai biệt không có tạp loạn. Như Lai xuất hiện ở đời hay không xuất hiện ở đời, thì các pháp vẫn như thế. Lại, sự sai biệt của định dị nầy có nhiều loại. Hoặc có định dị lưu chuyển, Hoàn diệt, nghĩa là duyên khởi thuận nghịch. Hoặc có định dị của tất cả pháp, nghĩa là tất cả pháp thuộc về mười hai xứ không hơn không tăng. Hoặc có định dị lãnh thọ, nghĩa là tất cả thọ được gồm thâu trong ba thọ, không hơn không tăng. Hoặc có định dị trụ, nghĩa là trụ của tất cả phần nội cho đến thọ lượng, trụ của tất cả phần ngoại trải qua đại kiếp. Hoặc có định dị hình lượng, nghĩa là các hữu tình đối với các xứ sanh có sắc kia, đã thọ sanh thân với hình lượng quyết định cùng hình lượng quyết định của các phần ngoài nơi bốn đại châu.
Lại nữa, Thế nào là tương ưng? Nghĩa là các thứ pháp kia là cùng ngôn thuyết, là cùng kiến lập, là cùng mở bày các phương tiện thù thắng, đó gọi là tương ưng.
Lại, tương ưng nầy về sai biệt, phân biệt có bốn đạo lý: đó là đạo lý quán đãi, đạo lý tác dụng, đạo lý nhân thành và đạo lý pháp nhĩ. Các đạo lý nầy, nên biết như nơi địa Thanh văn v.v… đã phân biệt rộng.
Lại nữa, thế nào là Thế Tốc?
Nghĩa là tánh của các Hành tương ưng với sanh diệt chuyển vận mau chóng, đó gọi là thế tốc. Lại, Thế tốc nầy, về sai biệt có nhiều loại. Hoặc có Thế tốc của các Hành lưu chuyển, nghĩa là tánh sanh diệt của các Hành. Hoặc có Thế tốc của Hữu tình đi nơi đất nhẹ khỏe, nghĩa là như người, voi ngựa v.v… Lại có Thế tốc của hữu tình đi trên không, nghĩa là các loài chim bay, Dược xoa đi trên không, cùng chư Thiên v.v… Hoặc có Thế tốc của ngôn âm, nghĩa là các từ, vận nhanh nhẹn, sắc bén. Hoặc có Thế Tốc lưu nhuận, nghĩa là sự trôi chảy tràn trề, nhanh chóng của sông suối v.v… Hoặc có Thế Tốc của lửa đốt sáng rực, nghĩa là lửa đốt cháy tỏa sáng mạnh mẽ theo từng phần lửa chuyển. Hoặc có Thế tốc dẫn phát, nghĩa là như phóng tên, chuyển nhanh các viên, hòn v.v… Hoặc có Thế tốc của Trí huệ, nghĩa là người tu quán, với tánh của huệ lựa chọn nhanh chóng đối tượng nhận thức. Hoặc có Thế tốc của thần thông, nghĩa là các thần thông mau chóng như ý lực vận thân hiện có của bậc đại thần thông.
Lại nữa, thế nào là thứ lớp?
Nghĩa là ở trong các hành nối tiếp đều rung biệt, thứ lớp trước sau mỗi mỗi tùy chuyển. Đó gọi là thứ lớp.
Lại, thứ lớp nầy về sai biệt có nhiều loại. Hoặc có thứ lớp lưu chuyển, nghĩa là vô minh duyên Hành, nói rộng cho đến sanh duyên Lão tử. Hoặc có thứ lớp hoàn diệt, nghĩa là vô minh diệt nên Hành diệt, cho đến sanh diệt nên Lão tử diệt. Hoặc có thứ lớp của hàng tại gia xuất gia hành trụ, nghĩa là sáng sớm thức dậy, rửa ráy thân thể, mặc đủ y phục, lo liệu công việc, tắm gội thích hợp, thoa xức hương, dầu, tiếp tục ăn uống rồi mới ngủ nghỉ, đó là thứ lớp hành trụ của người tại gia. Hoặc sửa lại y phục, vì hành khất thực nên đi vào xóm làng, tuần tự mà đi, thọ thực như pháp, trở lại trụ xứ an tọa, ăn uống rửa tay, rửa sạch bát, rửa chân, vào thất thanh vắng đọc tụng kinh điển, tư duy như lý, ngày thì tọa thiền, kinh hành, tâm ý tịnh tu, đoạn trừ các chướng, đến gần giữa đêm sẽ ngủ nghỉ, cuối đêm về sáng lại mau chóng thức dậy, sửa lại y phục, thân quy về việc tu tập, đó là thứ lớp hành trụ của người xuất gia. Hoặc vào trong tăng chúng, tùy theo lớn nhỏ, tu pháp hòa kính, bày biện tòa giường, thứ lớp nhận thẻ phân chia ngọa cụ, nơi chốn lợi dưỡng cùng lo liệu mọi việc.
Hoặc có thứ lớp tăng trưởng, nghĩa là thứ lớp sanh khởi của tám phần vị như trẻ thơ, đồng tử v.v… Hoặc có thứ lớp hiện quán, nghĩa là ở trong bốn Thánh đế như khổ v.v… thứ lớp hiện quán. Hoặc có thứ lớp nhập định, nghĩa là theo thứ lớp nhập chín định thứ đệ. Hoặc có thứ lớp tu học, nghĩa là lấy Giới học tăng thượng làm chỗ dựa, tiếp theo sanh tâm học tăng thượng. Lấy tâm học tăng thượng làm chỗ dựa, sau sanh Tuệ học tăng thượng.
Lại nữa, thế nào là Thời? Nghĩa là do lực tăng thượng hiện ra, lặn mất của vầng mặt trời, nên an lập, hiểu bày về thời tiết sai biệt. Lại do lực tăng thượng của các Hành sanh diệt, nên an lập, hiểu bày phần vị của thế gian sai biệt, gọi chung là thời. Thời nầy, về chỗ sai biệt lại có nhiều thứ. Nghĩa là các phần vị như mùa, năm, tháng, nửa tháng, ngày đêm, sát-na, lạp-phược, Mâu-hô-lật-đa v.v… cùng với ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai.
Lại nữa, thế nào là Số? Nghĩa là an lập, hiểu bày sự vật đều riêng khác, tính toán về số lượng sai biệt. Đó gọi là Số. Số nầy, về chỗ sai biệt lại có nhiều loại. Nghĩa là một số hai số, từ đây trở đi đều gọi là nhiều số. Lại, biên vực của số gọi là A-tăng-xí-da, từ đấy trở đi hết thảy toán số là không thể chuyển. Thế nên Biên vực của số gọi là không thể tính đếm.
Lại nữa, chủng tử vì sao không loại bỏ các Hành để riêng có vật thật, gọi là chủng tử, cũng không phải là xứ khác. Nhưng vì các hành chủng tánh như thế, cùng sanh như thế, sắp bày như thế, gọi là chủng tử, cũng gọi là Quả. Nên biết ở đây, quả và chủng tử không cùng lẫn lộn. Vì sao? Vì nếu đối chiếu với các hành quá khứ tức đấy gọi là Quả. Nếu đối chiếu với các Hành vị lai thì đấy gọi là chủng tử. như thế, nếu lúc đối chiếu kia gọi là chủng tử thì bấy giờ không gọi đấy là Quả. Nếu lúc đối chiếu kia gọi là quả, thì bấy giờ không gọi đấy là chủng tử. Vì vậy nên biết, chủng tử và Quả không cùng lẫn lộn. Ví như các vật như lúa tẻ, lúa mạch hiện có chủng tử như mầm cành, lá v.v… ở trong vật kia mài, giã, phân tích để tìm chủng tử khác là hoàn toàn không thể được, cũng không phải là xứ khác. Nhưng các đại chủng, chủng tánh như vậy, cùng sanh như vậy, đặt bày như vậy, tức các vật như lúa tẻ lúa mạch, có thể vì chúng làm duyên, khiến chúng được sanh, gọi là chủng tử. Nên biết đạo lý ở đây cũng thế.
Hỏi: Trước đã nói về sự “tổn phục” chủng tử của pháp nhiễm còn sự tổn phục chủng tử của pháp thiện thì thế nào?
Đáp: Nếu thường chú trọng nhiều về hành tập thiện, trái với các pháp nhiễm ô, là sự “tổn phục” thứ nhất.
Hoặc chấp giữ tà kiến, hành tập nhiều theo tà kiến như các ngoại đạo, là sự tổn phục thứ hai. Hoặc hành tập nhiều theo tà kiến hủy báng như kẻ đoạn thiện căn, là sự tổn phục thứ ba. Hoặc có thể loại trừ vĩnh viễn chủng tử của pháp nhiễm, như trước đã nói, là sự tổn phục thứ tư.
Lại nữa, nếu lược nói về tất cả chủng tử, nên biết có chín thứ:
- Đã cho quả.
- Chưa cho quả.
- Quả đang hiện tiền.
- Quả không hiện tiền.
- Phẩm hạ.
- Phẩm trung.
- Phẩm thượng.
- Bị tổn phục.
- Không bị tổn phục.
Nếu đã cho quả thì đấy gọi là Quả đang hiện tiền. Nếu quả đang hiện tiền thì đấy gọi là đã cho quả. Nếu chưa cho quả, thì đấy gọi là Quả không hiện tiền. Nếu Quả không hiện tiền thì đấy gọi là chưa cho Quả. Nếu trụ nơi bản tánh gọi là phẩm hạ. Nếu tu hoặc luyện pháp thiện, bất thiện chưa đạt đến cứu cánh, gọi là phẩm trung. Nếu tu hoặc luyện đạt đến cứu cánh, gọi là phẩm thượng. Tổn cùng không tổn như trước nên biết.
Lại nữa, tôi sẽ lược nói về sự an lập chủng tử.
Thế nào là lược nói về sự an lập chủng tử? Nghĩa là ở trong Thức A-lại-da, tập khí vọng chấp về tự tánh biến kế nơi tất cả các pháp, đó gọi là an lập chủng tử. Nhưng tập khí nầy là vật thật có, là có của thế tục, đối chiếu với pháp kia không thể nhất định nói là tướng khác hay chẳng khác. Cũng như chân như, tức ở đây cũng gọi là thô trọng biến hành.
Hỏi: Nếu tập khí nấy thâu gồm hết thảy chủng tử, lại gọi là thô trọng biến hành, thì các pháp xuất thế gian từ nơi chủng tử nào sanh? Nếu nói chủng tử của tự tánh thô trọng là chủng tử sanh thì không hợp đạo lý.
Đáp: các pháp xuất thế gian từ chủng tử của sở duyên duyên nơi chân như sanh. Chẳng phải là do chủng tử được tích tập của tập khí kia sanh ra.
Hỏi: Nếu không phải do chủng tử được tích tập của tập khí kia sanh ra, thì do nhân duyên nào nên kiến lập ba thứ chủng tánh Bổ-đặcgià-la sai biệt nơi pháp Bát-niết-bàn? vì sao? Vì tất cả đều có Sở duyên duyên của chân như.
Đáp: do có sai biệt về có chướng ngại, không có chướng ngại. Nếu ở trong Sở duyên duyên của chân như đã thông đạt, có chủng tử của chướng ngại cứu cánh, thì kiến lập làm chủng tánh Bổ-đặc-già-la của pháp không Bát-niết-bàn. Nếu không như thế thì kiến lập làm chủng tánh Bổ-đặc-già-la của pháp Bát-niết-bàn.
Nếu có chủng tử của Sở tri chướng cứu cành hiện bày nơi chỗ dựa, không phải là chủng tử của Phiền não chướng, thì nơi một phần kia kiến lập Bổ-đặc-già-la của chủng tánh Thanh văn, một phần kiến lập Bổ-đặc-già-la của chủng tánh độc giác. Nếu không như thế thì kiến lập Bổ đặc-già-la của chủng tánh Như lai. Vì vậy không có lỗi. Nếu các pháp xuất thế gian sanh rồi tức liền tùy chuyển, nên biết là do chỗ nhận giữ của lực chuyển y. Nhưng sự chuyển y nầy cùng với Thức A-lại-da là cùng trái nhau đối trị Thức A-lại-da, gọi là Giới vô lậu lìa các Hý luận.