Địa Tạng Đường

GÓP DUYÊN SIÊU ĐỘ VONG LINH (TRONG 49 NGÀY)

 

(Xin quý vị hoan hỷ dành chút thời gian niệm Phật hồi hướng cho những vong linh này, giúp họ nhờ chút phước lành, nương tựa tái sinh trong cõi lành.

Trước khi niệm Phật, mong quý vị giữ thân tâm thanh tịnh, quán chữ Rãm ở trên, và niệm Án Lam Xóa Ha (7 lần) giúp thân tâm và trong ngoài lắng lặng rồi sau đó niệm Phật hoặc Trì Kinh.

 

 


  Nam mô A Di Đà Phật (21 lần, nếu niệm nhiều càng tốt)  (Xin tắt âm thanh trước khi niệm Phật)

Hồi hướng:

Tôi ….. nay phát tâm hoan hỷ niệm danh hiệu Phật, xin hồi hướng cho các vị vong linh dưới đây (nếu có thể đọc trọn danh sách ở dưới), xin nguyện nhờ chút duyên lành này mà quý vị sáng suốt nương theo Phật pháp, thành tâm sám hối, nương đó tái sinh vào các cõi lành.

Nam mô Trường Trụ Thập Phương Tam Bảo.


[Nôi Dung chưa có hoặc đã hết 49 ngày]


Lưu ý: Chúng tôi chỉ giúp trợ chút duyên để trợ lực cho người mất, không bảo đảm có thể giúp người mất tiêu tan được nghiệp báo. Gia quyến mới là người quan trọng, hãy vì người mất là quyến thuộc nên chí thành sám hối. Giữ giới ăn chay, bố thí, cúng dường, phóng sanh, tụng Kinh, niệm Phật v.v… tuỳ vào khả năng của mình trong 7 tuần. Dùng nghi thức siêu độ theo chánh pháp của Phật giáo để siêu độ trong suốt 49 ngày để giúp người mất hưởng được phần công đức, nhờ đó mà tái sinh vào cõi lành, 49 ngày là ân huệ để người thân chí thành siêu độ cho người thân vậy. Xin hãy đọc kỹ quyển Cúng 49 Ngày: Siêu Độ Thân Nhân :: Nghi Thức & Giảng Giải.

Sáu Điều Lợi Ích Khi Lo Việc Tang Lễ Theo Chánh Pháp

Điều 1- Người Phật tử khi lâm trọng bệnh hoặc sắp sửa ra đi nên tỉnh giác, và hướng về pháp tu của mình, không luyến ái gia đình người thân, tài sản. Thường xuyên quán chiếu thân này không phải là tôi, là của tôi, xả bỏ ý niệm lo lắng sợ hãi, nhờ vậy an nhiên tự tại trong lúc lâm chung.

Điều 2- Ngay lúc tắt thở và trong suốt thời gian tang lễ, gia đình người thân, vợ chồng con cái, cha mẹ không nên khóc lóc, kể lể, để làm ảnh hướng đến người quá cố. Trái lại nên bình tĩnh, nhất tâm niệm Phật, Bồ-tát để trợ tiến hương linh.

Điều 3- Gia đình người mất nên thay mặt người quá cố làm các việc công đức, bố thí, cúng dường, giúp đỡ những mãnh đời bất hạnh, để hồi hướng phước báu cho người mất được sinh về các cõi lành.

Điều 4- Tang lễ nên tổ chức theo tinh thần Phật giáo, tốt nhất nên cúng chay, không tế thần, cúng tam sên, đốt giấy tiền vàng mã, gọi hồn và mở cửa mã. Tốt nhất nên tụng kinh, niệm Phật, Bồ-tát để làm cho không khí tang lễ được thanh thoát, nhẹ nhàng.

Điều 5- Lễ nhạc thì tùy nghi theo tín ngưỡng dân gian, nhưng không quá cầu kỳ và bi thảm. Tốt nhất là nên dùng nhạc thiền Phật giáo và ngưng tất cả việc đãi đằng rượu thịt, để tạo sự trang nghiêm tôn kính người quá cố.

Điều 6- Sau khi di quan, tốt nhất là hỏa thiêu để tránh sự tốn kém và ô nhiễm môi trường, người Phật tử nên tiếp tục cúng bảy tuần thất và giỗ hằng năm để tưởng nhớ. Nếu có điều kiện sẽ tổ chức lễ cúng tại chùa.

Loading

[/vc_column_text][/vc_column_inner][/vc_row_inner][/vc_column]

error: https://tangthuphathoc.net/