ĐẠT ĐẾN BÌNH AN QUA AN BÌNH NỘI TẠI
Nguyên tác: Achieving Peace through Inner Peace
His Holiness the Fourteenth Dalai Lama
Nantes, France, 15 August 2008
transcribed and slightly edited by Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
The Dalai Lama and France’s First Lady, Carla Bruni-Sarkozy, greet the crowd next to Sogyal Rinpoche (right), director of the Buddhist temple Lerab Ling, as they attend the inauguration of the temple in Roqueredonde, southern France, on Friday. )
MỤC LỤC
- Tinh thần và thân thể bất an
- Hai đặc trưng của cảm xúc
- An bình nội tại
- Bắt đầu ở mức độ nhỏ
- Từ bi như một nhân tố sinh học
- Sự cần thiết về nhìn thấy thực tại
- Tầm quan trọng của học vấn
- Sự giải trừ vũ khí nội tại và ngoại tại
TINH THẦN VÀ THÂN THỂ BẤT AN
Hòa bình là sự quan tâm của mỗi người, cho dù sống ở phương Tây, Đông, Nam, hay Bắc. Cho dù giàu hay nghèo, mọi người cần được quan tâm một cách chân thành với hòa bình. Tất cả chúng ta là con người và tất cả chúng ta có cùng sự quan tâm một cách thông thường: là an lạc, là để có một đời sống hạnh phúc. Và tất cả chúng ta xứng đáng thừa hưởng một đời sống an lạc hạnh phúc. Chúng ta đang nói ở đây trong trình độ ấy. Mọi người có cảm giác về “cái tôi” hay “tự ngã”, nhưng chúng ta không thấu hiểu một cách đầy đủ “cái tôi” hay “tự ngã” là gì. Tuy nhiên chúng ta vẫn có một cảm giác mạnh mẽ về “cái tôi”. Với cảm giác ấy đưa đến sự khao khát có hạnh phúc và không muốn có khổ đau. Điều này sinh khởi hay xuất hiện một cách tự động. Trên căn bản ấy, tất cả chúng ta có quyền hưởng hạnh phúc.
Trong khi ấy, trong đời sống chúng ta nhiều thứ bất xứng ý và chướng ngại chực chờ để xãy đến. Có hai phạm trù về những điều này. Một phạm trù về đau đớn qua những nguyên nhân vật lý, thí dụ bệnh hoạn và già đi. Giống như chính chúng tôi, chúng tôi đã có một vài kinh nghiệm về điều này – nó khó khăn cho tôi để nghe, để thấy, để đi. Những thứ này đoanh vây chờ để xãy ra. Phạm trù thứ hai một cách chính yếu là ở vị trí tinh thần. Nếu ở trường hợp thân thể, mọi thứ đều thoãi mái và sang trọng cùng mọi thứ là đấy, nhưng tuy thế nếu chúng ta vẫn có một số căng thẳng và do dự, chúng ta cảm thấy đơn côi. Chúng ta có ganh tị, sợ hãi và thù hận, và sau đó chúng ta không vui. Thế nên, mặc cho tình trạng vật lý, trên thể trạng tinh thần chúng ta vẫn có nhiều khổ đau.
Vì sự thoãi mái thân thể, thế thì với tiền bạc, vâng, chúng ta có thể giảm thiểu một số khổ đau và đem đến sự thõa mãn về vật lý. Ở phạm trù vật lý, kể cả quyền lực, tên tuổi, và tiếng tăm, tuy thế, vẫn không có thể mang đến sự bình an nội tại cho chúng ta. Sự thật, đôi khi có nhiều tiền của và giàu sang chỉ mang sản sinh thêm lo lắng trong chúng ta. Chúng ta quá quan tâm về tên tuổi và tiếng tăm của chúng ta, và nó đưa đến một thái độ đạo đức giả nào đấy, một sự không thoãi mái nào đấy, một sự căng thẳng nào đấy. Do thế, an lạc tinh thần thì không quá lệ thuộc trên những phương tiện ngoại tại, mà trên cung cách nội tại của sự suy nghĩ của chúng ta.
Chúng ta có thể thấy rằng có một số người nghèo nàn, tuy thế trên phạm trù nội tại, họ rất mạnh mẽ và hạnh phúc. Thực tế, nếu chúng ta có một sự hài lòng nội tại, chúng ta có thể chịu đựng bất cứ loại khổ sở khó khăn thân thể nào và có thể chuyển hóa nó. Do vậy, giữa khổ đau thân thể và tinh thần, chúng tôi nghĩ đau khổ tinh thần là nghiêm trọng hơn. Điều này là bởi vì sự khó chịu vật lý có thể được chinh phục bởi sự thoãi mái tinh thần, nhưng sự bức rức tinh thần không thể được hóa giải bằng sự thõa mãn vật lý.
Những tình trạng rắc rối và vấn đề tinh thần của con người là mạnh mẽ hơn và nghiêm trọng hơn những điều ấy ở thú vật. Ở phạm vi thân thể, có lẽ sự khổ đau của cả người và vật đều như nhau, nhưng, quan tâm về con người do bởi sự thông minh (1) của chúng ta có những sự nghi ngờ, không an toàn, và căng thẳng. Những điều này đưa đến ngã lòng phiền muộn; và tất cả những điều ấy xãy đến do bởi sự thông minh siêu tuyệt của chúng ta. Để ngăn chặn hay chống lại điều này, chúng ta cũng phải xử dụng đến trí thông minh của con người. Trên phạm vi cảm xúc, một số xúc tình, ngay khi chúng khởi lên, chúng là nguyên nhân làm chúng ta đánh mất sự bình an của tâm thức (2) chúng ta. Trái lại , những cảm xúc nào đấy, thậm chí làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn. Chúng là căn bản của sức mạnh và sự vững vàng cùng hướng chúng ta để có một thể trạng tâm thức tĩnh lặng hơn và yên bình hơn.
HAI PHẠM TRÙ CỦA CẢM XÚC
Do thế có hai phạm trù của cảm xúc. Một là rất tổn hại cho sự an bình của tâm thức và đây là những cảm xúc tàn phá như giận dữ và thù hận. Chúng không chỉ tàn phá sự an bình tâm thức của chúng tan gay trong khoảnh khắc này, mà chúng cũng rất tai hại cho ngôn ngữ và thân thể chúng ta. Trong một ngôn từ khác, chúng ảnh hưởng cung cách chúng ta hành động. Chúng đưa chúng a hành động trong những phương thức tổn hại và vì thế chúng là phá hoại. Tuy thế, những cảm xúc khác cho chúng ta sức mạnh nội tại và bình an như từ bi. Ví dụ, chúng mang đến cho chúng ta năng lực của thứ tha. Ngay cả nếu chúng ta có một vài rắc rối nào đấy tại một thời điểm nào đấy với ai đấy, tha thứ cuối cùng sẽ hướng chúng ta đến một sự tĩnh lặng, để có một tâm thức hòa bình. Con người mà chúng ta vô cùng giận dữ thậm chí có thể trở thành bạn thân của chúng ta.
HÒA BÌNH BÊN NGOÀI
Khi chúng ta nói năng hòa bình, chúng ta phải nói với những cảm xúc này và sự an bình nội tại. Do thế, chúng ta phải tìm ra những cảm xúc nào đưa đến sự bình an nội tại. Tuy nhiên, chúng tôi muốn nói một vài điều về hòa bình bên ngoài.
Hòa bình bên ngoài không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng của bạo động. Có lẽ trong thời gian Chiến Tranh Lạnh chúng ta có hòa bình bề ngoài một cách hiển nhiên, nhưng nền hòa bình ấy được căn cứ trên sự sợ hãi, sợ hãi về một sự hũy diệt hàng loạt của chiến tranh nguyên tử. Cả đôi bên đều sợ hãi phía bên kia ném bom lẫn nhau, do thế đây không phải là sự hòa bình chân thành. Nền hòa bình chân thực phải đến từ sự an bình nội tại. Bất cứ khi nào có xung đột, chúng tôi liền nghĩ rằng chúng ta phải tìm một giải pháp hòa bình và nó có nghĩa là qua đối thoại. Thế nên hòa bình có nhiều việc phải làm với trái tim nồng ấm và tôn trọng cho đời sống của người khác, tránh làm tổn hại cho kẻ khác, và có quan niệm rằng đời sống của người khác cũng thiêng liêng như của chính mình. Chúng ta cần tôn trọng điều ấy, và trên căn bản ấy, nếu chúng ta có thể giúp đở người khác, thể thì chúng ta cố gắng làm như thế.
Khi chúng ta đối diện với những khó khăn và ai đấy đến để hổ trợ chúng ta, dĩ nhiên chúng ta cảm kích tôn trọng (3) điều ấy. Nếu người nào khác khổ đau, thế thì ngay cả nếu chúng ta chỉ mở rộng sự hiểu biết nhân bản với nhau, người ấy cảm kích điều này và cảm thấy rất hạnh phúc. Do thế, từ lòng từ bi và bình an nội tại của tâm thức, tất cả những hành động trở nên hòa bình yên ổn. Nếu chúng ta có thể thiết lập một sự an bình nội tại, thế thì sau đó chúng ta cũng có thể mang đến sự hòa bình ngoại tại.
Như những con người, chúng ta luôn luôn có những quan điểm (4) khác nhau trong sự phản ứng của chúng ta với nhau. Nhưng căn cứ trên những nhận thức manh mẽ của “tôi” và “họ,” rồi thì thêm nữa chúng ta mắc phải những nhận thức về “quyền lợi của tôi” và “quyền lợi của bạn,” (hay “sự quan tâm của tôi” và “sự quan tâm của bạn.”) Trên căn bản ấy, chúng ta thậm chí có thể lâm vào chiến tranh. Chúng ta nghĩ rằng sự điêu tàn của kẻ thù tôi sẽ mang đến sự chiến thắng của tôi. Nhưng bây giờ, có một hiện thực mới. Chúng ta lệ thuộc hổ tương với nhau một cách nặng nề từ quan điểm kinh tế học và từ quan điểm sinh thái học. Do thế, những nhận thức về “chúng ta” và “họ” không thích hợp nữa. Những người nào đó mà chúng ta xem như “họ” bây giờ trở thành một bộ phận của “chúng ta.” Vì vậy nhân tố chìa khóa để phát triển sự bình an của tâm thức là từ bi, căn cứ trên sự thừa nhận rằng chúng ta sáu tỉ con người trên hành tinh này và tất cả mọi người chúng ta cùng có quyền hưởng an lạc hạnh phúc. Căn cứ trên điều ấy, chúng ta tiếp nhận mọi người một cách nghiêm chỉnh, và trên cơ sở ấy, chúng ta có thể thiết lập một nền hòa bình ngoại tại.
BẮT ĐẦU TRÊN MỨC ĐỘ NHỎ
Do vậy vì hòa bình, chúng ta cần bắt đầu phát triển an bình trong chính chúng ta, rồi thì gia đình chúng ta, tiếp theo là trong cộng đồng chúng ta. Thí dụ, ở Mễ Tây Cơ, một người bạn phát triển một “Vùng Hòa Bình” trong cộng đồng của ông ấy. Ông thiết lập điều này qua xuyên qua mọi người trong cộng đồng của ông ta làm một thỏa thuận. Mọi người trong cộng đồng đồng ý cố gắng tránh bạo động một cách cân nhắc trong Vùng Hòa Bình này. Nếu họ phải đấu tranh hay bất đồng ý kiến, tất cả họ đồng thuận rằng họ sẽ đi ra khỏi ranh giới của vùng ấy. Điều này rất tốt.
Thật khó khăn để yêu cầu cho một thế giới hòa bình, mặc dù cuối cùng trên mức độ thế giới điều ấy sẽ là tuyệt nhất. Nhưng điều gì thực tế hơn là bắt đầu bây giờ ở một mức độ nhỏ với chính mình, gia đình, cộng đồng, địa phương, và v.v… bằng sự thiết lập những điều như vùng hòa bình. Thế nên, an bình nội tại được liên kết rất nhiều với từ bi.
Mọi việc bây giờ thật sự đang thay đổi rất nhiều trên thế giới. Chúng tôi nhớ vài năm trước đây một người bạn Đức, Friedrich von Weizsäcker quá cố, người mà chúng tôi xem như một vị thầy của chúng tôi, đã nói với chúng tôi rằng khi ông còn trẻ, từ quan điểm trên đôi mắt của mỗi người Đức, người Pháp được xem như kẻ thù và từ quan điểm trên đôi mắt của mỗi người Pháp, những người Đức là kẻ thù. Nhưng sự việc bây giờ đã khác. Hiện tại chúng tôi có một sức mạnh tổng hợp, Cộng Đồng Âu châu. Điều này tốt đẹp vô cùng. Trước đây, mỗi quốc gia, từ quan điểm của họ, xem chủ quyền quốc gia là quá quý giá. Nhưng bây giờ có một hiện thực mới ở Âu châu; có một sự quan tâm chung quan trọng hơn những sự lưu tâm cá thể. Nếu kinh tế cải thiện, mỗi quốc gia thành viên đều hưởng lợi. Do vậy, bây giờ điều quan trọng để mở rộng tư tưởng này đến sáu tỉ người trên hành tinh. Chúng ta cần nghĩ về mỗi người như một thành viên của một gia đình nhân loại rộng lớn.
TỪ BI YÊU THƯƠNG NHƯ MỘT NHÂN TỐ SINH HỌC
Bây giờ như vì từ bi yêu thương, tất cả những động vật có vú là được sinh ra từ những bà mẹ – nhân loại, động vật có vú, chim chóc, và v.v…- sự phát triển của chúng tủy thuộc vào sự tiếp nhận tình cảm và chăm sóc. Đây là một trường hợp ngoại trừ cho một vài chủng loại, như rùa biển, bướm bướm, cá hồi mà chúng chết sau khi đẻ trứng – những chủng loại này có một chút ngoại lệ. Ví dụ, lấy rùa biển. rùa mẹ đẻ trứng trên bờ biển và sau đó rời đi; do thế , sự tồn tại của những con rùa con tủy thuộc một cách đơn độc vào nổ lực của chính chúng. Chúng không cần tình cảm và tác động của bà mẹ, nhưng chúng tồn tại. Vì vậy, chúng tôi nói với một số thính chúng rằng nó sẽ là một thí nghiệm khoa học rất hấp dẫn khi một trứng rùa nở, để đặt một con rùa con và rùa mẹ bên cạnh nhau và để thấy chúng có tác động đối với nhau hay không. Chúng tôi không nghĩ là chúng sẽ (có bất cứ sự ảnh hưởng nào). Nhưng cho những động vật có vú đặc biệt là con người, không có sự chăm sóc của bà mẹ tất cả chúng ta sẽ chết.
Để chăm sóc một đứa bé đòi hỏi một số cảm xúc, đấy sẽ là từ bi, tác động và cảm xúc về sự quan tâm và chăm sóc. Những nhà khoa học ngày nay nói rằng trong khoảng thời gian vài tuần lễ sau khi sinh, sự chạm xúc của bà mẹ là căn bản thiết yếu cho sự phát triển bộ não của đứa bé. Chúng ta chú ý rằng những đứa bé ấy đến từ một gia đình ấm áp, tác động, yêu thương có khuynh hướng hạnh phúc hơn. Thậm chí chúng khỏe mạnh hơn trong mức độ vật lý. Nhưng những đứa bé thiếu vắng sự ảnh hưởng, một cách đặc biệt khi chúng trẻ, có khuynh hướng có nhiều khó khăn.
Một số nhà khoa học đã từng điều khiển những thí nghiệm mà trong ấy họ cách ly những con khỉ con khỏi mẹ chúng và họ nhận xét rằng những con khỉ con ấy luôn luôn ở trong tính khí xấu, đánh nhau. Chúng không nô đùa tốt đẹp với những con khác. Nhưng những con khỉ được giữ bên cạnh mẹ chúng thì vui tươi và nô đùa thú vị với những con khác. Và đặc biệt trẻ con chúng ta khi thiếu tình cảm lúc ấu thơ – chúng có khuynh hướng trở nên lạnh lùng. Chúng khó khăn biểu lộ tình cảm đối với người khác và trong nhiều trường hợp, chúng trở nên bạo động với nhau. Thế nên, tình cảm là một nhân tố sinh học, một nhân tố sinh học – căn bản.
Cũng thế, chúng tôi nghĩ từ bi yêu thương và cảm xúc liên hệ đến mức độ sinh học của cơ thể, sau đó theo một số nhà khoa học nếu chúng ta giận dữ và có sự thù hận cùng sợ hãi liên tục, điều này ăn mòn hệ thống miễn nhiễm của chúng ta và nó trở nên yếu kém hơn. Nhưng một tâm từ bi yêu thương hổ trợ và làm mạnh mẽ hệ thống miễn dịch.
Lấy một thí dụ khác nữa. Nếu chúng ta nhìn trên lĩnh vực y học, nếu có sự tin tưởng giữa những người y tá và y sư về một phía và phía kia là những bệnh nhân, điều này là quan trọng cho sự cải thiện của bệnh nhân. Do vậy, điều gì là căn bản của sự tin tưởng? Nếu về phía y sĩ và y tá họ biểu lộ sự quan tâm chân thành và chăm sóc cho sự bình phục của bệnh nhân, thế thì sự tin tưởng sẽ đến. Trái lại, thậm chí nếu y sĩ là một nhà chuyên môn, nhưng nếu họ đối xử với bệnh nhân như những cái máy, thế thì có rất ít sự tin tưởng. Đấy, có thể nếu y sĩ có kinh nghiệm dồi dào, thì cũng có một sự tin tưởng nào đấy, nhưng nếu y sĩ từ bi thân ái hơn, thể thì thậm chí có nhiều tin tưởng hơn. Bệnh nhân ngủ tốt hơn và ít bị lo âu hơn. Nếu họ bị náo động ở một mức độ sâu hơn, thế thì họ sẽ trở nên rất rắc rối và điều này ảnh hưởng sự bình phục của họ.
Nhưng vấn nạn dĩ nhiên là không thể tránh được trong cuộc sống. Tôn giả Tịch Thiên (Shantideva), một đại đạo sư Phật Giáo Ấn Độ, khuyên rằng khi chúng ta đối diện với vấn đề rắc rối, chúng ta cần phân tích chúng. Nếu chúng có thể vượt qua bằng một phương pháp, thế thì đừng lo lắng, chỉ áp dụng phương pháp. Nhưng nếu chúng không thể giúp ích được gì, thì cũng không cần phải lo lắng, nó sẽ không ích lợi gì cho chúng ta cả. Suy nghĩ về những dòng này là có một sự hổ trợ to lớn. Ngay cả nếu chúng ta có một vấn nạn lớn, chúng ta có thể thu nhỏ nó lại nếu chúng ta suy nghĩ như thế này.
Do vậy, thí dụ, trong thời gian chúng ta cần sự chăm sóc của người khác, khi chúng ta là những bé thơ, chúng ta có tình cảm và từ bi. Nhưng với sự độc lập hơn khi chúng ta lớn lên, chúng ta có khuynh hướng cảm thấy công kích gây hấn là quan trọng hơn từ bi yêu thương nhầm để đạt đến mục tiêu của chúng ta, hay để đạt đến cung cách riêng của chúng ta. Nhưng tất cả sáu tỉ con người đến từ những bà mẹ. Mọi người trãi qua hạnh phúc và hài lòng dưới sự chăm sóc trong tình yêu thương của mẹ, hay, nếu nó không phải là bà mẹ, thì cũng là tình cảm của ai đấy khi chúng ta là những đứa bé. Dần dần, mặc dù, những phẩm chất trở nên gầy ốm hơn khi chúng ta lớn lên và khi chúng ta có khuynh hướng trở nên gây hấn xung đột, với nhiều sự bắt nạt hơn, và chúng ta tạo nên nhiều vấn nạn hơn.
SỰ CẦN THIẾT ĐỂ THẤY THỰC TẠI
Khi tâm thức trở nên giận dữ và não bộ bị khống chế bởi giận dữ, một nhà khoa học ở Thụy Điển đã nói với chúng tôi rằng 90% sự biểu hiện của con người kinh khủng này mà chúng ta giận dữ với (nó) là một sự phóng chiếu tinh thần. Nói cách khác, 90% những hành vi tiêu cực là được diễn đạt trong ý nghĩ. Điều này cũng tương tự khi chúng ta có sự vướng mắc và khát khao mạnh mẽ về một người nào đấy: chúng ta thấy người ấy là 100% xinh xắn và đẹp đẽ. Nhưng phần lớn trong 100% ấy cũng là một sự phóng chiếu tinh thần; chúng ta không thấy thực tế. Do thế, điều rất quan trọng là để thấy thực tại.
Có một điểm quan trọng khác: không ai muốn rắc rối, nhưng tại sao rối rắm sinh khởi? Đấy là qua sự ngờ nguệch, sự si mê, sự tiếp cận của chúng ta: chúng ta không thấy thực tại. Từ những quan điểm hạn chế của chúng ta, chúng ta không thấy toàn bộ hình ảnh của thực tại. Chúng ta chỉ thấy hai chiều kích, nhưng điều này không đủ. Chúng ta cần khả năng có thể thấy sự vật trong ba, bốn, sáu chiều kích. Chúng ta cần tĩnh lặng tâm thức chúng ta trước nhầm để khảo sát một cách khách quan.
Ở đây cũng thế, sự khác nhau giữa những cảm xúc xây dựng và phá hoại là quan trọng để thấu hiểu tất cả những điểm này. Khi chúng ta trưởng thành, dần dần những nhân tố sinh học của từ bi cuối cùng biến mất, do thế chúng ta cần sự giáo dục và rèn luyện về từ bi để cổ vũ động viên nó trở lại. Tuy nhiên, loại sinh học từ bi có khuynh hướng: nó căn cứ trên sự tiếp nhận ảnh hưởng của người khác. Nhưng xử dụng điều ấy như một căn bản, rồi thì bằng việc bổ sung những yếu tố lý trí và khoa học từ sự khảo sát của chúng ta, chúng ta không chỉ có thể duy trì trình độ sinh học này của từ bi, mà chúng ta cũng có thể làm gia tăng nó. Thế nên, với sự rèn luyện và giáo dục, từ bi hạn chế thiên kiến có thể trở thành lòng từ bi vô tư vô giới hạn mở rộng ra đến sáu tỉ con người và hơn thế nữa.
TẨM QUAN TRỌNG CỦA HỌC VẤN
Chìa khóa cho tất cả những vấn đề này là học vấn. Nền học vấn hiện đại chú ý đến sự phát triển của bộ não và tuệ trí nhận thức quan niệm, nhưng điều này không đủ. Chúng ta cũng cần để có thể phát triển sự chân thành nồng ấm trong hệ thống học vấn. Điều này chúng ta cần từ bậc nhà trẻ suốt tận đến trường đại học.
Ở Hoa Kỳ, một số nhà khoa học đã phát triển những chương trình học vấn để rèn luyện thiếu nhi phát triển từ ái, bi mẫn và tỉnh thức hơn. Và điều này không phải được hoàn thành vì mục tiêu giúp những thiếu nhi này cải thiện đời sống tương lai của chúng và đạt đến niết bàn (5), nhưng nó hoàn thành vì lợi ích của đời sống này. Thậm chí trong vài trường đại học, đã có một vài chương trình dạy học để phát triển một lòng chân thành nồng ấm , từ ái và bi mẫn. Loại từ bi vô tư này không tập trung vào thái độ của người khác, nhưng chỉ đơn giản trên điều họ đang là những con người. Tất cả chúng ta là bộ phận của sáu tỉ con người trên hành tinh này, do thế mọi người xứng đáng với lòng từ bi của chúng ta trên căn bản của nhân tố bình đẳng ấy.
GIẢI TRỪ VŨ KHÍ NỘI TẠI VÀ NGOẠI TẠI
Do vậy, để có an bình nội tại và hòa bình thế giới, chúng ta cần cả sự giải trừ quân bị bên trong lẫn bên ngoài. Điều này có nghĩa rằng trong thể trạng nội tại, chúng ta phát triển từ ái cùng bi mẫn và rồi thì cuối cùng, trên căn bản ấy, chúng ta có thể giải trừ vũ khí ở khắp mọi lĩnh vực, tất cả các quốc gia, trên tình trạng ngoại tại. Điều ấy giống như có một lực lượng hợp nhất của Liên Hiệp Quân Sự Châu Âu Pháp – Đức; điều này thật là tuyệt diệu. Nếu có thể có một lực lượng vũ trang hợp nhất cho toàn thể Âu châu, thế thì không thể có những sự xung đột vũ trang giữa những thành viên.
Một lần ở Brussels, thủ đô Bỉ Quốc, có một cuộc gặp mặt của những ngoại trưởng và chúng tôi đã nói rằng trong tương lai sẽ rất lợi ích nếu đại bản doanh của Liên Hiệp Âu Châu được di chuyển sang về phía Đông hơn, đến một trong các nước thuộc Đông Âu, thí dụ như là Ba Lan. Rồi thì, cuối cùng sẽ vô cùng lợi lạc để mở rộng bao gồm cả nước Nga, và rồi cuối cùng di chuyển đại bản doanh NATO sang Mạc Tư Khoa. Nếu chúng ta để điều ấy xãy ra, thế thì sẽ thật sự có hòa bình và không có hiểm họa chiến tranh ở Âu châu. Bây giờ, hiện tại, có một vài khó khăn giữa Nga và Georgia, nhưng chúng ta cần giữ gìn hy vọng của chính mình.
Trên căn bản của sự rộng mở hòa bình to lớn hơn, rồi thì, thí dụ, những công nghiệp quân sự, ở Pháp quốc chẳng hạn, có thể cuối cùng đóng cửa và chúng ta có thể chuyển đổi nền kinh tế đến những phương diện sản xuất nhiều hơn. Thay vì xe thiết giáp, những nhà máy có thể thay đổi để chế tạo xe ủi đất, thí dụ như thế!
Những quốc gia Phi châu cũng cần sự giúp đở của chúng ta rất nhiều. Khoảng cách giữa giàu và nghèo là một vấn nạn lớn, không chỉ trên bình diện toàn cầu; mà cũng trên phương diện quốc gia, khoảng cách này giữa giảu và nghèo là vô cùng kinh khiếp. Thí dụ, ở Pháp, có một sự trái ngược nhau giữa sự giàu và nghèo. Thậm chí một số người đối diện với nạn đói. Nhưng tất cả những con người chúng ta và tất cả chúng ta có cùng hy vọng, nhu cầu, và rối rắm. Chúng ta cần quan tâm đến tất cả những điều này để phát triển hòa bình qua an bình nội tại.
Phụ giải:
1. Intelligence: khả năng để phân biệt giữa những gì đúng và những gì sai, và giữa những gì lợi ích và những gì tổn hại.
2. Mind: hành vi nhận thức chỉ đơn thuần cho sự sinh khởi một sự xuất hiện hay bản vẽ của tinh thần của điểu gì đấy có thể biết được và sự tiến hành xứng hợp một cách hiểu biết với nó.
3. Appreciate: sự đánh giá điều gì cao thượng, thông thường là sự ân cần tử tế của ai đấy. Thường được dùng trong ngữ cảnh của sự cảm kích lòng tử tế ân cần của một người dìu dắt tâm linh. Đôi khi được dịch là ‘tôn trọng – respect’.
4. View: trong sự diễn tả của hệ thống Phật Giáo trong hình thức của quan điểm về thực tại, một phương pháp thiền quán, và một cung cách ứng xử mà nó tán thành con đường chính để quan tâm và thông hiểu thực tại.
5.. Nirvana-niết bàn: thể trạng giải thoát – hoặc là trạng thái đạt được, mà trong ấy tất cả khổ đau và nguyên nhân luân hồi đã bị diệt trừ, hay một trạng thái hiện hữu một cách tự nhiên, mà trong ấy tất cả những cấu nhiễm không thể tồn tại, đã vĩnh viễn bị loại trừ. Thuật ngữ Tây Tạng có nghĩa đúng là ‘một thể trạng vượt thoát khổ đau.’
Achieving Peace through Inner Peace
Tuệ Uyển chuyển ngữ
27-12-2009
Alexander Berzin, June 2007
http://www.berzinarchives.com/web/images/global/Alex_about_200.jpg
Berzin sinh tại Paterson, New jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers, và bằng Thạc sĩ năm 1967 cùng bằng Tiến sĩ triết học từ Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông, Hoa ngữ và Phạn ngữ cùng Nghiên cứu Ấn Độ, Đại học Harvard. Từ năm 1969 đến 1998, ông cư trú chính yếu ở Dharamsala, Ấn Độ ban đầu như một học giả của chương trình Fulbright, nghiên cứu và thực hành với những đạo sư từ tất cả bốn truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Năm 1998, ông trở lại phương Tây và viết sách nhiều hơn cùng giảng dạy Giáo Pháp tại một số trung tâm, nhưng ông cống hiến nhiều thời gian hơn để chuẩn bị những tư liệu chưa xuất bản từ trang web Berzin Archives. Trang web chứa đựng nhiều tài liệu Phật Giáo chưa phổ thông trong ngôn ngữ Tây phương.