CON ĐƯỜNG SÂU VÀ CON ĐƯỜNG RỘNG
Nguyên tác: The Deep Path and the Wide
Tác giả: Daniel Goleman và Richard J. Davidson
Chuyển ngữ: Quảng Cơ / Tuệ Uyển nhuận sắc / Monday, April 27, 2020
Một buổi sáng mùa thu, Steve Z, một trung tá làm việc ở Lầu Năm Góc, nghe một “tiếng động lớn, kinh khiếp,” ngay lập tức ông bị bao phủ trong các mảnh vỡ khi trần nhà bị sập xuống, và làm ông ta bất tỉnh. Đó là ngày 11 tháng 9 năm 2001 khi một chiếc máy bay chở khách đã đâm sầm vào tòa nhà lớn, rất gần văn phòng của Steve.
Những mảnh vỡ chôn vùi Steve đã cứu mạng ông khi thân chiếc máy bay nổ tung, một quả cầu lửa bùng cháy khắp văn phòng. Mặc dù bị chấn động, Steve đã trở lại làm việc bốn ngày sau đó, nổ lực qua những đêm háo hức, từ 6 giờ tối. đến 6 giờ sáng, vì đó là những giờ ban ngày ở Afghanistan. Ngay sau đó, ông tình nguyện một năm ở Iraq.
“Một cách chính yếu tôi đến Iraq vì tôi không thể đi bộ xung quanh Trung tâm thương mại mà không bị thôi miên, thận trọng với cách mọi người nhìn tôi, hoàn toàn cảnh giác,” ông Steve Steve nhớ lại. “Tôi không thể bước lên thang máy, tôi cảm thấy bị kẹt trong xe trên đường đông đúc.”
Triệu chứng của ông là rối loạn căng thẳng hậu chấn thương cổ điển. Rồi đi đến ngày ông nhận ra ông không thể tự mình xử trí việc này. Steve cuối cùng đi đến một nhà trị liệu tâm lý mà anh vẫn thường gặp. Bà dẫn anh, rất nhẹ nhàng, để cố gắng chánh niệm.
Chánh niệm, ông nhớ lại, “đã cho tôi một vài thứ tôi có thể làm, giúp cảm thấy an tĩnh hơn, bớt căng thẳng hơn, không quá náo động.” Khi ông ta thực tập nhiều hơn, thêm sự yêu thương, các triệu chứng hậu chấn tâm lý (PTSD[1]) của ông ta dần trở nên ít thường xuyên hơn, ít dữ dội hơn. Mặc dù sự cáu kỉnh và bồn chồn của ông vẫn xảy đến, nhưng ông có thể thấy chúng đến.
Những câu chuyện như Steve đưa ra những tin tức đáng khích lệ về thiền định. Chúng tôi đã là những người hành thiền trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình, và cũng như Steve, chúng tôi tự biết rằng việc thực hành có vô số lợi ích.
Nhưng nền tảng khoa học của chúng ta cũng cho chúng tôi tạm dừng. Không phải tất cả mọi thứ hướng đến thiền tập đều mầu nhiệm thật sự đứng vững trước những sự thẩm tra nghiêm ngặt. Và vì vậy, chúng tôi đã bắt đầu hướng tới để làm rõ những gì có kết quả và những gì không.
Một số điều bạn biết về thiền tập có thể sai. Nhưng những gì là đúng về thiền tập bạn có thể không biết.
Hãy lấy câu chuyện của Steve. Câu chuyện đã được lặp đi lặp lại trong các biến thể vô tận bởi vô số người khác, những người tuyên bố đã tìm thấy sự thư thái trong các phương pháp thiền định như chánh niệm, không chỉ từ hậu chấn tâm lý (PTSD) mà từ hầu như toàn bộ các rối loạn cảm xúc.
Tuy nhiên, chánh niệm, một phần của truyền thống thiền tập cổ xưa, không nhằm mục đích chữa bệnh như vậy; phương pháp này chỉ mới gần đây được điều chỉnh cho những hình thức hiện đại của chúng ta về tác động làm dịu. Mục đích ban đầu, được bao trùm trong một số phạm vi cho đến ngày nay, thì tập trung vào một cuộc khám phá sâu sắc về tâm thức hướng tới một sự thay đổi sâu sắc về chính bản thể chúng ta.
Mặt khác, các ứng dụng thực tiển của thiền – như chánh niệm đã giúp Steve phục hồi sau chấn thương – tác động rộng rãi nhưng không đi quá sâu. Bởi vì cách tiếp cận rộng rãi này có thể thâm nhập dễ dàng, nên nhiều người đã tìm ra phương cách để bao gồm ít nhất một chút thiền trong đời sống của họ.
Sau đó, có hai con đường: sâu và rộng. Hai con đường đó thường bị nhầm lẫn với nhau, mặc dù chúng khác nhau rất nhiều.
Chúng ta thấy con đường sâu được thể hiện ở hai cấp độ: ở dạng thuần túy, ví dụ, trong truyền thống của Phật giáo Nguyên thủy (Theravada) như được thực hành ở Đông Nam Á, hoặc trong các yogi Tây Tạng (những người chúng ta sẽ thấy một số dữ liệu đáng chú ý trong chương mười một, một “bộ não của yogi” (hành giả du già). Chúng tôi sẽ gọi đây là loại thực hành Cấp 1 chuyên sâu nhất.
Ở Cấp độ 2, những truyền thống này đã được loại bỏ khỏi một phần của lối sống tu sĩ hay yogi, ví dụ như tập thể và thích nghi với các hình thức hợp lý hơn đối với phương Tây. Ở Cấp độ 2, thiền tập xuất hiện trong các hình thức bỏ lại phía sau các thành phần của nguồn gốc châu Á vốn có thể không khiến hành trình xuyên văn hóa trở nên dễ dàng như vậy.
Sau đó là những cách tiếp cận rộng. Ở Cấp độ 3, một loại bỏ tiếp tục đưa những thực hành thiền định tương tự ra khỏi bối cảnh tâm linh của họ và phân loại chúng một cách rộng rãi hơn bao giờ hết – như trường hợp giảm căng thẳng dựa trên chánh niệm (hay còn gọi là MBSR[2]), được thành lập bởi người bạn tốt của chúng ta Jon KabatZinn và bây giờ được dạy trong hàng ngàn phòng khám và trung tâm y tế, và xa hơn nữa. Hoặc Thiền Siêu Việt (TM[3]), vốn cung cấp các câu thần chú tiếng Phạn cổ điển cho thế giới hiện đại theo một định dạng thân thiện với người sử dụng.
Các hình thức thiền thậm chí có thể thâm nhập rộng rãi hơn ở Cấp độ 4, là điều cần thiết, được tưới tẩm nhiều nhất, tốt hơn hết là khiến chúng trở nên tiện dụng cho số lượng người nhiều nhất. Các hình thức hiện tại của chánh niệm ngay tại nơi làm việc, hoặc thông qua các ứng dụng (apps) thiền độ vài phút, minh họa cho cấp độ này.
Chúng tôi cũng thấy trước Cấp 5, một cấp độ chỉ tồn tại ở dạng những miếng và mảnh, nhưng có thể tăng số lượng và khả năng tiếp cận theo thời gian. Ở Cấp độ 5, những bài học mà các nhà khoa học đã học được khi nghiên cứu tất cả các cấp độ khác sẽ dẫn đến những sự đổi mới và thích nghi có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho tiềm năng mà chúng ta khám phá trong chương cuối, “Một tâm thức lành mạnh.”
Những biến đổi sâu sắc của Cấp 1 đã mê hoặc chúng tôi khi chúng tôi bắt đầu đi vào thiền tập. Dan đã nghiên cứu các văn bản cổ xưa và thực hành các phương pháp mà họ mô tả, đặc biệt là trong hai năm anh sống ở Ấn Độ và Sri Lanka trong những ngày đi học và ngay sau đó. Richie (như mọi người gọi ông ta) đã theo Dan đến Châu Á trong một chuyến viếng thăm dài, tương tự như vậy khi thực tập nhập thất ở đó, đã gặp gỡ các học giả thiền định và gần đây đã khảo sát não bộ của các thiền giả cấp thành tựu cao (cấp Olympic) trong phòng thí nghiệm của ông ta tại Đại học Wisconsin.
Sự thực hành thiền của chúng tôi chủ yếu ở Cấp 2. Nhưng ngay từ đầu, con đường rộng, Cấp 3 và 4, cũng rất quan trọng đối với chúng tôi. Các vị thầy châu Á của chúng tôi cho biết nếu bất kỳ khía cạnh nào của thiền định có thể giúp giảm bớt đau khổ, thì nó nên được cung cấp cho tất cả mọi người, không chỉ cho những người tìm kiếm tâm linh. Luận án tiến sĩ của chúng tôi đã áp dụng lời khuyên đó bằng cách nghiên cứu các phương pháp thiền tập có thể có kết quả về nhận thức và cảm xúc.
Câu chuyện chúng tôi kể ở đây phản ánh hành trình cá nhân và chuyên nghiệp của chúng tôi. Chúng tôi đã là bạn bè và cộng tác viên thân thiết về khoa học thiền tập từ những năm 1970, khi chúng tôi gặp nhau ở Harvard trong thời gian tốt nghiệp, và cả hai chúng tôi đều là những người thực hành nghệ thuật nội tâm này trong suốt những năm qua (mặc dù chúng tôi gần như chưa thành thạo được).
Trong khi cả hai chúng tôi đều được đào tạo thành nhà tâm lý học, chúng tôi mang đến những kỹ năng bổ sung để kể câu chuyện này. Dan là một nhà báo khoa học dày dạn, người đã viết cho tờ Thời báo New York trong hơn một thập niên. Richie là một nhà thần kinh học, đã thành lập và đứng đầu Trung tâm Sức khỏe Tâm thức của Đại học Wisconsin, ngoài việc chỉ đạo phòng thí nghiệm hình ảnh não bộ tại Trung tâm Waisman ở đó, hoàn thiện với thiết bị đọc não fMRI[4], đầy đủ với máy quét PET[5] của riêng mình và một chương trình phân tích dữ liệu tiên tiến, cùng với hàng trăm máy chủ cho việc tính toán hạng nặng cần thiết cho công việc này. Nhóm nghiên cứu của ông có hơn một trăm chuyên gia, bao gồm từ các nhà vật lý, nhà thống kê và nhà khoa học máy tính đến các nhà thần kinh học và tâm lý học, cũng như các học giả về các truyền thống thiền tập.
Đồng tác giả một cuốn sách có thể khó xử. Chúng tôi đã có một số điều đó, để chắc chắn, nhưng bất kỳ nhược điểm nào mà sự đồng tác giả mang lại cho chúng tôi đã bị lu mờ rất nhiều bởi niềm vui tuyệt đối mà chúng tôi tìm thấy khi làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã là những người bạn thân thiết nhất trong nhiều thập niên nhưng làm việc riêng rẽ trong hầu hết các sự nghiệp của chúng tôi. Cuốn sách này đã mang chúng tôi lại với nhau, luôn luôn là một niềm vui.
Bạn đang cầm cuốn sách mà chúng tôi đã luôn muốn viết nhưng không thể. Khoa học và dữ liệu chúng tôi cần để hỗ trợ các ý tưởng của chúng tôi chỉ mới hoàn thành gần đây. Bây giờ cả hai đã đạt đến một khối lượng quan trọng, cho nên chúng tôi rất vui mừng được chia sẻ điều này.
Niềm vui của chúng tôi cũng xuất phát từ ý thức của chúng tôi về một sứ mệnh được chia sẻ, đầy ý nghĩa: chúng tôi hướng đến việc thay đổi cuộc trò chuyện bằng cách diễn giải lại triệt để những lợi ích thật sự của thiền tập là gì và không phải là mục tiêu thật sự của việc thực hành luôn luôn hướng tới.
CON ĐƯỜNG SÂU
Sau khi trở về từ Ấn Độ vào mùa thu năm 1974, Richie đã tham gia một cuộc hội thảo về tâm lý học tại Harvard. Richie, với mái tóc dài và trang phục phù hợp với tư tưởng của Cambridge trong thời gian đó, bao gồm cả một chiếc khăn dệt đầy màu sắc mà anh ta đeo như một chiếc thắt lưng – đã giật mình khi giáo sư của ông nói, “Một dấu hiệu cho chứng tâm thần phân liệt là cung cách ăn mặc kỳ lạ của một người,” đưa Richie một cái liếc nhìn đầy ý nghĩa.
Và khi Richie nói với một trong những giáo sư Harvard của mình rằng ông muốn tập trung luận án của mình về thiền định, câu trả lời thẳng thừng đã đến ngay lập tức: đó sẽ là một động thái kết thúc sự nghiệp.
Dan bắt đầu nghiên cứu các tác động của thiền định vốn sử dụng một câu thần chú. Khi nghe điều này, một trong những giáo sư tâm lý học lâm sàng của anh ta đã nghi ngờ hỏi, “Một câu thần chú có gì khác với những bệnh nhân bị ám ảnh (hội chứng Tourette) của tôi, người không ngừng nói ‘shit-shit-shit’? Sự giải thích là việc lập lại những lời vô nghĩa là không tự nguyện trong tâm bệnh học, trong khi sự lặp lại câu thần chú là một thiết bị tập trung tự nguyện và có chủ ý, đã xoa dịu người ấy ít nhiều.
Những phản ứng này là điển hình của sự phản đối mà chúng tôi gặp phải từ những người đứng đầu chuyên khoa của chúng tôi, những người vẫn đang phản ứng tiêu cực theo một thói quen nhất định với bất cứ điều gì liên quan đến ý thức, có lẽ là một dạng hậu chấn tâm lý (PTSD) nhẹ sau cuộc tranh cãi khét tiếng liên quan đến Timothy Leary và Richard Alpert. Leary và Alpert đã bị lật đổ rất công khai từ bộ phận của chúng tôi trong một trạng thái kích động xã hội về việc để sinh viên đại học Harvard thử nghiệm với ảo giác lâng lâng. Đây là khoảng năm năm trước khi chúng tôi đến, nhưng tiếng vang đã kéo dài.
Mặc dù các cố vấn học tập của chúng tôi thấy việc nghiên cứu thiền định của chúng tôi như một con hẻm cụt, nhưng trái tim của chúng tôi nói với chúng tôi rằng đây là thứ nhập cảng hấp dẫn. Chúng tôi đã có một ý tưởng lớn: ngoài những trạng thái dễ chịu mà thiền định có thể tạo ra, thì những kết quả thật sự là những phẩm chất lâu dài nó có thể dẫn đến.
Một đặc điểm được thay đổi, một đặc tính mới phát sinh từ việc thực hành thiền, tồn tại riêng từ việc thiền định. Những đặc điểm được thay đổi hình thành cung cách chúng ta cư xử trong cuộc sống hàng ngày như thế nào, không chỉ trong khi hoặc ngay sau khi chúng ta thiền định.
Khái niệm về các đặc điểm đã thay đổi là một sự theo đuổi suốt đời, mỗi chúng ta đóng vai trò hiệp đồng trong việc trình bày câu chuyện này. Có những năm Dan ở Ấn Độ với tư cách là người quan sát buổi đầu tham gia vào cội nguồn châu Á của những phương pháp thay đổi tâm thức này. Và khi Dan Quay trở về Mỹ, ông là một người truyền tải không quá thành công đến tâm lý học đương đại về những thay đổi có lợi từ thiền định và các mô hình hành động cổ xưa để đạt được chúng.
Kinh nghiệm riêng của Richie với thiền định đã dẫn đến nhiều thập niên theo đuổi khoa học hỗ trợ cho lý thuyết về những đặc điểm thay đổi của chúng ta. Nhóm nghiên cứu của ông hiện đã tạo ra những dữ liệu góp phần cho sự tin cậy vào những điều nếu không có thể chỉ là những câu chuyện huyền ảo. Và bằng cách lãnh đạo việc tạo ra một lãnh vực nghiên cứu non trẻ, khoa học thần kinh quán chiếu, thì ông đã chuẩn bị cho một thế hệ các nhà khoa học sắp tới mà công trình của họ là xây dựng và bổ sung cho bằng chứng này.
Trước cơn sóng thần phấn chấn trên con đường rộng, lối đi thay thế thường bị bỏ lỡ: đó là con đường sâu, vốn luôn luôn là mục tiêu thật sự của thiền định. Như chúng ta thấy, tác động hấp dẫn nhất của thiền không phải là sức khỏe tốt hơn hay hiệu quả kinh doanh sắc nét hơn, mà hơn thế nữa, là một sự tiếp cận với bản chất tốt đẹp hơn của chúng ta.
Một luồng của những phát hiện từ con đường sâu giúp gia tăng đáng kể các mô hình khoa học về giới hạn trên trong tiềm năng tích cực của chúng ta. Càng đi xa hơn, con đường sâu còn trau dồi sức chịu đựng của những phẩm chất bền bỉ như vị tha, bình đẳng, dáng vẻ yêu thương và lòng bi mẫn vô tư – những đặc điểm thay đổi tích cực cao độ.
Khi chúng tôi bắt đầu, đây có vẻ là tin tức lớn đối với tâm lý học hiện đại, nếu nó lắng nghe. Phải thừa nhận rằng, ban đầu, khái niệm về những đặc điểm bị thay đổi có rất ít sự ủng hộ dành cho những cảm xúc mạnh mẽ mà chúng tôi có được khi gặp những hành giả dày dạn kinh nghiệm ở châu Á, những tuyên bố của các văn bản thiền định cổ xưa và những nỗ lực non trẻ của chúng tôi trong nghệ thuật nội tâm này. Bây giờ, sau nhiều thập niên của sự im lặng và không để ý, thì vài năm qua đã chứng kiến những phát hiện phong phú mang lại linh cảm ban đầu của chúng tôi. Chỉ có dữ liệu khoa học sau này mới đạt đến khối lượng đúng mức, xác nhận những gì trực giác của chúng tôi và các văn bản đã nói với chúng tôi: những thay đổi sâu sắc này là dấu hiệu bên ngoài của chức năng não bộ khác biệt đáng kinh ngạc.
Phần lớn dữ liệu đến từ phòng thí nghiệm Richie, trung tâm khoa học duy nhất đã thu thập các phát hiện về hàng chục bậc thầy quán chiếu, chủ yếu là yogi Tây Tạng, nhóm hành giả sâu sắc lớn nhất được nghiên cứu ở bất cứ đâu.
Những đối tác nghiên cứu không nghĩ đến này đã rất quan trọng trong việc xây dựng một trường hợp khoa học cho sự tồn tại của một lối sống vốn lảng tránh tư tưởng hiện đại, mặc dù nó đang ẩn náo trong viễn cảnh rõ ràng như một mục tiêu của những truyền thống tâm linh lớn của thế giới. Bây giờ chúng ta có thể chia sẻ xác nhận khoa học về những thay đổi sâu sắc này của con người – một biến đổi làm tăng đáng kể các giới hạn trong các quan niệm của khoa học tâm lý về khả năng con người.
Chính ý tưởng về “sự thức tỉnh” – mục tiêu của con đường sâu – dường như là một câu chuyện cổ tích kỳ lạ đối với sự nhạy cảm hiện đại. Tuy nhiên, dữ liệu từ phòng thí nghiệm Richie, một số chỉ được xuất bản trên các tạp chí khi cuốn sách này được đăng tải, xác nhận rằng những thay đổi tích cực, đáng chú ý trong não bộ và thái độ theo những dòng chữ được mô tả cho con đường sâu không phải là một huyền thoại mà là một thực tế.
CON ĐƯỜNG RỘNG
Cả hai chúng tôi đều là thành viên hội đồng lâu năm của Viện Tâm Thức và Đời Sống, ban đầu được thành lập để tạo ra những cuộc đối thoại chuyên sâu giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học về các chủ đề rộng rãi. Trong năm 2000, chúng tôi đã tổ chức hội thảo về “những cảm xúc tàn phá,” với vài nhà chuyên môn về các cảm xúc, bao gồm Richie. Giữa chừng cuộc đối thoại, Đức Đạt Lai Lạt Ma quay sang Richie, đưa ra một thách thức đầy khiêu khích.
Trong truyền thống của riêng ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma quan sát, có một loạt các thực hành đã qua thời gian thử nghiệm để thuần hóa những cảm xúc tàn phá. Vì vậy, ngài đã thúc giục, đưa các phương pháp này vào phòng thí nghiệm dưới những hình thức thoát khỏi những vướng mắc tôn giáo, thẩm tra chúng một cách nghiêm ngặt và nếu chúng có thể giúp mọi người giảm bớt các cảm xúc tàn phá của họ, thì sau đó phổ biến chúng rộng rãi đến tất cả những người có thể có lợi lạc.
Điều đó đã kích thích chúng tôi lên. Trong bữa tối hôm đó, và một vài đêm sau đó, chúng tôi bắt đầu vạch ra tiến trình chung của việc nghiên cứu mà chúng tôi báo cáo trong cuốn sách này.
Thách thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã khiến Richie tập trung lại sức mạnh ghê gớm trong phòng thí nghiệm của mình để đánh giá cả con đường sâu và con đường rộng. Và, với tư cách là giám đốc sáng lập của Trung tâm Tâm Thức Lành Mạnh, Richie đã thúc đẩy công việc trên các ứng dụng hữu ích, dựa trên bằng chứng phù hợp cho trường học, phòng khám, doanh nghiệp, thậm chí cho cảnh sát – cho bất cứ ai, ở bất cứ đâu, từ chương trình ân cần cho trẻ mẫu giáo đến điều trị cựu chiến binh với hậu chấn tâm lý (PTSD).
Đức Đạt Lai Lạt Ma thúc giục các nghiên cứu xúc tác hỗ trợ con đường rộng về mặt khoa học, một ngôn ngữ riêng được hoan nghênh trên toàn cầu. Trong khi đó, con đường rộng đã trở nên phổ biến, trở thành công cụ của blog, tweet và ứng dụng linh hoạt. Ví dụ, khi chúng tôi viết điều này, một làn sóng nhiệt tình bao quanh chánh niệm, và hàng trăm ngàn người – có thể hàng triệu người – hiện đang thực hành phương pháp này.
Nhưng việc nhìn chánh niệm (hoặc bất kỳ loại thiền nào) qua lăng kính khoa học bắt đầu bằng những câu hỏi như: Khi nào nó hoạt động, và khi nào thì không? Phương pháp này sẽ giúp tất cả mọi người chứ? Là lợi ích của nó khác với rèn luyện trí óc không? Đây là một số trong những câu hỏi khiến chúng tôi viết cuốn sách này.
Thiền là một từ vừa khớp cho tất cả vô số các loại thực hành quán chiếu, giống như thể thao đề cập đến một loạt các hoạt động thể thao. Đối với cả thể thao và thiền na, các kết quả cuối cùng khác nhau tùy thuộc vào những gì bạn thật sự làm.
Một số lời khuyên thiết thực: đối với những người sắp bắt đầu thực hành thiền, hoặc đang lướt qua một số loại, hãy nhớ rằng như với việc đạt được kỹ năng trong một môn thể thao nhất định, thì việc tìm một sự thực hành thiền hấp dẫn bạn và gắn bó với nó sẽ có những lợi ích tuyệt vời nhất. Chỉ cần tìm một thứ thiền để thử, quyết định khối lượng thời gian mỗi ngày thì bạn có thể hành thiền một cách thực tế hàng ngày – ngay cả ngắn gọn chỉ trong vài phút – hãy thử nó trong một tháng và xem bạn cảm thấy thế nào sau ba mươi ngày đó.
Giống như việc tập luyện thường xuyên mang lại cho bạn thể lực tốt hơn, hầu hết bất cứ loại thiền nào đều giúp tăng cường thể lực tinh thần ở một mức độ nào đó. Như chúng ta sẽ thấy, những lợi ích cụ thể từ loại này hoặc loại khác sẽ mạnh hơn khi tổng số giờ thực hành bạn đặt vào càng nhiều hơn.
CÂU CHUYỆN BÁO TRƯỚC
Swami[6] X, như chúng tôi gọi ông ấy, đã ở đầu làn sóng các giáo thọ thiền tập từ châu Á, người đã đến Mỹ vào giữa những năm 1970, trong những ngày chúng tôi ở Harvard. Swami (tu sĩ Ấn giáo) đã liên lạc với chúng tôi và nói rằng ông ta rất mong muốn năng lực yoga của mình được nghiên cứu bởi các nhà khoa học tại Harvard, những người có thể xác nhận khả năng vượt trội của ông ta.
Đó là đỉnh cao của sự phấn chấn về một công nghệ mới, phản hồi sinh học, đã cung cấp cho mọi người thông tin tức thời về sinh lý – huyết áp của họ, ví dụ – mà nếu khác đi sẽ vượt quá tầm kiểm soát có ý thức của họ. Với tín hiệu mới đến đó, mọi người có thể thúc đẩy các hoạt động của cơ thể họ theo hướng lành mạnh hơn. Swami X tuyên bố ông ta có khả năng kiểm soát như vậy mà không cần phản hồi.
Rất vui khi sai lầm trong một chủ đề dường như đã nghiên cứu thành công, chúng tôi đã có thể hoàn thiện việc sử dụng phòng thí nghiệm sinh lý học tại Trung Tâm Sức khỏe Tinh Thần Massachusetts của Trường Y Khoa Harvard.
Nhưng đến ngày thử nghiệm sức mạnh swami, khi chúng tôi yêu cầu ông hạ huyết áp, ông ta đã nâng nó lên. Khi được yêu cầu nâng nó lên, ông hạ xuống. Và khi chúng tôi nói với ông ấy điều này, swami đã mắng mỏ chúng tôi vì đã phục vụ ông ấy một loại trà độc hại mà được cho là đã phá hoại những tài năng của ông ấy.
Các dấu hiệu sinh lý của chúng tôi cho biết rằng ông ta không thể làm được bất kỳ công phu tinh thần nào mà ông đã khoe khoang. Tuy nhiên, ông ta đã cố gắng đặt trái tim mình vào chứng rung tâm nhĩ, rối loạn nhịp tim – một người có nguy cơ sinh lý cao – với một phương pháp mà ông gọi là “chú chó định lực (the dog Samadhi),” một cái tên có vẻ bí ẩn đối với chúng tôi cho đến ngày nay.
Thỉnh thoảng, swami biến mất trong phòng vệ sinh đàn ông để hút thuốc lá (những loại thuốc lá rẻ tiền này, một vài mãnh thuốc lá được bọc trong lá cây, rất phổ biến trên khắp Ấn Độ). Một bức điện tín từ những người bạn ở Ấn Độ ngay sau đó tiết lộ rằng, Swami, thực ra là quản lý cũ của một nhà máy giày đã bỏ rơi vợ và hai đứa con của mình và đến Mỹ để kiếm tiền.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Swami X đang tìm kiếm một lợi thế tiếp thị để thu hút các môn đệ. Trong những lần xuất hiện tiếp theo, ông chắc chắn phải đề cập đến việc “các nhà khoa học tại Harvard” đã nghiên cứu về năng lực thiền định của mình. Đây là một điềm báo sớm về những gì đã trở thành một vụ thu hoạch dữ liệu dồi dào được đưa vào quảng cáo bán hàng.
Với những sự cố cảnh giác như vậy trong tâm trí, chúng tôi mang đến những suy nghĩ cởi mở nhưng đầy hoài nghi – tâm trí của nhà khoa học – đã tập trung vào làn sóng nghiên cứu thiền định hiện nay. Phần lớn chúng tôi xem với sự hài lòng về sự gia tăng của phong trào chánh niệm và sự phát triển nhanh chóng của nó trong các trường học, kinh doanh và cuộc sống riêng tư của chúng tôi, cách tiếp cận rộng rãi. Nhưng chúng tôi tiếc rằng làm thế nào mà tất cả các dữ liệu quá thường xuyên bị bóp méo hoặc phóng đại khi khoa học được sử dụng như một cái móc bán hàng.
Sự pha trộn giữa thiền và kiếm tiền có một hồ sơ theo dõi đáng tiếc như một công thức cho chủ nghĩa bán hàng cưởng bách, thất vọng, thậm chí là tai tiếng. Tất cả quá thường xuyên, những diễn giải sai lệch, tuyên bố nghi vấn hoặc xuyên tạc các nghiên cứu khoa học được sử dụng để buôn bán thiền định. Chẳng hạn, một trang web kinh doanh có một bài đăng trên blog có tên là “Chánh Niệm Sắp Xếp Bộ Não của Bạn, Giảm Căng Thẳng và Tăng Hiệu Suất Như Thế Nào.” Có phải những tuyên bố này được chứng minh bằng những phát hiện khoa học vững chắc? Có và không – mặc dù vậy, chữ “không” quá dễ dàng bị bỏ qua.
Trong số các phát hiện không chắc chắn đã lan truyền với những tuyên bố nhiệt tình: thiền định làm dày trung tâm điều hành não bộ, vỏ não trước trán, trong khi thu nhỏ hạch hạnh nhân, tác nhân kích hoạt phản ứng đóng băng-chiến đấu-hay-chạy của chúng ta; rằng thiền chuyển điểm đặt bộ não của chúng ta cho cảm xúc thành một phạm vi tích cực hơn; rằng thiền làm chậm lão hóa; và thiền có thể được sử dụng để điều trị các bệnh từ tiểu đường đến rối loạn tăng động giảm chú ý (AHDH/attention deficit hyperactivity disorder).
Nhìn kỹ hơn, mỗi nghiên cứu mà những tuyên bố này dựa trên đều có vấn đề với các phương pháp được sử dụng; họ cần thử nghiệm nhiều hơn và chứng cứ nhiều hơn để đưa ra những tuyên bố chắc chắn. Những phát hiện như vậy cũng có thể đứng vững với sự xem xét kỹ lưỡng hơn nữa hoặc có thể không.
Ví dụ, nghiên cứu báo cáo sự co rút của hạch hạnh nhân, đã sử dụng một phương pháp để ước tính khối lượng hạch hạnh nhân có thể không chính xác lắm. Và một nghiên cứu được trích dẫn rộng rãi mô tả lão hóa chậm hơn đã sử dụng một phương pháp điều trị rất phức tạp bao gồm một số thiền tập nhưng cũng được kết hợp với chế độ ăn uống đặc biệt và tập thể dục chuyên sâu; tác động của thiền định không thể giải mã được.
Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông xã hội vẫn đầy rẫy những tuyên bố như vậy và bản sao quảng cáo cường điệu có thể lôi cuốn. Vì vậy, chúng tôi cung cấp một cái nhìn rõ ràng dựa trên khoa học tự nhiên, sàng lọc các kết quả gần như không hấp dẫn như các tuyên bố đưa ra.
Ngay cả những người đề xướng có thiện chí cũng có rất ít hướng dẫn trong việc phân biệt giữa những gì hợp lý và những gì nghi vấn hay chỉ là vô nghĩa. Với làn sóng nhiệt tình đang lên, sự tỉnh táo hơn của chúng ta sẽ không đến quá sớm.
Một lưu ý cho độc giả: Ba chương đầu tiên nói về những bước đột phá ban đầu của chúng tôi vào thiền định và linh cảm khoa học thúc đẩy cuộc tìm kiếm của chúng tôi. Chương bốn đến mười hai thuật lại hành trình khoa học, với mỗi chương dành cho một chủ đề cụ thể như sự chú ý tập trung hoặc lòng bi mẫn; mỗi thứ đều có một bản tóm tắt ở cuối dành cho những người quan tâm đến những gì chúng tôi tìm thấy hơn là cách chúng tôi đến đó như thế nào. Trong chương mười một và mười hai, chúng tôi đạt đến mục tiêu tìm kiếm từ lâu, chia sẻ những phát hiện đáng chú ý về các thiền giả cao cấp nhất từng được nghiên cứu. Trong chương mười ba, “Những Đặc Điểm Thay Đổi,” chúng tôi đưa ra những lợi ích của thiền định ở ba cấp độ: người mới bắt đầu, thâm niên và thành đạt cao (Olympic). Trong chương cuối cùng, chúng tôi suy đoán về những gì tương lai có thể mang lại, và làm thế nào những phát hiện này có thể mang lại lợi ích lớn hơn không chỉ cho mỗi cá nhân chúng ta mà còn cho xã hội.
SỰ TĂNG TỐC
Ngay từ những năm 1830, Thoreau và Emerson, cùng với những người theo chủ nghĩa siêu việt Mỹ của họ, đã để ý đến những nghệ thuật nội tâm phương Đông này. Họ được thúc đẩy bởi các bản dịch tiếng Anh đầu tiên của các văn bản tâm linh cổ đại từ Châu Á, nhưng không có hướng dẫn trong các thực hành hỗ trợ các văn bản đó. Gần một thế kỷ sau, Sigmund Freud khuyên các nhà phân tâm học tiếp nhận một “sự chú ý bình thản”( an “even-hovering attention”) trong khi lắng nghe thân chủ của họ, nhưng một lần nữa, không đưa ra phương pháp nào cả.
Sự tham gia nghiêm túc hơn của phương Tây đã diễn ra cách đây hàng thập niên, khi các giáo thọ từ phương Đông đến và khi một thế hệ người phương Tây đi học thiền ở châu Á, một số trở về làm giáo thọ. Những đột phá này đã mở đường cho sự tăng tốc hiện tại của con đường rộng, cùng với những khả năng mới cho những người chọn theo đuổi con đường sâu.
Vào những năm 1970, khi chúng tôi bắt đầu xuất bản nghiên cứu về thiền, chỉ có một số ít bài báo khoa học về chủ đề này. Ở lần đếm cuối cùng, con số là 6.838 bài báo như vậy, với sự tăng tốc đáng chú ý về sau. Trong năm 2014, con số hàng năm là 925, năm 2015 tổng số là 1.098 và năm 2016 có 1.113 ấn phẩm như vậy trong tài liệu khoa học tiếng Anh[7].
CUNG CẤP TÀI LIỆU
Đó là tháng 4 năm 2001, trên tầng cao nhất của Trung tâm Fluno trong khuôn viên của Đại học Wisconsin – Madison, và chúng tôi đã nhóm họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một buổi chiều đối thoại khoa học về kết quả nghiên cứu thiền định. Thiếu vắng trong phòng là Francisco Varela, một nhà thần kinh học người Chile và là trưởng phòng thí nghiệm khoa học thần kinh nhận thức tại Trung Tâm Nghiên Cứu Khoa Học Quốc Gia Pháp ở Paris. Sự nghiệp đáng chú ý của ông bao gồm việc đồng sáng lập Viện Tâm Thức và Đời sống, tổ chức chính hội nghị này.
Là một người thực hành thiền định nghiêm túc, Francisco có thể thấy sự hứa hẹn về sự hợp tác đầy đủ giữa các thiền giả dày dạn và các nhà khoa học nghiên cứu chúng. Mô hình đó đã trở thành tiêu chuẩn thực hành trong phòng thí nghiệm của Richie, cũng như những nơi khác.
Francisco đã lên kế hoạch tham gia, nhưng ông đang chiến đấu với bệnh ung thư gan và suy thoái nghiêm trọng đồng nghĩa với việc ông ta không thể đi du lịch. Ông nằm trên giường nhà ở Paris, sắp chết. Đó là vào thời trước Skype và hội nghị qua truyền hình, nhưng nhóm Richie, đã tổ chức một cuộc trò chuyện qua video hai chiều giữa phòng họp của chúng tôi và phòng ngủ của Francisco trong căn nhà ở Paris của ông ấy. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với ông ta rất trực tiếp, nhìn kỹ vào máy thu hình. Cả hai đều biết rằng đây sẽ là lần cuối cùng họ gặp nhau trong cuộc đời này.
Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn Francisco về tất cả những gì ông đã làm cho khoa học và vì lợi ích lớn hơn, bảo ông hãy mạnh mẽ và nói rằng họ sẽ vẫn kết nối mãi mãi. Richie và nhiều người khác trong phòng đã chảy nước mắt, đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của khoảnh khắc này. Chỉ vài ngày sau cuộc họp, Francisco đã qua đời.
Ba năm sau, vào năm 2004, một sự kiện đã xảy ra biến giấc mơ mà Francisco thường nói đến trở thành sự thật. Tại Viện Garrison, cách sông Hudson từ thành phố New York một giờ, một trăm nhà khoa học, nghiên cứu sinh và hậu tiến sĩ đã tập hợp lần đầu tiên, đã trở thành chuỗi sự kiện hàng năm, Viện Nghiên Cứu Mùa Hè (SRI), một cuộc tụ họp dành cho việc tiếp tục nghiên cứu nghiêm ngặt về thiền định.
Các cuộc họp được tổ chức bởi Viện Tâm thức và Đời sống, được thành lập vào năm 1987 bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, Francisco và Adam Engle, một luật sư trở thành doanh nhân. Chúng tôi đã thành lập hội đồng thành viên. Nhiệm vụ của Viện Tâm thức và Đời sống là “làm giảm bớt đau khổ và thúc đẩy sự hưng thịnh bằng cách tích hợp khoa học với thực hành quán chiếu.”
Viện Tâm thức và Đời sống mùa hè, chúng tôi cảm thấy, có thể cung cấp một thực tế thú vị hơn cho những người, giống như chúng tôi trong những ngày đi học, muốn nghiên cứu về thiền định. Trong khi chúng tôi là những người tiên phong bị cô lập, thì chúng tôi muốn kết nối một cộng đồng các học giả và nhà khoa học có cùng chí hướng đã chia sẻ việc khảo cứu này. Họ có thể hỗ trợ cho các công việc của nhau từ xa, ngay cả khi họ đơn độc trong mối quan tâm của họ tại tổ chức của chính họ.
Chi tiết về Viện Nghiên Cứu Mùa Hè (SRI) đã ngấm ngầm đơm hoa trên bàn nhà bếp trong nhà của Richie, ở Madison, trong một cuộc trò chuyện với Adam Engle. Richie và một số ít các nhà khoa học và học giả sau đó đã tổ chức chương trình mùa hè đầu tiên và làm giảng viên trong tuần, với các chủ đề như khoa học thần kinh nhận thức về sự chú ý và hình ảnh tinh thần (Mental image/ lạc tạ ảnh tử). Theo văn bản này, mười ba cuộc họp đã diễn ra sau đó (với hai cuộc họp ở châu Âu và có thể là các cuộc họp trong tương lai ở châu Á và Nam Mỹ).
Bắt đầu với Viện Nghiên Cứu Mùa Hè (SRI) đầu tiên, Viện Tâm Thức và Đời sống đã bắt đầu một chương trình tài trợ nhỏ mang tên để vinh danh Francisco. Vài chục giải thưởng nghiên cứu Varela rất khiêm tốn (lên tới 25.000 đô la, mặc dù hầu hết các nghiên cứu thuộc loại này cần nhiều tiền hơn) đã tận dụng hơn 60 triệu đô la tài trợ tiếp theo từ các quỹ và cơ quan cấp liên bang Hoa Kỳ. Và sáng kiến đã sinh ra nhiều hoa trái: năm mươi hoặc hơn sinh viên tốt nghiệp của SRI đã xuất bản hàng trăm bài báo về thiền.
Khi các nhà khoa học trẻ này bước vào các bài đăng chuyên môn, họ đã làm tăng số lượng các nhà nghiên cứu thực hiện các khảo sát như vậy. Họ đã thúc đẩy một phần không nhỏ số lượng nghiên cứu khoa học ngày càng tăng về thiền định. Đồng thời, các nhà khoa học thiết lập hơn đã chuyển trọng tâm của họ sang khu vực này khi kết quả cho thấy kết quả có giá trị. Những phát hiện được đưa ra từ phòng thí nghiệm não bộ của Richie tại Đại học Wisconsin, và các phòng thí nghiệm của các nhà khoa học khác, từ các trường y khoa của Stanford và Emory, Yale và Harvard, và vượt xa các tiêu đề thường xuyên.
Với sự phổ biến bùng nổ của thiền định, chúng tôi cảm thấy cần một cái nhìn cứng rắn. Các lợi ích thần kinh và sinh học được ghi nhận tốt nhất bởi khoa học âm thanh không nhất thiết là những lợi ích chúng ta nghe thấy trên báo chí, trên Facebook hoặc từ các luồng tiếp thị qua email. Và một số trong những người được thổi phồng xa và rộng rãi có rất ít thành tích khoa học.
Nhiều báo cáo rút ra những cách thiền định ngắn ngủi hàng ngày làm thay đổi sinh học và đời sống tình cảm của chúng ta tốt hơn. Tin tức này, đã lan truyền, đã thu hút hàng triệu người trên toàn thế giới tìm thấy một vị trí trong thói quen hàng ngày của họ cho thiền định.
Nhưng có nhiều khả năng lớn hơn nhiều và một số nguy hiểm. Thời điểm đã đến để kể câu chuyện lớn hơn về các tiêu đề bị thiếu vắng.
Có một số sợi chỉ trong tấm thảm mà chúng tôi dệt ở đây. Người ta có thể thấy trong câu chuyện về tình bạn kéo dài hàng thập niên của chúng tôi và ý thức chung của chúng tôi về một mục đích lớn hơn, lúc đầu là một mục tiêu xa vời và khó có thể xảy ra nhưng là một điều mà trong đó chúng tôi vẫn kiên trì bất chấp trở ngại. Một dấu vết khác về sự xuất hiện của khoa học thần kinh, bằng chứng cho thấy những trải nghiệm của chúng ta hình thành nên bộ não của chúng ta, một nền tảng hỗ trợ lý thuyết của chúng tôi rằng khi thiền định rèn luyện tâm trí, nó sẽ định hình lại bộ não. Sau đó, có làn sóng dữ liệu tràn ngập mà chúng tôi khai thác để hiển thị độ dốc của thay đổi này.
Ngay từ đầu, chỉ vài phút mỗi ngày thực hành có những lợi ích đáng ngạc nhiên (mặc dù không phải tất cả những gì được tuyên bố). Vượt ngoài những kết quả như vậy lúc ban đầu, giờ đây chúng tôi có thể chỉ ra rằng bạn càng thực hành nhiều giờ, thì bạn càng nhận được nhiều lợi ích. Và ở cấp độ thực hành cao nhất, chúng tôi tìm thấy những đặc điểm thay đổi thật sự, những thay đổi trong não bộ mà khoa học chưa từng thấy trước đây, nhưng chúng tôi đã đề xuất từ nhiều thập niên trước.
Ẩn Tâm Lộ, 5/7/2020 – 15/4 năm Canh Tý – Phật đản 2564
Trích từ quyển The Science of Meditation
*****
[1] Posttraumatic Stress Disorder- PTSD
[2] Mindfulness-based stress reduction:MBSR
[3] Transcendental Meditation (TM)
[4] fMRI viết tắt của hình ảnh cộng hưởng từ đa chức năng (functional Magnetic Resonance Imaging) – là công cụ xử lí hình ảnh thần kinh…
[5] PET scanner: máy chụp positron cắt lớp (Positron emission tomography)
[6] Swami trong Ấn Độ giáo, là một nhà tu khổ hạnh hoặc hành giả đã được bắt đầu vào một trật tự tu viện tôn giáo. Swami cũng đề cập đến một đẳng cấp của người Hindu. ‘Swami’ được sử dụng như một tiêu đề nhân danh đẳng cấp Bairagi của Bakkarwala và các vùng khác của Ấn Độ.
[7] Từ khóa: thiền, thiền chánh niệm, thiền bi mẫn, và thiền từ ái (The key words used in this search were: meditation, mindfulness meditation, compassion meditation, and loving-kindness meditation.).