XI. Phẩm Sa Môn Tưởng 
(I) (101) Tưởng
1. Có ba Sa-môn tưởng, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp. Thế nào là ba?
2. Ta nay đã đến tình trạng mất bản sắc; đời sống ta bị phụ thuộc vào người khác; hành vi của ta cần phải thay đổi.
Ba Sa-môn tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp. Thế nào là bảy?
3. Luôn luôn là người làm liên tục, thực hiện liên tục trong các Giới Luật; không có tham ái; không có sân; không có quá mạn, ưa thích học tập; đối với các vật dụng cần yếu cho đời sống, nó nghĩ: “Ðây là mục đích sống tinh cần tinh tấn”.
Này các Tỷ-kheo, có ba Sa-môn tưởng này tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ bảy pháp.
(II) (102) Giác Chi
1. Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh. Thế nào là bảy?
2. Niệm giác chi, trạch pháp giác chi, tinh tấn giác chi, hỷ giác chi, khinh an giác chi, định giác chi, xả giác chi.
Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh. Thế nào là ba?
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời… nhớ đến nhiều đời trước với các nét đại cương và các chi tiết. Với thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân… rõ biết các chúng sanh, tùy thuộc hạnh nghiệp của họ. Do đoạn diệt các lậu hoặc… sau khi chứng ngộ, chứng đạt, vị ấy an trú.
Bảy giác chi này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, làm cho đầy đủ ba minh này.
(III) (103) Tà Tánh
1. Do tà tánh, này các Tỷ-kheo, nên thất bại, không thành công. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do tà tánh, nên thất bại, không thành công?
2. Với người tà kiến, này các Tỷ-kheo, có tà tư duy. Với người tà tư duy, có tà ngữ. Với người tà ngữ, có tà nghiệp. Với người tà nghiệp, có tà mạng. Với người tà mạng, có tà tinh tấn. Với người tà tinh tấn, có tà niệm. Với người tà niệm, có tà định. Với người tà định, có tà trí. Với người tà trí, có tà giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, do tà tánh đưa đến thất bại.
3. Do chánh tánh, này các Tỷ-kheo, nên thành công, không thất bại. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là do chánh tánh nên thành công, không thất bại?
4. Với người chánh kiến, này các Tỷ-kheo, có chánh tư duy. Với người chánh tư duy, có chánh ngữ. Với người chánh ngữ, có chánh nghiệp. Với người chánh nghiệp, có chánh mạng. Với người chánh mạng, có chánh tinh tấn. Với người chánh tinh tấn, có chánh niệm. Với người chánh niệm, có chánh định. Với người chánh định, có chánh trí. Với người chánh trí, có chánh giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, do chánh tánh đưa đến thành công, không đưa đến thất bại.
(IV) (104) Chủng Tử
1. Này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà giải thoát; phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào và phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh, đau khổ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì kiến là ác. Ví như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây nimba, hay hột giống cây kosàtakì (một loại dây leo), hay hột giống cây mướp đắng được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh đắng, tánh cay, tánh không lạc của nó. Vì sao? Vì nó là tánh ác của hột giống, này các Tỷ-kheo. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người có tà kiến, có tà tư duy, có tà ngữ, có tà nghiệp, có tà mạng, có tà tinh tấn, có tà niệm, có tà định, có tà trí, có tà giải thoát, phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy, phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, và được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến bất khả lạc, bất khả hỷ, bất khả ý, bất hạnh, đau khổ. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì tà kiến là ác.
3. Này các Tỷ-kheo, với người đàn ông, với con người có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh ngữ, có chánh nghiệp, có chánh mạng, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có chánh trí, có chánh giải thoát; phàm có thân nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có khẩu nghiệp gì… phàm có ý nghiệp gì được thực hiện đầy đủ, được chấp nhận theo kiến ấy; phàm có tư tâm sở nào, phàm có quyết định nào, phàm có ước nguyện nào, và phàm có các hành nào, tất cả các pháp ấy đưa đến khả năng lạc, khả hỷ, khả ý, hạnh phúc, an lạc. Vì sao? Này các Tỷ-kheo, vì chánh kiến là hiền thiện. VÍ như, này các Tỷ-kheo, hột giống cây mía, hay hột giống cây lúa, hay hột giống cây nho được gieo vào đất ướt. Phàm vị gì nó lấy lên từ đất, phàm vị gì nó lấy lên từ nước, tất cả vị ấy đều đưa đến tánh ngon, tánh ngọt, tánh thuần chất của nó. Vì sao? Vì hột giống là hiền thiện. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, phàm mọi thân hành… vì tánh hiền thiện của kiến.
(V) (105) Vô Minh
1. Khi nào vô minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các pháp bất thiện, thời vô tàm, vô quý nối tiếp theo. Với kẻ bị vô minh chi phối, vô trí, này các Tỷ-kheo, tà kiến sanh. Với kẻ có tà kiến, tà tư duy sanh. Với kẻ tà tư duy, tà ngữ sanh. Với kẻ tà ngữ, tà nghiệp sanh. Với kẻ tà nghiệp, tà mạng sanh. Với kẻ tà mạng, tà tinh tấn sanh. Với kẻ tà tinh tấn, tà niệm sanh. Với kẻ tà niệm, tà định sanh. Với kẻ tà định, tà trí sanh. Với kẻ tà trí, tà giải thoát sanh.
2. Khi nào minh dẫn đầu, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự thành tựu các thiện pháp, thời tàm và quý nối tiếp theo. Với kẻ được minh chi phối, có trí, này các Tỷ-kheo, chánh kiến sanh. Với vị có chánh kiến, chánh tư duy sanh. Với vị có chánh tư duy, chánh ngữ sanh. Với vị có chánh ngữ, chánh nghiệp sanh. Với vị có chánh nghiệp, chánh mạng sanh. Với vị có chánh mạng, chánh tinh tấn sanh. Với vị có chánh tinh tấn, chánh niệm sanh. Với vị có chánh niệm, chánh định sanh. Với vị có chánh định, chánh trí sanh. Với vị có chánh trí, chánh giải thoát sanh.
(VI) (106) Nguyên Nhân Khiến Cho Tổn Giảm
1. Này các Tỷ-kheo, có mười tổn giảm sự này. Thế nào là mười?
2. Với người có chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tổn giảm, các pháp ác, bất thiện do duyên tà kiến sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh kiến sanh, các pháp ấy đi đến viên mãn trong tu tập. Với người có chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị tổn giảm, và các pháp ác, bất thiện do duyên tà tư duy sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Các pháp thiện do duyên chánh tư duy sanh, các pháp ấy được viên mãn trong tu tập. Với người có chánh ngữ… có chánh nghiệp… có chánh mạng… có chánh tinh tấn… có chánh niệm… có chánh định… có chánh trí… có chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát bị tổn giảm, và các pháp ác, bất thiện do duyên tà giải thoát sanh, các pháp ấy bị tổn giảm. Do duyên chánh giải thoát, các thiện pháp đi đến viên mãn trong tu tập.
Này các Tỷ-kheo, có mười tổn giảm sự này.
(VII) (107) Tẩy Trần
1. Này các Tỷ-kheo, tại các quốc độ miền Nam, có lễ tẩy trần. Tại đấy có các món ăn, có các thức uống, các đồ ăn loại cứng, các đồ ăn loại mềm, đồ nếm, đồ uống, múa, hát, nhạc. Này các Tỷ-kheo, đây là lễ tẩy trần, Ta tuyên bố rằng không phải là không có. Và này các Tỷ-kheo, lễ tẩy trần ấy là hạ liệt, thô tục, phàm phu, không phải Thánh, không liên hệ đến mục đích, không đưa đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Này các Tỷ kheo. Ta sẽ thuyết về tẩy trần thuộc bậc Thánh, tẩy trần này đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết Bàn. Do duyên tẩy trần này, các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; cách chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. Và này, các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh tẩy trần, do Thánh tẩy trần này đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Do duyên Thánh tẩy trần này, các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; những chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.
3. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị tẩy sạch, và những pháp ác bất thiện nào do duyên tà kiến khởi lên, các pháp ấy của người ấy được tẩy sạch. Và các pháp thiện do duyên chánh kiến, đi đến viên mãn trong tu tập. Với người chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị tẩy sạch… Với người chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, tà ngữ được tẩy sạch..Với người chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà nghiệp được tẩy sạch… Với người chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng được tẩy sạch… Với người chánh tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn được tẩy sạch… Với người chánh niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm được tẩy sạch… Với người chánh định, này các Tỷ-kheo, tà định được tẩy sạch… Với người chánh trí, này các Tỷ-kheo, tà trí được tẩy sạch… Với người chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát được tẩy sạch và những pháp ác bất thiện do duyên tà giải thoát khởi lên, các pháp ấy của người ấy được tẩy sạch. Và các pháp thiện do duyên chánh giải thoát, đi đến viên mãn trong tu tập.
4. Này các Tỷ-kheo, đây là Thánh tẩy trần ấy, tẩy trần này đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do duyên tẩy trần này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; những chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, những chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; những chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.
(VIII) (108) Y Thuật
1. Các y sư, này các Tỷ-kheo, cho thuốc xổ để chận đứng các bệnh khởi lên từ mật, để chận đứng các bệnh khởi lên từ đàm, để chận đứng các bệnh khởi lên từ gió. Này các Tỷ-kheo, đây chỉ là thuốc xổ. Ta tuyên bố rằng đây không phải là không có, và này các Tỷ-kheo, thuốc xổ này có thành công và cũng có thất bại. Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về thuốc xổ các bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này thành công, không có thất bại. Do duyên thuốc xổ bậc Thánh này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh… các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não?
3. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị xổ ra. Các ác bất thiện pháp do duyên tà kiến sanh khởi nên các pháp ấy được xổ ra và các pháp thiện do duyên với chánh kiến đi đến viên mãn trong tu tập. Với người có chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, tà tư duy bị xổ ra… Với người có chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, tà ngữ bị xổ ra… Với người có chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, tà nghiệp bị xổ ra… Với người có chánh mạng, này các Tỷ-kheo, tà mạng bị xổ ra… Với người có chánh tinh tấn, này các Tỷ-kheo, tà tinh tấn bị xổ ra… Với người có chánh niệm, này các Tỷ-kheo, tà niệm bị xổ ra… Với người có chánh định, này các Tỷ-kheo, tà định bị xổ ra… Với người có chánh trí, này các Tỷ-kheo, tà trí bị xổ ra… Với người có chánh giải thoát, này các Tỷ-kheo, tà giải thoát bị xổ ra… Các pháp ác bất thiện, do duyên tà giải thoát sanh khởi, các pháp ấy bị xổ ra và các pháp thiện, duyên với chánh giải thoát đi đến viên mãn trong tu tập.
4. Này các Tỷ-kheo, đây là thuốc xổ bậc Thánh, thuốc xổ này chỉ thành công, không thất bại. Do nhân thuốc xổ này nên các chúng sanh bị sanh được giải thoát khỏi sanh; các chúng sanh bị già được giải thoát khỏi già, các chúng sanh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não.
(IX) (109) Mửa
(Giống như kinh 108, kinh trước dùng chữ “xổ”, kinh này dùng chữ “mửa”).
(X) (110) Bài Tiết
1. Có mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cần phải bài tiết. Thế nào là mười?
2. Với người có chánh kiến, này các Tỷ-kheo, tà kiến bị bài tiết ra, … (giống như hai kinh trước, chỉ chữ “bài tiết” thay cho chữ “xổ”).
(XI) (111) Vô Học (1)
1. Bấy giờ có một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
– Vô học, vô học, bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo là bậc vô học?
2. Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thành tựu vô học chánh tri kiến, thành tựu vô học chánh tư duy, thành tựu vô học chánh ngữ, thành tựu vô học chánh nghiệp, thành tựu vô học chánh mạng, thành tựu vô học chánh tinh tấn, thành tựu vô học chánh niệm, thành tựu vô học chánh định, thành tựu vô học chánh trí, thành tựu vô học chánh giải thoát.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là Tỷ-kheo vô học.
(XII) (112) Vô Học (2)
1. Này các Tỷ-kheo, có mười pháp vô học này. Thế nào là mười?
2. Vô học chánh kiến, vô học chánh tư duy, vô học chánh ngữ, vô học chánh nghiệp, vô học chánh mạng, vô học chánh tinh tấn, vô học chánh niệm, vô học chánh định, vô học chánh trí, vô học chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có mười pháp vô học này.
XII. Phẩm Ði Xuống 
(I) (113) Phi Pháp
1. Phi pháp và phi mục đích này, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích?
2. Tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định, tà trí, tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi pháp và phi mục đích. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích?
3. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là pháp và mục đích.
4. Và này các Tỷ-kheo, phi pháp và phi mục đích cần phải hiểu biết; pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi hiểu biết phi pháp và phi mục đích sau khi hiểu biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Ðược nói đến như vậy là do duyên này được nói đến.
(II) (114) Không Phải Mục Ðích
1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp? Thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích và thế nào là mục đích?
2. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh kiến là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà kiến được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh kiến đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh tư duy là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà tư duy được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh tư duy đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh ngữ là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà ngữ sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh ngữ đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh nghiệp là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà nghiệp được sanh, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh nghiệp đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà mạng, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh mạng là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà mạng sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh mạng đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh tinh tấn là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà tinh tấn sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh tinh tấn đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà niệm, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh niệm là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà niệm sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh niệm đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà định, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh định là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà định sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh định đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà trí, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh trí là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà trí sanh khởi, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên chánh trí đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích. Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, là phi pháp; chánh giải thoát là pháp. Những pháp ác bất thiện nào do duyên tà giải thoát sanh khởi, đây là phi mục đích. Và những thiện pháp do duyên chánh giải thoát đi đến đầy đủ trong tu tập, đây là mục đích.
3. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành. Ðược nói như vậy, do duyên này được nói đến như vậy.
(III) (115) Phi Pháp
1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.
Thế Tôn thuyết như vậy. Thuyết như vậy xong, bậc Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy và bước vào tinh xá.
2. Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn đã nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi? ” Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả Ananda, với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này. Tôn giả Ananda trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì”.
3. Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến nói lên với Tôn giả Ananda những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy nói với Tôn giả Ananda:
– Thưa Hiền giả Ananda. Thế Tôn sau khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi hiểu phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Này Hiền giả, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên một cách vắn tắt lời tuyên bố này, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi”, ai là người có thể phân tích một cách rộng rãi? Rồi thưa Hiền giả, chúng tôi suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả Ananda, với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Ananda, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Ananda về ý nghĩa này. Tôn giả Ananda trả lời cho chúng ta như thế nào, chúng ta sẽ như vậy thọ trì”. Thưa Tôn giả Ananda, hãy phân tích cho.
4. Chư Hiền, cũng ví như một người cần thiết lõi cây, tìm lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng: “Phải tìm lõi cây ở nơi cành lá”. Cũng vậy, là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quí vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng: “Cần phải hỏi tôi về ý nghĩa này”. Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy. Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Phạm thiên, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp chủ. Thế Tôn giải thích quý vị như thế nào, quí vị hãy như vậy thọ trì.
5. Hiền giả Ananda, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy. Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Phạm thiên, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. nhưng Hiền giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Hiền giả Ananda có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi. Mong Hiền giả Ananda giải thích, nếu không có sự gì phiền muộn.
6. Vậy chư Hiền, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, tôi sẽ giảng.
– Thưa vâng Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda giảng như sau:
– Thưa chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, đã từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Và này chư Hiền, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích và thế nào là mục đích?
7. Tà kiến, này chư Hiền, là phi pháp; chánh kiến là pháp, những pháp ác bất thiện gì do duyên tà kiến khởi lên, đây là phi mục đích. Và những pháp thiện gì đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này chư Hiền, là phi pháp; chánh tư duy là pháp… Tà ngữ là phi pháp; chánh ngữ là pháp… Tà nghiệp là phi pháp; chánh nghiệp là pháp… Tà mạng là phi pháp; chánh mạng là pháp… Tà tinh tấn là phi pháp; chánh tinh tấn là pháp… Tà niệm là phi pháp; chánh niệm là pháp… Tà định là phi pháp; chánh định là pháp… Tà trí là phi pháp; chánh trí là pháp… Tà giải thoát là phi pháp; chánh giải thoát là pháp. Và những pháp ác bất thiện nào do duyên chánh giải thoát khởi lên đây là phi mục đích, và những thiện pháp do duyên chánh giải thoát đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Thưa các Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố này một cách vắn tắt mà không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy, đã đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành.” Thưa các Hiền giả, lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn mà không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, tôi hiểu ý nghĩa rộng rãi như vậy. Thưa chư Hiền, nếu chư Hiền muốn, hãy đi đến Thế Tôn và hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn trả lời như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
– Thưa vâng, Hiền giả.
Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Tôn giả Ananda, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
8. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết, phi mục đích và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy cần phải thực hành”. Bạch Thế Tôn, sau khi Thế Tôn đi không bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: “Này chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời tuyên bố một cách vắn tắt mà không có phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy đi vào tinh xá: “Phi pháp và pháp cần phải hiểu biết… hãy như thế ấy mà thực hành”. Với lời tuyên bố vắn tắt này của Thế Tôn, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, ai là người có thể phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi? ” Rồi bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: “Tôn giả Ananda được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng Phạm hạnh có trí bắt chước. Tôn giả Ananda với lời tuyên bố này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, không phân tích ý nghĩa một cách rộng rãi, có thể phân tích một cách rộng rãi. Vậy chúng ta hãy đi đến Tôn giả Aụnanda và hỏi ý nghĩa này”. Bạch Thế Tôn, ý nghĩa của chúng được Tôn giả Ananda khéo phân tích với những lý do như thế này, với những chữ như thế này, với những chữ như thế này, với những câu văn như thế này.
9. Lành thay, lành thay, này các Tỷ-kheo, Hiền trí là Hiền giả Ananda! Ðại tuệ là Hiền giả Ananda! Này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy đến hỏi Ta về ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như vậy, như đã được Ananda trả lời. Ðây là ý nghĩa của lời ấy, hãy như vậy thọ trì.
(IV) (116) Ajita
1. Bấy giờ có du sĩ Ajita đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, du sĩ Ajita nói với Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi có người đồng Phạm hạnh là vị Hiền trí, vị này có nghĩ đến năm trăm tâm xứ. Với những tâm xứ ấy, các người ngoại đạo khi bị cật nạn, biết rằng: “Chúng tôi đang bị cật nạn”. Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
– Này các Tỷ-kheo, các Thầy có thọ trì những căn bản địa của bậc Hiền trí không?
– Bạch Thế Tôn, nay đến thời, bạch Thiện Thệ, nay đến thời Thế Tôn thuyết. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.
– Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời phi pháp, bài xích, công kích lời phi pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.
3. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời phi pháp bài xích, công kích lời đúng pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.
4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời phi pháp bài xích, công kích lời đúng pháp và lời phi pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.
5. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, có người với lời đúng pháp bài xích, công kích lời phi pháp. Với lời ấy, vị ấy kích thích một hội chúng phi pháp đến la cao tiếng, lớn tiếng rằng: “Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! Vị Tôn giả thật là một Hiền trí! “.
6. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết; phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích, thế nào là mục đích?
7. Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh kiến là pháp, do duyên tà kiến, các pháp ác bất thiện nào khởi lên, đây là phi mục đích; do duyên chánh kiến, các pháp thiện đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh tư duy là pháp… Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh ngữ là pháp… Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh nghiệp là pháp… Tà mạng, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh mạng là pháp… Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh tinh tấn là pháp… Tà niệm, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh niệm là pháp… Tà định, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh định là pháp… Tà trí, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh trí là pháp… Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, chánh giải thoát là pháp. Do duyên tà giải thoát, các pháp ác bất thiện nào khởi lên, đây là phi mục đích. Do duyên chánh giải thoát, các pháp thiện đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích.
Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Ðược nói đến như vậy, do duyên này được nói đến như vậy.
(V) (117) Sangàrava
1. Bấy giờ có Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này? Thế nào là bờ bên kia?
2. Tà kiến, này Bà-la-môn, là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia. Tà tư duy là bờ bên này, chánh tư duy là bờ bên kia. Tà ngữ… chánh ngữ… Tà nghiệp… chánh nghiệp… Tà mạng… chánh mạng… Tà tinh tấn… chánh tinh tấn… Tà niệm… chánh niệm… Tà định… chánh định… Tà trí… chánh trí… Tà giải thoát, này Bà-la-môn, là bờ bên này, chánh giải thoát là bờ bên kia.
Này Bà-la-môn, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia:
Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.
Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục, không chướng ngại,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
(VI) (118) Bờ Bên Này Và Bờ Bên Kia
– Và này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng bờ bên này và bờ bên kia. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là bờ bên này, và thế nào là bờ bên kia?
Tà kiến, này các Tỷ-kheo, là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia… Tà giải thoát là bờ bên này, chánh giải thoát là bờ bên kia. Này các Tỷ-kheo, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia.
Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này.
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Kẻ trí bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc.
Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục, không chướng ngại,
Kẻ trí tự rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm.
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
(VII) (119) Sự Xuất Ly của Bậc Thánh (1)
1. Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Jānussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu và mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng không xa Thế Tôn bao nhiêu. Thế Tôn thấy Bà-la-môn Jānussoni, nhân ngày trai giới Uposatha, sau khi gội đầu và mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng một bên không xa bao nhiêu, thấy vậy liền nói với Bà-la-môn Jānussoni:
– Này Bà-la-môn, nhân ngày trai giới Uposatha, Ông gội đầu, mặc đôi áo lụa mới, tay cầm nắm cỏ kusa ướt, đứng một bên để làm gì? Có phải hôm nay là ngày của gia đình Bà-la-môn?
– Thưa Tôn giả Gotama, hôm nay là ngày xuất ly của gia đình Bà-la-môn.
– Này Bà-la-môn, như thế nào là ngày xuất ly của các Bà-la-môn?
– Ở đây, thưa Tôn giả Gotama, các Bà-la-môn nhân ngày trai giới Uposatha gội đầu, mặc đôi áo lụa mới, thoa sàn nhà với phân bò ướt, trải với cỏ kusa xanh, và nằm xuống giữa đống cát và nhà lửa. Ðêm ấy họ dậy ba lần, chắp tay đảnh lễ ngọn lửa và nói: “Chúng tôi đi xuống đến Tôn giả”. Rồi họ đốt lửa với nhiều thục tô, và sanh tô, và sau khi đêm ấy đã qua, họ cúng dường các Bà-la-môn với các món ăn thù diệu, loại cứng và loại mềm. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn.
– Sai khác, này Bà-la-môn, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật bậc Thánh.
– Như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là sự xuất ly trong Luật bậc Thánh? Lành thay, nếu Tôn giả Gotama thuyết pháp cho chúng tôi thế nào là trong Luật của bậc Thánh!
– Này Bà-la-môn, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, Tôn giả.
Bà-la-môn Jānussoni vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
2. Ở đây, này Bà-la-môn, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: “Tà kiến đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến… Tà tư duy đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà ngữ đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà nghiệp đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà mạng đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà tinh tấn đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai… Tà niệm… Tà định… Tà trí… Tà giải thoát đưa đến ác quả dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà giải thoát, ra khỏi tà giải thoát. Như vậy, này Bà-la-môn, là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh.
3. Sai khác, thưa Tôn giả Gotama, là lễ đi xuống của các Bà-la-môn. Sai khác là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thưa Tôn giả Gotama, sự xuất ly của các Bà-la-môn không bằng giá trị của phần mười sáu, so với sự xuất ly trong Luật bậc Thánh. Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! … Mong Tôn giả Gotama bắt đầu từ nay nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung con xin quy ngưỡng.
(VIII) (120) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (2)
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy về sự xuất ly của bậc Thánh. Hãy nghe… và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly của bậc Thánh?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: ‘Tà kiến đưa đến ác quả dị thục trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến… Tà tư duy… Tà ngữ… Tà nghiệp… Tà mạng… Tà tinh tấn… Tà niệm… Tà định… Tà trí… Tà giải thoát, đưa đến ác quả dị thục trong đời này và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà giải thoát, ra khỏi tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sự xuất ly của bậc Thánh.
(IX) (121) Ðiềm Báo Trước
1. Khi mặt trời mọc, này các Tỷ-kheo, cái này là đi trước, cái này là tướng báo trước, tức là rạng đông. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với các thiện pháp, cái này là đi trước, cái này là tướng trước, tức là chánh tri kiến.
2. Từ chánh tri kiến, này các Tỷ-kheo, có chánh tư duy. Từ chánh tư duy, có chánh ngữ. Từ chánh ngữ, có chánh nghiệp. Từ chánh nghiệp, có chánh mạng. Từ chánh mạng, có chánh tinh tấn. Từ chánh tinh tấn, có chánh niệm. Từ chánh niệm, có chánh định. Từ chánh định, có chánh trí. Từ chánh trí, có chánh giải thoát.
(X) (122) Các Lậu Hoặc
1. Có mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến các lậu hoặc được đoạn diệt. Thế nào là mười?
2. Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến các lậu hoặc được đoạn diệt.
XIII. Phẩm Thanh Tịnh 
(I) (123) Các Pháp Thanh Tịnh
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, chánh trí, chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, thanh tịnh, trong sáng, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(II) (124) Pháp Chưa Khởi
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, chưa khởi, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(III) (125) Pháp Có Quả Lớn
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IV) (126) Cứu Cánh Nhiếp Phục Tham
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(V) (127) Nhất Hướng Nhàm Chán
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VI) (128) Ðược Tu Tập (1)
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, chưa được khởi lên, chỉ khởi lên trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VII) (129) Ðược Tu Tập (2)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
3. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(VIII) (130) Ðược Tu Tập (3)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, cứu cánh là nhiếp phục tham, cứu cánh là nhiếp phục sân, cứu cánh là nhiếp phục si, chỉ có được trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(IX) (131) Ðược Tu Tập(4)
1. Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ. Thế nào là mười?
2. Chánh tri kiến… chánh giải thoát.
Mười pháp này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn, chỉ có mặt trong Luật của bậc Thiện Thệ.
(X) (132) Tà Tánh
1. Có mười tà tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
2. Tà kiến… tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, có mười tà tánh này.
(XI) (133) Chánh Tánh
1. Có mười chánh tánh này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là mười?
2. Chánh kiến… chánh giải thoát.
Có mười chánh tánh này, này các Tỷ kheo.
XIV. Phẩm Thiện Lương 
(I) (134) Lành Và Không Lành
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy về lành và không lành. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. Này các Tỷ-kheo, thế nào là không lành?
Tà kiến… tà giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, như vậy là không lành.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là lành?
Chánh kiến… chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là lành.
(II) (135) Thánh và Phi Thánh
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về Thánh pháp và phi Thánh pháp. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn, Thế Tôn nói như sau:
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi Thánh pháp?
Tà kiến… tà giải thoát. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là phi Thánh pháp.
3. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh pháp?
4. Chánh kiến… chánh giải thoát.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Thánh pháp.
(III) (136) Thiện và Bất Thiện
(Giống như kinh trước, chỉ đổi thiện và bất thiện)
(IV) (137) Mục Ðích và Phi Mục Ðích
(Giống như kinh trước, chỉ đổi mục đích và phi mục đích)
(V) (138) Pháp và Phi Pháp
(Giống như kinh trước, chỉ đổi pháp và phi pháp)
(VI) (139) Hữu Lậu và Vô Lậu
(Giống như kinh trước, chỉ đổi hữu lậu và vô lậu)
(VII) (140) Có Tội và Vô Tội
(Giống như kinh trước, chỉ đổi có tội và vô tội)
(VIII) (141) Hối Hận và Không Hối Hận
(Giống như kinh trước, chỉ đổi hối hận và không hối hận)
(IX) (142) Ði Ðến Tích Tập và Không Tích Tập
(Giống như kinh trước, chỉ đổi có tích tập và không tích tập)
(X) (143) Dẫn Khổ và Dẫn lạc
(Giống như kinh trước, chỉ đổi có dẫn khổ và dẫn lạc)
(XI) (144) Khổ Dị Thục và Lạc Dị Thục
(Giống như kinh trước, chỉ đổi khổ dị thục và lạc dị thục)
XV. Phẩm Thánh Ðạo 
(I) (145) Thánh và Phi Thánh
(Như kinh trước, chỉ đổi Thánh đạo và phi Thánh đạo)
(II) (146) Bạch Ðạo và Hắc Ðạo
(Như kinh trước, chỉ đổi bạch đạo và hắc đạo)
(III) (147) Diệu Pháp và Phi Diệu Pháp
(Như kinh trước, chỉ đổi diệu pháp và phi diệu pháp)
(IV) (148) Chân Nhân Pháp và Phi Chân Nhân pháp
(Như kinh trước, chỉ đổi chân nhân pháp và phi chân nhân pháp)
(V) (149) Cần Khởi Lên và Không Cần Khởi Lên
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần khởi lên và không cần khởi lên)
(VI) (150) Cần Phải Thực Hiện và Không Cần Phải Thực Hiện
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải thực hiện và không cần phải thực hiện)
(VII) (151) Cần Phải Tu Tập Và Không Cần Phải Tu Tập
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải tu tập và không cần phải tu tập)
(VIII) (152) Cần Phải Làm Sung Mãn và Không Cần Phải Làm Sung Mãn
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải làm sung mãn và không cần phải làm sung mãn)
(IX) (153) Cần Phải Nhớ và Không Cần Phải Nhớ
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải nhớ và không cần phải nhớ)
(X) (154) Cần Phải Chứng Ngộ và Không Cần Phải Chứng Ngộ
(Như kinh trước, chỉ khác chữ cần phải chứng ngộ và không cần phải chứng ngộ)
XVI. Phẩm Người 
(I) (155) Không Nên Thân Cận
1. Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người không nên thân cận. Thế nào là mười?
2. Người có tà kiến, tà tư duy… tà giải thoát.
Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người không nên thân cận.
3. Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người nên thân cận. Thế nào là mười?
4. Người có chánh kiến… chánh giải thoát.
Người thành tựu mười pháp này, này các Tỷ-kheo, là người nên thân cận.
(II) (156-166) Những Người Sai Khác
1. Thành tựu với mười pháp này, này các Tỷ-kheo, không nên giao thiệp… nên giao thiệp… không nên hầu hạ… nên hầu hạ… không nên đảnh lễ… nên đảnh lễ… không nên tán thán… nên tán thán… không nên tôn trọng… nên tôn trọng… không nên tỏ sự cung kính… nên tỏ sự cung kính… không thành công… thành công… không thanh tịnh… có thanh tịnh… không có chinh phục mạn… có chinh phục mạn… không tăng trưởng với trí tuệ… có tăng trưởng với trí tuệ… tạo nhiều phi công đức… tạo nhiều công đức. Thế nào là mười?
2. Chánh kiến… chánh giải thoát.
Thành tựu với mười pháp này, người tạo nhiều công đức.
XVII. Phẩm Jānussoni 
(I) (167) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (1)
1. (Xem kinh 119, đoạn số 1, từ: Lúc bấy giờ… cho đến Thế Tôn nói như sau).
2. Ở đây, này Bà-la-môn, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: “Sát sanh đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, ra khỏi sát sanh… “Lấy của không cho đưa đến ác dị thục… từ bỏ lấy của không cho, ra khỏi lấy của không cho.. Tà hạnh trong cái dục, đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau… từ bỏ tà hạnh trong các dục, ra khỏi tà hạnh trong các dục… Nói láo đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói láo, ra khỏi nói láo… Nói hai lưỡi đưa đến đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói hai lưỡi, ra khỏi nói hai lưỡi… Nói ác khẩu đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói ác khẩu, ra khỏi nói ác khẩu… Nói lời phù phiếm đưa đến ác dị thục… từ bỏ nói lời phù phiếm, ra khỏi nói lời phù phiếm… Tham dục đưa đến ác dị thục… từ bỏ tham dục, ra khỏi tham dục… Sân đưa đến ác dị thục … từ bỏ sân, ra khỏi sân. “Tà kiến đưa đến ác dị thục trong đời này và trong đời sau”. Vị ấy sau khi suy xét như vậy, từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến. Như vậy, này Bà-la-môn, là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh
3. Thưa Tôn giả, sai khác là sự xuất ly của các Bà-la-môn, sai khác là sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thưa Tôn giả Gotama, sự xuất ly của các Bà-la-môn không đáng giá một phần mười sáu sự xuất ly trong Luật của bậc Thánh. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama…! Xin Tôn giả Gotama bắt đầu từ nay nhận con làm đệ tử cư sĩ. Từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
(II) (168) Sự Xuất Ly Của Bậc Thánh (2)
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về sự xuất ly của bậc Thánh…
Thế Tôn nói như sau:
– Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sự xuất ly của bậc Thánh?
2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử suy xét như sau: “Sát sanh đưa đến ác dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh, ra khỏi sát sanh… “Tà kiến đưa đến ác dị thục ngay trong hiện tại và trong tương lai”. Sau khi suy xét như vậy, vị ấy từ bỏ tà kiến, ra khỏi tà kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây là sự xuất ly của bậc Thánh.
(III) (169) Sangàrava
1, Rồi Bà-la-môn Sangàrava đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm… ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Sangàrava bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là bờ bên này, thế nào là bờ bên kia?
2. Này Bà-la-môn, sát sanh là bờ bên này, từ bỏ sát sanh là bờ bên kia. Lấy của không cho, này Bà-la-môn, là bờ bên này, từ bỏ lấy của không cho là bờ bên kia. Tà hạnh trong các dục là bờ bên này, từ bỏ tà hạnh trong các dục là bờ bên kia. Nói láo là bờ bên này, từ bỏ nói láo là bờ bên kia. Nói hai lưỡi là bờ bên này, từ bỏ nói hai lưỡi là bờ bên kia. Nói lời độc ác là bờ bên này, từ bỏ nói lời độc ác là bờ bên kia. Nói phù phiếm là bờ bên này, từ bỏ nói lời phù phiếm là bờ bên kia. Tham là bờ bên này, không tham là bờ bên kia. Sân là bờ bên này, không sân là bờ bên kia. Tà kiến là bờ bên này, chánh kiến là bờ bên kia.
Này các Tỷ-kheo, đây là bờ bên này, đây là bờ bên kia.
Ít người giữa nhân loại,
Ðến được bờ bên kia,
Còn số người còn lại,
Xuôi ngược chạy bờ này,
Những ai hành trì pháp,
Theo Chánh pháp khéo dạy,
Sẽ đến bờ bên kia,
Vượt ma giới khó thoát.
Vị từ bỏ pháp đen,
Tu tập theo pháp trắng,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Sống viễn ly khổ lạc,
Hãy cầu vui Niết-bàn,
Bỏ dục không chướng ngại.
Kẻ trí tuệ rửa sạch,
Cấu uế từ nội tâm,
Những ai với chánh tâm,
Khéo tu tập giác chi,
Từ bỏ mọi ái nhiễm,
Hoan hỷ không chấp thủ,
Không lậu hoặc, sáng chói,
Sống tịch tịnh ở đời.
(IV) (170) Bờ Bên Này và Bờ Bên Kia
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về bờ bên này và bờ bên kia, hãy nghe… và này các Tỷ-kheo, thế nào là bờ bên này, và thế nào là bờ bên kia?
2. Sát sanh, này các Tỷ-kheo, là bờ bên này…
(Như kinh trước, kể cả bài kệ).
(V) (171) Pháp và Phi Pháp (1)
1. Phi pháp và phi mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp và phi mục đích?
2. Sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham, sân, tà kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là phi pháp và phi mục đích. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp và mục đích?
3. Từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho… từ bỏ nói lời phù phiếm, không tham, không sân, chánh kiến.
Này các Tỷ-kheo, đây là pháp và mục đích.
Phi pháp và phi mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Pháp và mục đích cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Lời đã nói như vậy, chính duyên này, đã nói như vậy.
(VI) (172) Pháp và Phi Pháp (2)
(Giống như kinh số 115, có hai sự sai khác: Một là trong kinh trước nói đến Tôn giả Ananda, trong kinh này nói đến Tôn giả Mahàkaccàna. Hai là trong kinh trước nói đến phi pháp là chỉ cho tà kiến đến tà giải thoát, nói đến pháp là chỉ cho chánh kiến đến chánh giải thoát. Trong kinh này, nói đến phi pháp và chỉ cho sát sanh cho đến tham, sân và tà kiến, Nói đến pháp là chỉ cho từ bỏ sát sanh cho đến không tham, không sân, chánh kiến).
(VII) (173) Pháp và Phi Pháp (3)
1. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi mục đích và mục đích, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và phi mục đích, sau khi biết pháp và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là phi pháp, thế nào là pháp, thế nào là phi mục đích, thế nào là mục đích?
2. Sát sanh, này các Tỷ-kheo, là phi pháp, từ bỏ sát sanh là pháp. Những pháp ác bất thiện do duyên sát sanh khởi lên, đây là phi mục đích. Những pháp thiện do duyên từ bỏ sát sanh, đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích. Lấy của không cho… tà hạnh trong các dục… nói láo… nói hai lưỡi… nói lời độc ác… nói phù phiếm… tham… sân… tà kiến, này các Tỷ-kheo là phi pháp, từ bỏ tà kiến là pháp. Những pháp ác bất thiện, do duyên tà kiến khởi lên, đây là phi mục đích. Những pháp thiện, do duyên chánh kiến đi đến viên mãn trong tu tập, đây là mục đích.
3. Phi pháp và pháp, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Phi mục đích và mục đích, này các Tỷ-kheo, cần phải hiểu biết. Sau khi biết phi pháp và pháp, sau khi biết phi mục đích và mục đích, pháp như thế nào, mục đích như thế nào, như thế ấy, cần phải thực hành.
(VIII) (174) Do Tham Sân Si
1. Này các Tỷ-kheo, Ta nói sát sanh có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói lấy của không cho có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Này các Tỷ-kheo, Ta nói tà hạnh trong các dục có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói láo có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói hai lưỡi có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời độc ác có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, nói lời phù phiếm có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, tham dục có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, sân có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si. Này các Tỷ-kheo, Ta nói, tà kiến có ba: do nhân tham, do nhân sân, do nhân si.
2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, tham là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, sân là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, si là nhân duyên cho nghiệp sanh khởi, do tham đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt, do si đoạn diệt, là nhân duyên cho nghiệp đoạn diệt.
(IX) (175) Thoát Ly
1. Pháp này, này các Tỷ-kheo, có con đường thoát ly, pháp này không phải không có con đường thoát ly. Và này các Tỷ-kheo, thế nào pháp này có con đường thoát ly, pháp này không phải không có con đường thoát ly?
2. Từ bỏ sát sanh, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly sát sanh. Từ bỏ lấy của không cho, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly lấy của không cho. Từ bỏ tà hạnh trong các dục, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly tà hạnh trong các dục. Từ bỏ nói láo, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly nói láo. Từ bỏ nói hai lưỡi, là con đường thoát ly nói hai lưỡi. Từ bỏ nói lời độc ác, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly nói lời độc ác. Từ bỏ nói lời phù phiếm, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly nói lời phù phiếm. Không tham dục, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly tham dục. Không sân, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly sân. Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly tà kiến.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, là con đường thoát ly.
Như vậy, này các Tỷ-kheo, pháp này có con đường thoát ly, pháp này không phải không có con đường thoát ly.
(X) (176) Cunda, Người Thợ Rèn
1. Một thời, Thế Tôn trú ở Pàvà, trong vườn xoài của Cunda, con người thợ rèn. Rồi Cunda, con người thợ rèn đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Cunda, con người thợ rèn đang ngồi một bên:
– Này Cunda, trong những tịnh hạnh của ai, Ông cảm thấy thích thú?
– Bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này có tổ chức những lễ tịnh hạnh. Con ưa thích những lễ tịnh hạnh của những người ấy.
– Này Cunda, các Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, như thế nào, những người này có tổ chức những lễ tịnh hạnh?
– Ở đây, bạch Thế Tôn, những người Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này khích lệ đệ tử như sau: “Hãy đến, này Bạn. Hãy dậy thật sớm và từ nơi giường chạm xuống đất. Nếu Bạn không chạm xuống đất thì chạm phân bò ướt; nếu Bạn không chạm phân bò ướt thời Bạn chạm cỏ xanh; nếu Bạn không chạm cỏ xanh thời Bạn hãy cúng dường lửa; nếu Bạn không cúng dường lửa, thời Bạn hãy chắp tay đảnh lễ mặt trời, nếu Bạn không chắp tay đảnh lễ mặt trời, thời Bạn hãy xuống nước lần thứ ba vào buổi chiều”. Như vậy, bạch Thế Tôn, các Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang theo bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm, những vị này ấy tổ chức những lễ tịnh hạnh. Con thích thú lễ tịnh hạnh của những vị ấy.
– Sai khác này Cunda, là những lễ tịnh hạnh do những Bà-la-môn trú ở phương Tây, những người có mang bình nước, những người có đeo vòng hoa huệ, những người thờ lửa, những người đi xuống nước tắm tổ chức. Sai khác là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh.
– Như thế nào, bạch Thế Tôn, là lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh? Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con về lễ tịnh hạnh trong Luật của bậc Thánh.
– Vậy này Cunda, hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ nói:
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Cunda con người thợ rèn vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. Này Cunda, thân không tịnh hạnh có ba, lời không tịnh hạnh có bốn, ý không tịnh hạnh có ba. Và này Cunda, thế nào là thân không tịnh hạnh có ba?
3. Ở đây, này Cunda, có người sát sanh, hung bạo, tay lấm máu, tâm chuyên sát hại, đả thương, tâm không từ bi đối với các loại hữu tình. Người ấy lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không cho người ấy. Người ấy lấy trộm tài vật ấy. Người ấy sống tà hạnh đối với các dục, tà hạnh với các hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có mẹ cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Như vậy, này Cunda, bất tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế nào là bất tịnh hạnh về lời có bốn?
4. Ở đây, này Cunda, có người nói láo, đến chỗ tập hội, hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì ông biết”. Dầu cho vị ấy không biết, vị ấy nói: “Tôi biết”. Dầu cho vị ấy biết, vị ấy nói: “Tôi không biết”. Hay dầu cho vị ấy không thấy, vị ấy nói: “Tôi thấy”. Hay dầu cho vị ấy thấy, vị ấy nói: “Tôi không thấy”. Như vậy lời nói của người ấy trở thành cố ý nói láo, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Và người ấy là người nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, đi nói với những người này để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy, vị ấy ly gián những kẻ hòa hợp, hay xúi giục những kẻ ly gián, ưa thích chia rẽ, vui thích chia rẽ, thích thú chia rẽ, nói những lời đưa đến chia rẽ. Và người ấy là người nói lời thô ác, bất cứ lời gì thô bạo, thô tục, khiến người đau khổ, khiến người tức giận, liên hệ đến phẫn nộ, không đưa đến Thiền định. Người ấy nói những lời như vậy. Và người ấy nói những lời phù phiếm, nói phi thời, nói những lời phi chơn, nói những lời không lợi ích, nói những lời phi pháp, nói những lời phi luật, nói những lời không đáng gìn giữ. Vì nói phi thời, nên lời nói không có thuận lý, không có mạch lạc, hệ thống, không có lợi ích.
Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về lời có bốn. Và này Cunda, thế nào là không tịnh hạnh về ý có ba?
5. Ở đây, này Cunda, có người có tham ái, tham lam tài vật kẻ khác, nghĩ rằng: “Ôi, mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình! “. Có người có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm như sau: “Mong rằng những loài hữu tình này bị giết, hay bị tàn sát, hay bị tiêu diệt, hay bị tàn hại, hay mong chúng không còn tồn tại! “. Lại có người có tà kiến, có tưởng điên đảo, như: “Không có bố thí, không có cúng dường, không có tế lễ, các hành vi thiện ác không có kết quả dị thục, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có các loại hóa sanh, trong đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.
Như vậy, này Cunda, không tịnh hạnh về ý có ba.
6. Này Cunda, có mười bất thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, với ai thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, có thể dậy sớm và từ giường nếu vị ấy chạm đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Dầu cho vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không cúng dường lửa, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn bất tịnh. Nếu vị ấy vào buổi chiều xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn bất tịnh. Vì sao? Này Cunda, mười bất thiện nghiệp đạo này là bất tịnh, không tạo ra tịnh. Này Cunda, do nhân thành tựu mười bất thiện nghiệp đạo này, địa ngục được trình bày, bàng sanh được trình bày, ngạ quỉ được trình bày hay là ác thú khác được trình bày.
7. Này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba, tịnh hạnh về lời có bốn, tịnh hạnh về ý có ba. Này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về thân có ba?
8. Ở đây, này Cunda, có người đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh, và loài hữu tình. Ðoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho; bất cứ vật gì của người khác, hoặc tại thôn làng, hoặc tại rừng núi, không có cho người ấy, người ấy không lấy với ý niệm trộm cắp. Ðoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục, không hành tà hạnh với hạng nữ nhân có mẹ che chở, có cha che chở, có anh che chở, có chị che chở, có bà con che chở, có pháp che chở, đã có chồng, được hình phạt gậy gộc bảo vệ, cho đến những nữ nhân được trang sức bằng vòng hoa (đám cưới).
Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về thân có ba. Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về lời có bốn?
9. Ở đây, này Cunda có người đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo, đến chỗ tập hội hay đến chỗ chúng hội, hay đến giữa các thân tộc, hay đến giữa các tổ hợp, hay đến giữa các vương tộc, khi bị dẫn xuất làm chứng và được hỏi: “Này người kia, hãy nói những gì người biết”. Nếu không biết, người ấy nói: “Tôi không biết”. Nếu biết, người ấy nói: “Tôi biết”. Hay nếu không thấy, người ấy nói: “Tôi không thấy”. Nếu thấy, người ấy nói: “Tôi thấy”. Như vậy lời nói của người ấy không trở thành cố ý vọng ngữ, hoặc nguyên nhân vì mình, hoặc nguyên nhân vì người, hoặc nguyên nhân vì một vài quyền lợi gì. Ðoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi, nghe điều gì ở chỗ này, không đi đến chỗ kia nói, để sanh chia rẽ ở những người này; nghe điều gì ở chỗ kia, không đi nói với những người này, để sanh chia rẽ ở những người kia. Như vậy người ấy sống hòa hợp những kẻ ly gián, tăng trưởng những kẻ hòa hiệp, thích thú hòa hợp, nói những lời đưa đến hòa hợp. Ðoạn tận lời nói độc ác, từ bỏ lời nói độc ác, những lời nói nhu hòa, êm tai, dễ thương, thông cảm đến tâm, tao nhã, đẹp lòng nhiều người, vui ý nhiều người, người ấy nói những lời như vậy. Ðoạn tận lời nói phù phiếm, nói đúng thời, nói chân thật, nói có ý nghĩa, nói Pháp, nói Luật, nói những lời đáng được gìn giữ. Vì nói hợp thời, nên lời nói thuận lý, có mạch lạc, hệ thống, lợi ích.
Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về lời nói có bốn. Và này Cunda, thế nào là tịnh hạnh về ý có ba?
10. Ở đây, này Cunda, có người không tham ái, không tham lam tài vật kẻ khác, không nghĩ rằng: “Ôi! Mong rằng mọi tài vật của người khác trở thành của mình”. Không có sân tâm, khởi lên hại ý, hại niệm, nhưng nghĩ rằng: “Mong rằng những loài hữu tình này sống lo tự ngã, không thù hận, không sân hận, không nhiễm loạn, được an lạc”. Có chánh kiến, không có tư tưởng điên đảo, nghĩ rằng: “Có bố thí, có cúng thí, có tế lễ, các hành vi thiện ác, có kết quả dị thục, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh, trong đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, sau khi tự tri, tự chứng, lại tuyên bố cho đời này và cho đời sau”.
Như vậy, này Cunda, tịnh hạnh về ý có ba.
11. Này Cunda, có mười thiện nghiệp đạo này. Này Cunda, ai thành tựu mười thiện nghiệp đạo này, nếu có dậy sớm và từ giường chạm đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm xuống đất, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm phân bò ướt, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chạm cỏ xanh, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không thờ lửa, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vị ấy không chắp tay đảnh lễ mặt trời, vị ấy vẫn trong sạch. Nếu vào buổi chiều, vị ấy xuống nước lần thứ ba, vị ấy vẫn trong sạch. Vì sao? Này Cunda, mười thiện nghiệp đạo này là trong sạch, tác thành trong sạch. Do nhân thành tựu mười thiện nghiệp đạo này, chư Thiên được tuyên bố, loài Người được tuyên bố, hay bất cứ thiện thú nào khác được tuyên bố.
12. Ðược nói vậy, Cunda, con người thợ rèn thưa với Thế Tôn:
– Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn…! Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
(XI) (177) Jānussoni
1. Rồi Bà-la-môn Jānussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jānussoni bạch Thế Tôn:
– Thưa Tôn giả Gotama, chúng tôi Bà-la-môn, cho bố thí, làm các lễ cúng cho người chết. Mong rằng, bố thí này cho bà con huyết thống đã chết được lợi ích! Mong rằng các bà con huyết thống đã chết, thọ hưởng bố thí này! Thưa Tôn giả Gotama, bố thí có lợi ích gì cho các bà con huyết thống đã chết không? Các bà con huyết thống đã chết có được thọ hưởng bố thí ấy hay không?
– Này Bà-la-môn, nếu có tương ưng xứ, thời có lợi ích, không có lợi ích nếu không có tương ưng xứ.
– Thưa Tôn giả Gotama, thế nào là tương ưng xứ, thế nào là không tương ưng xứ?
2. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục. Món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
3. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh… có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
4. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
5. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
6. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có tà kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ngạ quỷ. Món ăn của chúng sanh ngạ quỷ như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Món ăn nào các bạn bè , hoặc thân hữu, hoặc bà con, hoặc người cùng huyết thống từ đấy muốn hướng cúng cho vị ấy, tại đấy vị ấy sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy được lợi ích của bố thí ấy.
7. Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống ấy đã chết, không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?
– Này Bà-la-môn, các bà con huyết thống khác đã chết, được sanh vào chỗ ấy, những người ấy được hưởng bố thí ấy.
– Thưa Tôn giả Gotama, nếu bà con huyết thống đã chết, không sanh vào chỗ ấy, và các bà con huyết thống khác cũng không sanh vào chỗ ấy, thời ai hưởng bố thí ấy?
– Không có trường hợp ấy, không có cơ hội ấy, này Bà-la-môn, rằng chỗ ấy có thể trống không trong một thời gian dài, không có người bà con huyết thống đã chết. Nhưng này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có hưởng quả.
– Có phải Tôn giả Gotama nói một giả thuyết không thể xảy ra?
– Này Bà-la-môn, Ta nói một giả thuyết không thể xảy ra. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Tại đây, vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Vì rằng, ở đây, này Bà-la-môn, có sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến, do vậy người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với các loài voi. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc; do vậy, tại đấy vị ấy được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn, các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh cộng trú với các loài ngựa… sanh cộng trú với các loài bò… Cộng trú với các loài gia cầm. Vị ấy tại đấy, được các món ăn, các đồ uống, vòng hoa, các đồ trang sức khác. Vì rằng, này Bà-la-môn, có sát sanh, có lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, có nói láo, có nói hai lưỡi, có nói lời độc ác, có nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân tâm, có tà kiến. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào cộng trú với các loài gia cầm. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn với các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, các giường nằm, trú xứ, đèn đuốc, nên tại đấy vị ấy được đồ ăn, đồ uống, vòng hoa, các loại trang sức khác. Ở đây, này Bà-la-môn, có hạng người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham ái, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến. Người ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các món ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với loài Người. Tại đấy, vị ấy được năm loại dục công đức sai khác, thuộc về loài Người. Vì rằng, này Bà-la-môn, vị ấy từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có sân tâm, có chánh kiến, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với loài Người. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, các trú xứ, đèn đuốc; do vậy, ở đấy vị ấy được năm dục công đức của loài Người. Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, người ấy bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Người ấy sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên. Vị ấy tại đấy được năm loại dục công đức của chư Thiên. Vì rằng ở đây có từ bỏ sát sanh… có chánh kiến, cho nên sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy được sanh cộng trú với chư Thiên. Vì rằng vị ấy có bố thí cho Sa-môn hay Bà-la-môn các đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, các vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Do vậy, tại đấy vị ấy được năm dục công đức của chư Thiên. Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí không phải không có kết quả.
8. Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật hy hữu thay, Tôn giả Gotama! Cho đến như thế này, thưa Tôn giả Gotama, là vừa đủ để bố thí, là vừa đủ để tổ chức các tín thí. Vì rằng, ở đấy, người bố thí không phải không có kết quả (như đã được nói).
– Như vậy, này Bà-la-môn, người bố thí này không phải không có kết quả.
– Thật kỳ diệu thay, Tôn giả Gotama… Xin Tôn giả Gotama hãy nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.
Hết phần Phẩm 11 đến phẩm 17 (Anguttara Nikāya)
Trang: 1 2 3 4 5 6 7