NGUỒN THIỀN NHƯ HUYỄN
Tịnh Liên Nghiêm Xuân Hồng
TỰA
Ta có thể hình dung Đạo Phật như một con chim Phượng Hoàng mà đôi cánh của nó là Đại Trí và Đại Bi. Đại Trí như thanh kiếm báu chặt đứt mọi chướng ngại ngăn che của bức màn mê vọng, phá vỡ mọi giới hạn phân ly của thế giới sai biệt đoi đãi đế mở ra con đường đi vào chỗ Tuyệt Cùng của Tâm thức. Chỗ Tuyệt Cùng ấy, như ta có thể thấy ra được đôi phần từ kinh điển và từ trong kinh nghiệm Giác Ngộ của các bậc tu chứng, chẳng phải là chốn cùng đường mà là cả một chân trời Anh Sáng vô tận của Tâm. Mặc cho bao nhiêu thành hoại không cùng của kiếp song, những đảo điên liên hồi của tâm niệm, chân trời Anh Sáng Vô Hạn ấy van như chưa từng một giây phút chết đi song lại – nghĩa là hằng có đó NHƯ tự bao giờ. Nhưng chính vì thế mà ta lại không thể lấy cái óc suy lường vọng động mà nghĩ tưởng, không thể lấy cái ngôn ngữ giới hạn để tát cạn ý nghĩa, không thể lấy những khái niệm của không gian vật lý và thời gian lịch sử để mong kiến giải được nó. Phật học gọi đó là cảnh giới Bất Khả Tư Nghi. Kinh điển gọi tên nó ra như là Chân Tâm, Diệu Tâm, Minh Tâm, Bồ Đe Tâm, Giác Tánh, Phật Tánh, Pháp Giới Tánh, Không Tánh, Như Lai Tạng Tánh, Chân Như, Bát Nhã… thì cũng chỉ là phương tiện giả lập toi yếu để mở mắt nhìn cho ta thấy. Các bậc Tổ Sư sử dụng cách này, cách khác, dựng lập nên pháp môn nọ, pháp môn kia thì cũng chỉ là phương tiện giả lập toi cần đế nhằm lay động và chuyển đổi cái tâm trí mê ngủ mộng mị của chúng ta trong huyễn cảnh trùng trùng này. Cho nên, đường đi thì có Giáo có Tông, có Hiên có Mật, có Đon có Tiệm trải ra trên những bình diện và kích thước tâm trí khác nhau, nhằm tương ứng với những sai biệt của thế giới sai biệt này mà chỗ tới thì vẫn là không khác, vẫn là cái chân trời Anh Sáng Vô Hạn của Tâm, cái cảnh giới sở chứng Bất Khả Tư Nghi Vô Sai biệt của Chư Phật và các bậc Giác Ngộ. Cho nên, con đường thành tựu Đại Trí là con đường đi từ sai biệt đến Vô Sai Biệt, từ cái Nhiều đến cái Một, từ cái phức tạp đa thù đen cái Đơn Nhứt Tuyệt Đoi. Nhưng vì, cái Một Vô Sai Biệt, cái Đơn Nhất Tuyệt Đoi là cái Nguồn Sanh Không Tịch Vô Hạn tự có đầy đủ ở Tăm cho nên nếu lấy cặp mắt mê vọng để tìm kiểm thì dù có vạn dặm rong ruổi chẳng bao giờ bắt gặp: ngược lại, nếu con mắt Trí Huệ mà mở ra được thì chẳng cần ruổi rong vạn dặm cũng thấy ra như nó sờ sờ ở trước mặt. Cũng cho nên , gọi Đường Đi thật ra là không nhầm, phải gọi đó là Đường về mới hợp nghĩa. Khi một Thiền sư đảnh lên một dấu hỏi: “Vạn Pháp qui Nhứt, Nhứt qui hà xứ? ” thì chính đó cũng là lời kêu gọi chúng ta quay trở về quán chiếu vào cái Tâm tự có đầy đủ nguồn Anh Sáng Không Tịch Vô Hạn này chứ chẳng phải để chúng ta lên đường tìm kiếm ở một nơi chốn mịt mùng xa xôi nào khác.
Nếu Đại Trí như thanh kiếm báu để khai mở đường đi về cho Tuyệt Cùng của Tâm Thức thì Đại Bi chính là nguồn năng lực tác động để mang nguồn Ánh Sáng Không Tịch Vô Hạn từ trong cho Tuyệt Cùng này chiếu rọi vào vô lượng pháp giới, không từ một vật nhỏ nhiệm nào cũng như lớn lao nào. Đại Bi như vậy chính là nguồn lực vô tận của Tâm phóng chiếu vào vô lượng vó biên thế giới đe hoạt dụng. Nói cách khác, nếu Đại Trí mở ra con đường Trở về thì Đại Bi mở ra con đường Đi Ra – từ vô sai biệt đi ra chỗ sai biệt, từ cái Một đi ra cái Nhiều, từ cái Đơn Nhất Tuyệt Đoi đi ra cái đa thù phức tạp-hay nói theo ngôn ngữ Hoa Nghiêm-từ Lý đi ra Sự. Và nếu, với Đại Trí đi vào không ngăn ngại thì với Đại Bi đi ra cũng chang hề ngăn ngại. Cho nên, với Đại Bi thì Tâm trải rộng ra đến vô cùng vô tận trên tất cả những sai biệt của thế giới hiện tượng, thì Tâm ôm trọn tất cả mọi chúng sanh, tất cả mọi pháp giới. Biểu hiệu của sự phóng chiếu để hoạt dụng ấy của Đại Bi chính là Đại Nguyện cứu độ tất cả chúng sanh không một mảy may phân biệt, không một giây phút ngưng nghỉ, vượt khỏi mọi giới hạn của không gian, thời gian; cũng chính là phương tiện độ sanh bất khả tư nghi của mười phương chư Phật và Bồ Tát.
Tuy nhiên, Đại Trí và Đại Bi vốn chẳng phải là hai cái riêng khác. Nói hai chữ là vì cái lề loi suy nghĩ phân biệt của chúng ta. Cùng là Tâm mà với Đại Trí thì Tịch với Đại Bi thì Chiếu. Nói Tịch là nói đến Thể- Tảnh của Tâm; Nói Chiếu là nói đến Diệu Dụng của Tâm. Thể Tánh và Diệu Dụng vốn chẳng tách rời nhau. Bi là Tâm đó. Trí cũng là Tâm đó. Trí càng chứng nhập sâu vào thể Tánh Không Tịch của Tâm thì Bi càng khởi chiếu Diệu Dụng Biến Chiếu vô tận của Tâm. Bi càng khởi lên Diệu Dụng Biến Chiếu vô tận của Tâm thì Trí càng chứng nhập sâu vào Thể Tánh Không Tịch của Tâm. Cho nên, nói Trở về và Đi Ra hay mượn ngôn ngữ triết lý Hoa Nghiêm mà nói thì hai cái này von đồng thời tương tức, tương nhập, tương dụng tương ứng và viên minh cụ túc và cả hai đều là những biếu hiện viên mãn tuyệt vời của Tâm.
Một vài diễn giải như trên chỉ để mong giới thiệu một phần nào cái điểm ách yếu của con đường Phật và của chân lý Phật chứng ngộ. Những diễn giải đó-hoặc diễn giải theo một cách thế nào khác chăng nữa-thì cũng chỉ nằm trên bình diện của khái niệm. Diện mục của chân lý vẫn luôn luôn đỏi hỏi ở ta một sự lên đường, đi tới và thâm nhập hơn là một diễn giải. Đó cũng là điều mà Đức Phật luôn luôn kêu gọi ở moi chúng ta: cho nên, trong khi làm hiến lộ diện mục của Chân lý ở nhiều bình diện khác nhau cho đến cho viên mãn rốt ráo, đạo Phật đồng thời cũng mở ra cho ta con đường đê thành đạt chân ỉý từ những bình diện khác nhau cho đến chỗ viên mãn rốt ráo. Đã hẳn, chân lý không nằm ở những kinh nghiệm tri giác thường tụ- những kinh nghiệm luôn luôn bị sự tác động của những làn sóng vô minh cho nên chân lý và con đường thành đạt chân lý cũng vượt ra ngoài sự truy nhận của những kinh nghiệm tri giác thường tục này. Khốn thay, đó lại là cái mà chúng ta mắc phải như cá mắc lưới!
Không thể truy nhận bằng những kinh nghiệm tri giác thường tục cho nên con đường mà Đạo Phật mở ra kêu gọi ở chúng ta một nỗ lực khác để lên đường, đi tới và thâm nhập: no lực Thiền Quán. Và do đó, ta gọi con đường này là con đường THIỀN QUÁN.
Trình bày, mô tả diễn trình của con đường Thiền Quán đó là nội dung của tập sách này. Chủ đề của tác phẩm có lẽ chẳng phải là điều mới lạ. Tuy nhiên, chẳng phải vì thế mà tác phẩm lại không mang lại cho chúng ta những soi sáng mới mẻ và cần thiết đe nhìn và thấy rõ hơn con đường Thiền Quán này. Bởi vì, đây không phải là một tác phẩm thuần túy về Thiền như ta van thường thấy. Đây là một tác phấm trình bày về con đường Thiền Quản đoi chiếu với những kiến giải từ kinh điển Đại Thừa của tác giả.
Chính tính chất đối chiếu này mà tác phẩm sẽ cho chúng ta thấy ra được cái thuần nhứt giữa rất nhiều những dị biệt trong thế giới tư tưởng mênh mang của Phật Giáo với rất nhiều những tôn phái, khuynh hướng đã phát triến từ đó. Cũng chính tính chất đoi chiếu này mà tôi nghĩ rằng, tác phẩm cỏn cung cấp cho chúng ta cái cơ sở cần thiết để nhận chân ra được con đường Thiền Quán truyền thong của Phật Giáo giữa những trá ngụy hư phù trong sinh hoạt tâm linh và trí thức của con người ngày nay.
Los Angeles, chùa Việt-Nam, giữa Mùa An-Cư năm Giáp-tý (1984)
Thích Mãn Giác