chiêu đề

Phật Quang Đại Từ Điển

(招提) Phạm: Catur-diza, Pàli: Catu-disa. Dịch âm là Chá đấu đề xá. Còn gọi là Chiên đấu đề xá. Dịch ý là bốn phương, tăng bốn phương, phòng tăng bốn phương. Tức chỉ cho nhà khách mà tăng chúng từ bốn phương (Chiêu đề tăng) đến đều có thể nghỉ lại qua đêm. Vì thế, những vật chung của tăng đoàn, hoặc các vật mà đại chúng cùng có thể sử dụng được gọi là Chiêu đề tăng vật, hoặc tứ phương tăng vật. Cứ theo kinh Tăng nhất a hàm quyển 14 nói, thì quỉ Tì sa đem một hang núi bố thí cho Chiêu đề tăng. Cao tăng pháp hiển truyện nói, kiến thiết phòng tăng bốn phương để cung cấp cho khách tăng. Lại phiên dịch danh nghĩa tập quyển 7 chép, niên hiệu Thủy quang năm đầu (424), Thái vũ đế nhà Bắc Ngụy tạo lập già lam, gọi là Chiêu đề, người đời bèn lấy Chiêu đề làm tên gọi khác của chùa viện. Cứ theo Huyền ứng âm nghĩa quyển 16 chép, thì tiếng Phạm Catur-diza, dịch âm là Chá đấu đề xa, nói tắt là Chá đề , vì hình dáng chữ chá ( ……) và chữ chiêu ( .) gần giống nhau, cho nên thông thường dễ lầm mà nói là Chiêu đề. Lại cứ theo Tục cao tăng truyện quyển 2, Tuệ lâm âm nghĩa quyển 26 chép, thì cũng có thuyết giải nghĩa hai chữ Chiêu đề là: Chiêu, tức mời, dẫn – đề, tức nắm tay nhau cùng đi, thuyết này thấy lại càng sai lầm hơn nữa. Còn Tuệ lâm âm nghĩa quyển 41 thì bảo, Chế để (Phạm:caitya) người xưa gọi là Chi đề, Chiêu đề – thuyết này lẫn lộn giữa Chiêu đề và Chế để , cũng lại sai nốt. [X. kinh Bi hoa Q.8 – luật Ngũ phần Q.9 – Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.hạ phần 2 – Đại tống tăng sử lược Q.thượng – Thích thị yếu lãm Q.thượng].