CHÁNH LƯỢNG BỘ LUẬT NHỊ THẬP NHỊ MINH LIỄU LUẬN

Nguyên tác: Pháp sư Phất đà đa la đa – Chánh lượng bộ
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Chân Đế – đời Trần
Việt dịch: Ban phiên dịch chùa Pháp Bảo, HT Thích Tịnh Hạnh giám tu- năm 2006
Hiệu đính và nhuận văn: NS Thích nữ Như Lộc tại chùa Phổ Minh – năm 2010

 

MINH LIỄU LUẬN

Kệ viết:

Văn Tỳ ni, Tỳ đàm đã hiển,
Người tương ưng với Giới và Hộ.

Giải thích: Do đối trị thượng tâm Hoặc nên nói số lượng Hộ của thượng tâm Hoặc nơi ba cõi có hai trăm chín mươi bốn pháp sanh khởi; không phải Hộ cũng có hai trăm chín mươi bốn pháp, để đối trị có Thiện và Vô phú vô ký; các Hộ hợp lại có năm trăm tám mươi tám pháp, người này cùng Hộ đối trị tương ưng. Lại có cách giải thích khác: thượng tâm Hoặc nơi Dục giới có một trăm ba mươi bảy pháp, từ đây, tùy một thượng tâm Hoặc nào đều có thể làm nhiễm ô Nhãn căn địa, nơi tâm thứ tư và chí tâm ban đầu; không phải Hộ của Nhãn căn này có một trăm ba mươi bảy pháp, giống như Nhãn căn, Nhĩ căn cũng vậy, có một trăm ba mươi bảy pháp làm đối trị; hai phẩm Hộ hợp lại có chín trăm bảy mươi hai pháp. Thượng tâm Hoặc nơi Sắc giới có tám mươi sáu pháp, từ đây, tùy một thượng tâm Hoặc nào đều có thể làm nhiễm ô Nhãn căn địa đã sanh; không phải Hộ có tám mươi sáu pháp làm đối trị, hai phẩm Hộ mỗi phẩm đều có tám mươi sáu pháp. Nhĩ căn, Ý căn không phải Hộ cũng vậy; ngược lại Hộ cũng vậy. Thượng tâm Hoặc nơi cõi Vô sắc có bảy mươi mốt pháp, từ đây, tùy một thượng tâm Hoặc nào đều có thể làm nhiễm ô tâm địa đã sanh; không phải Hộ có bảy mươi mốt pháp làm đối trị, hai phẩm Hộ mỗi phẩm đầu có bảy mươi mốt pháp, Hộ nơi ba cõi hợp lại có một ngàn sáu trăm năm mươi tám pháp, người này tương ưng với Hộ đối trị đó.

Kệ viết:

Chư Phật ngợi khen tu ba Học,
Nên nói không nhờ vào người khác.

Giải thích: Nếu người nào tương ưng với các Hộ này, người ấy có thể hoan hỉ Như lai tương ưng với hai công đức; cho nên chư Phật ngợi khen người này. Tu ba Học là nơi chánh pháp của Phật, chánh học có ba pháp là nương Giới học, Tâm học và Huệ học. Ba Học này sanh khởi thì vị ở danh tướng Nhẫn, Thế đệ nhất Kiến địa trong Tu địa; hoặc nương nơi ba nghiệp đạo, hoặc nương nơi đạo phần, hoặc nương nơi ba tạng, hoặc nương nơi ba pháp thân mà lập ra ba Học. Do nghĩa này mà người này ở trong danh cú tự nghĩa và chánh hạnh, tâm hiểu rõ vô ngại, được tự tại không hệ thuộc người khác, nên nói là không nhờ vào người khác. Trước nói về Hộ là đứng trên Chánh nghiệp, chánh ngữ và chánh mạng; nay giải thích thêm công đức của người này.

Kệ viết:

Nói tám giới, Hộ chín mươi sáu,
Phân biệt sai khác nghĩa tương ưng.

Giải thích: Những gì là tám?- giải thích Giới dựa trên ba Đạo phần, phân biệt có chín mươi sáu pháp; Giới vốn có hai loại thuộc thân nghiệp và khẩu nghiệp. Phân biệt như thế nào?- nói có tám là thân nghiệp có bốn: một là lìa sát sanh, hai là lìa trộm cắp, ba là lìa tà dâm, bốn là lìa điều sái quấy; khẩu nghiệp có bốn: một là lìa vọng ngữ, hai là lìa ly gián ngữ, ba là lìa ác ngữ, bốn là lìa nói lời không ứng hợp. Tám nghiệp này do thân ngữ và tâm, nếu tự thọ hành có hai mươi bốn, bảo người khác thọ hành cũng có hai mươi bốn, thấy người khác thọ hành sanh tâm tùy hỉ cũng có hai mươi bốn, tự thọ hành trước kia cũng có hai mươi bốn, tổng cộng là chín mươi sáu pháp. Lại nữa thân cũng có bốn nghiệp tà, nếu được lìa do nơi Thiện căn không sân không si liền thành tám, gọi là Chánh nghiệp; khẩu cũng có bốn nghiệp tà, nếu được lìa do nơi Thiện căn không sân không si liền thành tám, gọi là Chánh ngữ; thân và khẩu có tám nghiệp tà, nếu được lìa do nơi không tham liền thành tám, gọi là Chánh mạng. Nếu tự thọ hành hoặc bảo người khác thọ hành, thấy người khác thọ hành sanh tâm tùy hỉ và tự thọ hành trước kia thì mỗi loại có hai mươi bốn chi; dựa trên Thánh đạo phần phán tám loại này để hiểu rõ giới có chín mươi sáu, người này tương ưng với Giới như thế.

Kệ viết:

Gấp bội hai mươi mốt ngàn sông phước,
Dòng nước Thiện pháp chảy tẩy trừ dơ.

Giải thích: Thế nào là gấp bội hai mươi mốt ngàn sông phước thành bốn vạn hai ngàn sông phước?- trong Luật, Như lai chế có bốn trăm hai mươi giới, luật của Bà tẩu đẩu có hai trăm giới, luật của Ưu ba đề xá có một trăm hai mươi mốt giới, luật của Tỳ kheo ni có chín mươi chín giới. Trong bốn trăm hai mươi giới này, tùy mỗi một giới nào đều có thể phát sanh mười công đức là Nhiếp thủ ư Tăng…; mỗi công đức này lại có thể phát sanh mười chánh pháp là Tín… năm Căn, Vô tham… ba Thiện căn và thân khẩu hai Hộ, cộng thành bốn vạn hai ngàn sông phước, nhờ sông phước này thường hay tẩy trừ cấu uế phá giới; những nghĩa khác đã nói rõ trong Ba la đề mộc xoa nên biết.

Kệ viết: Hiểu năm tướng Giới, chín Tỳ ni,

Giải thích: Giới mà Phật đã chế, mỗi giới phân biệt có năm tướng: một là duyên khởi, hai là người khởi duyên khởi, ba là chế giới, bốn là phân biệt giới đã chế, năm là phán quyết phải trái. Như trong Ba la di thứ nhất, duyên khởi tại nước Tỳ xá ly, lấy nạn sự đói kém làm duyên khởi; người khởi duyên là Tỳ kheo Tu trận na; chế giới là nếu Tỳ kheo đồng học xứ với Tỳ kheo khác, chưa xả giới, không nói ra, tự thân suy nhược, hành pháp dâm dục cho đến với súc sanh cái thì phạm Ba la di không được ở chung; phân biệt giới đã chế là người thọ đắc giới viên cụ thành tánh Tỳ kheo nếu phạm tội này thì không được ở chung; phán quyết phải trái là Tỳ kheo nơi ba chỗ hành dâm phạm Ba la di cho đến giới cuối cùng, mỗi giới đều có năm tướng như trên đã nói. Nếu người nào có thể như lý hiểu rõ nghĩa của năm tướng này thì người đó nhất định sẽ hiểu được chín nghĩa Tỳ ni, đó là Tỳ kheo tỳ ni, Tỳ kheo ni tỳ ni, hai bộ tỳ ni, Tội tỳ ni, Hữu nguyện tỳ ni, Vô nguyện tỳ ni, Nhất xứ tỳ ni và Nhất thiết xứ tỳ ni. Như giới cố ý xuất bất tịnh… tướng tội như vậy chỉ thuộc về Tỳ kheo tỳ ni; như các giới đi một mình, tướng tội như thế chỉ thuộc về Tỳ kheo ni tỳ ni; như giới Ba la di thứ nhất, tướng tội như thế thuộc về hai bộ tỳ ni; như tội phát sanh từ tám duyên khổi, như pháp đối trị trừ diệt là thuộc về Tội tỳ ni; như năm bộ, chín hoặc, trí vĩnh đoạn và diệt của ba cõi là thuộc về Hoặc tỳ ni; như mười loại học xứ là thuộc về Hữu nguyện tỳ ni; như khi tác pháp yết ma xong, có bốn vạn hai ngàn học xứ cùng khởi là thuộc về Vô nguyện tỳ ni; như việc thọ giới, tắm rửa… là thuộc về nhất xứ tỳ ni; học xứ trong tất cả thời là thuộc về Nhất thiết xứ tỳ ni. Nếu người nào có thể như lý phân biệt rõ chín nghĩa tỳ ni này, người này nhất định sẽ hiểu được nghĩa của năm bộ.

Kệ viết: Hiểu tám duyên khởi năm bộ tội.

Giải thích: Trong luật nói có năm bộ tội: một là bộ Ba la di có mười sáu tội, hai là bộ Tăng già bà thi sa có năm mươi hai tội, ba là bộ Ba la dật ni kha có ba trăm sáu mươi tội, bốn là bộ Ba chi đề xá ni có mười hai tội, những tội khác không thuộc trong bốn bộ này cùng học đối và tội đã nói trong luật Bà tẩu đẩu đều thuộc về bộ tội thứ năm gọi là Độc kha đa. Nếu người nào có thể như lý phân biệt rõ năm bộ tội này thì người này nhất định sẽ hiểu được tám duyên khởi sanh ra tội. Nhân sanh tội có tám:

1. Có tội phát sanh từ thân nhưng không phát sanh từ khẩu và ý, như cùng người chưa thọ đại giới ngủ chung một phòng quá hai đêm…

2. Có tội phát sanh từ khẩu nhưng không phát sanh từ thân và ý, như thiện tâm thuyết pháp cho người nữ quá năm, sáu lời…

3. Có tội phát sanh từ ý nhưng không phát sanh từ thân khẩu, như các tội nơi tâm địa.

4. Có tội phát sanh từ thân khẩu nhưng không phát sanh từ ý, như tâm thiện làm sứ mai mối cho nam nữ.

5. Có tội phát sanh từ thân ý nhưng không phát sanh từ khẩu, như cố tâm xuất bất tịnh…

6. Có tội phát sanh từ miệng ý nhưng không phát sanh từ thân, như tâm nhiễm ô nói lời thô dâm với người nữ…

7. Có tội phát sanh từ thân khẩu ý, như tâm nhiễm ô làm sứ mai mối cho hai bên nam nữ.

8. Tội không phát sanh từ thân khẩu ý, như đối trước người khác đại vọng ngữ mà người kia không hiểu, sau đó người kia suy nghĩ lại và hiểu thì người này phạm Ba la di.

Nếu người nào có thể như lý phân biệt rõ tám duyên khởi phát sanh tội này thì người ấy nhất định sẽ hiểu được nghĩa cùa bảy tụ tội.

Kệ viết: Hiểu bảy tụ tội, năm bố tát.

Giải thích: Trong luật nói bảy tụ tội: một là tụ Ba la di có bốn, hai là tụ Tăng già bà thi sa có mười ba, ba là tụ Thâu lan giá do hai tụ tội trên không đủ phần phát sanh, bốn là tụ Ni tát kỳ ba dật đề có ba mươi, năm là tụ Ba dật đề có chín mươi, sáu là tụ Ba la đề đề xá ni có bốn, bảy là tụ tội học đối không nhiếp thuộc sáu tụ trên và tội do sáu tụ tội trên không đủ phần phát sanh. Tất cả tội như thế đều nhiếp thuộc tụ Tỳ ni, nếu người nào có thể như lý phân biệt rõ nghĩa của bảy tụ thì người này nhất định sẽ hiểu tụng bố tát Ba la đề mộc xoa. Thuyết Ba la đề mộc xoa có năm trường hợp: một là tụng duyên khởi của Ba la đề mộc xoa, hai là tụng đến bốn Ba la di, ba là tụng đến mười ba Tăng già bà thi sa, bốn là tụng đến hai pháp bất định, năm là tụng đủ cho đến hết giới kinh. Nếu người nào có thể như lý liễu biệt nghĩa của năm trường hợp bố tát thì người ấy nhất định sẽ hiểu được nghĩa cú bốn pháp mất và bôn pháp được.

Kệ viết: Hiểu bốn pháp mất, bốn pháp được.

Giải thích: Trong chánh pháp của Phật có bốn pháp mất: một là mất giới, hai là mất hạnh, ba là mất kiến, bốn là mất mạng; thắng tướng của bốn pháp này là chỗ phá giới và người phá giới. Nơi hạnh tu kiến đế trong chánh pháp của Phật, người này không được cứu vớt, ví như lá cây đã vàng héo không thể trụ lâu; đó gọi là mất giới, tướng mất hạnh, mất kiến và mạng cũng như vậy. Bốn pháp được là giới, hạnh, kiến và mạng hoàn toàn thanh tịnh; sự thanh tịnh này lấy năm căn làm thể, chiêu cảm ba căn thân khẩu ý được hoàn toàn thanh tịnh. Nếu người nào có thể như lý liễu biệt những pháp như thế thì người ấy sẽ hiểu rõ về luật, không nhờ vào người khác.

Kệ viết: Khéo giản trạch ba khía cạnh tội.

Giải thích: Ba khía cạnh tội hay gọi là ba đường là chỉ cho hai pháp Bất định, tức là tội trong hai pháp này là bất định. Ví như tụ bất định có thể thông tất cả tội, ví như định thứ tư là nhân của tội Bất định nên gọi là Bất định, vì là tụ của tất cả bộ tội. Nếu người nào ở trong hai pháp Bất định này có thể nhiếp ứng luật nghĩa, thì người ấy có thể giản trạch ba khía cạnh của tội; nếu người nào có thể như lý liễu biệt ba khía cạnh của tội, thì người ấy nhất định sẽ hiểu được nghĩa của tưởng và nghĩa của chân thật.

Kệ viết: Hiểu tưởng, chân thật lập học xứ.

Giải thích: trong Luật nói học xứ có hai: một là tưởng, hai là chân thật, lại có học xứ tưởng và chân thật. Nếu người nào phạm một giới, sau khi quán sát ý kia mới liễu biệt tội này là từ tưởng sanh khởi hoặc từ chân thật sanh khởi hoặc từ cả hai mà sanh khởi. Như tội Ba la di thứ nhất có tưởng và chân thật, nếu người được pháp cuồng si nên không giác xúc, hoặc do chánh tư duy không thọ xúc vị, nơi phi đạo khởi tưởng là đạo, nơi đạo khởi tưởng là phi đạo mà thọ xúc vị, đây là dựa trên tưởng mà phán tội; nếu nơi căn môn và trong miệng của nam nữ, huỳnh môn, người, phi nhân và súc sanh cái, khởi tưởng điên đảo thì đây là dựa trên chân thật mà phán tội. Tội tưởng và tội chân thật từ tất cả học xứ trong Ba la đề mộc xoa đều nhiếp hiển trong nghĩa này.

Kệ viết:

Tự tánh lập chế giới đã có,
Như lý phân biệt hay giải thoát.

Kệ viết: Hiểu nghiệp đã tạo của hai bộ.

Giải thích: trong Luật nói yết ma có ba: một là yết ma chỉ là Tỳ kheo, không phải Tỳ kheo ni; hai là yết ma chỉ là Tỳ kheo ni, không phải Tỳ kheo; ba là yết ma chung của hai bộ. Nếu người nào có thể như lý liễu biệt nghĩa của ba loại yết ma này, người ấy nhất định sẽ hiểu được nghĩa của nhân duyên phá Tăng…

Kệ viết: Hiểu loại, thời của phá, phi phá.

Giải thích: trong Luật, Phật nói có mười bốn nhân duyên có thể phá hòa hợp Tăng, theo thứ tự như trong luật đã nói. Trong đây, phi pháp là năm phần tà đạo, pháp là năm phần chánh đạo; phi tỳ ni là ba phần tà đạo, tỳ ni là ba phần chánh đạo. Tội là làm trái điều giới mà Như lai đã chế, phi tội là thuận với giới điều mà Như lai đã chế. Trọng có hai: một là do tội, hai là do chế; khinh cũng vậy; mỗi học xứ nên biết rõ là trọng hay khinh. Hữu tàn là tội Tăng già bà thi sa, vô tàn là tội Ba la di; không thể trị cũng là bốn Ba la di, tùy phạm một tội nào, Tăng cho yết ma diệt tránh cực ác; ngước với đây thì gọi là có thể trị. Thô tội có hai: một là do ý phạm, hai là do tội; ngước với đây là không phải Thô tội. Không phải Như lai thuyết, không phải Như lai dạy mà lại nói

là Như lai thuyết, Như lai dạy; là Như lai thuyết, Như lai dạy mà nói là không phải Như lai thuyết, không phải Như lai dạy; là Như lai đã làm, đã tu tập mà nói là không phải Như lai đã làm, đã tu tập; không phải Như lai đã làm, đã tu tập mà nói là Như lai đã làm, đã tu tập. Mười bốn loại như vậy là mười bốn nhân duyên có thể phá Tăng, cũng là mười bốn loại trong A tỳ đạt ma, trong luật và A tỳ đạt ma đã nói rõ; khác với đây thì không phải là nhân duyên phá Tăng. Thời có hai: một là thời vấn nạn, hai là thời Tăng hòa hợp.

Kệ viết: Hiểu tiểu, tùy tiểu, phi tiểu giới.

Giải thích: Thế tôn chế giới có ba phẩm: một là tiểu giới, tức là Tăng già bà thi sa…; hai là tùy tiểu giới, tức là tội của những tội kia do không đủ phần; ba là phi tiểu giới, tức là bốn Ba la di. Lại nữa, tiểu giới là từ tánh tội trong các giới, tùy tiểu giới là chế tội đã có trong các giới, phi tiểu giới là bốn Ba la di.

Kệ viết: Phân biệt rõ vào nhà chánh hạnh.

Giải thích: nhà là nơi người thế gian nương ở, nếu Tỳ kheo có nhân duyên muốn vào thì phải xem xét kỹ rồi mới vào, tức là bạch với vị đồng giới, quán sát oai nghi chánh hạnh, như trong luật nói là cột dây lưng, kết nút khuy y Tăng già lê. Nếu là chỗ có người chết nên quán sát về lỗi lầm, vì Tăng hòa hợp, không vì phá nhau, vì thọ y chỉ, vì lựa chọn lời nói, vì có thực thỉnh… Lại có năm chỗ nên xa lìa: một là thiên miếu, hai là lữ quán, ba là nhà dâm nữ, bốn là nhà ngoại đạo xuất gia, năm là nhà người nữ.

Kệ viết: Hiểu rõ ba loại tội Thượng khởi.

Giải thích: trong luật nói tùy tội đã phạm phân biệt có ba loại Thượng khởi: một là Đề xá na, hai là yết ma dư tàn mỏng, ba là phương pháp hoại tất cả tội, dựa trên tương tục ngăn và Hộ đối trị sanh mà lập ba loại thượng khởi. Đề xá na là liễu biệt nhân của tội và duyên khởi thể tướng tội, nên ở bên người thân tín như thật phát lồ, như pháp cầu sám; người Hộ đối trị thân tín nên nói: “thầy có thấy biết tội không?”, đáp là thấy biết tội, lại nói chớ có tái phạm, đáp là lành thay, lại nói: “thầy nên thọ trì lại Hộ đối trị”, đáp là lành thay. Yết ma dư tàn mỏng là tự duyên nơi tội này sanh tâm chán ghét và khởi tâm thọ Hộ đối trị; hoặc nơi tội này không nhớ số thời, hoặc đối trước một người hay đối trước Tăng cầu sám như trên. Phương pháp hoại tất cả tội là chánh tư duy, lựa chọn cảnh giới nhân vô thường…, do đây được lìA Dục, hoặc được quả Thánh đạo, như trong A tỳ đạt ma đã nói rõ.

Kệ viết: Ba phương pháp hiển thị nói tội.

Giải thích: Nếu người nào có thể như lý liễu biệt ba loại thượng khởi kể trên thì người ấy nhất định sẽ hiểu được ba phương pháp hiển thị nói tội, tự tâm không che giấu có ba nơi: một là đối trước đại chúng, hai là đối trước người thân tín, ba là do tự tâm chánh tư duy phân biệt.

Thượng khởi có ba thì hiển thị cũng có ba.

Kệ viết:

Giải thích: từ hai môn tội tưởng và tội chân thật này, học xứ mà Phật đã chế lập có ba: một là tánh tội, hai là chế tội và ba là gồm cả hai tội trên. Tánh tội là nhiếp thuộc nghiệp ác của thân khẩu ý, hoặc do Tùy hoặc và Hoặc đẳng lưu nên phạm; lại nữa, tội đã phạm này là thuộc về cố ý, có nghiệp nhiễm ô tăng trưởng và cùng tội này đều có tội tương tục lưu chuyển nên gọi là Tánh tội. Khác với ba nhân đã phạm này, hoặc do không liễu biệt giới, hoặc do mất chánh niệm, hoặc không cố ý phạm tội, trong đây nếu không có Hoặc và Hoặc đẳng lưu, lại không có niệm niệm tăng trưởng thì gọi là Chế tội; nếu có đủ cả hai tướng thì gọi là tội gồm đủ Tánh chế. Nếu người nào có thể như lý liễu biệt nghĩa của học xứ này, thì người ấy sẽ hiểu rõ luật không nhờ vào người khác.

Duyên khởi chế giới có giảm tăng,
Nương theo văn khéo phân biệt rõ.

Giải thích: Nương nơi duyên khởi chế giới có ba sai khác: một là có chế giới tăng y chỉ, hai là có chế giới bằng y chỉ, ba là có chế giới giảm y chỉ. Lại có y chỉ tăng chế giới, có y chỉ bằng chế giới và có y chỉ giảm chế giới, như trong luật đã nói rõ.

Kệ viết:

Tội và phi tội Phật đã nói,
Như luật, tỳ đàm đã chế định,
Khéo hiểu rõ từng tội, phi tội.

Giải thích: trong luật, tội và phi tội mỗi loại đều có hai hữu ký và vô ký. Người nào có thể như lý liễu biệt hai loại này trong luật, người ấy có thể hiểu rõ tội và phi tội như đã nói trong A tỳ đạt ma; do liễu biệt tánh, giới, diệt thứ lớp sai biệt. Tội có thiện ác và vô ký hoặc ác hoặc hữu phú vô ký hoặc tự tánh vô ký thuộc về Dục, sắc và vô sắc giới. Thuộc về Dục giới là hữu lưu và vô lưu; hữu lưu là tâm pháp và phi tâm pháp; phi tâm pháp là cùng tâm tương ưng và không tương ưng; không tương ưng là tùy tâm, không tùy tâm và có tùy không tùy. Nếu quán tâm sanh thì sanh là tùy tâm, ngoài ra là không tùy tâm; pháp cùng tâm câu khởi cũng vậy. Là có sắc, vô sắc; phi sắc, phi vô sắc; là hữu giáo, vô giáo; có duyên duyên, không có duyên duyên. Không có duyên duyên là nghiệp và phi nghiệp; nghiệp tương ưng và không tương ưng với nghiệp, không tương ưng tùy nghiệp, cùng nghiệp câu khởi cũng vậy. Là quả báo và không phải quả báo của nghiệp đời trước; không phải quả báo của nghiệp đời trước là nên tu và không nên tu, nên biết và không nên biết. Nên biết là có thể chứng và không thể chứng, có thể chứng là có thể do trí, không thể do thân; có thể diệt và không thể diệt, có thể diệt dokiến và tu, như chế tội, không phải chế tội cũng như vậy, do liễu biệt thứ lớp của tánh, giới và diệt.

Kệ viết: Năm phương pháp của tội thượng khởi.

Giải thích: Năm phương pháp là như người phạm tội Tăng già bà thi sa muốn cầu xuất ly, nếu ai muốn làm yết ma Đề xá na cho người này thì trước phải nhớ giự năm phương pháp thượng khởi rồi mới làm yết ma: một là quán tưởng tội Tăng già bà thi sa, hai là lựa chọn người biết tướng che giấu tội và không che giấu tội, ba là quán học xứ của nghiệp tụ vì lựa chọn chúng bốn bộ…, bốn là quán học xứ tương ưng với nghiệp như làm yết ma bạch tứ…, năm là quán trong mười ba Tăng già bà thi sa che giấu một ngày đêm hay không che giấu, vì hiển bày có che giấu hay không che giấu để cho Địa lập túc trụ, Ma nại da… Như tướng tội của Tăng già bà thi sa thứ nhất, tội cố ý xuất tinh là tướng căn bản; nếu người đã thọ Tỳ kheohoặc Như lai đã chế giới này, hoặc người không cp1 pháp si, hoặc người có dục tâm muốn xuất bất tịnh, hoặc làm phương tiện bên nam căn, hoặc chất bất tịnh đã xuất, Hoặc nhiệt đã dứt hoặc đã sinh xúc lạc thì người này phạm tội Tăng già bà thi sa; các giới khác lược nói tướng cũng như vậy nên biết. Về tướng che giấu, nếu người nào nơi tội Tăng già bà thi sa, thấy tội Tăng già bà thi sa nhưng không có tâm phát lồ, che giấu một đêm; nếu đối với tội đã che giấu mà không nhớ biết hoặc nghi hoặc cho là không phải tội nên che giấu thì không bị tụ che giấu, không cho yết ma tương ưng Địa túc trụ… như trong văn luật đã nói rõ.

Kệ viết: Tỳ kheo khéo hiểu bốn loại xả.

Giải thích: trong Luật, Phật cho Tỳ kheo có bốn loại xả: một là do chưa làm xả chưa làm, hai là do chưa làm xả đã làm, ba là do đã làm xả chưa làm, bốn là do đã làm xả đã làm.

Kệ viết: Hiểu sáu thương xót của ba y.

Giải thích: trong Luật, Phật cho không lìa ba y có sáu lợi ích:

1. Tăng hòa hợp đồng chấp thuận yết ma đã làm, trong đây có hai: một là dựa trên y Ca hi na, Tăng hòa hợp làm yết ma; hai là vì người đi đường và người có bịnh nên tăng hòa hợp làm yết ma.

2. Nương nơi địa mà làm yết ma nhưtrong học xứ nói bố tát tương ưng.

3. Nương nơi chỗ không lìa mà làm yết ma như Bì xà diên đa lâu, Diêm phù đề.

4. Nương nơi tương rào mà làm yết ma là trong phạm vi Tăng già lam.

5. Nương chỗ đất trống mà làm yết ma, như Tỳ kheo đi đường trong phạm vi bốn mươi chín cung, thân duỗi tay tới chỗ để y là không lìa y.

– Nương theo thời tiết mà làm yết ma, như trong học xứ an cư đã nói nên biết.

Kệ viết: Phân biệt bốn loại tội trong Luật.

Giải thích: trong Luật nói tội có bốn loại, tất cả tội đều nhiếp trong bốn loại này: một là có tội do duyên khởi đồng nhưng không do tội đồng, hai là có tội do tội đồng nhưng không do duyên khởi đồng, ba là có tội do tội đồng và cũng do duyên khởi đồng, bốn là có tội không do tội đồng, cũng không do duyên khởi đồng, như trong duyên khởi của các học xứ đã nói rõ nên biết.

Kệ viết: Hiểu sáu giới, bốn thân tương ưng.

Giải thích: trong ba mươi Xả đọa, có sáu học xứ phải làm hai việc mới được tịnh: một là thứ tự thời, hai là thứ tự tội gián cách. Như học xứ chứa y dư quá mười ngày, chứa bát dư quá mười ngày, chứa y phi thời một tháng, y tắm, y cấp thí, thọ y từ Tỳ kheo ni không phải bà con. Sáu việc này có hai loại tương ưng là vật tương ưng và tội tương ưng; hai mươi bốn việc còn lại chỉ có tội tương ưng, không có vật tương ưng. Trong đây chỉ gián cách tội, không gián cách vật, phải xả vật trước rồi mới sám trừ tội. Thân thuộc tương ưng có bốn: một là từ mẹ – mẫu thân tương ưng, hai là từ mẹ – phụ thân tương ưng, ba là từ cha – mẫu thân tương ưng, bốn là từ cha – phụ thân tương ưng. Nếu người nào hiểu rõ điều này, người ấy sẽ hiểu rõ luật.

Kệ viết:

Nơi bảy y tha đắc viên đức,

Chọn hai viên đức, liễu biệt tướng.

Giải thích: trong Luật nói nương theo người khác đắc viên đức có bảy trường hợp, Tỳ kheo có bốn trường hợp đắc viên đức: một là thiện lai Tỳ kheo, do Phật gọi thiện lai nên đắc viên đức; hai là do thọ tam quy nên đắc viên đức; ba là do yết ma tóm lược nên đắc viên đức; bốn là do yết ma đầy đủ nên đắc viên đức. Tỳ kheo ni có ba trường hợp đắc viên đức: một là thiện lại Tỳ kheo ni, do Phật gọi thiện lai nên đắc viên đức; hai là do sai sứ thọ nên đắc viên đức, ba là do yết ma đầy đủ nên đắc viên đức. Độc giác có hữu lương công đức nên đắc viên đức và Thế tôn có vô lượng công đức Ba la mật nên đắc viên đức, tổng cộng là bảy trường hợp.

Kệ viết: Hiểu năm loại không phải thật ngữ.

Giải thích: Do cảnh giới nên ý sai biệt, không phải thật ngữ có năm: một là loại vọng ngữ có thể sanh tội Ba la di, hai là loại vọng ngữ có thể sanh tội Tăng già bà thi sa, ba là loại vọng ngữ có thể sanh tội Thâu lan giá, bốn là loại vọng ngữ có thể sanh tội Ba dật đề, năm là có thể sanh tội Đột kiết la (Độc kha đa). Năm loại này đều y theo luật phán định tự tánh của nó.

Kệ viết: Hiểu pháp tự tánh, loại tu tập.

Giải thích: Pháp có hai: pháp tự tánh và loại pháp tu tập. Pháp tự tánh là có pháp được sanh không phải do gia hạnh, không thể vượt ra tự giới; tất cả định thuộc dục giới, sắc giới và vô sắc giới, nếu không thể ra khỏi tự giới cũng là pháp tự tánh. Loại pháp tu tập là nơi định thuộc sắc và vô sắc giới không thọ được vị, hoặc ở trong pháp không lưu hành, tâm cùng tâm tương ưng các pháp; nơi đạo định, đạo năm thông, tưởng danh, tưởng tướng, thế đệ nhất pháp, tâm có giác phần cùng tâm này tương ưng pháp là một phần pháp, một phần giới, một phần thiện căn, một phần các Hộ, một phần gia hạnh, một phần thân khinh an, một phần an lạc không bị bức bách tương ưng khác, tu được một phần các cảnh giới thiên nhãn, thiên nhĩ, một phần tự tại, một phần giải thoát, một phần xuất ly, một phần đạo thông, một phần Nhất thiết trí, chế nhập Vô tưởng định, Diệt tận định, chứng được niết bàn. Có sư khác nói: một phần tướng ly, một phần không mất, một phần định tụ, danh tướng xuất ly xả bỏ, chứng được niết bàn, những tên như thế gọi là loại pháp tu tập, ngoài ra đều gọi là pháp tự tánh. Nếu người nào hiểu được pháp tự tánh và loại pháp tu tập thì người ấy hiểu rõ luật, không nhờ vào người khác.

Kệ viết: Hiểu được bốn loại duyên thọ mạng.

Giải thích: trong Luật nói thọ thức ăn uống có bốn:

1. Thân thọ không phải tâm thọ như trong văn luật nói: nếu Tỳ kheo đưa bát thọ người thí thức ăn mà tâm duyên việc khác…

2. Tâm thọ không phải thân thọ như trong văn luật nói: nếu người thí thức ăn uống cho Tỳ kheo, Tỳ kheo tâm thọ rồi cho là thuộc của mình…

3. Thân tâm đều thọ, như Tỳ kheo thân tâm bình đẳng muốn được bố thí thức ăn uống, thí chủ đến bên Tỳ kheo liệu lượng thí cho…

4. Không phải thân tâm thọ, như trong văn luật nói: nếu Tỳ kheo dùng ngaón tay hay ngón chân vẽ trên đất làm tướng giới, người khác đem thức ăn uống để trong tướng giới này thì được thọ…

Kệ viết: Có năm phần hay thành tựu thọ.

Giải thích: có năm phần hay thành tựu việc thọ thực: một là năng thọ, hai là có thể khiến thọ, ba là vật, bốn là nơi chốn, năm là đến bên. Năng thọ là Tỳ kheo cụ túc giới, trụ tự tánh, đắc xứ sở; có thể khiến thọ là trừ Tỳ kheo và người cho học (Dữ học), những người khác, phi nhân và súc sanh tùy được dạy hay không được dạy mà hiểu được nghĩa

này: tôi thí vật này cho Tỳ kheo. Vật có năm loại: một là dựa trên thời lượng, hai là dựa trên cánh lượng, ba là dựa trên lượng bảy ngày, bốn là dựa trên lượng nhất kỳ, năm là dựa trên lượng mở rộng; năm lượng này nhiếp hết tất cả vật. Đến bên có ba: một là đến bên thân, hai là đến bên vật, ba là đến bên đồ đựng, như trong giới chế về thọ thực đã nói rõ.

Kệ viết:

Làm pháp tàn thực có mười loại,

Hiểu phương pháp hành mỗi loại đó.

Giải thích: trong Luật nói có mười loại thức ăn dư: một là thức ăn dư của người bịnh, hai là của người không bịnh, ba là thức ăn dư đẳng phần, bốn là không đảng phần, năm là gia hạnh đã làm, sáu là không phải gia hạnh đã làm, bảy là ngăn người ăn đã làm, tám là không phải ngăn người ăn đã làm, chín là tự đã làm, mười là sai Tỳ kheo khác làm.

Nếu người nào hiểu được nghĩa này thì người ấy hiểu rõ luật.

Kệ viết: Hiểu được bảy nhân duên mất thọ.

Giải thích: trong Phật pháp, vật có hai loại là tịnh và bất tịnh; nhân duyên mất thọ có bảy:

1. Quyết ý xả là nếu không thọ dụng vật này thì quyết ý xả cho người khác.

2. Người khác bức đoạt là người đồng loại khác với mình bức đoạt vật thuộc của mình.

3. Biến đổi khác là dùng thông tuệ của bậc Thánh để biến đổi thành vật khác.

4. Qua tánh khác là chuyển nam thành nữ.

5. Xả giới là vật này trước do Tỳ kheo thọ, vị này sau xả giới Tỳ kheo, tuy vật vẫn thuộc của mình nhưng mấtthọ ban đầu.

6. Xả mạng là dựa trên thối thất tất cả nên nói là mất thọ, do tất cả diệt mất nên thọ cũng mất theo.

7. Chánh pháp diệt mất là vào lúc mà không còn ai ở trên cõi Diêm phù đề nhiếp thuộc nhân đạo hoặc là cụ giới hay không phải cụ giới…, do chánh pháp diệt nên thọ cũng diệt theo.

Kệ viết: Và ba xúc động chưa thọ thực.

Giải thích: Nếu xúc chạm vật ăn được nhưng chưa thọ có ba: một là đưa lên, hai là để xuống, ba là chuyển; phải nhìn người có ý quyết thọ thực mới phân biệt được ba xúc động này.

Kệ viết: Liễu biệt năm loại không thành ăn.

Giải thích: Không thành ăn có năm: một là có nhân duyên thọ bốn tháng thỉnh thực, hai là bên nhà thỉnh thực không đầy đủ, ba là khuyến hóa được thức ăn, năm là thương xót mà ăn.

Kệ viết: Mười bảy biệt trụ có năm lỗi.

Giải thích: Có mười bảy loại biệt trụ: một là biệt trụ trường viên, hai là biệt trụ tứ giác, ba là biệt trụ sóng nước, bốn là biệt trụ nơi núi, năm là nơi sườn dốc núi, sáu là biệt trụ nửa tháng, bảy là biệt trụ tự tánh, tám là biệt trụ vi luân, chín là biệt trụ nhất môn, mười là biệt trụ phương cõi, mười một là biệt trụ nơi bốn gian, mười hai là biệt trụ hai dây, mười ba là biệt trụ Tỳ kheo ni, mười bốn là biệt trụ Ưu bà tắc, mười lăm là biệt trụ tường rào, mười sáu là biệt trụ mãn viên, mười bảy là biệt trụ điên cuồng. Trong đây có năm lỗi: một là phá đất nước, hai là phá Tăng già lam, ba là biệt trụ tiếp giáp nhau thành một tướng, bốn là biệt trụ hơn phân nửa lại bị bổn biệt trụ, năm là biệt trụ vây quanh biệt trụ, như trong phần chế bố tát tương ưng đã nói rõ. Nếu người nào hiểu được nghĩa này thì người ấy hiểu rõ luật.

Kệ viết:

Bảy ngày có nạn tùy ý đi,

Hiểu rõ ba loại chín phẩm này.

Giải thích: Người nào trong hạ an cư mà ra ngoài giới thì nơi người này có chín loại phân biệt:

1. Có việc trước thành nhân duyên bảy ngày, sau lại thành nhân duyên bảy ngày.

2. Có việc trước thành nhân duyên bảy ngày, sau lại thành nhân duyên có nạn.

3. Có việc trước thành nhân duyên bảy ngày, sau lại thành nhân duyên tùy ý.

4. Có việc trước thành nhân duyên có nạn, sau lại thành nhân duyên có nạn.

5. Có việc trước thành nhân duyên có nạn, sau lại thành nhân duyên bảy ngày.

6. Có việc trước thành nhân duyên có nạn, sau lại thành nhân duyên tùy ý.

7. Có việc trước thành nhân duyên tùy ý, sau lại thành nhân duyên tùy ý.

8. Có việc trước thành nhân duyên tùy ý, sau lại thành nhân duyên bảy ngày.

9. Có việc trước thành nhân duyên tùy ý, sau lại thành nhân duyên có nạn.

Kệ viết: Hiểu năn nhân được thành trụ hạ.

Giải thích: Hạ an cư được thành tựu do năm nhân duyên: một là chỗ đã được che ngăn, hai là vào ngày mười sáu đầu hạ, ba là mặt trời ở phương đông đã đỏ, bốn là người ở trong biệt trụ khởi tâm an cư, năm là trong chỗ đã được che ngăn không có năm lỗi thì hạ an cư được thành tựu.

Kệ viết: Trong tám nạn duyên giải trụ hạ.

Giải thích: Nếu trong hạ an cư có một trong tám nạn duyên khởi lên, phải bỏ an cư thì không phạm tội. Tám nạn đó là nạn vua, nạn giặc, nạn lửa, nạn nước, nạn thú dữ, nạn người, nạn phi nhơn và nạn phạm hạnh như trong phần chế trụ hạ đã nói rõ.

Kệ viết:

Nơi Bạch tứ… năm loại yết ma, Liễu biệt công đức và lỗi lầm.

Giải thích: trong Luật nói có năm loại yết ma:

1. Đơn bạch yết ma là chỉ bạch một lần, không có yết ma.

2. Yết ma trung gian là bạch một phần, yết ma một phần.

3. Bạch nhị yết ma là một lần bạch một lần yết ma.

4. Bạch tứ yết ma là một lần bạch, ba lần yết ma.

5. Yết ma đã làm tướng mạo là trong thời lượng ấy, giải quyết việc kịp thời.

Trong đây hai loại bạch nhị và bạch tứ thì Tỳ kheo… bốn bộ chúng nên làm, người khác không được làm; các yết ma còn lại, Tăng và ba người nếu làm cũng được thành tựu. Năm loại yết ma này có năm lỗi: một là lỗi của yết ma, hai là lỗi của chúng, ba là lỗi của người, bốn là lỗi của người làm, năm là lỗi cú biệt trụ. Ngược với năm loại trên liền thành năm đức, như trong phần chế giới yết ma tương ưng đã nói rõ.

Kệ viết:

Ở trong bốn loại ngăn học xứ,

Khéo hiểu ý Phật vì lập giới.

Giải thích: trong Luật nói ngăn có bốn loại:

1. Ngăn vĩnh viễn như bốn Ba la di, các giới còn lại nếu hoàn toàn không khai cũng là vĩnh viễn ngăn.

2. Ngăn đã đối trị, như trong Luật nói: này các Tỳ kheo, ta cho các thầy thọ sự thương xót như pháp; như pháp là không phạm giới, tịnh mạng, chánh hạnh, chánh kiến; những pháp khác đồng với loại này đều cho ngăn nên biết.

3. Ngăn đồng phần, như trong Luật nói: phòng xá là nơi dung chứa được bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi; cho đến nhưng nơi như gốc cây, chỗ trống, sườn núi… cũng vậy.

– Ngăn tương tự, như trong Luật nói kệ:

“Nơi tất cả chánh hạnh,

Nơi tất cả tương tự,

Là nói lược Tỳ ni,

Hoặc gọi là Chánh hạnh”

Nghĩa này có nói rõ trong phẩm Giá (ngăn) nên biết, nếu người nào hiểu được ý phật chế giới trong bốn loại ngăn này, thì người ấy hiểu rõ luật.

Kệ viết:

Hiểu lượng y bát có ba phẩm,

Truyền truyền thọ trì và nương nguyện,

Lượng y bát nương nơi hai chỗ,

Như thời, như tội, phương gián cách.

Giải thích: Luật nói bát có ba phẩm thượng trung hạ, bát thứ nhất chứa được mười hai bán Ba la gạo nấu thành cơm, bát thứ hai chứa được hai mươi bán Ba la gạo nấu thành cơm, bát thứ ba chứa được hai mươi lăm Ba la gạo nấu thành cơm. Lượng y cũng có ba phẩm: y thứ nhất rộng hai mươi ngón tay, dài ba mươi ngón tay; gấp đôi lượng y này chưa bằng lượng y tối đa mà Phật đã chế là y thứ hai; y thứ ba dài ít hơn lượng y của Phật chín khuỷu tay, rộng ít hơn sáu khuỷu tay. Truyền y bát có hai: một là ba lần truyền, hai là dạy người khác biết truyền; thọ trì ba y và bát, nương nguyện có tám vật dụng đối chiếu, nương nơi hai chỗ có tội tương ưng và vật tương ưng.

Kệ viết:

Chỗ này phương tiện và chủ vật,

Tài vật hay thành Ni tát kỳ,

Như vậy tất cả theo thứ tự,

Có thể hiểu ba mươi học xứ.

Giải thích: Ba pháp đầu trong ba mươi pháp là y quá mười ngày, y chuyển xa và y đợi một tháng; người này ở trong đây theo thứ lớp tự được chứa dùng, nếu không chứa dùng thì xả cho Tăng. Học xứ thọ y từ Tỳ kheo ni không phải bà con, nếu làm phương tiện trước rồi thì xả trở lại cho Tỳ kheo; y nhờ Tỳ kheo ni giặt nhuộm đập rồi thì nên xả cho Tăng; y hoặc giá tiền y thọ từ cư sĩ không phải bà con thì nên xả trở lại cho họ, nếu chủ giá tiền y không có ở đó hoặc không chịu nhận lại thì nên xả cho Tăng, tất cả những y đã có trong học xứ thuộc bộ Câu xá đa đều nên xả cho Tăng. Chứa bát quá mười ngày, bát đủ năm lằn răng nứt như trong luật đã nói nên biết. Học xứ được y từ thợ dệt đều nên xả cho Tăng, nếu thí chủ cúng nhiều y cho Tỳ kheo, Tỳ kheo cần thì chỉ được thọ một cái, nếu thọ quá thì phạm Ni tát kỳ ba dật đềvà nên xả vật lại cho thí chủ; học xứ đoạt y lại thì nên xả y lại cho Tỳ kheo tức giận; Hồi chuyển Tăng vật thì nên xả cho đại chúng; y tắm, y cấp thí cho đến được lìa y…; nếu người nào hiểu được nghĩa này thì người ấy hiểu rõ luật.

Kệ viết: Khéo liễu biệt được tám tôn pháp.

Giải thích: Tám tôn pháp là:

1. Thức xoa ma na cầu thọ giới cụ túc phải ở trong hai bộ Tăng.

2. Tỳ kheo ni đã được một trăm tuổi hạ cũng nên cung kính lễ bái Tỳ kheo mới thọ giới cụ túc một ngày.

3. Tỳ kheo ni mỗi nửa tháng đến trong Tỳ kheo tăng cầu giáo thọ.

4. Tỳ kheo ni phạm tội Tàn, hành pháp Ma na đỏa phải ở trong hai bộ Tăng.

5. Tỳ kheo ni không được quở mắng Tỳ kheo.

6. Tỳ kheo ni không được vấn nạn Tỳ kheo.

7. Tỳ kheo ni không được kiết hạ an cư ở nơi không có Tỳ kheo tăng.

8. Tỳ kheo ni an cư xong nên đến trong Tỳ kheo tăng nói ba việc tự tứ.

Tướng chung, tướng riêng và danh nghĩa của tám tôn pháp này đều có nói trong luật nên biết.

Kệ viết: Hiểu tướng thứ lớp thỉnh chánh giáo.

Giải thích: Nếu Tỳ kheo có đủ năm đức và tương ưng với chín đức thì đại chúng hòa thỉnh vị này làm giáo thọ cho Tỳ kheo ni, nếu vị này thọ thỉnh thì Tăng nên yết ma sai giáo thọ ni. Tỳ kheo ni đại diện Ni chúng vào ngày bố tát đến trong Tăng thỉnh vị này, chúng tăng cũng thỉnh vị này; nếu đã thọ Tăng sai giáo thọ ni mà lại không đến giáo thọ thì vị này phạm tội Ba dật đề và Đột kiết la; nếu vị này không thọ thỉnh hoặc trong Tăng không có người đủ đức như thế thì chúng Tăng nên nói với Tỳ kheo ni rằng: trong Tăng nay không có ai đến giáo thọ cho ni, ni chúng nên như pháp như luật hành trì, chớ có buông lung.

Kệ viết: Hiểu rõ Túc trụ địa… bốn địa.

Giải nghĩa: Địa có bốn: một là túc trụ địa, hai là đã hành túc trụ địa, ba là Ma na đỏa địa, bốn là đã hành Ma na đỏa địa.

Kệ viết: Và có năm yết ma nương (y).

Giải thích: sở y có năm, năng y cũng có năm. Nếu Tỳ kheo tâm cao ngạo không cung kính thì Tăng nên cho người này yết ma bố úy; nếu Tỳ kheo chưa hiểu tội và phi tội trong Luật hoặc diệt và phi diệt trong A tỳ đạt ma hoặc lìa y chỉ hoặc thọ Sa di y chỉ hoặc đại giới nương học thì Tăng nên cho yết ma luyện ma; nếu Tỳ kheo ở trú xứ Tăng làm hạnh xấu, nhơ nhà người thì Tăng nên cho yết ma khu xuất; nếu Tỳ kheo ở bên tại gia hủy báng Phật pháp thì Tăng nên cho yết ma sám tạ; nếu Tỳ kheo không tự thấy tội, hoặc thấy tội mà không chịu sám tội, hoặc không bỏ tà kiến thì Tăng nên cho yết ma Bất cọng trụ. Nếu người nào hiểu được nghĩa này thì người ấy hiểu rõ luật.

Kệ viết: Hiểu rõ năm chủng loại đến được.

Giải thích: Một là có vật mắt đến được, không phải thân đến được; hai là có vật thân đến được, không phải mắt đến được vào toán số; ba là có vật thân và mắt đều đến được vào toán số; bốn là có vật cả thân và mắt đều không đến được vào toán số; có vật thân và mắt đến được nhưng không vào toán số. Nếu người nào không chấp thuận thọ thì gọi là năm loại đến được.

Kệ viết: Hiểu vượt Tỳ ni có năm môn.

Giải thích: tội vượt Tỳ ni (tội Việt pháp) có năm: một là không hiểu rõ, hai là phiến não rất năng sanh khởi, ba là quên mất chánh nịem, bốn là ác tri thức, năm là không có tâm tin ưa.

Kệ viết:

Nương nhập và giới sanh ra tội,

Hiểu như thế gian đã phán quyết.

Giải thích: Thế gian đã lập đạo lý như thế, nhập và giới có phần thuộc về mình, có phần thuộc về người, có nhẹ có nặng. Nếu Tỳ kheo dựa trên nhân duyên của mắt tai mũi lưỡi thân và tâm, đối với sáu trần khởi hành động không đúng hoặc phạm tội nặng, hoặc phạm tội nhẹ như người rắn cắn hay uống thuốc độc. Nếu người nào trộm địa, thủy, hỏa phongvà không giới cũng phạm Ba la di, đây là dựa trên giới trộm mà phán định; nếu người nào hiểu tội phát sanh từ giới và nhập thì người này hiểu rõ luật.

Kệ viết: Hiểu tám loại Bạt trừ Ca hi na.

Giải thích: trong Luật nói yết ma bạt trừ y Ca hi na có tám: một là cánh biên, hai là thành tựu biên, ba là xuất ly biên, bốn là thất biên, năm là gián biên, sáu là quá trụ biên, bảy là đoạn vọng biên, tám là cọng bạt trừ biên.

Kệ viết: Năm công đức y Ca hi na.

Giải thích: người thọ y Ca hi na có năm công đức: một là lìa y tạp loạn, hai là không lìa ba y, ba là một lần mặc một lần cất được vào thôn xóm, bôn 1là không bạch Tỳ kheo khác được vào thôn xóm, năm là không quán nhân duyên được cùng chúng ăn.

Kệ viết: Khéo hiểu hai thủ.

Giải thích: nếu người đã thọ y Ca hi na ra ngoài giới mà không được y, do hai việc giữ được công đức của y Ca hi na: một là nhờ y giữ, hai là nhờ trụ xứ giữ.

Kệ viết: Không đắc giới – hai mươi người.

Giải thích: trong Phật pháp luật có hai mươi hạng người thọ giới không đắc giới, đó là năm hạng người huỳnh môn, năm hạng người tạo tội Vô gián, người làm ô nhục Tỳ kheo ni, người nói tôi không phải là Tỳ kheo, tặc trụ, rồng, Dược xoa, người câm, người điếc, người câm điếc, người không cầu giới và người ngăn.

Kệ viết: Và mười nương – tạ.

Giải thích: trong Luật nói y chỉ bậc đại nhân do mười nhân duyên nên diệt mất: một là do xả giới, hai là do chết, ba là do chuyển lui lại làm Sa di, bốn là do bỏ Phật pháp theo ngoại đạo sau đó trở lại trong Phật pháp, năm là do nói tôi không phải là Tỳ kheo, sáu là do tặc trụ, bảy là do muốn xả y chỉ nên ra ngoài giới, tám là quá trụ như pháp hành, chín là do bị tẫn, mười là do không ở trong giới gặp lại Ô-ba-đà-da.

Kệ viết: Khéo hiểu hai thủ ngừa ác xúc.

Giải thích: Thủ là nhiếp ý, không phải xả bỏ để lìa loạn động thọ ác xúc đã sanh; thủ có hai là ý dục thủ và khí thạnh thủ. Ý dục thủ là nếu vật lìa bát và đồ đựng thức ăn ở chỗ khác, cho đến ý mong muốn chưa tác ý xả thì vào lúc đó được thọ vật này. Khí thạnh thủ là nếu vật đã xả và chưa xả, ở trong bát và đồ đựng thức ăn cho đến có thể diệt trừ thọ các pháp, tùy chưa khởi một lần nào, chưa mất thọ thì được thọ vật này.

Kệ viết: Hiểu bốn yết ma và nương tịch.

Giải thích: trong Luật nói yết ma nương (y) có bốn: một là yết ma y tránh, hai là yết ma y thiện giáo, ba là yết ma y tội thất, bốn là yết ma nương việc đã làm. Bốn yết ma nương (bốn tránh) này do bảy loại nương tịch tĩnh (bảy diệt tránh) được diệt: một là Hiện tiền tỳ ni, hai là Ức niệm tỳ ni, ba là Bất si tỳ ni, bốn là Tự ngôn (tùy thệ ngôn) tỳ ni, năm là Tối ác tỳ ni, sáu là Tùy đa tỳ ni, bảy là Tùy thảo tỳ ni. Bảy nương tịch tĩnh tỳ ni này làm thế nào diệt được bốn yết ma nương?- như yết ma y tránh là do không đồng nói tội chấp nên dùng hai nương tịch tĩnh để diệt trừ, đó là Hiện tiền tỳ ni và Tùy đa tỳ ni. Như yết ma y thiện giáo khởi là do nơi vấn nạn nên dùng bốn nương tịch tĩnh để diệt trừ; đó là Hiện tiền tỳ ni, Tối ác tỳ ni, Ức niệm tỳ ni và Bất si tỳ ni. Như yết ma y tội thất khởi do sự việc thứ lớp dẫn ra nên dùng ba nương tịch tĩnh để diệt trừ; đó là Hiện tiền tỳ ni, Tùy thệ ngôn tỳ ni và Tùy thảo tỳ ni. Như yết ma nương sự việc đã làm là do tất cả yết ma đã làm nên dùng bảy nương tịch tĩnh để diệt trừ như trong Luật đã nói rõ nên biết.

Kệ viết: Hay phân biệt bốn nghiệp bố tát.

Giải thích: yết ma Bố tát có bốn: một là bốn bộ làm bố tát gọi là Tăng bố tát, hai là ba người làm bố tát gọi là Đa bố tát, ba là hai người làm bố tát gọi là Song bố tát, bốn là một người làm bố tát gọi là Đơn bố tát.

Kệ viết: Người trí hiểu rõ năm bố tát.

Giải thích: yết ma Tự tứ có năm: một là năm bộ làm tự tứ gọi là Tăng tự tứ, hai là bốn người làm tự tứ gọi là Đa tự tứ, ba là ba người làm tự tứ và bốn là hai người làm tự tứ đều gọi là Song tự tứ, năm là một người làm tự tứ gọi là Đơn tự tứ.

Kệ viết: Liễu biệt Sa môn sanh cụ truyền.

Giải thích: Sanh cụ (tự cụ, tư sanh) của Sa môn gồm có y bát, tô…và túi gậy; trong đây bát hoặc hiện tiền hoặc không hiện tiền thì chỉ khiến người khác biết truyền liền được thành. Nếu là ba y hiện tiền thì ba lần truyền hoặc khiến người khác biết truyền liền được thành; nếu không hiện tiền thì chỉ khiến người khác biết truyền liền được thành. Tô… và túi gậy chỉ khiến người khác biết truyền liền được thành, không có truyền riêng.

Kệ viết: Hiểu năm loại tịnh của Sa môn.

Giải thích: Năm loại tịnh của Sa môn: một là hỏa tịnh – dùng lửa chạm vào, hai là đao tịnh – dùng dao cắt, ba là tự làm tổn thương, bốn là bị chim… cắn mổ, năm là trảo tịnh – dùng móng tay bấm. Trong đây, hai loại tịnh trước cùng hạt tịnh, ba loại sau chỉ tịnh ngoài vỏ và thịt, không tịnh hạt bên trong.

Kệ viết:

Tự tha hai người, không phải hai,

Hiểu việc tịnh Sa môn đã làm.

Giải thích: bốn đại tụ tấp hình thành sanh vật có bốn: một là từ hạt giống sanh, hai là từ củ sanh, ba là từ phần đoạn sanh, bốn là từ khí của bốn đại sanh. Tịnh có bốn: một là tự gia hạnh đã làm, hai là người khác gia hạnh đã làm, ba là tự tha gia hạnh đã làm, bốn là không phải tự tha gia hạnh đã làm; bốn loại tịnh này không chỉ dựa trên một vật mà 212 thành, trong một đống, nếu tịnh một thứ thì các thứ khác đều được tịnh.

Nếu người nào hiểu được nghĩa này, thì người ấy hiểu rõ luật.

Kệ viết:

Liễu nghĩa hay hiển đức tỏ rõ,

Năm đức, năm loại mười đức Thầy,

Người này viên mãn được Phật khen,

Tỳ na da – đức Thầy tương ưng.

Giải thích: Ô-ba-đà-da và thầy y chỉ có năm đức và năm loại mười đức, trong đây tùy được một loại năm đức nào thì người này có thể làm Ô-ba-đà-da và thầy y chỉ. Năm đức và năm loại mười đức là:

1. Năm đức thứ nhất gồm có hiểu tướng tội, hiểu tướng duyên khởi của tội, hiểu tướng phi tội, hiểu cách xuất ly tội và mười hạ.

2. Năm đức thứ hai gồm có trì giới, đa văn, đại trí, có thể lo liệu cho người bịnh và mười hạ.

3. Năm đức thứ ba gồm có trì giới, đa văn, đại trí, có thể lựa chọn khiến lìa thể dụng các kiến và mười hạ.

4. Năm dức thứ tư gồm có trì giới, đa văn, đại trí, có thể khiến lìa nơi có nạn và mười hạ.

5. Năm đức thứ năm gồm có trì giới, có thể lo liệu cho người bịnh, có thể khiến lìa ác tác ưu hối, có thể lựa chọn khiến lìa thể dụng các kiến và mười hạ.

6. Năm đức thứ sáu gồm có giới, bịnh, ác tác, các kiến và mười hạ.

7. Năm đức thứ bảy gồm có giới, bịnh, ác tác, đa văn và mười hạ.

8. Năm đức thứ tám gồm có giới, bịnh, ác tác, đại trí và mười hạ.

9. Năm đức thứ chín gồm có giới, bịnh, các kiến, đa văn và mười hạ.

10. Năm đức thứ mười gồm có giới, bịnh, các kiến, đại trí và mười hạ.

– Trên đây là loại mười đức thứ nhất.

1. Năm đức thứ nhất gồm có giới, bịnh, chỗ nạn, đa văn và mười hạ.

2. Năm đức thứ hai gồm có giới, bịnh, đa văn, đại trí và mười hạ.

3. Năm đức thứ ba gồm có giới viên mãn, chánh hạnh tương ưng, chánh kiến tương ưng, có thể lo liệu cho người bịnh và mười hạ.

4. Năm đức thứ tư gồm có giới, bịnh, đa văn, có thể khiến lìa ác tác ưu hối đã sanh và chưa sanh, mười hạ.

5. Năm đức thứ năm gồm có giới, chánh hạnh, chánh kiến, các kiến và mười hạ.

6. Năm đức thứ sáu gồm có giới, chánh kiến, chánh hạnh, chỗ nạn và mười hạ.

7. Năm đức thứ bảy gồm có giới, chánh kiến, chánh hạnh, đa văn và mười hạ.

8. Năm đức thứ tám gồm có giới, chánh hạnh, chánh kiến, đại trí và mười hạ.

9. Năm đức thứ chín gồm có giới, chánh hạnh, chánh kiến, có thể dạy đệ tử nương theo Giới học và mười hạ.

10. Năm đức thứ mười gồm có giới, chánh hạnh, chánh kiến, có thể dạy đệ tử nương theo Tâm học và mười hạ.

Trên đây là loại mười đức thứ hai, kế là loại mười đức thứ ba: trong đây có thể dạy đệ tử nương theo Tuệ học cũng có năm là năm đức thứ nhất; ba loại năm đức kế là có thể khiến tự thân siêng tu học và mười hạ; có thể dạy đệ tử nương theo chánh hạnh học và mười hạ là năm đức thứ năm; có thể khiến đệ tử nương theo phạm hạnh học và mười hạ là năm đức thứ sáu; có thể khiến đệ tử nương Ba la đề mộc xoa học và mười hạ là năm đức thứ bảy; ba loại năm đức sau cùng là có thể khiến tự thân siêng tu học và mười hạ.

Trên đây là loại mười đức thứ ba, kế là loại mười đức thứ tư: trong đây năm đức thứ nhất gồm có giới, chánh hạnh, chánh kiến, có thể dạy đệ tử nương theo Giới hữu học và mười hạ; nương theo Định hữu học cũng năm; nương theo Huệ hữu học cũng có năm; nương theo Giải thoát hữu học cũng có năm; nương theo Giải thoát tri kiến cũng có năm; năm loại năm đức sau là có thể khiến tự thân siêng tu học và mười hạ.

Trên đây là loại mười đức thứ tư, kế là loại mười đức thứ năm: trong đây năm đức thứ nhất gồm có giới, chánh hạnh, chánh kiến, có thể dạy đệ tử nương theo Giới vô học và mười hạ; nương theo Định vô học cũng có năm; nương theo Huệ vô học cũng có năm; nương theo Giải thoátvô học cũng có năm; nương theo Giải thoát tri kiến cũng có năm; năm loại năm đức sau là có thể khiến tự thân siêng tu học và mười hạ. Nếu người nào có thể hiểu rõ nghĩa của năm đức và năm loại mười đức kể trên thì người ấy có đầy đủ công đức tương ưng của Luật sư.

Kệ viết:

Nơi những nghĩa ấy – tâm quyết liễu,
Do đọc tụng văn – theo sự hành,
Người này nơi Luật liền hiểu rõ,
Phật nói người này không nương ai.

Giải thích: như trên đã nói những nghĩa như thế, nếu người nào đọc tụng câu văn và hiểu nghĩa đầy đủ, việc nên hành đã hành xong thì người ấy sẽ hiểu rõ luật; cho nên Phật nói người này do không biết, tâm nghi không sanh nên ở trong ba nghĩa được tự tại, không nhờ vào người khác, như kệ đã nói:

“Tỳ ni, tỳ đàm văn đã hiển,
Người cùng giới và Hộ tương ưng,
Được Phật ngợi khen – tu ba học,
Không nhờ người khác – tôi sẽ nói”.

Luận này có hai mươi hai câu kệ, nhiếp hai mươi hai phần văn xuôi của nghĩa Minh liễu, theo nghĩa mà phá câu ra để giải thích nên gọi là Nhị thập nhị luật Minh liễu luận.

“Văn Tỳ ni, Tỳ đàm đã hiển,
Người cùng Giới và Hộ tương ưng,
Được Phật ngợi khen – tu ba học,
Không nhờ người khác – tôi sẽ nói.
Nói tám giới, Hộ chín mươi sau,
Phân biệt sai khác nghĩa tương ưng.
Bội hai mươi mốt ngàn sông phước,
Dòng nước thiện pháp tẩy trừ dơ.
Hiểu giới năm tướng, chín tỳ ni,
Hiểu tám duyên khởi năm bộ tội,
Hiểu bảy tụ tội, năm bố tát,
Hiểu bốn loại mất, bốn loại được.
Hay khéo giản trạch ba cạnh tội,
Hiểu tưởng, chân thật lập học xứ.
Tự tánh lập chế giới đã có,
Như lý phân biệt hay giải thoát.
Hiểu rõ hai bộ nghiệp đã làm,
Hiểu loại và thời – phá phi phá,
Hiểu tiểu, tùy tiểu, phi tiểu giới.
Phân biệt rõ vào nhà chánh hạnh.
Hiểu rõ tội – ba loại thượng khởi,
Và ba phương hiển thị nói tội.
Duyên khởi chế giới có giảm tăng,
Nương văn khéo hay rộng phân biệt.
Tội và phi tội Phật đã nói, Như luật,
Tỳ đàm đã chế định,
Khéo hiểu rõ từng tội, phi tội.
Và năm phương pháp thượng khởi tội.
Tỳ kheo hiểu bốn loại xả bỏ,
Hiểu rõ ba y, sáu thương xót.
Phân biệt bốn loại tội trong luật,
Hiểu sáu giới – bốn thân tương ưng.
Nơi bảy y tha – đắc viên đức,
Chọn hai viên đức, liểu biệt tướng.
Hiểu năm loại không phải thật ngữ,
Biết pháp tự tánh, loại tu tập,
Khéo hiểu bốn loại duyên thọ mạng.
Hay thành tựu thọ có năm phần,
Làm pháp tàn thực có mười loại,
Mỗi loại hiểu phương pháp hành kia.
Hiểu rõ bảy loại nhân mất thọ,
Và ba xúc động chưa thọ thực.
Liễu biệt năm loại không thành ăn,
Và bốn ma thất có năm loại.
Bảy ngày, có nạn, tùy ý đi,
Hiểu rõ ba loại có chín phẩm,
Hiểu năm nhân được thành trụ hạ,
Và tám loại nạn, giải trụ hạ.
Nơi bạch tứ… năm loại yết ma,
Liễu biệt công đức và lỗi lầm.
Ở trong bốn loại học xứ – ngăn,
Hiểu rõ y bát – ba phẩm lượng,
Truyền truyền thọ trì và nương nguyện,
Lượng y bát nương nơi hai chỗ,
Như thời, như tội gián cách phương.
Chỗ này phương tiện và chủ vật,
Tài vật hay thành Ni tát kỳ,
Như vậy tất cả theo thứ tự,
Hiểu rõ được ba mươi học xứ.
Khéo hay liễu biệt tám tôn pháp,
Hiểu tướng chánh giáo phương thứ tự,
Hiểu Túc trụ địa trong bốn địa,
Và có năm loại yết ma nương.
Hiểu rõ năm chủng loại đến được,
Hiểu có năm môn vượt tỳ ni,
Nương nhập và giới sanh ra tội,
Hiểu như thế gian đã phán quyết.
Hiểu tám loại bạt trừ Ca hi na,
Năm công đức y Ca hi na.
Hiểu rõ hai thủ – không đắc giới,
Hai mươi người, mười duyên mất nương.
Hiểu rõ hai thủ, ngừa ác xúc,
Hiểu bốn yết ma và nương tịch,
Phân biệt đươc bốn nghiệp bố tát,
Người trí hiểu năm loại tự tứ,
Liễu biệt sanh cụ của Sa môn,
Hiểu năm loại tịnh của Sa môn.
Tự tha hai người, không phải hai,
Hiểu việc tịnh Sa môn đã làm.
Liễu nghĩa hay hiển đức tỏ rõ,
Năm đức, năm loại mười đức Thầy,
Người này viên mãn được Phật khen,
Tỳ na da tương ưng đức Thầy,
Nơi những nghĩa ấy – tâm quyết liễu,
Do đọc tụng văn theo sự hành,
Người này nơi luật liền hiểu rõ,
Phật nói người này không nương ai”.