CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÍ SÔ TẬP HỌC LƯỢC PHÁP
SỐ 1905
MỘT QUYỂN
Đế sư Bí-sô Bạt-hợp-tư-ba đời Nguyên biên tập.
Kính lễ Đấng Nhất Thiết Trí.
Dạy bày luật tạng Tăng thượng giới học có ba thứ: Một là chưa được khiến được Nghi Phạm, hai là đã được luật nghi chẳng phạm hộ trì phương tiện, ba là nếu có phạm thì khiến tu bổ.
- Chưa được khiến được Nghi Phạm, có bốn: – Hay làm chướng luật nghi.
- Hay làm chướng an trụ luật nghi.
- Hay làm chướng tăng trưởng đức nghiệp.
- Hay làm chướng đoan nghiêm chúng.
Nếu không có bốn duyên trái này lại dùng chỗ vè hình tướng thân thể suy nghĩ nghi phạm. Nếu toàn đủ năm thứ thuận duyên thì mới được luật nghi, đây là nghĩa khác nhau, như trong Nghi Phạm nên biết.
- Đã được luật nghi chẳng phạm phương tiện hộ trì: Có năm thứ là:
a. Nương vào y chỉ sư mà hộ trì.
b. Dùng tưởng đối trị để hộ trì.
c. Biết rõ tướng nên bỏ trái với hộ trì.
d. Tự tịnh giới luật nghi của mình mà hộ trì.
e. Y duyên An lạc trụ mà hộ trì.
a) Nương vào y chỉ sư mà hộ trì.
Là nếu người thọ giới Cận Viên đã đủ mười năm, trong hai mươi mốt thứ năm công đức đã đủ mười lăm pháp, hiểu luật Tỳ-kheo cầu làm Y chỉ sư, việc nên làm và chẳng nên làm, tất cả sự nghiệp đều phải hỏi thầy. Như thầy chỉ dạy thì y theo đó mà làm từ thọ Cận Viên đủ mười năm và ba thứ đức nghiệp đã đầy đủ thì phải nương vị thầy ấy.
b) Dùng tưởng đối trị mà hộ trì:
Ở trong mọi lúc niệm biết chẳng buông lung, đủ ba pháp này, trừ tất cả pháp trái nhau, thành tựu tất cả pháp lành.
c. Hiểu rõ nên bỏ trái nhau mà hộ trì:
1. Tập họp chung thành năm thiên: hai trăm năm mươi ba trong pháp nên buông bỏ mà đủ giới thanh tịnh hoặc đủ giới nên tu bổ có tâm có niệm. Lại không duyên đầu, chẳng buông bỏ học xứ, chẳng phạm học xứ thiên thứ nhất Ba-la-di, là Bí-sô đối với ba đường tùy một đường làm hạnh bất tịnh thi phạm tội Ba-la-di thứ nhất, nếu trộm vật người khác không phải của mình thì phạm tội Ba-la-di thứ hai, trừ thân mình, người và thân người mà giết hại mạng sống thì phạm tội Ba-la-di thứ ba. Nói dối chứng pháp hơn người thì phạm tội Ba-la-di thứ tư. Bốn tội Ba-la-di này đều có thể đoạn dứt chánh giới căn bản (đoạn dứt gốc rễ chánh giới). Nói thiên thứ một đã xong.
2. Thiên thứ hai, mười ba Tăng-già Bà-thi-sa:
Nếu cố ý xuất tinh. Nếu có tâm nhiễm mà đụng chạm thân người nữ, hoặc nói chuyện dâm dục thô ác với người nữ, hoặc ở trước người nữ mà khen ngợi thân mình, hoặc làm mai môi cho người thành vợ chồng. Nếu ba chỗ chẳng kham, từ người khác mà xin đất để tạo phòng nhà. Nếu chỗ chẳng kham mà lập Tăng-già-lam, hoặc không căn cứ mà hủy báng Bí-sô phạm pháp Ba-la-di, hoặc phá hòa hợp tăng, hoặc giúp phá hòa họp tăng, hoặc do làm nhỏ nhà người bị tăng tẫn xuất mà chê bai tăng. Nếu trong tự giới có tỳ-kheo khác vì tâm thương xót muốn cho khuyên nói các Tănggià do tất cả giới pháp của ta, chớ luận nói ta mà chống trái. Mười ba pháp này từ Tăng-già mà tu bổ lại, nên gọi là Tănggià Bà-thi-sa.
3. Thiên Ba-dật-đề-ca: Có hai thứ, nếu y chưa từng gia trì mà chứa quá mười đêm, hoặc ba y đã gia trì mà lìa y quá một đêm, hoặc ba y vật chẳng đủ lại mong người khác đủ mà chứa quá mười ba đêm, hoặc nhờ ni chẳng phải bà con giặt y, hoặc từ tỳ-kheo-ni lấy y, hoặc đã có ba y mà còn xin quá phần, hoặc người khác muốn cho vật mà chưa cho lại đòi. Nếu người khác đều muốn cho vật mà chưa cho lại đòi, hoặc đã gởi đến mà chẳng thể làm y vật. Nếu đòi quá ba lời hoặc quá ba lần làm thinh mà đòi. Mười thứ đầu đã xong.
– Mười thứ biến khắp thứ hai:
Nếu tơ tằm, vải bông làm tọa cụ mới, hoặc toàn lông dê đen làm toạ cụ mới, nếu dùng lông dê đen và trắng làm tọa cụ mới, hoặc chưa đủ sáu năm mà làm tọa cụ mới hoặc làm tọa cụ mới mà không dùng cái cũ, rộng hơn của Phật một gang tay dùng tọa cụ nhiều lớp, hoặc không có người mà cầm lông dê, tự cầm lông dê, đi quá ba do-tuần, có người cần mà tự cầm đi quá một dặm, hoặc khiến Tỳ-kheo-ni không phải bà con tay cầm lông dê. Nếu tự chứa châu báu để ngắm nhìn hoặc bảo người khác ngắm nhìn, hoặc dùng tiền của xuất nhập để cầu lợi, hoặc mua bán v.v… là mười thứ biến khắp thứ hai.
- Mười thứ biến khắp thứ ba:
Nếu bát không gia trì mà chứa quá mười đêm, hoặc có nhiều bát lại tìm bát khác, hoặc khiến người diệt không bà con đệt thành y rồi mà không trả tiền công, hoặc người khác vì mình khiến người dệt thành y, mà vì lợi mình lại bảo dệt cho dài. Nếu mượn dùng y bát của Tỳ-kheo khác rồi đoạt luôn, hoặc trong mùa hạ an cư vì được lợi dưỡng mà an cư để lấy, hoặc trong an cư vì được lợi dưỡng mà an cư rồi tự tứ mà lợi dưỡng ấy chẳng chia. Nếu Bí-sô ở A-lan-nhã, mà trong xóm làng để y quá sáu đêm mà không đến chỗ để y, hoặc tự ở A-lan-nhã. Nếu y tắm mưa mà cầu trước an cư một tháng, hoặc chứa sau an cư quá nửa tháng, hoặc muốn cho chúng tăng hoặc muốn cho tăng mà lại lấy làm của mình. Nếu kham lấy bỏ bốn thứ thuốc đều chứa quá hạn. Đây là mười thứ biến khắp thứ ba, ba mươi ni-tát-kỳ-ba-dật-đề đã xong.
- Mười thứ Ba-dật-đề-ca biến khắp, mười thứ biến khắp đầu:
Nếu Bí-sô cố ý nói dối, hoặc nói lỗi Bí-sô khác, hoặc nói hai lưỡi khiến hai Bí-sô xa lìa nhau, hoặc có tranh cãi với Bí-sô sau hòa hợp rồi lại khởi lên tranh cãi nữa. Nếu nói pháp cho vợ người khác không có người nam, hoặc cùng người chưa thọ giới Cận Viên mà đọc tụng chỉ bày pháp. Nếu biết Bí-sô khác có phạm pháp đọa lạc, hoặc tăng tàn, tùy mối mà đem nói với người tái giá, hoặc nói mình thật được pháp của bậc Thượng nhân với người chưa được Cận Viên hoặc chưa chứng Thánh đế. Nếu chúng Tăng chấp sự và Bí-sô không có lỗi mà chê bai? Nói đem vật của tăng cho người quen biết, hoặc nếu ngày Bồ-tát mà tụng giới vụn vặt, khinh chê mà nói đâu cần phải đọc những giới như vụn vặt thế khiến Bí-sô khác nghe được. Mười thứ biến khắp đều đã xong.
– Mười thứ biến khắp thứ hai:
Nếu phá bỏ hạt giống của cỏ cây tươi, hoặc ganh ghét chê bai Tănggià chấp sự Bí-sô, hoặc người đồng học dạy nói lợi ích mà chống cự lại, hoặc đem tọa cụ tăng mà dùng tâm buông lung để ở chỗ trống, hoặc ở trong phòng Tăng trải cỡ hoặc dùng lá rồi mà chẳng quét dọn. Nếu trong Tăng-già-lam mà khiến Bí-sô đi ra (đuổi đi), hoặc Bí-sô đến ở sau mà chê chưởi Bí-sô ở trước, hoặc chỗ ở tăng chẳng bền chắc ở trong phòng trên gác mà ngồi nằm giường lỏng chân. Nếu vì người khác khiến dùng nước có trúng. Nếu tường rào chùa Tăng-già-lam mà xây quá lượng.
- Mười thứ cùng khắp thứ ba:
Nếu Tăng chẳng sai mà tự ý đến răn dạy Bí-sô-ni, hoặc dạy răn Bísô-ni đến chiều tối, hoặc thật không có niệm này mà chê bai người, vì ăn uống nhỏ mà răn dạy Bí-sô ni cắt may y, hoặc Bí-sô và Bí-sô-ni làm bạn đi đường, hoặc Bí-sô cùng Bí-sô-ni cùng ngồi chung thuyền, hoặc Bí-sô và người nữ ngồi chỗ vắng, hoặc Bí-sô và người nữ đứng chỗ vắng, hoặc nhân Bí-sô-ni khen ngợi mà nhận cơm của người tại gia.
- Mười thứ cùng khắp thứ tư:
Hoặc trong một buổi ăn không có lợi dường nên nhân ăn lại, hoặc ở chỗ của ngoại đạo qua một đêm và nhận ăn lại nữa. Nếu Bí-sô khất thực từ nhà tai gia ăn hơn hai ba bát, hoặc Bí-sô ăn đủ rồi lại khiến ăn nữa, hoặc Bí-sô lìa chỗ chúng tăng thường ăn đều không có mình ăn lại cùng ba Bísô ăn riêng, hoặc từ mặt trời lặn đến sáng mà ăn là ăn phi thời, nếu ăn hoặc mình hoặc người thức ăn của Bí-sô để dành, nếu ăn thức ăn chẳng trao chẳng nhận, hoặc đòi thí chủ thức ăn ngon mới ăn.
- Mười thứ cùng khắp thứ năm:
Hoặc vì mình mà dùng nước có trùng, hoặc khi người tại gia làm việc bất tịnh mà cùng ngồi trong phòng ấy, hoặc cùng ăn với ngoại đạo khỏa thân. Nếu xem quân nghiêm chỉnh muốn đánh nhau, hoặc hỗn loạn bày ra định quân trận, hoặc đánh Bí-sô, hoặc chỉ tay hướng về Bísô, hoặc biết Bí-sô khác có tội thô ác mà che giấu.
- Mười thứ cùng khắp thứ sáu:
Nếu thí chủ muốn cho Bí-sô ăn để lấy oán mà đáp trả, ngăn không cho cùng ngày ấy tuyệt thực, hoặc đụng chạm lửa, hoặc nhân Bí-sô làm Yết-ma cùng người khác muốn rồi sau lại hối. Nếu Bí-sô cùng người chưa Cận Viên ở gần trong một tầm đất trong một đêm hoặc quá một đêm, hoặc nói chuyện dâm dục là chẳng bị chướng ngại là chấp sự ác kiến, hoặc tăng khuyên can chẳng bỏ, hoặc cùng chúng tăng sai khiến Tỳ-kheo làm bạn, hoặc biết Sa-di bị đuổi mà thâu nhận làm bà con giúp ích cùng ở chung, hoặc thọ y dụng và tọa cụ trắng chưa nhuộm, hoặc báu đẹp thuộc người khác mà mình chạm, bảo người chạm. Nếu từ mùng 1 tháng đến 1 tháng 6, trừ hai nửa tháng này, ngoài ra trong thời gian ấy nếu chưa đến nửa tháng mà tắm giặt.
- Mười thứ cùng khắp thứ bảy:
Nếu cố ý giết súc sinh, hoặc nói Bí-sô ông không phải là Bí-sô khiến cho buồn rầu không vui, hoặc dùng ngón tay mà thọt lét Bí-sô, hoặc đùa giỡn trong nước, hoặc chỉ riêng mình ở trong nhà người nữ, một nhà cùng ngũ đến sáng, hoặc Bí-sô chỉ một nhân làm cho Bí-sô sợ hãi, hoặc giấu y Bí-sô, hoặc Bí-sô không lý do có tội tăng tàn, hoặc dùng một nhân nhỏ mà chê bai là phạm tội tăng tàn, hoặc cùng ở nhà người nữ, lại không có người nam cùng đi đường.
- Mười thứ cùng khắp thứ tám:
Nếu cùng kẻ trộm cướp trốn thế mua bán cùng đi đường, hoặc biết tuổi chưa đủ hai mươi mà cho thọ giới Cận Viên, hoặc trong đất cứng chắc mà đào đất, hoặc nhận người tại gia thỉnh ở quá tháng. Nếu chẳng y luật Tăng-già mà lại chê bai, bảo Bí-sô rằng: Ông ngu si chẳng biết gì, nếu có cùng đấu tranh Bí-sô muốn cho đấu tranh đến đó nghe nói. Nếu từ chỗ Tăng làm Yết-ma chẳng hỏi mà một Bí-sô từ đúng dậy khỏi chỗ ngồi đi xa mà nghe tiếng đất, hoặc chỗ Tăng-già đáng kính tín như chỗ Tăng chấp sự v.v… mà không kính tín không thuận theo, hoặc uống các thứ rượu, hoặc chẳng hỏi Bí-sô mà chiều tối vào xóm làng.
- Mười thứ cùng khắp thứ chín:
Nếu Bí-sô nhận thức ăn của người mời mà đi trước giờ ngọ đến ba nhà khác, hoặc đến gần chiều tối, trừ chỗ Tăng nhóm họp, mà vào bốn nhà khác, hoặc mặt trời lặn rồi, ráng đỏ đã mất, đến sáng mặt trời chưa mọc vào nội cung vua quán đảnh, hoặc nội cung của hậu phi, hoặc ngày Bồ-tát khi tụng kinh Biệt Giải Thoát, đối với giới vụn vặt mà nói nay ta mới biết đó là giới vụn vặt, chỗ đáng học mà khinh trách, hoặc đúng là ngà voi mà làm ống đựng kim, hoặc nếu ngồi nằm giường quá lượng, hoặc đem ngọa cụ Tăng mà dùng bông cây thấm dơ, hoặc làm tọa cụ quá lượng này, hoặc làm y che ghẻ dài sáu khủyu tay, rộng ba khuỷu tay quá lượng này, hoặc làm y đồng lượng y của Phật, hoặc bảo người khác làm thì phạm ba-dậtđể-ca. Lượng y của Như Lai dài mười lăm khuỷu tay rộng chín khuỷu tay.
Gồm chung chín lần mười thứ cùng khắp, có chín mươi Ba-dật-để-ca
4. Bốn thứ Ba-la-để-đề-xá-ni:
Nếu ở trong xóm làng, hoặc ngoài xóm làng, hoặc ở giừa đường, hoặc ở gần đường, từ Bí-sô-ni mà nhận thức ăn uống, hoặc trong nhà người tại gia có Bí-sô-ni, theo thứ lớp trao thức ăn không dứt mà ăn, hoặc chúng tăng chế trong nhà người tại gia mà lại lấy ăn, hoặc được sai coi giữ, sợ đường khó đi mà không chịu trông giữ lại ngồi ăn.
5. Một trăm mười hai điều đáng phải học:
Mặc y An-đà hội ngay ngắn không quá cao quá thấp, gác y không giống vòi voi, không giống là Đa-la, không giống hình cốc đoạn, không giống đầu rắn. Mặc y ngay ngắn không quá cao, quá thấp. Khi đi khất thực khéo giữ gìn thân ngữ. Mặc pháp y ngay ngắn, đi không gây tiếng động, đi không nhìn lung tung, đi phải nhìn mặt đất cách một tầm. Nếu vào xóm làng thì chẳng dùng y che đầu mà đi, không được vắt trái y mà đi, không được máng y trên vai mà đi, chẳng được tréo hai tay ôm cổ mà đi, chẳng được hai tay ôm đầu mà đi, chẳng được vừa đi vừa nhảy, chẳng được dò chân mà đi. Chẳng được ngồi chồm hổm, chẳng được lắc đầu mà đi, chẳng được chống nạnh mà đi, chẳng được (nắm tay nhau) mà đi. Nếu chẳng thỉnh thì chẳng được đến nhà người tại gia trải tọa cụ ngồi. Chẳng khéo quan sát thì chẳng nên ngồi. Chẳng được buông mình mà ngồi. Chẳng được ngồi tréo chân, chẳng được ngồi tréo đùi, chẳng được ngồi bẹt đùi (chàng hảng), chẳng được ngồi trong ngoài mắt cá chân. Khi ngồi trên giường chẳng được co chân trên giường, chẳng được ngồi tréo chân (xoạc chân), phải chánh ý mà ăn, chẳng được ăn đầy bát. Đi chưa đến chẳng được giơ bát ra để được dùng nhiều thức ăn. Nếu khi ăn chẳng được để bát trên thưc ăn, phải chánh ý mà ăn. Chẳng được làm việc cực nhỏ mà ăn. Chẳng được vò viên cực lớn mà ăn, phải vo viên vừa mà ăn. Nếu thức ăn chưa đến chẳng được há miệng lớn mà đợi ăn. Chẳng được ngậm cơm mà nói chuyện. Chẳng được nhăn mày mà ăn, chẳng được dù thổi dù ăn. Chẳng được hà hơi mà ăn. Chẳng được lấy ăn từng hạt. Khi ăn chẳng hét cười, khi ăn chẳng được đôn má nhai ăn, chẳng được đạn lưỡi mà ăn, chẳng được cắn phân nữa mà ăn, chẳng được liếm tay, chẳng được đập tay, chẳng được nạo bát liếm lưỡi. Chẳng được bới thức ăn trong bát lên, chẳng được tán cơm thành hình tháp, chẳng nên phá nát mà ăn. Chẳng được khinh cười bát của Bí-sô ngồi gần. Chẳng được tay dơ cầm bình nước sạch, chẳng được lọc nước uống gần chỗ ngồi của Bí-sô. Chẳng hỏi chủ phòng có cơm nước hay không, chẳng được bỏ thức ăn thừa trong nhà người tại gia, chẳng được để trong bát. Nếu trên đất không có thế chẳng nên để bát bên khe nước. Chẳng được để bát chỗ nguy hiểm. Chẳng được để bát trên chỗ cao vót, chẳng được đứng rửa bát bên khe, chẳng được rửa bát chỗ nguy hiểm, chẳng được rửa bát trên chỗ cao vót (vách núi cao), chẳng được rửa bát ở chỗ nước chảy xiết, chẳng được dùng bát múc nước uống, phải nên học; Người ngồi mình đứng chẳng nên nói pháp cho họ nghe. Người nằm mình ngồi chẳng nên nói pháp cho họ nghe. Người ở trên cao mình ngồi dưới thấp, chẳng nên nói pháp cho họ nghe. Người đi trước mình đi sau chẳng nên nói pháp, người đang đi đường mình không phải đi đường thì không nên nói pháp. Chẳng nên nói pháp cho người che đầu nghe, chẳng nên nói pháp cho người lật trái y nghe. Chẳng nên nói pháp cho người máng y trên vai nghe. Chẳng nên nói pháp cho người trèo hai tay ôm cổ nghe. Chẳng nên nói pháp cho người hai tay ôm gáy nghe. Chẳng nên nói pháp cho người lấy tóc làm búi tóc trên đầu nghe. Chẳng nên nói pháp cho người quấn khăn nghe. Chẳng nên nói pháp cho người đội mũ nghe. Chẳng nên nói pháp cho người đội tràng hoa nghe. Chẳng nên nói pháp cho người cởi voi nghe. Chẳng nên nói pháp cho người cởi ngựa nghe. Chẳng nên nói pháp cho người ngồi xe nghe. Chẳng nên nói pháp cho người ngồi trên các vật nghe. Chẳng nói pháp nên cho người mang giày ống nghe. Chẳng nên nói pháp cho người cầm gậy nghe. Chẳng nên nói pháp cho người cầm dao nghe. Chẳng nên nói pháp cho người cầm lọng nghe. Chẳng nên nói pháp cho người cầm kiếm nghe. Chẳng nên nói pháp cho người cầm binh khí nghe. Chẳng nên nói pháp cho người mặt áo giáp nghe. Chẳng được đứng đại tiểu tiện. Chẳng được đại tiểu tiện và khạc nhỏ ói mữa trong nước. Chẳng được trên cỏ xanh mà đại tiểu tiện và khạc nhổ, ói mữa. Từ nói pháp làm đầu ba mươi mốt điều đáng đáng học này trừ Bí-sô bị bệnh thì không phạm. Trừ nạn duyên, chẳng được leo lên cây cao quá đầu người, phải nên học một trăm mười hai thứ phải nên học là Đột-cát-la đã xong.
Từ trên bốn Ba-la-di, mười ba tăng-già bà-thi-sa, ba mươi ni tátKỳba-la-dật-để-ca, bốn ba-la-mật-để-ca, cộng thành một trăm hai mươi badật-để-ca. bốn Ba-la-để đề xá ni, một trăm mười hai điều phải nên học. Cộng chung là hai trăm năm mươi ba luật nghi, Bí-sô thọ Cận Viên nên tinh tấn giữ gìn. Đây là điều rõ biết thứ ba, phải bỏ trái nhau mà hộ trì.
d. Tịnh tự giới luật hộ trì:
Vì tinh giới của mình nên làm pháp Bồ-tát, lại vì diệt trừ tai nạn xấu cho thân mạng mình và người mà kiết hạ an cư ba tháng. An cư xong thì làm pháp tự tứ. Ba thứ này là tịnh tự giới luật hộ trì thứ tư. Nghĩa này rất sai khác, phải xem các luật khác.
e. Nương duyên an lạc trụ mà hộ trì:
Áo quần, ăn uống, chỗ ở, thuốc thang, trong bốn thứ này xa lìa hai thứ vui khổ, phải ở mức giữa chừng (trung bình). Đây là nương duyên an lạc trụ mà hộ trì thứ năm. Đây có nghĩa khác nhau, các thứ khác nói lược trong văn Yết-ma Nghi Phạm, hoặc nói rộng trong Tỳ-nại-da, nên xem. Nếu có phạm thì nên tu bổ:
Muốn trừ tội che giấu thì phải phát bồ, muốn trừ phạm tội thì phải sám hối. Thân miệng chưa làm thì ý đã có tội nghiệp vi tế rồi, vậy phải nên ngăn ngừa, vì muốn Yết-ma chẳng làm chướng nạn, thì phải giữ gìn, không để cho phạm lại nữa thì phải trị phạt, đây là thứ ba. Nếu có phạm thì lại phải tu bổ. Đồng nghĩa rộng khác nhau trong một trăm pháp Yếtma. Nếu khi làm pháp tu bổ thọ giới hộ trì này thì phải cẩn thận giữ gìn các điều ác, chẳng để cho tổn hại tất cả hữu tình. Nguyện được quả Niếtbàn phải nên hộ trì.
CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ BÍ-SÔ TẬP HỌC
LƯỢC PHÁP
Kính cẩn, đầu tiên lược bản này ở đời Nguyên, trí sáng ngày càng mới, tánh từ vốn trời cho. Lúc rảnh rang muôn cơ Thích giáo luôn noi theo. Ấy là Đế sư trí tuệ đầy đủ, tiếng đồn khắp mười phương, giáo lý rỗng suốt, oai đức khắp hợp với vạn vựng, hay dẫn ba tụ Tát-đỏa tắt đến ba thứ Bồ-đề. Lại lập Cận Viên khiến chánh mãn giác. Đế sư đức thạnh, tâm miệng chẳng cùng, đã đủ các thứ Thánh năng mà khiến cho đèn pháp truyền trao. Có Tam tạng Bí-sô Pháp Cứu, vâng theo Thánh chủ mà xuất luân, được Đế sư huy trần, tập thành lược bản rộng lớn lưu thông, khiến người nước Hàm-y-la hiểu ba thứ tiếng thông suốt Pháp biện và từ biện, Quan Hàn Lâm vâng chỉ vua là Đàn Yểm Tôn dịch thành chữ nghĩa Úy
Ngột Nhi. Dạy trao các lộ thích giáo Đô Tổng Thống là Hợp Đài Rị Đô thông dịch thành tiếng Hán. Niên hiệu Chí Nguyên năm thứ tám, ngày mồng tết Thượng Nguyên.