Cảm Nhận Tác Động Của Mối Liên Hệ Hổ Tương

Nếu quan điềm sai lầm rằng con người và sự vật tồn tại một cách độc lập là nguyên nhân của tất cả những quan điểm và cảm xúc ẩn tàng chướng ngại, thế thì một trong những ý nghĩa chính yếu của việc vượt thắng nhận thức sai lầm là phản chiếu trên sự kiện rằng tất cả những hiện tượng sinh khởi một cách lệ thuộc. Như Long Thọ Đại Sĩ nói trong Tràng Hoa Quý Báu:

Khi có dài, thì phải có ngắn.

Chúng không hiện hữu qua bản chất tự nhiên của chúng.

Vì điều tương đối này nên tại sao người Phật tử nói rằng tất cả mọi hiện tượng là duyên khởi chứ không là những sự phát sinh độc lập.

Qua sự phản chiếu trên duyên khởi, quý vị sẽ đánh mất lòng tin rằng mọi vật tồn tại trong chính chúng và của chính chúng. Long Thọ nói:

Sự thấu hiểu qua tồn tại tự tính là nguyên nhân

của tất cả những quan điểm không lành mạnh.

Những cảm xúc phiền não không thể sản sinh mà không có lỗi lầm này

Do thế, khi tính không được thấu hiểu hoàn hảo,

những quan điểm không lành mạnh và cảm xúc phiền não

được tịnh hóa hoàn toàn.

Qua điều gì mà tính không được thông hiểu?

Nó được hiểu qua việc thấy duyên khởi,

Đức Phật là đấng toàn tri về thực tại, nói

Điều gì được sản sinh một cách lệ thuộc thì không phát sinh một cách cố hữu (không phát sinh do tự tính).

Môn đệ của Long Thọ là Thánh Thiên nói rằng sự thấu hiểu duyên khởi là cần yếu cho việc vượt thắng si mê:

Những cảm xúc phiền não được vượt thắng

Qua việc chiến thắng si mê

Khi duyên khởi được thấy

Si mê không phát sinh.

Duyên khởi liên hệ đến sự kiện rằng tất cả những hiện tượng vô thường – cho dù vật lý, tinh thần, hay nếu không thì – hình thành sự tồn tai lệ thuộc trên những nhân duyên nào đấy. Bất cứ điều gì sinh khởi lệ thuộc trên nhân duyên nào đấy thì không hoạt động một cách riêng biệt dưới năng lực của chính nó.

Thiền quán phản chiếu

  1. Đem đến tâm thức một hiện tượng vô thường như một cái nhà.
  2. Lưu tâm việc hình thành của nó trên việc tùy thuộc trên những nguyên nhân đặc thù: cây gỗ, thợ mộc, v.v…
  3. Hãy xem sự lệ thuộc này có mâu thuẩn với hiện tướng của ngôi nhà giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó không.

DUYÊN KHỞI VÀ THỰC TẠI

Giáo thuyết duyên khởi có thể áp dụng khắp mọi lĩnh vực. Một lợi ích của việc áp dụng giáo thuyết này là cái nhìn một hoàn cảnh cách này cho chúng ta một bức tranh tổng thể hơn, vì bất cứ hoàn cảnh là gì – tốt hay xấu – nó tùy thuộc vào nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Một sự kiện không ở dưới năng lực của chính nó mà lệ thuộc trên nhiều nguyên nhân và điều kiện hiện diện cũng như nhiều nhân duyên của quá khứ. Bằng như khác đi, nó không thể đi đến việc hiện hữu.

Khi quý vị suy nghĩ từ quan điểm này, quý vị có thể thấy nhiều hơn về bức tranh tổng thể, và từ nhận thức rộng rãi hơn này, quý vị có thể thấy thực tại của hoàn cảnh, sự liên hệ hổ tương của nó. Với sự hổ trợ của cái nhìn liên đới này, hành động mà chúng ta thể hiện sẽ thực tế. Thí dụ chính trị quốc tế chẳng hạn, không có một cái nhìn như thế, một vị lĩnh đạo có thể thấy vấn đề như được tạo nên bởi một con người đơn độc, mà người ấy rồi thì trở thành một mục tiêu dễ dàng. Nhưng điều ấy không thực tế; vấn đề rộng lớn hơn nhiều. Bạo động sản sinh một chuỗi phản ứng. Không có một nhận thức sâu rộng hơn, ngay cả nếu động cơ là chân thành, bất cứ cố gắng nào để quán xuyến tình hình sẽ trở thành không thực tế. Những hành động thực hiện sẽ không được đặt nền móng một cách vững vàng, bởi vì vắng bóng của một bức tranh tổng thể, của sự hiểu biết mạng lưới của nguyên nhân và điều kiện liên hệ.

Trong lĩnh vực y khoa cũng thế, sẽ không đầy đủ nếu chỉ tập trung trên một nét đặc biệt nào đó. Toàn bộ thân thể cần được quan tâm đến. Trong y khoa Tây Tạng, sự tiếp cận chẩn đoán liên hệ tổng thể hơn, đưa vào sự nghiên cứu những hệ thống tác động với nhau. Tương tự như thế, trong kinh tế, nếu quý vị chỉ theo đuổi một lợi ích, quý vị cuối cùng sẽ đi đến phá sản. Hãy nhìn vào sự khủng hoảng gia tăng ở nhiều quốc gia. Bằng vào việc lưu tâm tất cả vào quảng cáo thương mãi, thì hành động là trung tính đạo đức (phớt lờ đạo đức), chúng ta nhắm mắt để khai thác, bóc lột. Khi, như người ta nói ở Trung Hoa, “Chẳng có gì khác nhau cho dù con mèo là trắng hay đen,” kết quả là hằng hà sa số mèo đen – người đạo đức phá sản – và đang tạo nên vô số vấn đề!

Thất bại với cái nhìn vào bức tranh tổng thể có nghĩa là hiện thực bị đánh mất. Thái độ chỉ tiền bạc thôi là đầy đủ đưa đến những hậu quả không biết trước được. Tiền bạc là cần thiết một cách chắc chắn; thí dụ, nếu quý vị nghĩ rằng chỉ cần những khóa thiền tập tôn giáo là đủ rồi, thì quý vị sẽ không có gì để mà ăn. Nhiều nhân tố cần phải được quan tâm đến. Với một sự tỉnh thức về một bức tranh trọn vẹn hơn, quan điểm của quý vị trở nên hợp lý hơn, và hành động của quý vị trở nên thực tiển hơn, và trong cách này những kết quả có triển vọng có thể đạt đến được.

Trở ngại đứng đầu của những cảm xúc phiền não là chúng làm lu mờ thực tại. Như Long Thọ nói:

Khi những cảm xúc phiền não và những hoạt động của chúng chấm dứt,

thì có sự giải thoát.

Những cảm xúc phiền não sinh khởi từ những nhận thức sai lầm. Những nhận thức sai lầm ở đây là những mô thức phóng đại của tư tưởng không phù hợp với những thực tế. Ngay cả nếu một đối tượng – một sự kiện, một con người, hay bất cư một hiện tượng nào khác – có một khía cạnh thuận lợi nhỏ, một khi đối tượng được thấy một cách sai lầm như sự tồn tại hoàn toàn từ chính phía nó, chân chính và đúng thực, sự phóng chiếu tinh thần phóng đại tính chất của nó vượt xa những gì nó thật sự là, đưa đến kết quả trong tham dục. Việc xãy ra cũng giống với sân hận và thù ghét; lần này, một nhân tố tiêu cực bị phóng đại, làm cho đối tượng dường như là một trăm phần trăm tiêu cực, kết quả là chìm sâu trong bối rối. Mới gần đây, một nhà tâm lý trị liệu nói với tôi rằng khi chúng ta phát sinh sân hận, chín mươi phần trăm sự xấu xa của đối tượng về niềm giận dữ là qua sự phóng đại của chúng ta. Điều này rất phù hợp với ý kiến của Đạo Phật về vấn đề những cảm xúc phiền não sinh khởi như thế nào.

Tại thời điểm khi sân hận và tham dục được phát sinh, thực tại không được thấy; đúng hơn, là một sự phóng chiếu tinh thần giả tạo cực kỳ tệ hại hay cực kỳ tốt đẹp được thấy, gợi lên những hành động sai trái và không thực tế. Toàn bộ điều này có thể được tránh bằng việc thấy bức tranh toàn bộ được mở ra do việc chú ý đến tính duyên khởi của những hiện tượng, mối quan hệ của những nguyên nhân và điều kiện mà từ đấy chúng sinh khởi và từ đấy chúng tồn tại.

Nhìn vào bằng cách này, những bất lợi của cảm xúc phiền não là rõ ràng. Nếu quý vị muốn có thể nhận thức hoàn cảnh thực sự, quý vị phải tự nguyện từ bỏ sự cam chịu đối những cảm xúc phiền não, vì trong mỗi một lĩnh vực, chúng làm lu mờ sự nhận thức về những sự kiện. Thí dụ, bị thấy từ nhận thức của tham dục hay sân hận, sự kiện luôn luôn bị lu mờ.

Từ ái và bi mẫn cũng liên hệ những cảm giác mạnh mà có thể làm quý vị khóc với thấu cảm, nhưng chúng không bi xui khiến với phóng đại mà do nhận thức vững chắc về cảnh ngộ của chúng sinh, và sự thích đáng của việc chúng sinh quan tâm cho vấn đề cát tường của họ. Những cảm giác này dựa trên tuệ giác nhìn sâu vào trong việc chúng sinh khổ đau như thế nào trong vòng lẫn quẩn của tái sinh gọi là “luân hồi”, và chiều sâu của những cảm giác này được thúc đẩy qua tuệ giác nhìn sâu vào trong tính vô thường và tính không , như chúng ta sẽ thảo luận ở chương 22 và 23. Mặc dù tình thương và lòng trắc ẩn có thể bị tác động bởi những cảm xúc phiền não, nhưng tình thương và lòng trắc ẩn chân thật (tức là từ ái và bi mẫn) thì không bị thành kiến và không bi phóng đại, bởi vì chúng được hình thành trên nhận thức đúng đắn trong mối quan hệ của chúng ta với người khác. Quan điểm duyên khởi là lợi lạc cao sâu nhất trong việc làm cho quý vị biết đánh giá đúng bức tranh rộng rãi hơn một cách xác thật.

SỰ LỆ THUỘC TRÊN NHỮNG BỘ PHẬN

Duyên khởi cũng liên hệ đến sự kiện rằng tất cả những hiện tượng – vô thường hay thường – tồn tại trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của chính nó. Mỗi vật đều có những bộ phận. Thí dụ, một cái bình tồn tại trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó, cho dù chúng ta lưu tâm đến những bộ phận thô, như cái nắp đậy, cái tay cầm, hay khai triển ra những phần vi tế, như những phân tử của nó. Không có những bộ phận thiết yếu của nó, một cách đơn giả cái bình không thể là cái bình; nó không thể tồn tại trong cách cụ thể, độc lập mà nó dường như thế.

Còn về những hạt nguyên tử là những thành phần xây dựng nên những đối tượng lớn hơn thì sao? Chúng có thể không có thành phần chứ? Điều này cũng không thể, vì nếu một hạt bụi trần không có phạm vi không gian, thì nó không thể phối hợp với những hạt bụi trần khác để hình thành một đối tượng lớn hơn. Những nhà vật lý lượng tử tin rằng ngay cả những phần tử nhỏ nhất cũng có thể chẻ ra thành những phần tử nhỏ hơn nếu chúng ta có thể tạo ra những dụng cụ có đủ khả năng để làm như thế, nhưng ngay cả nếu người ta tìm thấy một thực thể vật lý không thể chia chẻ, nó sẽ vẫn có phạm vi không gian và những phần tử như vậy, bằng khác đi nó không thể phối hợp với những phần tử khác để hình thành bất cứ vật gì khác lớn hơn.

Thiền Tập Quán Chiếu

  1. Đem đến tâm thức một hiện tượng vô thường, chẳng hạn như một quyển sách.
  2. Quán sát sự hình thành sự biểu hiện của nó trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – những trang sách và bìa sách.
  3. Hãy xem sự lệ thuộc của nó trên những thành phần của nó có mâu thuẩn với sự biểu hiện của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó không.

THẨM TRA Ý THỨC

Ý thức liên hệ trong việc nhìn một cái lọ màu xanh dương là không có những bộ phận hiện hữu trong không gian, vì nó không phải là vật chất [trong cái thấy của con mắt hay nhãn thức], mà nó tồn tại như một sự liên tục của những thời khắc [của hình ảnh trong phim]. Ý thức nhìn vào cái lọ xanh có những thời khắc trước và sau đó trong sự tương tục của nó, và đây là những phần tử của dòng suối ý thức – không kể là nó ngắn như thế nào.

Rồi thì hãy lưu tâm thời khắc ngắn nhất trong một sự tương tục. Nếu ngay cả thời khắc ngắn nhất không có một sự bắt đầu, đoạn giữa, và kết thúc, nó đã không thể phối hợp với những thời khắc ngắn khác để trở thành một sự tương tục; nó sẽ gần như bằng với thời khắc trước và đến thời khắc sau, trong trường hợp ấy sẽ hoàn toàn không có sự tương tục.

Như Long Thọ nói:

Giống như một thời khắc có sự kết thúc, vì thế nó phải có

Sự bắt đầu và đoạn giữa.

Cũng thế sự bắt đầu, đoạn giữa, và kết thúc

Được phân tích như một thời khắc

Thiền tập quán chiếu

  1. Lưu tâm ý thức chú ý đến một cái lọ xanh dương.
  2. Quán chiếu trên việc nó hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – một vài thời khắc đã cấu thành sự tương tục của nó.
  3. Hãy thấy sự lệ thuộc của nó trên những phần của nó có mâu thuẩn với hiện tướng của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.

THẨM TRA KHÔNG GIAN

Ngay cả không gian cũng có những bộ phận, chẳng hạn như khoảng không phối hợp với những phương hướng đặc thù, chẳng hạn như không gian của phương Đông và không gian của phương Tây, của những đối tượng đặc thù.

Thiền tập quán chiếu

  1. Lưu tâm không gian chung chung.
  2. Quán chiếu trên sự hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó – Đông, Tây, Nam, và Bắc.
  3. Hãy xem sự lệ thuộc trên những bộ phận của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như sự tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.

Cũng thế:

  1. Lưu tâm đến không gian của một cái tách.
  2. Quán chiếu trên sự hình thành sự hiện hữu trong sự lệ thuộc trên những phần tử của nó – phẩn nửa trên và phần nửa dưới của cái tách.
  3. Hãy xem sự lệ thuộc trên những phần tư của nó có mâu thuẩn với sự hiện diện của nó giống như nó tồn tại trong tự bản chất của nó hay không.

Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Bài liên hệ

Đặt Nền Tảng Để Tuệ Giác Sinh Trưởng

Khám phá cội nguồn của vấn đề

Thấu Hiểu Sự Thật Là Cần Thiết