BIA NÓI VỀ CĂN BẢN PHẬT PHÁP
SỐ 1954
MỘT QUYỂN
Đại Mạn-Noa-la A-Xà-Lê Tam tạng Trí Tuệ ở chùa Đại Hưng Thiện soạn.
Căn bản Phật học là Bạc-già-phạm-đại-Tỳ-lô-giá-na, là chỗ nương của Chư Phật.
Pháp căn bản là chân ngôn Đà-la-ni, là chỗ nương của các pháp.
Tất cả Thánh hiền viên mãn quả Như Lai, pháp giới mười phương, hải hội như bụi cát đều nương theo pháp thân mầu nhiệm Tỳ-lô-giá-na, hiện thân tự tha thọ dụng và thân biến hóa. Giáo lý được giảng nói đều tùy theo căn tánh, có ba tạng Đại Tiểu, mỗi thừa chứng giới, định, tuệ và pháp uẩn, xứ, giới, duyên, Thánh đế, thực… (năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới, mười hai nhân duyên, bốn Thánh đế) Nghĩa là Tố-đátlãm-tỉ-thích-già, Hán dịch là Khế kinh tạng. Vi-nại-da-tỉ-thích-già, Hán dịch là Điều phục tạng, A-tỳ-đạt-ma-tỷ-thích-già, Hán dịch là Đối Pháp tạng, tức là tạng khế kinh, luật, luận nên gọi là ba tạng.
Môn chân ngôn Đà-la-ni, một chữ đều nhiếp tất cả giáo lý hạnh quả của Tam tạng. Nếu hiểu một môn Đà-la-ni tức ba tạng Đà-la-ni Hán dịch tổng trì, là giữ tất cả các pháp ác không cho sinh, giữ tất cả pháp lành không để dứt, trừ dẹp tất cả pháp tạp nhiễm, chứng được pháp giới thanh tịnh…, truyền bá giáo pháp.
Nói Tổng tạng trì là đối với nghĩa một chữ, ngộ vô lượng trăm ngàn diệu nghĩa sâu xa, tu hành nói pháp nghịch thuận tự tại. Nói Tamma-địa tổng trì là do Đà-la-ni này, Tam-ma-địa hiện tiền ngộ vô lượng trăm ngàn môn Tam-ma-địa. Cho nên, Bồ-tát thường thị hiện thọ sinh trong sáu đường, không bị phiền não, tùy phiền não phá hỏng, chứng đại thần thông, thành tựu lợi lạc vô biên hữu tình.
Nói Văn tự tổng trì là do Đà-la-ni này, thành tựu trong một chữ, chỗ nghe, chỗ tụng vô lượng, kinh điển không bao giờ quên mất.
Nên biết, Đà-la-ni giữ gìn công đức Phật pháp của ba thân: Pháp tánh, pháp trụ, pháp giới; giũ gìn tất cả các pháp, các đức Như Lai ba đời đều y theo môn này mà thành Chánh giác. Nếu người thích tu hành, nên từ Du-già, a-xà-lê phát tâm vô thượng đại Bồ-đề, thọ giới Tam-mada, vào Đại-mạn-noa-la được quán đảnh, rồi mới truyền trao tu hành, nhận năm trí quán đảnh Đại Tỳ-lô-giá-na của tất cả Như Lai, nối tiếp địa vị A-xà-lê mói được truyền dạy.
Quán đảnh là nghĩa vâng mệnh nhận địa vị, nhận danh hiệu trí thể Kim cương của Phật, từ đây về sau, nhận được pháp không thể nghĩ bàn rộng lơn, sâu xa, vượt qua người nhị thừa, gọi là đại Kim cương tát-đỏa.
A-xà-lê là nối tiếp Phật, truyền pháp, hành việc Như Lai. Tu giới luật là Phật thân mật, trì chân ngôn là Phật ngữ mật, nương chánh trí là Phật tâm mật, thực hành độ môn ba mật cho hữu tình, thành quả vị ba thân vô thượng, chỉ dạy chỗ quay về.
Cúi đầu đảnh lễ Thế Tôn đại từ bi giảng nói pháp môn vô giáo, ấy là ứng khắp thân mọi loài, đại khái tám mươi bốn ngàn nhiếp chung trong ba tạng này. Người chưa vào chánh pháp, khiến vào chánh pháp, nên nói tu-đa-la tạng. Người vào chánh pháp khiến thọ trì chỗ học, nên nói Vi-nại-da-tạng, người đã thọ trì chỗ học, khiến thông đạt tánh tướng chân thật của các pháp nên nói A-tỳ-đạt-ma tạng. Đã theo căn tánh, nên có ba tạng Đại, Tiểu thừa, mỗi thừa đều nói ba học: Giới, định, tuệ. Nương kinh tin hiểu, tu hành tương ưng, chứng thành quả kia. Tiểu tức là bốn quả, ba giác. Đại tức là Địa tiền Thập địa, đều là Phật nói, hoặc chỉ cho Phật tâm. Lại có ba tạng tối thượng thừa, cũng gọi là Phật thừa. Khai mở tròn đầy quán đảnh vượt lên Đẳng giác, Diệu giác.
Tương ưng ba mật bốn ấn, mau chứng quả Phật ba thân. Chỉ quy chép:
Một thừa, ba tạng.
Cội nguồn cội Phật pháp.
Đại giác chỉ bày.
Quán đảnh truyền nhau.
Vào được giác ngộ.
Ba nghiệp sạch bền.
Thọ các giới Phật.
Tu thiền Như Lai.
Chân ngôn tuệ giải.
Tri kiến vô biên.
Rõ ràng sáng tỏ.
Châu tròn trằng đầy.
Rộng khắp vô tận.
Lợi lạc tùy duyên.
Giáo này có mười muôn ngã tha quán đảnh truyền thọ, cho đến ba mật của tất cả Như Lai, nội chứng đồng thể gia trì, mỗi mỗi tu hành, từ thầy truyền trao, phát nhất tâm là tâm Chư Phật, tu nhất hạnh là hạnh Chư Phật, ngộ nhất pháp, tổng trì các pháp xong, các pháp cùng nương một lần giảng nói, một chữ sinh vô lượng chữ, nhập vào một chữ. Thể của chữ vốn không, thật tánh vô cùng, giữ gìn cõi hữu tình, nơi ở chân thật của Phật pháp, hội thánh vô biên, lớp lớp lẫn nhau, hoặc thu hoặc dạy, châu tròn trong suốt, tâm cảnh chiếu sáng, quả Bồ-đề đầy đủ, thành việc vô trụ, chân thường không dứt.